Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Pháp luật Việt Nam về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh và thực tiễn thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.7 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những chiêu thức được các doanh nghiệp, chủ kinh doanh sử
dụng rất hiệu quả để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng đó là đưa ra
các chương trình khuyến mại. Khi các chương trình khuyến mại được thực
hiện sẽ giúp khách hàng không những mua được sản phẩm như mong muốn
mà còn nhận được nhiều lợi ích khác. Việc các doanh nghiệp và chủ kinh
doanh sử dụng khuyến mại để tăng doanh thu còn nhằm mục đích cạnh tranh
với các doanh nghiệp khác. Thế nhưng bên cạnh những mặt tích cực đó chúng
ta phải nhìn nhận những mặt trái của vấn đề. Liệu có phải tất cả các chương
trình khuyến mại đều dành lợi ích cho khách hàng hay không hay chỉ là một
chiêu thức lừa đảo? Liệu việc các doanh nghiệp, chủ kinh doanh thực hiện
chương trình khuyến mại của mình có đúng với quy định của pháp luật, có là
hành vi cạnh tranh lành mạnh hay không? Chính vì thế bài viết sau đây sẽ đi
tìm hiểu những vấn đề trên qua đề tài “Pháp luật Việt Nam về khuyến mại
nhằm cạnh tranh không lành mạnh và thực tiễn thực hiện”.
NỘI DUNG
1. Khái quát về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
1.1 Khái niệm.
Dưới góc độ pháp lý, hoạt động khuyến mại được định nghĩa tại khoản
1 điều 88 Luật Thương mại năm 2005 như sau: “Khuyến mại là hoạt động
xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh lần đầu tiên được ghi nhận tại
khoản 4 điều 3 Luật cạnh tranh năm 2004: “Hành vi cạnh tranh không lành
mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái
với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc


có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”.


Từ định nghĩa về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hoạt động
khuyến mại, chúng ta có thể hiểu: Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh
không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của chủ thể thực hiện khuyến mại
trong quá trình thực hiện hoạt động khuyến mại trái với chuẩn mực đạo đức
thông thường trong kinh doanh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi
ích của đối thủ cạnh tranh hoặc khách hàng.
1.2

Các dấu hiệu của hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không
lành mạnh.
Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh được liệt kê tại

khoản 7 điều 39 và chi tiết hóa tại điều 46 Luật Cạnh tranh 2004 với các dạng
hoạt động sau đây: Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng; Khuyến
mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối
khách hàng; Phân biệt đối xử đối vối các khách hàng như nhau tại các địa bàn
tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;
Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi
hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử
dụng để dung hàng hóa của mình; Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp
luật có quy định cấm.
Thông qua các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành
mạnh bị cấm nêu trên có thể thấy hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không
lành mạnh có một trong những dấu hiệu sau:
Một là, dấu hiệu lừa dối khách hàng: Lừa dối khách hàng trong
khuyến mại là việc chủ thể thực hiện khuyến mại lợi dụng lợi ích dành cho
khách hàng để đánh lừa họ. Đó có thể là đánh lừa về chính lợi ích mà khách
hàng nhận được trong đợt khuyến mại hoặc sử dụng lợi ích mà khách hàng
nhận được để tạo ra những nhận thức sai lệch về hàng hóa, dịch vụ được
khuyến mại.


2


Hai là, phân biệt đối xử không chính đáng: Hành vi phân biệt đối xử
trong khuyến mại được coi là cạnh tranh không lành mạnh nếu như trong
cùng chương trình khuyến mại, chủ thể thực hiện khuyến mại dành cho những
khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau những lợi
ích không giống nhau.
Ba là, xóa bỏ thói quen tiêu dùng của khách hàng với hàng hóa, dịch
vụ của đối thủ cạnh tranh một cách không chính đáng: Việc xây dựng hình
ảnh cho sản phẩm của doanh nghiệp mình, từ đó lôi kéo khách hàng sử dụng
hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp mình cung cấp là nhu cầu tất yếu của bất
kỳ chủ thể kinh doanh nào. Tuy nhiên để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, pháp
luật không cho phép doanh nghiệp nâng cao sản phẩm của mình bằng cách hạ
thấp sản phẩm của doanh nghiệp khác. Vì vậy, những hành vi khuyến mại
tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu đổi hàng hóa cùng
loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang dùng dở được xác
định là hành vi mang tính chất tạo dựng thói quen sử dụng sản phẩm của
doanh nghiệp thực hiện khuyến mại bằng cách thức không lành mạnh và bị
cấm theo pháp luật.
2. Nội dung pháp luật chống hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không
lành mạnh.
2.1 Cấm thực hiện hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành
mạnh.
Đối với hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, Luật
Cạnh tranh 2004 liệt kê các dạng hành vi khuyến mại không lành mạnh bị
cấm sau đây:
2.1.1 Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng.
Hiểu được tâm lý người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp tổ chức những

chương trình khuyến mại mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ có thưởng để lôi kéo
khách hàng mua hàng hoá sử dụng dịch vụ do doanh nghiệp mình cung cấp.
Để tăng sức cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp còn không ngần ngại đưa ra số
lượng giải thưởng lớn, giá trị cao hấp dẫn được đông đảo khách hàng. Bên

3


cạnh những doanh nghiệp làm ăn chân chính, thực hiện khuyến mại trung
thực để tạo uy tín, lòng tin trong người tiêu dùng thì cũng có không ít doanh
nghiệp tung ra chiêu thức khuyến mại chỉ để câu khách. Sau khi đạt được mục
đích của mình nhằm mục tiêu tối đã hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp sử dụng
những cách thức khác nhau để hợp lý hóa giải thưởng hấp dẫn ban đầu trở
thành những phần thưởng bình thường, giá trị thấp hoặc chất lượng kém hay
thậm chí là không có giải thưởng.
Ví dụ: Chương trình khuyến mại rút thăm trúng thưởng “Đầu năm
thắng lớn cùng LG” tổ chức vào ngày 14/3/2006 tại khách sạn New World –
TP HCM có biểu hiện gian dối. Cụ thể: trong 3 thùng phiếu rút thăm thì ở
thùng phiế thứ nhất (thùng đựng số hàng trăm) chỉ toàn số 0 và số 1. Như vậy,
tất cả những người tham gia có lá phiếu hàng 200 trở lên sẽ không có cơ hội
may mắn trúng thưởng.1
Bằng việc gian dối về giải thưởng, doanh nghiệp thực hiện khuyến mại
thực hiện được mục tiêu xúc tiến thương mại đồng thời lại có thể giảm được
chi phí dùng để khuyến mại. Cách thức này làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
ích người tiêu dùng và của các doanh nghiệp khác cung cấp hàng hóa, dịch vụ
cùng loại. Chính vì vậy, để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong
hoạt động khuyến mại, pháp luật cạnh tranh quy định cấm tổ chức khuyến
mại gian dối về giải thưởng.
2.1.2 Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa,
dịch vụ để lừa dối khách hàng.

Cũng có dấu hiệu lừa dối khách hàng như ở hành vi khuyến mại gian
dối về giải thưởng song ở hành vi này, chủ thể thực hiện khuyến mại sử dụng
lợi ích mà khách hàng được hưởng để tạo ra nhận thức sai lệch về hàng hóa,
dịch vụ được khuyến mại.
Khuyến mại không trung thực là việc đưa ra các thông tin khuyến mại
hàng hóa, dịch vụ gian dối nhằm lừa dối khách hàng để khách hàng tiếp cận
hàng hóa, dịch vụ đó.
1

Theo tin từ: />
4


Ví dụ: Chương trình “Quà tặng đầu xuân” của Hãng sữa Enfa Mama
thuộc Công ty Mead Johnson (Hoa Kỳ) diễn ra từ ngày 10/2 đến ngày
31/3/2004 có khuyến mại rất hấp dẫn: cứ 2 nắp lon Enfa Mama loại 400g sẽ
được đổi 1 trong 4 đĩa Giao hưởng thông minh I, Giao hưởng thông minh II,
VCD chăm sóc thai nhi và VCD nuôi con bằng sữa mẹ. Thế nhưng rất nhiều
khách hàng tại TP Hồ Chí Minh mặc dù đã mua hàng đủ điều kiện để hưởng
khuyến mại nhưng lại không nhận được quà tặng khuyến mại với những lý do
rất “vô lý” như: nắp cũ, nhân viên tiếp thị ra về, không tìm thấy bàn đổi quà
của Enfa Mama...2
Thực tế rất khó để tách bạch giữa khuyến mại không trung thực và
khuyến mại gây nhầm lẫn. Ở cả hai hành vi đều có sự gian dối, không trung
thực dẫn đến những hiểu biết nhầm lẫn của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ.
Vì vậy khuyến mại không trung thực và khuyến mại gây nhầm lẫn thường đi
cùng với nhau. Cả hai hành vi này đều ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi
ích của người tiêu dùng. Nó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường cạnh
tranh lành mạnh. Vì thế hành vi này cũng bị cấm theo quy định của pháp luật
cạnh tranh.

2.1.3 Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn
tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại.
Phân biệt đối xử trong khuyến mại được hiểu là hành vi dành lợi ích
cho khách hàng không công bằng và nó chỉ trở thành hành vi cạnh tranh
không lành mạnh khi bị pháp luật cấm thực hiện khi thỏa mãn đồng thời các
dấu hiệu sau:
Thứ nhất: Đối tượng bị phân biệt đối xử là các khách hàng như nhau.
Pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể thế nào được coi là “khách hàng như
nhau”. Hiểu theo nghĩa thông thường thì “khách hàng như nhau” là những
người mua hàng hóa, người sử dụng dịch vụ đảm bảo những điều kiện được
hưởng khuyến mại với mức giống nhau, không phân biệt có mối quan hệ mật
thiết hay không mật thiết với chủ thể thực hiện khuyến mại.
2

Theo tin từ: />
5


Thứ hai: Địa bàn hoạt động của khách hàng bị phân biệt đối xử là khác
nhau, nhưng phải là các địa bàn nằm trong danh sách tổ chức khuyến mại.
Điều đó có thể hiểu rằng phân biệt đối xử trong khuyến mại là phân biệt đối
xử giữa các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau với điều kiện khách hàng
được hưởng khuyến mại trong những địa bàn đó là như nhau. Quy định này
của pháp luật theo quan điểm của người viết là không hợp lý khi mà hành vi
phân biệt đối xử hoàn toàn có thể xảy ra giữa các khách hàng như nhau ở
cùng một địa bàn tổ chức khuyến mại.
Thứ ba: Hành vi phân biệt đối xử được thực hiện trong cùng một
chương trình khuyến mại. Tức là việc chủ thể thực hiện khuyến mại dành cho
những khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau
những lợi ích không giống nhau phải được tiến hành ở cùng một chương trình

khuyến mại. Việc dành những lợi ích không giống nhau ở các chương trình
khuyến mại khác nhau đương nhiên không phải là hành vi khuyến mại nhằm
cạnh tranh không lành mạnh.
Ví dụ: Một số chương trình khuyến mại của các mạng di động như:
tặng 50% giá trị thẻ nạp, 100 tin nhắn chỉ với 3000 đồng, 60 phút gọi chỉ với
2000 đồng...Nhưng những chương trình đó đều có một thông tin đó là
“Chương trình khuyến mại chỉ áp dụng dành cho những thuê bao nhận được
tin nhắn này”. Vậy phải chăng đây cũng là một hình thức khuyến mại vi phạm
pháp luật vì có sự phân biệt đối xử giữa các khách hàng.
2.1.4 Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu
khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách
hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình.
Hành vi này được coi là hành vi nhằm cạnh tranh không lành mạnh bởi
doanh nghiệp tạo dựng thói quen sử dụng hàng hóa của mình trong người tiêu
dùng trước tiên không phải bằng chất lượng, giá thành hay những ưu đãi kèm
theo mà bằng cách thức thủ tiêu hình ảnh của sản phẩm cùng loại do doanh
nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng. Đây được coi là biện
pháp không chính đáng để xóa bỏ thói quen tiêu dùng của khách hàng, là dấu

6


hiệu của hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Chính vì thế
để đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, pháp luật nghiêm cấm hành vi
khuyến mại này.
Ví dụ: Chương trình khuyến mại “Miễn phí đối cũ lấy mới 1000 nồi
canh Supor” từ ngày 24/5-7/6/2010 của công ty TNHH Supor Việt Nam. Nội
dung chương trình: khách hàng mang 1 nồi canh cũ lấy bất kỳ do doanh
nghiệp khác sản xuất đến dẽ được nồi canh Supor mới.
2.1.5 Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm.

Đây là quy định mang tính truyền thống trong kỹ thuật soạn thảo văn
bản quy phạm pháp luật. Nó vừa là quy định mở để dự liệu cho những hành vi
khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh phát sinh trong tương lai mà
pháp luật chưa liệt kê được. Đồng thời quy định này cũng nhằm bao quát
những hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh đã được quy
định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.
2.2 Xử lý hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
a. Nguyên tắc xử lý.
Việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung là hành vi
khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh nói riêng phải tuân thủ những
nguyên tắc được quy định trong pháp luật cạnh tranh và điều 3 Pháp lệnh xử
lý vi phạm hành chính 2002. Theo đó:
- Mọi hành vi vi phạm phải được phát hiện kịp thời. Việc xử lý hành vi
vi phạm phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để, mọi hậu quả
do hành vi vi phạm gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp
luật.
- Việc xử lý hành vi vi phạm phải tuân thủ theo các trình tự, thủ tục
trong tố tụng cạnh tranh được quy định tại chương III Nghị định số
116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005.
- Một hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh chỉ bị xử lý 1 lần, một
doanh nghiệp thực hiện nhiều hành vi vi phạ thì bị xử lý đối với từng hành vi
vi phạm. Việc xử lý hành vi vi phạm phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi

7


phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện
pháp xử lý thích hợp.
b. Hình thức xử lý.
Căn cứ điều 4 và điều 36 Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005

về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, đối với mỗi hành vi
khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, doanh nghiệp vi phạm phải
chịu một trong các hình thức xử phạt hành chính sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt
tiền. Theo đó, mức phạt tiền thấp nhất là 15 triệu và cao nhất là 50 triệu đồng.
Ngoài hình thức xử phạt chính, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp
dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng
để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh và/hoặc biện pháp khắc
phục hậu quả buộc cải chính công khai.
c. Thẩm quyền xử lý.
Căn cứ điểm d khoản 2 điều 49 Luật Cạnh tranh 2004 và điều 42 Nghị
định 120/2005/NĐ-CP thì thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành
mạnh thuộc về cơ quan quản lý cạnh tranh, tức Cục quản lý cạnh tranh thuộc
Bộ Công thương.
d. Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và khởi kiện quyết
định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Trường hợp không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh của Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh, các bên
có quyền khiếu nại lên Bộ trường Bộ Công thương. Đơn khiếu nại được gửi
tới Cục quản lý cạnh tranh kèm theo chứng cứ chứng minh cho khiếu nại cua
mình là có căn cứ và hơp pháp. Cục quản lý cạnh tranh có trách nhiệm kiểm
tra tình hợp lệ của đơn khiếu nại và chuyển lên Bộ trưởng Bộ công thương.
Bộ trưởng Bộ công thương có trách nhiệm giải quyết khiếu nạii trong thời hạn
30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại (thời hạn này có thể được gia
hạn không quá 30 ngày trong trường hợp đặc biệt phức tạp). Quyết định giải
quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành ngay.

8


Trường hợp không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết

định giải quết khiếu nại trên các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành
chính ra tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Ngoài ra, quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực này còn được quy
định trong các văn bản pháp luật khác như: trong Nghị định 06/2008/NĐ-CP
quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại; xử lý bồi thường
thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự 2005; xử lý hình sự theo quy định
của Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.
3. Thực tiễn thực hiện pháp luật chống hành vi khuyến mại nhằm cạnh
tranh không lành mạnh.
Thứ nhất, đã hơn 5 năm kể từ ngày luật cạnh tranh có hiệu lực
(1/7/2005), các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có hành vi
khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh không những không thuyên
giảm mà còn xuất hiện ngày càng nhiều với các hình thức ngày càng đa dạng
hơn, thủ đoạn tinh vi hơn. Tuy nhiên, số lượng các vụ việc liên quan đến hành
vi cạnh tranh không lành mạnh được Cục quản lý cạnh tranh tiếp nhận, điều
tra và xử lý không đáng kể so với số lượng các vụ việc xảy ra trên thực tế. Cụ
thể số vụ mà Cục quản lý cạnh tranh tiếp nhận, điều tra xử lý liên quan đến
hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh như sau: Năm
2008: 0 vụ; năm 2009: 3 vụ; 2010: 2 vụ. 3 Những con số này là quá ít ỏi so với
thực tiễn thực hiện hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh
không lành mạnh đối với các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực.
Bảng: Tỷ lệ các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực sản xuất phân bón, ngân hàng và viễn thông.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Sản xuất

Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
Xâm phạm bí mật kinh doanh

Ép buộc trong kinh doanh

phân bón
50
17
8

Ngân hàng

Viễn

25
5
12

thông
1
0
0

3

Theo: “Tổng hợp các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh được Cục Quản lý cạnh tranh điều tra và xử lý
trong năm 2009” – Lê Văn Thái.

9


Gièm pha doanh nghiệp khác
Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh


8
8

12
5

1
0

nghiệp khác
Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành

17

35

21

mạnh
Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành

33

45

2

mạnh
Phân biệt đối xử của hiệp hội

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

0
0

10
5

0

khác
Nguồn: Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế.
Thông qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy hành vi khuyến mại
nhằm cạnh tranh không lành mạnh diễn ra trong cả lĩnh vực sản xuất hàng hóa
cũng như lĩnh vực dịch vụ làm ảnh hưởng tới rất nhiều doanh nghiệp tham gia
thị trường. Cụ thể: kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp chịu ảnh
hưởng của hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh trong
lĩnh vực sản xuất phân bón là 33%; trong lĩnh vực ngân hàng là 45% và linh
vực viễn thông là 100%.
Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh ngày càng gia
tăng với mức độ ảnh hưởng lớn, trong khi số vụ việc khuyến mại nhằm cạnh
tranh không lành mạnh được Cục quản lý cạnh tranh điều tra và xử lý còn khá
khiêm tốn. Điều này khiến cho chúng ta phải suy nghĩ về hiệu quả thực thi
pháp luật cạnh tranh trong việc chống lại các hành vi khuyến mại nhằm cạnh
tranh không lành mạnh.
4. Một số kiến nghị.
4.1 Hoàn thiện pháp luật chống hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh
không lành mạnh.
Thứ nhất, Luật cạnh tranh đã được Quốc hội thông qua ngày 3/12/2004
nhưng đến này (năm 2011) vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn chi tiết về

hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy, nhà nước cần sớm ban hành văn
bản pháp luật hướng dẫn cụ thể vể hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng

10


như hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh để có sự thống
nhất trong quá trình áp dụng pháp luật.
Thứ hai, bổ sung quy định về xử lý đối với “hoạt động khuyến mại
khác mà pháp luật có quy định cấm” liên quan đến cạnh tranh không lành
mạnh. Nghị định 120/2005/NĐ-CP về xử phạt hành chính đối với hành vi vi
phạm pháp luật cạnh tranh không hề có quy định về xử phạt đối với các “hành
vi khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm” mà chỉ quy định về mức
phạt tiền với 4 dạng hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
cụ thể. Bởi vậy, người viết cho rằng cần thiết phải có quy định cụ thể về vấn
đề này theo hướng: Việc xử lý đối với các hoạt động khuyến mại khác mà
pháp luật có quy định cấm được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên
ngành về xử lý hành vi vi phạm. Theo đó, thẩm quyền xử lý thuộc về cơ quan
quản lý chuyên ngành cũng như hình thức xử lý theo pháp luật chuyên ngành
về xử lý hành vi vi phạm.4
Thứ ba, sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến việc xử lý vi phạm
với hành vi vi phạm luật cạnh tranh nói chung và cạnh tranh không lành mạnh
trong hoạt động khuyến mại nói chung như: ấn định thời hạn ra quyết định
điều tra sơ bộ; bổ sung biện pháp tạm đình chỉ hành vi vi phạm vào các biện
pháp ngăn chặn hành chính mà Cục quản lý cạnh tranh có thẩm quyền áp
dụng; sửa đổi theo hướng tăng cao mức xử phạt hành chính đối với hành vi
cạnh tranh không lành mạnh trong đó có hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh
không lành mạnh để đảm bảo tính răn đe của pháp luật cũng như thái độ
nghiêm khắc của nhà nước trong việc chống lại các hành vi khuyến mại nhằm
cạnh tranh không lành mạnh.

4.2 Nâng cao ý thức pháp luật của chủ thể kinh doanh và cộng đồng.
Như trên đã phân tích, một trong những nguyên nhân của tình trạng gia
tăng hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh chính là sự thiếu hiểu biết pháp
luật. Vì vậy, công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật nói chung và
pháp luật về cạnh tranh nói riêng cần được đẩy mạnh tránh những trường hợp
4

Tham khảo: Pháp luật chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại ở Việt Nam:
khóa luận tốt nghiệp – Hà Thị Doánh, Đại học Luật Hà Nội.

11


vi phạm do thiếu hiểu biết đồng thời giúp cho bên bị vi phạm có thể bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua pháp luật. Bên cạnh đó, việc
tuyên truyền các hình thức chế tài nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm sẽ
góp phần răn đe các chủ thể kinh doanh trong quá trình thực hiện hoạt động
khuyến mại tránh những trường hợp cố tình vi phạm.
4.3 Nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật.
Việc nâng cao năng lực của cơ quan thực thi pháp luật cần được thực
hiện bằng các biện pháp sau đây:
- Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội
ngũ cán bộ thực thi pháp luật cạnh tranh thông qua các khóa đào tạo như:
khóa đào tạo nghiệp vụ điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
- Tăng cường thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản
lý cạnh tranh với các cơ quan quản lý chuyên ngành. Đồng thời có sự phối
hợp giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với tòa án để thuận lợi cho công tác xử
lý bồi thường thiệt hại, xử lý hình sự cũng như việc giải quyết đơn khởi kiện
quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không
lành mạnh.

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cạnh tranh để học hỏi kinh nghiệm
điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới.
- Bổ sung thêm lực lượng cán bộ thực thi pháp luật cạnh tranh trong đó
có cán bộ của Ban điều tra và xử lý các vụ việc cạnh tranh.
KẾT LUẬN
Qua bài viết trên đây chúng ta đã có cái nhìn sâu sắc hơn về những quy
định của pháp luật về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Từ đó
giúp chúng ta nhận biết những hành vi khuyến mại nào được coi là cạnh tranh
không lành mạnh và bị cấm theo quy định của pháp luật. Thông qua những
kiến nghị trên đây, hi vọng trong thời gian tới Cục Quản lý cạnh tranh sẽ tích
cực điều tra và xử lý những doanh nghiệp có chương trình khuyến mại vi
phạm để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật cạnh tranh – Đại học Kinh tế-Luật, Đại học QG TP
HCM.
2. Pháp luật chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động
khuyến mại ở Việt Nam: Khóa luận tốt nghiệp – Hà Thị Doánh, Đại
học Luật Hà Nội.
3. Luật Cạnh tranh 2004.
4. Luật Thương mại 2005.
5. Nghị định 120/2005/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực cạnh tranh.
6. Một số website.

13




×