Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CÁC LOẠI BỆNH THƯỜNG gặp ở TRẺ và CÁCH PHÒNG BỆNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.32 KB, 10 trang )

CÁC LOẠI BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
Nhóm 1 – Lớp DH17MN1

Page 1


Bài tập 3: Làm phiếu học tập theo mẫu

1. Bệnh bạch hầu.

 Nguyên nhân:
- Do vi khuẩn Corynebacterium diptheriae gây nên.
Yếu tố nguy cơ:
- Thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các trẻ không được tiêm phòng.
 Đường lây:
- Lây qua đường hô hấp.
- Lây truyền qua các đồ dùng của bệnh nhân, từ người bệnh hết triệu chứng còn mang
vi trùng và một số người lành mang vi trùng.
 Dấu hiệu nhận biết: (biểu hiện)
- Thời kì ủ bệnh: 2  5 ngày, chưa có triệu chứng.
- Thời kì khởi phát:
+ Trẻ sốt nhẹ 37,5 - 38°C, mệt nhọc, khó chịu, quấy khóc, da xanh, chảy nước mũi.
Họng đau đỏ, có điểm trắng mờ trên amidan. Vài ngày sau trẻ sốt cao, ho, nuốt khó,
đau họng, da xanh tái, miệng có mùi hôi, hạch cổ to di động, không đau. Có một lớp
màng giả dính chặt vào niêm mạc họng.
 Mức độ nguy hiểm: (biến chứng)
- Khoảng 2 - 3 ngày, màng giả lan ra khắp vùng họng và lan trùm lưỡi gà, màn hầu.
Màng giả có màu trắng ngà, dính chặt, khó bóc, dễ chảy máu, nhanh tái phát. Hạch cổ
to, di động, không đau; nước mũi chảy, họng đau. Toàn thân sốt, nhiễm độc nặng, da
xanh tái, mạch nhanh, huyết áp hạ.
- Nếu điều trị muộn, màng giả lan xuống thanh quản, phế quản, toàn thân rất nặng,


đến ngày 10 – 15 có thể chuyển sang liệt và thể bạch hầu ác tính, toàn thân nhiễm độc
nặng, nhiễm độc cơ tim, tổn thương thần kinh, thận,…trẻ nhanh chóng tử vong.
 Chăm sóc trẻ khi bị bệnh:
- Điều trị đúng đủ và toàn diện.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng: ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn lỏng, uống đủ nước.
- Luôn theo dõi mạch, nhịp thở, nhiệt độ, tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra.
- Dùng thuốc kháng độc tố bạch hầu SAD.
- Kháng sinh: Peniciline 50.000 – 100.000 đơn vị/kg trong một ngày, sử dụng trong 5
– 7 ngày.
 Biện pháp phòng bệnh:
- Cách li: phát hiện kịp thời để ngăn chặn sự lây lan thành dịch.
- Tiêm phòng:
+ Tất cả trẻ từ 2 – 4 tháng tuổi (vacxin BH – HG – UV).
+ Khi tiêm phải tiêm đúng liều, đúng đường, đủ lần (3 lần).
+ Không tiêm cho trẻ bị sốt, bị bệnh nhiễm trùng cấp tính hay bị lao tiến triển, bị
hen, dị ứng.
Page 2


- Vệ sinh môi trường không khí:
+ Cho trẻ hít thở không khí trong sạch: phòng, nhóm được thông thoáng, tránh bụi,
tránh xa các nguồn lây bệnh (gần bệnh viện).

2. Bệnh ho gà.
 Nguyên nhân:
- Do vi khuẩn Bordetella pertussis là loại vi khuẩn gram (-) rất đa dạng.
 Yếu tố nguy cơ:
- Thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi.
 Đường lây:
- Lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua chất tiết của đường hô hấp.

 Dấu hiệu nhận biết: (biểu hiện)
- Thời kì ủ bệnh: từ 1 – 2 tuần, không có triệu chứng gì.
- Thời kì khởi phát:
+ Sốt rất nhẹ, chảy nước mũi, hắt hơi, ho ít, ho khan về đêm, họng đỏ.
- Thời kì toàn phát:
+ Hay ho cơn, kéo dài 2 – 4 tuần. Cơn ho mỗi lúc một tăng, ho nhiều về đêm.
 Mức độ nguy hiểm: (biến chứng)
- Biến chứng đường hô hấp:
+ Là biến chứng hay gặp nhất, có thể vi khuẩn ho gà gây viêm phổi.
+ Trẻ có thể ngừng thở đưa đến tử vong.
- Biến chứng não: Viêm não, màng não gây co giật, liệt vận động.
- Các biến chứng khác:
+ Suy dinh dưỡng: do nôn mửa nhiều, ăn kém.
+ Các giác quan: chảy máu cam, xuất huyết não, chảy máu mắt (dưới giác mạc và
trong mi mắt).
+ Bị bệnh lao.
+ Rối loạn nước, điện giải do nôn, sốt cao.
 Chăm sóc trẻ khi bị bệnh:
- Theo dõi cơn ho của trẻ, hỗ trợ trẻ khi trẻ lên cơn ho, làm thông đờm dãi, hút thông
đường thở.
- Khi có biến chứng, cần cho trẻ đến bệnh viện ngay để điều trị.
- Chú ý chế độ ăn cho trẻ: ăn đủ số lượng và chất lượng, nhất là sau khi trẻ bị nôn.
- Dùng thuốc kháng sinh Erythromycine, dùng thuốc giảm ho, hạ sốt và dãn phế
quản.
 Biện pháp phòng bệnh:
- Khi mắc bệnh cần khai báo ngay.
- Tiêm phòng:
+ Tiêm phòng cho tất cả trẻ em từ 2 – 4 tháng, tiêm 3 mũi.
Page 3



+ Không tiêm cho những trẻ đang bị sốt, sởi,…
- Cách li:
+ Cách li bệnh nhân trong một tháng kể từ lúc có cơn ho.
+ Luôn giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh không khí.
+ Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt.
+ Chế độ ăn uống đầy đủ, luyện tập thường xuyên tốt sẽ phòng tránh được bệnh tật.
3. Bệnh uốn ván.
 Nguyên nhân:
- Do trực khuẩn Clostridium tetani gây ra.
 Yếu tố nguy cơ:
- Trẻ sơ sinh.
 Đường lây:
- Qua các vết thương do đập, ngã, đinh cắm phải, vết thương sâu do đinh, do đập nát
nhiều, có nhiều bẩn lẫn phân súc vật hoặc do ngoáy tai, xỉa tăm không vô trùng.
 Dấu hiệu nhận biết: (biểu hiện)
- Thời kì sớm nhất là cứng hàm, không há miệng được, không ăn được, quấy khóc,
miệng chúm chím. Cơn co cứng lan ra các cơ mặt, cổ, chân tay, lưng, bụng làm trẻ có
tư thế: người ưỡn cong, cổ ngả ra sau, hai tay khép chặt vào thân mình, bàn tay nắm
chặt, chân duỗi thẳng. Cơn kéo dài 10 đến 15 ngày.
- Không chỉ bị co cứng, trẻ còn bị co giật: mặt nhăn nhúm, miệng chúm chím sùi bọt
mép, giật toàn thân, người uốn cong như tấm ván, kèm theo co thắt hô hấp gây những
cơn ngừng thở, cần phải được cấp cứu hô hấp.
 Mức độ nguy hiểm: (biến chứng)
- Trẻ có thể bị viêm phổi, bị suy dinh dưỡng, trẻ có thể bị tử vong trong những cơn
ngừng thở.
 Chăm sóc trẻ khi bệnh:
- Cần phát hiện sớm hơn để đưa trẻ đến bệnh viện. Chú ý chế độ chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ. Cần để trẻ nằm nghỉ ngơi, yên tĩnh, tránh mọi kích thích.
 Biện pháp phòng bệnh:

- Tất cả trẻ phải được tiêm phòng vacxin theo đúng lịch tiêm.
- Với trẻ sơ sinh, cách phòng chống tốt nhất là tiêm phòng cho các bà mẹ mang thai
hai liều cách nhau một tháng, liều thứ hai chậm nhất một tháng trước khi đẻ.
- Ở trường mầm non luôn đảm bảo cho trẻ an toàn, tránh gây thương tích.
- Khi trẻ bị các vết thương sâu, kín, giập nát, cần rửa sạch và tiêm phòng uốn ván
ngay.
- Trong phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi của trẻ phải luôn sạch sẽ, tránh bị bụi, cát.
- Không ngoáy tai cho trẻ bằng dụng cụ không sạch.
4. Bệnh lao.
Page 4


 Nguyên nhân:
- Do nhiễm vi khuẩn lao Mycobacterium lerculosis gây ra.
 Yếu tố nguy cơ:
- Tuổi nhỏ: tuổi càng nhỏ, nguy cơ mắc bệnh càng cao.
- Trẻ không được tiêm phòng.
- Tình trạng dinh dưỡng kém, điều kiện vệ sinh thấp.
- Do trẻ mắc một số bệnh làm giảm sức đề kháng như bị sởi, ho gà, tiêu chảy kéo dài,
suy dinh dưỡng.
 Đường lây:
- Từ người bệnh sang người lành, qua đường hô hấp.
 Dấu hiệu nhận biết: (biểu hiện)
- Trẻ sốt thất thường, kéo dài không rõ nguyên nhân.
- Ho lâu ngày, có thể đau ngực.
- Hạch vùng cổ to và nhiều, kéo dài.
- Không tăng cân hay sụt cân: ăn kém, vã mồ hôi trộm, toàn thân suy kiệt, da xanh,
không hồi phục sau nhiễm trùng, nhất là sau sởi, ho gà.
- Xét nghiệm: phản ứng Mantoux dương tính.
- X – quang phổi có phức hợp sơ nhiễm.

 Mức độ nguy hiểm: (biến chứng)
- Lao phổi: lao màng phổi, tràn dịch màn phổi, phế quản phế viêm lao, lao kê.
- Lao hạch: các hạch to có chất bã đậu.
- Lao toàn thể hay gặp ở trẻ 2 tuổi: các bộ phận trong cơ thể bị tổn thương như não,
thận, gan, màng tim.
- Lao màng não: trẻ sốt, co giật, dấu hiệu màng não dương tính.
- Lao xương, khớp, lao cột sống.
- Suy hô hấp mãn tính.
- Xơ phổi.
 Chăm sóc trẻ khi bị bệnh:
- Chế độ chăm sóc:
+ Ăn đầy đủ chất Vitamin, protein,…
+ Tránh để trẻ bị lạnh, bị bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác.
+ Tạo tinh thần thoải mái cho trẻ.
- Thuốc: dùng Isoniazit 10mg/kg/ngày, uống trong một năm.
 Biện pháp phòng bệnh:
- Tiêm chủng vacxin BCG.
- Cách li bệnh nhân và cả đồ dùng.
- Kiểm tra sức khỏe định kì cho trẻ.
5. Bệnh bại liệt.
 Nguyên nhân:
- Do virus bại liệt gây tổn thương ở các tế bào vận động của sừng trước tủy.
Page 5


 Yếu tố nguy cơ:
- Bệnh hay gặp ở trẻ từ 1 đến 2 tuổi.
 Đường lây:
- Bệnh lây từ người bệnh sang người lành qua thức ăn, nước uống (nhất là sữa, tay
bẩn,…).

- Ruồi, nhặng là vật chủ trung gian truyền bệnh.
- Do ô nhiễm phân của người bệnh.
 Dấu hiệu nhận biết: (biểu hiện)
- Bệnh biểu hiện sốt kéo dài khoảng 7 – 14 ngày sốt từ 38 - 39°C, viêm mũi, họng, rối
loạn tiêu hóa như ỉa chảy, nôn hoặc đau đầu, đau cơ khớp.
- Trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc.
 Mức độ nguy hiểm: (biến chứng)
- Có thể gây bại liệt.
- Đặc biệt sau khi sốt vài giờ liệt xảy ra rất nhanh.
- Teo cơ.
- Với trẻ nhỏ có thể liệt các cơ hô hấp, có thể gây tử vong.
 Chăm sóc trẻ khi bị bệnh:
- Cho trẻ nằm nghỉ tại giường nền cứng có nệm, có thành chắn ở dưới.
- Đặt trẻ nằm cho hai bàn chân áp sát, vuông góc với thành chắn.
- Cho thuốc giảm đau, hạ sốt, dùng uống không tiêm.
- Dùng túi nóng, paraphin để chườm nóng nơi đau.
- Khi trẻ có liệt cần chăm sóc chu đáo theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ chuyên
khoa, tránh những tai biến đáng tiếc cho trẻ.
 Biện pháp phòng bệnh:
- Dùng vacxin cho tất cả trẻ em, uống mỗi lần 3 giọt.
- Cách li trẻ bị bệnh đến khi hết khả năng lây, nhất là phân của trẻ phải được xử lý
đúng.
- Trẻ có triệu chứng nghi ngờ cần phải đi xét nghiệm phân ngay.
- Vệ sinh ăn uống và môi trường.
- Các trường Mầm non phải có bếp ăn một chiều, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nước
uống và đồ dùng cho trẻ.
- Trước khi nấu và cho trẻ ăn phải có vệ sinh tay, tóc gọn, sạch sẽ.
- Thường xuyên diệt ruồi nhặng, thức ăn nước uống có ruồi nhặng đậu vào tuyệt đối
không cho trẻ sử dụng.
- Vệ sinh tay trẻ trước khi ăn.

- Xử lý phân, rác và nước thải đúng nơi qui định.
- Chuẩn đoán sớm bệnh khi có, khai báo kịp thời, tìm cách dập tắt dịch nếu xảy ra.
6. Bệnh viêm gan.
 Nguyên nhân:
- Do virus viêm gan A và viêm gan B gây ra.
Page 6


 Yếu tố nguy cơ:
- Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh.
- Khi làm việc ở vùng có tỉ lệ mắc bệnh viêm gan cao, quan hệ tình dục với người
bệnh, xuất huyết.
 Đường lây:
- Virus viêm gan A (HAV) lây bằng đường tiêu hóa.
- Virus viêm gan B (HBV) lây bằng đường tiêm truyền.
- Ở trẻ do từ mẹ truyền sang, qua đường nhau thai hoặc viêm gan Ecpet.
 Dấu hiệu nhận biết: (biểu hiện)
- Trẻ sốt nhẹ, mệt mỏi, bơ phờ, chán ăn, ỉa lỏng hay táo bón.
- Thời kì toàn phát hay vàng da:
+ Từ 2 – 4 tuần. Trẻ bớt sốt nhưng vẫn chán ăn, mệt nhọc. Da vàng, giác mạc mắt
vàng, nước tiểu vàng, phân bạc màu, gan to, ấn vùng gan đau tức. Ở trẻ bé, lách cũng
hay to ra.
 Mức độ nguy hiểm: (biến chứng)
- Hậu quả lâu dài của viêm gan là khỏi nhưng còn mang virus. Số ít thành xơ gan, teo
gan, ung thư (ở trẻ ít gặp).
 Chăm sóc trẻ khi bị bệnh:
- Để bệnh nhân nằm nghỉ cho đến khi khỏi hẳn, không gây lo lắng cho trẻ.
- Tăng cường dinh dưỡng, protein, vitamin, ăn lỏng, ít mỡ, nhiều đường.
- Dùng thuốc lợi mật: Sorbitol 5kg/ngày.
 Biện pháp phòng bệnh:

- Cách li trẻ bị bệnh.
- Đối với virus HAV thì cần vệ sinh trong ăn uống, nguồn nước sạch, ăn chín uống
sôi.
- Đối với virus HBV phải khử trùng kĩ các dụng cụ tiêm trùng, thực hiện truyền máu
an toàn.
- Tiêm vacxin phòng bệnh.
7. Bệnh viêm não Nhật Bản B.
 Nguyên nhân:
- Do một loại Arbo vius nhóm B.
 Yếu tố nguy cơ:
- Thường gặp ở trẻ 2 – 7 tuổi, khi khỏi sẽ để lại di chứng thần kinh.
 Đường lây:
- Từ súc vật sang người qua các loại côn trùng, tiết túc từ chim sang lợn, bò, dê,…rồi
qua muỗi để vào cơ thể người.
 Dấu hiệu nhận biết: (biểu hiện)
- Sốt 38 - 39°C, ho, khó thở, ỉa lỏng, nôn, mất ngủ, quấy khóc, hay ngủ gật, thay đổi
tính nết, mặt lúc đỏ lúc tái, vã mồ hôi, nhức đầu.
 Mức độ nguy hiểm: (biến chứng)
Page 7


- Triệu chứng thần kinh xuất hiện nhanh đột ngột và ngày càng tăng. Co giật liên tục
nhanh chóng đi vào hôn mê sâu li bì.
- Triệu chứng nhiễm trùng: sốt tăng cao (39 - 40°C), nôn, ỉa chảy, các triệu chứng hô
hấp làm tăng ứ động ở phổi.
- Diễn biến của bệnh: có thể tử vong nhanh, có thể diễn biến lâu, ngày càng nặng lên
và cũng tử vong.
 Chăm sóc trẻ khi bị bệnh:
- Cần phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng và kịp thời.
- Phương pháp điều trị: hồi sức, cấp cứu, điều trị chủ yếu là hồi sức, cấp cứu và điều

trị triệu chứng.
- Cần được đưa đến bệnh viện để điều trị.
 Biện pháp phòng bệnh:
- Tiêm chủng: tiêm đúng, đủ và tiêm nhắc lại mới đảm bảo được hiệu quả cao, cần
theo dõi sau khi tiêm.
- Ngăn chặn vật chủ trung gian: diệt muỗi truyễn bệnh, phun thuốc muỗi, diệt bọ gậy,
luôn nằm màn,…
8. Bệnh quai bị.
 Nguyên nhân:
- Bệnh do vius đường hô hấp nước bọt.
 Yếu tố nguy cơ:
- Thường gặp ở trẻ từ 2 – 12 tuổi, có hệ thống miễn dịch yếu.
 Đường lây:
- Lây trực tiếp qua niêm mạc hô hấp hoặc màng tiếp hợp khi gần bệnh nhân.
 Dấu hiệu nhận biết: (biểu hiện)
- Thời gian nung bệnh: 2 đến 3 tuần.
- Khởi đầu: phần nhiều không đột ngột, bệnh nhân sốt nhẹ, đau bụng, nhức đầu, đau
trong tai.
- Viêm tuyến mang tai có khi viêm tuyến dưới hàm ở một bên, 2 – 3 ngày sau lan cả
sang bên kia. Sưng đau nhưng không tấy đỏ, không hóa mủ. Họng đỏ nhẹ, ống
Stenon đỏ tấy lồi lên.
 Mức độ nguy hiểm: (biến chứng)
- Viêm tinh hoàn: hay gặp ở tuổi dậy thì, sốt cao. Bệnh nhân trằn trọc, có khi mê
sảng. Một bên tinh hoàn to lên, đỏ tấy, đau.
- Viêm màng não, viêm não và tủy: lành tính, ít di chứng và không vĩnh viễn.
 Chăm sóc trẻ khi bị bệnh:
- Nằm nghỉ.
- Súc miệng bằng oxi già.
- Vệ sinh miệng, họng.
- Không dán cao, đắp nước nóng.

 Biện pháp phòng bệnh:
Page 8


- Cần cách li với người bệnh.
- Tiêm vacxin phòng bệnh quai bị.
- Đeo khẩu trang khi giao tiếp.
9. Bệnh thủy đậu.
 Nguyên nhân:
- Do virus có hình giống như virus Zôna.
 Yếu tố nguy cơ:
- Đối với tất cả mọi người, nhất là trẻ mới sinh.
 Đường lây:
- Lây trực tiếp qua đường hô hấp và niêm mạc mắt.
 Dấu hiệu nhận biết: (biểu hiện)
- Sốt nhẹ 37°5 - 38°C.
- Sổ mũi, quấy khóc, kém ăn.
- Xét nghiệm máu: bạch cầu giảm.
 Mức độ nguy hiểm: (biến chứng)
- Làm lở loét da.
- Ở trẻ ốm yếu, còi xương có thể bị viêm cầu thận cấp, viêm phổi, viêm não.
- Ở trẻ đang dùng Corticoid có thể gây thủy đậu chảy máu dễ chết.
 Chăm sóc trẻ khi bị bệnh:
- Chỉ cần giữ vệ sinh da, mắt, mũi, mồm.
- Chấm Xanhmetylen lên các nốt phỏng đã vỡ.
- Không được dùng mỡ Penicilline hoặc Tetracyline, thuốc đỏ, bôi nhiều gây nhiễm
độc.
- Xoa phấn rôm, chống gãi bằng thuốc kháng sinh Histamin tổng hợp.
 Biện pháp phòng bệnh:
- Cách li bệnh nhân 25 ngày ở trường học.

10. Bệnh cúm.
 Nguyên nhân:
- Do thời tiết thay đổi thất thường, lúc nóng lúc lạnh, cơ thể sẽ dễ bị cảm cúm.
 Yếu tố nguy cơ:
- Trẻ lớn dễ mắc bệnh hơn trẻ còn bú.
 Đường lây:
- Lây qua đường hô hấp.
 Dấu hiệu nhận biết: (biểu hiện)
- Sốt cao, rét run, nhức đầu, đau mình mẩy, sổ mũi và ngạt.
- Xét nghiệm máu: giảm bạch cầu.
 Mức độ nguy hiểm: (biến chứng)
- Nếu tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến viêm phổi.
Page 9


- Tim mạch.
- Viêm phế quản phổi.
- Viêm thanh khí quản.
- Thể ác tính sốt cao nhiều ngày, mỗi lần sốt từ 40°C đến 41°C, co giật, chảy máu
ngoài da, gây tử vong cao.
 Chăm sóc trẻ khi bị bệnh:
- Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, yên tĩnh.
- Chỉ cho trẻ ăn cháo lỏng hoặc uống sữa, không ăn những đồ ăn khó tiêu.
- Nếu nhẹ:
+ Cho trẻ uống Paracetamon 0,05g/kg/ngày, uống hoặc tiêm vitamin C liều cao: 0,5
– 1g, nhỏ mũi và mắt bằng Argyrol 1%.
- Nếu trẻ bị trường hợp nặng thì cần phải:
+ Chống sốt cao: chườm túi đá, uống thuốc giảm nhiệt Paracetamon.
+ Cho kháng sinh liều lượng cao: Penicilline, Streptomicin,…
+ Chống suy hô hấp: thở oxi.

 Biện pháp phòng bệnh:
- Tiêm ngừa vacxin cúm.
- Khi có dấu hiệu phải đi khám kịp thời.
- Cách li:
+ Chăm sóc tại nhà.
+ Nằm giường riêng ở bệnh viện.
- Đeo khẩu trang.

Page
10



×