MỤC LỤC
1
Đề bài:
Phân tích một vụ việc thực tiễn về hành vi khuyến mại
nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
2
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH
KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ HÀNH VI KHUYẾN MẠI NHẰM
CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
1. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
a, Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh
Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 quy định: “Hành vi
cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh
nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thơng
thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các
doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”.
Theo cách tiếp cận này, Điều 39 Luật Cạnh tranh 2004 đã liệt
kê các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong đó bao gồm 10
hành vi.
b, Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Thứ nhất, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh
tranh do các chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện, nhằm
mục đích lợi nhuận.
Thứ hai, hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh là hành vi có
tính chất đối lập, đi ngược lại các thông lệ thông thường, các
nguyên tắc đạo đức kinh doanh.
3
Thứ ba, hành vi cạnh tranh bị kết luận là khơng lành mạnh và
cần phải ngăn chặn khi nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt
hại cho các đối tượng khác
2. Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
a, Khái niệm khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành
mạnh
Luật Thương mại 2005 quy định khái niệm khuyến mại tại
khoản 1 Điều 88: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại
của thương nhân nhằm mục xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất
định”.
Điều 46 Luật Cạnh tranh quy định về các hình thức khuyến
mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
b, Đặc điểm của khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành
mạnh
Thứ nhất, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
cũng là một biện pháp cạnh tranh.
Thứ hai, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một
hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh. Nhìn chung, khuyến mại
nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh cũng có các đặc điểm chung của
hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: một là, hành vi này do các
chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện, nhằm mục đích lợi
nhuận. Hai là, hành vi này có tính chất đối lập, đi ngược lại các
thông lệ thông thường, các nguyên tắc đạo đức kinh doanh. Ba là,
hành vi khuyến mại nhằm mục đích cạnh tranh khơng lành mạnh bị
4
kết luận là không lành mạnh và cần phải được ngăn chặn khi nó gây
thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho ba đối tượng nhóm
doanh nghiệp cạnh tranh khác, người tiêu dùng và Nhà nước.
Thứ ba, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là cách
thức, biện pháp thu hút khách hàng thông qua việc dành lợi ích cho
khách hàng, bao gồm lợi ích vật chất như tiền, hàng hóa hay lợi ích
phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí) nhưng lại gây tổn hại
đến hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh và lợi ích của
người tiêu dùng để thu được nhiều lợi nhuận.
Thứ tư, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị
kiểm soát bởi một số cơ chế của pháp luật, trong đó có những quy
định hiện hành về cạnh tranh không lành mạnh như những giới hạn
về giá trị khuyến mại cũng như thời gian thực hiện chương trình
khuyến mại (được quy định cụ thể tại Nghị định số 37/2006/NĐCP).
c, Các dạng hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành
mạnh
Điều 46 Luật cạnh tranh quy định cấm năm dạng hành vi
khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh khác nhau:
Một là hành vi khuyến mại gian dối về giải thưởng.
Hai là hành vi khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm
lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
Ba là hành vi phân biệt đối xử giữa các khách hàng, khơng
đảm bảo sự bình đẳng và cơ hội hưởng lợi ích kinh tế dành cho mọi
người tham gia trong cùng một chương trình khuyến mại.
5
Bốn là hành vi tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng
lại yêu cầu khách hàng đổi hành hóa cùng loại do doanh nghiệp
khác sản xuất mà khách hàng đang sử dụng để dùng hàng hóa của
mình.
Năm là các hành vi khuyến mại khác mà pháp luật có quy
định.
II. PHÂN TÍCH VỤ VIỆC THỰC TIỄN HÀNH VI
KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHƠNG LÀNH
MẠNH
1. Tóm tắt vụ việc
Tháng 6 năm 2010, qua rà soát hoạt động khuyến mại trên thị
trường, Cục Quản lý cạnh tranh đã phát hiện hoạt động khuyến mại
của cơng ty TNHH Supor Việt Nam có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh
tranh. Cụ thể từ ngày 24/5/2010 đến ngày 7/6/2010, công ty TNHH
Supor Việt Nam đã quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại
chúng về chương trình khuyến mại “Miễn phí đổi cũ lấy mới 1000
nồi canh Supor” với nội dung như sau: Khách hàng mang một nồi
canh cũ bất kì do doanh nghiệp khác sản xuất đến để được nồi canh
Supor mới.
Ngày 22/6/2010 Cục quản lý cạnh tranh đã ban hành quyết định
số 69/QĐ-QLCT về việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh đối với
công ty TNHH Supor Việt Nam và quyết định số 102/QĐ-QLCT
ngày 30/7/2010 về việc điều tra chính thức đối với công ty này do
đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh về khuyến mại
nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
6
Ngày 29/9/2010 Cục Quản lý cạnh tranh đã ra quyết định số
129/QĐ -QLCT xử phạt công ti TNHH Supor Việt Nam với số tiền
30 triệu đồng đối với hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không
lành mạnh, tức vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật cạnh
tranh 2004.
2. Phân tích vụ việc
a, Chủ thể vi phạm
Trong vụ việc nêu trên, Công ty TNHH Supor Việt Nam
b, Hành vi vi phạm
: “Miễn phí đổi cũ lấy mới 1000 nồi canh Supor” với nội
dung tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử kèm theo điều kiện
khách hàng đổi các loại nồi nhôm đang sử dụng do doanh nghiệp
khác sản xuất. Hành vi của cơng ty TNHH Supor Việt Nam có dấu
hiệu của hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
được quy định tại Điều 46 Luật cạnh Tranh 2004. Cụ thể là hành vi
“Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách
hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà
khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình”.
c, Xử lý vi phạm
Thẩm quyền xử lý: Theo quy định tại Điều 49 Luật cạnh tranh
2004, cơ quan có thẩm quyền xử lý cũng như xử phạt hành vi
khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là Cục quản lý
cạnh tranh trực thuộc Bộ Công thương.
Hướng xử lý: Vụ việc xảy ra vào năm 2010, vì vậy chúng ta sẽ
căn cứ vào Nghị định 120/2005/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm
7
pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Hành vi của công ty TNHH
Supor Việt Nam thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 1
Điều 36 của Nghị định, bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
25.000.000 đồng. Thêm nữa, do quy mơ của Cơng ty có phạm vi
trên tồn lãnh thổ Việt Nam, thuộc trường hợp quy định tại Điểm b
Khoản 2 Điều 36 của Nghị định: “Quy mô tổ chức khuyến mại
thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên”,
nên mức phạt tiền đối với công ty TNHH Supor nâng lên mức từ
30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngồi ra, Cơng ty TNHH
Supor Việt Nam cịn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức
xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản
3 Điều 30 của Nghị định này.
Trên thực tế, hành vi của công ty TNHH Supor đã bị Cục
quản lý cạnh tranh điều tra và ra quyết định xử phạt với số tiền 30
triệu đồng đối với hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành
mạnh.
Hiện tại Nghị định 120/2005/NĐ-CP đã hết hiệu lực và được
thay thế bởi Điều 34 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014
về hướng dẫn luật cạnh tranh về xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực cạnh tranh. Giả sử áp dụng quy định của Nghị định 71 đối với
vụ việc của cơng ty TNHH Supor Việt Nam thì mức phạt tiền đối
với công ty sẽ cao hơn rất nhiều, từ 80.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng.
8
III. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT
1. Thực tiễn hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không
lành mạnh của các doanh nghiệp nước ta hiện nay
Ở Việt Nam , đã và đang tồn tại một số các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại điển hình :
Thứ nhất, tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng. Ví
dụ: Trong vụ gian dối về giải thưởng của cơng ty điện tử LG Việt
Nam diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2006
Thứ hai, khuyến mại khơng trung thực gây nhầm lẫn về hàng
hóa, dịch vụ để lừa dối khách hang.
Thứ ba, phân biệt đối xử với khách hàng như nhau tại các địa
bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình
khuyến mại.
Thứ tư, tặng hàng hóa cho khách hàng dùng
thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh
nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng
hóa của mình.
2. Kiến nghị hồn thiện và thực thi pháp luật nhằm hạn chế
cạnh tranh không lành mạnh nói chung và khuyến mại nhằm
cạnh tranh khơng lành mạnh nói riêng
a, Những kiến nghị về hồn thiện pháp luật
9
- Pháp luật cần có định nghĩa cụ thể hơn về hoạt động khuyến
mại bị coi là cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể các hành vi được
coi là hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
- Đối với pháp luật về bồi thường thiệt hại: Cần xác định rõ
chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi
cạnh tranh không lành mạnh gây ra? Những loại chế tài nào sẽ được
áp dụng cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh? Và mức bồi
thường thiệt hại và xác định mức bồi thường thiệt hại là như thế
nào?
- Đối với pháp luật hình sự để xử lý hành vi cạnh tranh không
lành mạnh: Hiện tại Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm
2009 của Việt Nam đã có một số quy định về việc xử lý hình sự đối
với một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh như tội sản xuất,
buôn bán hàng giả (Điều 156, Điều 157, Điều 158), tội lừa dối
khách hàng (Điều 162), tội quảng cáo gian dối (Điều 168). Mới đây,
Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm quy định mới về tội vi
phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217 BLHS 2015) tuy nhiên, lại
chưa thấy có quy định nào của Bộ luật hình sự về hành vi chiếm
đoạt bí mật kinh doanh (hoạt động tình báo cơng nghiệp) – một loại
hành vi xuất hiện khá nhiều và tiêu cực hiện nay.
b, Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
- Cần hồn thiện thủ tục, trình tự xử lý các vụ việc cạnh tranh.
- Bổ sung quy trình điều tra rút gọn:
- Quy định hiệu lực thi hành ngay đối với quyết định xử lý
hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
10
- Nâng cao vai trò chủ động của cộng đồng doanh nghiệp, các
hiệp hội ngành nghề, xây dựng quy tắc ứng xử trong các ngành, lĩnh
vực kinh doanh.
- Nâng cao năng lực thực thi pháp luật cạnh tranh. Cần nâng
cao đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh và tăng cường
kinh phí phục vụ cho cơng tác này.Tăng cường kiểm soát các hoạt
động khuyến mại, để hạn chế kịp thời và tối đa các hành vi nhằm
cạnh tranh không lành mạnh, cũng như bảo vệ được quyền lợi của
các đối tượng liên quan bao gồm người tiêu dùng và các doanh
nghiệp.
11