Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tìm hiểu hệ thống đấu thầu điện tử của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 30 trang )

Lời mở đầu
Trong bất kì nền kinh tế nào, đấu thầu luôn là phương thức hữu hiệu nhất để chủ đầu tư có thể
chọn được những nhà thầu có khả năng tốt nhất và đưa ra mức giá hợp lý nhất. Đặc biệt trong
lĩnh vực mua sắm công, khi nguồn tiền không thuộc sở hữu của bất cứ cá nhân cụ thể nào, thì
việc sử dụng hiệu quả nguồn tiền đó chỉ có thể thực hiện được thông qua hoạt động đấu thầu.
Thực tế chỉ ra rằng, đấu thầu thông thường ngày càng bộc lộ những hạn chế khó khắc phục.
Chi phí thực hiện cao, sự lách luật, đi đêm, tham nhũng của các bên. đang là những điều cản
trở mục tiêu của hoạt động đấu thầu.Để đề phòng các tác hại trên Việt Nam đang tiến hành cải
cách thủ tục mua sắm công. Bởi vì theo số liệu thống kê từ các cuộc khảo sát thì chi tiêu chính
phủ của Việt Nam hàng năm rơi vào khoảng 40% GDP. Trong đó khoảng một nửa tổng vốn
đầu tư xã hội thông qua đấu thầu. Có thể thấy giá trị mua sắm công là rất lớn với mỗi quốc
gia, loại công trình, hàng hóa dịch vụ mua sắm công cũng hết sức đa dạng. Hàng năm Việt
Nam phải dành rất nhiều thời gian và tiền bạc mua sắm công thông qua đấu thầuTrong bối
cảnh đó, đấu thầu qua mạng là phương pháp tốt nhất để tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức
của chính phủ trong việc mua sắm công. Nó giúp cho các khoản thu chi của chính phủ trở nên
minh bạch, mọi người dân cũng như tổ chức doanh nghiệp đều biết, nâng cao tính cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp, mở rộng không gian và thời gian mua sắm. Rút kinh nghiệm từ những
nước đi trước và nhận được sự trợ giúp nhiệt tình từ phía Hàn Quốc, Việt Nam đang từng
bước triển khai đấu thầu qua mạng để nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu thầu. Đây là một
bước đi lớn trong công tác đấu thầu ở nước ta. Tuy nhiên khái niệm đấu thầu điện tử hay mua
sắm công còn khá là mới mẻ đối với người mua người bán cũng như là quản lý. Xuất phát từ
thực tiễn này nhóm chúng em quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu hệ thống đấu thầu
điện tử của Việt Nam”.


I TỔNG QUAN
Khái niệm
Khái niệm đấu thầu: Đấu thầu là hình thức có một người mua và nhiều người bán cạnh
tranh nhau. Người mua sẽ lựa chọn người bán nào đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của
người mua đặt ra. Theo điều 3 Quy chế Đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số
88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ thì "đấu thầu" là quá trình lựa chọn nhà thầu


đáp ứng các yêu cầu của ban mời thầu. Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm đấu thầu, cũng để
nghiên cứu các phần sau chúng ta cần phải làm rõ một số khái niệm có liên quan chặt chẽ với
khái niệm đấu thầu.
- "Nhà thầu" là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Trong trường hợp
đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu
thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mau sắm hàng hoá; là nhà tư vấn trong đấu thầu
tuyển chọn tư vấn, là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư. Nhà thầu trong nước
là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (điều 3, Quy
chế Đấu thầu, trang 11)
- "Bên mời thầu" là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án,
chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu (Điều 3, Quy chế Đấu thầu,
trang 10).
- "Gói thầu" là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án, được chia theo tính chất kỹ
thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án, có
quy mô hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án. Trong trường hợp mua sắm gói thầu cá thể
là một hoặc một loại đồ dùng, trang thiết bị hoặc phương tiện. Gói thầu được thực hiện theo
một hoặc nhiều hợp đồng (khi gói thầu được chia thành nhiều phần) (Điều 3, Quy chế Đấu
thầu, trang 11).
- "Tư vấn" là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về biến thức, kinh nghiệm chuyên môn cho bên
mời thầu và việc xem xét, quyết định, kiểm tra quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. (Điều
3,Quy chế Đấu thầu, trang 12).
Nói đến đấu thầu là nói đến một quá trình lựa chọn tức là việc đấu thầu phải tuân thủ theo
trình tự, thủ tục nhất định. Điều này chỉ tạo ra cho đấu thầu một sự khắc biệt hẳn so với các
hình thức khác thường gặp trong mua bán thông thường.
Mua sắm công
Mua sắm Công tức là việc chính phủ một quốc gia thông qua ngân khố đất nước để mua sắm
hàng hóa hoặc một dịch vụ nào đó nhằm thực thi công vụ của mình. Hàng hóa mà chính phủ
mua sắm có thể chỉ là một ấm nước dùng trong trụ sở của Bộ tư pháp, hoặc có thể là vật tư để



xây dựng đường cao tốc, hoặc lúa gạo để nuôi quốc gia, hoặc có thể là vũ khí để thực hiện
mục tiêu quốc phòng. Còn dịch vụ mà chính phủ mua sắm có thể là các dịch vụ tư vấn, hoặc
dịch vụ xây dựng trong các dự án có đầu tư công. Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard,
tổng giá trị Mua sắm Công thường đạt đến 20% GDP của một quốc gia đang phát triển
Đấu thầu điện tử
Đấu thầu điện tử hay còn gọi là đấu thầu qua mạng, là quá trình sử dụng hệ thống mạng công
nghệ thông tin (internet) và các thiết bị điện toán để thực hiện lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
II Thực trạng hệ thống đấu thầu điện tử của Việt Nam
1, Hệ thống mua sắm công điện tử ở Việt Nam

a.

Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống mua sắm chính phủ điện tử

Ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) trong mua sắm chính phủ là xu thế tất yếu trước sự
phát triển không ngừng của công nghệ thông tin (CNTT). Nhiều quốc gia trên thế giới đã triển
khai thành công mô hình này và đem lại hiệu quả cao cho chi tiêu của chính phủ như Hàn
Quốc, Vương Quốc Anh, Úc… Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngày 15/9/2005 Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành quyết định số 222/2005/QĐ-TTG về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể
phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 và giao Bộ KH&ĐT nghiên cứu triển
khai đề án Ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm chính phủ.
Ngày 19/6/2008, Bộ KH&ĐT và KOICA ký kết văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Xây dựng
hệ thống mua sắm chính phủ điện tử thử nghiệm tại Việt Nam”. Dự án gồm 4 hợp phần: đấu
thầu qua mạng, mua sắm qua mạng, ký hợp đồng qua mạng và thanh toán qua mạng
Dự án Xây dựng hệ thống mua sắm chính phủ điện tử thử nghiệm do Cơ quan Hợp tác phát
triển Hàn Quốc (KOICA) là một phần của đề án Ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm
chính phủ. Cục Quản lý đấu thầu (QLĐT) - Bộ KH&ĐT - được giao là chủ dự án. Nhà thầu
chính là SAMSUNG SDS.
Ngày 14/1/2009, Bộ KH&ĐT thông qua dự án xây dựng hệ thống mua sắm chính phủ điện

tử thử nghiệm theo quyết định số 94/QĐ-BKH với tổng mức đầu tư 3.370.766 USD, trong đó
KOICA tài trợ không hoàn lại 3.000.000 USD và 370.766 USD là vốn đối ứng của Chính phủ
Việt Nam. Mục tiêu của dự án là xây dựng hợp phần e-bidding (đấu thầu điện tử). Đây là hợp
phần cốt lõi phục vụ cho công tác đấu thầu chuyên nghiệp, đảm bảo tối đa hiệu quả và minh
bạch.
Sau 8 tháng triển khai phân tích, thiết kế và vận hành thử (từ tháng 01 - 8/2009), hệ thống
mua sắm chính phủ điện tử thử nghiệm đã hoàn tất và ngày 04/9/2009 tại Hà Nội, Bộ KH&ĐT
đã tổ chức lễ bàn giao hệ thống mua sắm Chính phủ điện tử thử nghiệm - EPPS
b.

Đặc điểm của hệ thống


Hệ thống mua sắm chính phủ điện tử thử nghiệm (EPPS) được xây dựng dựa trên hệ thống
đấu thầu điện tử của Hàn Quốc (Koneps) và được tối ưu hóa phù hợp với điều kiện thực tiễn
của Việt Nam. Trong giai đoạn thử nghiệm, EPPS sẽ phát triển hợp phần e-bidding (đấu thầu
điện tử). Theo đó, một loạt các quy trình đấu thầu truyền thống dựa trên giấy tờ sẽ được thay
thế bằng quy trình tự động hóa trên máy tính như đăng tải kế hoạch đấu thầu, thông báo mời
thầu, nộp hồ sơ dự thầu, lập biên bản mở thầu, đăng tải kết quả đấu thầu, kiến nghị trong đấu
thầu…Trong giai đoạn thử nghiệm EPPS sẽ triển khai 3 hình thức lựa chọn nhà thầu, bao
gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu áp dụng cho các gói thầu tư vấn, sơ
tuyển, mua sắm hàng hóa, xây lắp và EPC.
Thực hiện vai trò là cửa sổ duy nhất trong mua sắm công, bên mời thầu và nhà thầu chỉ với
một lần đăng ký có thể tham gia giao dịch được tất cả các gói thầu trên hệ thống. Ngoài ra,
một đặc điểm ưu việt của hệ thống là khả năng bảo mật cao nhờ áp dụng hạ tầng khóa công
khai cho phép mã hóa và giải mã dữ liệu (hồ sơ dự thầu) sử dụng cặp khóa chung và khóa
riêng (hay khóa bí mật). Bên mời thầu và nhà thầu khi tham gia vào hệ thống, bắt buộc phải
đăng ký chứng thực số (CA) – khoá riêng. Khi đăng tải hồ sơ mời thầu, bên mời thầu cũng
đồng thời cung cấp khoá chung cho nhà thầu. Nhà thầu lập hồ sơ dự thầu xong sẽ mã hoá hồ
sơ dự thầu bằng khoá riêng được cấp ban đầu, và ký bằng khoá chung – được cấp cùng với hồ

sơ mời thầu do bên mời thầu tạo ra. Việc ký bằng khoá chung này cho phép bên mời thầu mở
được hồ sơ dự thầu (giải mã các hồ sơ dự thầu) với khoá riêng phù hợp (nằm trong cặp khoá
chung – khoá riêng của gói thầu đó).
Lợi ích của hệ thống đấu thầu điện tử
Phòng chống tham nhũng
c.
-

Do không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, hệ thống đấu thầu điện tử (e-GP) tạo ra
luồng thông tin thông suốt và minh bạch cũng như khả năng tiếp cận thông tin và dịch vụ một
cách dễ dàng, thuận tiện. Những thông tin này bao gồm các quy định về pháp luật, chính sách
và hướng dẫn liên quan đến hoạt động mua sắm công và các thông tin đấu thầu (như kế hoạch
đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả đấu thầu, kiến nghị trong đấu thầu…). Nhờ giảm được
sự sai lệch về thông tin đấu thầu, e-GP góp phần thúc đẩy cạnh tranh trên phương diện số
lượng (sự tham gia) và chất lượng (công khai và công bằng).
Một hệ thống đấu thầu điện tử có thể tự động hóa các quy trình đấu thầu bắt buộc, do đó cả
bên mời thầu và nhà thầu không thể làm chệch hướng được các quy trình này như cách làm
truyền thống. Ngoài ra, e-GP có thể xử lý quy trình đấu thầu trực tuyến và thu thập mọi dữ
liệu về hoạt động đấu thầu một cách tự động, do vậy sự tiếp xúc trực tiếp giữa bên mời thầu và
nhà thầu là không cần thiết. Theo đó, giúp Chính phủ giảm thiểu cơ hội tham nhũng.
Tiết kiệm thời gian và chi phí
Tự động hóa các quy trình đấu thầu giúp giảm thiểu chi phí giao dịch cho cả bên mời thầu và
nhà thầu. Nhà thầu không cần phải đi lại để mua hồ sơ mời thầu và nộp hồ sơ dự thầu, việc
này không chỉ giúp nhà thầu tránh được những rủi ro khi đi mua hồ sơ, mà còn tiết kiệm được
thời gian và chi phí đi lại. Hơn nữa, chi phí giao dịch trong quá trình tổ chức đấu thầu giảm
đáng kể nhờ công nghệ internet rẻ hơn so với cách làm truyền thống như in ấn, và giúp giảm
-


bớt giấy tờ nói chung. Ngoài ra, khi tham gia vào hệ thống, sau khi đăng tải thông báo mời

thầu bên mời thầu có thể bán ngay hồ sơ mời thầu mà không phải chờ một khoảng thời gian
nhất định. Đây là quy định mới đang được dự thảo và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
d. Thủ tục Đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
* Trình tự thực hiện: Đăng ký người dùng bên mời thầu
- Đăng kí bên mời thầu
Người dùng truy cập vào website htt p: // mu as amco n g .mp i .go v.v n
Chọn chức năng “Đăng ký”. Hệ thống sẽ chuyển đến màn hình lựa chọn đối tượng đăng ký
người dùng.


Tiếp đó chọn đối tượng đăng ký người dùng. Người dùng lựa chọn nghiệp vụ đăng ký “Bên
mời thầu”. Hệ thống sẽ chuyển đến màn hình thỏa thuận sử dụng đối với Bên mời thầu


Người dùng đọc kỹ thỏa thuận sử dụng khi đăng ký với tư cách là Bên mời thầu sau đó chọn
nút “Đồng ý với thỏa thuận này”
Người dùng chọn nút “Tiếp tục” để chuyển đến màn hình “Đăng ký bên mời thầu


Quy trình đăng kí
Bước 1: Đăng kí bên mời thầu
Người dùng phải nhập thông tin cơ quan, thông tin người được giao phụ trách Bên mời
thầu, thông tin đăng ký chứng thư số.
Những trường thông tin có dấu “*” màu đỏ là những trường thông tin bắt buộc phải nhập.
Sau khi nhập đầy đủ các thông tin, người dùng chọn nút “Đăng ký bên mời thầu”.


Hệ thống sẽ có thông báo “Lưu thông tin cơ bản của Bên mời thầu”, người dùng chọn
nút “OK” để lưu dữ liệu đăng ký được gửi đến Hệ thống đấu thầu điện tử. Lúc này hệ
thống sẽ trả về cho người dùng đơn “Đăng ký Bên mời thầu”.



Lúc này hệ thống sẽ trả về cho người dùng đơn “Đăng ký Bên mời thầu”.
Đơn đăng ký Bên mời thầu thầu


Màn hình thông tin đã đăng ký Bên mời thầu
Đây là màn hình “Thông tin đã đăng ký bên mời thầu”. Người dùng chọn nút “Bước2: Kiểm
tra trạng thái phê duyệt đăng ký” để xem trạng thái đăng ký


Bước 2: Kiểm trạng thái phê duyệt đăng ký
Người dùng điền thông tin mã cơ quan, số ĐKKD, mã phê duyệt đăng ký -> ấn
chuột [Tra cứu] để kiểm tra trạng thai phê duyêt hồ sơ
+ Trạng thái tiến hành: Đã được phê duyệt.
Sau khi xác nhận hồ sơ đăng ký đã được phê duyệt, người dùng tiếp tục nhấn vào nút “Ấn vào
đây để nhận mã phê duyệt


Thời gian nhận hai mã số mất khoảng 30s, người dùng chọn nút “OK” để tiến hành nhận

Hệ thống sẽ xuất hiện popup lưu ý người dùng lưu giữ hai thông tin là Mã phê duyệt chứng
thư số và số tham chiếu, người dùng nhấn nút “OK” để đóng popup này.

Lưu giữ Mã phê duyệt chứng thư số và số tham chiếu
Người dùng phải lưu giữ “mã phê duyệt chứng thư số và số tham chiếu” cẩnthận, hai mã
này được dùng để nhận chứng thư số ở Bước 3.


Lưu ý, hai mã số này chỉ sử dụng được 01 lần duy nhất để nhận chứng thư số, sau khi nhận

được chứng thư số thành công hai mã số này sẽ tự động hủy.
Sau khi lưu lại hai mã số nêu trên, người dùng nhấn vào nút “Bước 3: Nhận chứng thư
số”. Hệ thống sẽ chuyển đến màn hình nhận chứng thư số


+Trạng thái tiến hành: chưa được phê duyệt
Lúc này, người dùng sẽ thấy trạng thái đăng ký “Đang chờ phê duyệt”. Người dùng phải gửi
bộ hồ sơ bằng văn bản giấy đến cơ quan cấp chứng thư số là Cục Quản lý đấu thầu để được
phê duyệt.
Trong trường hợp muốn thay đổi hoặc hủy thông tin đăng ký, người dùng chọn nút “Muốn
xem thông tin chi tiết, bạn hãy Click vào đây” để tiến hành sửa đổi hoặc hủy thông tin
đăng ký, lưu ý rằng việc sửa đổi hoặc hủy thông tin này chỉ thực hiện được khi trạng thái là
“Đang chờ phê duyệt”.


Người dùng muốn hủy thông tin đăng ký thì chọn nút “Hủy đăng ký”.
Người dùng muốn sửa thông tin đăng ký thì chọn nút “Sửa đăng ký”.


Bước 3: Nhận Chứng thư số
Bên mời thầu nhập “Mã phê duyệt chứng thư số và số tham chiếu” vào hai ô tương
ứng là “Auth Code – Ref Num” sau đó nhấn nút “OK” để tiến hành nhận chứng thư số. Hệ
thống sẽ chuyển đến màn hình đề nghị Bên mời thầu chọn ổ cứng để lưu chứng thư số.

Bên mời thầu chọn mục “Floppy/Removable Disk”, để lưu giữ chứng thư số.


Sau đó chọn ổ đĩa muốn lưu chứng thư số

Sau khi nhận chứng thư số thành công về máy tính, trong ổ D:/ sẽ xuất hiện thư mục có tên

“Vietnam”, đường dẫn D:/Vietnam. Đây chính là chứng thư số của Bên mời thầu được cơ
quan quản lý chứng thư số cấp, Bên mời thầu có trách nhiệm lưu giữ bí mật và an toàn.
Bước tiếp theo Hệ thống sẽ chuyển đến màn hình yêu cầu Bên mời thầu nhập mật khẩu cho
chứng thư số.
Bên mời thầu thầu nhập mật khẩu cho chứng thư số vào hai ô “Certificate
Password” và ô “Confirm Password”.
Lưu ý: khi nhập mật khẩu cho chứng thư số:
Trước khi nhập mật khẩu, Bên mời thầu tắt chế độ gõ Unikey hoặc Vietkey trên máy tính.
Mật khẩu phân biệt ký tự chữ hoa và chữ thường
Mật khẩu tối thiểu phải có 8 kí tự (có chữ và có số)
Bên mời thầu sau khi đặt mật khẩu phải ghi nhớ, nếu quên mật khẩu thì Hệ thống không cho
phép đăng nhập.
Mật khẩu này được dùng để Đăng nhập và Hệ thống đấu thầu điện tử.
Sau khi nhập xong mật khẩu, Bên mời thầu chọn nút “OK” để tiến hành nhận chứng thư số.


Khi nhận chứng thư số thành công về máy tính, Hệ thống sẽ có thông báo
“Certificate issuance has been successfully completed”, Bên mời thầu chọn nút “OK” để
chuyển sang màn hình đăng ký người sử dụng chứng thư số bên mời thầu.

Bước 4: Đăng ký người sử dụng chứng thư số
Người dùng nhập mã cơ quan vào ô “Mã cơ quan”, mã này đã được cấp trong
“Đơn đăng ký Bên mời thầu”.


Sau khi nhập xong mã cơ quan, người dùng chọn nút “Đăng ký”. Hệ thống chuyển sang màn
hình “Điều khoản sử dụng”. Người dùng chọn nút “Chấp nhận” để đồng ý với các thỏa
thuận sử dụng của Hệ thống.



Đây là màn hình tiến hành đăng ký thông tin người sử dụng chứng thư số.
Người dùng nhập thông tin của người được giao phụ trách Bên mời thầu.
Sau khi nhập xong thông tin của người được giao phụ trách Bên mời thầu, người dùng chọn
nút “Đăng ký”. Thời gian đăng ký mất khoảng 30s, người dùng chọn nút “OK” và hạn chế di
chuyển trang trong thời gian này.


Hệ thống xuất hiện bảng “Cơ quan đăng ký cấp chứng thư số - Bộ kế hoạch và đầu tư”,
người dùng chọn mục “Đĩa cứng xách” để di chuyển đến nơi lưu chứng thư số (Ví dụ: ổ
D:/).
Hệ thống xuất hiện bảng “Cơ quan đăng ký cấp chứng thư số - Bộ kế hoạch và đầu tư”, người
dùng chọn mục “Đĩa cứng xách” để di chuyển đến nơi lưu chứng thư số (Ví dụ: ổ D:/).


Lúc này Hệ thống sẽ xuất hiện chứng thư số, người dùng kick chuột chọn
chứng thư số của đơn vị, sau đó kick xuống mục “Nhập mật khẩu”.
Người dùng nhập mật khẩu đã đặt cho chứng thư số trước đó (mật khẩu tối
thiểu có 8 kí tự, có chữ và có số). Sau khi nhập mật khẩu, người dùng chọn nút
“Xác nhận mật khẩu”.

Hệ thống sẽ có thông báo xác nhận việc đăng ký người dùng. Người dùng
chọn nút “OK” để xác nhận việc đăng ký


Hệ thống chuyển đến màn hình “Hoàn thành đăng ký chứng thư số Bên mời
thầu”. Thời gian sử dụng của chứng thư số là 01 năm, người sử dụng có trách
nhiệm gia hạn chứng thư số trước thời điểm hết hạn 01 tháng

* Thành phần hồ sơ:
- Đối với Bên mời

+ Đơn đăng ký Bên mời thầu;
+ Bảnsao công chứng quyết định thành lập của tổ chức đăng ký;
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp luật của tổ chức
đăng ký;
- Đối với Nhà thầu:
+ Đơn đăng ký Bên thầu;


+ Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh của tổ chức đăng ký;
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp luật của tổ
chức đăng ký.
* Số lượng hồ sơ:
- 01 bộ hồ sơ gồm các thành phần trên.
* Thời hạn giải quyết:2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ
đăng ký.
*Cơ quan thực hiện:Bộ Kế hoạch và đầu tư quản lý hệ thống mạng đấu
thầu quốc gia.
*Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức.
*Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Có tên trong cơ sở dữ liệu của hệ
thống mạng đấu thầu quốc gia, được cấp chứng thư số tham gia nghiệp vụ
đấu thầu qua mạng.
*Lệ phí (nếu có và văn bản quy định về phí, lệ phí):
- Đối với Bên mời thầu: miễn phí;
- Đối với nhà thầu: 500.000 VNĐ.
*Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai(đính kèm): Không có.
*Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có):
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà

thầu;
- Thông tư liên tịch số 07/TTLT-BKHĐT-BTC của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và
Bộ Tài chính ngày 08/9/2015 quy định chi tiết việc cung cấp đăng tải thông
tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng.
2. Những thành công, hạn chế và thách thức của hệ thống đấu thầu điện tử
ở Việt Nam
a.

Những thành công bước đầu của hệ thống đấu thầu điện tử ở Việt
Nam

Phòng, chống tham nhũng trong mua sắm công tại Việt Nam đã là một nội dung
được Chính phủ sớm quan tâm. Bộ Kế hoạch và đầu tư có Thông tư số
17/2010/TT-BKH ngày 22/7/2010 Quy định chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng
và bước đầu Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã được chọn làm thí điểm này.
-

Qua 2 năm triển khai hợp phần đầu tiên trong 4 hợp phần (Gồm: đấu thầu qua
mạng, mua sắm qua mạng, ký hợp đồng qua mạng và thanh toán qua mạng),
Cục Quản lý đấu thầu đã tổ chức đấu thầu thành công nhiều gói thầu qua mạng,


×