Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dược phẩm phương nam thành phố cần thơ năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐẶNG THANH THIỆN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH DƢỢC PHẨM PHƢƠNG NAM
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐẶNG THANH THIỆN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH DƢỢC PHẨM PHƢƠNG NAM
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƢỢC
MÃ SỐ: 8720212

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà

HÀ NỘI 2018


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành
tới PGS. TS. Nguyễn Thị Song Hà, Trƣởng Phòng Sau đại học Trƣờng đại
học Dƣợc Hà Nội, Cô đã tận tình dìu dắt, hƣớng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội
và trƣờng Đại học Võ Trƣờng Toản, Phòng Sau đại học và các phòng ban
khác đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt chƣơng trình học
tập tại trƣờng.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Quản lý và
Kinh tế dƣợc, các Thầy Cô giáo của tất cả các Bộ môn trong trƣờng Đại học
Dƣợc Hà Nội đã giảng dạy, trang bị cho tôi nhiều kiến thức chuyên môn và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám đốc, các Cán bộ công nhân
viên Công ty TNHH Dƣợc phẩm Phƣơng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ tôi trong quá trình làm việc, thu thập tài liệu cho đề tài này.
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những ngƣời thân
yêu, gia đình và bạn bè đã luôn chăm lo, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Học viên


Đặng Thanh Thiện


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1.1 Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp..................................... 3
1.1.1 Khái niệm ................................................................................................. 3
1.1.2 Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh .......................................... 3
1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh........................................ 4
1.1.4 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh ........................................... 4
1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp ....... 5
1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của một số công ty dƣợc trong nƣớc .... 9
1.2.1 Thực trạng về thị trƣờng dƣợc phẩm Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
.................... ....................................................................................................... 9
1.2.2 Hoạt động của các doanh nghiệp dƣợc phẩm ở Việt Nam .................... 11
1.3 Vài nét về công ty TNHH Dƣợc phẩm Phƣơng Nam ............................... 16
1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ......................................... 16
1.3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty .................................................................... 17
1.3.3 Lĩnh vực hoạt động ................................................................................ 17
CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 19
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 19
2.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................. 19


2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................... 19

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 19
2.2.1 Các biến số nghiên cứu .......................................................................... 19
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 23
2.2.3 Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu ................................................... 24
2.2.4 Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................... 25
2.2.5 Phƣơng pháp trình bày kết quả .............................................................. 27
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 28
3.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dƣợc phẩm
Phƣơng Nam năm 2016................................................................................... 28
3.1.1 Phân tích về doanh số mua, doanh số bán ............................................. 28
3.1.2 Phân tích về chi phí ................................................................................ 29
3.1.3 Phân tích về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ........................................... 29
3.1.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH Dƣợc phẩm Phƣơng
Nam năm 2016 ................................................................................................ 30
3.1.5 Nộp ngân sách nhà nƣớc ....................................................................... 37
3.1.6 Phân tích về năng suất lao động và thu nhập bình quân của CBCNV... 37
3.2 Phân tích cơ cấu doanh số bán và lợi nhuận của công ty năm 2016 ......... 38
3.2.1 Phân tích về cơ cấu doanh số bán .......................................................... 38
3.2.2 Phân tích về cơ cấu lợi nhuận ................................................................ 45
CHƢƠNG IV. BÀN LUẬN .......................................................................... 49
4.1 Về tình hình tài chính của công ty năm 2016 ........................................... 49
4.1.1 Doanh số mua, doanh số bán ................................................................. 49


4.1.2 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ............................................................... 53
4.1.3 Hiệu quả sử dụng vốn ............................................................................ 55
4.1.4 Tình hình sử dụng phí ............................................................................ 58
4.2 Về nộp ngân sách nhà nƣớc ...................................................................... 59
4.3 Về năng suất lao động và thu nhập bình quân của CBCNV ..................... 59
KẾT LUẬN .................................................................................................... 61

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CGMP

Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm

CP

Cổ phần

DP

Dƣợc phẩm

DS

Doanh số

DT

Doanh thu

GLP

Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc


GMP

Thực hành tốt sản xuất thuốc

GSP

Thực hành tốt bảo quản thuốc

GT

Giá trị

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HTK

Hàng tồn kho

KH

Khách hàng

LN

Lợi nhuận

TNDN


Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLĐ

Tài sản lƣu động

TSLN

Tỷ suất lợi nhuận

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VLĐ

Vốn lƣu động

VLĐTX

Vốn lƣu động thƣờng xuyên



DANH MỤC BẢNG
BẢNG
1.1

1.2

TÊN BẢNG
Doanh thu và lợi nhuận của một số doanh nghiệp
dƣợc
Trình độ cán bộ, công nhân viên tại công ty TNHH
Dƣợc phẩm Phƣơng Nam tới cuối năm 2016

TRANG
13

17

3.3

Cơ cấu doanh số mua của công ty năm 2016

28

3.4

Tổng doanh số bán của công ty năm 2016

28


3.5

Cơ cấu chi phí của công ty năm 2016

29

3.6

Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của công ty năm 2016

30

3.7

Biến động cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2016

30

3.8

Vốn lƣu động thƣờng xuyên và nhu cầu vốn lƣu động
thƣờng xuyên của công ty năm 2016

31

3.9

Biến động cơ cấu tài sản công ty năm 2016

32


3.10

Hệ số khả năng thanh toán năm 2016

33

3.11

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2016

33

3.12

Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2016

34

3.13

Chỉ số luân chuyển hàng tồn kho năm 2016

35

3.14

Chỉ số luân chuyển vốn lƣu động năm 2016

36


3.15

Chỉ số chỉ tiêu luân chuyển nợ phải thu năm 2016

36

3.16

Tình hình nộp ngân sách của công ty năm 2016

37

3.17
3.18
3.19

Năng suất lao động bình quân của CBCNV năm
2016
Thu nhập bình quân của CBCNV năm 2016
Cơ cấu doanh số bán theo nhóm hàng của công ty
năm 2016

37
38
39


3.20


3.21

3.22

3.23

3.24

3.25

3.26

3.27

Cơ cấu doanh số bán theo đối tƣợng khách hàng của
công ty năm 2016
Cơ cấu doanh số bán theo mặt hàng nhóm thuốc
dùng ngoài da của công ty năm 2016
Cơ cấu doanh số bán theo mặt hàng nhóm mỹ phẩm
của công ty năm 2016
Cơ cấu doanh số bán theo khu vực của công ty năm
2016
Cơ cấu DS bán ở khu vực miền Bắc của công ty năm
2016
Cơ cấu doanh số bán ở khu vực miền Trung của công
ty năm 2016
Cơ cấu DS bán ở khu vực miền Nam của công ty
năm 2016
Cơ cấu lợi nhuận gộp và hệ số biên lợi nhuận gộp
theo nhóm hàng của công ty năm 2016


40

41

42

43

43

44

44

45

Cơ cấu lợi nhuận gộp và hệ số biên lợi nhuận gộp
3.28

theo mặt hàng nhóm thuốc dùng ngoài da của công ty

46

năm 2016
3.29

3.30

Cơ cấu lợi nhuận gộp và hệ số biên lợi nhuận gộp

theo mặt hàng nhóm mỹ phẩm của công ty năm 2016
Cơ cấu tổng lợi nhuận trƣớc thuế của công ty năm
2016

47

48


DANH MỤC HÌNH
HÌNH
1.1

1.2

1.3

TÊN HÌNH
Tƣơng quan cấu trúc nguồn vốn của các doanh
nghiệp năm 2016
Tăng trƣởng doanh thu của các doanh nghiệp dƣợc
lớn tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2016
Khả năng sinh lời của nhóm doanh nghiệp dƣợc đại
diện cho ngành (2006 – 2016)

TRANG
12

14


15

1.4

Sơ đồ tổ chức của công ty năm 2016

17

2.5

Tóm tắt nội dung nghiên cứu

24


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc, ngành dƣợc Việt Nam
trong những năm gần đây đã có những bƣớc tiến đáng kể. Việt Nam nằm
trong nhóm 22 quốc gia có tốc độ tăng trƣởng ngành dƣợc phẩm cao nhất thế
giới, bình quân ở mức 9,6% mỗi năm trong giai đoạn 2015 – 2020 và dự báo
sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng này trong 20 – 30 năm sắp tới. Một số
chuyên gia nhận định, ngành dƣợc Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển mạnh
và khẳng định vai trò của mình đối với sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đạt đƣợc, ngành dƣợc Việt Nam
cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển, hội nhập. Nhu cầu sử
dụng dƣợc phẩm ngày càng tăng, trong khi đó thuốc trong nƣớc chỉ đáp ứng
đƣợc một phần nhu cầu, tạo cơ hội cho các công ty dƣợc phẩm nƣớc ngoài
xâm nhập và chiếm lĩnh thị trƣờng. Áp lực này khiến cho các doanh nghiệp
dƣợc trong nƣớc, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang phải đối mặt
với sự cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển.

Đứng trƣớc những cơ hội và thử thách này, các doanh nghiệp cần kiểm
tra lại nội lực bên trong, kịp thời chấn chỉnh những yếu kém, phát huy những
mặt mạnh để có thể tồn tại trên thị trƣờng. Muốn làm đƣợc điều đó thì việc
phân tích hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp là rất cần thiết, nó là
cơ sở cho nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra hƣớng phát triển cho doanh
nghiệp.
Công ty TNHH Dƣợc phẩm Phƣơng Nam với hơn 20 năm hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dƣợc phẩm đã và đang khắc phục khó
khăn không ngừng vƣơn lên khẳng định mình trong cơ chế mới.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn, đánh giá hoạt động kinh doanh của
Công ty TNHH Dƣợc phẩm Phƣơng Nam, chúng tôi quyết định thực hiện đề
tài “Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dược phẩm
Phương Nam thành phố Cần Thơ năm 2016” với hai mục tiêu:

1


- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dược
phẩm Phương Nam năm 2016 thông qua một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản.
- Phân tích cơ cấu doanh số bán và lợi nhuận của công ty năm 2016.
Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo.

2


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN
1.1 Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm
Phân tích kinh doanh là một thuật ngữ sử dụng để chỉ quá trình nghiên

cứu toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp với mục đích sinh lời [3].
“Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự
vật, hiện tƣợng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật
hiện tƣợng đó” [25], [28].
Hiểu theo chiều sâu “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình
nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở
doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lƣợng hoạt động kinh doanh và các nguồn
tiềm năng cần đƣợc khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phƣơng án và giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp” [4], [14], [16].
Nhƣ vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là hoạt động tiến hành một
cách thƣờng xuyên và liên tục theo chu kỳ, nhằm khai thác yếu tố ảnh hƣởng
và tiềm năng khai thác, từ đó đƣa ra định hƣớng chiến lƣợc cho giai đoạn tiếp
theo [1], [17].
1.1.2 Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh
- Tính đầy đủ: nội dung và kết quả phân tích phụ thuộc nhiều vào sự
đầy đủ nguồn tài liệu phục vụ cho công tác phân tích. Đảm bảo tính toán tất
cả các chỉ tiêu cần thiết thì mới đánh giá đúng đƣợc đối tƣợng phân tích.
- Tính chính xác: chất lƣợng của công tác phân tích phụ thuộc nhiều
vào tính chính xác về nguồn số liệu, sự chính xác trong lựa chọn phƣơng pháp
phân tích, chỉ tiêu dùng để phân tích.
- Tính kịp thời: sau mỗi chu kỳ hoạt động kinh doanh phải kịp thời tổ
chức phân tích đánh giá tình hình hoạt động, kết quả và hiệu quả đạt đƣợc, để
nắm bắt đƣợc những mặt mạnh, những tồn tại trong hoạt động kinh doanh.
Thông qua đó đề xuất những giải pháp cho thời kỳ hoạt động kinh

3


doanh tiếp theo có kết quả và hiệu quả cao hơn [25].
1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh có các nhiệm vụ nối tiếp nhau, cụ thể:
- Kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các
chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng.
- Xác định nhân tố ảnh hƣởng của chỉ tiêu và tìm ra nguyên nhân gây
nên các ảnh hƣởng đó.
- Đề xuất giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn
tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng phƣơng án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định.
Quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả kinh doanh là để nhận biết tiến
độ thực hiện và phát hiện những thay đổi có thể xảy ra. Định kỳ doanh nghiệp
phải tiến hành kiểm tra và đánh giá mọi khía cạnh hoạt động, đồng thời căn
cứ vào các tác động ở bên ngoài để xác định vị trí và hƣớng đi của doanh
nghiệp, các phƣơng án kinh doanh có còn thích hợp nữa hay không? Nếu
không phù hợp thì cần phải điều chỉnh kịp thời [4], [10].
1.1.4 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
- Cho phép doanh nghiệp nhìn nhận về sức mạnh cũng nhƣ hạn chế của
doanh nghiệp, từ đó có thể xác định đúng đắn mục tiêu cùng với chiến lƣợc
kinh doanh phù hợp.
- Là công cụ để phát triển những khả năng tiềm tàng, cải tiến cơ chế
quản lý trong kinh doanh.
- Là cơ sở quan trọng để đƣa ra các quyết định kinh doanh.
- Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở
doanh nghiệp
- Là biện pháp quan trọng để đề phòng rủi ro.
- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các
nhà quản trị bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tƣợng bên

4



ngoài khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, bởi vì thông qua
phân tích họ mới đƣa ra quyết định đứng đắn cho việc đầu tƣ, cho vay... với
doanh nghiệp [4], [10].
1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp
1.1.5.1 Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua
Doanh số mua thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa của doanh
nghiệp.
Cơ cấu nguồn mua là chỉ tiêu đánh giá nguồn hàng cho lợi nhuận cao,
từ đó giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn nguồn hàng phù hợp [4], [10].
1.1.5.2 Doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ
Doanh số bán có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn trại và phát triển của
doanh nghiệp. Xem xét doanh số bán, tỷ lệ giữa bán buôn, bán lẻ để hiểu
đƣợc thực trạng của doanh nghiệp từ đó đƣa ra đƣợc một tỷ lệ tối ƣu nhằm
khai thác hết thị trƣờng, đảm bảo lợi nhuận cao [25], [26].
1.1.5.3 Phân tích vốn
Qua phân tích sử dụng vốn, doanh nghiệp có thể khai thác tiềm năng
sẵn có biết mình đang ở vị trí nào trong quá trình phát triển hay đang ở vị trí
nào trong quá trình cạnh tranh với đơn vị khác, từ đó có biện pháp tăng cƣờng
quản lý.
 Tổng nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn
Phân tích nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tài
trợ về mặt tài chính cũng nhƣ mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh hay
những vƣớng mắc phát sinh mà doanh nghiệp gặp phải.
- Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp huy động vừa phản ánh trực tiếp
kết quả hoạt động tài chính vừa phản ánh tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Biến động của tổng nguồn vốn cho biết quy mô kinh doanh của doanh
nghiệp tăng hay giảm, phản ánh phần nào mức độ phát triển của doanh
nghiệp.

5



- Cơ cấu nguồn vốn: phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận vốn (vốn của
chủ sở hữu và nợ phải trả) chiếm trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp.
Nếu nguồn vốn của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn thì
doanh nghiệp có đủ khả năng đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của
doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao. Ngƣợc lại, nếu nợ phải trả chiếm tỷ
trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của
doanh nghiệp sẽ thấp.
 Vốn lƣu động thƣờng xuyên
Vốn lƣu động thƣờng xuyên là một chỉ tiêu rất quan trọng cho việc
đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết 2 điều cốt
yếu: tài sản dài hạn của doanh nghiệp có đƣợc tài trợ một cách vững chắc hay
không? Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay
không.
Nếu VLĐTX ≥ 0 nghĩa là việc tài trợ các nguồn vốn là tốt. Toàn bộ tài sản dài
hạn đƣợc tài trợ từ nguồn vốn dài hạn một cách ổn định. Đồng thời doanh
nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tốt với tài sản quay
vòng nhanh.
Nếu VLĐTX < 0 nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn ngắn
hạn để tài trợ cho đầu tƣ dài hạn. Điều này khá nguy hiểm bởi khi hết hạn vay
thì phải tìm ra nguồn vốn khác để thay thế.
 Nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên
Nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên là lƣợng vốn mà doanh nghiệp
cần để tài trợ cho một phần tài sản lƣu động gồm hàng tồn kho và các khoản
phải thu.
Nhu cầu VLĐTX > 0 tức là tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ
ngắn hạn. Khi đó các khoản sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn
nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có đƣợc từ bên ngoài, doanh nghiệp
phải dùng vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. Để giảm nhu cầu


6


VLĐTX biện pháp tích cực là giải phóng tồn kho và giảm các khoản phải thu.
Nhu cầu VLĐTX ≤ 0 tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu nhỏ
hơn khoản phải trả. Vì vậy, các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài dƣ thừa và
bù đắp đủ cho các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Nhu cầu VLĐTX âm
là một tình trạng tốt với doanh nghiệp, với ý nghĩa là doanh nghiệp đƣợc các
chủ nợ ngắn hạn cung cấp vốn cần thiết cho chu kỳ sản xuất kinh doanh.
 Biến động cơ cấu tổng tài sản
Nguồn vốn của doanh nghiệp (vốn của chủ sở hữu và vốn vay) dùng để
đầu tƣ vào tài sản (tài sản cố định và tài sản lƣu động). Do đó, thông qua việc
phân tích cơ cấu tài sản cho biết nguồn vốn đƣợc đầu tƣ vào bộ phận nào của
tài sản, giúp cho nhà quản lý đánh giá mức độ hợp lý của việc phân bổ tài sản,
cũng nhƣ sự tăng trƣởng của tổng tài sản qua các kỳ phân tích.
 Hệ số về khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Là chỉ tiêu cho thấy khả năng
đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Trên thực
tế chỉ số này ≥ 2 doanh nghiệp mới hoàn toàn đảm bảo đƣợc khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn và các chủ nợ mới yên tâm thu hồi đƣợc khoản nợ của mình
khi đáo hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu này cho biết với giá trị còn
lại của tài sản ngắn hạn doanh nghiệp có khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn
hạn hay không. Trên thực tế nghiên cứu, nếu trị số này < 0,5 khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn là thấp, từ 0,5 – 1 là mức trung bình và > 1 mức cao.
 Các chỉ số hoạt động
Tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn là một trong những chỉ
tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lƣợng công tác quản lý và sử dụng vốn
kinh doanh nói chung của công ty. Thông qua chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử

dụng vốn và tốc độ luân chuyển cho phép các nhà quản lý tài chính doanh
nghiệp có cái nhìn chính xác, toàn diện về tình hình quản lý và sử dụng vốn

7


lƣu động, các khoản nợ phải thu, hàng tồn kho của đơn vị mình từ đó đề ra
các biện pháp, các chính sách đúng đắn, phù hợp để việc quản lý và sử dụng
đồng vốn ngày càng có hiệu quả trong tƣơng lai [4], [10].
1.1.5.4 Tình hình sử dụng phí
Phân tích tình hình sử dụng chi phí giúp cho doanh nghiệp nhận diện
các hoạt động sinh ra chi phí và khai triển các khoản chi phí dựa trên hoạt
động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí để lập kế hoạch
và ra các quyết định kinh doanh cho tƣơng lai [4], [10].
1.1.5.5 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời và lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận là
mối quan tâm, mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Muốn xem công ty làm
ăn có hiệu quả đến đâu không thể không xem xét tới lợi nhuận thu đƣợc trong
sản xuất và kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận ròng (ROS) cho biết một đơn vị doanh thu thuần đem
lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu này càng cao thì
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên VCSH (ROE) cho biết 1 đơn vị VCSH bình
quân đƣa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Sức sinh lời
của VCSH càng lớn, hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao và ngƣợc lại.
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) cho biết 1 đơn vị tài sản
bình quân đƣa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Sức
sinh lời của tài sản càng lớn thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao và
ngƣợc lại.
Tỷ suất lợi nhuận thu đƣợc từ doanh thu, vốn chủ sở hữu hay tổng tài

sản là chỉ số cho biết với 1 đồng doanh thu thuần từ bán hàng, từ các cổ đông
và từ tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận [25], [26].
1.1.5.6 Nộp ngân sách nhà nước
Nộp ngân sách nhà nƣớc là mức đóng góp thực hiện nghĩa vụ đối với

8


Nhà nƣớc, thể hiện hiệu quả đầu tƣ vào các doanh nghiệp, là điều kiện để
doanh nghiệp tồn tại và hoạt động có hiệu quả [25], [26].
1.1.5.7 Năng suất lao động bình quân của CBCNV
Năng suất lao động bình quân là lƣợng sản phẩm và dịch vụ mà trung
bình mỗi cán bộ công nhân viên tạo ra. Đây là nhân tố bảo đảm cho sản xuất,
kinh doanh phát triển và đời sống con ngƣời đƣợc nâng cao. Nhờ tăng năng
suất lao động mà khối lƣợng sản phẩm vật chất và dịch vụ, doanh thu và lợi
nhuận công ty tăng [4], [10].
1.1.5.8 Thu nhập bình quân của CBCNV
Hiệu quả kinh doanh của công ty không chỉ tính đến lợi nhuận thu đƣợc mà
còn phải tính đến việc đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên thông qua
thu nhập bình quân của họ. Thu nhập bình quân của ngƣời lao động là chỉ tiêu
quan trọng phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp, nó thể hiện lợi ích và
đồng thời là sự gắn bó của ngƣời lao động với doanh nghiệp [25], [26].
1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của một số công ty dƣợc trong nƣớc
1.2.1 Thực trạng về thị trường dược phẩm Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Trong khi khủng hoảng kéo theo sự đi xuống của hầu hết các ngành
kinh tế, ngành Dƣợc vẫn ghi nhận tăng trƣởng ngƣợc dòng với tốc độ trung
bình 18%/ năm trong giai đoạn 2006- 2013 [32].
Trong giai đoạn 2006 – 2016, khả năng sinh lời trong ngành ổn định,
với biên lợi nhuận gộp bình quân từ 35% - 40%, biên lợi nhuận ròng bình
quân 10%, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu trong khoảng 10% 15%. Tuy khả năng sinh lời này thấp hơn đáng kể so với các tập đoàn hàng

đầu thế giới, nhƣng xấp xỉ với nhóm các doanh nghiệp lớn trong khu vực
ASEAN [33].
Triển vọng chung của ngành dƣợc vẫn đƣợc đánh giá khá lạc quan với
tốc độ tăng trƣởng bình quân cho 2015-2018 kỳ vọng ở mức 16,2%/năm (theo
BMI). Theo đó, các công ty dƣợc lớn, có hệ thống phân phối tốt vẫn còn khá

9


nhiều cơ hội cho sự tăng trƣởng [5], [7], [24].
Bƣớc vào giai đoạn bão hòa của ngành dƣợc phẩm toàn cầu, tốc độ
tăng trƣởng dự kiến của Việt Nam khoảng 9,6%/năm trong giai đoạn 2015 –
2020, ở mức trung bình trong nhóm 22 nƣớc đang phát triển [33].
 Tình hình tiêu thụ thuốc trong nước
Ngƣỡng chi tiêu tiền thuốc theo đầu ngƣời trong nƣớc có bƣớc tăng
trƣởng đáng kể từ 16,46 USD/ngƣời/năm năm 2008 lên 31,2 USD/ngƣời/năm
năm 2013 [30], [31]. Theo thống kê của Cục quản lý Dƣợc Việt Nam, tính
đến năm 2014, bình quân tiền thuốc đầu ngƣời của Việt Nam đạt 38
USD/ngƣời/năm. Mặc dù có sự tăng trƣởng đều đặn qua các năm song con số
này vẫn là nhỏ so với nhiều nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới [6],
[8], [9]. Theo dự đoán của IMS Health, đến năm 2020, bình quân mỗi ngƣời
Việt Nam sẽ chi gần 50 USD cho tiền thuốc [33].
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai thị trƣờng lớn nhất cả nƣớc,
chiếm đến 43% tổng tiêu thụ thuốc của cả Việt Nam. Đây cũng là thị trƣờng
chủ lực của hầu hết các doanh nghiệp dƣợc phẩm trong và ngoài nƣớc [33].
Các loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc điều
trị các bệnh ung thƣ, ung bƣớu liên tục chiếm tỷ trọng lớn (hơn 51%) trong cơ
cấu tiêu thụ thuốc tại Việt Nam trong 3 năm gần đây [33].
 Tình hình sản xuất thuốc trong nước
Giá trị thuốc sản xuất trong nƣớc chiếm khoảng 60% tổng chi tiêu

thuốc cả nƣớc. Sản phẩm nội địa chủ yếu vẫn là thuốc generic, giá trị thấp và
tập trung ở các dòng thuốc thông thƣờng. Phân khúc các sản phẩm đặc trị còn
kém phát triển, do đó mà sản xuất thuốc trong nƣớc hầu nhƣ mới chỉ đáp ứng
phân nửa nhu cầu tiêu dùng, phần còn lại thông qua nhập khẩu [24]. Năm
2010 thuốc nhập khẩu vẫn chiếm ƣu thế với tốc độ tăng trƣởng cao hơn thuốc
sản xuất trong nƣớc [13].
Nguồn nguyên liệu cho sản xuất dƣợc phẩm trong nƣớc phần lớn nhập

10


khẩu từ nƣớc ngoài chiếm tới 90% [15], [19], [20], [23]. Nguồn nguyên liệu
trong nƣớc chủ yếu đƣợc nhập khẩu từ ba nơi chính đó là Trung Quốc, Ấn Độ
và Châu Âu, trong đó nguyên liệu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất
[27].
Ngày 10/01/2014 Thủ Tƣớng Chính phủ đã ban hành quyết định
68/QĐ-TTg ban hành chiến lƣợc quốc gia phát triển ngành dƣợc Việt Nam
giai đoạn đến 2020, định hƣớng ƣu tiên phát triển ngành dƣợc nội địa nhằm
tăng tỷ lệ thuốc sản xuất trong nƣớc trên tổng số giá trị thuốc lên 80% trong
2020. Dù thách thức là không nhỏ nhƣng cũng có thể xem đây là cơ hội cho
các công ty duợc trong nƣớc phát triển [29].
1.2.2 Hoạt động của các doanh nghiệp dược phẩm ở Việt Nam
1.2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu
Nhìn chung nhóm các doanh nghiệp duy trì cơ cấu nguồn vốn khá lành
mạnh, vốn chủ sở hữu bình quân chiếm đến 66% cơ cấu nguồn vốn. Trong đó,
Imexpharm là doanh nghiệp có tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao nhất (83%), đồng
thời là doanh nghiệp có đòn cân nợ thấp nhất (0,2). Ngƣợc lại, nhóm doanh
nghiệp phân phối dƣợc phẩm lại có tỷ trọng nợ phải trả tƣơng đối cao trong
cơ cấu nguồn vốn (bình quân khoảng 70%) và chủ yếu là nguồn vốn vay.
Trong đó, Vimedimex là doanh nghiệp có tỷ trọng nợ/ vốn chủ sở hữu cao

nhất, nợ phải trả chiếm 97% [32].

11


Hình 1.1. Tƣơng quan cấu trúc nguồn vốn của các doanh nghiệp năm
2016
Nhóm sản xuất: Đến hết năm 2016, có ba doanh nghiệp trong nhóm này
theo đuổi chiến lƣợc tài trợ vốn thận trọng bằng cách không vay nợ ngắn hạn
và dài hạn là Imexpharm, Domesco và Pharmedic
Nhóm vừa phân phối vừa sản xuất: Cagipharm, Hataphar, Bepharco và
Medipharco có tỷ trọng nợ vay khá lớn, chiếm hơn 30% nguồn vốn
Nhóm chuyên phân phối: Vimedimex và Dapharco có tỷ trọng nợ vay
lần lƣợt là 11% và 23% nguồn vốn [33].
1.2.2.2 Khả năng thanh toán
Trong giai đoạn 2010 – 2012 khả năng thanh toán của toàn ngành có xu
hƣớng giảm. Khả năng thanh toán hiện hành giảm từ mức 2,6 lần cuối năm
2008 xuống mức 1,9 lần cuối năm 2012 [11], [12]. Ngoài các công ty lớn nhƣ
Traphaco, Dƣợc Hậu Giang... thì các công ty dƣợc khác hệ số thanh toán
nhanh không tốt, dƣới 1,0 nhƣ: tập đoàn Y Tế AMV giai đoạn 2010 – 2012
dƣới 0,6 [21]. Công ty Dƣợc phẩm Trung Ƣơng 1 – Chi nhánh Bắc Giang giai
đoạn 2010 – 2014 ở mức tiệm cận 1 [22]. Tuy nhiên vẫn có một số công ty có
hệ số thanh toán nhanh ở mức an toàn nhƣ Công ty CP Dƣợc – VTYT tỉnh
Lào Cai giai đoạn 2010 – 2014 có hệ số thanh toán nhanh tăng dần đạt 1,3

12


năm 2014 [34]. Công ty CP dƣợc phẩm Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2013
cũng có hệ sô thanh toán tăng dần và đạt 2,6 năm 2013 [35].

1.2.2.3 Doanh thu thuần và lợi nhuận
Bảng 1.1. Doanh thu và lợi nhuận của một số doanh nghiệp dƣợc

Tên công ty

Tăng trƣởng
DT 20092013 (%)

Công ty CP Dƣợc Hậu Giang
Công ty CP Traphaco
Công ty CP Domesco
Công ty CP DP Imexpharm
Công ty CP DP Cửu Long
Công ty CP dƣợc phẩm OPC
Công ty CP SPM
Công ty CP dƣợc phẩm dƣợc
liệu Pharmedic
Công ty CP DP Phong Phú

Tăng trƣởng
LN 20092013 (%)

DT thuần
2013
(Tỷ đồng)

19,2
22,5
7,6
6,3

4
11
14,7

13,1
35,3
8,9
-2
-14,4
3,3
-27,2

3.527
1.682
1.430
841
675
564
441

16,5

23,9

357

19,3

---


101

Giai đoạn 2009-2013, doanh nghiệp có mức tăng trƣởng doanh thu cao là
Dƣợc Hậu Giang, Traphaco và Phong Phú với mức lần lƣợt là 19,2; 22,5 và
19,3%. Tăng trƣởng lợi nhuận đáng kể trong giai đoạn này là Traphaco đạt
35,3% và Pharmedic đạt 23,9% [15].
 Về tốc độ tăng trƣởng
Thống kê kết quả kinh doanh của 13 doanh nghiệp dƣợc lớn (gồm: Dƣợc
Hậu Giang, Imexpharm, Domesco, OPC, Pharmedic, Ladophar, Bepharco,
Hataphar, Phong Phú, Pymepharco, Traphaco, Mekophar, SPM) cho thấy tăng
trƣởng doanh thu của nhóm này có xu hƣớng giảm trong 10 năm vừa qua, đạt
đáy ở mức 1,1% vào năm 2015 (chủ yếu do kết quả không tốt của Dƣợc Hậu
Giang, Domesco, Mekophar) và có sự hồi phục đáng kể trong năm 2016 nhờ
sự đóng góp của Hataphar, Pymepharco và Mekophar [33].

13


Hình 1.2. Tăng trƣởng doanh thu của các doanh nghiệp dƣợc lớn tại Việt
Nam trong giai đoạn 2006 – 2016
Bên cạnh những công ty Dƣợc phẩm lớn, doanh số mua bán của một số
công ty dƣợc khác trong giai đoạn 2008 – 2014 có nhiều biến động.
Một số công ty có doanh số mua bán tăng dần, nhƣ công ty CP dƣợc
phẩm Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2013 có doanh số mua bán tăng liên tục,
cụ thể doanh số mua năm 2013 là 208,4 tỷ đồng tăng 4,8% so với năm 2012,
doanh số bán năm 2013 đạt 225,9 tỷ đồng tăng 3,3% so với năm 2012 [35].
Công ty CP Dƣợc – VTYT tỉnh Lào Cai cũng có doanh số mua bán tăng trong
giai đoạn 2010 – 2014, cụ thể doanh số mua năm 2014 là 119,7 tỷ đồng tăng
5,0% so với năm 2013, doanh số bán năm 2014 đạt 136,1 tỷ đồng tăng 3,8%
so với năm 2013 [34].

Trong khi đó một số công ty khác lại có doanh số mua bán tăng giảm
thất thƣờng, nhƣ công ty CP Dƣợc – VTYT Đà Nẵng giai đoạn 2009 – 2013,
doanh mua bán tăng ở giai đoạn đầu và giảm nhẹ ở giai đoạn cuối, cụ thể
doanh số mua năm 2013 là 1.920,9 tỷ đồng giảm 2,7% so với năm 2012,
doanh số bán năm 2013 đạt 2.031,3 tỷ đồng giảm 2,6% so với năm 2012 [18].
Công ty Dƣợc phẩm Trung Ƣơng 1 – Chi nhánh Bắc Giang giai đoạn 2010 –
2014 cũng có doanh số mua bán biến động thất thƣờng, doanh số mua bán

14


tăng những năm đầu và giảm mạnh ở những năm sau, cụ thể doanh số mua
năm 2014 là 42,7 tỷ đồng giảm đến 33,2% so với năm 2013, doanh số bán
năm 2014 đạt 48,1 tỷ đồng giảm đến 28,3% so với năm 2013 [22]. Do cuộc
khủng hoảng kinh tế đã để lại nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.
 Về khả năng sinh lời

Hình 1.3. Khả năng sinh lời của nhóm doanh nghiệp dƣợc đại diện cho
ngành (2006 – 2016)
Qua dữ liệu về khả năng sinh lời của nhóm doanh nghiệp đại diện cho
ngành dƣợc phẩm, có thể thấy biên lợi nhuận của ngành tƣơng đối ổn định và
đang đƣợc cải thiện dần trong vài năm gần đây [33].
Các công ty dƣợc phẩm khác cũng có lợi nhuận tăng trong giai đoạn
2008 – 2014: Công ty CP Dƣợc – VTYT Đà Nẵng giai đoạn 2009 – 2013 có
tổng lợi nhuận tăng dần và đạt 17,1 tỷ đồng năm 2013 năm 11,8% so với năm
2012 [18]. Công ty CP Dƣợc – VTYT tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 – 2014 có
lợi nhuận thuần tăng, đạt 3,6 tỷ đồng năm 2014 tăng 12,5% so với năm 2013
[34]. Trong khi đó lợi nhuận sau thế của công ty Dƣợc phẩm Trung Ƣơng 1 –
Chi nhánh Bắc Giang giai đoạn 2010 – 2014 lại có sự biến động giảm mạnh ở
giai đoạn cuối chỉ còn 1,3 tỷ đồng năm 2013 giảm đến 31,6% so với năm

2012 [22].

15


×