Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

Đạo đức kinh doanh trong môi trường toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 16 trang )

Đạo đức kinh doanh trong
môi trường toàn cầu
GV hướng dẫn: Trương Thanh Tú


Công ty cổ phần hữu hạn VeDan
Nội dung:
 Tổng quan về công ty VeDan
 Hành vi vi phạm
 Kết luận


Chương 1: Tổng quan về công ty
VeDan.


Xuất xứ từ Đài Loan. Vedan Việt Nam được
thành lập năm 1991, tại Đồng Nai.



Diện tích rộng 120ha.



Số lượng nhân viên trong công ty đã hơn
3000 người.



Chi nhánh các tỉnh thành: Công ty Vedan


Việt Nam tại Hà Nội, Nhà máy chế biến tinh
bột mì Phước Long ( Bình Phước), Nhà máy
chế biến tinh bột mì Hà Tĩnh và Công ty
TNHH ORSAN Việt Nam tại TP. Hồ Chí
Minh.




Vedan Việt Nam đã tạo dựng một loạt hệ
thống đại lý và các kênh phân phối tiêu thụ
trên cả nước.



Vedan Việt Nam là một trong những nhà sản
xuất tiên tiến hàng đầu tại khu vực Châu Á
trong lĩnh vực lên men sản xuất ra các sản
phẩm Axít Amin, chất điều vị thực phẩm, sản
phẩm tinh bột.



Công ty nằm cạnh bờ sông Thị Vải, nên rất
thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu và
sản phẩm công ty bằng đường thủy.

 Công ty đã đạt được các chứng nhận quốc tế liên quan như: ISO 9001,
OHSAS 18001 HACCP, HALAL, KOSHER, GMP+B2, ISO 14001,
ISO/IEC 17025: 2005, FSSC 22000.

 Công ty Vedan Việt Nam với niềm tin “Cắm rễ tại Việt Nam – Kinh doanh
lâu dài”


Chương 2: Hành vi vi phạm của VeDan.
2.1. Hành vi vi phạm của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.


Tháng 9/2008, Công ty Vedan bị phát hiện xả nước thải "chui" ra sông Thị Vải, với
hơn 100.000 m3 nước thải độc/tháng.



Vedan đã gây ra 80-90% ô nhiễm cho con sông này. Bán kính vùng ô nhiễm là10
km dọc bờ sông Thị Vải.



Nước sông tại các vùng này bị ô nhiễm nặng nề, nước có màu đen hôi, cá chết hàng
loạt...



Báo cáo của Viện Tài nguyên và Môi trường, gần 2.700 ha nuôi trồng thủy sản của
khu vực này bị thiệt hại. Tỉnh Đồng Nai có hơn 2.100 ha nuôi trồng thủy sản bị tàn
phá bởi nước ô nhiễm, còn TP HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng bị ảnh hưởng
gần 600 ha.




Ngày 19 tháng 9, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra 10 sai
phạm của Vedan, bao gồm:


Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy sản xuất
tinh bột biến tính của công ty.

Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy sản
xuất bột ngọt và lysin của công ty.

Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy
khác của công ty.
Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên
quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo.


Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công
trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất phân xưởng sản xuất
xút- axit từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng.
Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt
động đối với dự án đầu tư nâng công suất các nhà máy bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng lên 15.000
tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng, lysin từ 1.200 tấn/tháng lên
1.400 tấn/ tháng, bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng, PGA 700 tấn/năm, phân Vedagro 70.000
tấn/năm (rắn), 280.000 tấn/năm (lỏng).

Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn
chế môi trường.


Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường.

Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy
phép.




Ngày 6 tháng 10, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
về bảo vệ môi trường đối với Vedan với tổng số tiền phạt là 267,5 triệu đồng, buộc truy nộp phí bảo vệ
môi trường hơn 127 tỷ đồng.



Theo đoàn kiểm tra Bộ Tài nguyên - môi trường, tại 12 bồn chứa mật rỉ đường có dung tích 15.000m3,
đoàn phát hiện 1 bồn chứa có dấu hiệu bất thường nên yêu cầu kiểm tra thì phát hiện dịch lỏng có màu
nâu đỏ và mùi hôi mật rỉ chảy ra miệng xả được nối thông với hai trụ bơm cắm sâu xuống nước 7-8m,
đặt trong một thùng sắt tại cầu cảng số 2 thuộc khu vực cảng Gò Dầu A. Điều đáng nói là hai trụ bơm
này cũng được ngụy trang như hai máy bơm để hút nước từ sông Thị Vải vào nhà máy.



Sự dàn dựng cũng như lắp đặt hệ thống nước thải tinh vi được tính toán từ trước, là dấu hiệu của việc
lên kế hoạch xây dựng hành vi vi phạm đạo đức.


Các nhân viên cấp
cao thuộc công ty
Vedan có quốc tịch

Trung Quốc
Văn hóa ảnh
hưởng đến
hành vi.

Công ty Vedan bản
chất vẫn hoạt động
trên địa bàn Việt
Nam.

Trong giai đoạn này, Trung Quốc là
nước đang phát triển. Bảo vệ môi
trường là một vấn đề nan giải với
những nước đang phát triển.
Vả lại doanh nghiệp đầu tư vào các
phương tiện bảo vệ môi trường
không sinh lời trước mắt, nhất là các
doanh nghiệp ở các nước đang phát
triển vốn phải đối phó với quá nhiều
những rủi ro kinh doanh khác.
Trong những năm này, Việt Nam vẫn
đang trong bước đầu chập chững trên
con đường phát triển, nhà nước cũng
như Chính Phủ chưa hoàn toàn đẩy
mạnh công cuộc bảo vệ môi trường.


2.2. Đối tượng liên quan đến hành vi vi phạm.

Đặt lợi ích lợi nhuận lên hàng đầu

không màng đến pháp luật và lợi
ích cộng đồng, giết chết dòng sông
Thị Vải.
Chủ sở hữu
Khi mà doanh nghiệp đã làm xấu
hình ảnh của mình trong mắt công
chúng, làm mất lòng tin vào doanh
nghiệp thì không thể tiếp tục hoạt
động tốt được.

Ảnh hưởng vi
mô.
Nhà cung cấp

Nông sản của người dân không
được thu mua. Ảnh hưởng đến kinh
tế gia đình.


Khách hàng

VEDAN đã gây tổn hại đến
lòng tin của khách hàng.

Cộng đồng

Ảnh hưởng đến cuộc sống và
sinh hoạt của người dân.

Ảnh hưởng vĩ mô





Tính chủ động của hành vi vi phạm: Vedan là chủ động vi phạm. Cần biết rằng
việc trang bị hệ thống xử lý chất thải rất tốn kém, thường chiếm đến 20% trị giá
toàn bộ máy móc. Và việc trang bị đến hai hệ thống ống như của Vedan tiền đầu tư
rất lớn. Nhưng họ làm như vậy vì thực tế tiền đầu tư thêm này chẳng thấm vào đâu
so với chi phí xử lý chất thải.



Tính phổ biến: Thực tế ngày càng có nhiều doanh nghiệp vi phạm Luật Bảo vệ
môi trường hoặc kinh doanh thiếu đạo đức, chạy theo lợi nhuận, sản xuất rồi xả
thải gây ô nhiễm môi trường, làm tổn hại đến sức khỏe cộng đồng. Ví dụ:



Tung Kuang xả thải ra sông Ghẽ



Hyundai - Vinashin xả thải ra vịnh Vân Phong



Sonadezi xả thải ra sông Đồng Nai




Formosa xả thải trực tiếp ra biển Vũng Áng




Tính lợi ích: Qua hành động này theo tính toán, Vedan ăn không tiền phí bảo vệ
môi trường khoảng 127 tỷ đồng, không phải bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu khoảng
143 tỷ đồng để xử lý nước thải và dịch thải có nồng độ ô nhiễm cao cũng như
chi phí vận hành hằng năm để các hệ thống này hoạt động đúng quy chuẩn là
210 tỷ đồng..



Hành vi vi phạm xuất phát từ yếu tố cá nhân.

Vedan xả thải trực tiếp ra sông thị vải là hành vi cố tình, đã bỏ qua đạo đức kinh
doanh, đã kiếm lời trên sức khỏe của người dân, ô nhiễm môi trường. Sau khi sự
thật bị phát giác, thêm một lần nữa doanh nghiệp bất chấp đạo đức khi từ chối bồi
thường thiệt hại cho các nạn nhân theo đúng mức thiệt hại, vẫn hiên ngang mặc cả
cho hành vi của mình. Việc làm của Vedan được lý giải là một cá thể lấy mục đích
tăng lợi nhuận làm tối thượng.


2.3. Biện pháp giải quyết của VEDAN về hành vi vi phạm.

Chú trọng công tác bảo vệ môi trường.
Ổn định sản xuất kinh doanh.
Thực hiện tốt công việc 3R (Reduce, Reuse, Recycle) , mang
lại hiệu quả kinh tế cao.
Cải thiện điều kiện làm việc

Chú trọng đến việc quảng bá cho hình ảnh của mình bằng những
hoạt động xã hội.


Chương 3: Kết luận.


Vụ việc Vedan thải chất độc hại gây ô nhiễm môi trường đã hoàn toàn
loại bỏ đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, nó ảnh hưởng tới tất
cả mọi người.



Thu nhiều lợi nhuận gian dối, bất chấp đạo đức kinh doanh. Khi mọi
việc vỡ lở ra thì lại tìm mọi cách đối phó, càng làm cho hình ảnh của
doanh nghiệp xấu đi trong mắt người tiêu dùng và cả toàn xã hội.



Người tiêu dùng cũng đã tẩy chay sản phẩm của Vedan, đây là sự trả giá
cho chính việc làm sai trái và cách xử lý vô trách nhiệm.



Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì luôn gắn liền với đạo
đức kinh doanh để gây dựng được lòng tin với khách hàng, tạo hình ảnh
tốt trong mắt người tiêu dùng.


Cảm ơn cô và các bạn

đã lắng nghe!



×