Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

bài tập nhóm kỹ năng tư vấn lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.44 KB, 13 trang )

Câu 1: Tịa án có thẩm quyền thụ lý vụ việc
Xác định loại việc: Tranh chấp lao động trong tình huống trên là tranh
chấp lao động cá nhân giữa chị Nguyễn Thị Bạch D (người lao động) và công
ty X (người sử dụng lao động). Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh là bên làm
đơn khởi kiện nên bị đơn trong trường hợp này là chị Nguyễn Thị Bạch D.
Mà theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Bộ luật Tố tụng Dân sự : “Những
tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án: 1. Tranh
chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà
Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động của cơ quan quản lý
nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hồ giải
khơng thành hoặc khơng giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ
các tranh chấp sau đây khơng nhất thiết phải qua hồ giải tại cơ sở:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về
trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động…”
Xác định về cấp Tồ án có thẩm quyền: Trong tình huống, tranh chấp
giữa bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh và Chị D đây là tranh chấp về bồi
thường thiệt hại giữa người sử dụng lao động và và người lao động, do vậy,
tòa án nhân dân cấp huyện là tịa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong
trường hợp này.


Tại Điều 33 Bộ luật Tố tụng Dân sự khi quy định về thẩm quyền của Toà án
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: “1. Toà án nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tồ án nhân
dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh
chấp sau đây:… c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản1 Điều 31 của
Bộ luật này.”
Xác định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ: Theo quy định tại
Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng Dân sự về thẩm quyền của Tồ án theo lãnh


thổ thì tịa án có thẩm quyền giải quyết là tịa án nơi bị đơn cư trú:
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác
định như sau:
a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn
có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ
tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà
án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi
có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết
những tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;”


Do trong trường hợp này bị đơn là chị Nguyễn Thị Bạch D, vậy nên Tòa án
nhân dân cấp huyện nơi chị D cư trú, hoặc làm việc sẽ là tịa án có thẩm quyền
thụ lý, giải quyết vụ việc.
Nếu Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh và Chị D có thỏa thuận được với
nhau bằng văn bản yêu cầu tịa án nơi Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh có trụ
sở thì Tịa án này sẽ có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ việc.
Câu 2. Có quan điểm cho rằng,vụ việc trên bắt buộc phải qua hòa giải tại
cơ sở,quan điểm của anh( chị ) về vấn đề này như thế nào?
Trả lời:
Khái niệm tranh chấp lao động được hiểu là “… những tranh chấp về
quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập
thể lao động với người sử dụng lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh
chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và
tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao
động”.
Đối với vụ việc giữa chị D và Tổng công ty Bưu chính Viễn thơng Việt

Nam, loại tranh chấp là tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao
động. Do đó, xác định ban đầu rằng tranh chấp này là tranh chấp lao động cá
nhân.
Về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, Bộ Luật Lao động quy
định tại Khoản 1, Điều 201, Bộ Luật Lao động 2012 có nội dung sau: “Tranh


chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao
động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây
khơng bắt buộc phải qua thủ tục hịa giải:
- Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về
trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
- Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về
bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
- Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự
nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.
Trước hết cần xác định được nội dung tranh chấp giữa chị D với Tổng cơng
ty Bưu chính Viễn thơng Việt Nam.
Theo nội dung tóm tắt của vụ việc, chị D là nhân viên của Tổng cơng ty
Bưu chính Viễn thông Việt Nam.Tháng 11/2005 chị D và Tổng công ty Bưu
chính Viễn thong ký hợp đồng lao động khơng thời hạn. Cuối tháng 11/2009,
chị D được cử đi học tập ở nước ngồi và có cam kết là trở lại cơng ty làm
việc ít nhất là 10 năm. Tháng 11/ 2010, chị D quay trở lại làm việc cho cơng
ty Bưu chính Viễn thơng, ngày 19/07/2012 chị D làm đơn xin chấm dứt
HĐLĐ và đến ngày 30/09/2012 thì chị D chính thức nghỉ việc, chấm dứt hợp
đồng lao động. Trước sự việc chấm dứt hợp đồng lao động từ pphía chị D thì



Tổng cơng ty Bưu chính Viễn thơng cũng khơng có sự phản đối. Sau đó, Tổng
cơng ty Viễn thơng Việt Nam đã có đơn khởi kiện mà đại diện là Bưu điện
Thành phố Hồ Chí Minh với nội dung liên quan đến việc là yêu cầu chị D phải
hoàn lại chi phí đào tạo với chi phí là 325.000.000 VNĐ nhưng chị khơng
đồng ý. Do đó, có thể thấy rằng, trong vụ việc này yêu cầu của bên người sử
dụng lao động ( Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh)là liên quan đến việc yêu
cầu bồi thường thiệt hại, yêu cầu hồn trả lại chi phí đào tạo khi chị D sang
nước ngoài học tập. Cho nên, trong trường hợp này xác định rằng tranh chấp
lao động cá nhân này thuộc trường hợp tranh chấp về bồi thường thiệt hại khi
chấm dứt hợp đồng lao động( điểm b, khoản 1 ,Điều 201 BLLĐ 2012) và
trường hợp tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh
nghiệp,đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng ( điểm đ,khoản 1, Điều 201 BLLĐ 2012).
Như vậy,căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành đồng thời theo
quan điểm của nhóm em, trường hợp này khơng bắt buộc phải thơng qua
thủ tục hịa giải ở cơ sở,mà khởi kiện lên Tòa án nhân dân huyện.
Câu 3: Trong trường hợp đề bài đã cho:
- Thời điểm chị D được đưa đi đào tạo ở nước ngồi: tháng 11/2005 chị D và
Tổng cơng ty Bưu chính Viễn thơng ký hợp đồng lao động khơng thời hạn.
Cuối tháng 11/2009, chị D được cử đi học tập ở nước ngoài. Như vậy, chị D
được đưa đi đào tạo ở nước khi đã là nhân viên của Tổng cơng ty Bưu chính
Viễn thơng Việt Nam.


- Về mối quan hệ giữa hai bên khi tổ chức đưa chị D đi đào tạo ở nước ngoài:
Cuối tháng 11/2009, chị D được cử đi học tập ở nước ngồi và có cam kết là
trở lại cơng ty làm việc ít nhất là 10 năm. Do đó, quan hệ giữa chị D và tổng
cơng ty bưu chính viễn thông là quan hệ người lao động với doanh nghiệp,
đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi học tập ( cụ thể là học cao học) ở
nước ngoài theo hợp đồng.

- Về hậu quả pháp lý sau khi chị D được đào tạo ở nước ngoài: Tháng 11/
2010, chị D quay trở lại làm việc cho công ty Bưu chính Viễn thơng, ngày
19/07/2012 chị D làm đơn xin chấm dứt HĐLĐ và đến ngày 30/09/2012 thì
chị D chính thức nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động.
Từ những lý do phân tích ở trên và dữ kiện đề bài đã cho xác định được
quan hệ tranh chấp của vụ kiện trên là tranh chấp về về bồi thường thiệt hại
giữa người lao động với doanh nghiệp,đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi
đào tạo ở nước ngoài (tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề).
Những quy định pháp luật nội dung áp dụng để có thể giải quyết vụ kiện
trên:
- Bộ luật lao động năm 2012 tại khoản 3 Điều 43 quy định : “Trong trường
hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi
thường chi phí đào tạo (nếu có) theo quy định Điều 62 Bộ luật này”.


- Khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012 về quyền đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động của người lao động: “3. Người lao động làm việc theo
hợp đồng lao động khơng xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít
nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”
- Điều 13 Nghị định số 44 của Chính phủ ngày 9-5-2003. Cụ thể điều 13 quy
định như sau: “Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định tại khoản 4 điều 32 Nghị định
số 02/2001/NĐ-CP ngày 9-1-2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề, trừ trường hợp chấm dứt
hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ các quy định tại điều 37 của Bộ
luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung”.Điều 37 của Bộ luật Lao động quy định
về lý do và thời hạn báo trước trong trường hợp người lao động đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động.
- Khoản 3 Điều 37 Luật Dạy nghề: “3. Trường hợp doanh nghiệp tuyển người

vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp, nếu người học nghề khơng làm
việc theo cam kết thì phải bồi hồn chi phí dạy nghề. Mức bồi hồn do hai
bên thoả thuận theo hợp đồng học nghề.
Chi phí dạy nghề gồm các khoản chi phí hợp lý cho người dạy, tài liệu, vật
liệu thực hành, chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị và các chi phí
khác đã chi cho người học nghề.”


- Khoản 4 Điều 18 Nghị định 139/2006/NĐ-CP: “4. Trường hợp doanh
nghiệp tuyển người vào học nghề để sau đó làm việc tại doanh nghiệp, nếu
người học nghề không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường chi phí dạy
nghề. Mức bồi thường do hai bên thoả thuận, xác định trong hợp đồng học
nghề.”
Chi phí dạy nghề gồm các khoản chi phí hợp lý cho người dạy, tài liệu, vật
liệu thực hành, chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị và các chi phí
khác đã chi cho người học.”
Câu 4.
1. Những vấn đề cần phải làm rõ với vụ việc trên
1.1 Vấn đề về tố tụng
- Xác định loại vụ việc và các yêu cầu cần giải quyết:
+ Tịa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó ?
+ Loại vụ việc :Là loại kiện đơn phương của người sử dụng lao động với
người lao động. Là vụ kiện về bồi thường chi phí đào tạo.
+ Các yêu cầu cần giải quyết bao gồm những gì: căn cứ vào yêu cầu của
nguyên đơn là đòi chị D bồi thường chi phí đào tạo.
- Xác định nội dung tranh chấp:
Tình tiết diễn biến cụ thể của nội dung vụ việc được thê hiện qua biên bản lấy
lời khai, đơn khởi kiện của phía ngun đơn là cơng ty bưu chính viễn thơng



-

Xác định tư cách của các đương sự: Gồm phía bị đơn là chị D và phía

nguyên đơn là người đại diện cho cơng ty bưu chính viễn thơng, về năng lực
hành vi dân sự?...
1.2 Về vấn đề nội dung
-

Xác định yêu cầu cần giải quyết đối với vụ việc trên là gì?: Cơng ty khởi

kiện chị D với u cầu địi bồi thường về chi phí đào tạo, Chị D không đồng ý
về mức bồi thường mà công ty đưa.
-

Xác định căn cứ pháp luật cần áp dụng đối với vụ việc trên là gì? Áp dụng

các văn bản pháp luật nào
-

Xác định những căn cứ thực tế từ những chứng cứ có được từ vụ việc:

+ Nguyên nhân mà chị D đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bưu
điện là gì? Nguyên nhân nghỉ việc của chị D có thuộc Điều 37 luật lao động
hay khơng?
+ Thơng tư 28/1999 của ban tổ chức Chính Phủ có cịn hiệu lực hay khơng?
Có được sử dụng làm căn cứ cho việc bồi thường chi phí đào tạo đối với chị D
hay khơng?
- Xác định giữa hai bên có ký hợp đồng khơng.
Ở đây, có 2 loại hợp đồng là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và

hợp đồng đào tạo nghề được ký kết giữa hai bên.
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn được giao kết vào tháng 11
năm 2005 giữa Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh với chị Nguyễn Thị Bạch
D.


+ Hợp đồng đào tạo nghề khác với hợp đồng lao động. Hợp đồng đào tạo nghề
được quy định tại Khoản 1 Điều 39 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 : Hợp
đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và
nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào
tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo
thường xuyên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này
và trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho
doanh nghiệp. Ngoài ra, Khoản 1 Điều 62 BLLĐ năm 2012 quy định “Hai
bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được
đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước
ngồi từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài
trợ cho người sử dụng lao động.”
Bên cạnh đó, cần xác định một số vấn đề :
+ Các thỏa thuận trong hợp đồng đào tạo nghề như thế nào? Giữa Bưu điện
với chị D đã có các thỏa thuận là : “Trước khi đi học thạc sỹ chị D có viết giấy
cam kết với nội dung khi đi học về sẽ phục vụ cho Bưu điện thành phố Hồ Chí
Minh ít nhất 10 năm.”
+ Công việc của chị D tại cơng ty là gì?
+ Tiền lương mà chị D nhận được đối với vị trí cơng việc của mình là bao
nhiêu?
+ Xác định tiền bảo hiểm xã hội của chị và nhứng trợ cấp khác khi làm việc
tại công ty?



-

Hướng giải quyết vụ án: Đánh giá khả năng thắng kiện của công ty đến

đâu? Khả năng thua kiện đến đâu?
1.3 Xác định mức phí đào tạo phải bồi thường
Làm rõ vấn đề giải quyết quyền lợi giữa các bên: Mức bồi thường của chị
D đối với công ty là bao nhiêu? Số tiền phải bồi thường mà chị D tính theo
thơng tư là 19.550.000đ có đúng hay khơng? Và số tiền mà bưu điện buộc chị
D phải bồi thường có đúng theo quy định bồi thường chi phí đào tạo theo quy
định của pháp luật hay không?
+ Cần xác định khoản chi phí mà bưu điện bỏ ra bao gồm khoản chi bổ sung
sau khi chị D học cao học bao gồm các khoản tiền nào ngồi chi phí học tập
hay khơng?
+ Chi phí thực tế : Chi phí thực tế ở đây được xác định là 30.000 USD và
40% lương cơ bản, ngồi ra do có sự chênh lệch về phí bảo hiểm, tiền vé máy
bay nên bưu điện đã phải bù thêm 940 USD cho chị.
2) Những chứng cứ cần phải thu thập
- Hợp đồng lao động giữa chị D và bưu điện
- Quyết định đi học cao học của bưu điện dành cho chị D: Quyết định số 643
về việc cử chị D đi đào tạo cao học ở Mỹ
- Bản cam kết về thời gian làm việc bắt buộc cho bưu điện sau khi được đào
tạo.
- Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.


- Hóa đơn, chứng từ chứng minh các khoản chi phí : phí bảo hiểm, vé máy
bay…
- Biên bản hồ giải khơng thành của Hội đồng hồ giải lao động cơ sở hoặc
hoà giải viên lao động đối với tranh chấp lao động cá nhân( nếu có).

- Nếu người sử dụng lao động khởi kiện thì phải nộp thêm các giấy tờ tài liệu
về tư cách pháp lý của doanh nghiệp như giấy phép đầu tư, giấy đăng ký kinh
doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ, nội quy lao động, biên bản
họp xét kỷ luật người lao động,...
- Bản kê khai các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản
chính, bản sao).

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn bản pháp luật
Bộ Luật Tố Tụng Dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011
Bộ Luật Lao động năm 2012.
Luật Dạy nghề
Nghị định số 44 của Chính phủ ngày 9-5-2003 Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động


Nghị định 139/2006/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề
2.

Giáo trình

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật lao động, Nxb. CAND, Hà Nội,
2013.
Học viện tư pháp, Giáo trình kĩ năng giải quyết các tranh chấp lao động,
Nxb.CAND, Hà Nội, 2001.
Học viện tư pháp, Giáo trình kĩ năng TVPL, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2013.
Trường Đại học Luật Hà nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2012.




×