Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Chất thải trong phát triển du lịch ở vịnh hạ long ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.8 KB, 117 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ THỊ ÁNH

CHẤT THẢI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở VỊNH HẠ LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ THỊ ÁNH

CHẤT THẢI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở VỊNH HẠ LONG

Ngành
Mã số

: Phát triển bền vững
: 831 03 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN DANH SƠN

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực, những tài liệu tham khảo phục vụ cho luận
văn đƣợc trích rõ nguồn. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng
đƣợc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Ngơ Thị Ánh


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, ngoài sự
cố gắng khơng ngừng của bản thân cịn có sự hƣớng dẫn tận tình của q Thầy Cơ,
sự giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành, sự động viên của gia đình, bạn bè trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Danh Sơn,
ngƣời đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận
văn này. Xin cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô khoa Phát triển bền vững - Học
viện Khoa học Xã hội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng nhƣ
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu
và khi thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh,

Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long,
Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc
tìm tài liệu cho thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ
tơi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện hoàn chỉnh luận văn.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý chất thải trong phát triển du lịch. ..6
1.1. Các khái niệm ...........................................................................................................7
1.2. Các nguyên tắc trong quản lý chất thải du lịch ........................................................9
1.3. Mối quan hệ giữa chất thải và phát triển du lịch ....................................................14
1.4. Chất thải trong bộ tiêu chí bảo vệ mơi trƣờng đối với các cơ sở du lịch ...............18
1.5. Các bên liên quan trong quản lý chất thải và phát triển du lịch .............................19
1.6. Kinh nghiệm quản lý chất thải trong phát triển du lịch ở một số địa phƣơng
nƣớc ta ...........................................................................................................................23
Chƣơng 2. QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VỊNH
HẠ LONG ....................................................................................................................28
2.1. Khái quát về Vịnh Hạ Long và tài nguyên du lịch .................................................28
2.2. Thực trạng phát triển du lịch ở Vịnh Hạ Long .......................................................36
2.3. Chất thải du lịch......................................................................................................43
2.4. Quản lý chất thải du lịch và những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch ở Vịnh
Hạ Long .........................................................................................................................53
Chƣơng 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VỊNH HẠ LONG .........................................62
3.1. Bối cảnh phát triển du lịch Vịnh Hạ Long trong thời gian tới ...............................62
3.2. Xu hƣớng phát triển du lịch và gia tăng chất thải du lịch ở Vịnh Hạ Long đến năm
2020 ...............................................................................................................................65
3.3. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu quản lý chất thải trong phát triển du lịch Vịnh

Hạ Long đến 2020, tầm nhìn 2030 ................................................................................66
3.4. Giải pháp tăng cƣờng quản lý chất thải trong phát triển du lịch ở Vịnh Hạ Long .69
KẾT LUẬN ..................................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................80


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
- APEC:

Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

- ASEAN:

Association of Southeast Asian
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

- CTR:

Chất thải rắn

- GDP:

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm nội địa

- ODA:

Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

- QCVN 10:

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc biển

- TNCSHCM:

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

- TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

- TN&MT:

Tài nguyên và Môi trƣờng

- TP:

Thành phố

- TX:

Thị xã

- UBND:

Ủy ban nhân dân


- UNESCO:

United Nations Educational Scientific anh Cultural Organization
Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

- USD:

United States dollar
Đơ la Mỹ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lƣợng tàu biển ra vào khu vực cảng biển Quảng Ninh ............................30
Bảng 2.2: Số lƣợng tàu khai thác thủy hải sản khu vực Vịnh Hạ Long ........................32
Bảng 2.3: Tiềm năng phát triển Du lịch Sinh thái tỉnh Quảng Ninh..............................35
Bảng 2.4: Tình trạng của các bãi rác hiện tại ................................................................ 45
Bảng 2.5: Khối lƣợng nƣớc thải phát sinh năm 2012 ....................................................48
Bảng 2.6: Các trạm xử lý nƣớc thải khu vực Hạ Long .................................................49
Bảng 2.7: Lƣợng nƣớc thải của khách du lịch trên Vịnh Hạ Long năm 2015 ..............49
Bảng 2.8: Các thông số quan trắc nƣớc tại Vịnh Hạ Long (2011 - 2016).....................50
Bảng 2.9: Kết quả quan trắc mơi trƣờng khơng khí khu vực ........................................53
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát việc thực hiện các biện pháp quản lý chất thải ...............55
Bảng 3.1: Dự báo khối lƣợng nƣớc thải phát sinh vào năm 2020 .................................65
Bảng 3.2: Dự báo khối lƣợng chất thải rắn phát sinh vào năm 2020 ............................66
Bảng 3.3: Mục tiêu bảo vệ môi trƣờng nƣớc cần đạt đƣợc đến năm 2020 và 2030 ........68


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Khái qt khối lƣợng chất thải rắn phát sinh năm 2012 và tƣơng quan với
dân số của các đơn vị quản lý hành chính của tỉnh Quảng Ninh...................................44

Hình 2.2: Kết quả khảo sát các biểu hiện của ơ nhiễm mơi trƣờng Vịnh Hạ Long.........51
Hình 2.3: Một số hình ảnh quản lý chất thải Vịnh Hạ Long .........................................58
Hình 2.4: Kết quả khảo sát trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng nƣớc Vịnh Hạ Long ........59


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cơ cấu kinh tế của các nƣớc phát triển, ngành dịch vụ đóng góp tỉ lệ lớn.
Trong ngành dịch vụ, du lịch lại đƣợc mệnh danh là “ con gà đẻ trứng vàng” vì nó đem
lại lợi nhuận rất cao. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, du lịch đã có những bƣớc
tăng trƣởng ấn tƣợng, đóng góp ngày càng tăng trong tổng GDP. Quảng Ninh đƣợc
đánh giá là một trong những nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc
nhất cả nƣớc, nơi đây có nhiều địa danh nổi tiếng nhƣ Khu di tích danh thắng Yên Tử,
Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long, Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng...
Đặc biệt là Vịnh Hạ Long, đã đƣợc UNESCO công nhận là di sản - kì quan
thiên nhiên của thế giới. Chính nhờ những lợi thế này, trong những năm qua, ngành
cơng nghiệp khơng khói của tỉnh Quảng Ninh đã có những bƣớc phát triển đáng ghi
nhận. Quảng Ninh đã xác định du lịch và công nghiệp là hai ngành kinh tế trọng điểm
của tỉnh. Đây là một hƣớng đi đúng và hiệu quả nhằm phát huy tối đa lợi thế về tài
nguyên khoáng sản và tiềm năng du lịch của địa phƣơng.
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng
biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo
Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long là một di sản thiên nhiên độc đáo bởi
địa danh này lƣu giữ những dấu tích quan trọng trong q trình hình thành và phát
triển của lịch sử trái đất, nơi cƣ trú của ngƣời Việt cổ, đồng thời cũng là kiệt tác của
tạo hóa với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá với hình dạng kì thú. Vịnh Hạ Long có
tổng diện tích 1553 km2, gồm 1969 hịn đảo lớn nhỏ, trong đó có 90% là đảo đá vơi,
địa hình đảo, núi xen kẽ giữa các trũng biển. Vùng Di sản thiên nhiên thế giới đƣợc
UNESCO cơng nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, nhƣ một hình tam giác
với 3 đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía Tây), hồ Ba Hầm (phía Nam), đảo Cống Tây (phía

Đơng). Ngày 17 tháng 12 năm 1994 Hội nghị lần thứ 18 của Ủy ban Di sản Thế giới
họp tại Phuket (Thái Lan) đã công nhận lần thứ nhất Vịnh Hạ Long là Di sản thiên
nhiên thế giới về cảnh quan. Ngày 02 tháng 12 năm 2000 Tại Hội nghị lần thứ 24 của
Ủy ban Di sản Thế giới họp tại thành phố Cairns, bang Queensland, Australia, đã công
nhận lần thứ hai Vịnh Hạ Long là Di sản địa chất, địa mạo. Hệ thống đảo với nhiều

1


dạng địa hình phong phú, độc đáo tạo nên một nét đặc sắc riêng biệt của vùng vịnh đã
thu hút sự chú ý của hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Các hang động:
hang Đầu Gỗ, hang Trinh Nữ, hang Sửng Sốt, động Tam Cung, động Thiên Cung,
động Mê Cung, hồ Ba Hầm… đều có những vẻ đẹp riêng biệt, hoang sơ, dân dã, thu
hút khách du lịch. Sự ƣu đãi của điều kiện tự nhiên đã mang đến cho Vịnh Hạ Long
nhiều cảnh quan độc đáo và hấp dẫn, có ý nghĩa về mặt sinh thái, mơi trƣờng và phát
triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch.
Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của du lịch đã gây ảnh hƣởng rất lớn cho môi
trƣờng của Vịnh Hạ Long. Chất thải từ các hoạt động phục vụ du lịch rất nhiều loại và
khối lƣợng lớn. Các loại chất thải gồm có: rác thải, nƣớc thải, khí thải. Trong đó,
chiếm khối lƣợng lớn nhất là chất thải rắn (rác thải). Chất thải từ hoạt động du lịch về
cơ bản gần giống với chất thải sinh hoạt thông thƣờng của các khu dân cƣ. Chất thải
du lịch có nguồn gốc từ khách du lịch hoặc các đơn vị phục vụ du lịch thải ra.
Theo kết quả nghiên cứu của Dự án thử nghiệm Hạ Long (thuộc WASTEECON), hiện nay lƣợng rác thải sinh hoạt từ khách du lịch trung bình khoảng 0,670,8kg/ngƣời/ngày, nƣớc thải khoảng 100 -150 lít/ngƣời/ngày, ngồi ra cịn có khí thải.
Đây là nguồn gây ơ nhiễm lớn đe dọa tới vùng di sản đặc biệt là ở những cơ sở du lịch
với năng lực quản lý và xử lý chất thải còn yếu kém.
Chất thải là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng mơi trƣờng. Mơi trƣờng lại
có vai trị vơ cùng quan trọng đối với phát triển du lịch. Do vậy, chất thải có mối quan
hệ mật thiết, ảnh hƣởng trực tiếp đối với phát triển du lịch. Quản lý chất thải là yêu
cầu, đòi hỏi, điều kiện của phát triển du lịch, bởi lẽ hoạt động này khác với nhiều hoạt
động phát triển khác, có mối quan hệ gắn bó rất chặt chẽ với mơi trƣờng, với cảnh

quan thiên nhiên. Có thể nói, thiên nhiên, mơi trƣờng, cảnh quan là “đầu vào” quan
trọng, cơ bản hàng đầu để con ngƣời phát triển ngành kinh tế du lịch. Muốn phát triển
du lịch thì: Con ngƣời (Xã hội) - Du lịch (Kinh tế) - Thiên nhiên (Mơi trƣờng) phải
đƣợc kết hợp hài hịa.Chỉ một nhân tố suy yếu là ảnh hƣởng ngay và trực tiếp tới hai
nhân tố kia và sự phát triển du lịch sẽ khơng có hiệu quả kinh tế cao.
Chất thải trong phát triển du lịch là yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp và thƣờng
xuyên tới phát triển du lịch bởi hai lý do: một là: chất thải là phần kết quả tất yếu của

2


quá trình sản xuất (tiêu dùng du lịch); hai là: chất thải tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm
môi trƣờng, cần đƣợc xử lý để không ảnh hƣởng tới sự phát triển tiếp tục của quá trình
sản xuất này (kinh tế du lịch).
Nhận thấy đây là một vấn đề cấp thiết khơng chỉ có vai trị quan trọng đối với
sự phát triển du lịch ở Vịnh Hạ Long mà còn ảnh hƣởng tới cảnh quan của di sản thiên
nhiên thế giới, tôi lựa chọn đề tài: “Chất thải trong phát triển du lịch ở Vịnh Hạ Long ”
cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, đã có một số đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan tới phát triền du
lịch Vịnh Hạ Long, trong đó có thể kể đến:
- Vƣơng Minh Hồi, 2011, Phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở Quảng
Ninh, luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế [7];
- Ngô Thị Nga, 2015, Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Vịnh Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh, luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Đại học Thái Nguyên [13];
- Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2012, Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh
Quảng Ninh, luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại
học Thái Nguyên [10].
Các đề tài nghiên cứu về chất thải rất phong phú, trong đó có rất nhiều đề tài
nghiên cứu về chất thải rắn, cụ thể nhƣ:

- Nguyễn Thị Loan, 2013, Quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học
Quốc gia Hà Nội [11];
- Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2015, Tình hình quản lý chất thải rắn tại Việt
Nam. Đề xuất các giải pháp tăng cƣờng hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn, Kỷ
yếu Hội nghị Môi trƣờng toàn quốc lần thứ IV [4].
Các đề tài, báo cáo của Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch về vấn đề môi
trƣờng du lịch nhƣ:
- Ths Lê Văn Minh (chủ trì), 2007, Điều tra, khảo sát, xây dựng chƣơng trình
tăng cƣờng năng lực kiểm sốt ơ nhiễm mơi trƣờng trong hoạt động du lịch [12];

3


- TS Võ Quế (chủ nhiệm), 2007, Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng môi
trƣờng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trƣờng nhằm phát triển du lịch bền vững
tại khu vực di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long [17];
- TS Võ Quế (chủ trì), 2009, Khảo sát, xây dựng dự án bảo vệ môi trƣờng du
lịch biển Vịnh Hạ Long [18].
Các nghiên cứu đã cơng bố có liên quan tới phát triển du lịch Vịnh Hạ Long tuy
nhiều nhƣng chủ yếu hoặc tập trung vào phát triển du lịch, phát triển du lịch bền vững
hoặc quản lý chất thải nói chung, trong đó có chất thải du lịch hay môi trƣờng du lịch.
Tuy vậy, chất thải trong phát triển du lịch ở Vịnh Hạ Long nhƣ một chủ đề nghiên cứu
trọng tâm thì chƣa có nghiên cứu nào đề cập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Nghiên cứu vấn đề chất thải (tập trung vào quản lý chất thải du
lịch) trong phát triển du lịch ở Vịnh Hạ Long và trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp
quản lý chất thải đảm bảo yêu cầu phát triển du lịch ở Vịnh Hạ Long.
- Nhiệm vụ:
+ Làm rõ cơ sở lý luận và khái quát kinh nghiệm về quản lý chất thải trong phát

triển du lịch.
+ Đánh giá thực trạng chất thải du lịch và quản lý chất thải du lịch trong phát
triển du lịch ở Vịnh Hạ Long.
+ Đề xuất giải pháp quản lý chất thải trong phát triển du lịch ở Vịnh Hạ Long.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: quản lý chất thải trong phát triển du lịch
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: từ 2011 đến nay (2017) hƣớng tới năm 2020 và tầm nhìn 2030.
- Về địa bàn: du lịch ở Vịnh Hạ Long, tập trung chủ yếu ở thành phố Hạ Long
là khu du lịch lớn nhất và là trọng điểm du lịch của tỉnh Quảng Ninh.
- Về nội dung: tập trung vào quản lý các chất thải từ hoạt động du lịch ở 3 thể
dạng chính là chất thải rắn (rác thải), chất thải lỏng (nƣớc thải) và khí thải.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn có sử dụng các nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp, cụ thể nhƣ sau:

4


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×