Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TÌNH HUỐNG đương sự là chủ một công ty cổ phần, muốn ly hôn với vợ nhưng không muốn chia tài sản nằm trong công ty, muốn giành quyền nuôi con (hai vợ chồng chỉ có một con trai được 2 tuổi) vì cho rằng vợ không đủ khả năn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.1 KB, 17 trang )

MỤC LỤC


TÌNH HUỐNG
Đương sự là chủ một công ty cổ phần, muốn ly hôn với vợ nhưng không
muốn chia tài sản nằm trong công ty, muốn giành quyền nuôi con (hai vợ chồng
chỉ có một con trai được 2 tuổi) vì cho rằng vợ không đủ khả năng tài chính và
trình độ học vấn để nuôi con. Đương sự đưa ra nhiều hứa hẹn với người tư vấn về
mức thù lao nếu giải quyết vấn đề đúng theo ý của họ.
Khi là người tư vần, anh/chị sẽ vận dụng những kỹ năng gì để xử lý tình
huống trên?

2


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các kỹ năng vận dụng giải quyết tình huống
Tư vấn pháp luật trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình cũng như trong các
lĩnh vực khác đòi hỏi phải có chuyên môn, kinh nghiệm và đặc biệt là các kỹ
năng cơ bản để việc tư vấn được thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhất. Với bất kì vụ
việc nói chung và vụ việc trên nói riêng cần phải vận dụng các nhóm kỹ năng tiếp
xúc khách hàng; nhóm kỹ năng thu thập thông tin liên quan đến vụ việc; nhóm kỹ
năng nghiên cứu thông tin, hồ sơ vụ việc; nhóm kỹ năng phân tích thông tin, vụ
việc, tra cứu áp dụng văn bản pháp luật đưa ra các phương án và tư vấn cho
khách hàng phương án khả thi nhất;…
1. Nhóm các kỹ năng tiếp xúc khách hàng thiết lập mối quan hệ thân thiện,
tạo sự tin cậy giữa luật sư và khách hàng
1.1. Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu
- Con mắt là cửa sổ tâm hồn. Do đó, ấn tượng ban đầu của khách hàng về văn
phòng tư vấn, về cách ăn mặc, cách làm việc của người tư vấn… là vô cùng quan
trọng tạo ra sự thiện cảm, thoải mái và tin tưởng cho khách hàng.


+ Về văn phòng làm việc: cần được bố trí hợp lý, thoáng mát, sạch sẽ. Bàn
làm việc, các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ công việc, tủ sách, kệ để hồ sơ… cũng phải
được sắp xếp gọn gàng, được lau chùi thường xuyên sẽ tạo ra ấn tượng cho khách
hàng về môi trường làm việc khoa học, chuyên nghiệp và thoải mái khác hẳn với
tâm trạng khi bước chân vào một văn phòng làm việc u ám thiếu ánh sáng, đồ đạc
bụi bặm, giấy tờ ngổn ngang trên bàn làm việc, không khí trong phòng ngột ngạt
tạo ra cảm giác khó chịu, bực bội cho khách hàng.
+ Về phong cách ăn mặc của người tư vấn: rõ ràng phải phù hợp với môi
trường công việc đó là vừa gọn gàng, lịch sự, vừa thoải mái trong đi lại giao tiếp.
Người tư vấn pháp luật không phải người trình diễn thời trang nên không thể đủ
mốt diêm dúa, lòe loẹt, quá sexy với váy khoét sâu ở ngực, chân váy quá ngắn
3


(đối với nữ) hoặc quần jean cắt xẻ đầu gối, trên đùi, áo phông không cổ in hình
đầu nâu…
+ Những khách hàng tinh tế, có trình độ như chủ công ty cổ phần trong tình
huống này hẳn cũng rất chú ý và ấn tượng đến tác phong làm việc của người tư
vấn. Khi vừa đến hoặc trong khi chờ đợi đến lượt mình xin tư vấn họ có thể quan
sát được người tư vấn làm việc như thế nào. Sự nhiệt tình tiếp đón, vui vẻ chào
hỏi, nét mặt, cách lật mở hồ sơ, cách đánh máy…của người tư vấn là những chi
tiết tác động trực tiếp đến tri giác của khách hàng và từ đó tạo ra những cảm xúc
tích cực. Gặp gỡ người tư vấn với gương mặt hằm hằm, thái độ hách dịch, gõ
máy tính mỏ cò…thì khách hàng vô cùng khó chịu có khi bỏ về tìm chỗ khác.
1.2. kỹ năng giao tiếp - ứng xử
+ Về thái độ, giọng nói, ánh mắt, nụ cười, điệu bộ cử chỉ: mỗi người tư vấn
có cách trò chuyện, tiếp cận khác nhau nhưng cần phải có thái độ,ánh mắt thân
thiện, vui vẻ, nhiệt tình, tinh tế; giọng nói vừa nghe; ngôn ngữ dễ hiểu và phù hợp
với từng khách hàng, xưng hô đúng mực… Ví dụ trong trường hợp này, khách
hàng là nam giới, chủ của một công ty cổ phần dựa vào nhận diện sơ bộ về độ

tuổi để có cách xưng hô phù hợp có thể là anh hoặc chú hoặc bác…, Khi khách
hàng đến người tư vấn bước ra mở cửa, gương mặt thân thiện chào hỏi, bắt tay,
hướng dẫn đi lối này, mời ngồi, mời uống nước,..sau đó bước vào cuộc trao đổi
nội dung công việc tư vấn.
+ Về lắng nghe và ghi chép: Người tư vấn cần cố gắng, kiên nhẫn chăm chú
lắng nghe ý kiến, thông tin từ khách hàng. Ngươi tư vấn không thể thao thao bất
tuyệt theo kiểu chém gió trong khi chẳng để ý gì đến cảm xúc, thái độ của khách
hàng. Việc lắng nghe không chỉ giúp người tư vấn tạo ra sự tôn trọng, chân thành
mà còn là kỹ năng để thu thập thông tin rất cần thiết. Việc lắng nghe cũng cần kết
hợp với việc ghi chép những chi tiết chính quan trọng, mong muốn của khách
hàng để không bỏ sót điều gì.

4


Trong quá trình trò chuyện, người tư vấn cần ngồi đối diện, quan sát và
nắm bắt tâm tư tình cảm, hành động của khách hàng để có ứng xử phù hợp. Nếu
thấy khách hàng lo lắng thì trấn an, khó nói thì gợi ý, nóng giận thì giúp người ta
bình tĩnh lại…Người tư vấn cần đồng cảm, đặt mình vào hoàn cảnh của người
cần tư vấn để hiểu và sẻ chia với họ, để họ cảm thấy có thể nói hết ra những điều
cần nói với một người không chỉ với vai trò tư vấn pháp luật mà còn là một người
tri kỉ để tâm sự. Trong kỹ năng giao tiếp ứng xử suy cho cùng cần phải chân
thành, thiện chí mới mong tìm kiếm được sự tin tưởng, tình cảm của người khác.
+ Đồng thời với kỹ năng giao tiếp ứng xử, người tư vấn còn phải có kỹ
năng chuyên môn nghề nghiệp tốt. Đó là việc nắm vững vàng, chắc chắn kiến
thức pháp luật liên quan đến vụ việc, phân tích vụ việc dưới góc độ pháp luật để
từ đó đưa ra những phương án, hướng giải quyết để khách hàng lựa chọn. Không
chỉ dừng lại ở đó, người tư vấn từ kinh nghiệm của mình đưa ra ý kiến tư vấn
pháp luật khả thi nhất, phù hợp nhất, hiệu quả nhất cho khách hàng để họ không
phải phân vân lựa chọn giữa các phương án. Đây là điều quan trọng nhất tạo ra sự

tin tưởng, tôn trọng của khách hàng bởi mục đích quan trọng nhất của khách hàng
khi tìm đến người tư vấn chính là tìm ra hướng giải quyết tốt nhất vấn đề của họ.
Mọi ấn tượng về văn phòng tư vấn, về tác phong làm việc, thái độ sự thân thiện
của người tư vấn có thể bị xóa bỏ hoàn toàn nếu như khách hàng không nhận
được phương án tư vấn đúng pháp luật và hiệu quả, giải quyết vụ việc của họ.
+ Bên cạnh những kỹ năng đó, người tư vấn cần phải có kỹ năng hợp tác
làm việc nhóm đó là sự tương tác với khách hàng, với đồng nghiệp để giải quyết
vụ việc. Ở đây rõ ràng không chỉ có một mình người tư vấn mà trước mặt họ là
khách hàng, do đó việc trao đổi phải bình đẳng, thiện chí, không có cái tôi mà
phải tôn trọng ý kiến, suy nghĩ của khách hàng coi họ như cộng sự để cùng hợp
tác tìm ra phương án giải quyết tốt nhất.

5


2. Nhóm kỹ năng thu thập thông tin liên quan đến vụ việc
Thu thập nguyên nghĩa là tìm kiếm, góp nhặt và tập hợp lại. Thu thập thông
tin là quá trình tập hợp thông tin theo những tiêu chí cụ thể nhằm làm rõ những
vấn đề, nội dung liên quan đến lĩnh vực nhất định.
Yêu cầu với thông tin thu thập:
+ Thông tin phải phù hợp: Thông tin phù hợp với nhu cầu thông tin, phù
hợp với công việc cần giải quyết, có tính hợp pháp, có giá trị sử dụng.
+Thông tin phải chính xác, đầy đủ: Thông tin phải phản ánh đúng bản chất
của đối tượng, được cung cấp bởi những chủ thể đáng tin cậy, đã được kiểm
chứng hoặc có cơ sở để tiến hành kiểm chứng; phải phản ánh được các mặt, các
phương diện của đối tượng, giúp nhận diện đúng vấn đề.
+Thông tin phải kịp thời: Thông tin có tính mới, phản ánh đối tượng ở thời
điểm hiện tại, không phải là những thông tin cũ, thông tin đã lạc hậu.
+Thông tin phải có tính hệ thống và tổng hợp: Thông tin phải phản ánh
được đúng về đối tượng, sự vật, sự việc liên quan.

+ Thông tin đơn giản dễ hiểu: Thông tin có thể dễ dàng sử dụng, phục vụ
cho yêu cầu công việc.
+Thông tin phải đảm bảo yêu cầu bí mật: Trong một số trường hợp thông
tin thu thập được phải bảo đảm tính bí mật,đối với cả khách hàng và các bên
tham gia.
2.1. Kỹ năng xác định thông tin cần thu thập
Trong sự đa dạng của thông tin, việc xác định đúng nhu cầu thông tin sẽ
giúp cho việc thu thập thông tin có trọng tâm, bảo đảm thu thập các thông tin cần
thiết, khắc phục tình trạng thu thập thông tin dàn trải, thiếu các thông tin cần thiết
theo yêu cầu công việc cần giải quyết. Khi xác định nhu cầu bảo đảm thông tin,
cần phải trả lời đầy đủ các câu hỏi: Vấn đề đang giải quyết cần có những thông

6


tin nào? Thông tin hiện có còn thiếu những nội dung gì? Những thông tin quan
trọng nhất để xử lý vấn đề?
Đối với vụ việc này, ta cần thu thập các thông tin về tình trạng hôn nhân của
khách hàng; công việc, tài chính, khả năng chăm sóc nuôi dưỡng con nhỏ tuổi
của cả hai vợ chồng khách hàng; thông tin về chế độ tài sản của vợ chồng khách
hàng theo thỏa thuận hay theo pháp luật; tài sản trong công ty gồm những loại
nào; lý do dẫn đến mâu thuẫn mà khách hàng muốn ly dị vợ; hoàn cảnh nhân
thân, sức khỏe của các bên…
2.2. Kỹ năng xác định các kênh, nguồn thông tin
Nguồn thông tin có thể phân loại theo những cách tiếp cận khác nhau
nhưng tổng thể có thể được chia thành thông tin thứ cấp và sơ cấp. Thông tin thứ
cấp là nguồn thông tin sẵn có từ các chủ thể khác cung cấp. Thông tin sơ cấp là
thông tin mới, được thu thập thông qua các phương pháp, kỹ thuật nhất định.
Để thu thập thông tin cách trực tiếp từ khách hàng trên thì người tư vấn có
thể đặt các câu hỏi liên quan đã xác định ở trên để khách hàng tự trình bày, cung

cấp. Việc đặt câu hỏi và lắng nghe, ghi chép câu trả lời của khách hàng luôn là kỹ
năng cần thiết để thu thập thông tin một cách nhanh chóng nhất. Ngoài việc thu
thập thông tin trực tiếp từ khách hàng, người tư vấn còn có thể tìm kiếm thông tin
gián tiếp từ những người quen, hàng xóm, người trong công ty của khách hàng;
thông tin về tình trạng hôn nhân qua UBND cấp xã (phường, thị trấn) nơi khách
hàng đăng ký kết hôn; thông tin tài khoản từ ngân hàng, các tài sản công ty qua
số cổ phần được ghi nhận tại công ty…
3. Nhóm kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, thông tin tài liệu liên quan
Nghiên cứu hồ sơ vụ việc đồng thời cũng là quá trình đánh giá các tài liệu,
thông tin đó trong mối quan hệ biện chứng nhằm xâu chuỗi các tình tiết, sự kiện
được ghi nhận trong các tài liệu, để xác định bản chất của sự việc, từ đó đề ra
hướng giải quyết phù hợp. Thực tiễn cho thấy chất lượng kỹ năng nghiên cứu hồ
sơ vụ việc dân sự có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giải quyết vụ việc dân
7


sự. Theo đó nếu việc nghiên cứu hồ sơ được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ và
khoa học thì sẽ nâng cao được chất lượng giải quyết vụ việc, ngược lại nếu việc
nghiên cứu hồ sơ qua loa, sơ sài thì chất lượng giải quyết vụ việc không cao.
3.1. Kỹ năng đọc hồ sơ, tóm lược – phân tích vụ việc
- Bước 1: Đọc sơ bộ, đọc lướt. Hồ sơ vụ việc thường bao gồm rất nhiều các
giấy tờ có liên quan như giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho tài sản…., trong tình huống này có thể bao
gồm các loại giấy tờ sau: Tài liệu về nhân thân của đương sự, tài liệu liên quan
đến khả năng tài chính và học vấn của vợ chồng và một số tài liệu liên quan khác.
Như vậy khi đọc lướt hồ sơ ta sẽ nhận thấy đầu mục hồ sơ trong vụ việc này có
đủ không, đương sự đã cung cấp đủ tài liệu, những tài liệu cơ bản có thiếu không
để có thể yêu cầu đương sự bổ sung trong trường hợp còn thiếu.
- Bước 2: Đọc chi tiết: khi đọc tài liệu, người tư vấn cần xác định loại tài
liệu nào ưu tiên đọc trước, khi đọc cần tìm ra những điểm mấu chốt, quan trọng,

có liên quan mật thiết đến việc giải quyết yêu cầu của đương sự. Đọc chi tiết tài
liệu và không được bỏ sót một vấn đề nào, gạch chân, ghi chú phần quan trọng
hay còn nghi ngờ để có thể đưa ra cho đương sự những tình tiết có lợi nhất,
những bằng chứng thuyết phục nhất. Đây là bước rất quan trong khi nghiên cứu
hồ sơ và tài liệu có liên quan. Trong trường hợp đương sự muốn ly hôn thì nhà tư
vấn cần xác định rõ những điều kiện để vợ chồng được ly hôn đã thỏa mãn chưa;
thông tin về tài sản của đương sự cụ thể ở đây là gì, có tình tiết nào để cho thấy
tài sản này là tài sản không được chia….
- Bước 3: Sau khi đọc chi tiết tài liệu, người tư vấn cần tóm lược, dựng lại
vụ việc theo logic thời gian nhằm khái quát hóa vụ việc của đương sự. Xác định
được bản chất vụ việc, nguyên nhân, yêu cầu của khách hàng.
3.2. Kỹ năng sắp xếp hồ sơ, tài liệu
Việc sắp xếp hồ sơ, tài liệu khoa học giúp tiện cho việc nghiên cứu cũng
như lưu trữ, quản lý hồ sơ, thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp. Hồ sơ,
8


tài liệu có thể sắp xếp theo diễn biến vụ việc; tầm quan trọng của tài liệu chứng
cứ; tần suất sử dụng tài liệu…điều quan trọng nữa là cần đánh số thứ tự, mục lục
các hồ sơ, tài liệu sau đó ghi tên vụ việc ra bên ngoài.
Tình huống khách hàng muốn ly hôn thì cần sắp xếp tài liệu nào liên quan
đến việc giải quyết việc ly hôn riêng, đương sự không muốn chia tài sản và
đương sự muốn giành quyền nuôi con thì các giấy tờ tài liệu cũng được sắp xếp
riêng. Sắp xếp như thế này đảm bảo việc giải quyết được dễ dàng đồng thời việc
kiểm soát giấy tờ tài liệu tốt hơn.
Hồ sơ, tài liệu có liên quan chứa đựng tất cả các thông tin của vụ án, vụ
việc. Vậy nên, người tư vấn cần ý thức được để nghiên cứu một cách hiệu quả hồ
sơ, làm cơ sở cho công tác tư vấn hay bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
bị hại hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Người tư vấn cần có kỹ năng
chuyên sâu trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, tập trung trí tuệ cao nhất cho

việc phân tích hồ sơ, chú ý các mốc thời gian để đưa ra tư vấn hiệu quả cho
khách hàng. Kết thúc quá trình nghiên cứu hồ sơ, tài liệu người tư vấn sẽ có cái
nhìn bao quát về sự việc, đưa ra những thông tin quan trọng, những điểm mấu
chốt để phân tích được vụ việc, tìm được những văn bản pháp luật áp dụng cũng
như tìm ra được phương án tốt nhất để giải quyết yêu cầu của khách hàng.
4.Kỹ năng tra cứu , vận dụng các quy định của pháp luật và đưa ra phương án
giải quyết
4.1.Kỹ năng tra cứu, vận dụng các quy định của pháp luật
Tra cứu, tìm kiếm pháp luật áp dụng là việc chủ thể tư vấn tiến hành khi tìm
kiếm những văn bản pháp luật liên quan đến vụ việc được yêu cầu giải quyết sau
khi đã tìm hiểu , phân tích những thông tin trong hồ sơ. Việc rèn luyện được kỹ
năng này sẽ giúp người tư vấn giải quyết quyết vụ việc một cách nhanh chóng,
hiệu quả, đúng đắn; đồng thời tạo niềm tin và thuyết phục khách hàng; tạo kiến
thức nền vững chắc khi tiếp xúc, giải quyết các tình huống đa dạng, phức tạp

9


trong cuộc sống hàng ngày. Cần dựa vào các mốc thời gian trong diễn biến vụ
việc để lựa chọn văn bản nào có hiệu lực điều chỉnh lúc đó.
Việc tìm kiếm, tra cứu các quy định của pháp luật được thực hiện qua các
bước sau :
+ Bước 1: Xác định các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp vụ việc, các
văn bản hướng dẫn thi hành cũng như các văn bản có liên quan.
Sau khi đã xác định được vấn đề pháp lý của vụ việc, cần tiến hành tìm
kiếm nguồn luật để giải quyết. Cơ sở dẫn chiếu là mối quan hệ giữa các tình tiết
thực tế trong vụ việc của khách hàng với phần phạm vi và đối tượng điều chỉnh
trong các văn bản pháp luật, cụ thể là các yếu tố, tình tiết thuộc nội dung dự liệu
của phần giả định trong các quy phạm pháp luật. Với sự phát triển của công nghệ
thông tin như hiện nay , bên cạnh việc tra cứu luật bằng các văn bản trên giấy thì

việc tra cứu các văn bản trên Internet được sử rộng rãi và tiết kiệm thời gian hơn.
Tuy nhiên khi tra cứu cũng cần lựa chọn những website có uy tín để đạt hiệu quả
tốt nhất.
Trong tình huống trên, để giải quyết yêu cầu của khách hàng cần áp dụng
các văn bản pháp luật sau: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 , Nghị định
126/2014/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTCBTP; Bộ luật Dân sự năm 2005; Luật Hộ tịch...
+ Bước 2: xác định các chế định, nhóm quy phạm, các quy phạm pháp luật
cụ thể trong các văn bản pháp luật đã xác định ở trên để giải quyết vụ việc của
khách hàng
Từ các văn bản được xác định ở bước 1, người tư vấn tiến hành tra cứu cụ
thể hơn đến các quy phạm, các điều khoản trực tiếp điều chỉnh vụ việc. Tập hợp
các quy phạm pháp luật đang có hiệu lực theo giá trị hiệu lực để xác định số
lượng, nội dung quy phạm pháp luật đang có hiệu lực điều chỉnh vấn đề của
khách hàng. Phân loại các nhóm quy phạm: Nhóm điều chỉnh theo hướng có lợi
cho khách hàng; nhóm bất lợi cho khách hàng; nhóm vừa có lợi vừa bất lợi. Từ
10


đó tìm ra văn bản và quy phạm có lợi nhất điều chỉnh vụ việc của khách hàng
theo các hướng có lợi nhất cho khách hàng nhưng không vi phạm pháp luật, đạo
đức xã hội.
Trong trường hợp không có điều luật thì có thể phải tra cứu các báo cáo
tổng kết cùa Tòa án hoặc các án lệ sau này. Việc tra cứu các báo cáo tổng kết của
Tòa án hoặc các án lệ sau này sẽ giúp chúng ta có thể tìm kiếm được các thông
tin hữu ích, có thể có liên quan đến vụ án và để áp dụng tương tự. Từ đó giải
thích cặn kẽ, tỉ mỉ cho khách hàng để họ hiểu, nắm rõ được vấn đề và đưa ra các
dẫn chứng cụ thể.
Cụ thể với tình huống trên cần tra cứu các điều luật 28, 29, 30, 33, 35, 36,
43 thuộc Mục 3 chương III quy định về chế độ tài sản của vợ chồng; Điều 51, 56,
59, 62, 64 thuộc Mục 1 Chương IV quy định về Ly hôn; Điều 81 Luật Hôn nhân

và gia đình 2014. Các điều quy định tại chương II về chế độ tài sản của vợ chồng
của Nghị Định 126/2014/NĐ-CP. Các Điều 6 (xác định về chế độ tài sản của vợ
chồng vô hiệu), Điều 7 (nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồn khi ly hôn) của
Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Điều 219 (sở hữu chung
của vợ chồng) của Bộ Luật Dân sự 2005; …
4.2.Kỹ năng đưa ra phương án giải quyết vấn đề :
Sau khi tiến hành phân tích vụ việc, đối chiếu với các quy định của pháp
luật, tư vấn viên đã nhìn thấy được các phương án có thể áp dụng cho trường hợp
của khách hàng. Khi tìm kiếm phương án, điều quan trọng nhất là phải đánh giá
các khả năng khác nhau có thể xảy ra trên cơ sở xem xét chúng dưới góc độ logic
pháp lý và thực tiễn, bằng cách dự đoán những hậu quả ngắn hạn và dài hạn của
từng phương án, đối chiếu với mong muốn khách hàng.
Sau khi đã xác định được các giải pháp, nhiệm vụ tiếp theo của tư vấn viên
là định hướng và thuyết phục khách hàng lựa chọn giải pháp. Thực tế, tư vấn viên
cần giải thích cho khách hàng một cách rõ ràng bằng ngôn ngữ đơn giản và dễ
hiểu, những khía cạnh pháp lý phức tạp của hồ sơ. Khi lựa chọn phương án cần
11


có sự hợp tác tích cực của khách hàng. Tuy nhiên trong trường hợp khách hàng là
người khó thuyết phục thì tư vấn viên cần lưu ý một số điểm sau: Trước hết phải
hiểu được tính cách khách hàng, nắm bắt được hoàn cảnh xã hội, động cơ thái độ
của khách hàng; thứ hai bản thân người tư vấn phải nắm rất vững những phương
án đề xuất và thuyết phục khách hàng đấy là phương án khả thi, tối ưu; Thứ ba,
cần để ý đến cách hành xử của khách hàng để có cách ứng xử cho thích hợp,…
Đối với những trường hợp kết luận chưa chắc chắn, ví dụ như liên quan đến
một vụ việc mà sự thắng thua phụ thuộc phần nhiều vào chứng cứ sẽ tìm được
trong tương lai, tư vấn viên cần cố gắng trình bày sự việc thật sáng tỏ và giải
thích cho khách hàng những yếu tố khiến cho câu trả lời không dứt khoát ; tránh
làm cho khách hàng hiểu lầm rằng tư vấn viên thiếu hiểu biết, hoặc chưa nghiên

cứu kĩ hồ sơ của họ. Kinh nghiệm xử lý câu trả lời không chắc chắn là tư vấn
viên nên phân tích các khả năng khác nhau có thể xảy ra, hậu quả pháp lý của
từng khả năng đó, các phương án có thể sử dụng để thay đổi tình thế hay những
cơ may thành công và rủi ro có thể gặp phải đối với từng phương án.
Cuối cùng sau khi lựa chọn được giải pháp, tư vấn viên cũng cần phải làm
rõ với khách hàng cách thức tiến hành phương án đó, các chiến thuật có thể được
áp dụng. Mặt khác tư vấn viên có thể ngỏ ý giúp khách hàng tiến hành một số thủ
tục cần thiết.
II. Các phương án tư vấn cho khách hàng
Áp dụng các kỹ năng nêu ra ở trên, phân tích vụ việc và yêu cầu của khách
hàng thì người tư vấn xác định được 3 vấn đề cần giải quyết:
- Thứ nhất: Yêu cầu muốn ly hôn của khách hàng
- Thứ hai: Ly hôn không muốn chia tài sản nằm trong công ty
- Thứ ba: giành quyền nuôi con trai (2 tuổi)

12


1. Tư vấn cho khách hàng về yêu cầu muốn ly hôn với vợ
Trường hợp thông tin thu thập đầy đủ và đã được kiểm chứng có các nội
dung: vợ khách hàng không đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
khách hàng đưa ra những lí do không thể tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân với vợ
nữa thì khách hàng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn (theo khoản 1 Điều
51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Nếu mâu thuẫn nhỏ, có thể tiến hành hòa giải, vì con cái còn nhỏ, danh dự
gia đình 2 bên…chúng tôi rất mong khách hàng có thể suy nghĩ thêm rồi đưa ra
quyết định của mình một cách đúng đắn và thoải mái nhất. Việc ly hôn của khách
hàng người thiệt thòi nhất có lẽ là đứa con nhỏ hoặc có thể bên mẹ mà thiếu cha,
hoặc có thế bên cha mà thiếu đi sự chăm sóc của mẹ.
2. Tư vấn yêu cầu Ly hôn không muốn chia tài sản nằm trong công ty cho vợ

Với yêu cầu của khách hàng là không muốn chia tài sản nằm trong công ty
cổ phần cho người vợ khi ly hôn chỉ thực hiện được khi có đủ các căn cứ, tài liệu
đã được kiểm chứng: Tài sản nằm trong công ty là tài sản riêng của khách hàng
theo quy định tại Điều 43 (tài sản này của khách hàng có trước khi kết hôn không
có thỏa thuận nhập vào tài sản chung; hoặc tài sản này được thừa kế, tặng cho
riêng khách hàng trong thời kỳ hôn nhân; hoặc tài sản đã được chia hợp pháp
trong thời kỳ hôn nhân mà các bên thỏa thuận nhất chí chia..) hoặc khi kết hôn vợ
chồng khách hàng lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận mà trong
bản thỏa thuận xác định được khối tài sản đó của riêng khách hàng, người vợ
không có phần sở hữu, không có đóng góp công sức gì trong việc tạo lập nó.
Trường hợp khách hàng không muốn chia tài sản trong công ty cho vợ
nhưng thông tin, tài liệu cho thấy tài sản trong công ty đó là tài sản chung của vợ
chồng khách hàng theo quy định tại Điều 33 thì yêu cầu của khách hàng không
giải quyết theo ý muốn được trên cơ sở pháp luật. Trường hợp này sẽ phải áp
dụng các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn quy định tại Điều
59 Luật Hôn nhân và gia đình. Theo đó tài sản chung vợ chồng được chia đôi
13


nhưng có tính đến các yếu tố như hoàn cảnh gia đình và của vợ, chồng; công sức
đóng góp của các bên vào việc tạo lập, duy trì , phát triển tài sản này; bảo vệ lợi
ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên
có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền,
nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tư vấn cho khách hàng giành quyền nuôi con
Về việc giành quyền nuôi con: trường hợp của khách hàng thì con trai mới
được 2 tuổi (24 tháng tuổi), nếu theo quy định tại khoản 3 Điều 81 luật hôn nhân
và gia đình thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường
hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Như

vậy thì pháp luật ưu tiên giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi cho người vợ
bởi vì trong điều kiện bình thường, nuôi con là bản năng của phụ nữ, họ biết cách
chăm sóc, bú mớm, bồng bế,…đối với trẻ nhỏ như thế đứa trẻ sẽ có được sự phát
triển tốt hơn.
Quy định này không phải thiên vị mà thực chất nhằm hướng tới mục đích
cao hơn là đảm bảo cho đứa trẻ được nuôi dưỡng chăm sóc và phát triển tốt nhất.
Do đó, luật cũng đưa ra trường hợp loại trừ quyền được nuôi con dưới 36 tháng
tuổi của người mẹ khi mà người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom,
chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con. Từ đó, khách hàng có thể đưa thêm các
thông tin dưới đây để có thể giành quyền nuôi con:
+ Điều kiện vật chất: ăn ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…điều này dựa trên
yếu tố thu nhập, tài sản, chỗ ở của người mẹ.
+ Yếu tố tinh thần: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm
dành cho con, điều kiện vui chơi, gải trí, nhân cách đạo đức của người mẹ…
Đồng thời khách hàng cũng phải đưa ra những thông tin về vật chất, tinh
thần của mình đủ điều kiện cho con một cuộc sống phát triển tốt nhất thì sẽ
thuyết phục và giành được quyền nuôi con.
14


Ngoài ra, việc ai là người nuôi con cũng có thể dựa vào thỏa thuận giữa vợ
chồng khách hàng trên cơ sở phù hợp với lợi ích của con. Tuy nhiên, đứng trên
góc độ tình cảm cũng như mong muốn của khách hàng không gì hơn là muốn cho
con có một cuộc sống, sự phát triển tốt nhất trong trường hợp này mặc dù điều
kiện nuôi dưỡng khách hàng tốt hơn nhưng con trai mới được 2 tuổi nếu như
người mẹ vẫn có khả năng tài chính, điều kiện nuôi con bình thường thì khách
hàng nên để vợ chăm sóc, nuôi dưỡng con. Khách hàng có thể thỏa thuận với
người vợ về thời gian, tần suất thăm nom con; hoặc khi con trên 36 tháng tuổi
nếu điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc không tốt hơn thì quyền nuôi con thuộc về
khách hàng hoặc cũng có thể thỏa thuận tôn trọng ý kiến của con khi nó từ đủ 7

tuổi trở lên.
III. Có phải luật sư tư vấn sẵn sàng vì những hứa hẹn bởi mức thù lao hấp
dẫn mà giải quyết mọi vấn đề theo đúng ý khách hàng không?
Tư vấn pháp luật là một hoạt động có thu phí để duy trì hoạt động cũng như
trả lương cho nhân viên tư vấn. Không thể phủ nhận rằng có những người tư vấn
có thể bị hấp dẫn bởi mức thù lao mà khách hàng hứa hẹn bằng mọi cách lách
luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác…để làm vừa lòng
khách hàng. Tuy nhiên, là những người thực hiện tư vấn pháp luật với tinh thần
tôn trọng pháp luật và đạo đức nghề nghiệp chúng tôi chỉ dựa trên quy định của
pháp luật để đưa ra hướng giải quyết hợp tình hợp lý cho khách hàng đồng thời
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Vụ việc trên là một ví dụ, không phải vì lời hứa hẹn mức thù lao hấp dẫn
của vị chủ công cổ phần mà chúng tôi dùng mọi cách làm theo ý muốn của khách
hàng, bỏ đi quyền lợi hợp pháp của đứa trẻ và của người vợ. Là người tư vấn
chúng tôi không chỉ đứng trên khía cạnh người am hiểu pháp luật mà còn với tư
cách là một người trong xã hội, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để hiểu, để cảm
thấy khó chấp nhận như thế nào khi bị người khác xâm phạm quyền lợi hợp pháp.
Điều này là đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với một người tư vấn pháp luật
có tầm- tâm- tài; một địa chỉ tư vấn uy tín-chất lượng của khách hàng.
15


Trong trường hợp khách hàng thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách…
việc tư vấn pháp luật cho họ là hoàn toàn miễn phí nhưng vẫn phải tư vấn nhiệt
tình, nghiêm túc hiệu quả. Rõ ràng, thù lao không phải là điều cốt lõi trong hoạt
động tư vấn pháp luật. Nói thêm về vấn đề “đạo đức nghề nghiệp”, vấn đề cái
tâm của người tư vấn thì khi khách hàng của mình đã tin tưởng cung cấp hết mọi
thông tin trong đó có cả những bí mật sống còn thì người tư vấn phải tuyệt đối
giữ kín mọi thông tin bí mật của khách hàng, không được tiết lộ nếu không được
khách hàng cho phép.


16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
Nghị định 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi

3.
4.
5.

hành Luật Hôn nhân và gia đình;
Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP;
Bộ luật Dân sự năm 2005;
/>UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/VanHoaPhapLy&ListId=&SiteId=&ItemID=2

6.
7.

6&OptionLogo=0&SiteRootID=
/> />
8.

l.aspx?ItemID=137
/>
17




×