Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

HÀNH VI NGÔN NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.14 KB, 21 trang )

Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN
Bộ môn NN&VHVN

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÓM

HÀNH VI NGÔN NGỮ
TRONG TIẾNG VIỆT & TIẾNG ANH


MỤC LỤC

2
2


HÀNH VI NGÔN NGỮ
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT - MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
VÀI NÉT GIỚI THIỆU CHUNG
Trong giao tiếp, con người thực hiện rất nhiều hoạt động khác nhau bằng cách sử dụng ngôn
ngữ. Các hành động này tuy được thể hiện hết sức đa dạng nhưng đều được gọi chung là các
hành vi ngôn ngữ.
Mối liên hệ giữa ngôn ngữ - hành vi con người là hiển nhiên, trong nghiên cứu ngữ dụng học,
loại hành vi này không thể bỏ qua.

PHÁT NGÔN KHẢO NGHIỆM VÀ PHÁT NGÔN NGỮ VI
Việc quan niệm ngôn ngữ trước hết là một công cụ để thực hiện hoạt động hướng đích nào đo
đã khiến người ta quan tâm tới khả năng làm công cụ của các phát ngôn và đã mang đến cho
chúng ý nghĩa co tính chất “hành vi”.
Khái niệm “hành vi ngôn ngữ” bắt đầu bằng những công trình của J.L Austin – nhà triết học
người Anh – khi ông phát hiện ngoài chức năng khảo nghiệm (khẳng định, trần thuyết, xác


tín, miêu tả), cái mà xét về mặt ngữ nghĩa co thể được đánh giá theo lôgic đúng - sai thì còn
co những phát ngôn khác, mặc dù rất giống phát ngôn khảo nghiệm về hình thức nhưng lại
không thể đánh giá nội dung theo tiêu chuẩn đúng, sai lôgic đo - chúng được gọi là phát ngôn
ngữ vi.
Phát ngôn ngữ vi là những phát ngôn mà khi người ta noi ra chúng ra người ta đồng thời thực
hiện ngay cái việc được biểu thi trong phát ngôn.

CÁC HÀNH VI NGÔN NGỮ
(a) Hành vi tạo lời (thuật ngữ tiếng Anh locutionary act)
Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng từ ngữ, cấu trúc, ngữ âm, từ,... theo một cách nhất định để
tạo ra phát ngôn về hình thức và nội dung.
(b) Hành vi mượn lời (thuật ngữ tiếng Anh perlocutionary act)
thuật ngữ tiếng Anh illocutionary act) là những hành vi “mượn” các phát ngôn để gây ra một
hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đo ở người nghe, người nhận, hoặc ở chính người noi; co thể là
tác động đến tâm lí, hành vi, thái độ, tình cảm...
(c) Hành vi ở lời (thuật ngữ tiếng Anh illocutionary act)
3
3


Hành vi ở lời là những hành vi người noi thực hiện ngay khi noi năng. Chúng mang lại hiệu
quả thuộc ngôn ngữ, gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận.
Hành vi ở lời co thể được thể hiện qua các động từ như hỏi, mời, chào, chúc, khuyên, ra lệnh,
khẳng định…
Phân biệt hành vi ở lời với hành vi tạo lời và mượn lời:
+ Hành vi ở lời khác với hành vi tạo lời và mượn lời ở chỗ chúng thay đổi tư cách pháp nhân
của người đối thoại.
+ Hành vi ở lời đặt người noi và người nghe vào những nghĩa vụ, quyền lợi mới so với tình
trạng của họ trước khi thực hiện.


PHÁT NGÔN NGỮ VI VÀ BIỂU THỨC NGỮ VI
Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn – sản phẩm của một hành vi ở lời nào đo khi hành vi này được
thực hiện một cách trực tiếp, chân thực.
Biểu thức ngữ vi là kết cấu lõi đặc trung cho hành vi ở lời tạo ra phát ngôn ngữ vi.
Trong thực tế chúng ta co thể gặp 2 loại phát ngôn ngữ vi là phát ngôn ngữ vi tối thiểu (chỉ co
biểu thức ngữ vi) và phát ngôn ngữ vi mở rộng (ngoài biểu thức ngữ vi còn co thêm thành
phần mở rộng).

4
4


B. SO SÁNH CÁC KHÍA CẠNH HÀNH VI NGÔN NGỮ TRONG
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Trong Bài tập nhom 1, chúng tôi đã phân tích kĩ các khía cạnh của hành vi ngôn ngữ tiếng
Việt, nên trong bài tập nhom 2 này chúng tôi tập trung khai thác hành vi ngôn ngữ trong tiếng
Anh và những điểm giống và khác nhau nổi bật giữa 2 ngôn ngữ này.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt và
tiếng Anh về cơ bản là tương đồng. Theo GS. TS. Võ Đại Quang (2009), hoàn toàn co thể
đưa ra giả định rằng các chức năng cơ bản của ngôn ngữ là giống nhau trong các ngôn ngữ
khác nhau trên tất cả mọi vùng của thế giới, cho dù co thể co những khác biệt về tập quán
ngôn ngữ. Sở dĩ như vậy là vì, theo Robins, con người co những nhu cầu, những mối quan hệ
giống nhau, và khái quát hơn. Khi nghiên cứu những vấn đề liên quan đến ý nghĩa, chức năng
của ngôn ngữ, co thể tiên nghiệm một điều là: cách thức mà các ngôn ngữ khác nhau ứng xử
về một hiện tượng là tương đối giống nhau. Trong bài tập này, chúng tôi sẽ đi sâu vào hành vi
ngôn ngữ trong tiếng Anh để thấy được sự giống nhau đo.

5
5



PHƯƠNG TIỆN CHỈ DẪN HIỆU LỰC Ở LỜI (IFIDS)
Mỗi biểu thức ngữ vi được đánh dấu bằng các dấu hiệu chỉ dẫn để phân biệt các biểu thức
ngữ vi với nhau. Chúng được nhân dạng như sau:
1. CÁC KIỂU KẾT CẤU

(a) Kết cấu cầu khiến:
Tiếng Việt: Hãy học đi!, lên đường nào!, xin đề nghị quý ông xem xét ra quyết định!,…
Tiếng Anh: I’ll have Peter fix my car, please help me to open the door,…
Ở cả tiếng Việt và tiếng Anh đều co những cấu trúc, từ ngữ nhất định dùng trong câu cầu
khiến, tuy nhiên trong tiếng Anh còn co câu cầu khiến chủ động và câu cầu khiến bị động.
Ví dụ:
I have my hair cut. (Câu cầu khiến bị động)
I’ll have Jane cut my hair. (Câu cầu khiến chủ động)
(b) Kết cấu cảm thán:
Tiếng Việt: giời ơi là giời, co chồng con nhà nào thế này không? Đẹp ơi là đẹp! Co đưa đây
không thì bảo?,…
Tiếng Anh: What a beatufil dress! How hot today is!,...
Trong câu cảm thán, tiếng Việt không chỉ co kiểu từ ngữ cảm thán, co thể kết hợp với câu
trần thuyết mà còn phải kể đến những kết cấu từ ngữ kết hợp với câu hỏi mà tiếng Anh gần
như là không co.
Ngoài ra trong một số trường hợp câu cảm thán còn là những đặc trưng cho biểu thức ngữ vi
của hành vi đe dọa (ví dụ: Co đưa đây không thì bảo!)
Trong tiếng Anh kết cấu cảm thán co phần cố định và chặt chẽ hơn, được qui định bởi các cấu
trúc What + (a/an) + adjective + noun! hay How + adjective + S + tobe!

2. NHỮNG TỪ NGỮ CHUYÊN DÙNG TRONG BIỂU THỨC NGỮ VI

Trong biểu thức ngữ vi hỏi


Tiếng Việt

Tiếng Anh

+ Co….không?

+ Do you….?

+ Đã….chưa?

+ Have you….?

+ Ai, cái gì, bao giờ,...

+ Who, what, when,…

6
6


Trong các kết cấu cầu khiến

Hãy, chớ, đừng…nữa,…

Let’s, don’t, please

Trong biểu thức ngữ vi khuyên

Nên, không nên,…


Should, shouldn’t,…

Quán ngữ

Đi đàng đầu, chết không
nhắm mắt, trời chu đất
diệt,…

Trong biểu thức đánh giá

Thật là…

What, how,....

Ở phần này, tiếng Việt khác với tiếng Anh ở chỗ tiếng Việt còn co những mô thức noi năng
tuy không cố định, do người noi “sáng tạo ra” theo ngữ huống nhưng vẫn được cấu tạo phỏng
theo một quán ngữ nào đo.
Ví dụ: Tôi mà lừa anh thì tôi sẽ đâm vào ô tô mà chết.
Xét cùng khía cạnh này, trong tiếng Anh, các kiểu diễn đạt hình ảnh và không tuân theo một
kết cấu đặc trưng như vậy không phổ biến như trong tiếng Việt. Co thể sự khác nhau này bắt
nguồn từ sự khác nhau giữa lối noi của người phương Đông và phương Tây trong cuộc sống
đời thường. Người phương Đông thiên về lối noi giàu hình ảnh, noi bong gio, noi gián tiếp
còn người phương Tây thường đi thẳng vào vấn đề, trực tiếp không mấy hoa mĩ.
3. NGỮ ĐIỆU

Xét về khía cạnh này thì tiếng Việt và tiếng Anh hoàn toàn tương đồng Bởi ngữ điệu của câu
noi bị ảnh hưởng bời cảm xúc, thái độ của người noi nên không co sự khác nhau giữa các
ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ, người noi sẽ vẫn thể hiện thái độ ngạc nhiên bằng cách lên giọng,
bực tức bằng cách gằn giọng hoặc quát to, nhẹ nhàng khi khuyên bảo và chia sẻ,... Bản thân

cảm xúc, thái độ, tình cảm của con người là yếu tố phi ngôn ngữ nên ngữ điệu lên hay xuống
sẽ phụ thuộc vào yếu tố con người hơn là ngôn ngữ họ sử dụng.
4. QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH TỐ TRONG CẤU TRÚC VỊ TỪ

Các đặc tính ngữ nghĩa như tự nguyện hay cưỡng bức của hành động đối với người tạo ra
hành vi và với người nhận hành vi cũng co giá trị như những IFIDs và đong vai trò như nhau
ở cả 2 ngôn ngữ.
Ví dụ:
Tiếng Việt: Anh phải nghỉ 3 ngày.
Tiếng Anh: You have to go to bed, now. (Con phải đi ngủ ngay bây giờ)
→ “phải'’ và “have to" là một “lệnh”, bắt buộc, tạo một áp lực lên đối với người nghe phải
thực hiện hành động.
Tuy nhiên, trong một tình huống khác, chúng ta thấy được sự khác nhau giữa cách thể hiện
ngữ nghĩa tích cực hay tiêu cực, có lợi hay có hại trong 2 ngôn ngữ.
7
7


Ví dụ:
(1a) Tiếng Việt: Anh được nghỉ 3 ngày.
(1b) Tiếng Anh: You have 3 days off. (Bạn co 3 ngày nghỉ)
(2a) Tiếng Việt: No bị ốm.
(2b) Tiếng Anh: He is sick. (No ốm)
Trong tiếng Anh, sắc thái nghĩa “bị”, “được" không được phân biệt rõ như tiếng Việt. Điều
này gây kho khăn cho người Việt khi học tiếng Anh và được xem là một lỗi sai phổ biến của
học sinh Việt Nam. Nếu như trong tiếng Việt chúng ta hiểu rõ “được" nghĩa là được hưởng
một thứ gì đo tích cực, “bị" mang sắc thái chịu đựng một thứ gì đo tiêu cực, thì trong tiếng
Anh lại phải tuỳ vào văn cảnh mà cảm nhận những ý nghĩa đo, vì no không được thể hiện
trong ngôn từ.


8
8


ĐỘNG TỪ NGỮ VI (SPEECH ACT VERB)
Về cơ bản, động từ ngữ vi của tiếng Anh và tiếng Việt thường giống nhau, ví dụ như hỏi
(ask), hứa (promise), thề (swear), cảnh cáo (warn),...
Sự khác nhau ở đây thể hiện ở các yếu tố biến thái làm mất hiệu lực ở lời, trong tiếng Việt
yếu tố biến thái là một số từ ngữ (lúc nãy, đã, vừa mới, hôm qua,...), thì trong tiếng Anh
chúng lại là dạng thức của động từ.
Xét các ví dụ sau:
Tiếng Việt

Tiếng Anh

(1a) Lúc nãy tôi hứa tôi sẽ đến.

(1b) I promised I would come.

(2a) Tôi đã thề với anh rồi

(2b) I swore to you.

→ Nếu ở trong câu (1a) và (2a) co các yếu tố biến thái là “lúc nãy” và “đã” làm mất hiệu lực
ngữ vi của 2 động từ ngữ vi “hứa” và “thề” thì ở câu (1b) và (2b) chính động từ ngữ vi đã
đong vai trò là yếu tố biến thái khi chuyển từ dạng hiện tại sang quá khứ (promise –
promised, swear – swore), chuyển động từ ngữ vi thành động từ ngữ vi thành động từ miêu tả
thông thường.

CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ NGỮ VI


Chúng ta co thể áp dụng cùng một cách phân loại các động từ ngữ vi cho cả tiếng Anh và
tiếng Việt
(a) Động từ ngữ vi siêu ngôn ngữ: Là động từ ngữ vi được dùng trong biểu thức ngữ vi
tường minh.
Ví dụ: hứa – promise, khuyên – advise, mời – invite,…
(b) Động từ ngữ vi nghi thức: Là những động từ ngữ vi được dùng trong những biểu thức
ngữ vi tường minh do các hành động xã hội đòi hỏi phải co những thiết chế, những nghi thức
nhất định mới thực hiện được.
Ví dụ: tuyên án – sentence, tuyên dương – honors,…
(c) Động từ ngữ vi cộng tác: Là những động từ ngữ vi ứng với các hành vi ở lời phải co ít
nhất hai người mới thực hiện được.
Ví dụ: thách – dare, cược – bet,…
(d) Động từ ngữ vi tập thể: Là những động từ ngữ vi ứng với những hành động ở lời co thể
do nhiều người cùng thực hiện đồng thời.
Ví dụ: (tòa) tuyên án – sentence
9
9


10
10


BIỂU THỨC NGỮ VI NGUYÊN CẤP (PRIMARY PERFORMATIVES)
HAY HÀM ẨN (IMPLICIT PERFORMATIVES) VÀ BIỂU THỨC NGỮ VI
TƯỜNG MINH (EXPLICIT PERFORMATIVES)
Trong cuốn Pragmatics được xuất bản bởi đại học Oxford, tác giả George Yule cũng chỉ ra 2
loại biểu thức ngữ vi trong tiếng Anh và chúng hoàn toàn tương đồng với các dạng biểu thức
ngữ vi trong tiếng Việt được đề cập trong cuốn Đại cương Ngôn ngư học của GS.TS. Đỗ Hữu

Châu.
Biểu thức ngữ vi tường minh (biểu thức ngữ vi co động từ ngữ vi)
Tiếng Việt

Tiếng Anh

Tôi khuyên anh nên bỏ thuốc lá đi.

I advise you to give up smoking.

Tôi hứa mai tôi sẽ đến.

I promise tomorrow I will come.

Biểu thức ngữ vi nguyên cấp / hàm ẩn (không co động từ ngữ vi)
Tiếng Việt

Tiếng Anh

Anh nên bỏ thuốc lá đi.

You should give up smoking.

Mai tôi sẽ đến.

Tomorrow I will come.

Cả hai cuốn sách vừa nêu trên viết về Hành vi ngôn ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt, đều
đồng ý rằng trong một số trường hợp việc sử dụng biểu thức ngữ vi tường minh sẽ tạo hiệu
quả ở lời tốt hơn (ví dụ như hành vi ra lệnh), nhưng trong một số trường hợp khác việc sử

dụng biểu thức ngữ vi tường minh lại co phần không hợp lý (như hành động khoe hay xúc
phạm)

11
11


ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG HÀNH VI NGÔN NGỮ
Khi xét về điều kiện sử dụng các hành động ở lời theo Searl, chúng ta thấy co sự tương đồng
lớn giữa 2 loại ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
Ví dụ (1)
Tiếng Việt: Anh hứa anh sẽ cưới em.
Tiếng Anh: I promise I will marry you.
ĐIỀU KIỆN NỘI DUNG MỆNH ĐỀ:

Điều kiện chỉ ra nội dung của hành động ở lời. Ở cả hai ngôn ngữ, bất cứ hành động lời noi
nào khi được noi ra, đều cần co nội dung. Trong ví dụ (1), chúng ta co thể thấy hành động
ngôn ngữ hứa trong tiếng Anh hay tiếng Việt đều cần phải chứa đựng nội dung là một hành
động sẽ hoặc co thể được thực hiện trong tương lai.
ĐIỀU KIỆN CHUẨN BỊ

Đây là điều kiện liên quan đến những hiểu biết của người noi về của người nghe (về năng
lực, lợi ích, ý định, trách nhiệm… của người nghe) và về quan hệ giữa người nói với người
nghe.
Tuy nhiên, xét về điều kiện chuẩn bị, tiếng Việt và tiếng Anh vẫn co sự khác nhau, đặc biệt là
hành động hứa làm việc gì đo với tân ngữ là người nghe. Trong tiếng Anh, động từ “promise”
còn co ám chỉ hành động đe dọa (“I promise I will bring you trouble”, như một lời đe dọa về
một hành động tiêu cực nào đo trong tương lai đối với người nghe). Tuy nhiên, khi hành động
hứa này ở tiếng Việt đa số mang ý nghĩa tích cực mang theo lợi ích của người nghe - tức
người nhận hành động trong tương lai (ví dụ: “Anh hứa sẽ cưới em”; “Anh hứa sẽ chăm soc

em”; “Anh hứa sẽ mua nhà cho em” …). Trong trường hợp hành động tương lai mang tính
tiêu cực đối với người nghe, trong tiếng Việt hay sử dụng hành động thề, thay vì hứa. (ví dụ:
trong tiếng Anh co “I promise I will bring you trouble”, nhưng tiếng Việt sẽ là “Tao thề sẽ
làm mày điêu đứng” thay vì “Tao hứa sẽ làm mày điêu đứng”)
ĐIỀU KIỆN TÂM LÍ (ĐIỀU KIỆN CHÂN THÀNH)

Đây là điều kiện liên quan đến trạng thái tâm lí tương ứng của người noi, cái mà phải thích
hợp với hành động ở lời mà mình đưa ra. Đối với hành động hứa, điều kiện này bắt buộc
người noi phải hứa mà thực sự muốn thực hiện hành động đo. Như trong ví dụ (1), người noi
bắt buộc phải chân thành muốn cưới người nghe, hoặc muốn mua xe cho người nghe. Điều
này khác với những lời hứa hão, hứa cho qua chuyện để khỏi bị làm phiền. Như vậy, gần như
không co sự khác nhau giữa 2 ngôn ngữ theo điều kiện này.
ĐIỀU KIỆN CĂN BẢN
12
12


Đây là điều kiện thiết yếu, trách nhiệm ràng buộc giữa người noi và người nghe. Ví dụ về
hành động hứa, tức là ghi nhận trách nhiệm, hành động trong tương lai sẽ là một nghĩa vụ, bắt
buộc người noi hoặc người nghe phải thực hiện. Như vậy, trong cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt,
điều kiện này giống nhau.

HÀNH VI Ở LỜI GIÁN TIẾP
Khi nghiên cứu về hành vi ở lời gián tiếp, chúng tôi thấy sự tương đồng gần như
hoàn toàn trong hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Dưới dây chúng tôi phân tích
các khía cạnh ở lần lượt hai ngôn ngữ cùng với các ví dụ mình hoạ trong thực tế để
chỉ rõ sự tương đồng trên.
KHÁI NIỆM HÀNH VI Ở LỜI GIÁN TIẾP



Tiếng Việt
Một hành vi được sử dụng gián tiếp là một hành vi trong đo người noi thực hiện một hành vi
ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài
ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác
Ví dụ:
(A vay tiền của B đã lâu mà vẫn chưa trả)
B: Cậu sắp được nhận tiền lương chưa?
A: Cậu noi thẳng luôn ra là đòi tiền đi! Mà sao cậu lì thế? Cho người ta mượn tiền mà đòi hết
lần này đến lần khác.
Ở đây, B đã dùng hành vi ở lời trực tiếp là hỏi để nhằm làm cho A nắm được hiệu lực ở lời
gián tiếp là nhắc nhở A trả tiền. Hiệu lực gián tiếp này đã đạt hiệu quả và đươc A “ phiên
dịch” ra là : đòi tiền.



Tiếng Anh
Theo George Yule (Pragmatics, 1996) đề cập, hành vi ở lời trong tiếng Anh co 3hình thức
tương đương với 3 chức năng, chỉ cần co một sự không thống nhất giữa hình thức và chức
năng, nghĩa là, co một hành vi nào được thể hiện dưới dạng hình thức này nhưng lại không
thực hiện chức năng tương ứng mà lại thực hiện một chức năng khác, thì đo gọi là hành vi
ngôn ngữ gián tiếp.
Hình thức

Chức năng

Declarative (trần thuật)

Statement (khẳng định)

Interrogative (nghi vấn)


Question (hỏi)

Imperative (cầu khiến)

Command/Request (yêu cầu, đề nghị)

Ví dụ:
(1) Con trai: Why are we still here? Hurry up or we are late. (Sao chúng ta vẫn ở đây? Nhanh
lên đi không thì muộn mất)
13
13


Bố: Have you worn a seat belt? (Con đã đeo dây bảo hiểm chưa?) (interrogative - nghi
vấn)
Trong trường hợp trên, người cha đã dùng câu nghi vấn nhưng không phải để hỏi xem con
trai đã đeo day bảo hiểm chưa, ông biết chắc đứa trẻ chưa cái dây bảo hiểm nên chưa đi và
đợi cậu bé cài dây an toàn rồi mới đi. Câu hỏi trên như một lời nhắc nhở, yêu cầu cậu bé thắt
dây an toàn.
(2) You are standing in front of my TV. (bạn đang dứng trước ti vi của tôi đấy) – Declerative
– trần thuật
Ví dụ này người noi không phải muốn khẳng định điều gì mà cần người đối diện tránh khỏi
màn hình ti vi cho anh ấy tiếp tục xem.
Đặc biệt, trong tiếng Anh co một số dạng hành vi gián tiếp vô cùng thông dụng, đo là sử dụng
các nghi vấn bắt đầu bằng “Can you..?”, “Could you…?”, “Would you…?” để thực hiện hành
vi ở lời gián tiếp là yêu cầu, đề nghị. Ngoài ra, tiếng Anh cũng co những hành vi ngôn ngữ
được dùng với hiệu lực ở lời gián tiếp và hiệu lực đo được dùng lặp đi lặp lại trở thành một
thứ quy ước, co tính chất là một nghi thức ngôn ngữ trong giao tiếp. Đo là những câu hỏi để
chào như: What’s up?, How are you?, How are you doing?, How is everything?, Good to see

you…

NGỮ CẢNH LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ NHẬN DIỆN HÀNH VI Ở LỜI GIÁN TIẾP Ở CẢ
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT


Tiếng Việt

Ví dụ:
Giá ai bê hộ chậu cây này lên gác nhỉ!
→ Hành vi ở lời trực tiếp: bộc lộ mong muốn ai đo bê hộ chậu cây.
→ Hành vi ở lời gián tiếp: đề nghị người nghe bê hộ chậu cây.
Ở ví dụ này, hành vi đề nghị co thể đạt được hiệu quả tại lời trong một ngữ cảnh nhất định:
người noi là một cô gái xinh đẹp trước mặt người nghe là một nam giới khỏe mạnh đang
rảnh rỗi. Người con trai này tuy không phải là gần gũi nhưng cũng không hoàn toàn khác
cộng đồng xã hội, khác trang lứa với cô ta. Không ở trong ngữ cảnh như vậy, chắc hẳn cô ta
sẽ không “mong muốn” mặc dù cô ta thật sự cần giúp đỡ.
Hành vi ngôn ngữ gián tiếp còn bị quy định bởi lí thuyết lập luận, bởi các phương châm hội
thoại, bởi phép lịch sự, bởi các qui tắc liên kết, bởi các qui tắc hội thoại và cả bởi lôgíc nữa.
Co những hành vi ngôn ngữ được dung với hiệu lực ở lời gián tiếp và hiệu lực đo được dùng
lặp đi lặp lại trở thành một thứ quy ước, co tính chất là một nghi thức ngôn ngữ trong giao
14
14


tiếp. Đo là những câu hỏi để chào như Anh có khỏe không? Đi đâu đấy? Đi chợ về đấy à?
Những câu hỏi trách moc Sao bây giờ mới về? biết mấy giờ rồi không?


Tiếng Anh


Quay lại ví dụ (1) cuộc noi chuyện giữa bố và con trai,
Con trai: Why are we still here? Hurry up or we are late. (Sao chúng ta vẫn ở đây? Nhanh
lên đi không thì muộn mất)
Bố: Have you worn a seat belt? (Con đã đeo dây bảo hiểm chưa?) (interrogative - nghi vấn)
nếu không ở trong hoàn cảnh đo và chứng kiến cảnh người bố dừng xe không chịu xuất phát
thì chúng ta sẽ hiểu việc noi câu nghi vấn đo là một hành động hỏi thông thường để kiểm tra
xem con trai đã thắt dây an toàn chưa chứ không phải là một hành động đề nghị.
MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH VI Ở LỜI GIÁN TIẾP

(a) Một hành vi ngôn ngữ gián tiếp co thể được thực hiện qua những hành vi ở lời khác nhau
Tiếng Việt
Ví dụ:
Hành vi ngôn ngữ gián tiếp: Đề nghị bật quạt co nhiều hành vi ở lời thực hiệ
o
o
o

Mất điện à ?
Anh có thể bật quạt lên được không?
Ở đây nóng quá!

Tiếng Anh
Ví dụ:
Hành vi ở lời yêu cầu người khác không đứng che màn hình ti vi.
o
o
o

You’re standing in front of the TV. (Bạn đang đứng trước ti vi đấy.)

Would you mind moving out just a bit? (Bạn co ngại tráng sang một chút không)
Do you need to stand in front of the TV like that? (bạn co cần phải đứng trước ti vi
như thế không?)

(b) Cùng 1 hành vi ở lời co thể tạo ra những hành vi ngôn ngữ gián tiếp khác nhau
Tiếng Việt
Ví dụ:
Hành vi hỏi: Mấy giờ rồi?
o
o
o

Noi với khách: Đã quá khuya rồi, về đi – hành vi đề nghị
Noi với bạn gái khi bạn ấy trễ hẹn: Em đã đến trễ – hành vi phê phán
Noi với con: Đừng chơi game nữa, học bài đi – hành vi yêu cầu

Tiếng Anh
15
15


Trong tiếng Anh, vì bị ảnh hưởng bởi văn hoá noi thẳng, noi thật của phương Tây nên dường
như đặc điểm này không mấy nổi bật và phổt biến như trong tiếng việt và văn hoá của người
Việt.

MỘT SỐ HÀNH VI NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP


Tiếng Việt


Hiệu lực trực tiếp
Khảo nghiệm
VD: Trời nắng to ghê mà không mang ô.
Khảo nghiệm
VD: Mẹ ơi máy tính con cũ lắm rồi.
Khảo nghiệm
VD: Này hôm trước mày kể cái anh gì mà đẹp
đẹp ý, học giỏi mà vừa đi nước ngoài về ý,….
Mong muốn
VD: Giá như được mua máy tính mới nhỉ.
Hỏi

Hiệu lực gián tiếp
→ Cầu khiến
Cho mình đi chung ô với nhé!
→ Mong muốn
Con muốn mẹ mua máy tình mới cho con.
→ Hỏi
Anh ấy tên là gì ấy nhỉ?
→ Cầu khiến
Mẹ ơi mua máy tính mới cho con đi.
→ Cầu khiến

VD: Cho xin 100 nghìn được không?
Hỏi

Cho tớ xin 100 nghìn đi.
→ Khẳng định

VD: Ờ, tớ không giỏi còn bạn chắc bạn giỏi

lắm nhỉ?


Bạn cũng không hơn tớ đâu.

Tiếng Anh

Hiệu lực trực tiếp
Declarative (trần thuật)
VD: Yesterday I left the pen on the table
where you were eating. I can’t find it.

Hiệu lực gián tiếp
→ Hỏi
Em co thấy cái bút của anh không?

(Hôm qua anh để quên cái bút trên bàn chỗ
em đang ăn đo. Giờ anh không tìm thấy no
nữa)
Declarative (trần thuật)
VD: It’s cold outside.

→ Yêu cầu, đề nghị
Đong của vào đi!

(Ngoài trời lạnh quá)
Interrogative (nghi vấn)
VD: Are you crazy?

→ Khẳng định

Điên mới làm việc đo.

16
16


(Mày điên à)
Interrogative (nghi vấn)
VD: Can you give me some money?

→ Yêu cầu, đề nghị
Cho con xin ít tiền đi.

(Mẹ đưa con ít tiền được không?)
Tuy nhiên, ngoài sự tương đồng căn bản như trên, hành động ngông ngữ gián tiếp tiếng Việt
và tiếng Anh co một số đặc điểm khác nhau như sau:


Hiệu lực trực tiếp: cảm thán → hiệu lực gián tiếp: trách moc
VD: “Giỏi lắm!”

Trong tiếng Việt, nếu không co ngữ cảnh đặc biệt, câu noi này mang ý nghĩa khen ngợi. Tuy
nhiên câu noi này lại xuất hiện rất phổ biến ở Việt Nam và được sử dụng bởi những người
mẹ, noi với con sau khi mắc lỗi. Thay vì cảm thán, khen ngợi, hành động ngôn ngữ này được
thực hiện với mục đích, trách moc, thể hiện sự không hài lòng của người noi đối với người
nghe.
Tuy nhiên xét câu khen ngợi với ý nghĩa tương tự trong tiếng Anh như “Good job”; “Well
done” chỉ mang ý nghĩa khen ngợi, tán dương việc mà người nghe đã thực hiện.



Hiệu lực trực tiếp: hứa → hiệu lực gián tiếp: đe doạ

Trong trường hợp hành động tương lai mang tính tiêu cực đối với người nghe, trong tiếng
Việt hay sử dụng hành động thề, thay vì hứa. (ví dụ: trong tiếng Anh co “I promise I will
bring you trouble”, nhưng tiếng Việt sẽ là “Tao thề sẽ làm mày điêu đứng” thay vì “Tao hứa
sẽ làm mày điêu đứng”)

17
17


CÁC LOẠI HÀNH VI NGÔN NGỮ
Theo Searle 1979, co 5 nhom hành vi ngôn ngữ cơ bản là
Nhom tái hiện (Representtatives): Miêu tả một sự tình đang được noi đến.


Nhom điều khiển (Directives): Một hành động noi co chức năng để người nghe làm
một việc gì đo, chẳng hạn như đề nghị, yêu cầu hoặc lệnh.



Nhom kết ước (Commissives): Một hành động noi mà cam kết làm một người noi
chuyện trong tương lai, như lời hứa, hoặc một mối đe dọa.



Nhom biểu lộ (Expressives): Bày tỏ trạng thái tâm lý phù hợp với hành vi ở lời vui
thích kho chịu mong muốn rẫy bỏ.




Nhom tuyên bố (Declaratives): Một hành động thay đổi tình hình diễn ra trên thế giới

Dưới đây là các ví dụ về hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh thể hiện 5 nhom
hành vi này.
Ví dụ tiếng Việt

Ví dụ tiếng Anh

Nhom tái hiện
(Representtatives)

Nam hút thuốc.

It was a warm sunny day. (Hôm nay là
một ngày nắng ấm)

Nhom điều khiển
(Directives)

Nam bỏ thuốc đi.

Could you lend me a pen, please? (Bạn
co thể cho tôi mượn một cái bút được
không?)

Nhom kết ước

Nam hứa sẽ bỏ thuốc.


I’ll be back (Tôi sẽ trở lại)

Trời! Nam vẫn hút thuốc.

I’m really sorry (Tôi rất xin lỗi)

Tòa tuyên bố: “Bị cáo
Nam nhận án phạt tù 2
năm vì buôn bán thuốc
phiện”

Referee: “You’re out” (Trọng tài: “Bạn
bị loại”)

(Commissives)
Nhom biểu lộ
(Expressives)
Nhom tuyên bố
(Declaratives)

18
18


Searle còn liệt kê 12 điểm khác biệt giữa các hành vi ngôn ngữ co thể dùng làm tiêu chí phân
loại trong đo co bốn tiêu chí chính như sau:






Đích tại lời: mục đích bày tỏ, xác tín,...
Hướng khớp ghép: từ lời noi đến hiện thực hoặc ngược lại.
Trạng thái tâm lí được thể hiện: mong muốn, hứa hẹn,...
Tiêu chí nội dung mệnh đề: phải hợp với đích tại lời.
Ví dụ
(1a) “Hãy rẽ về bên trái”.
Điều khiển: ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép,...






Đích tại lời: đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành động trong tương lai “rẽ”.
Hướng khớp ghép: lời – hiện thực.
Trạng thái tâm lí: là sự mong muốn của SP1.
Nội dung mệnh đề: Hành động tương lai của SP2.
(1b) “Don’t touch light” – My mother said (Đừng chạm vào bong đèn – Người mẹ noi)






Đích tại lời: đặt người nghe (đứa con) vào trách nhiệm thực hiện một hành động trong tương
lai là không được tắt điện.
Hướng khớp ghép: lời – hiện thực.
Trạng thái tâm lí: là sự mong muốn của SP1rằng SP2 hãy thực hiện theo yêu cầu của SP1.
Nội dung mệnh đề: Hành động tương lai của SP2 là không được tắt điện.

(2a) “ Tôi hứa tôi sẽ gọi điện cho bạn mỗi tối”.
Cam kết: cam đoan, thề, hứa hẹn, tặng, biếu,..






Đích tại lời: là trách nhiệm phải thực hiện hành động tương lai mà SP1 bị ràng buộc (đo là
trách nhiệm gọi điện thoại cho bạn mỗi tối).
Hướng khớp ghép: lời – hiện thực.
Trạng thái tâm lí: là sự hứa hẹn của SP1.
Nội dung mệnh đề: là hành động tương lai của SP1 cần thực hiện (gọi điện thoại cho bạn mỗi
tối).
(2b) “I promise that I will wait you”.






Đích tại lời: là trách nhiệm, nhiệm vụ thực hiện hành động tương lai mà SP1 bị ràng buộc
( đo là trách nhiệm sẽ đợi bạn).
Hướng khớp ghép: lời – hiện thực.
Trạng thái tâm lí: là sự hứa hẹn của SP1muốn thực hiện cho SP2.
Nội dung mệnh đề: là hành động tương lai của SP1 cần thực hiện (đợi bạn ).

19
19



C. KẾT LUẬN

Mặc dù mỗi ngôn ngữ đều co những cách thức và nguyên liệu vật chất riêng để biểu thị tình
thái ngôn ngữ, tuy nhiên bên cạnh đo chúng cũng co rất nhiều điểm chung, thuộc những
phạm trù chung mà càng tìm hiểu lại càng thấy hay, càng thấy thú vị và đôi khi còn co sự bất
ngờ.

Ngôn ngữ là đặc trưng của văn hoá mỗi vừng miền, với tiếng Việt mang đặc trưng của văn
hoá phương Đông, tiếng Anh mang đặc trưng của văn hoá phương Tây – hai vung trời với hai
phong cách sống và thiên nhiên rất khác, nhưng vẫn co rất nhiều điểm tương đồng xét trên
bình diện Ngữ dụng học noi chung và Hành vi ngôn ngữ noi riêng.
Tuy nhiên, sự khác nhau về văn hoá đo cũng tạo ra những sự khu biệt về lối noi năng, dẫn
đến những sự khác nhau dù không nhiều nhưng cô cùng thú vị. Ngoài việc tôn trọng những
kết quả phân tích ở phương diện kết học (trạng thái tĩnh) của ngữ pháp mệnh đề về các đặc
điểm của câu, ngữ dụng học nhìn vào mối quan hệ giữa “cái biểu đạt” và “cái được biểu đạt”
(Võ, 2009). Đo thực sự là một cái nhìn rất sinh động và thú vị.

20
20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đ.H. Châu (1962), Giáo trình Việt ngữ học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[2] V.Đ. Quang, T.T.H. Anh (2009). Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 25 (2009) 133139
[3] V.T.M. Thu (2009). Khảo sát hành động hứa hẹn và các phương thức biểu hiện no, Hà
Nội.
[4] Yule, G. (1996). Pragmatics. Oxford: Oxford University Press.

21

21



×