Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ĐỘNG cơ của COCACOLA THAM GIA vào THỊ TRƯỜNG QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.3 KB, 21 trang )

ĐỘNG CƠ CỦA COCACOLA THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

1 Công ty Coca-Cola với chiến lược đa nội địa
Công ty Coca-cola (hay còn gọi là Coke) là một trong những công ty nước giải khát có lợi nhuận
cao nhất thế giới. Với doanh lợi hàng tỷ đôla mỗi năm, Coca-Cola đã trở thành một trong những
công ty có lợi nhuận lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ gần đây. Tuy nhiên, có đến 75% lợi nhuận
công ty có được nhờ kinh doanh tại các thị trường nước ngoài. Coca-Cola tuyển dụng hơn
700.000 nhân công lao động sản xuất và phân phối sản phẩm khắp nơi trên thế giới. Công ty có
hơn 8 triệu nhà bán buôn, bán lẻ và các nhà phân phối nước Coca và các sản phẩm đồ uống khác.
Không giống như đối thủ PepsiCo, Coca-cola vẫn tập trung tuyệt đối vào kinh doanh thức uống
của mình.
Trong khi PepsiCo cơ cấu lại hoạt động kinh doanh quốc tế của mình bằng
cách từ bỏ các đơn vị nhà hàng như KFC, Taco Bell, Pizza Hut và tập trung đầu tư vào các hoạt
động cung cấp thức ăn nhanh của mình, Coca-cola né tránh tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh
không liên quan gì đến thức uống. Trong những năm giữa của thập kỷ 80, công ty cố gắng tham
gia kinh doanh rượu và càfê nhưng họ nhận thấy rằng các mặt hàng này không phù hợp với
phong cách marketing và nhiệm vụ chiến lược của công ty. Coca-cola xác định nhiệm vụ chiến
lược của mình là đảm bảo chắc chắn sản phẩm của mình là những mong muốn trong tầm tay của
bất kể khách hàng nào, ở đâu đi chăng nữa. Điều này chính là cơ sở cho mục tiêu chiến lược mở
rộng kinh doanh ra phạm vi toàn cầu. Coca-Cola tin rằng toàn cầu hóa là chìa khóa cho tương lai
của công ty bởi công ty cho rằng 5 tỷ người hoặc khách hàng của Coca-cola có thể chia sẻ và
chất lượng và thông điệp của Coca-cola mang lại. Chiến lược phát triển toàn cầu của Coca- cola
đuợc biết đến là chiến lược đa nội địa. Công ty tiến hành các bước thực hiện đặc trưng của chiến
lược này bao gồm
Sản phẩm thay đổi thường xuyên: Coke là hãng có sự thay đổi sản phẩm cao và phục vụ nhiều
loại thị trường. Tại Mỹ, coke được biết tới nhiều nhất qua các sản phẩm của nó như Coca-Cola,
Diet Coke, Sprite, Diet Sprite. Mặc dù Coke đều dựa trên nền tảng một đồ uống với khẩu vị
tương tự từ Nhật tới Châu Âu, song độ ngọt của sản phẩm trên các thị trường là khác nhau. Song
song với điều đó, hãng Coke còn phát triển rất nhiều các nhãn hiệu hàng hóa mới tại rất nhiều thị
trường bên ngoài nước Mỹ. Ví dụ như hãng Coke là công ty đi tiên phong và đã bán một số
lượng lớn betacaroten, một thứ đồ uống được bán dưới nhãn hiệu Skysurfer và Lift, chúng không


giống với những loại đồ uống thông thường tại Mỹ. Kích thước của các chai đựng cũng có sự
khác biệt lớn giữa các khu vực.
Gia tăng giá trị cục bộ cho sản phẩm: hệ thống phân phối của Coke thực sự là một tập hợp của
rất nhiều trung tâm phân phối và đóng chai được thiết lập trên toàn thế giới. Mỗi quốc gia hoặc


một khu vực là một thị trường rộng lớn cho hãng Coke tập trung đầu tư và đóng chai, đóng gói
một cách dễ dàng. Do đó, khi Coca-Cola tìm kiếm cách thâm nhập vào một thị trường mới, nó
cũng phải đồng thời đầu tư trong quá trình gia tăng các giá trị cục bộ cho sản phẩm như pha trộn
và đóng chai, điều này cũng quan trọng như việc phân phối các sản phẩm cuối cùng. Theo truyền
thống, việc đóng chai của Coca-Cola và các đồ uống khác được thực hiện hoàn toàn tại chính
khu vực đó. Thứ nhất, bản chất của hoạt động đóng gói đó là việc một chai thủy tinh và một nắp
nhôm phải được ghép lại với nhau. Các chai đựng có thể chiếm một không gian lớn trong khi vận
chuyển. Do đó, để tiết kiệm chi phí vận chuyển, người ta thường sử dụng các nguồn lực và tài
nguyên ở địa phương. Thứ hai, đó là hoạt động đóng chai không mang lại nhiều ý nghĩa về mặt
kinh tế. Thứ ba, kho chứa thành phẩm của Coca-Cola hay các sản phẩm đồ uống khác đòi hỏi
một khoảng không gian nhất định và khả năng quản lý kho. Những hàng hóa có khả năng hư
hỏng và dễ vỡ thường được quản lý tốt nhất tại chính địa phương đó bởi những người quản lý có
hiểu biết về từng loại sản phẩm cụ thể.
Các kênh phân phối địa phương:hãng Coke tin tưởng rằng kế hoạch marketing và phân phối tốt
nhất là thực hiện ở cấp độ địa phương. Tại đó, sự hiểu biết của nhà quản lý cùng với nhân sự nội
bộ sẽ thiết lập và giải quyết các vấn đề tiềm tàng có liên quan tới việc tiêu dùng các sản phẩm
của Coke. Tại mỗi thị trường, Coke quản lý việc nghiên cứu và thử nghiệm các sản phẩm của nó
trên phạm vi rộng. Hệ thống phân phối của Coke trải từ những máy bán hàng tự động tại những
khách sạn, tới những ga tàu, tới những siêu thị khổng lồ. Với mỗi kênh phân phối, hãng Coke
phát triển một chiến lược phân phối cụ thể để đảm bảo rằng sản phẩm của họ đạt tới mức độ bao
phủ tối đa trong khu vực. Hãng Coke thích dùng những người quản lý địa phương và những
người quản lý các chi nhánh quan tâm tới những chi tiết của mỗi bước đi của họ, hãng Coke đảm
bảo rằng những nhà quản lý hiểu giá trị của công ty và chuyển vào giá trị sản phẩm, giải quyết
những quyền lợi của khác hàng.

Tạo dựng nhãn hiệu toàn cầu:Coke là người đi đầu trong việc tiêu chuẩn hóa các hình ảnh của
nó trên toàn cầu, nhờ đó mà mọi người trên toàn thế giới có thể nhận ra chất lượng sản phẩm mà
họ đang mua. Hãng Coke tin tưởng rằng những đường viền quanh những chiếc trai với logo đỏ
và trắng, Coca-Cola không chỉ mang tới một sự sảng khoái mà còn ẩn chứa những cảm xúc sâu
hơn, như niềm vui, tiếng cười và sự đổi mới. Để cung cấp một chất lượng cao và hợp thành một
hình ảnh mới mẻ, khoẻ khoắn, hãng Coke rất cẩn thận trong việc lựa chọn các nhà quản lý và các
cá nhân làm việc trong các công ty hoạt động trên nhiều thị trường. Bởi vì hãng Coke thích giao
phó chiến lược marketing cho những cá nhân, công ty phải đảm bảo rằng những cá nhân mà nó
thuê phải cống hiến những cảm xúc của mình vào trong những sản phẩm của Coke và điều quan
trọng hơn thế nữa, đó là những giá trị có chất lượng của nó

Trong bối cảnh toàn cầu hóa là xu thế của thời đại, vừa mở ra cho các quốc gia, các nền kinh tế
những vận hội lớn lao đồng thời cũng chứa đựng nhiều thách thức nguy cơ khôn lường. Các
doanh nghiệp, công ty dù muốn hay không muốn đều phải xây dựng cho mình những lợi thế nhất
định để tồn tại và đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nhất là trong quá toàn cầu
hóa này. Chính vì vậy việc khai thác các thị trường mới để mở rộng lợi thế bằng các chiến lược


mang tính toàn cầu là một vấn đề quan trọng đòi hỏi các nhà quản lý phải cân nhắc hết sức kỹ
lưỡng trước khi đưa ra quyết định thực thi. Mở rộng kinh doanh ra toàn cầu cho phép doanh
nghiệp xây dựng và mở rộng các nguồn lợi thế cạnht tranh đến các thị trường mới. Chiến lược
kinh doanh trên phạm vi toàn cầu được xây dựng dựa trên việc xem xét các yếu tố thúc đẩy quá
trình toàn cầu hóa như: gia tăng lượng cầu trên quy mô thế giới, chi phí nghiên cứu và phát triển
sản phẩm mới ngày càng tăng, tăng trưởng quy mô kinh tế, sự thay đổi về chi phí các nhân tố đầu
vào(vốn và lao động)… Các công ty có ý định bành trướng, mở rộng kinh doanh phạm vi toàn
cầu sẽ phải xem xét, cân nhắc để lựa chọn một trong hai chiến lược: chiến lược toàn cầu và chiến
lược đa nội địa. Chiến lược toàn cầu được lựa chọn khi các doanh nghiệp tìm cách vận hành sản
xuất các sản phẩm có tính tiêu chuẩn hóa cao và đồng nhất trên quy mô rộng lớn, nhờ có lợi thế
về quy mô này mà công ty có thể mở rộng được lợi thế cạnh tranh của mình. Mặt khác các công
ty lựa chọn chiến lược đa nội địa khi họ có thể điều chỉnh và sản xuất các sản phẩm của mình

theo từng đặc thù của thị trường mà công ty phục vụ. Lợi ích của việc mở rộng toàn cầu bao gồm
việc xâm nhập va nhanh chóng khai thác thị trường, nhanh phục hồi chi phí đầu tư, tạo ra hình
ảnh thương hiệu mạnh, tăng cường tích lũy và chuyển giao tri thức. Tuy nhiên việc mở rộng này
cũng phải chịu một số chi phí như chi phí cho các đòn bẩy lợi thế, chi phí cho sự không linh hoạt
trong hệ thống, chi phí cho việc thỏa hiệp giữa các công ty con trong hệ thống. Song phát triển
kinh doanh ra phạm vi toàn cầu là một chiến lược trọng tâm của các doanh nghiệp nhằm khai
thác tận dụng các thị trường mới và xây dựng đòn bẩy cạnh tranh. Tham gia vào sân chơi toàn
cầu, các doanh nghiệp mới có nhiều cơ hội tăng trưởng bền vững khẳng định uy tín và vị thế của
mình trên thương trường thế giới./.
Coca-Cola đang không ngừng phát triển chiến lược kinh doanh vì mục tiêu trở thành công ty
nước giải khát lớn nhất, cung cấp nhiều nước giải khát nhất theo nhu cầu của người tiêu dùng,
bao gồm các dòng sản phẩm ít đường và không đường, đồng thời đa dạng mẫu mã và mở rộng
mức độ phủ sóng kinh doanh ở khắp mọi nơi.
Theo như lý giải của ông James Quincey, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Coca-Cola,
việc xây dựng danh mục “Thương hiệu hướng đến người tiêu dùng” đòi hỏi phải thay đổi chiến
lược, thay vì bán những sản phẩm công ty có, hãy bán những sản phẩm theo ý thích của người
tiêu dùng. Ông đã chia sẻ chiến lược này như một phần tầm nhìn phát triển tương lai của Công
ty Để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đi trước xu hướng và chạy theo thị hiếu tiêu dùng,
Quincey phát biểu: “Chúng ta cần phải bắt đầu bằng cách hỏi: Người tiêu dùng đang muốn gì?
Họ đang tìm kiếm các sản phẩm tự nhiên hơn, tìm kiếm sản phẩm có ít đường hơn, và đôi khi là
mang lại nhiều lợi ích hơn.”


, Giám Đốc Điều Hành James Quincey đã chia sẻ với các nhà phân tích rằng Coca-Cocla đã
không ngừng phát triển để trở thành một công ty nước giải khát toàn diện trong năm 2017, hoàn
thành những kỳ vọng với một năm nhiều thay đổi và mở đường cho một sự phát triển mạnh mẽ
hơn trong năm 2018.
Doanh thu tự thân cả năm đã tăng 3%, và lợi nhuận cơ bản trước thuế đã tăng 9%. Công ty đã đạt
được giá trị toàn cầu trong cả quý IV và cả năm bằng việc mở rộng danh mục đồ uống khi tập
trung vào người tiêu dùng, từ đó giúp đẩy mạnh tỉ lệ thành công từ thị trường này sang thị trường

khác, mua lại những thương hiệu mới và học hỏi được nhiều những kinh nghiệm, sử dụng
phương pháp kiểm tra và thử nghiệm sản phẩm trước khi ra mắt.
Ông Quincey cho biết “ mặc dù chúng tôi đã hoàn thành được những kế hoạch đề ra thì thành
quả mà chúng ta đạt được vẫn chưa xứng đáng với kỳ vọng”, chúng tôi cần phải tăng thêm doanh
thu và tăng thêm lợi nhuận tính trên mỗi cổ phiếu (EPS).
Sau đây là sáu điểm nổi bật trong năm 2017 mà ông Quincey đã chia sẻ trong buổi trò chuyện
hôm nay:
‘Tăng trưởng và thay đổi’: Honest Tea và smartwater, hai trong số các thương hiệu hàng đầu tại
Mỹcủa Coca-Cola, đã được tung ra tại nhiều thị trường quốc tế trong năm 2017. Công ty cũng đã
mua lại AdeS, một hãng nước giải khát thảo mộc hàng đầu ở Mỹ Latinh, và đang mở rộng hãng
này đến với thị trường Châu Âu.
“Số không = Người hùng” (Zero = Hero): Thương hiệu nước giải khát không đường của CocaCola (Coca-Cola Zero Sugar) đã được tung ra tại 20 thị trường trong năm 2017 – bao gồm cả Mỹ
- cùng với một sự thay đổi lớn vềhương vị, thay đổi cách tiếp thị và đóng gói sản phẩm, cải thiện
cách thực hiện. Kết quả là thương hiệu đã đạt được mức tăng trưởng doanh thu 2 con số trong
năm nay.
Một hệ thống vận hành chặt chẽ và văn hóa đậm nét hơn: Ông Quincey cho biết công ty đã thúc
đẩy việc trở lại là một tổ chức ít sở hữu tài sản bằng việc hoàn tất quá trình dài gần một thập kỷ
chuyển giao quyền sở hữu các nhà máy đóng chai ở Mỹ cho các đối tác địa phương và nhượng
lại quyền sở hữu thương mại hai nhà máy đóng chai từng được sở hữu trước đây tạiTrung Quốc.
Thêm vào đó, hai nhà máy đóng chai Coca-Cola lớn nhất Nhật Bản đã sáp nhập lại với nhau.
Ông Quincey cũng cho biết cuối cùng tất cả những sự thay đổi mang tính chiến lược và chiến
thuật này có ý nghĩa rất quan trọng. “Chúng tôi đang thay đổi văn hóa một cách quyết đoán…
cách chúng tôi hoạt động, cách chúng tôi nhìn nhận những cơ hội phát triển, và cách chúng tôi
tham gia vận hành hệ thống đóng chai.
Tập trung vào việc kinh doanh: Công ty hiện đang hoàn thiệnviệc ra mắt các thương hiệu chính
bằng cách xác định sản phẩm và chủng loại phù hợp với sự thay đổi trong thị hiếu của khách
hàng. Ông cho biết “Chúng tôi đã điều chỉnh giá bán/hình thức đóng gói sản phẩm để thích hợp
với nhu cầu đặt hàng trực tuyến đang bùng nổ ở Trung Quốc”. Công ty hiện cũng đang ứng dụng



mô hình của quỹ Venturing & Emerging Brands, giúp đầu tư, nuôi dưỡng và phát triển các
thương hiệu tiềm năng tại các thị trường chọn lọc ở Châu Âu.
Công cuộc cải cách thuế tại Mỹ giúp “thúc đẩy” công việc kinh doanh toàn cầu của Coca-Cola:
Quincey cho biết “Cải cách thuế sẽ giúp cho việc đầu tư tại Mỹ hấp dẫn hơn và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế một cách rõ ràng”. “Cải cách về thuế cũng loại bỏ sự sai lệch đã tồn tại từ rất lâu
từ hệ thống thuế trên toàn cầu của Mỹ trước đây, và sẽ giúp cho việc quản lý số dư tiền mặt và nợ
của công ty chúng tôi trở nên dễ dàng hơn”. Quincey cũng chia sẻ thêm rằng trong 8 năm tới,
thuế suất hiệu dụng thấp hơn sẽ chủ yếu được bù đắp bằng việc chi trả tiền mặt hằng năm theo
yêu cầu với chi phí thuế là 4,6 tỷ đô la Mỹ mà Coca-Cola đã báo cáo trong Quý 4 năm 2017.

Tăng trưởng có trách nhiệm: Mới đây, Coca-Cola đã thông báo mục tiêu ưu tiên của ngành là đến
năm 2030 có thể thu thập và tái chế chai hoặc lon tương đương với số lượng mà công ty bán ra
trên toàn cầu. Công ty cũng đang gia tăng số lượng các thành phần tái chế trong bao bì, và cố
gắng để tất cả các bao bì này hoàn toàn có thể tái chế được. Mục tiêu đóng gói bền vững đầy
tham vọng tuân thủ báo cáo của Coca-Cola vào năm 2016 để thấy rằng Coca-Colalà công ty
nước giải khát đầu tiên trong danh sách Fortune 500 trả về cho tự nhiên và cộng đồng hơn 100%
lượng nước đã sử dụng để làm ra các sản phẩm nước giải khát.
Quincey cho biết rằng: “Chúng ta cần phải tăng trưởng có trách nhiệm, và từ đó, trở thành một
công ty nước giải khát toàn diện phát triển đúng cách, bởi vì đây là điều đúng đắn mà chúng tôi
nên làm cho cả người tiêu dùng lẫn bản thân doanh nghiệp”.
Vừa công bố chiến lược tiếp thị mới “Một thương hiệu” trên toàn cầu, Coca-Cola ngay lập tức
thu hút sự chú ý từ những người yêu thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới này cũng như
giới chuyên môn trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo.
Trước sự thay đổi của thị trường, người ta tò mò “gã khổng lồ” đã chọn cho mình những bước đi
thế nào để giữ vững cương vị hàng đầu như vậy.
Chiến lược “Một thương hiệu”: Quy tụ sức mạnh cho biểu tượng toàn cầu
Chiến lược mới sẽ thống nhất các dòng sản phẩm Coca-Cola, Coca-Cola Light và Coca-Cola
Zero dưới một định vị nhãn hiệu Coca-Cola để nâng cao giá trị toàn cầu cũng như tính biểu
tượng của thương hiệu. Theo đó, một chiến dịch sáng tạo chung mang tên “Taste the feeling –
Uống cùng Cảm xúc” sẽ được triển khai trên toàn cầu, đưa sản phẩm làm tâm điểm, thể hiện

những câu chuyện chân thực từ phim quảng cáo tới hình ảnh hay nhạc hiệu, ca khúc mới… kết
nối người tiêu dùng trên thế giới. Đây là lần đầu tiên Coca-Cola triển khai một chiến dịch sáng
tạo chung, trước đó công ty luôn thực hiện chiến dịch quảng cáo riêng biệt cho từng nhãn hiệu.


Cola như những nhãn hiệu riêng biệt dưới định vị khác. Điều này dẫn tới hiểu nhầm về ý nghĩa thật sự của thương hiệu Coca-Col
Việc chia sẻ sức mạnh thương hiệu sẽ tăng độ nhận biết cho nhãn hiệu Coca-Coca Light và
Coca-Cola Zero. Do đó, người tiêu dùng với các nhu cầu khác nhau đều chọn được sản phẩm
Coca-Cola phù hợp, đúng như cam kết mang lại nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng. “Đây là sự
đầu tư mạnh mẽ cho các sản phẩm mang nhãn hiệu Coca-Cola, khẳng định cam kết của chúng tôi
không ngừng nỗ lực để khai phá mọi giới hạn thưởng thức cho người dùng, dù đó là dòng sản
phẩm ít đường hay không đường” – Bà Uyên nhấn mạnh.
Chiến dịch “Uống cùng Cảm xúc”: kết nối từ những câu chuyện chân thực
Chiến dịch “Taste the Feeling – Uống cùng Cảm xúc” được Coca-Cola phát triển cùng 10 công
ty quảng cáo hàng đầu thế giới. Ý tưởng của chiến dịch là những khoảnh khắc xoay quanh chai
Coca-Cola, kết nối mọi người trên toàn cầu. Đơn cử như phim quảng cáo chính “Anthem” đã xâu
chuỗi những khoảnh khắc đẹp trên nền nhạc hiệu “Taste the feeling” lấy cảm hứng từ âm thanh
sảng khoái khi uống Coca-Cola. Ca khúc chủ đạo cùng tên của chiến dịch do giọng ca người Úc
Conrad Sewell trình bày với chất giọng đầy cảm xúc. Conrad Sewell nổi tiếng với ca khúc
“Firestone” đã đạt 300 triệu lượt nghe trên Spotify và hơn 3 triệu đĩa bán ra trên thế giới.
Coca-Cola còn hợp tác với 2 nhiếp ảnh gia thời trang Guy Aroch và Nacho Ricci sáng tác 100
hình ảnh sáng tạo, truyền tải những khoảnh khắc cùng Coca-Cola qua ngôn ngữ của nhiếp ảnh


đương đại. Nhấn nhá trên hình ảnh biểu tượng của Coca-Cola, mỗi tác phẩm khắc họa một
khoảnh khắc đời thường, tôn vinh niềm vui bình dị khi thưởng thức sản phẩm.

Việc lấy sản phẩm làm trọng tâm được nhiều chuyên gia đánh giá là một nước cờ táo bạo, bởi lẽ
tiếp thị dựa trên sản phẩm nhưng vẫn khiến người dùng xúc động chẳng hề dễ. Ông Marcos de
Quinto – Tổng Giám đốc Tiếp thị Toàn cầu của Coca-Cola từng chia sẻ, “Chúng tôi muốn quay

về giá trị cốt lõi của sản phẩm, đó là niềm vui bình dị rất đỗi giản đơn mà việc thưởng thức
Coca-Cola mang lại. Một chai Coca-Cola mát lạnh có thể khiến bất cứ ai mỉm cười” (AdAge).
Do đó, nhóm chiến lược đã đầu tư nghiên cứu kỹ từng thị trường để tái hiện câu chuyện, góc
nhìn gần gũi và cảm xúc với người tiêu dùng dù họ ở bất kỳ quốc gia hay nền văn hoá nào.
Nhận định về chiến lược này của Coca-Cola, ông Erich Joachimsthaler, CEO của Vivaldi
Partners Group cho rằng: “Chiến dịch này của Coca-Cola đã “gom tất cả về một” và đồng thời
khẳng định rằng dù bạn hiểu Coca-Cola theo hướng nào thì cốt lõi Coca-Cola vẫn là thức uống
giải khát sảng khoái dành cho tất cả mọi người”. Theo lẽ đó, có thể nói sự thay đổi chiến lược
này đã giúp cho thương hiệu uy tín với lịch sử hằng trăm năm thể hiện tiềm lực của chính mình
trong việc giữ vững vị thế trên toàn cầu. Đây cũng là lời khẳng định rằng Coca-Cola thật sự quan
tâm và chú trọng đến nhu cầu của người tiêu dùng tại các thị trường trên toàn thế giới.


TÌM HIỂU THÊM VỀ KẾ HOẠCH TƯƠNG LAI CỦA COCA-COLA.
Quincey, người đã chính thức đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành của Coke vào tháng Năm
vừa qua, ông cho biết phương pháp tiếp cận đa chiều của công ty chủ yếu nhằm đáp ứng những
thay đổi về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, bao gồm giảm đường và calo ở nhiều sản
phẩm; sản xuất nước giải khát mới có lợi cho sức khoẻ với khả năng hydrat hóa và bổ sung dinh
dưỡng; giảm dung tích mẫu mã của các sản phẩm hiện hành, thiết kế lon, chai tiện lợi nhỏ gọn
hơn nhằm giúp người tiêu dùng kiểm soát lượng đường dễ dàng hơn; trình bày thông tin về năng
lượng rõ ràng và dễ thấy giúp mọi người lựa chọn nhanh hơn mà không cần phỏng đoán.
“Khách hàng là thượng đế, vì lẽ đó, phải ưu tiên xem lại một số công thức nước giải khát của
Công ty để giảm đường, đồng thời nghiên cứu phát triển chất tạo ngọt mới không chứa calo. Mục
đích cuối cùng là cung cấp các loại nước giải khát ít đường và không đường theo mong muốn
của người tiêu dùng để họ không phải từ bỏ những hương vị tuyệt vời vẫn thường thưởng thức
bấy lâu nay”, ông cho biết.
Cùng với đó, Công ty Coca-Cola cũng ủng hộ các khuyến cáo hiện nay của một số cơ quan y tế
hàng đầu, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (W.H.O.) về việc khuyến cáo mọi người hạn chế lượng
đường tiêu thụ, không nạp quá 10% trên tổng lượng tiêu thụ calo/năng lượng mỗi ngày.
Quincey khẳng định: “Hành trình hướng tới mục tiêu của chúng ta đã bắt đầu”, và đưa ra viện

dẫn bằng các loại nước giải khát ít đường và không đường đã có bán trên thị trường với mẫu mã
bắt mắt hơn và thể hiện rõ nhiều công dụng hơn chẳng hạn như trà hữu cơ, nước dừa, các sản
phẩm dạng sữa, cà phê mang đi, nước trái cây và nước khoáng tinh khiết… các sản phẩm thích
hợp cho nhiều đối tượng ở nhiều thị trường khác nhau.
Năm 2017, Công ty dự tính cắt giảm lượng đường cho hơn 500 loại nước giải khát trên quy mô
toàn cầu, thêm 30% với tổng số hơn 3.900 sản phẩm ít đường và không đường.
Công ty cũng chi mạnh tay hơn vào các chiến lược Marketing nhằm thúc đẩy người tiêu dùng có
cái nhìn mới về các loại nước giải khát ít đường và không đường, điển hình như chiến lược
Marketing toàn cầu “One Brand” thực hiện đầu năm 2016 kết hợp cả bốn thương hiệu của CocaCola: Coca-Cola, Coke Zero, Diet Coke/Coca-Cola Light, và Coca-Cola Life, trong chiến dịch


“Uống cùng cảm xúc”, nhấn mạnh sự cam kết của công ty dành cho khách hàng khi họ lựa chọn
sử dụng bất kỳ sản phẩm Coca-Cola nào phù hợp với khẩu vị và lối sống của họ.
‘Chúng ta vừa chủ động lắng nghe vừa thực hiện để đảm bảo người tiêu dùng là trọng tâm trong
chiến lược kinh doanh, để qua đó có thể phát triển sản phẩm một cách có trách nhiệm. Nếu
chúng ta nắm bắt được mong muốn của người tiêu dùng, thương hiệu của chúng ta sẽ phát triển,
toàn hệ thống theo đó cũng nối đuôi và tiếp tục phát triển.’
Thiết kế mẫu mã đóng chai tiện lợi, nhỏ gọn hơn là một yếu tố khác trong chiến lược này. Hiện
nay, khoảng 40% nhãn hiệu nước giải khát có ga có dung tích 250 mL (8,5 oz.) trở xuống. Tại
Bắc Mỹ, các dạng lon mini và các loại chai nhỏ khác hiện chiếm 15% giao dịch nước giải khát
có ga của công ty.
Trong nhiều năm, công ty đã và đang thực hiện các chính sách và hành động phù hợp với chiến
lược này. Vào tháng 9 năm 2009, Coca-Cola trở thành công ty nước giải khát đầu tiên cam kết
dán nhãn ghi rõ hàm lượng calo trên hầu hết sản phẩm và sẽ tiếp tục duy trì cam kết này. Ngoài
ra, công ty đang nỗ lực theo đuổi chính sách dài hạn đề ra từ trước đến nay: Không thực hiện
quảng cáo nhắm đến trẻ em dưới 12 tuổi ở tất cả các quốc gia trên thế giới.
Tất cả những hoạt động, sản phẩm, chương trình và chính sách cũng như kế hoạch định hướng
tương lai của công ty đều dựa trên quan điểm của người tiêu dùng.
Quincey nói “Chúng ta vừa chủ động lắng nghe vừa thực hiện để đảm bảo vị thế trung tâm của
người tiêu dùng trong chiến lược kinh doanh, để qua đó có thể phát triển sản phẩm một cách có

trách nhiệm. Nếu chúng ta nắm bắt được mong muốn của người tiêu dùng, thương hiệu của
chúng ta sẽ phát triển, toàn hệ thống theo đó cũng nối đuôi và tiếp tục phát triển. Đây là con
đường phía trước của Coca-Cola.”
Coca-Cola phát triển từ sản phẩm có chứa cocaine năm 1886 thành loại đồ uống có đường hiện
diện khắp mọi nơi vào năm 1929.
Giờ đây, người dân ở trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ tiêu dùng 1,9 tỷ suất đồ uống này mỗi
ngày, theo số liệu của Công ty Coca-Cola.
Ông David Butler - Phó chủ tịch phụ trách đổi mới và cải tiến của Coca-Cola, đồng tác giả cùng
với Linda Teschler cuốn Design to Grow: How Coca-Cola Learned to Combine Scale and
Agility (and How You Can Too) (tạm dịch: Thiết kế để tăng trưởng: Cách Coca-Cola kết hợp quy


mô và sự nhạy bén (và Bạn cũng có thể)), cho biết, hãng này đã sử dụng 7 chiến lược thiết kế và
tiếp thị chủ chốt để đưa Coca-Cola trở thành thương hiệu số 1 toàn cầu.
1. Khởi đầu với công thức độc nhất vô nhị được thị trường kiểm nghiệm
Sau cuộc nội chiến, đại tá John Pemberton muốn phát triển sản phẩm rượu vang coca (coca wine:
cơ bản là cola với cồn và cocaine) - sản phẩm đang được ưa chuộng thời đó. Năm 1886, bang
Atlanta thông qua đạo luật buộc các nhà sản xuất nước ngọt chỉ được sản xuất các sản phẩm đồ
uống không chứa cồn.

Pemberton gửi cho cháu trai Lewis Newman một vài mẫu sản phẩm của ông để đưa đến một nhà
thuốc địa phương nơi mọi người thường tụ tập để uống các loại nước soda.
Newman phản hồi cho Pemberton về nhiều loại đồ uống pha chế khác nhau và cuối năm đó,
Pemberton đã tìm ra công thức độc nhất vô nhị và phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng.
Công thức ban đầu giờ đây vẫn được giữ bí mật trong hầm an toàn tại Atlanta.
Thành phần cocaine được loại bỏ khỏi sản phẩm Coke vào năm 1903. Nhà sản xuất cũng đã
nhiều lần điều chỉnh thành phần trong thế kỷ qua, nhưng ngoài thảm họa “New Coke” năm 1985,
công thức ban đầu của Coca-Cola gần như không thay đổi.
Quyết định này đã giúp công ty tăng trưởng do không phải mất thời gian để điều chỉnh theo khẩu
vị của các thị trường trên toàn thế giới.



2. Phông chữ trên logo không bao giờ thay đổi
Frank Mason Robinson - nhân viên kế toán của ông Pemberton đã quyết định rằng logo của
Coca-Cola phải sử dụng kiểu chữ Spencerian mà nhân viên kế toán hay dùng vì nó sẽ tạo sự khác
biệt với các sản phẩm đối thủ.
Công ty đã tiêu chuẩn hóa logo vào năm 1923, đồng thời, giống như công thức, quyết định rằng
dù rằng bao gói có thể điều chỉnh theo thời gian, song logo lõi sẽ không bao giờ thay đổi.

Kết quả là logo hơn 100 năm tuổi của Coca-Cola đã in sâu vào trí nhớ của người tiêu dùng trên
toàn thế giới.
3. Sử dụng mẫu chai độc quyền
Sau khi thương nhân tại Georgia Asa Griggs Candler trở thành cổ đông lớn của Coca-Cola vào
năm 1888, ông quyết tâm đưa Coke trở thành sản phẩm phổ biến nhất nước Mỹ bằng việc tiếp thị
và liên kết với các nhà đóng chai trong khu vực.
Đến năm 1915, Candler để mất thị phần vào tay hàng trăm đối thủ. Ông mở cuộc thi trên phạm
vi toàn quốc về thiết kế mẫu chai đựng có thể cho người tiêu dùng biết rằng Coke là sản phẩm
tuyệt hảo, không thể nhầm lẫn với các sản phẩm cola khác.
Mẫu chai mới phải có thể sản xuất đại trà, sử dụng thiết bị hiện có nhưng cũng phải khác biệt và
dễ nhận biết.
Công ty Root Glass Company tại Indiana quyết định tham gia cuộc thi. Trong khi tìm kiếm trong
từ điển từ “coca” và những từ tương tự, Butler viết, người giám sát khuôn Earl R. Dean tình cờ
nhìn thấy hình minh họa cây cacao và ông ngay lập tức bị ấn tượng.


Coca-Cola gần như không liên quan gì đến cacao, nhưng quả cacao có hình dáng vừa kỳ lạ và
vừa hấp dẫn. Ông Deal và nhóm cộng sự của mình bắt tay vào làm việc và trở thành người thắng
cuộc thi vào năm sau đó.
Coca-Cola đặt mua mẫu chai mới như một phần trong chiến lược tiếp thị tự vệ, những cũng bắt
đầu quảng bá mẫu chai này tích cực như quảng bá logo và sản phẩm. Thậm chí sau khi thay chai

thủy tinh bằng chai nhựa, công ty tiếp tục quảng bá hình ảnh chai Coke như một biểu tượng.
4. Buộc nhà bán lẻ phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng
Công ty Trust Company của Ernest Woodruff tại Georgia đã mua lại Coca-Cola từ tay Candler
vào năm 1919. Woodruff tập trung vào duy trì tiêu chuẩn tuyệt hảo khi công ty mở rộng quy mô.
Nhóm phát triển Coke quyết định rằng loại đồ uống này phải được phục vụ ở nhiệt độ 360F
(2,220C) và sẽ cử nhân viên bán hàng đến các nhà bán lẻ để thông báo với họ rằng không bao
giờ được phục vụ sản phẩm Coke ở nhiệt độ trên 400F (4,440C).
Ngày nay, sách lược này có thể hơi kỳ cục, nhưng tiêu chuẩn 360F chỉ là một ví dụ khác trong
việc thiết lập Coca-Cola trở thành sản phẩm chất lượng tuyệt hảo.


5. Giữ giá bán lẻ không đổi trong 70 năm
Ngày nay đặc điểm chung của hầu hết các công ty công nghệ khởi nghiệp là cung cấp dịch vụ
miễn phí và sau đó thu phí cao hơn đối với khách hàng hoặc đơn vị quảng cáo ngay khi họ quen
dùng sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp miễn phí trước đó.
Trước khi việc tận dụng hiệu ứng kết nối và lan tỏa trở thành thông lệ tiêu chuẩn, Coca-Cola đã
sử dụng phương pháp tương tự để mở rộng quy mô ra toàn nước Mỹ và sau đó là toàn cầu.
Từ năm 1886 đến 1959, 1 chai Coke chỉ có giá 5 cent Mỹ.
6. Chỉ dẫn quảng cáo bằng lời nói
Rõ ràng sau khi Candler nắm quyền kiểm soát công ty, Coke đã trở thành thương hiệu đồ uống
được tiêu thụ rộng rãi.
Candler bắt đầu sáng kiến cung cấp coupon đại trà với kết quả là 10% lượng sản phẩm từ năm
1887 - 1920 được cung cấp miễn phí nhằm tạo dựng khả năng nhận diện thương hiệu.
Ông Candler cũng cung cấp cho các nhà bán lẻ nhiều đồ trang trí Coca-Cola như áp phích quảng
cáo và hình minh họa để trang trí cửa hàng cũng như tặng quyển lịch và đồng hồ cho khách hàng.
Theo ông Butler, Coke là sản phẩm tiên phong trong việc gắn kết thương hiệu với những đồ vật
không liên quan gì đến sản phẩm.


7. Chấp nhận mô hình nhượng quyền (franchise)

Năm 1899, Benjamin F. Thomas và Joseph B. Whitehead - 2 luật sư ở Tennessee - đã đến gặp
ông Candler và đề nghị liệu ông Candler có để cho họ đóng chai Coke hay không. Coke được
bán ở dạng xi-rô mà nhà bán lẻ sẽ pha với nước soda, nhưng đây không phải là cách đặc trưng để
thưởng thức cola khi bận rộn, lúc đang đi hoặc mua mang về nhà.
Candler quyết định trao quyền đóng chai với giá chỉ 1 USD - ông chưa bao giờ thu về, vì ông hài
lòng với việc giữ lại các quyền đối với xi-rô.
Việc này đánh dấu sự khởi đầu của cái mà công ty gọi là Hệ thống Coca-Cola - mối liên kết
nhượng quyền với các nhà đóng chai, cho phép thương hiệu thực sự cất cánh.
Ngày nay, có hơn 250 nhà đóng chai Coke độc lập trên toàn thế giới.
Ông Butler viết “Coca-Cola không phải là một công ty khổng lồ; chỉ là một hệ thống những công
ty nhỏ. Và mô hình này giúp công ty phát triển sản phẩm mới, phương thức giao tiếp mới, thiết
bị mới…”.

Coca-Cola là một câu chuyện thành công thương hiệu điển hình nhất trong lịch sử xây dựng
thương hiệu. Hiện nay, Coca-Cola có mặt trên 200 quốc gia và luôn được đánh giá là thương
hiệu đáng giá nhất trên thế giới với trị giá thương hiệu đạt mức 70 tỷ đô la.
Gần như tất cả những gì mang tính bí quyết thành công mà tập đoàn Coca-Cola đã và đang thực
hiện đều bắt nguồn từ ý tưởng của nhà doanh nghiệp tài năng Asa Candler.


Asa Candler không tiếc tiền cho quảng cáo để xây dựng thương hiệu. Ngay từ năm 1895, nước
giải khát Coca-Cola đã có mặt ở tất cả các bang của Mỹ. Asa Candler đã thực hiện một chiến
dịch giới thiệu sản phẩm lớn chưa từng có vào thời điểm bấy giờ. Đâu đâu Coca-Cola cũng có
những đội tiếp thị bán khuyến mại với cái giá 5 cent quá rẻ cho một ly. Đồng thời trên các
phương tiện đại chúng và các biển quảng cáo, Coca-Cola xuất hiện với tần suất nhiều chưa từng
có.
Coca-Cola đã biết đầu tư vào các hoạt động quảng cáo, marketing để xây dựng nên một thương
hiệu nổi tiếng cả thế giới.
Cơn sốt in tên của Coca Cola – “Share A Coke”
Bắt đầu từ Úc và nhanh chóng lan rộng đến 123 quốc gia, chiến dịch Share A Coke của CocaCola nhanh chóng “hạ gục” trái tim của rất nhiều bạn trẻ trên toàn thế giới. Đây không chỉ đơn

thuần là một chiến dịch quảng bá mà đã trở thành những “cầu nối” hạnh phúc với nhau trong khi
thế giới mạng đang khiến giới trẻ ngày càng… lười gặp gỡ.
Tại Việt Nam, chiến dịch “Share a coke” có tên “Trao Coca-Cola, kết nối bạn bè” gây được tiếng
vang rất lớn. Video quảng cáo “Share a coke” chỉ sau một ngày đưa lên Youtube đã khiến hàng
triệu người phải rơi nước mắt với lời nhắn nhủ: “Niềm vui chỉ đến khi ta biết quan tâm, hãy gửi
đến họ bằng những lời cảm ơn chân thành nhất.”
Những chai Coca-Cola in tên người dùng đã trở thành cơn sốt, trở thành hiện tượng được chia sẻ
nhiều nhất trên mạng xã hội. Coca-Cola ra mắt tới 95 phiên bản bao bì khác nhau gồm 8 mối
quan hệ gia đình, 67 tên riêng và 20 cá tính độc đáo. Đi kèm đó, hãng còn tổ chức nhiều hoạt
động xã hội thú vị.
Phát biểu về chương trình, ông Aneek Ahmed, Giám đốc Truyền thông Tích hợp Coca-Cola khu
vực Đông Dương cho hay: “Là nhãn hàng hướng đến niềm vui và hạnh phúc, chúng tôi tin rằng
đưa tên riêng của người tiêu dùng lên bao bì sản phẩm là một ý tưởng thú vị và thiết thực. Nhìn
thấy tên mình xuất hiện bên cạnh logo Coca-Cola – thương hiệu đồ uống giá trị nhất thế giới suốt
128 năm qua, sẽ mang lại niềm vui bất ngờ cho mọi người. Qua đó, chúng tôi mong muốn mang
đến một mùa hè nhiều ý nghĩa và thêm kết nối trên khắp Việt Nam”.
Chiến dịch Hello Happiness
Tháng 3/2014, Coca-Cola lập 5 buồng điện thoại công cộng đặc biệt gần khu sinh sống của
người lao động nhập cư ở Dubai. Thay vì dùng tiền xu, buồng điện thoại này hoạt động bằng nắp
chai Coca-Cola. Mỗi nắp chai trị giá 54 xu tương đương 3 phút gọi điện quốc tế.
Các máy quay của Coca-Cola đã ghi lại những khoảnh khắc xúc động khi những người lao động
nhập cư xếp hàng dài chờ đến lượt gọi điện về cho gia đình sau một thời gian dài không liên lạc
trong đoạn video Hello Happiness. Một tháng sau, chiến dịch kết thúc và Coca-Cola cũng dỡ bỏ
các buồng điện thoại tại Dubai. Hơn 40 ngàn người đã sử dụng buồng điện thoại đặc biệt này.
Quảng cáo này đã thu hút hơn 3 triệu lượt xem trên Youtube.


Đây là một trong rất nhiều viral video nằm trong chiến dịch lớn mang tên Open Happiness của
Coca-Cola.
hare a coke

“Share a coke” (hay vẫn được biết là chiến dịch in tên người lên vỏ lon) được coi là sáng tạo và
thành công nhất của Coca Cola từ trước tới nay. Kế hoạch marketing của Coca Cola lần này tập
trung vào các bạn trẻ có độ tuổi từ 24 trở xuống và được triển khai bằng cả hình thức online và
offline rất rầm rộ.
Chiến dịch marketing này của Coca Cola, bắt đầu triển khai tại Australia khi hãng này đã cho in
150 cái tên phổ biến nhất lên những chai coca nhằm mục đích nhắc nhở mọi người nhớ về một
người bạn của mình, kèm theo thông điệp: “Nếu bạn yêu/ muốn gặp gỡ/ nhớ/ thích/ lâu rồi chưa
gặp/…hãy chia sẻ 1 chai Coke (cùng với cái tên của người bạn đó được in trên vỏ chai ) với
anh/cô ấy. Đây chính là khởi nguồn để mở rộng chiến dịch marketing lần này ra hơn 123 nước
khác nữa. Trong suốt chiến dịch Coca Cola đã cho ra đời gần 400.000 vỏ chai có in tên riêng lên
trên. Thêm vao đó là sự chia sẻ vỏ lon Coca Cola của những ngưởi nổi tiếng đến các fan của họ
và các hoạt động quảng cáo trên truyền hình đã giúp cho hãng này tiếp cận với lượng khách hàng
lớn.

Hình ảnh vỏ lon Coca có in tên riêng lên trên
Ngoài ra, Coca Cola còn triển khai các chiến dịch marketing online bằng cách để các bạn trẻ tự
tạo những vỏ lon Coca Cola có in tên va chia sẻ lên facebook. Trong khoảng thời gian chiến dịch
marketing này diễn ra, bất cứ ai có tài khoản facebook đều có thể dễ dàng bắt gặp bạn bè của
mình hoặc chính mình đăng ảnh hay thay ảnh bìa, avatar đại diện là những vỏ lon Coca Cola có
in tên của họ, một màu đỏ ngập tràn facebook.


Có thể bạn quan tâm: Những chiến dịch marketing thành công tại Việt Nam
Hello happiness
“Hello happiness” cũng là một chiến dịch marketing rất thành công của Coca Cola, thay vì đánh
trúng tâm lý được thể hiện bản thân của khách hàng thông qua những cái tên xuất hiện trên lon
Coca thì chiến dịch “Hello happiness” lại tập trung vào những yếu tố giúp khách hàng hạnh
phúc.

Coca Cola đã dựng 5 buồng điện thoại công cộng mang tên “Hello Happiness” tại khu sinh sống

và làm việc của những người lao động xa quê tại Dubai, Ấn Độ vào tháng 3 năm 2014. Điều này
có ý nghĩa rất lớn cho những người dân lao động tại đây vì với họ niềm hạnh phúc mỗi ngày đơn
giản chỉ là có những phút giây được trò chuyện với gia đình, bạn bè. Đây không phải là điểm
đáng chú ý nhất của hạnh động này mà là ở việc, thay vì dùng những đồng xu để trả phí cho
những cuộc điện thoại như thông thường thì người dân sử dụng lắp chai Coke (mỗi nắp có giá trị
bằng 54 xu) tương đương với 3 phút gọi điện quốc tế. Sau đó, Coca ghi lại những khoảnh khắc
hạnh phúc của những người lao động khi họ được nói chuyện với gia đình tại các buồng điện
thoại mà hãng này đã dựng. Chiến dịch marketing này đã cho thấy Coca Cola thực sự đồng cảm,
thấu hiểu của doanh nghiệp tới những mong muốn thiết thực nhất của những người bình dị nhất.
Move to the beat
Chiến dịch “Move to the beat” (chiến dịch tài trợ cho Olympics 2012 tại Luân Đôn) lại là một
chiến dịch marketing đặc sắc khác của Coca Cola. Nhân sự kiện Olympics thu hút sự quan tâm
đặc biệt của những người yêu thích thể thao, Coca Cola xây dựng lên một TVC quảng cáo


“Mượn nhạc gây khát” – tận dụng hình ảnh, âm thanh từ các môn thể thao trong thế vận hội để
lôi cuốn công chúng, cuốn họ lắc lư theo các bước nhảy. Người hâm mộ vừa thưởng thức âm
nhạc, vừa cháy hết mình với các môn thể thao và cùng giải khát với Coca Cola.

Chiến dịch Move to the beat của Coca Cola
Trong chiến dịch “Move to the beat”, Coca Cola đã tốn chi phí không nhỏ khi mời nhà sản xuất
âm nhạc nổi tiếng Mark Ronson và ca sĩ Katie B cùng 5 vận động viên Olympics tiêu biểu tham
gia. Những môn thể thao tại thế vận hội đã được hãng này tận dụng để đưa vào chiến dịch
marketing lần này là những môn thể thao rất hấp dẫnnhư điền kinh, bóng bàn, thể dục dụng cụ,
bắn súng… lồng ghép với những âm thanh điện tử từ các thể loại được giới trẻ yêu thích như Hip
Hop, Dance để tạo ra một bài hát. Sự thành công của chiến dịch này được thể hiện ở chỗ, Coca
Cola là thương hiệu được nhắc đến nhiều thứ 2 sau hãng Adidas tại Olympics London 2012.
Coca Cola đã có những chiến dịch marketing hiệu quả mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng
phải mơ ước, khẳng định vị thế của hãng trong ngành sản xuất nước giải khát.
Từ khi gia nhập vào thị trường, Công ty Coca-Cola đã khẳng định vị thế của mình là một đối tác

quan trọng và đáng tin cậy của Việt Nam trong việc cam kết đầu tư lâu dài của Coca Cola đối
với sự phát triển của đất nước. Coca-Cola thực hiện các hoạt động hỗ trợ cộng đồng tiếp cận tới
hệ thống nước sạch và giúp đỡ các doanh nghiệp địa phương phát triển năng lực để có thể gia
nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu. Song song đó, là các hoạt động trao quyền kinh tế cho phụ nữ
và những dự án khởi nghiệp thành công, Coca-Cola thể hiện niềm tin vào việc tạo nên giá trị
chung để đạt được sự tăng trưởng bền vững.


Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới với hàng loạt các hiệp
định thương mại đã và đang được ký kết. Khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò
quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đến cuối năm 2014, khối DNNVV chiếm
97,5% tổng số lượng doanh nghiệp và đóng góp 45% trong tổng sản phẩm quốc nội tại Việt
Nam.
Chủ đề DNNVV cũng là một trong 4 lĩnh vực ưu tiên của chủ đề năm quốc gia APEC 2017. Phát
biểu tại lễ khai mạc của Hội nghị Bộ trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa lần thứ 24 tại TP. HCM,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận định: “Để thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực cạnh
tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chúng ta cần hợp tác thực hiện đồng bộ nhiều
giải pháp nhằm: tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tham gia sâu hơn vào
các chuỗi giá trị toàn cầu, thuận lợi hóa môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, siêu nhỏ. Thông qua tiếp cận thuận lợi công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và hỗ trợ nâng
cao năng lực, thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp, tăng cường đạo đức kinh doanh và thân thiện
để thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực.”
Song hành cùng những ưu tiên của APEC, Coca-Cola Việt Nam đã có những hoạt động tích cực
hỗ trợ DNNVV, phối hợp cùng với Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD)
của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ ASEAN (USABC) để giới thiệu dự án “Hỗ trợ DNNVV phát triển bền vững tại Việt Nam”.
Mục tiêu của dự án nhằm cải thiện năng lực kinh doanh của DNNVV thông qua việc cung cấp
khóa đào tạo và cố vấn về quản lý chuỗi cung ứng, đổi mới sáng tạo, và trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham dự chương trình có thể ứng dụng những kiến thức nâng
cao và mô hình kinh doanh vào vận hành sau khi dự án kết thúc.
Trong số 12 DNNVV tham gia vào chương trình đào tạo của VCCI và nhận được cố vấn từ các

chuyện gia, đã có 8 doanh nghiệp đạt chuẩn tham gia chương trình tư vấn gia nhập chuỗi cung
ứng của Coca-Cola, bao gồm các lĩnh vực như bao bì, logistics, phân phối, marketing, truyền
thông, công nghệ, viễn thông và cung ứng bao bì PP. Quá trình tập huấn không chỉ cung cấp cơ
hội tiếp cận công nghệ, các doanh nghiệp tham gia còn được nâng cao trình độ quản lý, tư vấn và
kết nối kinh doanh để họ có thể tự phát triển sau khi dự án kết thúc.
Bên cạnh đó, Coca-Cola Việt Nam còn có đóng góp tích cực trong việc trao quyền cho phụ nữ.
Cụ thể, vào tháng 9 vừa qua tại Huế, Coca-Cola Việt Nam tham gia chia sẻ thông tin về chương
trình 5by20 tại “Đối thoại công – tư về phụ nữ và kinh tế” nằm trong khuôn khổ Diễn đàn hợp
tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 2017.
5by20 là chương trình toàn cầu của Coca-Cola hướng đến mục tiêu nâng cao vị thế cho 5 triệu
nữ doanh nhân trên thế giới đến năm 2020. Ra mắt vào năm 2010, chương trình đã tạo cơ hội cho
1,7 triệu phụ nữ doanh nhân ở 64 quốc gia được tiếp cận với các khóa đào tạo kỹ năng kinh
doanh, dịch vụ tài chính, tài sản, cũng như mạng lưới đồng sự và cố vấn hợp tác giữa doanh
nghiệp, chính phủ và tổ chức dân sự.


5by20 là sáng kiến toàn cầu của Coca-Cola nhằm mục đích nâng cao vị thế cho 5 triệu nữ doanh
nhân trên thế giới trong suốt chuỗi giá trị của mình đến năm 2020. Ra mắt vào năm 2010,
chương trình đã tạo cơ hội cho 1,7 triệu phụ nữ doanh nhân ở 64 quốc gia được tiếp cận với các
khóa đào tạo kỹ năng kinh doanh, dịch vụ tài chính, tài sản, cũng như mạng lưới đồng sự và cố
vấn thông qua quan hệ đối tác và hợp tác trong Tam giác Vàng công tư giữa doanh nghiệp Chính phủ - xã hội.
Tại Việt Nam, Coca-Cola triển khai sáng kiến 5by20 thông qua các khóa đào tạo trực tuyến (elearning) được tổ chức bởi Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội đồng Doanh nhân nữ Việt
Nam. Các khóa đào tạo trực tuyến này cung cấp kiến thức kỹ năng khởi sự doanh nghiệp và kế
hoạch tài chính hoàn chỉnh nhằm hỗ trợ chị em phụ nữ vững tin, sẵn sàng triển khai các hoạt
động kinh doanh để cải thiện kinh tế gia đình, phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm
và góp phần phát triển xã hội bền vững.
Được biết, trong lĩnh vực xã hội, từ năm 2010 đến nay, Coca-Cola đã đầu tư hơn 7 triệu USD
cho hàng loạt các dự án cộng đồng tại Việt Nam về nước sạch, nâng cao năng lực cộng đồng, cứu
trợ thiên tai… hay như các khóa tập huấn khởi nghiệp E-learning được tổ chức tại các trung tâm
hoạt trợ cộng đồng EKOCENTER nhằm hỗ trợ nâng cao kỹ năng kinh doanh, cải thiện thu nhập

cho phụ nữ tại nhiều địa phương trên cả nước.
hát triển bền vững giúp doanh nghiệp tự tin hội nhập
Hiện nay, trước xu thế hội nhập, phát triển bền vững được xem là yêu cầu tất yếu đối với các doanh
nghiệp. Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng
không gây trở ngại cho việc đáp ứng những nhu cầu của thế hệ mai sau.
Các nghiên cứu, khảo sát trong nhiều năm qua trên thế giới đã chứng minh rằng doanh nghiệp phát
triển bền vững có năng lực cạnh tranh, khả năng thích ứng cao hơn, hội nhập tốt hơn với xu thế
toàn cầu. Chính vì điều đó, phát triển bền vững không còn dừng lại là khái niệm xa vời mà đã trở
thành mục tiêu được cụ thể hóa, có thể thực thi và nắm bắt dành cho các doanh nghiệp Việt dựa
trên 134 tiêu chí trên 3 lĩnh vực: kinh tế - xã hội - môi trường.


Top 10 doanh nghiệp bền vững lĩnh vực sản xuất năm 2017.
Dựa trên mục tiêu đó, chương trình đánh giá phát triển bền vững được tổ chức thường niên (từ năm
2016) nhằm vinh danh các doanh nghiệp đã tiên phong và đạt được những thành tích nhất định
theo các tiêu chí phát triển bền vững. Đồng thời, thông qua đó, chương trình cũng mong muốn khích
lệ các doanh nghiệp Việt lan rộng nhận thức đúng đắn và thực thi chiến lược phát triển bền vững
đang là xu hướng tất yếu của toàn cầu nhằm mang lại những hiệu quả thiết thực cho hoạt động kinh
doanh của tổ chức.
Là một trong những doanh nghiệp tiên phong và đạt được những dấu ấn phát triển bền vững ngay
từ những ngày đầu thành lập, Coca-Cola một lần nữa được vinh danh thuộc top 10 doanh nghiệp
bền vững năm 2017.
Coca-Cola và hành trình phát triển bền vững
Trong những năm qua, không chỉ được biết đến như một doanh nghiệp cho ra đời các sản phẩm
nước giải khát tin dùng dành cho người tiêu dùng Việt, Coca-Cola còn để lại nhiều dấu ấn tích cực
thông qua các hoạt động vì cộng đồng.




×