Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Mai Thị Thu Dung

NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Mai Thị Thu Dung

NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 8.38.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THANH DƢƠNG



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu thống kê, kết quả đề cập trong luận văn là trung thực, chính xác và có nguồn
gốc trích dẫn rõ ràng.
Tác giả luận văn

Mai Thị Thu Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM
TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU .....................................................................................7
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm
sở hữu ..........................................................................................................................7
1.2. Các đặc điểm của nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu .......................12
1.3. Các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở
hữu .............................................................................................................................19
Chương 2: THỰC TRẠNG NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM PHẠM
SỞ HỮU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH........................................................................................................................29
2.1. Khái quát tình hình tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận, Thành
phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................29
2.2. Cơ cấu của tình hình tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận ........31
2.3. Thực trạng các đặc điểm nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa
bàn quận Phú Nhuận .................................................................................................33

2.4. Thực trạng những yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân ngƣời phạm tội
xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận ......................................................43
Chương 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM
SỞ HỮU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN TỪ KHÍA CẠNH NHÂN
THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI ...................................................................................57
3.1. Dự báo tình hình tội xâm phạm sở hữu và đặc điểm nhân thân ngƣời phạm tội
xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận ......................................................57
3.2. Các giải pháp phòng ngừa tình hình tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú
Nhuận từ khía cạnh nhân thân ngƣời phạm tội .........................................................60
KẾT LUẬN ..............................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS

: Bộ luật hình sự

CQTHTT

: Cơ quan tiến hành tố tụng

HSST

: Hình sự sơ thẩm

TAND

: Tòa án nhân dân


VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

XPSH

: Xâm phạm sở hữu


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thống kê so sánh tình hình các tội XPSH với tình hình tội phạm
nói chung trên địa bàn quận Phú Nhuận giai đoạn 2013-2017
Bảng 2.2. Thống kê so sánh tình hình các tội XPSH trên địa bàn quận Phú
Nhuận với địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2017
Bảng 2.3. Cơ cấu theo tội danh của tình hình tội XPSH trên địa bàn quận
Phú Nhuận, giai đoạn 2013-2017
Bảng 2.4. Thực trạng theo giới tính của nhân thân người phạm tội XPSH
trên địa bàn quận Phú Nhuận giai đoạn 2013-2017
Bảng 2.5. Thực trạng theo độ tuổi của nhân thân người phạm tội XPSH trên
địa bàn quận Phú Nhuận giai đoạn 2013-2017
Bảng 2.6. Thực trạng về trình độ học vấn của nhân thân người phạm tội
XPSH trên địa bàn quận Phú Nhuận 2013-2017
Bảng 2.7. Thực trạng về nghề nghiệp của nhân thân người phạm tội XPSH
trên địa bàn quận Phú Nhuận 2013-2017
Bảng 2.8. Thực trạng về nơi cư trú của nhân thân người phạm tội XPSH trên
địa bàn quận Phú Nhuận 2013-2017



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quận Phú Nhuận đƣợc thành lập theo Nghị quyết ngày 09/5/1975 của Ban
chấp hành Đảng bộ Đảng lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn - Gia Định. Xã Phú
Nhuận cũ đƣợc tách ra khỏi quận Tân Bình để thành lập quận Phú Nhuận trực thuộc
thành phố Sài Gòn - Gia Định. Ngày 02/7/1976, Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên Thành phố Sài GònGia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận Phú Nhuận trở thành quận trực
thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Quận Phú Nhuận là một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Phía
Đông giáp với quận Bình Thạnh, phía Tây giáp với quận Tân Bình, phía Nam giáp
với Quận 1 và Quận 3, phía Bắc giáp với quận Gò Vấp.
Toàn quận có 15 phƣờng trực thuộc: từ phƣờng 1 đến phƣờng 17 (ngoại trừ
không có phƣờng 6 và 16). Diện tích toàn quận khoảng 4,88 km2, với dân số khoảng
182.477 nhân khẩu, bao gồm nhiều dân tộc khác nhau nhƣng chủ yếu là dân tộc
Kinh, Hoa, Khơ me… Tôn giáo có Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao đài….
Quận Phú Nhuận nằm ở hƣớng Tây Bắc của thành phố, là nơi có vị trí giao
thông đƣờng bộ, đƣờng sắt quan trọng. Đƣờng Nguyễn Văn Trỗi và đƣờng Hoàng
Văn Thụ là những trục đƣờng chính, là cửa ngõ ra vào sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất. Vì là quận trung tâm, nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù diện
tích nhỏ nhƣng mật độ dân số rất cao (37.393 ngƣời/km2), cƣ dân tập trung làm ăn
sinh sống ở đây nhiều. Cơ cấu kinh tế của quận Phú Nhuận phát triển theo xu hƣớng
dịch vụ thƣơng mại, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Các loại hình dịch vụ cao
cấp nhƣ tài chính, tín dụng, dịch vụ du lịch… phát triển mạnh. Hầu hết, đời sống vật
chất và tinh thần của ngƣời dân trên địa bàn quận ngày càng đƣợc nâng cao. Bên
cạnh những yếu tố tích cực, những thành tựu đạt đƣợc thì mặt trái của nền kinh tế
thị trƣờng cũng gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nƣớc về an ninh trật tự,
tình hình tội phạm trên địa bàn dân cƣ diễn biến hết sức phức tạp nhƣ: trộm cắp tài
sản, cƣớp giật tài sản… vẫn còn xảy ra nhiều, tính chất và mức độ ngày càng nguy

1


hiểm, phƣơng thức thủ đoạn tinh vi. Hậu quả mà tội phạm gây ra đã ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, đến cuộc sống bình yên của quần
chúng nhân dân, đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn quận.
Trong 05 năm qua (2013-2017) trên địa bàn quận Phú Nhuận, các cơ quan
tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án) đã khởi tố, điều tra,
truy tố và xét xử 585 vụ án với 854 bị cáo. Trong đó, các tội phạm về xâm phạm sở
hữu có 353 vụ chiếm tỷ lệ lớn (60,34% trong tổng số tội phạm trên địa bàn quận)
với 455 bị cáo (chiếm 53,28%). Hằng năm, các tội xâm phạm sở hữu vẫn chiếm tỷ
lệ cao trong tổng số các vụ án, các bị cáo mà Tòa án đƣa ra xét xử.
Để cụ thể hóa các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, những quy định của pháp
luật, các chiến lƣợc, kế hoạch của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm,
trong thời gian qua các cấp chính quyền ở quận Phú Nhuận đã tích cực, chủ động
triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung
và tình hình tội xâm phạm sở hữu nói riêng. Tuy nhiên, các giải pháp này vẫn chƣa
đạt hiệu quả cao nhƣ mong muốn. Tình hình tội xâm phạm sở hữu vẫn có diễn biến
phức tạp, các đối tƣợng thực hiện hành vi phạm tội ngày càng thể hiện sự manh
động, táo bạo, liều lĩnh.
Để công tác phòng ngừa tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu trên địa bàn
quận Phú Nhuận đạt hiệu quả cao nhất, thì một trong những vấn đề cấp thiết và có ý
nghĩa quan trọng đó là nghiên cứu chuyên sâu về nhân thân ngƣời phạm tội xâm
phạm sở hữu. Bởi lẽ, việc nghiên cứu này có vai trò quan trọng trong cơ chế hành vi
phạm tội, lý giải đƣợc các nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, các yếu tố tác động
hình thành nhân thân ngƣời phạm tội, trên cơ sở đó giúp cho việc đề ra các giải
pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận đạt hiệu
quả, khoa học và có tính thực thi cao. Xuất phát từ lý do trên, tác giả quyết định
chọn đề tài Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú
Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu đƣợc thực
hiện liên quan đến nhân thân ngƣời phạm tội đã công bố, tiêu biểu nhƣ:
2


- Luận án Tiến sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội trong trong luật hình
sự Việt Nam của Nguyễn Thị Thanh Thủy, năm 2005;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang của Hồ Thanh Lam (2016), Học viện khoa học xã hội;
- Luận văn thạc sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu từ
thực tiễn quận Bình Tân của Lê Thành Công (2016), Học viện khoa học xã hội.
- Luận văn Thạc sĩ luật học: "Nhân thân người phạm tội theo pháp luật hình
sự Việt Nam từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” của Lƣu Thị Hằng
(2017), Học viện Khoa học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên
địa bàn tỉnh Bình Phước của Nguyễn Thanh Tuấn (2017), Học viện khoa học xã
hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của Lê Ngô Phƣơng Thanh (2017), Học viện khoa
học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản trên
địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh của Phan Thị Phƣơng Thảo (2017),
Học viện khoa học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh của Lê Đình Toàn (2017), Học viện khoa học xã hội;
Ngoài ra còn có các bài viết đƣợc đăng trên các tạp chí nhƣ: Tạp chí Nghề
luật, Tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, Tạp chí Tòa án… có nội
dung liên quan đến nhân thân ngƣời phạm tội trong tội phạm học.
Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ

bản về nhân thân ngƣời phạm tội, bao gồm khái niệm nhân thân ngƣời phạm tội,
phân biệt khái niệm nhân thân ngƣời phạm tội với một số khái niệm khác có liên
quan, các đặc điểm của nhân thân ngƣời phạm tội, vai trò của nhân thân ngƣời phạm
tội trong cơ chế hành vi phạm. Trong đó, có những luận văn đã làm rõ các đặc điểm
nhân thân ngƣời phạm tội trên một số địa bàn nhƣ địa bàn quận Bình Tân, Quận 7,
3


Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu… Tuy nhiên,
chƣa có đề tài nào nghiên cứu về nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu trên
địa bàn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, đề tài Nhân thân ngƣời
phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh”
mà tác giả đã chọn làm luận văn không trùng với bất kỳ công trình khoa học nào đã
đƣợc công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm nhân thân của ngƣời phạm tội xâm
phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận, làm sáng tỏ các yếu tố tác động đến sự
hình thành các đặc điểm nhân thân ở ngƣời phạm tội, luận văn hƣớng đến mục đích
đƣa ra các giải pháp phòng ngừa đối với các tội xâm phạm sở hữu trong thời gian
tới ở địa bàn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục đích nêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ cơ
bản sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về nhân thân ngƣời phạm
tội xâm phạm sở hữu;
Thứ hai: Phân tích làm rõ thực trạng nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở
hữu và các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm
sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 2017;
Thứ ba: Dự báo và đề xuất các giải pháp phòng ngừa các tội xâm phạm sở

hữu từ khía cạnh nhân thân ngƣời phạm tội trên địa bàn quận Phú Nhuận, Thành
phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn nhân
thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ
Chí Minh.
4


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu nhân thân ngƣời phạm tội xâm
phạm sở hữu dƣới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu nhân thân ngƣời phạm tội xâm
phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2017.
Để nghiên cứu về nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn
quận Phú Nhuận, tác giả dựa trên các số liệu thống kê xét xử hình sự sơ thẩm của
Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận giai đoạn 2013 - 2017, cũng nhƣ trên cơ sở kết
quả nghiên cứu 120 bản án xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận
giai đoạn 2013 - 2017 đƣợc thu thập đầy đủ.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói
chung và tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để hoàn thành việc nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu đặc thù của tội phạm học, cụ thể nhƣ:

- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả sƣu tầm, hệ thống các văn bản
pháp lý, các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến nhân thân ngƣời phạm tội
xâm phạm sở hữu. Trên cơ sở đó phân tích làm rõ các vấn đề lý luận về nhân thân
ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu.
- Phƣơng pháp thống kê hình sự: Qua việc thu thập các tài liệu, số liệu liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, tác giả xây dựng các bảng theo các tiêu chí và điền,
sắp xếp các số liệu một cách khoa học phục vụ việc phân tích, so sánh, tổng hợp rút
ra từ các nhận xét, đánh giá, các vấn đề có tính quy luật nhân thân ngƣời phạm tội
xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận.
- Phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Thông qua nghiên cứu các hồ
sơ, tài liệu, số liệu, tác giả phân tích, so sánh, tổng hợp tìm các quy luật, các hạn
5


chế, khó khăn... đƣa ra các dự báo để làm cơ sở đề xuất các giải pháp phòng ngừa
tình hình tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nuận từ khía cạnh nhân thân
ngƣời phạm tội.
- Phƣơng pháp nghiên cứu điển hình: Tác giả phân tích một số vụ án xâm
phạm sở hữu điển hình, từ đó đƣa ra những đánh giá chính xác và giải pháp phòng
ngừa thiết thực đối với tình hình tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận
từ khía cạnh nhân thân ngƣời phạm tội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1.Ý nghĩa lý luận
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhân thân ngƣời phạm tội
xâm phạm sở hữu, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện
lý luận về nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những biện pháp phòng ngừa đƣa ra trong đề tài rút ra đƣợc từ đặc điểm
nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu có thể đƣợc sử dụng trong thực tiễn
công tác phòng, chống tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng và tội phạm nói chung

trên địa bàn quận Phú Nhuận trong thời gian tới. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của
luận văn cũng có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo trong học tập nghiên cứu tội
phạm học và các vấn đề liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung
của luận văn có kết cấu gồm 3 chƣơng. Cụ thể nhƣ sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở
hữu.
Chương 2: Thực trạng nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa
bàn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Dự báo và giải pháp phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu trên
địa bàn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh từ khía cạnh nhân thân ngƣời
phạm tội.
6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI
XÂM PHẠM SỞ HỮU
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội
xâm phạm sở hữu
1.1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu
Nhân thân là một khái niệm đặc thù, chỉ sử dụng khi nói về bản chất của con
ngƣời. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin thì nhân thân con ngƣời chính là
một phạm trù xã hội lịch sử, nó là sản phẩm của một thời đại nhất định, đƣợc quy
định bởi các điều kiện lịch sử cụ thể của hiện thực xã hội. Mỗi một thời đại khác
nhau sản sinh ra những mẫu ngƣời không giống nhau, song dù ở thời đại nào thì bản
chất của con ngƣời luôn luôn là tổng hòa những mối quan hệ xã hội [11, tr. 101].
Trong bất kỳ xã hội nào con ngƣời không bao giờ sống riêng lẻ, tách mình ra
khỏi xã hội mà luôn quan hệ với nhau trong quá trình lao động sản xuất cũng nhƣ

trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Tất cả các đặc điểm tâm, sinh lý cùng những biểu
hiện trong các quan hệ xã hội của con ngƣời, thể hiện bản chất đặc trƣng của một
con ngƣời sẽ hợp thành nhân thân của con ngƣời đó.
Nhân thân con ngƣời là tổng hợp những đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất
của con ngƣời tham gia vào tất cả các mối quan hệ xã hội. Đó là các đặc điểm, dấu
hiệu sinh học, nhân khẩu học, các đặc điểm về xã hội học, đạo đức, tâm lý.
Nói đến nhân thân là nói đến con ngƣời với tính cách là một thành viên của
xã hội, một thực thể xã hội cũng nhƣ một con ngƣời tham gia vào những quan hệ xã
hội. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, “Con người là một sản phẩm của
tự nhiên và xã hội, là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội”.
Con ngƣời do tự nhiên sinh ra nên trƣớc hết nó mang các đặc tính tự nhiên, đặc tính
sinh vật học. Đặc điểm sinh học trong con ngƣời quy định sự hình thành những hiện
tƣợng và quá trình tâm lý của họ. Bất kỳ ngƣời nào cũng có những nhu cầu mang
tính sinh học, mang bản tính xã hội. Sự thống nhất của hai đặc tính này hình thành
nên nhân thân con ngƣời, trong đó đặc tính xã hội giữ vai trò quyết định. Nói cách
7


khác, một con ngƣời cụ thể đƣợc thể hiện thông qua tất cả những đặc điểm của cá
nhân thuộc ba nhóm: sinh học, tâm lý và xã hội tạo nên bản chất con ngƣời. Do vậy,
có thể khẳng định, tổng hợp tất cả những đặc điểm cơ bản cho phép xác định bản
chất xã hội của một con ngƣời cụ thể đƣợc gọi là nhân thân của con ngƣời đó [45,
tr.95].
Ngƣời phạm tội đƣợc hiểu là ngƣời thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã
hội, có lỗi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm [38, tr.149]. Tội phạm bao giờ
cũng đƣợc thực hiện bởi một con ngƣời cụ thể. Đặc trƣng của ngƣời phạm tội là
thực hiện hành vi mang tính nguy hiểm cho xã hội. Nhân thân ngƣời phạm tội sẽ có
những khác biệt, những đặc điểm riêng mà ngƣời không phạm tội không có. Những
đặc điểm nhân thân của con ngƣời đƣợc hình thành và phát triển trong xã hội theo
cả hai hƣớng: tốt và xấu. Chính do sự tồn tại đồng thời của hai hƣớng này mà có

ngƣời trở thành ngƣời phạm tội còn ngƣời khác thì không. Những đặc điểm thuộc
về nhân thân con ngƣời - sinh học, tâm lý, xã hội - nếu gặp những điều kiện, hoàn
cảnh không thuận lợi của quá trình hình thành nhân cách sẽ trở thành những đặc
điểm nhân thân xấu, những đặc điểm nhân thân xấu này khi gặp những tình huống
bên ngoài thuận lợi sẽ dễ làm phát sinh hành vi phạm tội [23, tr.10].
Một số quan điểm của các nhà khoa học luật gia nƣớc ta đƣa ra khái niệm về
nhân thân ngƣời phạm tội, cụ thể nhƣ sau:
- Theo GS. TS Võ Khánh Vinh: “Nhân thân người phạm tội tức là người có
lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị Luật hình sự quy định là tội
phạm được hiểu là tổng thể các dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa về mặt xã hội, trong
sự kết hợp với các điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm
tội của người đó”.
- Theo GS. TS Đỗ Ngọc Quang: “Nhân thân người phạm tội là tổng hợp
những đặc điểm, những dấu hiệu, mối quan hệ xã hội về một con người chứa đựng
phẩm chất cá nhân tiêu cực trong nhân cách dẫn đến hành vi phạm tội”.
- Theo TS Lý Văn Quyền: “Nhân thân người phạm tội được hiểu là nhân
thân người có lỗi trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật
hình sự cấm đoán và trừng phạt”.
8


- Theo TS Nguyễn Mạnh Kháng: “Nhân thân người phạm tội là tổng hợp
các đặc tính, các dấu hiệu thể hiện bản chất của con người mà trong những điều
kiện, hoàn cảnh nhất định và dưới tác động của chính các điều kiện, hoàn cảnh đó
động cơ phạm tội nảy sinh”.
- Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa: “Nhân thân người phạm tội trong Luật
hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý
nghĩa trong việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ”.
- Theo PGS.TS Kiều Đình Thụ: “Nhân thân người phạm tội là tổng hợp tất
cả những khía cạnh xã hội đặc trưng của người phạm tội tạo thành cá nhân, có ý

nghĩa giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự”.
Trên cơ sở khái niệm nhân thân ngƣời phạm tội của một số nhà khoa học, có
thể đƣa ra khái niệm chung về nhân thân ngƣời phạm tội: là tổng hợp những đặc
điểm sinh học, tâm lý và xã hội của ngƣời phạm tội, các đặc điểm này kết hợp với
các điều kiện hoàn cảnh khách quan bên ngoài dẫn con ngƣời đó đến việc thực hiện
hành vi phạm tội [38, tr.150].
Trên cơ sở khái niệm nhân thân ngƣời phạm tội, có thể đƣa ra khái niệm
nhân thân ngƣời phạm tội XPSH nhƣ sau:
Nhân thân người phạm tội XPSH là tổng hợp những đặc điểm sinh học, tâm
lý và xã hội của người phạm tội XPSH, những đặc điểm này kết hợp với điều kiện
hoàn cảnh khách quan bên ngoài dẫn con người đó đến việc thực hiện hành vi
phạm tội XPSH được quy định tại chương XVI của BLHS 2015.
1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội xâm phạm
sở hữu
Ở mức độ khái quát của Tội phạm học, không phải ngẫu nhiên mà nhân thân
của ngƣời phạm tội trở thành khách thể nghiên cứu có tầm quan trọng. Nghiên cứu
về nhân thân ngƣời phạm tội có ý nghĩa to lớn cho công cuộc phòng ngừa tội phạm
trong xã hội. Trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ đề cập đến ý nghĩa của việc
nghiên cứu nhân thân ngƣời phạm tội XPSH nhƣ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu nhân thân ngƣời phạm tội XPSH tạo cơ sở cho việc
xác định nguyên nhân và điều kiện của tội phạm.
9


Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm đƣợc hiểu là mối quan hệ
tƣơng tác giữa những nhân tố chủ quan của con ngƣời (đặc điểm tâm, sinh lý, thói
quen, tính cách…) với các yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài làm phát sinh tội
phạm XPSH.
Những yếu tố thuộc mặt chủ quan là những sai lệch về nhu cầu, nhất là cách
thức để thỏa mãn nhu cầu sẽ là động cơ thúc đẩy việc thực hiện hành vi phạm tội.

Yếu tố chủ quan cũng có thể là do ý thức pháp luật kém, không tôn trọng pháp luật,
không thừa nhận giá trị xã hội đích thực của pháp luật.
Mặt khách quan bên ngoài là những tình huống, hoàn cảnh bên ngoài thuận
lợi cho việc thực hiện tội phạm, có thể là hoàn cảnh kéo dài hay một sự kiện có tính
nhất thời.
Các nguyên nhân và điều kiện trong sự tác động lẫn nhau đã tham gia vào
quá trình hình thành đặc điểm tâm lý, đạo đức của cá nhân, quyết định động cơ và
sự quyết tâm thực hiện tội phạm. Không phải con ngƣời nào sinh ra cũng thực hiện
tội phạm, hay nói cách khác là trở thành ngƣời phạm tội. Mà do những nguyên
nhân, điều kiện khác nhau tác động dẫn đến con ngƣời trở thành ngƣời phạm tội.
Chính vì vậy, nghiên cứu nhân thân ngƣời phạm tội sẽ cho thấy rõ những điều kiện,
hoàn cảnh tiêu cực từ môi trƣờng tác động thế nào đến sự hình thành nhân cách, đạo
đức, đến quá trình động cơ hóa hành vi phạm tội. Nói cách khác, nghiên cứu nhân
thân ngƣời phạm tội sẽ cho phép xác định đƣợc nguyên nhân phát sinh tội phạm.
Thứ hai, nghiên cứu nhân thân ngƣời phạm tội XPSH có ý nghĩa rất lớn
trong việc định tội, định khung và quyết định hình phạt một cách chính xác, thuyết
phục. Qua việc nghiên cứu nhân thân ngƣời phạm tội, chúng ta đánh giá đƣợc tính
chất nguy hiểm cho xã hội của ngƣời phạm tội, khả năng giáo dục, cải tạo của ngƣời
phạm tội để có thể đƣa ra hình phạt tƣơng ứng. Mặc dù nhân thân ngƣời phạm tội
XPSH không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm nhƣng trong quá
trình xác định trách nhiệm hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng phải thu thập,
nghiên cứu đầy đủ và chính xác những đặc điểm riêng biệt này để giúp cho việc
định tội, định khung và quyết định hình phạt đúng quy định pháp luật, không bỏ lọt
10


tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội. Bộ luật tố tụng hình sự quy định khi điều tra,
truy tố và xét xử vụ án hình sự, bắt buộc các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án) phải chứng minh làm rõ đƣợc những đặc điểm
nhân thân của bị can, bị cáo. Các đặc điểm về nhân thân bị can, bị cáo phải đƣợc thu

thập, phản ánh trong hồ sơ điều tra, bản cáo trạng, bản án và các giấy tờ kèm theo
hồ sơ vụ án [23, tr.16]. Khoản 1 Điều 50 của BLHS 2015 cũng quy định nhân thân
ngƣời phạm tội là một trong các yếu tố buộc phải cân nhắc khi Tòa án quyết định
hình phạt, nhằm đảm bảo cho việc điều tra, truy tố và xét xử đúng ngƣời, đúng tội
và đúng pháp luật, đảm bảo mục đích phòng ngừa của hình phạt đƣợc áp dụng.
Thứ ba, nghiên cứu nhân thân ngƣời phạm tội XPSH có ý nghĩa quan trọng
trong dự báo và phòng ngừa tội phạm nói chung và các tội XPSH nói riêng. Qua
nghiên cứu nhân thân ngƣời phạm tội XPSH, giúp nhận thức đƣợc các yếu tố nhân
thân đặc trƣng, mang tính chất quyết định, ảnh hƣởng đến việc phạm tội của các đối
tƣợng, nhận thức đƣợc căn nguyên dẫn đến việc hình thành các yếu tố nhân thân
này, kết hợp với xu hƣớng phát triển kinh tế, xã hội của địa bàn, từ đó đƣa ra dự báo
về tình hình loại tội phạm trong thời gian tới. Trên cơ sở dự báo đó, đề xuất các biện
pháp phòng ngừa đối với các tội XPSH có độ chính xác cao và kịp thời, khắc phục
hoặc hạn chế những điều kiện có thể dẫn đến việc phát sinh các tội XPSH.
Thứ tư, nghiên cứu nhân thân ngƣời phạm tội XPSH có ý nghĩa quan trọng
trong việc xây dựng các biện pháp giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội XPSH một cách
hiệu quả. Pháp luật hình sự Việt Nam luôn đề cao tính nhân đạo. Nhân đạo là một
nguyên tắc đặc trƣng đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự. Hình phạt cũng nhƣ các
biện pháp tác động khác chỉ đƣợc áp dụng đến mức độ cần cho sự cải tạo và giáo
dục chứ không nhằm mục đích nào khác [41, tr.153]. Để đảm bảo nguyên tắc này
thì việc nghiên cứu đặc điểm nhân thân ngƣời phạm tội nói chung cũng nhƣ nhân
thân ngƣời phạm tội XPSH nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn
các hình thức, phƣơng pháp giáo dục, cải tạo, quản lý ngƣời phạm tội XPSH phù
hợp và mang lại hiệu quả cao nhất nhằm giảm bớt hoặc loại trừ các đặc điểm nhân
thân xấu, là yếu tố quan trọng làm phát sinh tội phạm. Đồng thời, góp phần hình
11


thành các đặc điểm nhân thân tốt, cải tạo, giáo dục họ thành công dân có ích cho xã
hội. Việc giáo dục cải tạo tốt cũng giúp quá trình tái hòa nhập cộng đồng của ngƣời

phạm tội trở nên dễ dàng hơn, trở nên có ích cho xã hội và cho chính bản thân
ngƣời phạm tội.
1.2. Các đặc điểm của nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu
Nhân thân ngƣời phạm tội là tổng thể các yếu tố, các đặc điểm, dấu hiệu
riêng biệt thể hiện bản chất xã hội của ngƣời phạm tội. Mỗi đặc điểm, dấu hiệu lại
có hình thức biểu hiện khác nhau nhƣng có mối quan hệ qua lại, gắn bó, tác động
lẫn nhau. Nhân thân ngƣời phạm tội nói chung có những đặc điểm đặc thù trong sự
phân biệt với ngƣời không phạm tội. Riêng đối với nhân thân ngƣời phạm tội XPSH
lại có những đặc điểm riêng không chỉ để phân biệt với ngƣời không phạm tội mà
còn phân biệt với các loại tội phạm khác đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự.
1.2.1. Các đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu
Nghiên cứu các đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu của nhân thân ngƣời
phạm tội XPSH nghĩa là nghiên cứu các đặc trƣng về độ tuổi, giới tính, trình độ học
vấn, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, nơi cƣ trú… của ngƣời phạm tội.
1.2.1.1. Đặc điểm về độ tuổi
Nghiên cứu về đặc điểm độ tuổi của ngƣời phạm tội cho chúng ta biết về
mức độ tích cực phạm tội” và các đặc điểm về hành vi chống đối xã hội của những
ngƣời thuộc những lứa tuổi khác nhau, về đặc điểm của thành phần lứa tuổi của
những nhóm ngƣời tội phạm khác nhau. Điều đó cũng rất cần thiết cho việc kế
hoạch hóa và tác động phòng ngừa tình hình tội phạm [50, tr.133].
Độ tuổi là một đặc điểm có mối quan hệ hữu cơ với việc phát triển và hình
thành nhân cách trong đặc điểm nhân thân của ngƣời phạm tội. Nghiên cứu đặc
điểm lứa tuổi trong nhân thân ngƣời phạm tội XPSH sẽ giúp chúng ta xác định đƣợc
lứa tuổi nào phạm tội XPSH nhiều nhất, lứa tuổi nào phạm tội ít nhất. Từ đó, đƣa ra
biện pháp phòng ngừa cho phù hợp. Độ tuổi có ảnh hƣởng đáng kể đến việc thực
hiện hành vi phạm tội bởi vì nó liên quan đến nhận thức và lý trí của con ngƣời.
Trong nghiên cứu tội phạm học, có nhiều cách chia độ tuổi. Tuy nhiên, cách phổ
12



biến nhất mà trong luận văn sử dụng là chia ngƣời phạm tội XPSH thành 04 nhóm:
nhóm dƣới 18 tuổi (ngƣời chƣa thành niên); nhóm từ đủ 18 đến dƣới 30 tuổi; nhóm
từ đủ 30 đến dƣới 45 tuổi và nhóm từ đủ 45 tuổi trở lên. Nhóm tội XPSH là nhóm
tội mà ngƣời phạm tội rất đa dạng về độ tuổi và mỗi độ tuổi có những đặc điểm đặc
trƣng về sự phát triển thể chất, tinh thần, tâm sinh lý, hiểu biết xã hội…
Tóm lại, nghiên cứu về độ tuổi của ngƣời phạm tội XPSH sẽ giúp cho việc
xây dựng các giải pháp phòng ngừa tội phạm XPSH có hiệu quả hơn.
1.2.1.2. Đặc điểm về giới tính
Khi nghiên cứu đặc điểm giới tính của ngƣời phạm tội, tội phạm học tập
trung xác định hai vấn đề: tỷ lệ phạm tội của nam giới và nữ giới thực hiện và đặc
trƣng của giới tính có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến cơ chế hành vi phạm tội.
Nghiên cứu đặc điểm giới tính của ngƣời phạm tội XPSH giúp chúng ta xác
định đƣợc ngƣời thực hiện hành vi phạm tội là nam hay nữ, qua đó cho thấy tình
hình các tội XPSH theo từng giới. Nghiên cứu số liệu về cơ cấu giới tính của ngƣời
phạm tội cho thấy rằng nam giới chiếm số lƣợng tuyệt đối lớn trong tổng số những
ngƣời phạm tội. Đối với một số tội XPSH phần lớn do nam giới thực hiện, nhƣ: tội
cƣớp tài sản, tội cƣớp giật tài sản, trộm cắp tài sản… Nam giới có một số đặc điểm
tâm sinh lý là dễ bị tác động, ảnh hƣởng của môi trƣờng và điều kiện sống, dễ bị
tiêm nhiễm những thói hƣ tật xấu, liều lĩnh hơn so với nữ giới. Những đặc điểm đó
có liên quan với các điều kiện giáo dục, với các đặc điểm về chuẩn mực hành vi và
hoạt động sống, với tính chất của các quan hệ lao động, gia đình, lối sống và những
quan hệ khác của nam giới và nữ giới [50, tr.132]. Việc xác định đƣợc ảnh hƣởng
của giới tính sẽ có nhiều ý nghĩa trong đấu tranh phòng, chống tình hình tội phạm
XPSH trong thời gian tới.
1.2.1.3. Đặc điểm về trình độ học vấn
Trình độ học vấn là một yếu tố chi phối rất lớn đến quá trình hình thành nhân
cách của cá nhân khi cá nhân đó tham gia vào quan hệ xã hội, ảnh hƣởng đến khả
năng ứng xử của con ngƣời trong các mối quan hệ xã hội nói chung và hành vi
phạm tội nói riêng. Mức độ ảnh hƣởng của trình độ học vấn đối với từng loại tội,
13



từng nhóm tội cũng khác nhau. Có những nhóm tội đòi hỏi phải có trình độ học vấn
nhất định mới thực hiện đƣợc hành vi phạm tội, chẳng hạn nhƣ nhóm tội phạm
trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, nhóm tội phạm tham nhũng…
Đối với nhóm tội XPSH, ngƣời phạm tội không cần phải có trình độ học vấn cao
mới có thể thực hiện đƣợc hành vi phạm tội. Nghiên cứu về nhân thân ngƣời phạm
tội XPSH cho thấy: Đa số những ngƣời phạm tội XPSH thƣờng có trình độ văn hóa
thấp, ứng với mỗi tội XPSH khác nhau thì ngƣời phạm tội cũng có trình độ học vấn
khác nhau. Từ đó, dẫn đến nhận thức chƣa đúng hoặc chƣa đủ về các quy tắc đạo
đức, các quy tắc xã hội và ảnh hƣởng tới tâm lý, lối sống của họ.
Căn cứ vào trình độ học vấn, ngƣời phạm tội XPSH có thể đƣợc chia thành
05 nhóm: ngƣời không biết chữ hoặc có trình độ tiểu học; ngƣời có trình độ trung
học cơ sở; ngƣời có trình độ trung học phổ thông; ngƣời có trình độ trung cấp, cao
đẳng và ngƣời có trình độ đại học trở lên.
1.2.1.4. Đặc điểm về địa vị xã hội và nghề nghiệp
Nghiên cứu các đặc điểm về địa vị xã hội và nghề nghiệp của ngƣời thực
hiện hành vi phạm tội cho chúng ta biết đƣợc ở những điều kiện và trình độ nào tội
phạm đƣợc thực hiện. Một ngƣời có nghề nghiệp ổn định, tạo ra thu nhập ổn định
thì sẽ thỏa mãn đƣợc phần lớn các nhu cầu thiết yếu của bản thân, do đó ít hình
thành đặc điểm nhân thân tiêu cực. Thực tiễn nghiên cứu tội phạm học trong thời
gian qua cho thấy: Phần lớn ngƣời phạm tội XPSH là những ngƣời không có nghề
nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định.
Đặc điểm địa vị xã hội và nghề nghiệp cũng có mối quan hệ mật thiết với
việc hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời. Qua nghiên cứu địa vị xã hội và
nghiệp sẽ cho biết đƣợc nhóm ngƣời làm việc ở những ngành, lĩnh vực nào trong xã
hội dễ thực hiện tội phạm và loại tội phạm họ thực hiện [48, tr.145]. Mức độ ảnh
hƣởng của hai đặc điểm địa vị xã hội và nghề nghiệp đối với việc thực hiện tội
XPSH cũng có sự khác nhau: địa vị xã hội có ảnh hƣởng đến hành vi phạm tội
nhƣng mức độ không nhiều, trong khi đó đặc điểm nghề nghiệp lại có ảnh hƣởng

khá lớn. Dựa vào đặc điểm địa vị xã hội, có thể chia ngƣời phạm tội XPSH thành
14


các nhóm: công nhân, nông dân, học sinh, viên chức… Dựa vào đặc điểm nghề
nghiệp, có thể chia thành 03 nhóm: ngƣời không nghề nghiệp; ngƣời có nghề
nghiệp nhƣng không ổn định và ngƣời có nghề nghiệp ổn định.
1.2.1.5. Đặc điểm về hoàn cảnh gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình là môi trƣờng đầu tiên có ảnh hƣởng
rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng
chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học đƣợc cách cƣ xử với những ngƣời xung
quanh và xã hội. Gia đình là nơi gần gũi, gắn bó nhất của mỗi con ngƣời. Do vậy,
hoàn cảnh gia đình có ảnh hƣởng rất lớn đến việc hình thành các đặc điểm nhân
cách của con ngƣời nói chung và của ngƣời phạm tội nói riêng. Hoàn cảnh gia đình
và sự thay đổi hoàn cảnh đó ở ngƣời phạm tội cũng ảnh hƣởng đến sự hình thành
các đặc điểm cá nhân, và ở một mức độ nhất định chúng cũng ảnh hƣởng đến tính
định hƣớng và tính vững chắc của hành vi phạm tội [48, tr.146]. Hoàn cảnh gia đình
có ảnh hƣởng rất lớn đến việc hình thành những phẩm chất tâm lý tiêu cực của con
ngƣời, dẫn đến họ sẽ có tính chống đối xã hội, có những hành vi đi ngƣợc với các
chuẩn mực xã hội. Chính yếu tố gia đình trong đa số trƣờng hợp đã kích thích tính
tích cực của mỗi thành viên, đồng thời gia đình giữ vai trò kiểm sát, giám sát hành
vi của những thành viên trong gia đình, hạn chế đến mức tối đa các hiện tƣợng tiêu
cực phát sinh trong mỗi con ngƣời. Nghiên cứu hoàn cảnh gia đình trong nhân thân
ngƣời phạm tội XPSH là nghiên cứu ở các khía cạnh: quan hệ gia đình, đạo đức-lối
sống, hòan cảnh kinh tế gia đình có ảnh hƣởng, tác động đến ngƣời phạm tội nhƣ
thế nào. Gia đình là nơi nuôi dƣỡng các giá trị của hạnh phúc. Sự hạnh phúc của gia
đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho những công dân của xã hội, của
các thành viên trong gia đình. Mối quan hệ thƣơng yêu, xử sự văn minh, nhân ái
giữa các thành viên trong gia đình có ý nghĩa rất lớn tới việc kiểm soát hành vi, định
hƣớng hành vi của mỗi ngƣời, giúp hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra. Kết quả

nghiên cứu cho thấy, những ngƣời sống trong một gia đình hạnh phúc, êm ấm,
thuận hòa thì tỷ lệ phạm tội của họ ít hơn những gia đình bị khiếm khuyết (cha mẹ
ly hôn), gia đình có thành viên thƣờng xuyên vi phạm pháp luật hoặc cuộc sống gia
15


đình luôn căng thẳng, mất đoàn kết, không hạnh phúc. Qua đó cho thấy sức mạnh
tác động của gia đình có ảnh hƣởng rất lớn đến sự hình thành tính định hƣớng của
hành vi phạm tội. Dựa vào đặc điểm quan hệ gia đình, ngƣời phạm tội XPSH có thể
chia thành 04 nhóm: ngƣời chƣa kết hôn; ngƣời đã kết hôn; gia đình có cơ cấu hoàn
thiện và gia đình bị khiếm khuyết.
Yếu tố kinh tế của mỗi gia đình nhƣ: mức thu nhập, điều kiện sống… cũng
có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành động cơ, mục đích phạm tội XPSH. Gia
đình có điều kiện kinh tế đầy đủ, đáp ứng đƣợc những nhu cầu thiết yếu cần thiết
cho cuộc sống các thành viên thì động cơ phạm tội XPSH thấp, còn với những gia
đình kinh tế khó khăn, thu nhập bấp bênh, có nhiều thành viên trong gia đình ở độ
tuổi lao động nhƣng không có công ăn việc làm, sự quan tâm giữa các thành viên
với nhau không có… dễ tác động lên suy nghĩ tâm lý tiêu cực của con ngƣời. Đa số
ngƣời thực hiện hành vi phạm tội XPSH đều nhằm thỏa mãn nhu cầu lợi ích vật
chất cho bản thân. Dựa vào đặc điểm hoàn cảnh kinh tế gia đình, ngƣời phạm tội
XPSH đƣợc chia thành 02 nhóm: ngƣời phạm tội sống trong gia đình có hoàn cảnh
kinh tế thuận lợi và ngƣời phạm tội sống trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế không
thuận lợi.
1.2.1.6. Đặc điểm về nơi cư trú
Nơi cƣ trú của ngƣời phạm tội là nơi mà ngƣời đó thƣờng trú hoặc tạm trú,
hay nói cách khác đó là nơi ngƣời phạm tội sinh sống. Nơi cƣ trú có những đặc
điểm riêng về kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, đạo đức, thuần phong
mỹ tục… cũng có những tác động đến sự hình thành các đặc điểm nhân thân ngƣời
phạm tội nói chung và nhân thân ngƣời phạm tội XPSH nói riêng. Ngƣời có nơi cƣ
trú rõ ràng và ổn định trong một thời gian dài thƣờng là những ngƣời có công ăn

việc làm thu nhập ổn định cho nên họ ít hình thành các thói hƣ tật xấu, các đặc điểm
nhân thân tiêu cực. Đƣợc sống ổn định trong một môi trƣờng lành mạnh, an ninh
tốt, khu phố văn hóa, tình làng nghĩa xóm luôn đƣợc đề cao thì động cơ, mục đích
phạm tội XPSH rất thấp. Ngƣợc lại, sống trong môi trƣờng mà có nhiều tệ nạn xã
hội, nạn thất nghiệp nhiều, thu nhập không ổn định, xung quanh có nhiều ngƣời vi
16


phạm pháp luật… thì nguy cơ phạm tội XPSH khá cao. Dựa vào nơi cƣ trú, có thể
chia ngƣời phạm tội XPSH thành 03 nhóm: ngƣời không có nơi cƣ trú (sống lang
thang), ngƣời có nơi cƣ trú không ổn định và ngƣời có nơi cƣ trú ổn định.
1.2.2. Các đặc điểm về đạo đức - tâm lý
Những đặc điểm đạo đức - tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc hình
thành động cơ và trong sự lựa chọn phƣơng án hành vi phạm tội trong những tình
huống nhất định [50, tr.136]. Những đặc điểm đạo đức - tâm lý của nhân thân ngƣời
phạm tội XPSH bao gồm quan niệm, quan điểm về đạo đức, về giá trị xã hội và các
đặc điểm tâm lý nhƣ nhu cầu, thói quen, sở thích, nguyện vọng... Quá trình hình
thành nhân thân ngƣời phạm tội XPSH còn chịu ảnh hƣởng của những yếu tố mang
tính đạo đức, tâm lý. Nghĩa là thái độ của cá nhân đối với các giá trị xã hội, tƣ
tƣởng tham lam, ích kỷ, nhu cầu, các sở thích, ham muốn...
1.2.2.1. Đặc điểm đạo đức
Con ngƣời tồn tại trong xã hội, mỗi cá nhân là một thành tố của xã hội. Mỗi
con ngƣời đều sống trong các mối quan hệ xã hội nhất định. Do vậy, quan niệm,
quan điểm đối với các giá trị đạo đức xã hội và pháp luật cũng khác nhau. Điều này
cho thấy tại sao trong một hoàn cảnh nhất định, ngƣời này phạm tội còn ngƣời khác
thì không. Những ngƣời phạm tội XPSH phần lớn là những ngƣời có cái nhìn tiêu
cực, coi trọng lợi ích vật chất, hám lợi, đặt lợi ích cá nhân của mình là trên hết. Họ
coi thƣờng pháp luật, coi thƣờng các chuẩn mực xã hội để chỉ biết sống cho bản
thân, thỏa mãn những ham muốn, đua đòi, thích hƣởng thụ nhƣng lại không muốn
bỏ công sức lao động chân chính của mình.

1.2.2.2. Đặc điểm về tâm lý
Những đặc điểm tâm lý cá nhân của ngƣời phạm tội XPSH thể hiện ở nhu
cầu, sở thích, thói quen, sự đam mê, tình cảm, xúc cảm… Những đặc điểm này đều
tồn tại ở bất kỳ ngƣời nào trong xã hội. Mỗi ngƣời đều có những nhu cầu, sở thích,
thói quen khác nhau, có thể là nhu cầu thói quen lành mạnh, cũng có thể là nhu cầu,
sở thích, thói quen tiêu cực. Những ngƣời phạm tội XPSH thƣờng có nhu cầu, sở
thích, thói quen tiêu cực, không lành mạnh nhƣ thích ăn ngon, mặc đẹp, thích thể
17


hiện bản thân, nghiện các chất kích thích… và họ sẵn sàng làm mọi việc kể cả vi
phạm pháp luật, vi phạm đạo đức để thỏa mãn nhu cầu, sở thích sai lệch, thấp kém
đó. Điều đó đã tác động trực tiếp đến việc hình thành mục đích, động cơ phạm tội
và sự kiên định thực hiện tội phạm đến cùng của ngƣời phạm tội.
Nhƣ vậy, các đặc điểm về mặt đạo đức - tâm lý của ngƣời phạm tội XPSH
không những phản ánh rõ sự hình thành động cơ, sự lựa chọn cơ chế thực hiện tội
phạm trong hoàn cảnh cụ thể mà còn cho thấy những điều kiện xã hội của đời sống
cá nhân ngƣời phạm tội, họ đã bị những ảnh hƣởng tác động gì, có vị trí vai trò xã
hội gì, thái độ trách nhiệm ra sao... Tất cả những yếu tố ấy thể hiện rõ rệt trong quá
trình ngƣời phạm tội thực hiện hành vi phạm tội XPSH.
1.2.3. Đặc điểm pháp lý hình sự
Các đặc điểm pháp lý hình sự của nhân thân ngƣời phạm tội XPSH là những
dấu hiệu có ý nghĩa quan trọng đƣợc quy định rõ trong Bộ luật hình sự làm cơ sở
cho việc định tội, định khung và quyết định hình phạt, là tiêu chí nói lên tính nguy
hiểm cho xã hội của ngƣời thực hiện hành vi phạm tội. Qua đó, để có khả năng cảm
hóa, giáo dục cải tạo họ, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phòng ngừa hiệu quả.
- Động cơ và mục đích: Động cơ, mục đích phạm tội thể hiện trạng thái tâm
lý của ngƣời phạm tội đối với hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi đó gây ra.
Nghiên cứu động cơ, mục đích phạm tội của ngƣời thực hiện hành vi phạm tội
XPSH không chỉ góp phần làm rõ đƣợc nguyên nhân mà họ thực hiện tội phạm mà

còn giúp cho việc đánh giá một cách chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội, nếu động cơ phạm tội càng mãnh liệt, mục đích phạm tội
càng rõ ràng thì tính chất của tội phạm càng nguy hiểm và hậu quả của tội phạm
càng nghiêm trọng.
- Hình thức phạm tội: Tội phạm đƣợc thực hiện đơn lẻ hay có đồng phạm?
Tội phạm đơn lẻ là hành vi phạm tội do một cá nhân thực hiện mà không có sự giúp
sức của ngƣời khác. Còn đồng phạm là trƣờng hợp có từ hai ngƣời trở lên cố ý cùng
thực hiện một tội phạm. Nếu tội phạm đƣợc thực hiện là đồng phạm thì đó là đồng
phạm giản đơn hay đồng phạm phức tạp, có tổ chức? Nếu là đồng phạm thì vai trò
18


của mỗi ngƣời trong khi thực hiện hành vi phạm tội XPSH ra sao? Mức độ thực
hiện hành vi phạm tội đến đâu?
- Người phạm tội lần đầu, tái phạm, tái phạm nguy hiểm: Nếu tái phạm thì
thuộc trƣờng hợp tái phạm dạng nào? Tái phạm chung, tái phạm nguy hiểm hay tái
phạm đặc biệt nguy hiểm?
- Đặc điểm về tiền án, tiền sự: Nghiên cứu đặc điểm nhân thân ngƣời phạm
tội nói chung và nhân thân ngƣời phạm tội XPSH nói riêng, một vấn đề rất lớn và
không thể bỏ qua đó là tiền án, tiền sự của ngƣời phạm tội. Điều này đƣợc thể hiện
rõ trong lý lịch bị can, trích lục tiền án, tiền sự của ngƣời phạm tội.
- Tính chất phạm tội: hành vi phạm tội XPSH đƣợc thực hiện với tính chất,
mức độ nguy hiểm cho xã hội nhƣ thế nào? Hậu quả của hành vi gây ra ra sao?
phạm tội có mang tính chất chuyên nghiệp, côn đồ hay không.
Các đặc điểm pháp lý trên có thể làm cho tính chất và mức độ của hành vi
phạm tội tăng lên nhƣ: tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội có tổ chức, phạm tội
mang tính chuyên nghiệp… hoặc cũng có thể làm giảm tính chất và mức độ nguy
hiểm của hành vi phạm tội nhƣ: ngƣời phạm tội lần đầu, có nhân thân tốt, biết ăn
năn hối cải…
Tóm lại, đặc điểm của nhân thân ngƣời phạm tội XPSH bao gồm 03 nhóm

đặc điểm cơ bản là: các đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu, về đạo đức - tâm lý và
về pháp lý hình sự. Mỗi nhóm đặc điểm thể hiện khía cạnh khác nhau của nhân thân
ngƣời phạm tội XPSH. Các đặc điểm này không tách rời nhau mà luôn gắn liền với
từng cá nhân con ngƣời, chúng có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành
nhân cách tiêu cực của cá nhân ngƣời phạm tội. Nhân cách này trong mối liên hệ,
tác động với hoàn cảnh, tình huống xung quanh dẫn đến việc thực hiện hành vi
phạm tội XPSH.
1.3. Các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội
xâm phạm sở hữu
Sự hình thành các đặc điểm nhân thân là một quá trình do sự tƣơng tác giữa
các môi trƣờng sống với các yếu tố thuộc chủ quan của con ngƣời trong quá trình
19


×