Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Văn hóa doanh nghiệp tại TH true milk trong bối cảnh hội nhập quốc tế ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.81 KB, 86 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ KHÁNH LINH

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TH TRUE MILK TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8.31.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Duy Lợi

Hà Nội , 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP .....................................................................................................8
1.1. Cơ sở lý luận chung về văn hóa doanh nghiệp ....................................................8
1.2. Một số đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp ......................................................18
1.3. Ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ............................................19
1.4. Bối cảnh hội nhập và tác động của nó đến văn hóa doanh nghiệp ....................22
1.5. Xây dựng, duy trì và phát huy văn hóa doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập 27
1.6. Kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty FPT .........................31
CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TH TRUE


MILK TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP .................................................................36
2.1 . Lịch sử và sứ mệnh phát triển của công ty TH True Milk ................................36
2.2. Thực trạng văn hóa tổ chức tại công ty TH True Milk .....................................43
2.3. Thực trạng văn hóa kinh doanh của công ty TH True Milk ..............................52
2.4. Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp TH True Milk ......................................59
2.5. Đánh giá chung về văn hóa doanh nghiệp TH True Milk trong bối cảnh hội
nhập . .........................................................................................................................61
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TH TRUE MILK TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP ................................................64
3.1. Định hƣớng xây dựng văn hóa doanh nghiệp TH True Milk ............................64
3.2. Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội
nhập từ trƣờng hợp tại TH True Milk .......................................................................71
3.3. Một số đề xuất đối với nhà nƣớc ........................................................................72
KẾT LUẬN ...............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH SÁCH BẢNG, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TH True Milk
Bảng 2.1: Thang bậc lƣơng
Bảng 2.2: Mức thƣởng cho nhân viên xuất sắc
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Logo TH True Milk

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VHDN

Văn hóa doanh nghiệp

DN


Doanh nghiệp


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Văn hóa doanh nghiệp tại TH True Milk trong bối
cảnh hội nhập quốc tế” là do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Duy
Lợi thuộc Viện Kinh tế và chính trị thế giới - Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt
Nam. Mọi trích dẫn và tài liệu tham khảo mà tôi sử dụng đều có ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.

Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2018

Lê Khánh Linh


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới thì quá trình toàn cầu hóa đã trở
thành một xu thế khách quan, ảnh hƣởng đến mọi mặt của đời sống xã hội nhƣ văn
hóa, kinh tế, chính trị… Toàn cầu hóa, vừa là điều kiện,vừa là kết quả cần thiết cho
mọi quá trình phát triển xã hội.Ngày nay, nhân loại đang có những bƣớc tiến dài
trên con đƣờng phát triển, tuy nhiên, có nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đang nảy
sinh, tác động không nhỏ đến đời sống quốc tế, trong đó có Việt Nam. Con đƣờng
hội nhập chủ động tích cực vào quá trình toàn cầu hóa mà Đảng ta lựa chọn là con
đƣờng đúng đắn và sự lựa chọn đúng đắn này đƣợc chứng minh rất rõ bằng những
gì Việt Nam đã đạt đƣợc trong nhiều năm qua .
Nhƣ chúng ta đã biết, hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh sự giao thoa các
nguồn lực còn có sự giao lƣu giữa các dòng văn hóa đa dạng, ảnh hƣởng tới phong
cách, thái độ làm việc của doanh nghiệp. Cạnh tranh bằng công nghệ kỹ thuật trong

thời đại thế giới phẳng không còn chiếm địa vị lâu dài do tính chất khuếch tán
nhanh của công nghệ kỹ thuật. Thay vào đó là vai trò then chốt của văn hóa doanh
nghiệp trong cạnh tranh chính bởi vì văn hóa doanh nghiệp tạo ra những nét hấp dẫn
riêng cho từng doanh nghiệp. Nói đến văn hoá doanh nghiệp (VHDN), chúng ta
thƣờng tập trung vào hai xu hƣớng: hoặc quá chú trọng đến các sinh hoạt có tính
chất bề nổi trong công ty hoặc là thiên về phƣơng diện ý thức đạo đức mà xã hội
yêu cầu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ở phƣơng diện dễ thấy, đó
là cách thức tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, tinh thần tuân thủ luật
pháp, là quy chế làm việc, sinh hoạt… của một công ty; còn tầng sâu của nó là triết
lý kinh doanh, là đạo đức nghề nghiệp, chữ tín, cách hành xử nhân văn trong các
quan hệ, giao dịch với bên ngoài… VHDN sẽ là tài sản vô hình, một vũ khí cạnh
tranh sắc bén của doanh nghiệp (DN). Một nền văn hóa tích cực sẽ giúp thu hút và
gìn giữ nhân tài, gắn kết các thành viên trong DN, khơi dậy niềm tin, niềm tự hào về
DN, tạo sự ổn định và giảm bớt rủi ro trong kinh doanh,… Tóm lại, VHDN là chìa
khóa cho sự phát triển bền vững của DN. Chính vì vậy, việc xây dựng VHDN là đòi
hỏi cấp bách hiện nay và là điều đầu tiên mà DN cần lƣu tâm tới. Xây dựng và phát

1


triển VHDN đang trở thành một xu hƣớng trên thế giới và đƣợc nâng lên tầm chiến
lƣợc trong nhiều DN và tập đoàn kinh tế hiện nay.
Thực tế cho thấy, hầu hết các DN ở nƣớc ta còn chƣa có sự nhận thức đúng
đắn về VHDN, chƣa thấy đƣợc tầm quan trọng và sức mạnh của VHDN. Việt Nam
đang trên đƣờng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong dòng chảy sôi động của
nền kinh tế thị trƣờng, trong bối cảnh toàn cầu hóa đa dạng, mạnh mẽ và khốc liệt
nhƣ hiện nay, để tồn tại buộc các DN phải chọn cho mình con đƣờng phát triển phù
hợp. Xác định VHDN là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của
DN, vấn đề đặt ra cho các DN là phải xây dựng cho mình một nền VHDN lành
mạnh, tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh cho DN trên bƣớc đƣờng phát triển của mình.

Xuất phát từ những lý do về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn, tôi lựa chọn đề tài: “
Văn hóa doanh nghiệp tại TH True Milk trong bối cảnh hội nhập quốc tế .”
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu của nước ngoài
Mô hình ba lớp văn hóa doanh nghiệp của Edgar H. Schein
Tiến sĩ Tâm lý học ngƣời Mỹ, Edgar H. Schein, đã đƣa ra cách phân chia văn
hóa kinh doanh thành các lớp khác nhau, sắp xếp theo thứ tự phức tạp và sâu sắc khi
cảm nhận các giá trị văn hóa của doanh nghiệp. Có thể nói đây là cách tiếp cận hết
sức độc đáo, đi từ hiện tƣợng đến bản chất của văn hóa thông qua các bộ phận cấu
thành của nó.
Mô hình văn hóa đa chiều của Geert Hofstede
Có những quy tắc có thể áp dụng cho nơi này nhƣng lại không đúng ở nơi
khác, vậy câu hỏi đặt ra là “Làm sao để hiểu đƣợc sự khác biệt về văn hóa đó?”.
Chúng ta buộc phải học hỏi từ sai lầm của chính mình hay có thể tham khảo từ
những ngƣời đi trƣớc? Tiến sỹ tâm lý học Geert Hofstede đã tự mình hỏi và giải đáp
câu hỏi này trong những năm 1970 qua hơn 1 thập kỷ nghiên cứu và hàng ngàn bài
phỏng vấn. Để từ đó, hình thành nên tiêu chuẩn đƣợc công nhận trên toàn thế giới
về mô hình các chiều văn hóa. Sau quá trình phỏng vấn những ngƣời làm việc cho
cùng một tổ chức tại hơn 40 quốc gia trên thế giới, Hofstede đã thu thập đủ dữ liệu
và bắt đầu phân tích dữ liệu của mình. Mới đầu, ông xác định đƣợc bốn chiều khác
biệt về văn hóa để phân biệt nền văn hóa này với một nền văn hóa khác. Sau đó,

2


ông thêm vào chiều thứ năm để tạo nên mô hình nhƣ hiện nay. Từng quốc gia sẽ
đƣợc tính điểm với thang tỷ lệ từ 0 đến 100 cho mỗi chiều. Chiều nào có điểm càng
cao nghĩa là chiều đó đƣợc thể hiện nhiều ra bên ngoài xã hội. Năm chiều văn hóa
mà Hofstede đƣa ra bao gồm:
- Khoảng cách quyền lực (PDI) - Chiều này nói lên mức độ bất bình đẳng đã

tồn tại - và đƣợc chấp nhận - giữa những ngƣời có và không có quyền lực trong xã
hội. PDI cao đồng nghĩa với việc xã hội chấp nhận sự phân phối không công bằng
về quyền lực và mọi ngƣời đều hiểu “chỗ đứng” của mình trong xã hội. Còn PDI
thấp có nghĩa là quyền lực đƣợc chia sẻ và đƣợc phân tán đồng đều trong xã hội và
mọi thành viên trong xã hội xem mình bình đẳng với ngƣời khác.
- Chủ nghĩa cá nhân (IDV) - Nói lên sức mạnh của một cá nhân với những
ngƣời khác trong cộng đồng. IDV cao chứng tỏ cá nhân đó có kết nối lỏng lẻo với
mọi ngƣời. Tại các quốc gia có IDV cao, mọi ngƣời thƣờng ít kết nối và ít chia sẻ
trách nhiệm với nhau ngoại trừ gia đình và một vài ngƣời bạn thân. Còn trong xã
hội có IDV thấp, các cá nhân gắn kết mạnh với nhau và mức độ trung thành cũng
nhƣ tôn trọng dành cho thành viên của nhóm khá cao. Quy mô nhóm cũng lớn hơn
và thành viên chịu trách nhiệm nhiều hơn cho mỗi thành viên khác trong nhóm.
- Nam tính (MAS) - Chiều này đề cập đến việc xã hội gắn kết và đề cao vai
trò truyền thống của nam và nữ ra sao. Xã hội có MAS cao là những nơi nam giới
đƣợc trông đợi phải là trụ cột, quyết đoán và mạnh mẽ còn phụ nữ sẽ không đƣợc
giao trọng cách và công việc vốn thuộc về nam giới. Ngƣợc lại, xã hội có MAS
thấp không đảo ngƣợc vai trò giới tính mà chỉ đơn giản là làm mờ vai trò của nó. Ở
đó, nữ giới và nam giới làm việc cùng nhau trên nhiều ngành nghề. Đàn ông đƣợc
phép yếu đuối và phụ nữ có thể làm việc chăm chỉ để tiến thân trên sự nghiệp.
- Chỉ số né tránh sự không chắc chắn (UAI) - Chiều này liên quan tới mức độ
lo lắng của các thành viên trong xã hội về những tình huống không chắc chắn hoặc
không biết. Quốc gia có điểm UAI cao luôn cố gắng tránh xa các tình huống không
rõ ràng hết mức có thể. Xã hội đó đƣợc điều chỉnh bởi các quy tắc, trật tự và luôn
tìm kiếm một “sự thật” chung. UAI thấp điểm cho thấy xã hội đó thích hƣởng ứng
sự kiện mới và các giá trị khác biệt. Có rất ít quy tắc chung và ngƣời dân đƣợc
khuyến khích tự do khám phá sự thật.

3



- Định hƣớng dài hạn (LTO) - Chiều này đề cập đến việc xã hội đánh giá các
giá trị xã hội lâu đời – chứ không phải ngắn hạn – và truyền thống nhƣ thế nào. Đây
là chiều thứ năm mà Hofstede thêm vào sau khi tìm ra mối liên kết mạnh mẽ với
triết học Nho giáo của các quốc gia châu Á. Từ đó dẫn tới cách cƣ xử hoàn toàn
khác biệt so với các nền văn hóa phƣơng Tây. Tại các quốc gia có điểm LTO cao,
ngƣời ta quan trọng việc thực hiện các nghĩa vụ xã hội và tránh bị “mất mặt” trƣớc
đám đông.
2.1 . Tình hình nghiên cứu trong nƣớc.
Trần Thị Hương Nhung (2017) với luận án “ Văn hóa kinh doanh của doanh
nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”
Mục tiêu và nội dung nghiên cứu: Đƣợc tổng hợp, xây dựng và phát triển từ
các công trình nghiên cứu của những nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, ngành
nghề trong và ngoài nƣớc, luận án “Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thƣơng
mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” hƣớng tới mục tiêu: nghiên cứu cơ
sở lý thuyết và phân tích thực trạng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thƣơng
mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm xây dựng văn hoá kinh doanh của
doanh nghiệp thƣơng mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ những mục
tiêu trên, nhiệm vụ cụ thể của nghiên cứu sẽ là: Nghiên cứu cơ sở lý luận và xác lập
khung lý thuyết liên quan đến văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thƣơng mại;
Điều tra, nghiên cứu văn hóa kinh doanh của một số doanh nghiệp thƣơng mại;
phân tích và đánh giá thực trạng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thƣơng mại
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế thông qua bộ tiêu thức và tiêu chí nhận
diện, đánh giá văn hoá kinh doanh đã xây dựng đƣợc và đề xuất các giải pháp, kiến
nghị nhằm xây dựng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp thƣơng mại trong bối
cảnh hội nhập quốc tế.
Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Phương Mai với luận văn “ Nghiên cứu mối
quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh trong giai đoạn
chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam.”
Mục tiêu và nội dung nghiên cứu: Phân tích sự tác động qua lại giữa môi
trƣờng văn hóa của doanh nghiệp đối với việc lựa chọn và thực thi chiến lƣợc của

các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều thay đổi lớn. Đƣa

4


ra các khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam để xây dựng văn hóa doanh nghiệp
theo định hƣớng chiến lƣợc và tƣơng thích với môi trƣờng đang thay đổi.
Kết quả nghiên cứu đề tài: Chỉ ra đƣợc sự tác động của các đặc điểm kinh tế,
xã hội trong giai đoạn chuyển đổi tới vấn đề nhận thức và cách xây dựng văn hóa
doanh nghiệp cũng nhƣ chiến lƣợc của doanh nghiệp. Chỉ ra đƣợc thực trạng nhận
thức về văn hóa doanh nghiệp tƣơng thích với chiến lƣợc của doanh nghiệp Việt
Nam. Chỉ ra một số khuyến nghị với chiến lƣợc của các doanh nghiệp Việt Nam.
Chỉ ra một số khuyến nghị về xây dựng văn hóa doanh nghiệp tƣơng thích với chiến
lƣợc của doanh nghiệp.
Bùi Thị Như Hoài (2014) với luận văn “Phát triển nguồn nhân lực tại Công
ty TH True Milk.”
Hệ thống cơ sở lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực,vận dụng những
lý luận trên vào phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Công ty
TH True Milk nhằm tìm ra những mặt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân sâu xa
của những khiếm khuyết, hạn chế đó. Đƣa ra các đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Phân tích mục tiêu
sản xuất kinh doanh của Công ty và gắn kế hoạch phát triển nguồn nhân lực với
định hƣớng, mục tiêu phát triển của Công ty nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và thực
hiện tốt mục tiêu của doanh nghiệp.
2.2 Khoảng trống của các nghiên cứu liên quan đến đề tài và những đóng góp
của luận văn.
Các nghiên cứu trên đều là thành quả từ những quá trình dày công nghiên
cứu, cùng những trải nghiệm thực tiễn của các tác giả trong một khoảng thời gian
dài. Các tác giả cũng đề cập nhiều đến các yếu tố cấu thành nên văn hóa và văn hóa
kinh doanh, đồng thời phân tích mối quan hệ qua lại giữa chúng và những ảnh

hƣởng của chúng đến các tổ chức/doanh nghiệp. Ảnh hƣởng của quá trình toàn cầu
hóa, hội nhập quốc tế tới văn hóa và ngƣợc lại cũng là vấn đề đƣợc các tác giả quan
tâm phân tích. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên là viết về một lĩnh vực còn khá mới
mẻ, đang phát triển về mặt lý thuyết, nên nội dung còn thiên về việc trình bày
những vấn đề lý luận.

5


Tồn tại nêu trên đã tạo nên khoảng trống trong các nghiên cứu trƣớc đây liên
quan tới đề tài văn hóa kinh doanh mà luận văn này hƣớng đến giải quyết. Luận văn
sẽ đi theo hƣớng làm rõ văn hoá kinh doanh của riêng công ty TH True Milk và vận
dụng các phƣơng pháp nghiên cứu để phân tích thực trạng văn hoá kinh doanh của
doanh nghiệp và đƣa ra các giải pháp khiến văn hóa doanh nghiệp của công ty TH
True Milk trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất những giải pháp cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công
ty TH True Milk trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về VHDN của TH True Milk, làm
rõ yếu tố cấu thành và các nhân tố ảnh hƣởng đến văn hóa doanh nghiệp.
Phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TH True
Milk, từ đó đƣa ra các giải pháp cho việc xây dựng VHDN trong quá trình hội nhập
quốc tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề về văn hóa doanh nghiệp nhƣ khái niệm, các yếu tố ảnh
hƣởng đến văn hóa doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập; thực trạng văn hóa doanh
nghiệp tại công ty TH True Milk

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trƣờng hợp doanh nghiệp TH True Milk , số liệu nghiên cứu từ
2013-2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng cách tiếp cận theo duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
nghiên cứu mô tả, tiếp cận một cách có hệ thống để phân tích làm rõ thực trạng,
đồng thời nghiên cứu ứng dụng để giải quyết vấn đề.
Luận văn chủ yếu phân tích định tính, dựa trên những thông tin, nguồn số
liệu thứ cấp sẵn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Do những hạn chế về thời
gian, nguồn lực và thiếu sự hỗ trợ cần thiết của doanh nghiệp, luận văn không thể

6


thực hiện những nghiên cứu sơ cấp ở qui mô lớn về thực trạng văn hóa doanh
nghiệp của công ty TH True Milk nhƣ những điều tra nhận thức của lãnh đạo, nhân
viên về văn hóa doanh nghiệp của công ty.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Trên cơ sở hệ thống lý luận và kết quả phân tích thực trạng, vận dụng lý luận
vào thực tế, đề tài nghiên cứu sẽ đƣa ra các giải pháp cụ thể thiết thực nhằm hoàn
thiện xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TH True Milk. Trên cơ sở đó giúp
ban lãnh đạo công ty TH True Milk nhìn nhận lại công tác xây dựng văn hóa doanh
nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế, qua đó có thể cân nhắc khả thi của các giải
pháp đƣợc đề xuất trong luận văn này để áp dụng nhằm hoàn thiện hơn văn hóa
doanh nghiệp tại công ty.
7. Cơ cấu luận văn
Phần mở đầu
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập.
Chƣơng 2: Thực trạng VHDN tại công ty TH True Milk trong bối cảnh hội
nhập.

Chƣơng 3: Một số giải pháp xây dựng VHDN TH True Milk trong bối cảnh
hội nhập.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

7


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP
1.1. Cơ sở lý luận chung về văn hóa doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm chung về văn hóa
Văn hóa gắn liền với sự ra đời của nhân loại, văn hóa có từ thuở bình minh
của loài ngƣời nhƣng tới thế kỉ XVII, nhất là nửa cuối thế kỉ XIX trở đi, các nhà
khoa học trên thế giới mới tập trung vào tìm hiểu và nghiên cứu sâu về lĩnh vực
này. Bản thân văn hóa là một khái niệm rất rộng, rất phức tạp, do vậy các nhà
nghiên cứu có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau khi lý giải về nội hàm khái niệm
này.
Theo cách hiểu thông thƣờng, văn hóa là thuật ngữ để chỉ trình độ học vấn
(trình độ phổ thông, trình độ đại học…) hoặc chỉ các sinh hoạt cộng đồng, các vấn
đề của đời sống tinh thần nhƣ: các di tích lịch sử, công trình văn hóa, lối sống
truyền thống, phong tục tập quán ...
Hầu hết các tác giả trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đều cho rằng, khái
niệm “văn hóa” cần đƣợc hiểu theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng,
văn hóa là tất cả những gì do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình tồn tại và phát
triển của mình. Theo nghĩa hẹp, văn hóa chỉ là những hoạt động liên quan đến đời
sống tinh thần, những quan hệ xã hội và những sáng tạo giá trị nghệ thuật. Theo đó,
cấu trúc của khái niệm văn hóa gồm “giá trị văn hóa” - và đây là cốt lõi của văn hóa
“bản sắc”, “di sản”, “biểu tƣợng” và “chuẩn mực văn hóa”.Nhiều tác giả khác lại
chia giá trị văn hóa theo giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị vật thể, phi vật thể.

Trần Ngọc Thêm đƣa ra một cấu trúc văn hóa phức tạp hơn với bốn loại “giá
trị”: con ngƣời, hoạt động, sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần; và ba “phƣơng
diện”: tĩnh/động; văn hóa vật chất/văn hóa tinh thần; văn hóa vật thể/văn hóa phi vật
thể; bốn “đặc trƣng” cơ bản là tính nhân sinh, tính giá trị, tính hệ thống và tính lịch
sử. [5]
Một cách tiếp cận về cấu trúc của văn hóa mới đƣợc Texas University công
bố tháng 5-2015, có thể đã phản ánh đƣợc những thành tựu nghiên cứu ở phƣơng
Tây hiện đại, không mâu thuẫn với các tiếp cận của các nhà khoa học Việt Nam, lại
có ƣu điểm khá dễ hiểu, dễ nghiên cứu. Đó là chia cấu trúc khái niệm văn hóa thành

8


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×