Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Sinh kế của hộ dân sau khi bị thu hồi đất tại dự án thủy lợi Phước Hòa, tỉnh Bình Phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ HOA

SINH KẾ CỦA HỘ DÂN SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI
DỰ ÁN THỦY LỢI PHƢỚC HÒA, TỈNH BÌNH PHƢỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2018


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ CỦA
NGƢỜI DÂN SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG CÁC DỰ
ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ......................................................... 10
1.1. Các khái niệm .............................................................................................. 10
1.2. Nhưng vấn đề xã hội nói chung trong các dự án phải thu hồi đất để xây
dựng. .................................................................................................................... 19
1.3. Những kinh nghiệm của Hàn Quốc và trong nước trong vấn đề khôi phục,
phát triển sinh kế bền vững cho dân bị thu hồi đất ở các dự án Thủy lợi, Thủy điện: . 20
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN BỊ THU HỒI
ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG DỰ ÁN THỦY LỢI PHƢỚC HÒA, TỈNH BÌNH
PHƢỚC .............................................................................................................. 25
2.1. Tổng quan Dự án Thủy lợi Phước Hòa ........................................................ 25
2.2. Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thủy lợi Phước Hòa. ... 30
2.3. Thực trạng công tác phát triển sinh kế cho dân tái định cư của dự án. ........ 44
2.4. Phục hồi, nâng cao năng lực sản xuất và sinh kế ......................................... 62


PHẦN KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN:............................................................ 65
KẾT LUẬN: ....................................................................................................... 72


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng phát triển chấu Á

AFD
AP

Cơ quan phát triển Pháp
Đối tượng bị ảnh hưởng

BAH
BQLDA

Bị ảnh hưởng
Ban quản lý dự án Thủy lợi Phước hòa tỉnh Bình Phước

BVI
GCNQSDĐ

Tư vấn quốc tế Black & Veatch
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HBAH
KT-XH
MARD


Hộ bị ảnh hưởng
Kinh tế xã hội
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NN&PTNN
NVH
OSDP
RAP
SAPs

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nhà văn hóa
Chương trình hỗ trợ xã hội cho hộ bị ảnh hưởng
Kế hoạch tái định cư
Các đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng

TĐC
TKKT
TNMT

Tái định cư
Thiết kế kỹ thuật
Tài nguyên môi trường

UBND
VAPs
VNĐ
WB


Uỷ ban nhân dân
Các đối tượng bị ảnh hưởng bất lợi, dễ bị tổn thương
Việt Nam đồng
Ngân hàng thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Lựa chọn mẫu khảo sát phỏng vấn tại hiện trường ...........................................8
Bảng 2: Thông tin về số liệu thu hồi đất của dự án .......................................................37
Bảng 3: Thông tin về số liệu về các hộ bị ảnh hưởng ...................................................37
Bảng 4: Thống kê tài sản trên đất bị thiệt hại do giải phóng mặt bằng của dự án ........38
Bảng 5: Thống kê hỗ trợ ổn định sản xuất và di dời của người dân .............................39
Bảng 6: Thống kê chương trình hỗ trợ xã hội của Nhà tài trợ ......................................41
Bảng 7 : Tình hình giao đất trong khu tái định cư........................................................43
Bảng 8: Cấu trúc nhân khẩu của hộ bị ảnh hưởng.......................................................45
Bảng 9: Hiện trạng dân tộc hộ BAH ..........................................................................45
Bảng 10: Biến động về nghề nghiệp............................................................................46
Bảng 11: Biến động về thu nhập ..................................................................................47
Bảng 12: So sánh thu nhập trước, sau Dự án của từng hộ gia đình ..............................48
Bảng 13: Mức thu nhập theo các thành phần dân tộc....................................................48
Bảng 14: Nguồn gốc vay/thuê và tình hình vay/thuê của hộ BAH ..............................49
Bảng 15: Biến động về sở hữu đất trước và sau dự án ................................................50
Bảng 16: Biến động về sản phẩm nông nghiệp chính ...................................................50
Bảng 17: Biến động nhà ở và các tiện nghi .................................................................51
Bảng 18: Nguồn lực tự nhiên ........................................................................................53
Bảng 19. Mức độ phục hồi sinh kế (thu nhập) theo diện tích đất hiện canh tác. ..........53
Bảng 20: Nguồn lực vật chất .........................................................................................55
Bảng 21: Nguồn lực tài chính ........................................................................................55
Bảng 22: Nguồn lực con người .....................................................................................57
Bảng 23: Nguồn lực xã hội ............................................................................................58



DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Khung lý thuyết khả năng phục hồi sinh kế .......................................................6
Hình 2: Ban QLDA Thủy lợi Phước Hòa hỗ trợ học viên tổ chức họp dân tham vấn. ...8
Hình 3: Học viên phỏng vấn hộ bị ảnh hưởng tại xã Nha Bích. .....................................8
Hình 4: Khung sinh kế bền vững của DFID (2001) ......................................................14
Hình 5: Hiện trường cụm công trình đầu mối của dự án. ..............................................26
Hình 6: Sơ đồ vị trí công trình, các khu tái định cư xã Nha Bích .................................27
Hình 7. Biểu đồ cấu trúc nhân khẩu ..............................................................................45
Hình 8. Biểu đồ thành phần dân tộc ..............................................................................45
Hình 9. Biểu đồ so sánh thay đổi nghề nghiệp ..............................................................46
Hình 10. Biểu đồ so sánh sự biến động về thu nhập bình quân ....................................47
Hình 11. Biểu đồ so sánh sự biến động về thu nhập theo nhóm hộ ..............................48
Hình 12: Biểu đồ so sánh mức thu nhập theo thành phần dân tộc ................................48
Hình 13: Hình ảnh hiện trạng hộ dân định cư ...............................................................52
Hình 14: Mức độ phục hồi kinh tế (% ) theo diện tích đất sử dụng ..............................54
Hình 15 : Biểu đồ so sánh % mức chi tiêu từ tiền bồi thường, hỗ trợ của Dự án .........56
Hình 16. Tương quan về nguồn lực con người giữa các nhóm .....................................58


PHẦN MỞ ĐẦU
1

Tính cấp thiết của đề tài
Song song với sự phát triển của đất nước nói chung, ngành Nông nghiệp nói

riêng, các công trình thủy lợi, thủy điện có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hệ thống công trình thủy lợi, thủy điện được
xây dựng đảm bảo nhu cầu cấp nước tưới, nước sinh hoạt, đẩy mặn, rửa chua đồng

ruộng, cung cấp điện năng, cải tạo môi trường. Để xây dựng được các công trình, công
tác giải phóng mặt bằng rất quan trọng bởi ảnh hưởng đến đời sống trực tiếp của người
dân bị ảnh hưởng phải di dời.
Trong những năm gần đây, Quốc hội, Chính Phủ đã có những chính sách bồi
thường, tái định cư tiếp cận với chính sách bồi thường, tái định cư của các Nhà tài trợ
như ADB, AFD, WB. Tuy nhiên, Chính sách đền bù, tái định cư của nước ta mới chỉ
dừng ở việc bồi thường quyền sử dụng đất và các tài sản bị thiệt hại trực tiếp, chưa
tính đến các thiệt hại gián tiếp như thu nhập, lợi thế kinh tế từ vị trí kinh doanh, đánh
bắt cá, sản phẩm rừng..., nhiều dự án khi bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân
xong thì cơ quan thực hiện coi như là hoàn thành, không có sự đánh giá quá trình phục
hồi sinh kế của người dân sau khi thu hồi đất, tái định cư. Mặt khác, chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư áp dụng cho tất cả các đối tượng bị thu hồi đất, trong khi
điều kiện người dân miền núi, đồng bằng khác nhau nên khi người dân bị di dời cũng
dẫn đến quá trình phục hồi sinh kế cũng khác nhau.
Các công trình thủy lợi, thủy điện lớn thường được xây dựng ở vùng sâu, vùng
xa. Cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng thường là các dân tộc ít người, trình độ hạn chế,
nền sản xuất lạc hậu, có phong tục, tập quán và bản sắc văn hóa khác nhau, rất dễ bị
tổn thương khi thay đổi nơi ở do phải di dời để xây dựng công trình. Việc di chuyển
người dân dời khỏi bản làng cũ, nơi họ đã sống nhiều thế hệ đến nơi ở mới trong khu
tái định cư được Nhà nước đầu tư mới sẽ khiến cho đời sống của người dân gặp nhiều
biến động, khó khăn và phức tạp về các vấn đề xã hội. Vì thế rất cần có những chính
sách đặc biệt trong công tác di dân, TĐC nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến tài
nguyên thiên nhiên, con người, bảo đảm cho người dân TĐC có cuộc sống nơi ở mới
tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ như chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đã xác
định theo định hướng phát triển bền vững.
Thực tế phương án bồi thường tổng thể cũng như phương án bồi thường, hỗ trợ
chi tiết ở một số dự án vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó công tác
khôi phục, phát triển sinh kế cho những người dân đến nơi ở mới trong khu tái định
cư, cũng như các hộ dân còn đất sản xuất ven lòng hồ vẫn chưa được quan tâm đúng
mức cũng như chưa được thực hiện một cách hoàn chỉnh, có hiệu quả. Việc khôi phục

1


kinh tế và phát triển sinh kế bền vững đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống cho
những hộ dân này, vì đây là cộng đồng dân cư không những bị mất đất sản xuất, tài
sản, nhà cửa mà còn bị ảnh hưởng tới phong tục sống, hoặc có thể phải thay đổi những
tập tục sinh sống, tập quán sản xuất vốn có để chuyển đến một môi trường mới với
những điều kiện sản xuất mới, văn hóa, cộng đồng mới cần đòi hỏi sự thích nghi. Vì
thế, họ rất dễ bị cô lập hoặc bị nghèo đi so với cuộc sống trước khi phải TĐC. Vấn đề
cần đặt ra là làm thế nào để giảm thiểu tối đa những tác động bất lợi đến đời sống,
kinh tế xã hội đối với người dân phải TĐC thông qua việc đánh giá thực trạng, xây
dựng, phát triển sinh kế bền vững cho người dân ở các khu TĐC mới là điều cần được
quan tâm hàng đầu.
Dự án Thủy Lợi Phước Hòa là công trình đa mục tiêu, cụm công trình đầu mối
trên dòng sông Bé, thuộc xã Minh Thành huyện Chơn Thành. Vùng hồ chứa đã được
giải tỏa với diện tích 1.833 ha với 1224 hộ bị ảnh hưởng trên địa bàn 5 xã: Minh
Thành, Minh Thắng, Minh Lập, Nha Bích, Tân Thành. Dự án xây dựng 2 khu tái định
cư: 10 ha tại ấp 1 xã Nha Bích; 80 ha tại ấp 6 xã Nha Bích. 01 khu tái định cư, định
canh cho đồng bào dân tộc rộng 240 ha tại Tà Thiết huyện Lộc Ninh để Tái định cư,
Định canh cho các hộ đồng bào dân tộc. Công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC cho dân cư
ảnh hưởng bởi xây dựng Dự án Thủy lợi Phước Hòa đã có những vấn đề nảy sinh
trong công tác ổn định đời sống người dân sau khi bị thu hồi đất, Tái định cư cần được
nghiên cứu. Từ những vấn đề nêu trên, học viên đã chọn đề tài luận văn là: "Sinh kế
của hộ dân sau khi bị thu hồi đất tại dự án thủy lợi Phước Hòa, tỉnh Bình Phước"
để nghiên cứu là thực sự cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Trên thế giới, có các tài liệu nghiên cứu:
- Các nghiên cứu về bồi thường, tái định cư trong quá trình phát triển, liên quan
đến các vấn đề kinh tế, cưỡng bức di dời, bồi thường theo giá thay thế được sử dụng
trong tài liệu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), World Bank, của các nhà tài

trợ trong đó quan trọng nhất là khoản đền bù về nhà và đất cũng như đề xuất thay đổi,
cải cách hệ thống chính sách, các Luật và khuôn khổ pháp lý để đảm bảo công bằng
trong đền bù, tránh nguy cơ bần cùng hóa.
- Các nghiên cứu về sinh kế và các biện pháp phục hồi sinh kế của người dân bị
thu hồi đất đã chỉ ra những thiếu sót, hạn chế trong lập kế hoạch cho hoạt động bồi
thường, hỗ trợ, Tái định cư, trong đó thiếu những biện pháp phục hồi sinh kế. Các
nghiên cứu cũng cho thấy có thể huy động tốt hơn các nguồn lực ngân sách cho TĐC
và các nguồn Tài nguyên mới được tạo ra bởi bản thân dự án nhằm cải thiện điều kiện
sinh kế của các người dân bị thu hồi đất và cho phép họ chia sẻ lợi ích trong phát triển.
2


Một số nghiên cứu các ảnh hưởng tiêu cực và tích cực của tái định cư bắt buộc, ảnh
hưởng của việc thay đổi chính sách, triển vọng hồi phục của những người bị thu hồi
đất, sự hồi phục sinh kế xét ở góc độ kinh tế.
Đối với vấn đề sinh kế cho người dân không chỉ đơn thuần là nói về việc làm để
tạo thu nhập, mà là nhắc đến nhiều vấn đề trong cuộc sống. Điều này cũng được nhắc
đến rất nhiều trong các nghiên cứu khoa học, các bài viết trước đó. Có lẽ sinh kế cho
người dân đã khó, vấn đề sinh kế cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án còn khó khăn
hơn rất nhiều. Tuy hiện nay vấn đề sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án đã
được Đảng, Nhà nước ta ngày càng quan tâm hơn, điều đó đã được thể hiện qua các
chính sách hỗ trợ như học nghề, vay vốn,.. Nhưng do hậu quả của những ảnh hưởng để
lại quá lớn, ảnh hưởng nhiều mặt của cuộc sống do vậy vấn đề sinh kế và sinh kế bền
vững cho các hộ sau khi bị ảnh hưởng cần được phân tích rõ để có những giải pháp
hiệu quả, tích cực. Đã có một số nghiên cứu về sinh kế người dân, trong giới hạn của
đề tài tôi xin tổng quan một số tài liệu thu thập được liên quan đên đề tài:
2.1 Sinh kế người dân thị trấn Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị trong quá trình phát
triển khu kinh tế - thương mai đặc biệt Lao Bảo của Mai Văn Xuân, trường Đại học
kinh tế Huế, Đại học Huế và Hồ Văn Minh, trường Nguyễn Chí Thanh Thừa Thiên
Huế, (tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 54, 2009). Nghiên cứu này đề cặp đến những

thuận lợi và khó khăn mà khu Kinh tế - Thương mai đặc biệt Lao Bảo đêm lại như góp
phần khai thác tiềm năng, lợi thế về giao lưu phát triển Kinh tế - Thương mai của Việt
Nam trên hành lang kinh tế Đông – Tây. Nó đã góp phần tích cức cho sinh kế, tạo
thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cơ sở vất chất của người dân
nơi đây. Tuy nhiên việc xây dựng khu Kinh tế - Thương mai đặc biệt này cũng có
những tác động tiêu cực đên hoạt động sinh kế của người dân, như ô nhiễm môi
trường, tệ nạn xã hôi có xu hướng gia tăng, phân hóa giàu nghèo đặc biết là sự phân
hóa giữa người Kinh và người Vân Kiều. Với nghiên cứu của mình tác giả đã chỉ ra
được một số vấn đề cần giải quyết để có được sinh kế bền vững cho người dân như: (i)
Đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, khả năng tiếp cận thông tin cho người lao
động địa phương, đặc biệt với người dân tộc Vân Kiều để họ có cơ hội tìm được việc
làm tại các cơ sở kinh doanh ở khu Kinh tế - thương mai đặc biệt Lao Bảo; (ii) Kết
hợp chặt chẽ giữa sản xuất Nông nghiệp với các hoạt động phi nông nghiệp nhằm đa
dạng hóa nguồn thu và giảm thiểu các rủi ro cho các hộ; (iii) Kiểm soát chặt chẽ các
hoạt động gây ô nhiễm môi trường, nâng cao nhận thức của người dân đặc biệt là
thanh niên nhằm hạn chế những tệ nạn xã hội trên địa bàn.
3


2.2 nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để
xây dựng khu công nghiệp tại xã Đông Mỹ, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Nghiên cứu này được thực hiện tại xã Đông Mỹ - thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình,
đề tài nghiên cứu về sinh kế của các hộ sân sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông
nghiệp. Đặc biệt đề tài đã đi sâu vào các giải pháp cho các nhóm cụ thể khác nhau như
nhóm bị ảnh hưởng nghiêm trọng tức là mất nhiều đất sản xuất, nhóm mất ít đất sản
xuất và nhóm không mất đất sản xuất (tức nhóm được hưởng lợi từ dự án),... Điểm
mới này đã giúp cho các nhà hoạch định chính sách có những chính sách cụ thể hơn
cho từng nhóm đối tượng cụ thể, tránh các giải pháp chung chung không giải quyết
được triệt để vấn đề.
2.3 Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1-5 (khảo sát tại

thôn 1-5 xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An). Với nghiên cứu này tác giả nhấn
mạnh đến việc khung phân tíc sinh kế (sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế bền
vững). Phân tích các nguồn vốn tác động đến hoạt động sinh kế của người dân thôn 15, đó là nguồn vốn con người, nguồn vốn xã hội, nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn tài
chính, nguồn vốn vật chất. Sự lựa chọn các hoạt động sinh kế của người dân thôn 1-5
chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nguồn lực trên, từ đó đề tài đã đưa ra những giải pháp
gắn liền với các nguồn lực phù hợp. Giải pháp giúp sinh kế bền vững cho người dân
được chú ý hơn hết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu, phân tích, sinh kế của các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án, so sánh
điều kiện kinh tế - xã hội cũng như mức sống của các hộ bị ảnh hưởng trước và sau dự
án. Từ đó có đưa ra những nhận định và đánh giá những tác động của chính sách đền
bù cũng như hỗ trợ của nhà nước ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của hộ dân.
Nhằm góp phần hoàn thiện các chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư cho người dân
bị ảnh hưởng bởi dự án.
Đánh giá đúng thực trạng đời sống kinh tế xã hội, việc xây dựng sinh kế tại các
khu TĐC của Dự án thủy lợi Phước Hòa phù hợp với định hướng phát triển bền vững.
3.2 Mục đích cụ thể:
Phân tích, đánh giá nhằm so sánh điều kiện kinh tế - xã hội cũng như mức
sống của các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án Thủy lợi Phước hòa trước và sau khi thực hiện
chính sách Tái định cự và chính sách hỗ trợ xã hội, làm rõ các yếu tố nào tác động đến
sinh kế của người dân. làm rõ những vấn đề như:
4


- Sau khi thực hiện chương trình hỗ trợ và Tái định cư thì sinh kế của các hộ
dân bị ảnh hưởng tốt lên, hay kém đi hoặc bằng só với trước khi có dự án hay khổng?
- Trong trường hợp sinh kế của các hộ bị ảnh hưởng khó khăn hơn thì tìm
hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục.
Từ những tác động ảnh hưởng của dự án Phân tích, đánh giá xu hướng sinh kế trong

tương lai của các hộ bị ảnh hưởng. Đề xuất giải pháp, kiến nghị một số chính sách hỗ trợ
cho nguời dân bị ảnh hưởng tại địa phương để giúp họ có được sinh kế bền vững.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Sinh kế của các hộ dân bị ảnh hưởng bởi thu hồi đất để xây dựng dự án thủy lợi
Phước Hòa trên địa bàn tỉnh Bình Phước
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Cộng đồng người dân bị ảnh hưởng bởi dự án Thủy lợi Phước Hòa trên địa bàn
tỉnh Bình Phước.
Cán bộ tham gia hỗ trợ dự án (cán bộ xã, huyện, tỉnh).
4.3 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu:
+ Phạm vi nghiên cứu: 05 xã: xã Tân Thành thuộc thị xã Đồng Xoài, xã Minh Thành,
Minh Thắng, Nha Bích, Minh Lập thuộc huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước.
+ Thời gian: Thời gian thu thập số liệu là từ (2012 - 2018)
+ Thời gian thực hiện nghiên cứu là: 2018.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1 Giả thuyết nghiên cứu:
5.1.1 Các hoạt động sinh kế của hộ dân bị ảnh hưởng dự án thủy lợi Phước Hòa nhìn
chung đã có sự thay đổi so với lúc trước khi chưa có dự án. Nhưng sự thay đổi đó là
không đáng kể, vì chủ yếu người dân ở đây vẫn sản xuất nông nghiệp là chính.
5.1.2. Việc lựa chọn các hoạt động sinh kế của người dân ảnh hưởng dự án thủy lợi
Phước Hòa (Bình Phước) chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan: như
nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn con người, nguồn vốn tài chính – con người, nguồn
vốn tác động từ yếu tố bên ngoài…Trong đó đáng kể sự tác động mạnh mẽ đó là
nguồn vồn tài chính – con người và yếu tố tác động bên ngoài.
5.1.3. Để tiến tới có một cuộc sống tốt hơn hoặc tối thiểu là bằng với cuộc sống trước
khi chưa có dự án hộ bị ảnh hưởng thì cần xây dựng những chiến lược sinh kế bền

5



vững cho người dân. điều này thì cần có những biện pháp, chính sách của nhà nước,
đồng thời cũng cần sự giúp đỡ tích cực của các đoàn thể, tổ chức xã hội.
5.2. Khung lý thuyết:

Các yếu tố
tác động dự
án:
+ Giảm tài sản
chính (đất sản
xuất);
+ Mất việc
làm;
+ Thay đổi
môi trường
sống;
+ Khó khăn
trong việc sử
dụng tiền bồi
thường để khôi
phục thu nhập;

Các nguồn lực:
+ Nguồn lực tự nhiên.
+ Nguồn lực con người
+ Nguồn lực xã hội.
+ Đặc điểm nhân khẩu
học của hộ gia đình.
+ Yếu tố Văn hóa
+ Nguồn lực vật chất.

+ Nguồn
tài chính
.
Khả
nănglựcphục
hồi

sinh kế
Các chính sách và hƣớng
phát triển kinh tế xã hội:
+ Chính sách của nhà nước.
+ Chính sách của Nhà tài trợ
+ Cơ hội, xu hướng.

Kết quả
+ Chất lượng
cuộc sống
(Thu nhập,
việc làm, cơ
sở hạ tầng
…).
+ Sử dụng
các nguồn
lực hiệu quả.

+ Ngoài ra còn
có rủi ro và rào
cản khác.

Hình 1: Khung lý thuyết khả năng phục hồi sinh kế

+ Sử dụng lý thuyết sự lựa chọn hợp lý để tìm hiểu về cách người dân đã chọn
lựa sau khi bị ảnh hưởng; Ngoài ra còn sử dụng thuyết cấu trúc chức năng nhằm tiếp
cận đối tượng theo nhóm, cơ cấu xã hội để hiểu rõ hơn mực độ ảnh hưởng của dự án
đến từng nhóm.
5.3 Phƣơng pháp nghiên cứu:
5.3.1 Tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu chung :
Trong nghiên cứu đề tài luận văn, các tiếp cận chính được sử dụng là:
- Tiếp cận biện chứng và tiếp cận lịch sử để nhìn nhận, phân tích đánh giá các vấn đề
thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư một cách khoa học và khách quan.
- Tiếp cận sinh kế bền vững để xây dựng các sinh kế phù hợp với hoàn cảnh địa lý, với
các nguồn lực tự nhiên, môi trường; nguồn lực xã hội; nguồn lực con người; nguồn lực tài
chính và nguồn lực vật chất trong bối cảnh phát triển hiện nay ở địa phương nơi bị thu hồi
đất và nơi tái định cư, định canh phù hợp với tiến trình phát triển KT-XH.
6


- Tiếp cận hệ thống để xem xét các vấn đề trong một hệ thống thống nhất các mối quan
hệ ràng buộc mang tính nhân - quả và phát triển trên quan điểm giải quyết mâu thuẫn
của các mặt đối lập.
5.3.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp phân tích tài lịệu và số liệu có sẵn:Luận văn tiến hành cập nhật,
phânloại, sắp xếp các nguồn tài liệu, văn bản, báo cáo và các công trình nghiên cứu
hiện có tại Ban QLDA, UBND các xã, huyện, Sở NN&PTNN, Sở TNMT và ban
ngành liên quan của tỉnh Bình Phước, Tư vấn quốc tế BVI, Cơ quan giám sát độc lập,
Bản ghi nhớ của các đoàn giám sát, Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 9 Bộ
Nông nghiệp & PTNT, các cơ quan trong nước, nguồn mở từ Internet,
Binhphuoc.gov.vn; Adb.org. Chinhphu.org.vn...v.v... nhằm xây dựng khung nghiên
cứu và nguồn tư liệu hiện trạng về vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư từ các công
trình thủy lợi đã triển khai để áp dụng cho nghiên cứu sinh kế của người dân sau khi bị
thu hồi đất –Dự án Thủy lợi Phước Hòa trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn và trao đổi với các chuyên gia về
lĩnhvực thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư trong môi trường xã hội (MTXH)
nhằm thu được những kinh nghiệm, nhận xét ý kiến của các chuyên gia về vấn đề thu
hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư và phục hồi cuộc sống, quy hoạch, phát triển
bền vững cuộc sống cho người dân sau thu hồi đất..) trong từng tình huống cụ thể tại
các dự án phát triển đã và thực hiện tại Dự án thủy lợi Phước Hòa. Phỏng vấn cán bộ
Ban quản lý các dự án ngành nông nghiệp Bỉnh Phước và phỏng vấn cán bộ Ban điều
hành xã (05 xã) tham gia vào dự án.
- phương pháp thu thập tài liệu: Luận văn thực hiện phân tích và đánh giá tổng
hợp các nguồn tài liệu cơ sở, các nguồn thông tin chính thức thu được để đưa ra nhận
xét và kết luận về tác động của hoạt động thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư
tới người dân bị ảnh hưởng. Nghiên cứu, đánh giá dựa trên các nguồn tài liệu, các
nguồn thông tin được định lượng cụ thể, được thu thập từ điều tra khảo sát người dân
bị ảnh hưởng về tác động của việc thu hồi đất đến tài sản, thu nhập, việc làm và tính
ổn định cuộc sống..
- phương pháp nghiên cứu định lượng:
+ Điều tra người dân bị thu hồi đất đã được bồi thường hỗ trợ và tái định cư.
+ Xác định đối tượng điều tra: Đối tượng điều tra mẫu là các hộ thuộc nhóm hộ
phải di dời TĐC đến nơi ở mới và các hộ chỉ bị mất một phần đất, phần còn lại đang
canh tác khu vục ven lòng hồ Phước Hòa, 10% của tổng số 1.224 hộ bị ảnh hưởng.
+ Kích thước mẫu điều tra: Dựa trên quy mô số hộ của các xã điều tra để lựa chọn
số hộ điều tra. Số hộ điều tra là: 145 hộ (trong đó có 23 hộ mất nhà ở (100%)).
7


+ Phương pháp điều tra: Phỏng vấn sâu (theo mẫu điều tra) các hộ bị ảnh hưởng
nhằm thu thập thông tin từ những cá nhân có vị trí chủ chốt trong cộng đồng như già
làng, trưởng bản, và lãnh đạo chính quyền địa phương.
+ Phương pháp phân tích kết quả điều tra: Số liệu sau khi thu thập được tổng hợp
và tính toán, xử lý bằng phần mền xử lý số liệu định lượng SPSS.

- Chọn mẫu khảo sát hiện trường và phỏng vấn sâu:
+ Thiết kế mẫu phỏng vấn sâu: Mẫu 1 - Phụ lục kèm theo
+ Tổ chức phỏng vấn: Học viên phỏng vấn thông qua tổ chức của CB cán bộ Ban
QLDA.

Hình 2: Ban QLDA Thủy lợi Phước Hòa hỗ trợ học viên tổ chức họp dân tham vấn.

Hình 3: Học viên phỏng vấn hộ bị ảnh hưởng tại xã Nha Bích.
+ Chọn mẫu khảo sát: Mẫu được chọn là 100% các hộ bị mất nhà phải di dời và
20% số lượng hộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dễ bị tổn thương ở các xã. Tổng cộng
145 hộ.
Bảng 1: Lựa chọn mẫu khảo sát phỏng vấn tại hiện trƣờng
Nhóm bị ảnh hƣởng
SAPs và VAPs (Đối tượng bị ảnh
hưởng nghiêm trọng và dễ bị tổn
thương)
VAPs (Đối tượng bị ảnh hưởng bất
lợi, dễ bị tổn thương)

Nha Minh Minh
Tân Minh
Bích Thành Thắng Thành Lập

Tổng

12

1

3


12

1

29

18

1

2

4

1

26

SAPs (Đối tượng bị ảnh hưởng
nghiêm trọng)

19

4

27

20


12

90

Cộng

49

6

32

36

14

145

Ghi chú: Không khảo sát, đánh giá các đối tượng bị ảnh hưởng nhẹ
8


6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Sinh kế bền vững (sustainable livelihoods) từ lâu đã là chủ đề

được quan tâm trong các tranh luận về phát triển, giảm nghèo và quản lý môi trường
cả trên phương diện lý luận và thực tiễn trong nhiều dự án phát triển. Vì vậy, nghiên
cứu và đưa ra phương án sớm ổn định, phát triển sinh kế bền vững cho người dân bị

thu hồi đất của các dự án nói chung và dự án thủy lơi nói riêng là vấn đề rất quan trọng
và cần thực hiện cấp bách.
- Tính thực tiễn của luận văn: Luận văn nghiên cứu hiện trạng công tác phục
hồi sinh kế của các hộ dân bị thu hồi đất để xây dựng Dự án Thủy lợi Phước Hòa, từ
đó tổng hợp, rút ra những điểm phù hợp và chưa phù hợp trong công tác bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư cũng như công tác qui hoạch, tổ chức sản xuất cho người dân
trong khu tái định cư, định canh. Nghiên cứu tình hình thực tiễn về điều kiện tự nhiên
và xã hội của địa phương , các nguồn lực tổng hợp, các qui hoạch ngắn hạn, dài hạn
của địa phương, từ đó kiến nghị các phương án phát triển sản xuất để sớm ổn định và
phát triển sinh kế bền vững cho người dân các vùng tái định cư, định canh, vùng canh
tác đất ven hồ thủy lợi Phước Hòa.
Cơ cấu luận văn
Gồm phần mở đầu và 3 chương với các phần chính sau đây:
Chương 1: Cơ cở lý luận về sinh kế của các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án thủy
lợi Phước Hòa.
Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng các tác động của dự án đến hoạt động
sinh kế của các hộ bị ảnh hưởng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm xây dựng sinh kế bền vững cho các hộ bị ảnh
hưởng bởi dự án.
7.

Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

9


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN

SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Khi nghiên cứu về sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất để thực hiện dự
án phát triển kinh tế - xã hội, cần nghiên cứu những vấn đề về công tác thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư để có cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn về công tác giải
phóng mặt bằng, vừa là tiền đề trực tiếp vừa là nguyên nhân của phát triển sinh kế bền
vững của người dân.
- Thu hồi đất: Theo khoản 5 Điều 4 Luật Đất đai: Thu hồi đất là việc Nhà nước ra
quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ
chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật Đất đai.
- Giải phóng mặt bằng: Có thể nói giải phóng mặt bằng hay giải tỏa mặt bằng là
một quá trình “làm sạch” mặt bằng thông qua việc thực hiện di dời các công trình xây
dựng, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu và một bộ phận dân cư trên một diện tích nhất
định nhằm thực hiện quy hoạch, cải tạo hoặc xây dựng công trình mới. Theo TS. Phan
Trung Hiền – khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, Về nội hàm của một số khái niệm
trong Pháp luật đất đai, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử, ngày 11/04/2017.[13]
- Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: Theo khoản 6 Điều 4 Luật Đất đai: Bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đấtlà việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối
với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:Theo khoản 6 Điều 4 Luật Đất đai: Hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo
nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.
- Tái định cư: Tái định cư là bao hàm cả việc thực hiện chính sách bồi thường
thiệt hại khi thu hồi đất và tái định cư theo nghĩa hẹp đó chính là quá trình di dời người
dân đến một nơi ở mới.
1.1.2. Sinh kế
1.1.2.1. Khái niệm:
Người đầu tiên sử dụng khái niệm này là Robert Champers với nghĩa như sau

“Sinh kế gồm năng lực, tài sản, cách tiếp cận (sự dự trữ, tài nguyên, quyền sở hữu,
quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho cuộc sống”.
10


Theo Tổ chức CRD (Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung Việt Nam) khi
triển khai hoạt động phát triển cộng đồng giải thích rằng sinh kế là “Tập hợp tất cả các
nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt
động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước
nguyện của họ”1. Trong khung phân tích sinh kế bền vững của DFID (Bộ phát triển
Quốc tế Anh) thì “ Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn
lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống”. [5]
Nghiên cứu này tác giả sử dụng khái niệm sinh kế của DFID để triển khai phân
tích các vấn đề sinh kế của hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Thủy lợi Phước Hòa.
1.1.2.2. Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế:
Theo Lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID[15], Để duy trì sinh kế, mỗi hộ
gia đình thường có các kế sách sinh nhai khác nhau. Chiến lược sinh kế của hộ phải
dựa vào năm loại nguồn lực (tài sản) sau:
Nguồn lực con người: Gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức
khoẻcon người. Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến lược
tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai của họ. Ở mức độ gia
đình nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất lượng nhân lực có sẵn.
Nguồn lực xã hội: Là những nguồn lực định tính dựa trên những gì mà
conngười đặt ra để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm uy tín của
hộ, các mối quan hệ xã hội của hộ.
Nguồn lực tự nhiên: Là cơ sở các tài nguyên thiên nhiên của hộ hay của
cộngđồng, được trông cậy vào để sử dụng cho mục đích sinh kế như đất đai, nguồn
nước, địa hình, khí hậu, vật nuôi, cây trồng... Trong thực tế, sinh kế của người dân
thường bị tác động rất lớn bởi những biến động của nguồn lực tự nhiên. Trong các
chương trình giải tỏa mặt bằng, di dân TĐC, việc mất đất hay di chuyển dân đến nơi ở

mới đã làm thay đổi nguồn lực tự nhiên ở một nơi cụ thể (nơi đến) của người dân và
qua đó đã làm thay đổi sinh kế của họ.
Nguồn lực vật chất: Bao gồm tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như nhà ở,
các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin...
Nguồn lực tài chính: Là những liên quan đến tài chính mà con người có được
như: Nguồn thu nhập tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng và các nguồn khác như lương,
bổng, nguồn hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài cho hộ gia đình và cho cộng đồng. Mỗi hộ
dân là một bộ phận cấu thành nên cộng đồng họ đang sống, các tài sản và nguồn lực
của họ cũng là một phần tài sản và nguồn lực của cộng đồng đó, vì vậy chiến lược sinh
kế của mỗi hộ đều có sự tương đồng và phù hợp với nhau cũng như phù hợp với chiến
lược sinh kế của cộng đồng.
[14], />
11


Khác với chiến lược sinh kế hộ, chiến lược sinh kế cộng đồng cũng dựa trên
năm loại nguồn lực trên nhưng mang ý nghĩa rộng hơn cho cả cộng đồng, đó là:
(i) Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của cộng đồng; (ii) Thể chế chính trị,
phong tục, tập quán, uy tín của cả cộng đồng; (iii) Điều kiện tự nhiên của địa bàn cộng
đồng sinh sống; (iv) Cơ sở hạ tầng xã hội hỗ trợ cho sinh kế như giao thông, hệ thống
cấp nước, hệ thống ngăn, tiêu nước, cung cấp năng lượng, thông tin... và nguồn tài
chính của cộng đồng đó có được từ công tác thu ngân sách, các dự án tài trợ, hoặc thu
nhập từ nguồn thu của cộng đồng đó.
Trong nghiên cứu này, “Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả
các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống” của con
người, cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi thu hồi đất để xây dựng Dự án Thủy lợi
Phước Hòa, sinh sống trên địa bàn 5 xã: Minh Thành, Minh Thắng, Nha Bích, Minh
Lập và Tân Thành.
1.1.3. Sinh kế bền vững
1.1.3.1 Khái niệm

Định nghĩa sinh kế bền vững được Hanstad và cộng sự (2004) diễn giải rằng
“Một sinh kế được coi là bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị các
tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong
tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên”[15].
Tác giả Koos Neefjes (2000) giải thích sinh kế bền vững là “Một sinh kế phải
phụ thuộc vào các khả năng và của cải (cả nguồn lực vật chất và xã hội) và những
hoạt động mà tất cả là cần thiết để mưu sinh. Sinh kế của một người hay một gia đình
là bền vững khi họ có thể đương đầu và phục hồi trước các căng thẳng và chấn động,
và tồn tại được hoặc nâng cao thêm các khả năng và của cải của mình và cả trong
tương lai mà không làm tổn hại đến các nguồn lực môi trường”[16].
Sinh kế bền vững là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu về mưu sinh của người
dân bị thu hồi đất để xây dựng Dự án, không còn tư liệu sản xuất trong khi họ cầm
tiền mà nhà nước bồi thường nhưng kiến thức kinh doanh hạn chế vì trước đến nay họ
chuyên canh sản xuất nông nghiệp, nhu cầu các thiết bị phục vụ gia đình rất nhiều và
trong tiềm thức muốn mua dẫn đến tiền mà nhà nước bồi thường sau một khoảng thời
gian ngân bị hao hụt nhiều. Diện tích đất mua lại nơi khác không bằng diện tích bị thu
hồi, sinh kế bền vững bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
1.1.3.2 Tính bền vững của sinh kế
Chambers và Conway (1992) đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 2 phương
diện: bền vững về môi trường và bền vững về xã hội. Sau này, Scoones (1998), Ashley,
C. và Carney, D. (1999), DFID (2001) và Solesbury (2003) đã phát triển tính bền vững
12


của sinh kế trên cả phương diện kinh tế và thể chế và đi đến thống nhất đánh giá tính
bền vững của sinh kế trên 4 phương diện: Kinh tế, Xã hội, Môi trường và Thể chế.
 Một sinh kế được coi là bền vững về kinh tế khi nó đạt được và duy trì một
mức phúc lợi kinh tế cơ bản và mức phúc lợi kinh tế này có thể khác nhau
giữa các khu vực.
 Tính bền vững về xã hội của sinh kế đạt được khi sự phân biệt xã hội được

giảm thiểu và công bằng xã hội đạt được mức tối đa, phát triển môi trường
sinh sống, sản xuất.
 Tính bền vững về môi trường đề cập đến việc duy trì hoặc tăng cường năng
suất của các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của các thế hệ tương lai.
 Một sinh kế có tính bền vững về thể chế khi các cấu trúc hoặc qui trình hiện
hành có khả năng thực hiện chức năng của chúng một cách liên tục và ổn
định theo thời gian để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động sinh kế.
Có thể nói, một sinh kế sẽ là bền vững khi: (i) Có khả năng thích ứng và phục
hồi trước những cú sốc hoặc đột biến từ bên ngoài; (ii) Không phụ thuộc vào sự hỗ trợ
từ bên ngoài; (iii) Duy trì được năng suất trong dài hạn của các nguồn tài nguyên thiên
và (iv) Không làm phương hại đến các sinh kế khác. [6].
Tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế
Các nghiên cứu của Scoones (1998) và DFID (2001) đều thống nhất đưa ra một
số tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế trên bốn phương diện: kinh tế, xã hội,
môi trường và thể chế.
1.1.3.3

 Bền vững về kinh tế: được đánh giá chủ yếu bằng chỉ tiêu gia tăng thu nhập
của hộ gia đình, nâng cao đời sống sản xuất. Cuộc sống của người dân TĐC
nơi ở mới phải ít nhất là bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ trước khi TĐC.
 Bền vững về xã hội: được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như tạo thêm
việc làm, giảm nghèo đói, đảm bảo an ninh lương thực.
 Bền vững về môi trường: được đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững
hơn các nguồn lực tự nhiên (đất, nước, rừng, tài nguyên thủy sản…), không
gây hủy hoại môi trường (như làm ô nhiễm, suy thoái môi trường).
 Bền vững về thể chế: được đánh giá thông qua một số tiêu chí như hệ thống
pháp lý được xây dựng đầy đủ và đồng bộ, qui trình hoạch định chính sách
có sự tham gia của người dân, các cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu
vực tư hoạt động có hiệu quả; từ đó tạo ra một môi trường thuận lợi về thể
chế và chính sách để giúp các sinh kế được cải thiện liên tục theo thời gian.

Các hệ thống pháp lý này được chi phối, liên kết bởi Nhà nước, doanh nghiệp,
cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội ... để tạo ra một môi trường chính sách thuận lợi
cho phát triển cuộc sống của cộng đồng dân cư. [6]
13


1.1.4. Lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID.
Trong khung phân tích này, đề cập đến các yếu tố và thành tố hợp thành sinh kế
gồm: (i) Các ưu tiên mà con người có thể nhận biết được; (ii) Các chiến lược mà họ
lựa chọn để theo đuổi các ưu tiên đó; (iii) Các thể chế, chính sách và tổ chức quyết
định đến sự tiếp cận của họ đối với các loại tài sản hay cơ hội và các kết quả mà họ thu
được; (iv) Các tiếp cận của họ đối với 5 loại vốn và khả năng sử dụng hiệu quả các
loại vốn mình có; (v) Bối cảnh sống của con người, bao gồm các xu hướng kinh tế,
công nghệ, dân số, các cú sốc và mùa vụ.
1.1.4.1. Khung sinh kế bền vững
Các yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững:
Về cơ bản, các khung sinh kế bền vững đều phân tích sự tác động qua lại của 5
nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế là: (i) nguồn lực sinh kế; (ii) hoạt động sinh kế, (iii)
kết quả sinh kế, (iv) thể chế và chính sách, và (v) bối cảnh bên ngoài. Và khung sinh
kế bền vững cũng liên quan tới khung lý thuyết phục hồi sinh kế cũng là các nguồn lực,
cụ thể là:

Nguồn: DFID (2001)

Hình 4: Khung sinh kế bền vững của DFID (2001)
+ Nguồn lực sinh kế: Có 5 loại nguồn lực sinh kế:
- Nguồn lực tự nhiên: Gồm các nguồn tài nguyên có trong môi trường tự nhiên
mà con người có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế, ví dụ: Đất đai, rừng,
tài nguyên nước, không khí, đa dạng sinh học,…
- Nguồn lực vật chất: Gồm hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản, ví dụ: đường giao

thông, nhà ở, cấp nước, thoát nước, năng lượng (điện), thông tin,…
- Nguồn lực tài chính: Gồm các nguồn vốn khác nhau mà con người sử dụng để
đạt được các mục tiêu sinh kế, bao gồm các khoản tiền tiết kiệm, tiền mặt, trang sức,
các khoản vay, các khoản thu nhập,…
14


- Nguồn lực con người: Gồm các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, khả năng lao
động, sức khỏe, trình độ giáo dục, … giúp con người thực hiện các hoạt động sinh kế
khác nhau và đạt được các kết quả sinh kế mong muốn.
- Nguồn lực xã hội: Gồm các mối quan hệ trong xã hội mà con người dựa vào
để thực hiện các hoạt động sinh kế, chủ yếu là các mạng lưới xã hội (các tổ chức chính
trị hoặc dân sự), thành viên của các tổ chức cộng đồng, …[9]
+ Hoạt động sinh kế
Hoạt động sinh kế là cách mà hộ gia đình sử dụng các nguồn lực sinh kế sẵn có
để kiếm sống và đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. Các nhóm dân cư khác nhau
trong cộng đồng có những đặc điểm KT-XH và các nguồn lực sinh kế khác nhau nên
có những lựa chọn về hoạt động sinh kế khác nhau. Các hoạt động sinh kế có thể thực
hiện là: sản xuất nông, lâm nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp
qui mô nhỏ, buôn bán, du lịch,…
+ Kết quả sinh kế
Kết quả sinh kế là những thành quả mà hộ gia đình đạt được khi kết hợp các
nguồn lực sinh kế khác nhau để thực hiện các hoạt động sinh kế. Kết quả sinh kế chủ
yếu gồm: tăng thu nhập, cải thiện phúc lợi, giảm khả năng bị tổn thương, tăng cường
an ninh lương thực, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+Thể chế, chính sách
Các thể chế và luật pháp, chính sách đóng vai trò quan trọng đối với việc thực
hiện thành công các sinh kế. Các thể chế và chính sách được xây dựng và hoạt động ở
tất cả các cấp, từ cấp hộ gia đình đến các cấp cao hơn như cấp vùng, quốc gia và quốc
tế. Các thể chế và chính sách quyết định khả năng tiếp cận các nguồn lực sinh kế và

việc thực hiện các hoạt động sinh kế của các cá nhân, hộ gia đình và các nhóm đối
tượng khác nhau.
+ Bối cảnh bên ngoài.
Sinh kế bị ảnh hưởng rất lớn bởi ba yếu tố thuộc bối cảnh bên ngoài là (i)các xu
hướng (về dân số, nguồn lực sinh kế, các hoạt động kinh tế cấp quốc gia và quốc tế, sự
thay đổi công nghệ), (ii)các cú sốc (về sức khỏe do bệnh dịch, về tự nhiên do thời tiết
và thiên tai, về kinh tế do khủng hoảng, về mùa màng/vật nuôi) và (iii) tính mùa vụ (sự
thay đổi giá cả, hoạt động sản xuất, các cơ hội việc làm có tính thời vụ).
+ Nguồn vốn (capital) sinh kế.
Là những nguồn lực sinh kế của một vùng dùng để quay vòng sản xuất ra của
cải vật chất một cách có hiệu quả để phát triển sinh kế cộng đồng một cách bền vững.
Nguồn vốn sinh kế càng được sử dụng hiệu quả thì tính bền vững của sinh kế hộ gia
đình/cộng đồng càng cao. [3]
15


1.1.4.2. Phục hồi sinh kế bền vững
Trong qúa trình bồi thường, di chuyển do tái định cư sẽ làm thay đổi môi
trường sống, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống, lối sống, mất nguồn thu nhập do
thay đổi điều kiện sản xuất, các nguồn lực, tài sản của hộ gia đình và cộng đồng. Để
tồn tại, người dân và cộng đồng phải cố gắng nỗ lực hết sức minh để duy trì kinh kế cũ
cũng như tiếp cận những hoạt động kinh kế mới ở nơi ở mới hoặc nơi ở cũ nhưng điều
kiện hạn hẹp hơn, đây là sự phục hồi sinh kế .
Để phục hồi sinh kế bền vững, cộng đồng, hộ gia đình phải xây dựng mục tiêu
chung, mục tiêu riêng phù hợp với chiến lược phát triển sinh kế của cả cộng đồng đã bị
ảnh hưởng. Đó là phương pháp và mức độ kết hợp các lựa chọn và quyết định mà mỗi
con người/hộ gia đình đưa ra trong việc sử dụng và quản lý các nguồn vốn nhằm đạt
được mục tiêu và kết quả sinh kế đã được đề ra. Người dân bị thu hồi đất đó là những
biến động lớn, ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa của gia đình. Để khôi phục các hoạt
động kinh tế, thông thường chia ra 3 giai đoạn chiến lược đó là giai đoạn tồn tại, giai

đoạn ổn định tái sản xuất và giai đoạn tích lũy.
- Tồn tại: Đây là mục tiêu ngắn hạn, đó là lao động để tạo thu nhập chỉ để đủ
mức sống tối thiểu không có tích lũy cũng như không quan tâm đến môi trường xung
quanh.
- Ổn định và tái sản xuất: Đây là mục tiêu trung hạn gồm nhiều hoạt động nhằm
ổn định môi trường sống cũng như tạo thu nhập và đầu tư ban đầu như trồng cây, xây
dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu.
- Tích luỹ: Là mục tiêu dài hạn nhằm hướng tới sự tăng trưởng, vận dụng điều
kiện hiện có trong giai đoạn tái sản xuất, và kết hợp của nhiều hoạt động khác hướng
tới tích luỹ của cải. Đây chính là mục tiêu cho sinh kế bền vững. [9]
Các hộ bị thu hồi đất ở Dự án Thủy lợi Phước Hòa phần lớn là người kinh và
các hộ đồng bào dân tộc Stieng, Khơ Me, Tày, Nùng trình độ dân trí thấp và tính thích
nghi không cao với các kiến thức hiện đại. Vì vậy, việc tái định cư của họ nếu không
có sự hỗ trợ từ Chủ đầu tư dự án, các tổ chức Nhà nước, Nhà tài trợ, chính quyền địa
phương để cùng với người dân xây dựng chiến lược khôi phục sinh kế phù hợp, đúng
đắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng bị ảnh hưởng bởi dự án. Vì
vậy, việc xây dựng Phương án bồi thường tổng thể cho Dự án là cần thiết nhằm xác
định cơ bản giá bồi thường, hỗ trợ và phương án tái định cư, xây dựng các kế hoạch,
phương án tạo sinh kế và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp cho người dân
bị ảnh hưởng, tiến tới cuộc sống của người dân bị thu hồi đất, vùng tái định cư được
ổn định và phát triển bền vững.

16


1.1.4.3. Phát triển sinh kế bền vững
Hội nghị quốc tế về phát triển sinh kế bền vững do DFID tổ chức năm 1998 đã
đưa ra dự báo rằng phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững sẽ là phương pháp để giải
quyết các vấn đề đói nghèo ở các khu vực chậm phát triển (Carney, 1998).
Sinh kế được gọi là bền bững khi nó có thể được quản lý và phục hồi từ những

áp lực và tác động. Nó phải duy trì và nâng cao những năng lực và tài sản vốn có của
nó cả hiện tại và trong tương lai mà không hủy hoại đến tài nguyên thiên nhiên ban
đầu (Scoones, 1998). Phát triển sinh kế bền vững đã trở thành một trong những ưu tiên
trong việc đưa ra những can thiệp trong xóa đói giảm nghèo và lập kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội dựa trên cộng đồng. Nó góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo một cách
bền vững và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Nó giúp
cho việc xác định các liên kết giữa xã hội, kinh tế, môi trường và sự tác động của thể
chế chính sách trong phát triển nông thôn.
1.1.4.4.Mục tiêu của phát triển sinh kế bền vững
Mục tiêu của sinh kế bền vững là giúp đỡ người nghèo đạt được những thành
quả từ chính những cái mà họ cho là nguyên nhân gây nên đói nghèo cho cộng đồng
của họ. Mục tiêu của phát triển sinh kế kế bền vững đối với các hộ dân bị thu hồi đất
từ Dự án Thủy lợi Phước Hòa bao gồm: [10]
- Có đất để sản xuất trở lại hoặc tạo dựng nghề nghiệp mới, đủ ăn, ổn định chỗ
ở, nâng cao nguồn thu nhập;
- Ổn định an ninh, chính trị, nâng cao chất lượng đời sống về văn hóa, kinh tế;
- Giảm những tổn thương từ các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, bệnh
dịch, thay đổi môi trường sống, môi trường sản xuất... và các tác động do mùa vụ gây
ra trong quá trình hoạt động sinh kế;
- Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm một cách bền vững các nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
1.1.4.5 Các điều kiện để có sinh kế bền vững
Điều kiện để có một sinh kế bền vững là xây dựng một chiến lược sinh kế bền
vững để sử dụng và tái tạo các nguồn lực tự nhiên và xã hội, tài sản của mình một cách
bền vững nhất. Nhà nước, Nhà tài trợ cần có các chính sách và thể chế như luật, văn
bản dưới luật, những qui định, những chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư liên
quan đến chiến lược hoạt động sinh kế của người dân và cộng đồng một cách khoa học,
có kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn phát triển tạo tiền đề cho mỗi hộ dân định
hướng và thực hiện. Để có sinh kế bền vững, mỗi hộ gia đình phải đáp ứng có các tiêu
chí sau: [10]


17


Nhân lực: bao gồm kỹ năng, kiến thức, sức khỏe, khả năng lao động của mỗi
người trong gia đình, họ cần bàn bạc, phân chia công việc và đoàn kết với nhau để tìm
kiếm thu nhập và đạt những mục tiêu kế sinh nhai của họ.
Nguồn lực xã hội: là vận dụng các mối quan hệ xã hội, uy tín của hộ gia đình,
các cá nhân phục vụ cho phát triển của hộ gia đình.
Nguồn lực tự nhiên: là các tài nguyên thiên nhiên của hộ hay của cộng
đồng,được sử dụng cho mục đích sinh kế như đất, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi,
môi trường, khí hậu... Sinh kế của người dân thường bị tác động rất lớn bởi những biến
động của nguồn lực tự nhiên do người dân di chuyển đến nơi ở mới với nguồn lực tự
nhiên mới và qua đó đã làm thay đổi sinh kế của họ.
Nguồn vật chất: gồm tài sản hộ gia đình mà hộ dân có như nhà ở, cácphương
tiện sản xuất, đi lại, thông tin...
Nguồn lực tài chính: đó là liên quan đến tài chính mà hộ dân có như: nguồn thu
nhập tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng và các nguồn khác như lương, nguồn hỗ trợ,
viện trợ từ bên ngoài cho hộ gia đình.
1.1.5. Các hạn chế cho việc phát triển sinh kế bền vững trong các hộ bị thu hồi đất
Dự án thủy lợi Phước Hòa
Xét về 5 nguồn lực trên, áp dụng cho các hộ bị thu hồi đất Dự án Thủy lợi
Phước Hòa có mấy vấn đề sau: [4]
Về nguồn nhân lực: Đa số người dân bị thu hồi đất là người Kinh, số ít là dân
tộc thiểu số có sức khoẻ nhưng kiến thức khoa học, kỹ năng lao động để đạt hiệu quả,
chất lượng cao trong sản xuất là hạn chế, thu nhập của phần lớn các hộ trong giai đoạn
đầu tái định cư không đáp ứng được sinh kế như các kế hoạch của Dự án đặt ra.
Về nguồn lực xã hội: Phần lớn các hộ dân bị thu hồi đất lànhững hộ dân lao
động nông nghiệp thuần tuý, thuộc diện các xã nghèo, quanh năm làm nông nên mối
quan hệ xã hội cũng như uy tín của họ trong mối quan hệ xã hội hạn chế.

Về nguồn lực tự nhiên: Việc tái định cư chỉ bố trí đất ở cho hộ dân là người
Kinh, tiền bồi thường người dân nhận được họ tự tìm kiếm đất nơi khác để canh tác,
diện tích đất sản xuất mua thường ít hơn diện tích bị thu hồi do giá đất nơi khác cao
hơn vì nhiều người mua. Đối với các hộ đồng bào dân tộc được bố trí 400m2 đất ở và
1ha đất sản xuất tuy nhiên chất lượng đất chưa cao, phí đầu tư lớn do phải cải tạo đất.
Có thể nói, sinh kế của người dân tái định cư Dự án Thủy lợi Phước Hòa bị tác động
khá lớn bởi những biến động của nguồn lực tự nhiên.
Về nguồn vật chất: Nhà nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu tái định cư như
đường giao thông liên kết với khu tái định cư, đường giao thông nội vùng, hệ thống
đường điện, nước sinh hoạt nhưng qua điều tra cho thấy các công trình hoạt động kém
18


hiệu quả, không bền vững do nhu cầu sử dụng không cao, phí quản lý điều hành lớn,
việc duy tu sửa chữa gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí.
Về tài chính: Hầu hết các hộ bị thu hồi đất là hộ khó khăn trong đờisống, nguồn
thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, được nhà nước bồi thường bằng tiền mặt
nên một số dòng tiền đã sử dụng cho nhu cầu mua sắm các thiết bị thiết yếu trong gia
đình như xe máy, ti vi .... Số còn lại mua đất sản xuất nên có thể nói tiềm lực về tài
chính của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất có thể nói là không có, đặc biệt là nguồn tài
chính dự trữ.
Đánh giá chung: Nhìn chung, điều kiện sinh kế trong thực tại của người
dânsau khi bị thu hồi đất hiện ở trongcác khu tái định cư cũng như ngoài khu tái định
cư của Dự án Thủy lợi Phước Hòa thì cuộc sống vật chất của nhân dân còn rất khó
khăn, nhiều hộ khó có thể phục hồi kinh tế như nơi ở cũ, chưa nói đến phát triển tốt
hơn, bền vững hơn. Vấn đề đặt ra là dựa vào các nguồn lực tự nhiên, xã hội, các các
thể chế, chính sách của nhà nước, địa phương để đưa ra một phương án sớm phục hồi
và phát triển sinh kế bền vững cho người dân bị thu hồi đất.
1.2. Nhƣng vấn đề xã hội nói chung trong các dự án phải thu hồi đất để xây dựng.
Trong xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng để phục vụ tăng trưởng kinh tế - xã

hội, với mục tiêu là mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tốt đẹp hơn cho cộng đồng dân
cư nhưng tiềm ẩn tiêu cực đến cuộc sống và kế sinh nhai của người dân bị thu hồi đất
để xây dựng công trình một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư luôn là vấn đề phức tạp, nhiều khó khăn bởi chính sách chưa đầy đủ, giá bồi
thường không bằng giá thị trường, khu vực lân cận dự án thường giá đất đẩy lên cao
do quy luật cung - cầu dẫn đến diện tích người dân được bồi thường không thể mua lại
bằng đúng diện tích. Đây là mặt tiêu cực khi nó có thể làm nghèo đi một số cộng đồng
dân cư nằm trong vùng dự án.
Hiện nay, mô hình rủi ro của Micheal Cernea - chuyên gia tái định cư của Ngân
hàng Thế giới - đã được nghiên cứu và áp dụng trong quá trình xây dựng phương án
bồi thường tổng thể của một dự án tại Việt Nam kể cả vốn trong nước cũng như vốn
ngoài nước. Có 8 vấn đề ảnh hưởng là: [6]
1.2.1. Mất đất: Tư liệu sản xuất của người nông dân là đất sản xuất. Đất bị mất không
chỉ đơn thuần là tư liệu sản xuất bị mất mà còn cả nguồn lợi do miếng đất đó mang lại.
Trong thời gian phục hồi sản xuất người dân bị mất đi thu nhập, phải làm các công
việc khác để mưu sinh qua ngày.
1.2.2. Mất việc làm: Khi bị thu hồi đất và di dời đến nơi ở mới, người dân không thể
hoặc phải mất thời gian để sử dụng tay nghề hoặc kỹ năng có sẵn để làm việc như
trước và như vậy họ bị mất cơ hội công ăn việc làm ở nơi ở mới.
19


1.2.3. Mất nhà: Nhà bị giải tỏa phải phá dỡ và chuyển đến nơi ở mới, họ mất đi thói
quen sinh hoạt ở không gian cũ mà cần thời gian mới có được. Một số hộ mất nhà họ
đang kinh doanh, dịch vụ với cộng đồng dân cư quen biết, ảnh hưởng đến kế sinh nhai
chính hoặc nguồn thu nhập bổ sung quan trọng của hộ gia đình.
1.2.4. Giảm thu nhập: Việc đất bị thu hồi cùng tài sản trên đất làm giảm thu nhập
của hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi đây là nguồn thu nhập thường xuyên mà họ đã gây
dựng nhiều năm, và nhìn chung các hộ gia đình này có nguy cơ nghèo đi hoặc gặp khó
khăn về mặt kinh tế sau khi bị thu hồi đất và tái định cư bắt buộc.

1.2.5. Tỉ lệ bệnh tật có thể tăng cao: Khi hộ dân vào các khu tái định cư mới, vấn đề
sức khỏe, tinh thần cần phải được chú trọng vì môi trường cuộc sống thường nhật bị
thay đổi có thể sức khỏe bị suy giảm. Những tác động cần được xem xét từ việc xây
dựng dự án xây dựng khu tái định cư là những tác nhân gây bệnh bên ngoài như ruồi,
muỗi, nguồn nước cấp vào nơi tái định cư hay hệ thống rác thải, khí thải...
1.2.6. Thiếu ăn: Việc thu hồi đất có thể gia tăng mối rủi ro về thiếu ăn, không chỉ
thức ăn chính mà còn cả các chất dinh dưỡng cần thiết để con người trưởng thành.
Việc thu nhập của các hộ bị giảm hoặc xáo trộn trong quá trình di dời có thể gây ra
tình trạng suy dinh dưỡng, không tốt cho quá trình phát triển bình thường của con
người.
1.2.7. Mất nguồn tiếp cận đến các tài sản công cộng: Đây là việc ảnh hưởng lớn nhất
đến người nghèo, do họ không có nhiều tài sản, họ sinh sống nhờ vào các tài sản chung
như đất rừng, nguồn nước hay nơi chăn thả súc vật... Khi đến nơi ở mới làm sinh kế
của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tài sản chung này cũng bị thu hồi. Vấn đề này
trong các dự án thường bị bỏ qua hoặc không xem xét trong phương án bồi thường, hỗ
trợ.
1.2.8. Xáo trộn xã hội: Di chuyển dân từ nơi này đến nơi khác thường gây ra xáo
trộn. Xáo trộn trong cấu trúc sinh hoạt xã hội của cộng đồng, trong tổ chức xã hội,
trong mối quan hệ hàng xóm láng giềng, xáo trộn về môi trường sống. Việc này không
đo đếm được nhưng nó lại ảnh hưởng lớn đến người dân làm khó khăn cho cuộc sống,
sinh hoạt, kiếm kế sinh nhai .
1.3. Những kinh nghiệm của Hàn Quốc và trong nước trong vấn đề khôi phục, phát
triển sinh kế bền vững cho dân bị thu hồi đất ở các dự án Thủy lợi, Thủy điện:
1.3.1. Kinh nghiệmBồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở Hàn Quốc
([4])
Theo pháp luật thu hồi đất và bồi thường của Hàn Quốc, nhà nước có quyền
thu hồi đất (có bồi thường) của người dân để sử dụng vào các mục đích sau đây: (i)
Các dự án phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; (ii) Dự án đường sắt, đường bộ, sân
bay, đập nước thủy điện, thủy lợi v.v; (iii) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước,
nhà máy điện, viện nghiên cứu v.v; (iv) Dự án xây dựng trường học, thư viện, bảo tàng

20


×