Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Chứng minh xã hội việt nam cuối thế kỉ XIX, đàu thế kỉ XX là xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.56 KB, 11 trang )

Tuần 1
Chứng minh xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đàu thế kỉ XX là xã hội nửa
thuộc địa nửa phong kiến
1. Nhà nước Việt Nam là nhà nước thuộc địa nửa phong kiến
1.1. Nhà nước thuộc địa nửa phong kiến:
-Chế độ thuộc địa nửa phong kiến là chế độ mà ở đó tồn tại đan xen cả hình thái xã hội tư
bản chủ nghĩa, có sự phát triển kinh tế tư bản, có giai cấp tư sản, công nhân và có sự tồn
tại ( không mất đi) của hình thái xã hội phong kiến, địa chủ vẫn còn nắm quyền thống trị
( dù chỉ là hình thức) và bóc lột nông dân.
=> Việt Nam cuối TK XIX- đầu TK XX là nhà nước thuộc địa nửa phong kiến do:nước ta
phải chịu một lúc hai ách thống trị: chế độ phong kiến nhà Nguyễn và thực dân Pháp.
1.2. Nguyên nhân biến Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến:
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Chủ nghĩa tư bản đã phát triển sang giai đoạn độc quyền
và nhu cầu về thuộc địa càng trở nên cấp thiết. Đế quốc Pháp (cũng như Anh, Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan…) đã nhanh chóng thôn tính nhiều vùng đất làm thuộc địa cho
mình, trong đó có Việt Nam.
Dưới sự lớn mạnh của thực dân Pháp cùng sự suy yếu, mục ruỗng từ bên trong của xã hội
Việt Nam, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã từng bước đẩy nước ta trở thành thuộc
địa của Pháp. Tuy nhiên, do Pháp là nước thực dân kiểu mới nên khi xâm lược nước ta,
Pháp không thực hiện cai trị trực tiếp mà duy trì chế độ phong kiến và địa chủ để làm tay
sai bóc lột nhân dân, quan hệ sản xuất TBCN cũng xâm nhập và dần làm biến đổi xã hội
Việt Nam. Từ một nước phong kiến nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
2. Việt Nam là xã hội mang đặc tính thuộc địa nửa phong kiến
2.1. Trước khi trở thành thuộc địa của Pháp( Việt Nam vẫn mang đặc tính của một
xã hội phong kiến)
Thứ nhất, nền kinh tế tự nhiên (tự cấp, tự túc) chiếm địa vị chi phối toàn bộ hoạt động
của nền kinh tế.
Thứ hai, giai cấp thống trị duy nhất lúc đó là vua và địa chủ phong kiến (lực lượng chiếm
hữu đại bộ phận ruộng đất trong xã hội). Giai cấp nông dân hầu như không có ruộng đất
(chủ yếu là làm thuê cho địa chủ hoặc lĩnh canh).
Thứ ba, quyền lực nhà nước tập trung trong tay vua, quan lại phong kiến và hệ thống bộ


máy trấn áp nhân dân. Quyền chiếm hữu ruộng đất và bóc lột địa tô hoàn toàn do địa chủ,
cường hào trực tiếp nắm giữ.
1


2.2. Sau khi trở thành thuộc địa của Pháp( Việt Nam trở thành xã hội mang tính
thuộc địa nửa phong kiến)
2.2.1: Tính phong kiến
- Bộ máy chuyên chính của vua chúa phong kiến và địa chủ: Tuy nước ta nằm dưới ách
đô hộ của Pháp nhưng vẫn duy trì hình thức như một nhà nước phong kiến có vua đứng
đầu.
- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp: nền kinh tế tự cung, tự cấp dựa trên sản xuất nông
nghiệp vẫn chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế Việt Nam.
- Giai cấp địa chủ nắm quyền sở hữu phần lớn ruộng đất (gồm cả sở hữu tư nhân lẫn sở
hữu nhà nước) và tiến hành bóc lột địa tô: Triều đình và giai cấp địa chủ ra sức bảo vệ
công hữu để bóc lột nhân dân và giữ vững địa vị mình đang có.
- Xã hội phân hóa thành nhiều giai cấp, đẳng cấp khác nhau: Ngoài giai cấp địa chủ và
nông dân, bắt đầu xuất hiện các giai cấp khác là công nhân, tư sản, tiểu tư sản thành thị,
thậm chí trong giai cấp nông dân còn phân hoá thành phú nông, trung nông và bần nông.
2.2.2: Tính thuộc địa
- Không phải là một nước độc lập: Ngày 01/09/1858 Pháp chính thức xâm lược Việt
Nam. Không lâu sau đó, hai bản hiệp ước Hacmang và Patonot lần lượt được kí giữa triều
Nguyễn và thực dân Pháp đã công nhận sự thống trị lâu dài của Pháp đối với nước ta.
- Chịu sự cai trị trực tiếp về chính trị bởi một quốc gia khác:
+ Chính trị: Dùng lối cai trị chia để trị, thẳng tay đàn áp những cuộc đấu tranh của nhân
dân ta. Sử dụng giai cấp địa chủ phong kiến làm chỗ dựa cho nền thống trị của chúng.
Triều đình phong kiến nhà Nguyễn và giai cấp địa chủ trở thành tay sai.
+ Kinh tế: Thực hiện chính sách bóc lột bằng việc đánh thuế, tiến hành cướp đoạt ruộng
đất, lập đồn điền….Kinh tế hàng hóa và tiền tệ mở rộng, một số ngành công nghiệp mới
ra đời như khia thác mỏ, giao thông vận tải... Quan hệ ruộng đất thay đổi, tập trung phát

triển đầu tư cây giống nông nghiệp. Kết quả là nền kinh tế nước ta có sự phát triển mức
độ nào đó theo hướng tư bản chủ nghĩa nhưng là nền kinh tế thuộc địa, mất cân đối, phụ
thuộc vào Pháp. Một nền kinh tế không hoàn toàn là phong kiến cũng không hoàn toàn là
TBCN, đó là nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến.
+ Văn hóa, xã hội: Thi hành chính sách ngu dân, lập nhiều nhà tù hơn trường học. đầu
độc người dân bằng rượu cồn và thuốc phiện , khuyến khích mê tín dị đoan, tệ nạn cờ
bạc, thực hiện chính sách nô dịch văn hóa..... Sự phân hoá rõ rệt và sâu sắc trong xã hội
đã tạo nên một cơ cấu giai cấp mới.

2


Kết luận: Vào nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi sâu
sắc, trở thành xã hội mang tính nửa thuộc địa nửa phong kiến do sự tác động, chi phối
của hai ách thống trị song song.

Tuần 2
Trình bày nội dung bản chỉ thị kháng chiến kiến quốc
I/ HOÀN CẢNH RA ĐỜI
Tình hình trong nước
Thuận lợi
- Cách mạng tháng Tám thành
công, nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà thành lập
- Đảng ta từ một đảng hoạt động
bất hợp pháp trở thành đảng cầm
quyền
- Nhân dân ta được giải phóng khỏi
cuộc đời nô lệ, trở thành người làm
chủ đất nước.


Khó khan
- Nước ta đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc,
ngoài việc đối mặt với “giặc đói, giặc dốt” thì giặc
ngoại xâm xâm trở thành một trong những nhân tố
đe dọa trực tiếp đến nền độc lập vừa mới giành
được còn đang rất mong manh
- Dưới danh nghĩa quân Đồng minh, gần 20 vạn
quân Tưởng Giới Thạch kéo vào miền Bắc thực
hiện “nhiệm vụ” giải giáp quân Nhật; nhưng thực
chất là thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, phá tan
Việt Minh, giúp bọn phản động trong nước lật đổ
chính quyền nhân dân, lập chính phủ tay sai cho
chúng
- Quân Anh kéo vào miền Nam cũng để tước vũ khí
quân Nhật, song thực chất là bí mật tìm cách giúp
quân Pháp trở lại xâm chiếm Việt Nam
- Lực lượng trong nước vốn yếu, lại đang chịu hậu
quả nặng nề từ chiến tranh tỏng khi kẻ thù rất mạnh
và tạo ra áp lực từ cả hai phía
- Chỉ cần một bước đi sai, dù nhỏ cũng chôn vùi tất
cả thành quả cách mạng vừa mới giành được.
Không cho phép có sự sai lầm trong đường lối cách
mạng của Đảng.
=> Trước tình hình đó, ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Đông Dương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc.
II/ NỘI DUNG BẢN CHỈ THỊ KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC 25/11/1945

3



Ngày 25-11-1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra bản Chỉ thị “Kháng chiến kiến
quốc” vạch rõ nhiệm vụ chiến lược và nhiệm vụ cấp bách của cách mạng nước ta.
Để có đối sách thích hợp với từng kẻ thù cụ thể, Chỉ thị đánh giá âm mưu, ý đồ của từng
đế quốc. Mỗi kẻ thù ấp ủ những mưu đồ riêng, nhưng đều có chung dã tâm là tiêu diệt
Đảng Cộng sản, thủ tiêu nền độc lập non trẻ của nhân dân ta. Chỉ thị xác định:
1. Tính chất: Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc

giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành vì nước chưa
được hoàn toàn độc lập. Khẩu hiệu vẫn là “Dân tộc trên hết. Tổ quốc trên hết”.
2. Kẻ thù: Chỉ thị xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là thực dân

Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.
3. Chiến thuật: Chiến thuật của ta lúc này là lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất chống

thực dân Pháp xâm lược. Mở rộng Việt Minh bao gồm mọi tầng lớp nhân dân,thống
nhất mặt trận Việt - Miên - Lào chống Pháp xâm lược.
4. Nhiệm vụ: phải tranh đấu để thực hiện triệt để hiến chương các nước liên hiệp, ủng

hộ Liên Xô, xây dựng hoà bình thế giới, mở rộng chế độ dân chủ ra các nước, giải
phóng cho các dân tộc thuộc địa. Đối với cách mạng Việt Nam, nhiệm vụ riêng, cần
kíp là phải củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải
thiện đời sống cho nhân dân. Trong những nhiệm vụ đó, nhiệm vụ bao trùm là củng
cố chính quyền. Để củng cố chính quyền cách mạng, thực hiện đồng thời hai nhiệm
vụ “kháng chiến” và “kiến quốc”.
5. Những biện pháp toàn diện và cơ bản để thực hiện: Chỉ thị đã đề ra những biện

pháp cụ thể để thực hiện về công tác chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, tuyên
truyền, cứu tế, văn hóa, Đảng, mặt trận Việt Minh và một số vấn đề khác.
III/ Ý NGHĨA

- Thể hiện tầm nhìn chiến lược, nhãn quan chính trị của một chính Đảng mới ra hoạt động
công khai chưa bao lâu trên một loạt vấn đề liên quan trực tiếp tới sự nghiệp bảo vệ nền
độc lập tự do của Tổ quốc, bảo vệ Nhà nước dân chủ nhân dân.
- Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc đã vạch rõ chủ trương, chính sách của Đảng, giúp đất
nước vượt qua được tình thế nguy hiểm, giữ vững quyền lực nhà nước và Đảng, gia tăng
lòng tin của nhân dân đối với Đảng, là ánh sáng soi đường cho toàn dân, toàn quân trong
cuộc chiến đấu nhằm bảo vệ sự sống còn của dân tộc.
- Quan trọng nhất là giúp kéo dài thời gian cho Đảng và chính quyền xây dựng lực lượng,
chuẩn bị cho cuộc đấu tranh tiếp theo.

4


Tuần 3
Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8
a. Hoàn cảnh lịch sử

Ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng,
triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pắc Bó (Cao Bằng) từ
ngày 10 đến 19/5/1941.
b. Nội dung Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8

Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc.
+ Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
+ Thống nhất lực lượng cách mạng trên toàn cõi Đông Dương.
- Giành quyền độc lập tự do cho các dân tộc Đông Dương theo quan điểm thực hiện
quyền dân tộc tự quyết. Ở Việt Nam, sau khi đánh đuổi Pháp - Nhật sẽ lập nên nước
Việt Nam mới theo chế độ Dân chủ Cộng hoà.
- Về Mặt trận: Phải có một tên mới có tính chất dân tộc hơn, có sức mạnh hiệu triệu
đồng bào trong nước. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 chủ trương lấy

tên là Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Mặt trận Việt Minh. Các giới
quần chúng được tổ chức và tập hợp trong các Hội cứu quốc: Hội Nông dân cứu quốc,
Hội Thanh niên cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc,…
- Hội nghị xác định vị trí, điều kiện, hình thức khởi nghĩa:
+ Nhận định điều kiện để cuộc khởi nghĩa nổ ra thắng lợi: giai cấp thống trị lâm vào
khủng hoảng đến cực điểm, nhân dân không thể sống dưới ách thống trị của Nhật Pháp, sẵn sàng vùng dậy khởi nghĩa, phe dân chủ đại thắng ở mặt trận Thái Bình
Dương, Mặt trận cứu quốc đã thống nhất trên toàn quốc.
+ Ra sức chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, đi từ khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền
ở địa phương, tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
- Về xây dựng Đảng: Yêu cầu của công tác xây dựng Đảng lúc này là nhằm làm cho
Đảng có đủ năng lực lãnh đạo cách mạng Đông Dương đi đến toàn thắng.
c. Nội dung cơ bản chuyển hướng chiến lược:

- Một là: đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu

5


* Mâu thuẫn đòi hỏi fai giải quyết cấp bách đó là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế
quốc.
* Tạm gác khẩu hiệu "đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày" thay bằng khẩu
hiệu "tịch thu ruộng đất của đế quốc và việt gian chia cho dân cày nghèo", "chia lại
ruộng đất công cho công bằng và giảm tô giảm tức"
- Hai là: quyết đinh thành lập mặt trận Việt Minh để đoàn kết tập hợp lực lượng cách
mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc.
* Ban chỉ huy Trung Ương quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng
minh (MTVM) thay cho mặt trận thống nhất dân tộc phản đế đông dương.
*Đổi tên các hội phản đế thành hội cứu quốc
=> nhằm vận động, thu hút mọi người dân yêu nước không phân bệt thành phần, lứa
tuổi, đoàn kết bên nhau đặng cứu tổ quốc

- Ba là: quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của
Đảng và nhân dân ta giai đoạn hiện tại
* Ra sức phát triển lực lượng cách mạng
* Phương châm và hình thức: luôn sãn sàng tận dụng cơ hội thuận tiện tiến hành khởi
nghĩa từng phần mở đường cho tổng khởi nghĩa
* Ban chỉ huy Trung Ương còn đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng nhằm nâng
cao khả năng tổ chức và lãnh đạo của Đảng, dồng thời chủ trương gấp rút đào tạo cán
bộ, cán bộ lãnh đạo, cán bộ công vận, nông vận. binh vận, quân sự và đẩy mạnh công
tác vận động quần chúng.
d. Ý nghĩa

- Hội nghị 8 đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh được đề ra từ hội nghị
Trung ương tháng 11 năm 1939 nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của Cách mạng là đọc
lập dân tộc và đề ra nhiều chủ truong sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy.
- Ngày 19/5/1941 thành lập mặt trận Việt Minh, năm tháng sau , Tuyên ngôn, Chương
trình, điều lệ Việt Minh được công bố chính thức.
- Hội nghị Trung ương 8 đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược và sách lược đề
ra từ hội nghị Trung ương tháng 11 năm 1939 : Giương cao ngọn cờ giải phóng dân
tộc và đặt nó lên hàng đầu, giải quyết vấn đề dân tộc trong từng nước Đông Dương

và chủ trương tiến tới khỏi nghĩa vũ trang dành chính quyền. Đồng thời tạo
những tiền đề quan trọng dẫn tới thành công của CM.

6


Tuần 4
Chủ trương của Đảng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
- Ngày 24/5/1973 Bộ Chính trị họp hội nghị mở rộng đánh giá thực trạng của miền Nam
sau Hiệp định Paris, đánh giá lực lượng giữa ta và địch, dự kiến khả năng phát triển tình

hình cũng như nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam.
- Tiếp sau Hội nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần
thứ 21 (hội nghị được tiến hành trong hai đợt, đợt I từ ngày 19/6 đến ngày 6/7/1973 và
đợt II từ ngày 1/10 đến ngày 4/10/1973) xác định, việc Mỹ rút quân đã tạo cơ hội rất lớn
cho chúng ta giải phóng miền Nam. Đảng đã quyết định tập trung toàn bộ lực lượng, toàn
bộ cơ sở vật chất mà chúng ta có để đưa vào miền Nam.
- Từ tháng 4/1973, theo chỉ thị của đồng chí Lê Duẩn, Bộ Tổng tham mưu xây dựng kế
hoạch chiến lược giải phóng miền Nam. Kế hoạch này được sửa đổi 8 lần, đến cuối năm
1973, cơ bản thống nhất kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm (dự kiến 1975 1976).
- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, tương quan lực lượng giữa ta và địch đã có những thay
đổi theo chiều hướng có lợi cho ta. Đảng đã họp Hội nghị Bộ chính trị (30/9 đến
7/10/1974) và Hội nghị Bộ chính trị mở rộng (18/12/1974 đến 8/1/1975) bàn về kế hoạch
giải phóng miền Nam. Qua hai Hội nghị, Bộ chính trị đã đưa ra và hoàn chỉnh kế
hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.
- Điều khiến Đảng ta băn khoăn khi đó là, nếu chúng ta đánh, Mỹ có quay trở lại không?
Để thử phản ứng của Mỹ, ta đã mở một cuộc trinh sát chiến lược, thực hiện chiến dịch
giải phóng Phước Long. Đến ngày 6/1/1975, sau khi giải phóng thị xã Phước Long, kết
thúc chiến dịch, phía Mỹ cũng chỉ phản ứng chiếu lệ. Điều này giúp ta khẳng định Mỹ sẽ
không quay trở lại Việt Nam.
- Việc ta đánh Buôn Mê Thuột là đòn điểm huyệt, làm rung động thế bố trí của toàn quân
đội Sài Gòn ở Tây Nguyên. Quân đội Sài Gòn có phản kích, tái chiếm mấy lần nhưng
không được. Lúc này, Nguyễn Văn Thiệu và tướng lĩnh ngụy quyền Sài Gòn đã phạm sai
lầm lớn về chiến lược, đó là rút bỏ khỏi Tây Nguyên để lui về cố thủ giữ Sài Gòn và các
tỉnh duyên hải miền Trung. Sai lầm này của Nguyễn Văn Thiệu đã dẫn đến sự sụp đổ của
ngụy quyền Sài Gòn, đồng thời tạo ra thời cơ chiến lược rất lớn cho ta.
- Sau đó, khi các đơn vị của chúng ta đang bám theo truy kích quân đội Sài Gòn trên
đường chạy xuống các tỉnh duyên hải miền trung, Đại tướng Văn Tiến Dũng nhận được
7



lệnh từ Bộ Chính trị điện về, yêu cầu dừng truy kích, quay trở lại phát triển dọc Tây
Nguyên và đánh từ Tây Nguyên xuống Tây Ninh sau đó vào Sài Gòn.
- Khi đó Bộ chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên và Đại tướng Văn Tiến Dũng đã không chấp
hành lệnh của Bộ Chính trị, tiếp tục truy kích quân địch xuống duyên hải miền Trung, vô
hình trung chúng ta đã cô lập được quân khu 1 của địch. Đây là điều về mặt chiến lược
mà Bộ chỉ huy quân sự Tây Nguyên thấy rất rõ, nên Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lệnh
cho Đại tướng Lê Trọng Tấn, trong vòng 3 ngày phải giải phóng Huế và Đà Nẵng để
khớp được kế hoạch tiến công. Ngày 26/3, ta giải phóng Huế và ngày 29/3, ta giải phóng
Đà Nẵng.
- Khi giải phóng được Huế và Đà Nẵng, ta đã hoàn thành một nửa chặng đường của chiến
dịch. Bộ Chính trị xác định, cố gắng giải phóng miền Nam trong tháng 4. Sau khi giải
phóng Đà Nẵng, giải phóng các tỉnh duyên hải miền Trung, việc đánh vào Sài Gòn trở
nên đơn giản hơn nhiều. Quân ta chỉ vấp phải phòng tuyến vòng ngoài cùng là Phan
Rang. Sau khi đánh Phan Rang, phá vỡ cánh cửa thép Xuân Lộc, ngày 19/4 đến 21/4,
Nguyễn Văn Thiệu lên đài truyền hình tuyên bố từ chức.
- Ngày 26/4, ta bắt đầu mở chiến dịch Hồ Chí Minh với lực lượng áp đảo, gấp 3 lần lực
lượng quân đội Sài Gòn. Ta tập trung khoảng 15 vạn quân đánh vào Sài Gòn. Đây là
chiến dịch lực lượng mạnh nhất, tập trung đông nhất, chiến dịch diễn ra ngắn ngày nhất
(chỉ trong 4 ngày).
- Nhờ tận dụng thời cơ chiến lược quan trọng đến từ chiến thắng Phước Long và chiến
thắng Ban Mê Thuột, Bộ Chính trị họp ngày 25-3-1975 nêu nhiệm vụ cụ thể giải phóng
Sài Gòn trước mùa mưa, đến cuộc họp ngày 31-3-1975, Bộ Chính trị đã nhận định, thời
cơ chiến lược tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã hoàn
toàn chín muồi. Cần có quyết tâm lớn hoàn thành trận quyết định chiến lược cuối cùng tốt
nhất trong tháng 4-1975.
- Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Bộ chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận
Sài Gòn do tập thể các ủy viên Bộ Chính trị tại chiến trường (Lê Đức Thọ, Phạm Hùng,
Văn Tiến Dũng) lãnh đạo, chỉ đạo. Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng,
trực tiếp làm Tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến dịch. Đồng chí Phạm Hùng làm Chính ủy. Trước
đó, ngày 25-3-1975, Hội đồng chi viện chiến trường đã được thành lập, do Thủ tướng

Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch. Bộ Chính trị cũng đã quyết định tiến hành chiến dịch giải
phóng Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 09 đến ngày 30-4-1975).

8


Tuần 5
ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG ĐƯỢC THÔNG QUA ĐẠI HỘI ĐẢNG

LẦN THỨ VII.
Bối cảnh lịch sử:
- Tình hình thế giới: các nước đế quốc chống phá cuộc đấu tranh giải phóng dan tộc
và hoà bình. Hệ thống XHCN sụp đổ vào năm 1991.
I.

- Tình hình trong nước: sau hơn 4 năm thực hiện đường lối đổi mới, tình hình kinh
tế - xã hội có những chuyển biến tích cực, song vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng. Mặt
khác, trước sự khủng hoảng và sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa đã tác động không
nhỏ tới lập trường,tư tưởng và niềm tin vào chủ nghĩa xã hội.
Nội dung Đường lối Đảng cộng sản lần VII:
Thời gian, địa điểm tiến hành: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII họp tại thủ đô
Hà Nội từ ngày 24 đến ngày 27/6/1991.
II.

Mục tiêu đối ngoại: “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”. Qua đó, Đảng ta
khẳng định:
Nhiệm vụ đối ngoại: “Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, hoạt động đối ngoại
nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các
nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; kiên quyết, kiên

trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế,
uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội trên thế giới”.
Văn kiện lần này nêu rõ hai quan điểm lớn:


Thứ nhất, thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại trên cơ sở vừa hợp tác vừa đấu
tranh, phải thấy rõ tính chất hai mặt trong quan hệ với mọi đối tác, trong xử lý
mọi sự việc nảy sinh để không bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội hợp tác nào nhưng cũng
không lơ là mất cảnh giác.



Thứ hai, trong triển khai nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc phải kiên quyết,
kiên trì. Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Đảng,
Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa là những nội hàm cốt lõi của
lợi ích quốc gia - dân tộc.

=> Đảng ta khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng các lợi ích đó, đồng thời chỉ ra
phương cách đấu tranh là kiên trì với nghĩa là không nóng vội, không manh động, phải
tận dụng mọi biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, tận dụng mọi phương
thức có thể. Tuy nhiên, trong khi kiên trì các phương cách đó, chúng ta không loại trừ bất
9


kỳ biện pháp, phương cách nào để kiên quyết bảo vệ đến cùng các lợi ích mang tính sống
còn này.
Đường lối đối ngoại là “độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng
hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là

bạn là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”
=> đường lối nhất quán của Đảng ta kể từ Đổi mới, luôn được bổ sung, phát triển để đáp
ứng yêu cầu của nhiệm vụ phát triển và bảo vệ Tổ quốc, phù hợp với xu thế phát triển của
khu vực và thế giới.
Nguyên tắc tiến hành các hoạt động đối ngoại là:


Thứ nhất, các hoạt động đối ngoại phải bảo đảm một cách tối cao lợi ích quốc
gia - dân tộc.



Thứ hai, các hoạt động đối ngoại phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật
pháp quốc tế.

=>Đây là những nguyên tắc phải tuân thủ trong tất cả các khâu, từ xác định quan điểm,
lập trường của Đảng và Nhà nước đối với các vấn đề quốc tế, xây dựng và triển khai
chính sách đối ngoại đến xử lý các vấn đề nảy sinh trong quan hệ với các đối tác.
Các định hướng lớn cho công tác đối ngoại:


Thứ nhất: “Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối
quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu... Chủ động và tích cực đóng góp xây dựng,
định hình các thể chế đa phương”



Thứ hai: “Kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp
vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của đất nước”




Thứ ba: “Tiếp tục hoàn thành việc phân định biên giới trên bộ, thúc đẩy giải
quyết các vấn đề trên biển trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp
quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và quy tắc ứng xử của
khu vực”. Trong các quy tắc ứng xử của khu vực nêu trong định hướng này,
quan trọng nhất là Hiệp định Thân thiện và Hợp tác ở Đông - Nam Á (TAC) và
Quy tắc về Cách ứng xử của Các bên liên quan ở Biển Đông (DOC).



Thứ tư: Thứ tự ưu tiên trong quan hệ với các đối tác là các nước láng giềng,
các đối tác lớn, đối tác quan trọng.
 Định hướng này nhấn mạnh yêu cầu phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị

truyền thống với Lào, Cam-pu-chia và Trung Quốc. Các đối tác lớn, đối tác
quan trọng là những đối tác có tiềm lực lớn, quan hệ của nước ta với họ có
ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển và bảo vệ
an ninh của đất nước ta.
10




Thứ năm: Hoạt động trong ASEAN thì “Chủ động, tích cực và có trách nhiệm
cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng vững mạnh”. Theo đó, phải nhận
thức rõ tầm quan trọng của ASEAN trong tổng thể các hoạt động đối ngoại, coi
ASEAN là vành đai an ninh trực tiếp của đất nước, là ngôi nhà chung của
mình.




Thứ sáu: Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế để giảm các tác
động tiêu cực của hội nhập và hiện thực hóa các cơ hội mà hội nhập quốc tế
mang lại.



Thứ bảy: Tăng cường công tác nghiên cứu, công tác bồi dưỡng, rèn luyện cán
bộ đối ngoại và công tác tuyên truyền đối ngoại.



Thứ tám: Mở rộng, làm sâu sắc hơn và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại
Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.



Thứ chín: Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của
nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại; tăng cường sự phối hợp giữa đối
ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân, giữa ngoại giao chính
trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an
ninh.

III. Ý nghĩa chính sách đối ngoại:
Phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế
thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ đa dạng hóa, đa phương hóa quan
hệ quốc tế. Đánh dấu bước khởi đầu của Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế

trong thời kỳ mới.

11



×