Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.76 KB, 2 trang )
Đi tìm mô hình kinh doanh trên internet
Từ trước tới nay, hầu như tất cả các mô hình KD dựa vào Internet đều xuất phát từ
giả định người tiêu dùng được hưởng miễn phí mọi dịch vụ, nhà kinh doanh tìm cách
thu tiền từ quảng cáo hay từ các nguồn khác. Nhiều công ty thay nhau ra đời và thay
nhau lụi tàn trong khi cộng đồng DN loại này vẫn loay hoay tìm lối ra.
[media] />Cho đến nay, đã định hình một tâm lý người ta vào Internet để hưởng các sản phẩm và dịch
vụ miễn phí, từ tin tức, e-mail, lưu trữ đến chia sẻ hình ảnh, chia sẻ nội dung... Không ai
nghĩ mình phải trả tiền để đọc tin trên các báo điện tử chẳng hạn. Vì thế, trong thời kỳ
dot.com vào cuối những năm 1990, các công ty đủ loại hình mọc lên như nấm, tiền đầu tư
từ các quỹ mạo hiểm rót vào, nhà kinh doanh không bận tâm lắm đến việc thu phí vì nghĩ
cứ thu hút người ta vào với mình trước đã, chuyện lời lỗ tính sau. Sự sụp đổ của phong trào
công ty dot.com như thế vào đầu những năm 2000 chỉ làm lắng dịu tham vọng của những
người lắm ý tưởng nhưng thiếu óc kinh doanh. Sau mấy năm, ý tưởng Web 2.0 lại trỗi lên,
nhất là khi kết nối băng thông rộng giúp người sử dụng truy cập Internet dễ dàng và thường
trực. Tuy nhiên, tâm lý “của chùa” trên mạng vẫn ngự trị. Hiện nay, trừ một số trường hợp
hãn hữu như Google, hầu hết các công ty kinh doanh trên Internet vẫn không thể đưa ra
một mô hình phát triển bền vững, không dựa vào việc cân đối thu chi mà chỉ trông cậy vào
các nguồn đầu tư rót tiền cho họ duy trì hoạt động.
Sự thành công của Google và các loại hình dịch vụ miễn phí tương tự như Facebook, Twitter,
YouTube, MySpace làm nhiều người lầm tưởng rằng doanh thu quảng cáo trên các trang
miễn phí như thế sẽ là động lực phát triển lâu dài. Thật ra, chúng vẫn đang lỗ nặng nhưng
nhờ bán lại cho các hãng lớn (như MySpace bán cho News Corporation, YouTube bán cho
Google) nên vẫn tồn tại.
Khó khăn nhất vẫn là các tờ báo. Trong khi doanh thu từ báo in giảm mạnh do giảm lượng
phát hành và quảng cáo, doanh thu từ báo mạng hầu như không đáng kể, nhiều tờ báo phải
lâm vào cảnh phá sản, đóng cửa. Họ lại không thể tính tiền với người đọc qua mạng bởi tâm
lý mọi thứ trên Internet đều phải miễn phí từ thời dot.com.
Có lẽ sai lầm lớn nhất của mô hình này là xem Internet chính là cứu cánh chứ không phải là
phương tiện. Nếu nhìn lại những hoạt động kinh doanh mà trong đó Internet là phương tiện
thì thấy lợi ích nó đem lại là vô cùng lớn lao. Ngay cả trong các khu vực phi kinh doanh như
giáo dục, điều hành nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận, Internet đã giúp tiết kiệm rất nhiều