Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tìm hiểu thực tế áp dụng pháp luật trong xét xử TCKDTM của tòa án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.6 KB, 15 trang )

KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
Học phần

: LUẬT KINH TẾ

Lớp:Tài chính công 3

BÀI NGHIÊN CỨU NHÓM
Tìm hiểu thực tế áp dụng pháp luật trong
xét xử TCKDTM của Tòa án

PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
Họ và tên

Nhiệm vụ được phân công

Đánh giá của TN

-

Tổng hợp bài báo cáo

-

-

Thuyết trình

-

-



Soạn pp

-

-

Thuyết trình

-

-

Soạn pp

-

-

Thuyết trình

-

-

Thuyết trình

-

-


Thuyết trình

-

Hoàn
thành tốt
Hoàn
thành tương
đối tốt
Hoàn
thành tốt
Hoàn
thành tốt
Hoàn
thành tốt
Hoàn
thành tốt
Hoàn
thành tốt
Hoàn
thành tốt


UEH – School of Law

Học phần Luật kinh tế

Bài nghiên cứu nhóm


A. Phần thông tin chung :
1. Cơ quan nơi nhóm đến nghiên cứu thực tế

- Tên Tòa án:Tòa án kinh tế TPHCM
- Địa chỉ: 26, Lê Thánh Tôn,phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
2. Về vụ kiện – vụ án mà nhóm tham dự: Phiên tòa xét xử phúc thẩm

vụ án kinh doanh thương mại về việc “ Tranh chấp hợp đồng mua
bán hàng hóa, thi công xây dựng”
+ Nguyên đơn: Công ty TNHH Công Nghiệp (CNI)
+ Bị đơn: Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Dầu Khí – Công ty cổ
phần (PVE)
Bị đơn kháng cáo bản án sơ thẩm 1411/BA/2015/KDTM-ST ngày
09/11/2015
3. Tài liệu tham khảo nhóm dùng cho bài nghiên cứu

- Phiên tòa sơ thẩm (dựa theo bản án sơ thẩm):
+ Căn cứ vào Khoản 1 Điều 29, điểm b khoản 1 Điều 33, khoản 1
Điều 35, khoản 3 Điều 159, điều 412 của Bộ luật tố tụng dân sự
2004-sửa đổi bổ sung năm 2015: tranh chấp giữa CNI và PVE là
còn thời hiệu và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân
quận Bình Thạnh.
+ Căn cứ vào Điều 290, 305 Bộ luật dân sự 2005 và Điều 55, 306
Luật thương mại 2005 và các điều khoản trong hợp đồng, CNI yêu
cầu PVE thanh toán số tiền còn lại của hợp đồng và lãi phát sinh do
chậm thanh toán.
+ Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án số 10/2009/UBTVQH12 ngày
27/02/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội (mức cụ thể được quy
định trong danh mục mức án phí, lệ phí Tòa án).
- Phiên tòa phúc thẩm: Bị đơn-PVE kháng cáo.

 Ngày 8/3/2016:
+ Bị đơn - PVE căn cứ Điều 66,72 của Luật Đấu thầu 2013, khoản
5 Điều 16 Nghị định 37 ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết về hợp đồng xây dựng để tước thu số tiền bảo lãnh thực
hiện hợp đồng của CNI.

Page 2


UEH – School of Law

Học phần Luật kinh tế

Bài nghiên cứu nhóm

 Ngày 10/3/2016:
+ Hầu như các điều luật, tài liệu tham khảo giống như bản án sơ
thẩm.
+ Trong đó, bên bị đơn có bỏ và bổ sung thêm 1 số chứng cứ trên
cơ sở Khoản 5 Điều 16, Điều 27 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP
ngày 27/05/2010 về tiền bảo lãnh và nghĩa vụ của bên nhận thi
công để cho thấy nguyên đơn không bảo đảm thực hiện hợp đồng.
+ Ngoài ra bổ sung thêm các điều luật về việc chấp nhận nội dung
đơn kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm ( Khoản 1 Điều 275 Bộ
luật tố tụng dân sự 2004) và án phí phúc thẩm ( Điều 131, điểm b
khoản 1 điều 29, Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Pháp lệnh án phí, lệ
phí Tòa án số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/02/2009, có danh mục
án phí, lệ phí Tòa án đính kèm).
4. Trình bày sơ lược hành trình thực hiên nhiệm vụ của nhóm


Trong quá trình đi thực tế tại tòa án, nhóm 11 đã phân chia mọi
người thành nhiều nhóm nhỏ hơn, chọn nhiều thời gian khác nhau để
tìm kiếm được vụ án có liên quan đến đề tài môn học. Trước đó khi
thành viên nhóm đến Tòa án Nhân dân quận Bình Thạnh thì đã không
được phép xin lịch xét xử các vụ án kinh tế, nên sau đó nhóm quyết
định thực hiện tại Tòa án Kinh tế TPHCM . Nhóm đã căn cứ theo lịch
xét xử tại tòa và khả năng, thời gian linh động của các thành viên để
chọn đi một số vụ án. Cụ thể:
- Ngày 29/1 vụ án tranh chấp nội bộ trong công ty Viễn Đông
Nghĩa Thành
- Ngày 15/3 vụ án giữa công ty Thanh Xuân và HDTD
- Ngày 18/3 vụ án giữa công ty Việt Phú và công ty Thái Sơn
Các vụ án này đều bị trùng với các nhóm khác trong giảng đường.
Các vụ án sơ thẩm khác đều bị hoãn như:
- Ngày 2/3 vụ án của công ty cho thuê tài chính II
- Ngày 1/3 vụ án của công ty BETA
- Ngày 8/3 vụ án giữa công ty Duy Khải và công ty Equipment
- Ngày 15/3 vụ án giữa công ty Kỹ Nghệ và công ty VIHANO
Tuy nhiên vào sáng ngày 8/3 nhóm đã theo được vụ án phúc thẩm
giữa công ty TNHH Công Nghiệp và Tổng công ty tư vấn thiết kế dầu
Page 3


UEH – School of Law

Học phần Luật kinh tế

Bài nghiên cứu nhóm

khí - Công ty cổ phần. Việc xét xử vụ án diễn ra trong vòng 2 phiên xử

vào ngày 8/3 và ngày 10/3. Để có thể theo dõi được tình tiết của vụ án,
các bạn trong nhóm đã phải xin tài liệu bản án của phiên tòa sơ thẩm
từ một trong các đương sự. Đồng thời trong phiên tòa các bạn cũng cố
gắng lắng nghe, ghi chép để thu thập được nhiều thông tin nhất có thể.
Sau khi có được kết quả tuyên xử, các thành viên bắt đầu tóm tắt nội
dung và phân chia viết báo cáo, sau đó tổng hợp, họp bàn chỉnh sửa để
có được hoàn thành bản báo cáo này.

Page 4


UEH – School of Law

Học phần Luật kinh tế

Bài nghiên cứu nhóm

B. Phần ghi chép tại tòa án
Tên vụ việc: Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, thi công xây
dựng.
Những người tiến hành tố tụng:
- Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Bà Nguyễn Thị Trinh
- Hội thẩm nhân dân: Ông Ngô Văn Dũng, Bà Nguyễn Thị Lan
- Thư ký Tòa án: Bà Nguyễn Thị Thu Trang
- Kiểm sát viên đại diện VKS TPHCM: Bà Nguyễn Thị Én
Những người tham gia tố tụng:
- Nguyên đơn: Công ty TNHH Công Nghiệp
Đại diện theo ủy quyền: Ông Trần Đại Nghĩa
- Bị đơn: Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí – Công ty cổ
phần

Đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Đình Cao Phi
- Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị đơn: Ông Nguyễn
Văn Mót – Luật sư, Trưởng văn phòng luật sư Vĩnh Hội thuộc
đoàn luật sư TPHCM
Những nội dung ghi chép về phiên xử:
Buổi xét xử thứ nhất
Phiên tòa bắt đầu lúc 8h ngày 8/3/2016
- Thủ tục bắt đầu phiên tòa: Hội đồng xét xử (HĐXX) vào
phòng xử án. Thư kí yêu cầu mọi người đứng dậy. Chủ tọa mời
mọi người trong phòng xử án ngồi xuống. Chủ tọa đọc quyết
định xét xử phúc thẩm vụ án; thông qua danh sách những người
tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng; thư kí báo cáo danh sách
những người tham gia tố tụng, các đương sự có mặt đầy đủ.
Chủ tọa mời người đại diện nguyên đơn, bị đơn đọc họ tên đầy
đủ, xác nhận giấy ủy quyền. Chủ tọa thay mặt HĐXX đọc những
quyền hạn và nghĩa vụ của các đương sự. Chủ tọa hỏi luật sư
phía bị đơn có ý kiến gì không. Luật sư bổ sung: phía bị đơn có
cử 2 vị cán bộ để bổ sung các ý kiến vì 2 người này là người phụ
trách kĩ thuật và giám sát công trình và được chủ tọa thông qua.
Page 5


UEH – School of Law

Học phần Luật kinh tế

Bài nghiên cứu nhóm

- Xét hỏi: Chủ tọa đọc nội dung bản án sơ thẩm
Chủ tọa mời các đương sự đứng lên xác nhận nội dung bản án sơ

thẩm.
Nguyên đơn có rút yêu cầu khởi kiện, bổ sung thay đổi gì hay
không? Bị đơn có rút yêu cầu kháng cáo không? Cả nguyên đơn
và bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình.
Luật sư trình bày ý kiến yêu cầu kháng cáo của bị đơn. Bị đơn
kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm 1411/2015 của TAND quận
Bình Thạnh vì cho rằng tòa án cấp sơ thẩm không xem xét các
chứng cứ của bị đơn để chứng minh các lỗi của nguyên đơn và
các thiệt hại do bị đơn phải khắc phục nên cấp sơ thẩm chấp
nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là không có căn cứ
Chủ tọa hỏi luật sư muốn kháng cáo phần cụ thể nào trong bản
án sơ thẩm. Luật sư đọc kháng cáo cụ thể là bị đơn không chấp
nhận trả tiền thi công, tiền bảo lãnh và lãi suất chậm thanh toán.
Phía nguyên đơn không đồng ý với ý kiến kháng cáo của bị đơn
và đề nghị y bản án sơ thẩm
- Căn cứ vào đâu nguyên đơn cho rằng bị đơn phải trả cho nguyên
đơn số tiền thi công? Căn cứ vào biên bản họp thanh lí 2/8/2011,
26/12/2011 thì 2 bên đã thống nhất xác định khối lượng thi công
- Bị đơn cho biết lí do vì sao đơn phương chấm dứt hợp đồng? Vì
bên nguyên đơn vi phạm về thời gian thi công
- Thời gian thực hiện hợp đồng là 120 ngày thì ngày nào là ngày
kết thúc? 26/8/2011
- Vậy thời điểm nào bên bị đơn có công văn chấm dứt hợp đồng?
28/7/2011
- Nguyên đơn có ý kiến gì về việc bị đơn cho rằng bên nguyên
đơn đã vi phạm tiến độ? Trong hợp đồng có ghi “Nếu có hư
hỏng sửa chữa thì bên thi công phải sửa chữa và được bên chủ
đầu tư nghiệm thu thì tiếp tục thi công hạng mục khác” Vì vậy
so với hợp đồng là chưa chậm trễ.
- Theo bị đơn như thế nào là vi phạm tiến độ? Căn cứ vào bản tiến

độ thì bên nguyên đơn thi công chậm trễ các hạng mục nên dù có
gia hạn thì nguyên đơn cũng không thể hoàn thành kịp

Page 6


UEH – School of Law

Học phần Luật kinh tế

Bài nghiên cứu nhóm

- Trong hợp đồng có thỏa thuận vi phạm tiến độ thì bị phạt không?
Thưa có
- Bên nguyên đơn có ý kiến như thế nào? Trong điều 13.2 hợp
đồng qui định tiến độ chậm là so với toàn bộ hợp đồng chứ
không phải là từng hạng mục
- Bị đơn có gì chứng minh bên nguyên đơn vi phạm chất lượng?
Bị đơn có biên bản nghiệm thu vật tư và phía nguyên đơn đã liên
tục sai sót rồi sửa chữa, khắc phục.
- Bị đơn có yêu cầu bên thứ 3 giám định chất lượng không? Thưa
không
- Nguyên đơn có chấp nhận đã vi phạm chất lượng không? Thưa
không. Và khi họp thanh lí xong bên bị đơn vẫn không hề đề
cập đến chất lượng nhưng khi bên nguyên đơn đề nghị thanh
toán thì bên bị đơn mới nói vấn đề chất lượng. Vì vậy bên
nguyên đơn đề nghị phải có bên thứ 3 kiểm định chất lượng
nhưng phía bị đơn không thực hiện
- Lí do nào nguyên đơn muốn lấy lại tiền bảo lãnh? Trong hợp
đồng không có điều khoản tước thu bảo lãnh, đó chỉ giống như

tiền đặt cọc bảo đảm thực hiện mà thôi
- Ý kiến của bị đơn? Trong điều 16.27 khoản tiền bảo đảm của
nhà thầu sẽ được coi như khoản tiền bồi thường trả cho chủ đầu
tư nếu có bất kì tổn thất nào do sự sai sót của nhà thầu
- Bồi thường khác với tước thu vì bồi thường là bồi thường thiệt
hại và phải tính toán bồi thường, phải có con số cụ thể, bị đơn có
tính toán thiệt hại không? Thưa không
- Ngay từ đầu bị đơn không yêu cầu cấp sơ thẩm xét các khoản
cấn trừ nên cấp phúc thẩm cũng sẽ không xét
Không ai có ý kiến gì thêm, chủ tọa tuyên bố kết thúc phần xét hỏi
và HĐXX tạm dừng phiên tòa để thảo luận.
Sau khi trở lại phòng xử án, chủ tọa tuyên bố tạm hoãn phiên tòa
đến 13h30 ngày 10/3/2016 để tiếp tục xét xử.
Buổi xét xử thứ hai
Phiên tòa bắt đầu lúc 14h ngày 10/3/2016
- Thủ tục bắt đầu phiên tòa: HĐXX vào phòng xử án. Thư kí
yêu cầu mọi người đứng dậy. Chủ tọa tuyên bố khai mạc phiên
Page 7


UEH – School of Law

Học phần Luật kinh tế

Bài nghiên cứu nhóm

tòa. Thư ký báo cáo thành phần tham gia tố tụng. Phiên tòa tiếp
tục với phần Tranh luận giữa các đương sự.
- Tranh luận:
+ Bị đơn trình bày về việc phía nguyên đơn đã vi phạm chất lượng,

vi phạm tiến độ công trình. Trong đó bị đơn có đưa ra một số điều ở
nghị định 48/2010/NĐ-CP cho thấy phía nguyên đơn đã không bảo
đảm thực hiện hợp đồng, sai sót trong biện pháp tổ chức thi công.
+ Tiếp theo phía bị đơn cho rằng việc tính lãi của bên nguyên đơn
là không hợp lí. Trong quá trình thực nghiệm bên phía nguyên đơn
đã không nghiêm túc thực hiện và đã vi phạm hợp đồng nên phải
chịu số tiền phạt vi phạm là 10% giá trị hợp đồng. Đồng thời phía
nguyên đơn phải bồi thường mọi chi phí chênh lệch giá trị hợp
đồng do thay đổi nhà thầu thi công.
+ Luật sư phía bị đơn bổ sung ý kiến của bị đơn. Luật sư nhấn
mạnh có 3 phần quan trọng nhất cần chú ý: Bên phía nguyên đơn
đã vi phạm về chất lượng, vi phạm về tiến độ, vi phạm thức thu bảo
lãnh và đã cung cấp những chứng cứ chứng minh trong hồ sơ gửi
cho Hội đồng xét xử (HĐXX)
+ Đại diện bên nguyên đơn không có ý kiến tranh luận gì thêm.
+ Chủ tọa tuyên bố kết thúc phần tranh luận.
- Chủ tọa mời phía bị đơn phát biểu để bảo vệ quan điểm.
Luật sư phía bị đơn nêu quan điểm của phía bị đơn là đề nghị cấp
phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm 1411/BS/2015/KDTM-ST
ngày 9/11 của tòa án ND quận Bình Thạnh. Và đề nghị HĐXX sửa
lại 1 phần bản án đó, tức là chỉ chấp nhận trả cho nguyên đơn số
tiền 504 triệu có lẻ như cách tính toán mà phía bị đơn đã gửi cho
HĐXX.
- Chủ tọa mời đại diện VKS trình bày quan điểm.
Đại diện VKS phát biểu ý kiến về việc tuân thep pháp luật tố tụng
trong quá trình giải quyết vụ án: Tại phiên tòa HĐXX đã tuân thủ
theo quy định pháp luật; các bên đương sự chấp hành và thực hiện
đúng quyền, nghĩa vụ. Việc ủy quyền của các bên đương sự là phù
hợp qui định của pháp luật. Ngày 16/11/2015 bị đơn đã kháng cáo
toàn bộ bản án sơ thẩm là còn trong thời hạn kháng cáo. Việc kháng

cáo và nội dung đơn kháng cáo của bị đơn là phù hợp với qui định
của pháp luật. Qua các tài liệu chứng cứ trong hồ sơ nhận thấy bị
Page 8


UEH – School of Law

Học phần Luật kinh tế

Bài nghiên cứu nhóm

đơn đã không kiểm toán trưng cầu giám định chất lượng công trình
nên cho rằng bên nguyên đơn vi phạm chất lượng, vi phạm tiến độ,
không hoàn thành nghĩa vụ là không có căn cứ. Về nghĩa vụ thanh
toán: Do nguyên đơn vi phạm nghĩa vụ, chậm thanh toán cho bị
đơn nên nguyên đơn yêu cầu tính lãi là hoàn toàn phù hợp. Đại diện
VKS đề nghị HĐXX chấp nhận nội dung đơn kháng cáo là hợp lệ,
về nội dung giữ nguyên bán án sơ thẩm số 1411 của TAND quận
Bình Thạnh.
- Nghị án: HĐXX tạm dừng phiên tòa để nghị án
- Tuyên xử: HĐXX quay lại phòng xử án. Vì bản án còn dài, Chủ
tọa mời mọi người ngồi xuống, trừ nguyên đơn và bị đơn vẫn
đứng nguyên tại chỗ
+ Sau khi xem xét đầy đủ các chứng cứ, HĐXX nhận thấy kháng
cáo của bị đơn là không có cơ sở, tuyên bố không chấp nhận yêu
cầu kháng cáo. Vì vậy chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn, bị đơn phải thanh toán số tiền 6.111.781.991 đồng cho bên
nguyên đơn ngay từ khi bên nguyên đơn có đơn yêu cầu thi hành án
theo qui định của pháp luật.
+ Về án phí: Người kháng cáo là bị đơn phải chịu án phí phúc thẩm

là 200.000 đồng và được trừ vào án phí phúc thẩm bị đơn đã nộp.
Bản án có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.
Chủ tọa tuyên bố kết thúc phiên tòa.
Những nội dung ghi chép về nội dung của vụ tranh chấp:
- CNI ký hợp đồng số F025-08/PVE-CN/T/0111 cung cấp vật tư,
thi công lắp đặt bồn chứa với PVE , giá trị hợp đồng
11.164.198.087 đã bao gồm thuế VAT 10%. Ngày 28/2/2011
CNI phát hành bảo lãnh hợp đồng với số tiền 1.116.429.809
tương ứng 10% giá trị hợp đồng.
- 28/7/2011 PVE thông báo chấm dứt hợp đồng thi công lắp đặt 2
bồn chứa của nhà thầu CNI.
- 16/8/2011 PVE đơn phương phát hành công văn yêu cầu ngân
hàng phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng, tước thu khoản bảo
lãnh của CNI.
- 26/12/2011 CNI và PVE họp thanh lí hợp đồng và cùng xác định
giá trị phần khối lượng CNI đã thực hiện là 5.653.368.676 đồng

Page 9


UEH – School of Law

Học phần Luật kinh tế

Bài nghiên cứu nhóm

chưa bao gồm thuế 10% thuế VAT . Sau đó CNI đã nhiều lần có
thông báo nhắc nhở PVE thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản
tiền còn lại nhưng không có kết quả. Vì vậy CNI yêu cầu tòa án
buộc PVE thanh toán cho CNI khoản tiền còn lại là

4.544.075.830.60 đồng (giá trị còn lại của hợp đồng sau thuế,
tiền bảo lãnh hợp đồng) ngoài ra PVE còn phải trả lãi do chậm
thanh toán từ ngày 1/1/2012 đến ngày xét xử sơ thẩm theo mức
lãi suất 9%/năm.
- PVE cho rằng trong quá trình thi công CNI đã vi phạm về tiến
độ, chất lượng công trình nên PVE phải mời công ty cổ phần
Lilama 18 thi công phần việc còn lại. Vì vậy số tiền PVE phải
thanh toán cho CNI chỉ là 504.230.659 đồng và 1.116.419.809
đồng tiền bảo lãnh hợp đồng. PVE không phạt CNI 10% hợp
đồng vì vi phạm chất lượng thi công nên chấp nhận cộng them
449.590.231 đồng. Tổng cộng là 2.070.240.699 đồng.
- PVE không chấp nhận việc trả lãi xuất cho CNI
- PVE kháng cáo bản án sơ thẩm vì vẫn giữ nguyên những ý kiến
trên, đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại bản án.
Những nội dung ghi chép về nhận định và phán quyết của tòa:
- Nhận định
Hợp đồng cung cấp vật tư, thi công lắp đặt bồn chứa số F02508/PVE-CN/T/0111 ngày 26/02/2011 được ký giữa hai công ty
PVE và CNI thể hiện các nội dung cơ bản:
+ CNI nhận thực hiện công việc Cung cấp vật tư, thi công lắp đặt
bồn chứa công trình “ Nhà máy sản xuất Ethanol Bình Phước” tại
Bình Phước
+ Gía trị hợp đồng (Điều 7): 11.164.198.087 đồng (đã bao gồm
thuế VAT)
+ Thời gian thực hiện hợp đồng (Điều 4): 120 ngày kể từ ngày kí
hợp đồng.
Có quy định rõ tiến độ thực hiện hợp đồng.
+ Phương thức thanh toán (Điều 8).
+ Tạm dừng, hủy bỏ hợp đồng (Điều 13)
+ Bồi thường khi vi phạm hợp đồng (Điều 14)


Page
10


UEH – School of Law

Học phần Luật kinh tế

Bài nghiên cứu nhóm

Và các điều khoản khác.
Ngoài ra còn có phụ lục bổ sung số 01 ngày 27/02/2011 của hợp
đồng số F025-08/PVE-CN/T/0111
Xét thấy:
+ Về thời gian thi công: Trong thời gian thực hiện hợp đồng công
ty PVE đã chấp nhận cho CNI khắc phục sửa chữa lỗi nên đã kí
một tiến độ mới tăng thời gian thi công thêm 15 ngày nên đây được
xem là một thỏa thuận mới giữa 2 bên gia hạn thời gian thi công
đến ngày 30/9/2011. Trên thực tế thời gian CNI đã thực hiện hợp
đồng tính từ ngày 26/04/2011 đến chấm dứt hợp đồng là ngày
2/8/2011. Tại biên bản thanh lý hợp đồng ngày 02/08/2011, CNI và
PVE thống nhất phương án thanh lý hợp đồng và CNI hoàn tất việc
trả mặt bằng vào ngày 08/08/2011 mà không có bất kì ghi nhận nào
về việc CNI đã vi phạm tiến độ thi công đồng thời nên không có cơ
sở để xác định CNI vi phạm thời gian thi công.
+ Về chất lượng: Tại thời điểm đôi bên chấm dứt hợp đồng và thực
hiện thanh lí hợp đồng, phía công ty PVE không có yêu cầu trưng
cầu giám định chất lượng và không xuất trình được tài liệu chứng
minh được công trình kém chất lượng nên việc công ty PVE cho
rằng công ty CNI vi phạm chất lượng là không có cơ sở

+ Xét kháng cáo yêu cầu phản tố của công ty PVE đòi công ty CNI
bồi thường tiền chênh lệch do thay đổi nhà thầu là không có cơ sở
để cấp phúc thẩm xem xét giải quyết
+ Về tiền lãi
- Tại công văn số 34/CN-12/CV ngày 19/01/2012, CNI đòi PVE
trả khoản lãi phát sinh do chậm thanh toán số tiền nói trên tính từ
ngày hoàn thành khối công việc là phù hợp với quy định tại điều
290 Bộ luật dân sự và điều 306 của Luật thương mại 2005.
- Tại phiên tòa sơ thẩm, CNI yêu cầu PVE trả 1.567.706.161 đồng
là tiền lãi phát sinh tính từ ngày 01/01/2012 đến ngày
03/11/2015 theo mức lãi suất cơ bản của ngân hàng Nhà nước
qui định là 9%/năm. Xét đây là sự tự nguyện của CNI và có lợi
cho phía bị đơn, không trái pháp luật nên được ghi nhận.
Từ những phân tích trên, kháng cáo của bị đơn là không có cơ sở
- Phán quyết

Page
11


UEH – School of Law

Học phần Luật kinh tế

Bài nghiên cứu nhóm

Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của công ty PVE. Giữ nguyên
bản án sơ thẩm như sau:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của công ty TNHH Công Nghiệp.
- Buộc Tổng công ty tư vấn Thiết kế Dầu khí – Công ty cổ phần

phải trả làm một lần cho công ty TNHH Công Nghiệp số tiền
6.111.781.991 đồng bao gồm giá trị thi công còn lại sau thuế VAT
là 3.427.656.021 đồng, tiền bảo lãnh hợp đồng là 1.116.419.809
đồng, tiền lãi chậm thanh toàn là 1.567.706.161 đồng ngay sau khi
bản án có hiệu lực pháp luật. Thi hành tại cơ quan thi hành án dân
sự có thẩm quyền.
- Kể từ ngày Công ty TNHH Công Nghiệp có đơn yêu cầu thi
hành án mà Tổng công ty tư vấn Thiết kế Dầu khí – Công ty cổ
phần chưa thi hành số tiền nêu trên thì Tổng công ty tư vấn Thiết kế
Dầu khí – Công ty cổ phần còn phải trả tiền lãi theo mức lãi suất nợ
quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương
ứng với thời gian chậm trả.

Page
12


UEH – School of Law

Học phần Luật kinh tế

Bài nghiên cứu nhóm

C. Phần nhận xét – đánh giá của nhóm làm việc
Trình bày các nội dung:
1. Nhận xét đánh giá về hoạt động áp dụng pháp luật của tòa án
qua phiên xử mà nhóm đã tham dự
Tòa án là cơ quan nhân danh nhà nước để giải quyết các tranh chấp,
do đó phán quyết của toà án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh
cưỡng chế của nhà nước. Cơ quan thi hành án là một cơ quan chuyên

trách và có đầy đủ bộ máy, phương tiện để các bản án được thi hành
và có hiệu lực.
Một trong những điểm đặc thù khi giải quyết tranh chấp thương mại
tại toà án là phải tuân thủ những nguyên tắc đã được quy định trong
pháp luật. Tuy nhiên, từ thực tiễn tham gia các phiên xét xử tại toà án
có thể rút ra những vướng mắc chủ yếu hiện nay mà các toà án thường
gặp phải là việc áp dụng pháp luật. Đó là, còn lúng túng trong việc áp
dụng quy định của BLDS và các luật chuyên ngành khi giải quyết các
vụ án kinh doanh, thương mại. Việc giải quyết tranh chấp vừa có thể
áp dụng BLDS vừa có thể áp dụng các luật chuyên ngành khác. Cùng
một nội dung nhưng được qui định tại nhiều điều luật, văn bản pháp
luật khác nhau. Công tác áp dụng luật còn ngoằn nghoèo.
Mặc dù nguyên tắc xét xử nhiều cấp đảm bảo cho quyết định của toà
án là chính xác, công bằng, khách quan và đúng pháp luật. Nhưng
nguyên tắc này cũng sẽ khiến cho vụ việc có thể bị kéo dài, xử đi xử
lại nhiều lần gây bất lợi cho các đương sự. Việc dây dưa, kéo dài vụ
việc sẽ gây căng thẳng tâm lý, làm mất thời giờ, tiền bạc của doanh
nghiệp và có khi doanh nghiệp phải bỏ lỡ một cách đáng tiếc các cơ
hội kinh doanh.
Bản chất của hoạt động xét xử là bảo vệ pháp chế và duy trì công lý đã
được pháp luật quy định, xã hội thừa nhận.Vì thế, hoạt động xét xử
công khai của toà án có tác dụng răn đe, cảnh cáo những hành vi vi
phạm pháp luật. Mặt khác, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
đều không muốn mang dấu đen phải ra toà để giải quyết tranh chấp.
Việc doanh nghiệp phải nhờ đến cơ quan tư pháp của tòa án để giải
quyết tranh có thể gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín và hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Page
13



UEH – School of Law

Học phần Luật kinh tế

Bài nghiên cứu nhóm

Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp thương mại tại toà
án là một hoạt động rất phức tạp. Để toà án áp dụng pháp luật có hiệu
quả trong việc giải quyết tranh chấp thương mại đảm bảo quyền lợi
của các đương sự đòi hỏi thẩm phán phải có chuyên môn, trình độ
nghiệp vụ cao. Ngoài ra, việc áp dụng pháp luật có tốt hay không phụ
thuộc rất lớn ở bản thân các quy định pháp luật của nhà nước. Do đó,
pháp luật thương mại cần phải hoàn thiện tạo điều kiện cho toà án có
cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng để giải quyết các tranh chấp thương mại
ngày càng phổ biến trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
2. Nêu những kinh nghiêm và cảm nhận của nhóm làm việc khi

thực hiện bài nghiên cứu thực tế
So với việc học chỉ học lí thuyết trên giảng đường, rõ ràng bạn
không thể có được sự tương tác trực tiếp để cảm nhận sức nặng của
pháp luật đặt lên các đương sự. Dù chúng em không phải sinh viên
khoa Luật, song chúng em hiểu rằng khi còn là một sinh viên ngồi trên
giảng đường, mọi thứ thường xoay quanh những bài giảng và giáo
trình để tiếp cận từ góc độ lý thuyết. Vô hình chung, môi trường học
thuật khiến chúng em dễ quên đi rằng luật pháp và việc thực hiện luật
pháp không chỉ là có các lí thuyết, nguyên tắc trên sách vở hay các tập
văn bản luật trên trang giấy mà cần có những trải nghiệm thực tiễn,
cụ thể là đến dự khán những phiên tòa, để thấy được thực tế phát sinh
các tình huống trong hoạt động kinh doanh .

Khi đến Tòa án Kinh tế TPHCM lần đầu, chúng em nhận thấy có
những việc quan trọng cần lưu ý như phải đúng giờ , đôi khi tại cổng
chúng em được yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc phải có giấy
giới thiệu từ trường. Chúng em cũng cũng cần lưu ý những quy định
về âm thanh điện thoại, ghi âm, chụp hình và quay phim trong phòng
xét xử. Chúng em đã có cơ hội làm quen với không gian, cách bố trí
phòng xử án và công việc của những người có mặt trong phiên tòa.
Phiên tòa nào cũng luôn có sự hiện diện của hội đồng xét xử gồm chủ
tọa, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên cùng thư ký. Có thể thấy các
đương sự đều chuẩn bị sẵn tài liệu, hồ sơ cần thiết cho phiên tòa, mọi
người đều làm việc vô cùng nghiêm túc.
Qua buổi tham dự tòa , chúng em hiểu được cách tiếp cận các lập
luận của đương sự, luật sư cũng như quá trình đưa ra phán quyết cuối
cùng của tòa trong một vụ việc thực tế. Từ đó giúp chúng em hiểu rõ
hơn những nguyên tắc và quy định pháp luật, củng cố kiến thức đã
học trên lớp. Nắm bắt được nhiều góc độ áp dụng luật vào thực tế . Là
Page
14


UEH – School of Law

Học phần Luật kinh tế

Bài nghiên cứu nhóm

một sinh viên khoa tài chính, chúng em cảm thấy việc đến tòa để dự
khán nhằm tìm hiểu pháp luật là vô cùng cần thiết và bổ ích.
Đây là những cảm nhận riêng của nhóm sau nhiều buổi tham dự tại
Tòa án Kinh tế TPHCM. Có thể không còn nhiều cơ hội tham dự

tòa ,nhưng chính nhờ học phần Luật kinh tế và sự hướng dẫn tận tình
của cô mà mỗi thành viên trong nhóm đều đã có những trải nghiệm
đáng quý.

Page
15



×