Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

PHÂN TÍCH vấn đề đạo đức KINH DOANH của NGÂN HÀNG EXIMBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.32 KB, 18 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO GIỮA KỲ
MÔN: ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

ĐỀ TÀI
" PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG EXIMBANK"
Giảng viên: Th.S Trương Thanh Tú


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Lớp: Đạo đức kinh doanh trong môi trường toàn cầu_Nhóm 03
Khóa: 19
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 05 năm 2017
Giảng viên hướng dẫn

2


ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
ST
T
1

HỌ VÀ TÊN

MSSV


CÔNG VIỆC

ĐÁNH GIÁ

Làm phần I, V, làm 100%
trình chiếu

2

Làm phần IV

100%

3

Thuyết trình

100%

4

Làm phần VI

100%

5

Làm phần III, V

100%


3


M ỤC L Ụ C

LỜI MỞ ĐẦU
Đạo đức kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu và
cũng là vấn đề gây nhiều hiểu nhằm nhất trong xã hội kinh doanh hiện
nay.
Trong những năm gần đây, đạo đức kinh doanh đã trở thành một vấn đề
thu hút được nhiều quan tâm. Ngày nay, các doanh nghiệp phải đối mặt
với sức ép của người tiêu dùng về các hành vi đạo đức, các quy định
pháp luật cũng được thiết kế khuyến khích các hành vi tốt của doanh
nghiệp - từ hoạt động marketing đến bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh
doanh tác động đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội, nên nhà
kinh doanh cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp và không thể hoạt
động ngoài vòng pháp luật mà chỉ có th ể kinh doanh những gì pháp luật
xã hội không cấm. Phẩm chất đạo đức kinh doanh của nhà doanh nghiệp
là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của nhà kinh doanh,
đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được những
thành công trên thương trường, tồn tại và phát triển bền vững.

4


Việc xây dựng đạo đức kinh doanh, trước hết, là trách nhiệm của chính
các doanh nghiệp; đồng thời, đó cũng là trách nhiệm của nhà nước, của
cộng đồng và toàn xã hội. Xây dựng đạo đức kinh doanh là nhiệm vụ
cần được quan tâm, coi trọng nhằm hình thành động lực thúc đẩy việc

thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG EXIMBANK

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN:
1. Đạo đức kinh doanh của công ty:
" Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn
mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn
mực và sự trung thực của một tổ chức trong một trường hợp nhất định."
2. Các nguyên tắc và chuẩn mực của Đạo đức trong kinh doanh:
Hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với lợi ích kinh tế, nên đạo đức
kinh doanh cũng có những đặc trưng riêng của nó.
Tính trung thực

5


Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ lời hứa, giữ
chữ tíntrong kinh doanh. Nhất quán trong nói và làm. Trung thực trong
chấp hành luật phápcủa nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế,
lậu thuế, không sản xuất và buônbán những mặt hàng quốc cấm, thực
hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹtục. Trung thực trong
giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết) và người tiêudùng:
Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái
phépnhững nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn
cướp. Trung thựcngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két,
"chiếm công vi tư"
Tôn trọng con người
Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền

lợi chínhđáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của
nhân viên, quan tâm đúngmức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn
hợp pháp khác. Đối với khách hàng,tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý
khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ
.Gắn lợi ích của doanhnghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi
trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.
Tính lãng mạn
Trong thời đại hiện nay, hoạt động kinh doanh diễn ra trong sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt. Để có sự tồn tại và phát triển thì nhất
thiết đòi hỏi bạn phải có sự sáng tạo. Điển hình, phải biết kết hợp tính
khoa học và tính nghệ thuật trong kinh doanh.
=> Đạo đức kinh doanh như một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của
văn hóa kinh doanh, là yếu tố nền tảng tạo nên sự tin cậy của đối tác,
khách hàng và người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Việc xây dựng và
thực thi đạo đức kinh doanh chính là nhân tố đem lại lợi ích to lớn cho
doanh nghiệp.
3. Trách nhiệm xã hội:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social
Responsibility hay CSR), theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới được
hiểu là “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế
bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường,
bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công

6


bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách
có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải :
- Luôn gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích xã hội.

- Tích cực góp phần giải quyết những vấn đề chung của xã hội để thúc
đẩy xã hội phát triển
II. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY:
1. Thành lập:
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số
140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân
hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một
trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày
06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số
11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số
vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với
tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
(Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là
Vietnam Eximbank.
Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu
đạt 13.317 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có
vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng
khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi
nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý
với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.
2. Phát triển và thành tựu đạt được:
Một số thành tựu Ngân hàng Eximbank đạt được:
Tính đến năm 2015 , Eximbank đã đạt nhiều danh hiệu, giải thưởng do
các tổ chức bình chọn như:
Năm 2013:

7














Tháng 03/2013, Eximbank nhận giải thưởng “Thanh toán quốc tế xuất
sắc” do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng.
Tháng 04/2013, Eximbank nhận giải thưởng “Ngân hàng quản trị tốt
nhất 2013” do tạp chí Asian Banker trao tặng.
Tháng 05/2013, Eximbank nhận giải thưởng “Sản phẩm Thương hiệu
Việt hội nhập WTO năm 2013” do tạp chí Thương hiệu Việt trao tặng.
Tháng 07/2013, Eximbank nhận giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt
nhất Việt Nam 2013” do tạp chí EuroMoney trao tặng và giải thưởng
Báo cáo Thường niên tốt nhất năm 2013 do Sở Giao dịch chứng khoán
Tp.HCM phối hợp báo Đầu Tư Chứng khoán tổ chức.
Tháng 08/2013, Eximbank là thương hiệu trong Top 1.000 ngân hàng
hàng đầu thế giới do tạp chí The Banker bình chọn.
Tháng 10/2013, Eximbank được chọn trong Top 50 sản phẩm Vàng,
dịch vụ Vàng năm 2013 do Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phát triển
Thương hiệu Việt bình chọn.
Tháng 11/2013, Eximbank được chọn trong Top 50 sản phẩm Vàng,
dịch vụ Vàng năm 2013 do Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng.
Tháng 12/2013, Eximbank nhận giải thưởng Top 100 Nhà quản lý tài

đức và Top 100 Doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc do Hội liên hiệp
Doanh nghiệp Việt Nam trao tặng.

Năm 2014:








Tháng 03/2014 Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank vinh
dự nhận giải thưởng “Thanh toán quốc tế xuất sắc” do ngân hàng
Bank of New York Mellon trao tặng.
Tháng 07/2014, Eximbank đạt giải “Báo cáo thường niên Tốt nhất
năm 2014” do Sở Giao dịch chứng khóan Tp.HCM phối hợp với báo
Đầu tư chứng khóan bình chọn.
Tháng 08/2014, Tạp chí EuroMoney trao giải thưởng “Ngân hàng tốt
nhất Việt Nam năm 2014” cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt
Nam (Eximbank).
Tháng 08/2013: Eximbank được tạp chí The Banker – một tạp chí
hàng đầu trong lĩnh vực tài chính tiếp tục xếp hạng vào Top 1.000
ngân hàng lớn nhất thế giới năm 2014.

8







Tháng 08/2014: Eximbank nhận giải thưởng Top 100 nhà quản lý Tài
đức và Top 100 Doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc do Hội liên hiệp
Doanh nghiệp Việt Nam trao tặng.
Tháng 10/2014: Eximbank nhận giải thưởng “Doanh nghiệp mạnh và
bền vững năm 2014” do Trung tâm văn hóa doanh nhân bình chọn.

Năm 2015




Tháng 04/2015, tạp chí Asian Banker trao giải thưởng Ngân hàng Tài
trợ Thương mại tốt nhất năm 2015 (Best Trade Finance Bank), đây là
lần thứ 2 Eximbank nhận được giải thưởng này.
Tháng 05/2015, Eximbank nhận giải thưởng Thanh toán xuyên suốt
(Straight Through Processing-STP Award) năm 2014 do Ngân hàng
Standard Chartered Bank (SCB) trao tặng.

III. TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH CÔNG TY:
1. Tầm nhìn và sứ mệnh:
• Đáp ứng kỳ vọng khách hàng bằng việc cung cấp dịch vụ và giải pháp
tài chính với mục tiêu lấy khách hàng làm trọng tâm.
• Cung cấp giải pháp tài chính và sản phẩm đa đạng, chất lượng cao,
ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
• Tạo môi trường làm việc nhằm khuyến khích và khen thưởng cho
những nhân viên có năng lực và nhiệt huyết.
• Tối ưu hóa giá trị cho tất cả các bên liên quan bao gồm khách hàng, cổ
đông, nhân viên và cộng đồng thông qua tăng trưởng ổn định trong

hoạt động kinh doanh.
2. Giá trị công ty:
Trở thành Ngân hàng thương mại chất lượng hàng đầu tại Việt Nam dẫn
dắt bởi tính chuyên nghiệp và liêm chính.
IV. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC MÀ EXIMBANK GẶP PHẢI:
1.Vấn đề đạo đức mà công ty đang gặp phải.
Hơn 50 tỷ đồng gửi tiết kiệm bị rút mất tại Eximbank Đô Lương (Nghệ
An), khách hàng yêu cầu phía ngân hàng chi trả toàn bộ số tiền trước lúc

9


đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, Eximbank từ chối chi trả vì sợ xâm
phạm đến lợi ích của nhà băng này.
Ông Nguyễn Tiến.N., trú tại thị trấn Đô Lương (huyện Đô Lương) trình
bày, ông N. là khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại Eximbank Đô Lương,
đến thời điểm tháng 8/2016 còn lại 13 sổ tiết kiệm, với số tiền hơn 28 tỷ
đồng.Vào thời điểm này Nguyễn Thị Lam cán bộ Eximbank đến cơ quan
Công an Nghệ An đầu thú về tội:“Lừa đảo chiếm đoạt tải sản” xảy ra tại
Eximbank. Qua làm việc với Eximbank và cơ quan điều tra được biết,
13 sổ tiết kiệm của ông N. đang cất giữ chỉ còn lại số tiền hơn 195 triệu
đồng, trong khi đó số tiền còn lại gần 28 tỷ đồng không còn trong tài
khoản của các sổ tiết kiệm.
Ngay khi sự việc xảy ra, ông N. yêu cầu Eximbank tất toán 13 sổ tiết
kiệm, trả lại tiền gửi tiết kiệm ban đầu. Đại diện Eximbank trả lời, vụ
việc cần được điều tra làm rõ khi có kết luận của cơ quan pháp luật thì
Eximbank trả lại tiền.Theo đó, Công an Nghệ An và cáo trạng của Viện
Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, gần 2 năm chờ đợi vẫn chưa nhận
được tiền gửi của mình.
Ngày 12/3/2018, ông N. uỷ quyền cho các luật sư của mình vào Hội sở

chính của Eximbank làm việc với Ban giám đốc, yêu cầu trả lại tiền.Đến
ngày 20/3, bà Văn Thái Bảo Nhi – Phó Tổng giám đốc Eximbank làm
việc trực tiếp tại huyện Đô Lương, phía ngân hàng chưa có văn bản trả
lời chính thức, nhưng đưa ra đề nghị ông N. tạm ứng số tiền 1,55 tỷ
đồng. Tuy nhiên, phía khách hàng VIP không chấp nhận việc ứng tiền
như đề nghị của Eximbank trong cuộc họp.
Cụ thể hơn:
Theo kết luận của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An, từ tháng
3/2011 đến 4/2016, Nguyễn Thị Lam là nhân viên ngân quỹ Phòng giao
dịch Eximbank Đô Lương (Nghệ An) được giao nhiệm vụ thu, chi tiền
mặt, quản lý kiểm tra hồ sơ thế chấp vay vốn của khách hàng, huy động
vốn và cho vay theo chỉ tiêu. Nhằm đạt được chỉ tiêu, Lam trả lãi cho
khách hàng cao hơn lãi ngân hàng nhiều phần trăm.
Trong thời gian này, Lam đã có hành vi lừa dối để khách hàng ký vào
lệnh chi, ký khống ủy nhiệm chi, cũng như một số chứng từ Lam giả
mạo chữ ký khách hàng, lừa dối nhân viên ngân hàng để rút khỏi hệ
thống hơn 50 tỷ đồng từ số tiền tiết kiệm 6 khách hàng gửi tại Eximbank

10


Đô Lương. Số tiền chiếm đoạt, Lam khai dùng để chi trả cho những sổ
tiết kiệm của khách hàng khác gửi tại ngân hàng, dùng để mua đất, đầu
tư, cho người khác vay lãi suất cao.
Căn cứ kết luận điều tra, nhân viên kiểm soát viên, giao dịch viên, thủ
quỹ phòng giao dịch Eximbank Đô Lương; nhân viên phòng giao dịch
khách hàng Eximbank Chi nhánh Vinh đã có lỗi cố ý làm trái những quy
định rút, gửi tiền của Ngân hàng Nhà nước và Eximbank...Lam đã dễ
dàng rút tiền từ hệ thống Eximbank của 6 khách hàng mà không cần có
sổ tiết kiệm.

Ngày 19/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã ra
quyết định khởi tố vụ án, thời điểm này, đối tượng Nguyễn Thị Lam
vắng mặt tại địa phương. Đến ngày 21/9, Lam đến cơ quan Công an tỉnh
Nghệ An đầu thú.Công an tỉnh Nghệ An đề nghị Eximbank giải quyết đề
nghị của 6 khách hàng (trả tiền gốc và lãi), buộc bà Lam bồi thường lại
toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho Eximbank.
Tại cơ quan điều tra, Lam khai nhận do thiếu tiền tiêu xài, cộng với sự
lỏng lẻo trong quản lý của phòng giao dịch Đô Lương, Eximbank Chi
nhánh TP Vinh, thêm nữa là việc người gửi dễ chấp nhận mọi yêu cầu
khi cán bộ ngân hàng trả lãi suất cao khi gửi, từ đó Lam đã nảy sinh ý
định lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo đó, số tiền Lam đã chiếm đoạt của
khách hàng lên đến gần 50 tỷ đồng.
Liên quan tới vụ việc, đối tượng Đặng Đình Hồng (SN 1973) - Giám đốc
Phòng giao dịch Đô Lương, Ngân hàng Eximbank Chi nhánh TP Vinh bị
bắt khẩn cấp về hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

11


Phía ngân hàng trả lời khách hàng.
2.Các bên liên quan của DN ảnh hưởng
Người dân
Công chúng: vụ việc này cộng dồn với việc Eximbank Tp.Hcm làm mất
245 tỷ của một khách hàng khác làm cho người dân vốn đã ngại sử dụng
ngân hàng lại khiến cho khách hàng càng sợ sệt hơn khi gửi tiền tại ngân
hàng làm tăng lượng tiền chết, không lưu thông tiền tệ tốt hơn, làm cản
trở sự phát triển của nền kinh tế.
Đối thủ cạnh tranh
Các ngân hàng khác: việc này không những ảnh hưởng đến niềm tin của
khách hàng với Eximbank nói riêng mà còn ảnh hưởng đến những ngân

hàng đang làm việc tại Việt Nam nói chung, Làm giảm niềm tin của
khách hàng đến ngành ngân hàng. Cụ thể là những ngân hàng nội địa
Việt Nam đều bị ảnh hưởng với giá cổ phiếu giảm(phiên giao dịch
30/3/2018) như ngân hàng quân đội giảm 1,28%, Ngân hàng đầu tư và
phát triển Việt Nam(BIDV) giảm 1,36%, Ngân hàng TMCP ngoại
thương Việt Nam(Vietcombank) giảm 0,14%.

12


Sau vụ việc này, có khả năng cao khách hàng sẽ cùng nhau rút tiền khỏi
Eximbank và gửi vào những ngân hàng cạnh tranh có tín dụng cao hơn
như Techcombank, VietinBank. Mở rộng thị trường hơn.
Khách hàng
Khách hàng doanh nghiệp: Eximbank có thể làm mất đối tác hiện tại và
tương lai
Khách hàng cá nhân: Cụ thể là 6 khách hàng bị Lam chiểm đoạt tài sản
riêng ông Nguyễn Tiến Nam bị chiếm đến tận 28 tỷ đồng. Việc làm mất
tiền khách hàng gây gián đoạn và đảo lộn cuộc sống của họ vì đây là tiền
tiết kiệm để chi tiêu cho nhiều hoạt động cho cuộc sống. Hơn nữa làm
mất thời gian của khách phải đi tìm hiểu, kiện tụng tốn thêm chi phí luật
sư và có thể là tòa phí.
Tổ chức đoàn thể
Công an Nghệ An: Công an Nghệ An lập hồ sơ điều tra về vụ việc khách
hàng mất tiền tại Eximbank Đô lương và đã kết luận Nguyễn Thị Lam
trả lãi cho khách hàng cao hơn lãi ngân hàng. Cơ quan điều tra cũng kết
luận: Nguyễn Thị Lam đã lợi dụng lòng tin lừa dối khách hàng ký các
lệnh chi, ký khống ủy nhiệm chi, bảng kê chi tiền.
Viện kiểm soát nhân dân Tỉnh Nghệ An: Ngày 29-9-2016, VKSND tỉnh
Nghệ An đã phê chuẩn khởi tố bị can, tạm giam bốn tháng đối với Đặng

Đình Hồng, nguyên giám đốc Phòng giao dịch Eximbank Đô Lương, về
tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Nguyễn Thị
Lam, nguyên cán bộ kiểm ngân Phòng giao dịch Eximbank Đô Lương,
thì bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Nhân viên công ty:
Sự việc này ảnh Hưởng trực tiếp đến tinh thần làm việc của nhân viên
nhất là việc bắt giữ nhân viên để điều tra tạo tinh thần lo sợ, không thể
làm việc thoải mái vì sợ mình có thể bị liên lụy. đây cũng là bài học lớn
cho nhân viên về sự lạm dụng tín dụng của mình để lừa đảo, chiếm đoạt
tài sản của khách hàng.
3. Phân tích thực trạng dựa trên các quan điểm đạo đức
- Thuyết chủ nghĩa cá nhân: Ngân hàng Eximbank quản lý lỏng lẽo làm
mất tiền của khách hàng lại còn cù nhày không chịu trả tiền cho khách
trong 2 năm liền và viện đủ lý do để trì hoãn việc trả tiền cho khách. Tệ

13


hơn nữa Nguyễn Thị Lam vẫn có thể rút tiền và lừa đảo ngay cả khi đã
nghỉ việc từ Eximbank chứng tỏ quản lý tại Eximbank trở nên vô cùng
sơ sài lỏng lẽo.
- Dây dua không giải quyết cho khách hàng, cứ trễ nãi liên tục với tiền
tiết kiệm của khách gần như là “ăn cướp” là hành vi vô đạo đức trong
kinh doanh vì đã làm mất tiền tiết kiệm của khách làm xáo trộn ,cản trở
cuộc sống của họ và ảnh hưởng xấu đến ngành ngân hàng nói chung.
- Khách hàng là người tạo nguồn sống cho ngân hàng nhưng ở đây lại
được đối xử như những cục nợ vô tri. Họ là người gánh chịu hậu quả của
việc quản lý sơ sài, lỏng lẽo của ngân hàng vừa “tiền mất, tật mang” ảnh
hưởng đến kế hoạch cuộc sống của khách, như khi họ cần tiền khám
chữa bệnh lại không có tiền do ngân hàng không chịu trả và vô vàn thứ

khác trong cuộc sống.
 Hành động của Eximbank đã hoàn toàn phá vỡ nền tảng đạo đức kinh
doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện qua 4 kì
vọng:
o Trách nhiệm kinh tế
o Trách nhiệm luật pháp
o Trách nhiệm đạo đức
o Trách nhiệm doanh nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng
- Yếu tố cá nhân:
Eximbank mất rất nhiều thời gian để xử lý tình huống này khiến sự việc
ngày một trở nên nghiêm trọng hơn khách hàng ngày một mất kiên nhẫn
và niềm tin và khi chịu quá nhiều sức ép ngân hàng vẫn không chịu trả
mà lại đòi ra tòa và chỉ ứng trước một khoản tiền nhỏ theo phần trăm rất
kỳ quặc làm cho khách hàng trở nên thêm phẫn nộ thêm.
- Yếu tố tình huống:
Mô hình của việc ra quyết định đạo đức:
o Nhận ra vấn đề: Sau khi nhận được tin của việc ngân hàng làm bốc hơi
50 tỷ từ 6 khách hàng khác nhau.
o Đánh giá các vấn đề đạo đức: Eximbank không chấp nhận lỗi mà còn
im lặng 'Eximbank chưa khiếu nại đối với kết luận điều tra và bản cáo
trạng không có ý nghĩa là Eximbank đã đồng ý với các tài liệu này'' văn bản mà ông Lê Văn Quyết, TGĐ Eximbank trả lời khách hàng

14


Đưa ra các dự định đạo đức: Theo nhóm thì nên giải quyết đến khi làm
khách hài lòng. Ví dụ như:
+ Ban lãnh đạo Eximbank phải xử lý nhanh và triệt để trực diện vào vấn
đề chính, tìm những người có trách nhiệm yêu cầu họ bồi thường cho

khách hàng và nhận trách nhiệm, xin lỗi trước khách hàng nếu được
phải trả ứng trước một khoản lớn cho khách thay vì những khoản bé
xíu so với số tiền mà họ mất.
o

V. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỪ MÔI TRƯỜNG BÊN
NGOÀI SAU VỤ VIỆC EXIMBANK.
1. Các đối tượng xã hội :
Quá trình toàn cầu hóa mang lại lợi nhuận cực cao cho các công ty nên
cũng dẫn đến rủi ro cao đặc biệt là những rủi ro tài chính bất ổn thị
trường. Thị trường tài chính luôn bất ổn và lần này đã được thể hiện một
cách rất rõ rang qua sự việc rút 50 tỷ của khách hàng.
Chỉ sau vài ngày sau sự việc xảy ra cổ phiếu của eximbank giảm mạnh.
Giảm 1500 đồng (11% ) bên cạnh đó thì dao dịch èo ọt, hầu như là
không có dao dịch nào trong suốt những ngày này.
2. Dân sự, phi chính phủ:
Hành động của nhân viên ở chi nhánh eximbank Nghệ An đã ảnh
hưởng trực tiếp đến những chi nhánh khác của ngân hàng.
Chị Lam đã rút ruột của 4 khách hàng VIP trong công ty với tổng số tiền
lên tới 50 tỷ. Đây rõ ràng là một vụ thảm hoạ vô cùng lớn, ngày càng
nghiêm trọng và có xu hướng lan rộng trên phạm vi toàn cầu mà Tập
đoàn Exibank phải đối mặt.
Truyền thông cũng có sức lan truyền mạnh mẽ của thông tin đã ảnh
hưởng không nhỏ đến mục tiêu doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn này.
3. Khách hàng:
Mất niềm tin với Eximbank cách riêng và cả tập đoàn nói chung.
Một ngân hàng với tình hình tài chính lành mạnh vẫn có thể sụp đổ nếu
người gửi tiền tại ngân hàng đó bỗng chốc mất niềm tin và đến rút tiền ồ
ạt. Thực tế, tại Việt Nam trước đây Ngân hàng Á Châu (ACB) cũng đã
bị khách hàng rút tiền ồ ạt sau những tin đồn bất lợi. Do đó, thông


15


thường những ngân hàng yếu kém, uy tín thấp thì cũng khó thu hút được
người gửi tiền và lãi suất ở đây cũng thường cao hơn những ngân hàng
uy tín khác để thu hút người gửi tiền.
Vì những lý do đó, niềm tin trở thành một vấn đề sống còn với ngân
hàng. Kinh nghiệm cho thấy các ngân hàng trên thế giới thường giải
quyết rất nhanh chóng và thường theo hướng có lợi cho khách hàng khi
có những vụ việc tranh chấp giữa ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên,
ở Việt Nam thời gian qua, có rất nhiều vụ việc liên quan đến việc khách
hàng bị lừa đảo rút tiền trong tài khoản tiết kiệm nhưng các ngân hàng
giải quyết khá chậm, và phần thiệt cũng thường đứng về phía khách
hàng.
Năm 2017, thu nhập từ lãi thuần Eximbank đạt 2.667 tỷ đồng, giảm 13%
so với năm trước
VI. HÌNH THỨC XỬ LÍ VÀ GIẢI PHÁP:
1.

Hình thức xử lí của cơ quan nhà nước với Eximbank :
Vụ việc được Công an Nghệ An vào cuộc điều tra, kết luận nhân
viên kiểm soát viên, giao dịch viên, thủ quỹ phòng giao dịch Eximbank
Đô Lương và nhân viên phòng giao dịch khách hàng Eximbank chi
nhánh Vinh đã có lỗi cố ý làm trái những quy định rút và gửi tiền của
Ngân hàng Nhà nước và Eximbank tiếp tay cho Nguyễn Thị Lam có thể
dể dàng thực hiện trót lọt hành vi rút tiền tiết kiệm trong hệ thống
Eximbank của 6 khách hàng mà không có sổ.
Ngày 29-9-2016, VKSND tỉnh Nghệ An đã phê chuẩn khởi tố bị can,
tạm giam bốn tháng đối với Đặng Đình Hồng, nguyên giám đốc Phòng

giao dịch Eximbank Đô Lương, về tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng; Nguyễn Thị Lam, nguyên cán bộ kiểm ngân
Phòng giao dịch Eximbank Đô Lương, thì bị khởi tố về tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trước đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an
tỉnh Nghệ An đề nghị Eximbank giải quyết những đề nghị của 6 khách
hàng gửi tiền tiết kiệm, buộc phía ngân hàng phải trả lại số tiền mà nhân
viên đã chiếm đoạt cho sáu khách hàng bao gồm cả gốc và lãi, bởi khi
khách hàng gửi tiền vào thì giao dịch đã hoàn thành và buộc Nguyễn Thị
Lam bồi thường lại toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt của Eximbank.Và tại

16


bản Cáo trạng số 34 ngày 08/2/2018 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
Nghệ An đã khẳng định kết luận trên.
2. Giải pháp khắc phục đối với vụ việc Eximbank:
Từ vụ việc trên có thể thấy được là lời cảnh báo cho sự lơi lỏng,
buông lỏng quản lý, làm trái nguyên tắc trong các ngân hàng thương
mại. Có thể nhận thấy lỗi phần lớn do Eximbank yếu kém trong quản
trị. Việc dây dưa trả tiền lại cho khách hàng không những không góp
phần khắc phục được hậu quả mà còn có dấu hiệu cố tình chiếm dụng
tiền bất hợp pháp, gây thiệt hại cho khách hàng, làm suy giảm uy tín của
Eximbank và gián tiếp làm suy giảm uy tín cả hệ thống tín dụng.Đặt
trường hợp nếu Eximbank cố tình không nhận ra điều đó thì NH Nhà
nước phải can thiệp để bảo đảm an toàn cho hệ thống tín dụng.Cho nên
việc mà Eximbank cần khắc phục bây giờ là điều chỉnh lại hệ thống
quản trị nhân sự,các quản lí cần chặt chẽ hơn lập ra một hệ thống giám
sát rõ ràng và minh bạch.
Khi mở sổ tiết kiệm hoặc tài khoản tiền gửi, nhân viên ngân hàng kiểm
tra CMND, kiểm tra chữ ký trong các bộ chứng từ nội bộ, phiếu gửi tiền,

sổ tiết kiệm tiền gửi, giấy ủy quyền (nếu có)…Trường hợp chủ tài khoản
tiết kiệm ủy quyền cho người khác thực hiện các giao dịch thì giấy ủy
quyền phải được công chứng, chứng thực. Và khi người được ủy quyền
đến giao dịch thì giao dịch viên phải kiểm tra thông tin cá nhân qua
CMND, hình ảnh để chứng minh có đúng người được ủy quyền hay
không rồi mới tiến hành giao dịch để tránh những trường hợp dể dàng
giả mạo chữ ký, thao túng các giấy ủy quyền từ các khách hàng thân
thuộc, thêm vào đó là việc người gửi đừng quá dễ dàng chấp nhận mọi
yêu cầu của cán bộ ngân hàng trả lãi suất cao khi thực hiện các thủ tục
gửi tiền phòng khi nhân viên lợi dụng những thông tin cá nhân đó nhầm
trục lợi cho bản thân.
3.Bài học rút ra:
Đối với khách hàng:
Cho dù là một khách hàng VIP cũng không nên chủ quan, tin tưởng
tuyệt đối vào 1 cán bộ ngân hàng nào để tránh rủi ro. Rủi ro lớn nhất vẫn
là con người, mà con người thì khó kiểm soát nhất, dù có hàng loạt quy
định văn bản đề ra. khách hàng nên đến giao dịch trực tiếp tại quầy, mọi

17


hoạt động sẽ được ghi lại trên camera an ninh tại ngân hàng để làm bằng
chứng đối chiếu sau này. Tuân thủ đầy đủ các thủ tục giao dịch từ ngân
hàng và quan trọng nên thường xuyên kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi
định kỳ,số tiền lãi, sử dụng tin nhắn báo biến động số dư tài khoản về
điện thoại di động để nhanh chóng phát hiện những biến động số dư bất
thường. Khi thấy có giao dịch rút tiền bất thường, khách hàng lập tức
phải liên hệ với ngân hàng để kiểm tra và giải quyết ngay lúc đó. Khách
hàng tuyệt đối không ký khống chứng từ hay kí tên vào tờ giấy trắng. Có
thể nhân viên ngân hàng sẽ lợi dụng lòng tin của khách hàng thể điền

thông tin vào đó nhằm chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng.
Đối với Eximbank:
Cần phải quan tâm và xem xét lại hệ thông quản trị nhân sự của các
nhân viên.Làm việc cần có tài và cả đức, cho dù thủ đoạn có tinh vi như
thế nào cũng chắc chắn khó vượt qua được pháp luật. Có quá nhiều sơ
hở trong bộ máy của Eximbank .Nếu là một bộ máy quản lí thông minh
và minh bạch thì đã phát hiện ngay lập tức những mối nguy cơ và giải
quyết kịp thời cho khách hàng .Chưa đảm bảo an toàn tuyệt đối cho
khách hàng từ cấp nhân viên thấp đến cấp cao đó là một trong những
nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho khách hàng, thì ngân hàng là nơi đầu
tiên phải chịu trách nhiệm.Vụ việc này chắc chắn đã đem lại một sự
hoang mang lo sợ trong lòng người dân và khiến họ mất dần niềm tin
vào các ngân hàng không chỉ làm suy giảm uy tín của Eximbank mà còn
làm gián tiếp làm suy giảm uy tín của cả hệ thống tín dụng.Gây nên tổn
thất về tiền là một vấn đề lớn nhưng làm giảm uy tín tin cậy nơi khách
hàng còn khó khôi phục lại hơn .Do đó đây là một hồi chuông cảnh báo
cũng như là một bài học lớn cho lãnh đạo Eximbank cũng như các ngân
hàng khác cần thiết lập lại bộ máy cũng như làm minh bạch các thủ tục
nhận gửi tiền, cũng nên thiết lập một bô phận giám sát nhân viên ở cấp
từ cao đến thấp tránh những trường hợp tương tự xảy ra.

18



×