Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tìm hiểu về mô hình qũy bảo vệ người được bảo hiểm và thực trạng quy định pháp luật việt nam về mô hình này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.89 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................1
1. Khái quát chung về quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.....................................1
a. Khái niệm......................................................................................................1
b. Cơ sở hình thành...........................................................................................2
c. Vai trò của Qũy bảo vệ người được bảo hiểm...............................................3
2. Mô hình Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm hiện nay.......................................4
3. Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về mô hình Qũy bảo vệ người
được bảo hiểm......................................................................................................10
a. Quy định về nguyên tắc quản lý quỹ bảo vệ người được bảo hiểm............11
b. Quy định về việc sử dụng quỹ bảo vệ người được bảo hiểm......................12
c. Chế độ tài chính, kế toán của quỹ bảo vệ người được bảo hiểm................14
4. Giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam về mô hình
quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.........................................................................16
KẾT LUẬN.............................................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................21

0


MỞ ĐẦU
Bảo hiểm là một lĩnh vực rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt
Nam nói riêng. Không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, bảo hiểm ngày nay đã
trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Thực tế
hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong những năm vừa qua đã cho thấy sự lớn mạnh
không ngừng của ngành bảo hiểm và nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
Thế nhưng, bên cạnh sự phát triển tích cực này, hoạt động kinh doanh bảo hiểm
trong thời gian qua đã cho thấy không ít những yếu kém của các doanh nghiệp kinh
doanh bảo hiểm trong việc đảm bảo quyền lợi cho chính những người mua bảo
hiểm. Mua bảo hiểm là để đề phòng rủi ro, nhưng trong rất nhiều trường hợp, rủi ro


nhất lại xuất phát từ chính các công ty bảo hiểm, những điều khoản trong hợp đồng
không rõ ràng, khi phát sinh tranh chấp, phần thiệt thòi luôn thuộc về phía người
mua... Và trước thực trạng đó, năm 2013, Qũy bảo vệ người được bảo hiểm đã ra
đời như một tổ chức để bảo vệ hữu hiệu quyền lợi cho người được bảo hiểm. Với
mong muốn được tìm hiểu rõ hơn về mô hình Qũy bảo vệ người được bảo hiểm,
nhóm chúng em xin lựa chọn đề bài: “Tìm hiểu về mô hình Qũy bảo vệ người được
bảo hiểm và thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về mô hình này” làm đề tài
cho bài tập nhóm của nhóm mình. Và dưới đây là nội dung cụ thể của bài tiểu luận.

1


NỘI DUNG.
1. Khái quát chung về quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.
a. Khái niệm.
Hiện nay, khái niệm về Qũy người được bảo hiểm vẫn chưa được quy định
rõ ràng trong quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, tuy nhiên,dựa trên
tinh thần khoản 3, Điều 97 của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2000, sửa đổi, bổ sung
năm 2010 thì Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm là quỹ được thành lập nhằm bảo vệ
quyền lợi của người được bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị
mất khả năng thanh toán hay phá sản.
b. Cơ sở hình thành:
 Cơ sở pháp lý.
Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được thành lập theo quy định của Luật sửa
đổi bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định số
123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP. Theo đó, Bộ Tài chính đã ban hành
Thông tư số 101/2013/TT-BTC ngày 30/7/2013 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng
Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.

Quỹ được hình thành trên cơ sở đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp
bảo hiểm theo tỷ lệ 0,1% tính trên doanh thu phí bảo hiểm giữ lại thuộc các hợp
đồng bảo hiểm gốc. Quỹ được hạch toán, theo dõi riêng đối với loại hình bảo hiểm
nhân thọ và phi nhân thọ để đảm bảo quyền lợi của người được bảo hiểm đối với
từng loại hình bảo hiểm đặc thù. Việc quản lý, sử dụng Quỹ đảm bảo các nguyên
tắc hiệu quả, tiết kiệm, công khai và minh bạch.
 Cơ sở thực tiễn.
Dựa trên cơ sở những quy định pháp luật đã nêu trên, Quỹ Bảo vệ người
được bảo hiểm chính thức ra mắt vào ngày 09/09/2014, như vậy cho đến nay, Qũy
vẫn chưa hoạt động được lâu. Việc quyết định cho ra đời Qũy một phần xuất phát
2


từ những rủi ro mà các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hiện nay đang gặp phải
trong quá trình hoạt động trên thương trường của mình. Các doanh nghiệp bảo
hiểm thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một
cao của người tham gia bảo hiểm, đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Một mặt, các doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường hiệu quả kinh doanh thông qua
việc tái cấu trúc hoạt động và tập trung vào những sản phẩm bảo hiểm mũi nhọn,
mặt khác, các doanh nghiệp này cũng chịu những rủi ro về tài chính, nhiều khi tạo
sự bất ổn về tâm lý đối với khách hàng và cơ quan quản lý bảo hiểm. Trong thị
trường cạnh tranh, việc một doanh nghiệp bảo hiểm phá sản luôn là nguy cơ không
thể tránh khỏi. Thêm vào đó, khi quyết định bỏ ra một khoản tiền để chi trả phí bảo
hiểm nghĩa là người mua bảo hiểm đã thật sự tin tưởng và chấp nhận giao phó
những rủi ro về sức khỏe, tính mạng, tài sản cho doanh nghiệp kinh doanh bảo
hiểm. Vậy khi doanh nghiệp bảo hiểm không may phá sản, thì quyền lợi của người
được bảo hiểm sẽ được giải quyết như thể nào? Vì vậy, lúc này, cần có một dịch vụ
khác bảo đảm cho rủi ro đó đối với người được bảo hiểm. Chính vì vậy mà Quỹ
bảo vệ người được bảo hiểm ra đời, nhằm hạn chế rủi ro cho người được bảo hiểm
trong trường hợp doanh nghiệp không thể chi trả, bồi hoàn được khi khách hàng

gặp sự kiện bảo hiểm.
c. Vai trò của Qũy bảo vệ người được bảo hiểm.
Việc thành lập Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm nhằm tăng cường an toàn
tài chính, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, đáp ứng các chuẩn mực hoạt
động kinh doanh, c ó ý nghĩa tích cực với sự phát triển thị trường bảo hiểm trong
tương lai, là kênh phòng ngừa rủi ro đối với thị trường và tạo cơ hội có thể phát
triển thị trường bền vững.
Khi doanh nghiệp bảo hiểmlâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán
hoặc phá sản, quỹ sẽ thay mặt doanh nghiệp trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả
tiền bồi thường; hoàn phí theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Đối với trường
hợp chuyển giao hợp đồng từ DN mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản cho

3


một doanh nghiệp bảo hiểm khác, số tiền do quỹ chi trả theo quy định sẽ được
chuyển trực tiếp cho doanh nghiệp nhận chuyển giao.
Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm ra đời đóng vai trò rất quan trọng.Hoạt
động của Quỹ là hoạt động mang tính nhân văn vì sự phát triển bền vững của thị
trường bảo hiểm, Quỹ sẽ hỗ trợ một phần cho người tham gia bảo hiểm trong
trường hợp DN thua lỗ, phá sản, đảm bảo quyền lơị cho những người tham gia bảo
hiểm, chia sẻ một phần rủi ro cho người đóng bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm.
Khi doanh nghiệp bảo hiểm lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán
hoặc phá sản, quỹ sẽ thay mặtđoanh nghiệp rả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả
tiền bồi thường; hoàn phí theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Đối với trường
hợp chuyển giao hợp đồng từ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoặc bị phá
sản cho một doanh nghiệp khác, số tiền do quỹ chi trả theo quy định sẽ được
chuyển trực tiếp cho doanh nghiệp nhận chuyển giao.
2. Mô hình Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm hiện nay:
Là mô hình Quỹ được thành lập với mục đích nhằm nâng cao chất lượng

quản trị doanh nghiệp, tăng khả năng an toàn tài chính, nhằm chi trả các khoản tiền
bảo hiểm, tiền bồi thường bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm cho người mua bảo hiểm
khi doanh nghiệp bảo hiểm hay chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán
hoặc trường hợp bị phá sản. Xuất phát từ vai trò quan trọng của Quỹ, đòi hỏi phải
có một cơ cấu tổ chức cũng như quản lý Quỹ một cách chặt chẽ và hợp lý.
Theo quy định tại Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành
Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh
doanh bảo hiểm có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, quỹ này được Bộ Tài chính hạch
toán, quản lý, theo dõi riêng đối với từng loại hình bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm
phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu
riêng. Ngoài ra, Bộ Tài chính còn theo dõi việc trích nộp Quỹ, quản lý và sử dụng
Quỹ nhằm bảo đảm an toàn vốn và đúng mục đích theo quy định ( Điều 104 Nghị
định 73/2016). Theo quy định của pháp luật trước đây, cụ thể theo Thông tư
101/2013/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, sử dụng quỹ bảo vệ người được bảo
4


hiểm thì quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quản lý tập trung tại Hiệp hội bảo
hiểm Việt Nam. Còn theo quy định mới của Nghị định 73/2016 thì Quỹ này được
quản lý tập trung tại Bộ Tài chính.
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức quản lý của quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo
quy định tại Thông tư 101/2013 ta thấy bộ máy quản lý, điều hành của Quỹ bao
gồm:


Hội đồng quản lý Quỹ;



Ban điều hành Quỹ;




Ban kiểm soát Quỹ.

Thứ nhất, Hội đồng quản lý Quỹ: đây là cơ quan quản lý cao nhất của Quỹ,
Hội đồng quản lý do Bộ Tài chính quyết định thành lập và bao gồm các thành
phần:
* Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ: là Chủ tịch hiệp Hội bảo hiểm Việt Nam
(viết tắt AVI).
* Thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bao gồm:
- Đại diện Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính;
- Đại diện lãnh đạo của ba (03) doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và ba (03)
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài có thị phần đứng thứ
nhất (01) đến thứ ba (03) trên thị trường bảo hiểm Việt Nam tại thời điểm có quyết
định thành lập Hội đồng quản lý Quỹ.
Hội đồng quản lý Quỹ có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
“a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về
việc quản lý, điều hành và sử dụng Quỹ;
b) Quyết định thành lập Ban điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ và bổ
nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ sau khi
được Bộ Tài chính chấp thuận;

5


c) Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ, Ban điều hành
Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính;
d) Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ, Quy chế đầu tư Quỹ, các
quy chế hoạt động khác có liên quan sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận;

đ) Phê duyệt phương án quản lý đầu tư vốn nhàn rỗi, dự toán thu chi,
báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động và các kế hoạch công tác của Quỹ;
e) Thực hiện quản lý tập trung nguồn thu của Quỹ, giám sát việc đôn đốc
thu nộp Quỹ theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản
hướng dẫn thi hành có liên quan;
g) Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại điểm b, điểm d và điểm đ khoản
2 Điều 8 Thông tư này;
h) Thực hiện công tác báo cáo thống kê theo quy định tại khoản 1 Điều
19 Thông tư này;
i) Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc quản lý và sử dụng Quỹ;
k) Chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Tài chính trong việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình.”
Thứ hai, Ban điều hành Quỹ:
Được thành lập theo quyết định của Hội đồng quản lý quỹ, Ban điều hành
quỹ bao gồm những thành phần: Trưởng ban điều hành Quỹ là Tổng thư ký Hiệp
hội bảo hiểm Việt Nam và Phó trưởng ban điều hành Quỹ là Tổng thư ký Hiệp hội
bảo hiểm Việt Nam. Nhiệm kỳ của thành viên ban điều hành Quỹ là 3 năm và có
thể được bổ nhiệm lại. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư 101/2013 thì
ban điều hành Quỹ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
“a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Hội đồng quản lý Quỹ trong
việc điều hành, quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ theo đúng quy
định của pháp luật và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
b) Cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của Hội đồng quản lý Quỹ và
Ban kiểm soát Quỹ; chuẩn bị tài liệu cho các cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ;
6


c) Xây dựng phương án quản lý và sử dụng Quỹ, kế hoạch đầu tư vốn nhàn
rỗi, lập dự toán thu chi, báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động và các kế hoạch
công tác của Quỹ trình Hội đồng quản lý Quỹ xem xét phê duyệt;

d) Thu thập hồ sơ từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài để
thực hiện quyền truy đòi người thứ ba và thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm
theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện công tác tài chính kế toán của Quỹ theo quy định của pháp
luật;
e) Thực hiện tập trung nguồn thu của Quỹ, đôn đốc các doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài thu nộp Quỹ theo quy định của Luật Kinh doanh bảo
hiểm và các văn bản hướng dẫn có liên quan;
g) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và
điểm d khoản 2 Điều 8 Thông tư này;
h) Được sử dụng bộ máy của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam trong quá trình
hoạt động;
i) Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát
Quỹ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ của
mình;
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản lý Quỹ giao.”
Ban điều hành Quỹ hoạt động theo cơ chế làm việc do Hội đồng quản lý
Quỹ ban hành sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận. Được thành lập theo quyết
định của Hội đồng quản lý Quỹ vì vậy, mọi hoạt động của Ban điều hành Quỹ sẽ
phải tuân thủ theo những quy định, và chịu sự giám sát, kiểm tra của Hội đồng
quản lý Quỹ.
Thứ ba, Ban kiểm soát quỹ: Giống như Ban quản lý Quỹ, Ban kiểm soát
Quỹ cũng được thành lập theo quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ. Ban kiểm
soát Quỹ bao gồm các thành phần sau:

7


- Trưởng ban kiểm soát Quỹ: Là đại diện của một (01) doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài do các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước

ngoài bầu và được Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm;
- Thành viên Ban kiểm soát Quỹ bao gồm đại diện của ba (03) doanh nghiệp
bảo hiểm nhân thọ, ba (03) doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh
nước ngoài có thị phần đứng thứ bảy (07) đến thứ chín (09) trên thị trường
bảo hiểm Việt Nam vào thời điểm thành lập Ban kiểm soát Quỹ.
Nhiệm vụ quyền hạn của Ban kiểm soát Qũy được quy định như sau:
“a) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ trong việc kiểm soát toàn
bộ hoạt động của Quỹ;
b) Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật và các nghị quyết, quyết
định của Hội đồng quản lý Quỹ; báo cáo với Hội đồng quản lý Quỹ về kết quả
kiểm tra, giám sát và kiến nghị các biện pháp xử lý;
c) Hàng quý và hàng năm tổng hợp đánh giá, kiến nghị với Hội đồng quản
lý Quỹ về tình hình tài chính của Quỹ;
d) Thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng Quỹ theo yêu cầu
của Hội đồng quản lý Quỹ;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản lý Quỹ giao.”1
Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát Quỹ là 3 năm và có thể được bổ nhiệm lại Ban
kiểm soát hoạt động theo cơ chế làm việc do Hội đồng quản lý Quỹ ban hành.
Như vậy, quy định của pháp luật đã cho phép sự có mặt của đại diện một số
doanh nghiệp bảo hiểm tham gia vào bộ máy quản lý, điều hành của Quỹ bảo vệ
người được bảo hiểm khi những doanh nghiệp đó đáp ứng được những điều kiện
đã nêu ở trên. Đây là một quy định hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp
bảo hiểm, bởi nguồn hình thành Quỹ này là dó chính sự đóng góp của doanh
nghiệp bảo hiểm và được sử dụng cho chính doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy, việc

1Khoản 3 Điều 12 Thông tư 101/2013

8



tham gia quản lý Quỹ của đại diện các Doanh nghiệp sẽ giúp cho quá trình quản lý
Quỹ được minh bạch và rõ ràng hơn.
Khác với quy định tại Thông tư 101/2013, thì Nghị định 73/2016 được ban
hành theo đó một trong những quy định mới nhất và được các Doanh nghiệp bảo
hiểm quan tâm nhất đó là Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm sẽ được quản lý tập
trung tại Bộ Tài chính và được hoạch toán, quản lý theo dõi riêng đối với từng loại
hình bảo hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình góp ý cho dự thảo nghị định này đã có
nhiều quan điểm trái triều cũng như ý kiến phản đối, nhất là từ các doanh nghiệp
bảo hiểm thuộc cả 2 khối bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Cụ thể:
Khối doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ủng hộ việc đưa Quỹ Bảo vệ
người được bảo hiểm, thậm chí là cả Quỹ Xe cơ giới về Bộ Tài chính để quản lý
tập trung. Tuy nhiên, việc sử dụng các quỹ này cần phải được thông qua bởi một
Hội đồng, bao gồm các đại diện của Bộ Tài chính, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
(AVI) và các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm nâng cao việc quản lý, sử dụng các quỹ.
2

Khối doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lại phản đối khi cho rằng, các quỹ này
đều do doanh nghiệp bảo hiểm đóng góp (nhằm tuân thủ các quy định của Bộ Tài
chính) và được sử dụng như là biện pháp dự phòng nhằm bảo đảm quyền lợi cho
khách hàng của chính các doanh nghiệp bảo hiểm, do đó nên được quản lý bởi
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. Theo các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, việc để
một tổ chức nghề nghiệp như AVI quản lý, mà tại đây, các doanh nghiệp bảo hiểm
là thành viên trực tiếp điều hành và thực hiện hoạt động đầu tư là hoàn toàn phù
hợp, đảm bảo tính trách nhiệm và quản lý hiệu quả. Còn Bộ Tài chính là cơ quan
quản lý nhà nước, thực hiện chức năng hoạch định chiến lược, xây dựng khung
pháp lý, giám sát và tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt
động.
Mặc dù có nhiều quan điểm trái chiều, song cuối cùng, Nghị định
73/2016/NĐ-CP vẫn quyết định trao quyền quản lý Quỹ Bảo vệ người được bảo
2Trích: />

9


hiểm cho Bộ Tài chính. Như vậy, theo quy định tại Nghị định 73/2016/NĐ-CP, AVI
đã không còn quyền điều hành Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm, trong khi cơ hội
cử đại diện tham gia tổ chức quản lý Quỹ của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng
chưa rõ ràng. Bởi trước đây, đại diện doanh nghiệp bảo hiểm ở cả 2 khối nhân thọ
và phi nhân thọ thuộc Top 9 về thị phần đều được nắm giữ các vị trí quản lý/điều
hành/giám sát Quỹ, bên cạnh đại diện của AVI và Cục Quản lý và giám sát bảo
hiểm. Mặc dù vậy, việc Quỹ được giao cho Bộ Tài chính quản lý tập trung, ngoài
nâng cao tính giám sát, bảo đảm an toàn vốn, còn hạn chế được tình trạng chây ỳ
đóng quỹ của các doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên để Bộ Tài chính thực hiện
quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo quy định tại Nghị định 73/2016 là
chưa đủ. Pháp luật cần có những quy định, hưỡng dẫn cụ thể hơn về cơ cấu, tổ
chức quản lý điều hành đối với loại Quỹ này.
3. Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về mô hình Qũy bảo
vệ người được bảo hiểm.
Nguồn hình thành Qũy bảo vệ người được bảo hiểm.Theo quy định của
pháp luật hiện hành thì Qũy bảo vệ người được bảo hiểm được hình thành từ
những nguồn sau:
-Trích nộp hàng năm theo tỷ lệ phần trăm trên phí bảo hiểm áp dụng đối với
tất cả các hợp đồng bảo hiểm. Khoản trích này được tính vào chi phí hợp lý khi
tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối tượng trích nộp Quỹ người được bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm và Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước
ngoài. Mức trích nộp quỹ được quy định tại Điều 4 Thông tư 101/2013/TT-BTC
như sau:
Điều 4. Mức trích nộp Quỹ
1. Số tiền trích nộp Quỹ tối đa không vượt quá 0,3% tổng doanh thu phí bảo
hiểm giữ lại thuộc các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề
của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Mức trích nộp Quỹ cụ thể do

Bộ Tài chính công bố bằng văn bản trước ngày 30 tháng 4 hàng năm.

10


2. Việc trích nộp Quỹ được thực hiện đến khi quy mô của Quỹ trong lĩnh
vực bảo hiểm phi nhân thọ đạt 5% tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ, chi nhánh nước ngoài và quy mô của Quỹ trong lĩnh vực bảo hiểm nhân
thọ đạt 3% tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong năm tài chính
trước liền kề.
- Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.
- Số dư năm trước của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được chuyển sang
năm sau.
Có thể thấy, Qũy bảo vệ người được bảo hiểm có nguồn hình thành khác là
đa dạng, nó không chỉ xuất pháp từ khoàn trích nộp của các doanh nghiệp bảo
hiểm mà còn xuất phát từ chính những lợi nhuận mà Qũy có được từ hoạt động đầu
tư của mình. Việc quy định mức trích nộp đối với doanh nghiệp bảo hiểm là khá
hợp lý, phù hợp với khả năng tài chính của đa số các doanh nghiệp bảo hiểm hiện
nay, nó là nguồn hình thành chủ yếu để đảm bẻo hiệu quả hoạt động cho Qũy bảo
vệ người được bảo hiểm.
a. Quy định về nguyên tắc quản lý quỹ bảo vệ người được
bảo hiểm.
Được ra đời nhằm mục đích trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi
thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận tại
hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh
toán hoặc bị phá sản. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm hoạt động dựa trên những
nguyên tắc đã được Chính phủ quy định trong Nghị định số 73/2016/NĐ-CP đó là:
“1. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quản lý tập trung tại Bộ Tài
chính và được hạch toán, quản lý, theo dõi riêng đối với từng loại hình bảo hiểm
nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe. Quỹ bảo vệ người được

bảo hiểm có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

11


2. Bộ Tài chính theo dõi việc trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm của
các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài; quản lý và sử dụng Quỹ bảo vệ
người được bảo hiểm bảo đảm an toàn vốn và đúng mục đích theo quy định tại
Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.”
Có thể nhận thấy so với thông tư 101/2013/TT-BTC về hướng dẫn việc quản
lý, sử dụng quỹ bảo vệ người được bảo hiểm thì giờ đây Quỹ bảo vệ người được
bảo hiểm đã được đưa về Bộ tài chính quản lý thay vì được quản lý bởi Hiệp hội
bảo hiểm Việt Nam như trước kia. Việc này sẽ giúp cho việc nâng cao tính giám
sát, bảo đảm an toàn vốn, còn hạn chế được tình trạng chây ỳ đóng quỹ của các
thành viên (tính đến 29/6/2016, vẫn còn doanh nghiệp bảo hiểm nợ quỹ từ năm
2014 ). Trước đây, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam có trách nhiệm đôn đốc việc nộp
quỹ, trong khi vẫn “sống” nhờ nguồn phí thành viên do chính các Doanh nghiệp
bảo hiểm đóng góp.
Mặt khác pháp luật cũng đã quy định trong việc trích nộp, quản lý và sử
dụng quỹ giờ đây đều thuộc về Bộ Tài chính theo dõi để đảm bảo hiệu quả, tiết
kiệm, công khai, minh bạch và kiểm soát chặt chẽ từ công tác thu đến công tác chi,
hoạt động đầu tư, chi trả quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm... Chẳng hạn, đối
với các khoản thu về được Quỹ chia cụ thể gồm: Quỹ bảo vệ người tham gia bảo
hiểm nhân thọ; Quỹ bảo vệ người tham gia bảo hiểm phi nhân thọ; chi quản lý Quỹ
(không vượt quá 0,5% tổng số tiền thực trích nộp vào Quỹ hàng năm).
b. Quy định về việc sử dụng quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.
Vấn đề sử dụng quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quy định tại Mục 2
Chương IIThông tư 101/2013/TT-BTC như sau:
- Quy định về hạn mức chi trả của Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm theo
Điều 7 Thông tư số 101/2013/TT-BTC

Tại Việt Nam, hạn mức chi trả của Quỹ được quy định tại Điều 7 Thông
tư 101/2013/TT-BTC, theo đó đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Quỹ chi trả tối
đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, nhưng không quá
200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng. Đối với hợp đồng bảo hiểm sức
12


khỏe, Quỹ cũng chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của DNBH, chi nhánh nước
ngoài và không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng. Riêng đối với
hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ thì cóhai trường hợp chi trả: hợp đồng bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được chi trả tối đa theo quy định
của pháp luật (70 triệu đồng/người được bảo hiểm/vụ); các hợp đồng bảo hiểm
thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm khác, Quỹ chi trả tối đa 80% mức trách nhiệm
của doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng.
Hiện tại, với quy định hạn mức chi trả của Quỹ như trên là phù hợp với tình
hình thực tế. Tuy nhiên, với việc quy định một khung cứng là chưa hợp lý, bởi quy
định về hạn mức chi trả được cân nhắc dựa trên chỉ số đã được nêu ở trên. Yêu cầu
của hạn mức chi trả của Quỹ là làm sao với số tiền chi trả tối đa có thể bảo vệ được
phần lớn người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện chi trả, đồng thời cũng hạn chế
việc tạo ra rủi ro đạo đức, sự trông chờ từ phía các doanh nghiệp, chi nhánh bảo
hiểm phi nhân thọ nước ngoài cũng như người tham gia bảo hiểm. Chính vì yêu
cầu này nên đòi hỏi quy định về hạn mức chi trả của Quỹ phải thường xuyên thay
đổi để phù hợp với tình hình thực tế.
- Quy định liên quan đến việc thực hiện chức năng của Quỹ Bảo vệ người
được bảo hiểm:
Theo quy định pháp luật, thì ngoài chức năng Quỹ được sử dụng để trả tiền
bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm theo
thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm cho người được bảo hiểm trong trường hợp
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mất khả năng
thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phá sản, thì một chức năng quan trọng của Quỹ

là hỗ trợ việc duy trì và tiếp tục hợp đồng bảo hiểm, giúp người mua bảo hiểm
không phải tìm kiếm doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ
nước ngoài khác để ký hợp đồng bảo hiểm mới.
Khoản 3 Điều 6 Thông tư 101/2013/NĐ-CP quy định “Trường hợp chuyển
giao hợp đồng bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả
năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản cho doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh nước ngoài khác, số tiền do Quỹ chi trả theo hạn mức quy định tại Điều
7 Thông tư này được chuyển trực tiếp cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
13


ngoài nhận chuyển giao.”. Với quy định này, chủ hợp đồng bảo hiểm sẽ được Quỹ
hỗ trợ để tiếp tục duy trì hợp đồng bảo hiểm của mình ởđoanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh bảo hiểm nước ngoài mới, và điều này thật sự có ý nghĩa hơn trong lĩnh
vực bảo hiểm nhân thọ bởi lẽ người mua bảo hiểm sẽ rất khó khăn trong việc ký
kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mới vì phí bảo hiểm quá cao hay các hạn chế về
điều kiện tuổi tác, sức khỏe của người được bảo hiểm.
Vấn đề đặt ra là giả sử Quỹ không tìm được doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh bảo hiểm nước ngoài nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiêm này do các hạn
chế về rủi ro cao của người được bảo hiểm như: sức khỏe, tuổi tác,... thì quyền lợi
của họ sẽ được Quỹ bảo vệ như thế nào, khi họ vẫn mong muốn tiếp tục duy trì
hợp đồng bảo hiểm?
- Quy định về thủ tục sử dụng Qũy bảo vệ người được bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước
ngoài phải gửi Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam văn bản đề nghị sử dụng Quỹ bảo vệ
người được bảo hiểm kèm theo hồ sơ theo mẫu quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông
tư 101/2013/TT-BTC trong thời hạn 5 ngày:
- Kể từ ngày Bộ Tài chính quyết định chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi
phục khả năng thanh toán đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mất khả năng thanh toán;

- Kể từ ngày có kết quả thanh lý tài sản, các khoản nợ đối với trường hợp doanh
nghiệp bảo hiểm bị phá sản.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị sử dụng Quỹ
bảo vệ người được bảo hiểm kèm hồ sơ theo quy định, Hiệp hội bảo hiểm Việt
Nam quyết định sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm và báo cáo Bộ Tài
chính kết quả thực hiện.
c. Chế độ tài chính, kế toán của quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.
Về đầu tư nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm. Do
mục tiêu hình thành Quỹ là bảo vệ người được bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mất khả năng thanh toán, khi
doanh nghiệp bảo hiểm phá sản, nên trong quá trình vận hành, Quỹ phải luôn ở chế
độ sẵn sàng có tiền để chi trả khi xảy ra các sự kiện nói trên. Do đó, một nguyên
14


tắc rất cơ bản khi tổ chức các hoạt động đầu tư của Quỹ là dù đầu tư vào lĩnh vực
nào, dưới hình thức nào cũng phải đảm bảo tính thanh khoản cao, tức khả năng
chuyển đổi các tài sản đầu tư thành tiền và có thể thu hồi được dễ dàng để có thể
chi trả cho người được bảo hiểm. Đây cũng là tính đặc thù trong hoạt động đầu tư
của Quỹ so với các hoạt động đầu tư thông thường khác
Hoạt động đầu tư từ nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ cũng được quy định cụ
thể: Mua trái phiếu Chính phủ với số lượng không hạn chế; Mua trái phiếu doanh
nghiệp được Chính phủ bảo lãnh với mức tối đa không quá 5% tổng số tiền nhàn
rỗi của Quỹ tại một doanh nghiệp và không vượt quá 10% tổng số tiền nhàn rỗi của
Quỹ; Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động hợp pháp
tại Việt Nam với mức tối đa không quá 10% tổng số tiền nhàn rỗi của Quỹ tại một
ngân hàng thương mại và không vượt quá 50% tổng số tiền nhàn rỗi của Quỹ.
Ngân hàng thương mại nơi Quỹ gửi tiền phải là các ngân hàng có tình hình tài
chính lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả, có khả năng thanh khoản cao theo Quy
chế đầu tư Quỹ.

Tuy nhiên việc không quy định hạn mức phần trăm tổng số tiền nhàn rỗi của
Quỹ được giữ lại để dự phòng, tổng số tiền nhàn rỗi của Quỹ có thể được đem đầu
tư hết sau khi trừ đi chi phí quản lý và các chi phí khác, khi đó Quỹ có thể rơi vào
tình trạng bị động, không thanh toán kịp thời theo thời hạn luật định cho người
được bảo hiểm khi xảy ra trường hợp có doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh bảo
hiểm phi nhân thọ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phá sản. Việc
thanh khoản gấp các nguồn đầu tư của Quỹ trên thị trường chứng khoán cũng gây
ra những khó khăn cho Quỹ trong việc đảm bảo khả năng sinh lợi.
Về trích nộp Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 101 thì việc trích nộp Quỹ Bảo
vệ người được bảo hiểm hàng năm theo tỷ lệ không vượt quá 0,3% trên tổng
doanh thu phí bảo hiểm giữ lại thuộc các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài
chính trước liền kề là nghĩa vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp bảo hiểm chi
nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, để hình thành và gia tăng quy mô của
Quỹ, nhằm đảm bảo Quỹ có thể thực hiện việc chi trả khi có thành viên trích nộp
15


Quỹ mất khả năng thanh toán hay phá sản. Việc trích nộp này được quản lý và theo
dõi riêng đối với từng loại hình bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Tuy
nhiên, nghĩa vụ này chỉ thực hiện cho đến khi quy mô của Quỹ đạt đến tỷ lệ phần
trăm nhất định so với tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm
phi nhân thọ nước ngoài trên thị trường bảo hiểm trong năm tài chính trước liền kề.
Cụ thể khoản 2 Điều 4 Thông tư 101 quy định: “Việc trích nộp Quỹ được
thực hiện đến khi quy mô của Quỹ trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đạt 5%
tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài và Quy
mô của Quỹ trong lĩnh vực nhân thọ đạt 3% tổng tài sản của doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ trong năm tài chính trước liền kề”. Quy định này đồng nghĩa với
việc giảm phần nghĩa vụ tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bởi khi này quy mô của Quỹ đã đủ lớn để vận

hành theo mục đích đề ra.
Quy định trên chưa thật sự tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tham gia trên thị trường bảo
hiểm Việt Nam trước và sau khi Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm ngưng việc thu
trích nộp bởi các lý do sau:
Thứ nhất, tại thời điểm Quỹ ngưng thu việc trích nộp, có doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh bảo hiểm nước ngoài đã tham gia trích nộp Quỹ rất nhiều năm, có
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm nước ngoài mới tham gia trích nộp
Quỹ được vài năm, thậm chí là một năm,nhưng Quỹ phải có nghĩa vụ chi trả theo
quy định của pháp luật cho bất kỳ thành viên trích nộp Quỹ mất khả năng thanh
toán hoặc bị phá sản
Thứ hai, các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước
ngoài tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam sau thời điểm Quỹ đã ngưng thu
việc trích nộp sẽ không phải thực hiện việc trích nộp Quỹ theo quy định (lý do là
quy mô Quỹ thời điểm này bằng hoặc vượt mức 5% tổng tài sản doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ, chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong lĩnh vực phi
nhân thọ, quy mô Quỹ bằng hoặc vượt mức 3% tổng tài sản của doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ trong năm tài chính trước liền kề, và vốn nhàn rỗi của Quỹ tiếp tục
được sử dụng đầu tư sinh lợi theo quy định). Vấn đề đặt ra là, nếu việc ngưng thu
16


này kéo dài cho đến khi một trong những chủ thể này mất khả năng thanh toán
hoặc phá sản thì Quỹ có phải thực hiện việc chi trả cho người được bảo hiểm
không, khi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm nước ngoài mà họ ký kết
chưa từng thực hiện nghĩa vụ trích nộp Quỹ?
4. Kiến nghị hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam về
mô hình quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.
Khi một chủ thể kinh doanh bảo hiểm bị phá sản hoặc mất khả năng thanh
toán, thông thường người được bảo hiểm được ưu tiên nhận tiền bồi thường hoặc

được hoàn phí bảo hiểm từ tài sản thanh lý của chủ thể kinh doanh bảo hiểm đó.
Cơ chế này cho phép người được bảo hiểm được ưu tiên nhận tiền bồi thường khi
thanh lý tài sản đầu tư từ quỹ dự phòng nghiệp vụ, ký quỹ hoặc từ toàn bộ tài sản
của chủ thể kinh doanh bảo hiểm phá sản. Tuy nhiên, cơ chế này bộc lộ khá nhiều
nhược điểm, đó là khó có thể chi trả đầy đủ các khoản nợ đối với tất cả các hợp
đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản hay mất khả năng thanh toán
đã ký kết trước đó.Như đã nói ở trên, Qũy bảo vệ người được bảo hiểm mới được
hình thành và đi vào hoạt động, thế nhưng trên thực tế vận hành của Qũy đã bộ lộ
một số hạn chế nhất định xuất phát từ những quy định của pháp luật liên quan đến
việc vận hành Qũy, do vậy, nhóm chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất: về trường hợp sử dụng Quỹ tại khoản 11 Điều 1 Luật số
61/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Kinh doanh bảo hiểm:
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm (Luật số
61/2010/QH12) được Quốc hội khóa XII ban hành ngày 24/11/2010 bổ sung khoản
3 Điều 97 Luật Kinh doanh bảo hiểm như sau:
“Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm được thành lập để bảo vệ quyền lợi của
người được bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất
khả năng thanh toán; Nguồn để lập QuỹBảo vệ người được bảo hiểm được trích lập
theo tỷ lệ phần trăm trên phí bảo hiểm áp dụng đối với tất cả hợp đồng bảo hiểm;
Chính phủ quy định việc trích lập và quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ người được bảo
hiểm”.
17


Ta có thể thấy nguồn để lập Quỹ lại được trích theo tỷ lệ phần trăm trên phí
bảo hiểm áp dụng đối với tất cả hợp đồng bảo hiểm. Vậy một vấn đề đặt ra là
những người tham gia sử dụng dịch vụ bảo hiểm của các chi nhánh bảo hiểm phi
nhân thọ nước ngoài có được Quỹ bảo vệ không khi chủ thể này mất khả năng
thanh toán, vì chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không có tư cách pháp
nhân, không là doanh nghiệp bảo hiểm.

Đến khi Thông tư 101/2013/TT-BTC được ban hành thì vấn đề trên đã được
hướng dẫn cụ thể, theo đó, đối tượng trích nộp Quỹ bao gồm doanh nghiệp bảo
hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm chuyên kinh
doanh sức khỏe, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ) và chi nhánh phi nhân thọ nước
ngoài và Quỹ thực hiện việc chi trả cho người được bảo hiểm hoặc cho doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nhận chuyển giao
hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản hoặc
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mất khả năng
thanh toán.
Có thể thấy, cùng với quy định trên và quy định về hạn mức chi trả tối đa tùy
theo loại hình bảo hiểm, người sử dụng dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
được Quỹ bảo vệ ngang bằng với người sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp bảo
hiểm có tư cách pháp nhân trong nước. Như vậy, Quỹ sử dụng để chi trả nhằm để
bảo vệ quyền lợi của NĐBH theo pháp luật hiện hành không chỉ trong trường hợp
doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán mà còn cả trong
trường hợp chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mất khả năng thanh toán.
Từ những lập luận trên thì giải pháp hoàn thiện đó là việc hoàn thiện quy
định tại khoản 3 Điều 97 Luật Kinh doanh bảo hiểm như sau: “Quỹ Bảo vệ người
được bảo hiểm được thành lập để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm trong
trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mất khả năng thanh toán....”.
Thứ hai: về hạn mức chi trả của Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm theo
Điều 7 Thông tư số 101/2013/TT-BTC
18


Ta có thể thấy quy định tại Điều 7 của Thông tư 101/2013/TT-BTC chưa
thực hợp lí như phân tích đã nêu trên phần 3 của bài tiểu luận này.. Yêu cầu của
hạn mức chi trả của Quỹ là làm sao với số tiền chi trả tối đa có thể bảo vệ được
phần lớn người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện chi trả, đồng thời cũng hạn chế

việc tạo ra rủi ro đạo đức, sự trông chờ từ phía các doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cũng như người tham gia bảo hiểm.
Chính vì yêu cầu này nên đòi hỏi quy định về hạn mức chi trả của Quỹ phải thường
xuyên thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế.
Giải pháp hoàn thiện ở đây là nên có quy định “mở” cho hạn mức chi trả của
Quỹ, cụ thể tại Điều 7 Thông tư 101/2013/TT-BTC về “Hạn mức chi trả của Quỹ”
bổ sung thêm khoản 4: “Hạn mức chi trả của Quỹ có thể thay đổi. Bộ trưởng Bộ
Tài chính quy định hạn mức chi trả Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm theo đề nghị
của Hội đồng quản lý Quỹ trong từng thời kỳ”.
Thứ ba: về chức năng của Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm
Chúng ta nên nghiên cứu và quy định thêm chức năng của Quỹ về việc “trực
tiếp quản lý những hợp đồng bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phá sản và tiến hành
chi trả tiền bảo hiểm theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm khi không tìm được
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm nước ngoài nhận chuyển giao” để
người được bảo hiểm được bảo vệ tốt nhất.
Thứ tư: về đầu tư nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ Bảo vệ người được bảo
hiểm tại khoản 2, Điều 16 Thông tư số 101/2013/TT-BTC
Với việc không quy định hạn mức phần trăm tổng số tiền nhàn rỗi của Quỹ
được giữ lại để dự phòng, Quỹ có thể rơi vào tình trạng bị động, không thanh toán
kịp thời theo thời hạn luật định cho người được bảo hiểm. Việc thanh khoản gấp
các nguồn đầu tư của Quỹ trên thị trường chứng khoán cũng gây ra những khó
khăn cho Quỹ trong việc đảm bảo khả năng sinh lợi.

19


Giải pháp ở đây ta cần thiết quy định tỷ lệ phần trăm nhất định Quỹ giữ lại
để dự phòng, nên là từ 10% đến 20% trên tổng số tiền nhàn rỗi của Quỹ, để có thể
đảm bảo mức độ nhất định cho việc chi trả trong thời hạn luật quy định.

Thứ năm: về thời điểm ngưng trích nộp Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm
theo khoản 2, Điều 4 Thông tư số 101/2013/TT-BTC
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 101 thì việc trích nộp Quỹ Bảo
vệ người được bảo hiểm hàng năm theo tỷ lệ không vượt quá 0,3% trên tổng doanh
thu phí bảo hiểm giữ lại thuộc các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính
trước liền kề là nghĩa vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp bảo hiểm chi nhánh
bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, để hình thành và gia tăng quy mô của Quỹ,
nhằm đảm bảo Quỹ có thể thực hiện việc chi trả khi có thành viên trích nộp Quỹ
mất khả năng thanh toán hay phá sản. Quy định trên chưa thật sự tạo sự công bằng
giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
tham gia trên thị trường bảo hiểm Việt Nam trước và sau khi Quỹ Bảo vệ người
được bảo hiểm ngưng việc thu trích nộp như ddaxphaan tích tại mục 3.
Giải pháp cho vấn đề đó là việc cần sửa đổi khoản 2 Điều 4 Thông tư 101 như
sau: “doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài thực hiện việc
trích nộp Quỹ cho đến khi tổng số tiền trích nộp Quỹ đạt 5% tổng tài sản của
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trong năm tài chính trước liền kề;
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện việc trích nộp Quỹ cho đến khi đạt 3%
tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong năm tài chính trước liền
kề.Việc trích nộp Quỹ sẽ được phục hồi nếu tổng tài sản của doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài tăng vào năm tài chính trước liền kề”.
KẾT LUẬN.
Trên đây là bài tiểu luận của nhóm chúng em về đề tài “Tìm hiểu về mô hình
Qũy bảo vệ người được bảo hiểm và thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về
mô hình này”. Trong bài làm không tránh khỏi những sai sót do hạn chế về kiến

20


thức, chúng em kinh mong thầy cô thông cảm và khắc phục để bài làm này của
chúng em được hoàn thiện hơn, chúng em xin chân thành cảm ơn.


21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010.
2. Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh
doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
45/2007/NĐ-CPThông tư 101/2013/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, sử
dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.
3. Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Kinh doanh
bảo hiểm và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo
hiểm.
4. />5. />6. />7. />
22



×