Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Quan hệ xã hội của phụ nữ sau ly hôn ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ LAN ANH

QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ
SAU LY HÔN Ở HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ LAN ANH

QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ
SAU LY HÔN Ở HÀ NỘI
Ngành:
Mã số:

XÃ HỘI HỌC
8. 31.03. 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. TRẦN NGUYỆT MINH THU

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một
công trình nghiên cứu nào khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người
khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài
liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo
danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Nếu nội dung luận văn của tôi trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào đã công bố,
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội
đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn

VŨ THỊ LAN ANH


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Xã hội học của
Học viện Khoa học Xã hội đã truyền đạt cho tôi kiến thức bổ ích, tạo điều kiện cho
tôi hoàn thành khóa học. Những kiến thức, phương pháp mà tôi tiếp thu từ các môn
học trong Chương trình Thạc sĩ Xã hội học của các thầy cô tại Học viện đã giúp tôi
rất nhiều trong việc hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Giảng viên hướng dẫn
– TS. TRẦN NGUYỆT MINH THU đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý
báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn

các tiền bối trong Viện Xã hội học – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã
nhiệt tình hợp tác cũng như giúp đỡ trong thời gian tôi thực hiện luận văn này.
Bên cạnh đó, tôi vô cùng biết ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và người
thân đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể tập trung nghiên cứu và
hoàn thành đề tài này.
Do về mặt kiến thức và thời gian còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót và khiếm khuyết. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô và mọi người để luận văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn

VŨ THỊ LAN ANH


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 2
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. 4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 21
1.2. Một số khái niệm nghiên cứu ............................................................................. 22
1.3. Các lý thuyết sử dụng ......................................................................................... 27
1.4. Vài nét về tình hình ly hôn ở Việt Nam và giới thiệu về địa bàn khảo sát ............... 34
Chương 2: NHẬN DIỆN VÀ TÌM HIỂU CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA
PHỤ NỮ SAU LY HÔN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG .................................. 38
2.1. Đặc điểm của phụ nữ ly hôn .............................................................................. 38
2.2. Quan hệ của phụ nữ sau ly hôn với con cái ....................................................... 41
2.3. Quan hệ của phụ nữ sau ly hôn với hai bên gia đình ......................................... 48

2.4. Quan hệ của phụ nữ sau ly hôn với bạn bè, đồng nghiệp .................................. 59
2.5. Nhu cầu, mong muốn của phụ nữ đối với các mối quan hệ xã hội sau ly hôn .. 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 73
1. Kết luận ................................................................................................................. 73
2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 77


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Đánh giá của phụ nữ về mối quan hệ với con sau ly hôn ......................... 41
Bảng 2.2: Quan điểm của người trả lời về nhận định ............................................... 43
Bảng 2.3: Nơi ở của phụ nữ 12 tháng sau ly hôn ...................................................... 49
Bảng 2.4: Đánh giá của phụ nữ về mối quan hệ với gia đình gốc sau ly hôn ........... 50
Bảng 2.5: Mức độ duy trì mối quan hệ với chồng cũ của phụ nữ sau ly hôn ........... 52
Bảng 2.6: Kiểm định mối liên hệ giữa trình độ học vấn của phụ nữ và mức độ duy
trì quan hệ với chồng cũ của họ sau ly hôn ............................................................... 55
Bảng 2.7: Kiểm định mối liên hệ giữa nghề chính của phụ nữ và mức độ duy trì
quan hệ với chồng cũ của họ sau ly hôn ................................................................... 56
Bảng 2.8: Kiểm định mối liên hệ giữa số năm ly hôn của phụ nữ và mức độ tới thăm
bố mẹ chồng cũ của họ sau ly hôn ............................................................................ 59
Bảng 2.9: Đánh giá của phụ nữ về nhận định “Tôi trở nên khép mình, ngại giao du
với bạn bè” trong 12 tháng sau ly hôn: ..................................................................... 60
Bảng 2.10: Kiểm định mối liên hệ giữa khu vực cư trú của phụ nữ sau ly hôn với
nhận định có trở nên ít giao du với bạn bè hơn sau ly hôn hay không ..................... 61
Bảng 2.11: Mối quan hệ của phụ nữ sau ly hôn với đồng nghiệp ở nơi làm việc .... 62
Bảng 2.12: Kiểm định mối liên hệ giữa tuổi của phụ nữ và mối quan hệ của họ với
đồng nghiệp ở nơi làm việc sau ly hôn ..................................................................... 63
Bảng 2.13: Mức độ duy trì mối quan hệ với ............................................................. 64
những người bạn chung của chồng cũ của phụ nữ sau ly hôn .................................. 64
Bảng 2.14: Tỷ lệ trả lời của phụ nữ với các câu hỏi liên quan đến bạn tình............. 65

Bảng 2.15: Kiểm định mối liên hệ giữa khu vực cư trú của phụ nữ sau ly hôn và tỷ
lệ phụ nữ cố tỏ ra vui vẻ trước mặt mọi người dù thực tế không phải vậy ............... 71


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Số vụ ly hôn trên cả nước năm 2014 .................................................... 35
Biểu đồ 1.2: Số vụ ly hôn trên cả nước năm 2015 .................................................... 36
Biểu đồ 2.1: Nguyên nhân ly hôn nhìn từ góc độ phụ nữ ......................................... 39
Biểu đồ 2.2: Đánh giá của phụ nữ về việc dạy và chăm sóc con sau ly hôn ............ 46
Biểu đồ 2.3: Kiểm định mối liên hệ giữa tình trạng kinh tế của phụ nữ sau ly hôn và
mối quan hệ của họ với con cái ................................................................................. 47
Biểu đồ 2.4: Kiểm định mối liên hệ giữa tuổi của phụ nữ và mối quan hệ của họ với
gia đình gốc sau ly hôn.............................................................................................. 51
Biểu đồ 2.5: Kiểm định mối liên hệ giữa khu vực cư trú của phụ nữ sau ly hôn và
mối quan hệ của họ với chồng cũ .............................................................................. 54
Biểu đồ 2.6: Mức độ tới thăm bố mẹ chồng cũ của phụ nữ sau ly hôn .................... 57
Biểu đồ 2.7: Kiểm định mối liên hệ giữa số năm ly hôn của phụ nữ........................ 61
và mối quan hệ của họ với đồng nghiệp ở nơi làm việc sau ly hôn .......................... 61
Biểu đồ 2.8: Kiểm định mối liên hệ giữa tình trạng kinh tế của phụ nữ sau ly hôn và
mối quan hệ của họ với đồng nghiệp ở nơi làm việc ................................................ 63
Biểu đồ 2.9: Kiểm định mối liên hệ giữa khu vực cư trú của phụ nữ sau ly hôn và
việc nghĩ đến tái hôn ................................................................................................. 67
Biểu đồ 2.10: Tâm trạng của phụ nữ về cuộc ly hôn trong 12 tháng sau ly hôn ...... 68
Biểu đồ 2.11: Kiểm định mối liên hệ giữa tỷ lệ phụ nữ vẫn buồn sau cuộc ly hôn và
tỷ lệ phụ nữ cố tỏ ra vui vẻ trước mặt mọi người dù thực tế không phải vậy ........... 70


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ly hôn là sự tan rã của hôn nhân diễn ra ở mọi xã hội, mỗi xã hội lại chấp

nhận vấn đề này ở mỗi mức độ khác nhau. Theo các nhà xã hội học, ở những xã hội
truyền thống, nơi hôn nhân phục vụ lợi ích nhóm thân tộc, kiểm soát xã hội mạnh
mẽ thì các cá nhân ít đòi hỏi trong đời sống hôn nhân nên khó ly hôn [3, 93]. Ly
hôn chịu sự chi phối và bị quy định bởi các điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
Trong chế độ phong kiến, ly hôn từng tồn tại như một đặc quyền của người đàn ông,
là hệ quả của định kiến xã hội bất bình đẳng nam nữ. Phụ nữ dễ bị chồng bỏ nhưng
nếu vì lý do nào đó họ bỏ chồng thì sẽ bị cả xã hội lên án [25, 258]. Trong xã hội
phương Tây hiện đại, nơi có tự do hôn nhân, hôn nhân ít mang ý nghĩa xã hội hơn.
Ở xã hội này, hôn nhân là chuyện riêng của cá nhân, con người nhấn mạnh sự thỏa
mãn về tình cảm và tính dục hơn là con cái. Họ kỳ vọng nhiều hơn ở nhau nên khi
kỳ vọng không thực hiện được sẽ dễ thất vọng khiến họ rời bỏ cuộc hôn nhân không
thỏa đáng để tìm sự mãn nguyện ở mối quan hệ khác. Hơn nữa, sức ép từ họ hàng
nhằm duy trì gia đình không còn nữa nên quyết định giữ hay từ bỏ hôn nhân phụ
thuộc vào bản thân đôi vợ chồng nhiều hơn, do đó hôn nhân lỏng lẻo, dễ tan vỡ hơn.
Đồng thời, luật ly hôn nới lỏng hơn ở nhiều xã hội cùng với sự độc lập về kinh tế và
địa vị xã hội của phụ nữ được nâng cao đã góp phần làm tăng tỷ lệ ly hôn [3, 93].
Trong hệ thống tài liệu về ly hôn của Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu
cùng hàng loạt những bài báo trên truyền thông về tình hình và nguyên nhân ly hôn.
So sánh các đề tài trong mỗi thời điểm khác nhau cho thấy không có nhiều sự khác
biệt về nguyên nhân ly hôn giữa các thời kỳ. Nếu Nguyễn Thanh Tâm [27, 70 - 93],
qua nghiên cứu trường hợp tiến hành năm 1998 – 1999, đã đưa ra các nguyên nhân
thực tế dẫn đến ly hôn là ngoại tình, ích kỷ cá nhân, tính tình không hợp, bạo lực gia
đình, ghen tuông, không có con trai, nguyên nhân kinh tế, ly hôn vì sự can thiệp của
người nhà, mắc tệ nạn xã hội; Trần Thị Minh Thi [33, 143] nhận định ngoại tình,
khó khăn về kinh tế, nghiện rượu, mâu thuẫn lối sống, bạo lực và bạo hành gia đình
1


là các lý do chính làm hôn nhân tan vỡ; thì Phan Thị Luyện [18, 295] chỉ ra những
lý do khiến phụ nữ chấm dứt hôn nhân là tính tình không hợp, ngoại tình, ghen

tuông, bạo lực gia đình, phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội, nguyên nhân kinh tế, ốm
đau bệnh tật, không có con, mâu thuẫn với gia đình thông gia. Có thể nói, qua các
năm, với các nghiên cứu, lý do ly hôn vẫn giữ nguyên như thế. Xã hội đã quá quen
thuộc với các lý do gây ra ly hôn, nhưng tình trạng ly hôn không giảm bớt. Trần Thị
Minh Thi [50, 106] trích dẫn số liệu thống kê tỷ lệ ly hôn tại Việt Nam tăng liên tục
từ năm 2000 đến năm 2010, từ 51.361 vụ năm 2000 lên 65.929 vụ năm 2005, và tới
năm 2010 đã lên đến 97.627 vụ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra phụ nữ đứng đơn nhiều hơn nam giới. Tổng điều
tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 của Tổng cục thống kê [35, 101] cho thấy,
tỷ lệ ly hôn của nữ là 1,43% cao gấp 2,4 lần so với tỷ lệ ly hôn của nam là 0,59%;
không chỉ ở tổng số mà ở tất cả các độ tuổi từ 15 – 19 tuổi đến trên 74 tuổi. Như
vậy, mức độ ly hôn của nữ cao hơn khá nhiều so với nam, cả về số lượng cũng như
tỷ lệ. Do nam giới có khả năng tái hôn cao hơn và có tỷ suất tử vong lớn hơn của nữ
nên mới có sự chênh lệch lớn giữa hai giới như thế. Theo số liệu của Tòa án nhân
dân quận từ năm 2005 - 2010, Phan Thị Luyện [18, 81] cũng chỉ ra số phụ nữ đứng
tên ly hôn chiếm tỷ lệ cao nhất ở tất cả các năm trong tổng số đơn được thụ lý và
giải quyết tại Tòa. Nếu tính trung bình, phụ nữ là nguyên đơn chiếm 47,3%, trong
khi nam giới là 23,4%, đơn chung chiếm 29,3%. Với nghiên cứu của Nguyễn Thanh
Tâm [27, 93], tỷ lệ phụ nữ đứng đơn xin ly hôn trong mẫu phỏng vấn sâu ước tính
lên tới 80%. Theo Lê Thi [32, 276], nguyên nhân là bởi hiện nay, phụ nữ không còn
cam chịu bị chồng bắt nạt như trước đây. Phụ nữ đã có sự hiểu biết hơn, được giác
ngộ về quyền bình đẳng của mình trong gia đình nên không chịu đựng được sự bất
công của người chồng. Họ có sự độc lập về kinh tế trong gia đình, có nghề nghiệp
nên khi quyết định xin ly hôn, họ có khả năng tự lao động nuôi con cái một mình.
Vì vậy, phụ nữ sau ly hôn là đối tượng rất cần được quan tâm nghiên cứu. Đã
có nhiều nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của ly hôn nhưng khía cạnh về
quan hệ xã hội (QHXH) của phụ nữ sau ly hôn tuy có được đề cập đến nhưng chưa
2



cụ thể. Trong khi đó, như Vũ Mạnh Lợi và Trần Thị Minh Thi đã nhấn mạnh, mạng
lưới các mối quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đảm bảo an sinh
xã hội cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình [16, 96]; quan hệ xã hội sẽ góp phần giúp phụ
nữ vực dậy hoặc thêm phần hỗ trợ sau ly hôn. Do đó, đề tài lựa chọn chủ đề này để
đem lại hướng nhìn mới về ly hôn cho độc giả, tạo nguồn tham khảo thực tiễn cho
cộng đồng nói chung và cho những người đang có ý định ly hôn nói riêng; đồng
thời góp phần giúp phụ nữ hòa nhập hơn với cuộc sống mới sau ly hôn. Theo đề tài,
khi ly hôn vẫn còn là điều mà người ta không muốn phải nhắc lại, thì đó vẫn là một
trong những vấn đề nhức nhối cần được giải quyết của xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Về tình hình ly hôn, Trần Thị Minh Thi [50, 57 - 58] trích dẫn số liệu của
Ochiai (2011) cho thấy tỷ số người ly hôn ở một số nước trên thế giới:
Bảng: Tỷ số ly hôn ở một số nước
Đơn vị: số người ly hôn/số người kết hôn
Quốc gia
Uruguay
Belgium
Tây Ban Nha
Hungary
Cuba
Austria
Séc
Nga
Pháp
Đức
Thụy Sỹ
Mỹ
Anh
Đài Loan
Hà Lan

Thụy Điển
Hồng Kông
Hàn Quốc
Nhật Bản
Macao
Singapore

Năm
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
3


Tỷ lệ
1.13
0.66
0.62
0.62
0.61
0.57
0.54
0.54
0.51
0.51
0.49
0.48
0.46
0.45
0.44
0.43
0.39
0.36
0.35
0.33
0.28


Ba Lan
Trung Quốc
Ý
Iran
Mông Cổ


2007
2007
2007
2007
2007

0.27
0.21
0.20
0.12
0.04

Tác giả chỉ ra theo Ochiai (2011), điểm khác biệt cốt yếu giữa ly hôn ở Đông
Á và Châu Âu là ở Châu Âu, hôn nhân trở thành quyền lựa chọn trong cuộc sống
nên bản thân tỷ lệ kết hôn đang sụt giảm. Ở Đông Á, tỷ lệ kết hôn cũng không thấp
hơn nhiều. Nhìn vào tỷ lệ kết hôn và ly hôn ở bảng trên, có thể thấy Bắc Mỹ, Nam
Mỹ và Châu Âu vượt trội hơn hẳn, con số cao nhất ở Đông Á là 0,45 tại Đài Loan,
0,39 tại Hồng Kông và 0,36 tại Hàn Quốc. Hôn nhân ở Đông Á đang thay đổi,
nhưng tại thời điểm này kết hôn vẫn tương đối phổ biến, và mỗi cặp đôi kết hôn ít
có khả năng ly hôn hơn vùng Tây Âu, Bắc Âu hay Bắc Mỹ, Nam Mỹ.
Betty Yorburg [52, pg. 193 – 194] nhắc đến nghiên cứu của Liana C.Sayer và
Suzanne M.Bianchi với việc chỉ ra các đặc điểm của những phụ nữ có tỷ lệ ly hôn
cao nhất: không có kinh nghiệm làm việc trước khi kết hôn; kết hôn khi đang dưới
18 tuổi; sinh con trước đám cưới hoặc có thai vào thời điểm kết hôn; không có con
hoặc không có con trai; có bố mẹ ly hôn khi họ 14 tuổi; và có nhiều khả năng sống
trong căn hộ đi thuê hơn là nhà riêng. Về công việc của người vợ, tác giả chỉ ra
những phụ nữ thu nhập thấp nhất có khả năng ly thân hay ly hôn gấp đôi so với phụ
nữ thu nhập cao. Phụ nữ làm việc 35 – 40 giờ mỗi tuần có khả năng ly hôn cao gấp
4 lần so với phụ nữ trung bình làm việc 20 giờ một tuần hoặc ít hơn. Nhưng thu

nhập tăng thêm của người vợ đi làm không phá hủy hạnh phúc hôn nhân: đặc biệt
mức thu nhập thấp có khả năng bảo tồn hơn là đe dọa hôn nhân. Phần lớn, độc lập
về kinh tế đã từng giúp phụ nữ thoát khỏi hôn nhân không hạnh phúc, nơi sự hài
lòng về hôn nhân sụt giảm dần qua các năm và cảm giác tận tụy cũng hao mòn dần.
Theo Anthony Giddens [46, pg. 128 – 129], ở hầu hết các nước phương Tây,
tỷ lệ ly hôn đã vượt trội hẳn so với quá khứ chỉ trong hai, ba thập kỷ. Trong một
phần tư thế kỷ từ năm 1950 – 1975, tỷ lệ ly hôn đã tăng tới 40% tại Pháp, ở mức
thấp nhất của thang số liệu, và lên tới 400% tại Anh, ở mức cao nhất trong thang tỷ
4


lệ. Tất cả số liệu thống kê được xử lý một cách tương đối, chúng không bao gồm
những người sống chung mà không kết hôn, hay những người đã kết hôn nhưng
chia tay nhau không có thủ tục ly hôn rõ ràng. Dù sao cũng rất khó để tranh luận
rằng chúng biểu thị những sự kiện thay đổi đáng kể trong gia đình hay hôn nhân ở
phương Tây. Có người sẽ biện luận rằng ly hôn thể hiện sự tan rã sắp xảy ra của gia
đình hạt nhân, mà trong các hình thái liên tiếp của gia đình đã là một hiện tượng có
từ lâu đời. Một vài người từ trường phái bảo thủ nhìn viễn cảnh này với sự thất
vọng, coi đó như là thước đo của một xã hội suy tàn về trách nhiệm đạo đức. Số
khác, với cách nhìn khá trái ngược, lại tiếp nhận chúng như là biểu hiện cho triển
vọng về sự phát triển của hình thái xã hội khác, kể từ khi họ xem gia đình về bản
chất là một thiết chế đàn áp.
Tương tự với trường phái bảo thủ mà Gidden nhắc đến, Mai Huy Bích [3, 98]
nêu lên nhận xét của Trần Đình Hượu (1996) rằng “ly hôn bừa bãi”. Tác giả cho
rằng nhận xét này của Trần Đình Hượu hàm ý đánh giá tình trạng ly hôn gia tăng
trong thời gian gần đây ở Việt Nam theo một quan điểm đạo đức truyền thống vốn
được không ít người tán thành, coi ly hôn như một hành động vô trách nhiệm và vô
đạo đức; và không dựa trên một sự tìm hiểu khách quan những cảm nghiệm mà
đương sự trong một cuộc ly hôn thường nếm trải.
Về tình hình ly hôn trên thế giới, Lê Thị Quý [25, 260] đưa ra số liệu do Liên

Hợp quốc công bố năm 1995 cho thấy Mỹ có tỷ lệ ly hôn theo đầu người cao nhất
thế giới: 0,02%/1000 người (không tính những quốc gia cấm ly hôn). Đầu những
năm 1990, có khoảng 52% người Mỹ và 42% người Canada có ít nhất một lần ly
hôn trong đời. Ly hôn ở Nga cũng có xu hướng tăng cao.
Về tình hình ly hôn tại Việt Nam, theo Hà Việt Hùng [12, 44], tương tự như
nhiều nước đang phát triển khác, tỷ lệ ly hôn cũng có xu hướng ngày càng tăng lên
ở nước ta. Theo các số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ những người đang sống ly
hôn đã tăng từ 0,9% năm 2004, lên 1,0% năm 2009. Tỷ lệ số người ly hôn là nữ
nhiều gấp 2,3 lần tỷ lệ số người ly hôn là nam. Số người sống ly hôn hoặc ly thân ở
nước ta năm 2009 có hơn một triệu người (Tổng cục Thống kê, 2010). Còn theo kết
5


quả của cuộc Tổng điều tra gia đình Việt Nam 2006, tỷ lệ ly hôn ở nước ta ở mức
trên 3%. Tỷ lệ ly hôn tăng đã góp phần làm tăng số lượng các gia đình khuyết, chỉ
có bố hoặc mẹ ở trong xã hội. Tác giả cũng nhận định ở những nước có trình độ
phát triển công nghiệp cao hơn hoặc thực hiện công nghiệp hóa trước, những biến
đổi mạnh mẽ về gia đình diễn ra sớm hơn; ở các quốc gia này có tỷ lệ ly hôn rất cao.
Nếu như ở nước ta, tỷ lệ ly hôn hiện nay ước tính khoảng 5%, thì ở Nhật Bản tỷ lệ này
là trên 30% vào năm 2010. Tác giả khẳng định các nhà nghiên cứu về gia đình đều có
nhận xét là biến đổi gia đình luôn diễn ra song hành cùng với biến đổi xã hội.
Về nguyên nhân ly hôn, Betty Yorburg [52, 190 – 192] đã đưa ra sáu lý do
khiến tỷ lệ ly hôn tăng lên ở các xã hội công nghiệp trên hầu hết thế giới. Thứ nhất,
ông đề cập tới sự mong đợi phi hiện thực là một nhân tố trong tỷ lệ ly hôn cao, đặc
biệt là ở Mỹ - nơi mà những mong đợi về hôn nhân có khuynh hướng phi hiện thực
hơn ở các xã hội công nghiệp khác. Lý do thứ hai là việc có sẵn nhiều sự lựa chọn
hơn để đáp ứng nhu cầu vật chất; giảm sự kiểm soát của gia đình, tôn giáo và cộng
đồng; sự thay đổi vai trò kinh tế của nam và nữ; những tiến bộ y tế đặc biệt là trong
kiểm soát sinh đẻ và kiểm soát bệnh hoa liễu đã trợ giúp cho lối sống thay thế. Phụ
nữ độc lập về thu nhập hơn dẫn đến những người không hạnh phúc trong hôn nhân

tăng cao khả năng ly hôn, trong khi đàn ông có thể thuê dịch vụ quản gia thay vì vợ
hay các thành viên khác trong gia đình để nấu ăn, may vá, giặt là, dọn dẹp. Thứ ba
là do giảm sự kiểm soát xã hội, ông nhận định khi tính di động xã hội, tâm lý và địa
lý tăng lên trong xã hội công nghiệp, ảnh hưởng từ gia đình trở nên ít độc đoán hơn,
quy tắc xã hội ít mang tính ràng buộc hơn, và sự kết tội của tôn giáo ít tác động hơn
trong duy trì việc tuân thủ quy tắc truyền thống về bổn phận và nghĩa vụ trong quan
hệ gia đình. Trình độ học vấn tăng cùng sự độc lập về kinh tế mở ra những tầm nhìn
mới, cùng sự lựa chọn mới và làm giảm việc tuân thủ truyền thống văn hóa. Thứ tư
là do thay đổi các giá trị với sự tăng lên về tầm quan trọng của cái tôi và chủ nghĩa
cá nhân làm giảm giá trị về sự hy sinh trong quan hệ gia đình. Thứ năm là do những
tiêu chuẩn mới về đánh giá chất lượng hôn nhân trong xã hội công nghiệp. Những
năm 1950, khi giá trị gia đình còn mạnh mẽ, những lý do phổ biến nhất khiến phụ
6


nữ ly hôn chồng họ rất rõ ràng và cụ thể: không hỗ trợ, phản bội, nghiện rượu, cờ
bạc, lạm dụng thân thể. Ngày nay, các lý do trong những nghiên cứu gần đây
thường bao gồm tính tình không hợp và vấn đề phát triển cá nhân. Điều này phản
ánh sự thay đổi các tiêu chuẩn đánh giá bạn đời và tăng sự coi trọng giá trị về hỗ trợ
tinh thần trong hôn nhân đương thời. Cuối cùng, Betty đề cập đến chủ nghĩa cá
nhân. Ông chỉ ra các nhu cầu và mong muốn cá nhân có sức nặng hơn trong xác
định chi phí, phần thưởng và trao đổi trong quan hệ vợ chồng và trong quyết định
giữ hay từ bỏ một mối quan hệ. Khái niệm “khác biệt không thể hòa hợp” trong
luật ly hôn không có lỗi tác động đến xu hướng này, khái niệm này loại trừ việc gán
cho ai có lỗi trong tan vỡ hôn nhân. Một số nhà nghiên cứu và nhà phê bình xã hội
nhận thấy rằng những tiêu chuẩn mới làm đẩy mạnh lòng ích kỷ và tự ái trong quan
hệ gia đình, số khác có cái nhìn tích cực hơn, họ nhấn mạnh quyền tự do mới và khả
năng đáp ứng cá nhân cao hơn trong hôn nhân hiện đại.
Tại Việt Nam, theo Lê Thi [31, 172 – 173], nguồn gốc của ly hôn do thái độ
chung của nam nữ ngày nay là dành cho cá nhân “tôi” nhiều quyền hơn so với

“chúng ta – gia đình”. Mọi sự không thỏa mãn trong quan hệ vợ chồng dễ dàng dẫn
tới một vụ ly dị. Ly dị như đã chứa đựng sẵn trong một số cuộc hôn nhân. Gia đình
hậu hiện đại không tìm kiếm sự vững bền, mà là thỏa mãn những nhu cầu tâm sinh
lý của mỗi thành viên cặp đôi vợ chồng. Những đôi nam nữ chung sống đánh giá
thấp về đám cưới, không nghĩ rằng đám cưới bảo vệ được các quan hệ tình yêu. Sự
kéo dài việc chung sống lứa đôi chỉ có giá trị khi người bạn đời tiếp tục đem lại sự
thỏa mãn được đợi chờ. Họ không thể chấp nhận sự chung sống nếu sự chung sống
ấy không giúp cho việc xây dựng bản tính cá nhân, cũng như việc giải quyết những
mâu thuẫn cá nhân. Một sự đòi hỏi quá lớn như vậy rất khó được thực hiện. Sự
không thỏa mãn dẫn đến ly dị có thể từ hai nguồn gốc khác nhau: Lòng tin vào lý
tưởng cuộc sống vợ chồng hậu hiện đại rất mạnh mẽ; Hoặc đối tác (hoặc tự cá nhân)
không thể tham gia vào trò chơi theo đúng yêu cầu, tham gia vào việc thực hiện
những cam kết bắt buộc, hoặc do trình độ các mâu thuẫn quá cao. Tác giả khẳng
định tình trạng gia đình hậu hiện đại này thể hiện chủ nghĩa cá nhân ích kỷ cao độ,
7


sự ham muốn hưởng thụ cá nhân được đặt lên trên hết. Nhiều đôi nam nữ chỉ nghĩ
đến quyền lợi cá nhân trong quan hệ tình yêu, hôn nhân và gia đình [31, 175].
Nguyễn Thanh Tâm [27, 79] cũng cho rằng ích kỷ cá nhân là nguyên nhân bao
trùm dẫn đến ly hôn của gia đình đô thị; tính tình không hợp, ngoại tình, cờ bạc
rượu chè, lối sống vô trách nhiệm hay ghen tuông bệnh hoạn xét cho cùng, cũng đều
xuất phát từ sự ích kỷ cá nhân của hai vợ chồng. Tác giả nhận định việc không chỉ
có đàn ông mà cả đàn bà sẵn sàng rời bỏ tổ ấm gia đình hiện nay cho thấy rất khó
bảo toàn các giá trị truyền thống trong bối cảnh của một nền kinh tế thị trường. Chủ
nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ đã nảy nở trên mảnh đất màu mỡ này và làm cho cả
tình và nghĩa cũng được đem ra tính toán đong đếm.
Nguyễn Thị Khoa [14, 16 – 18] đưa ra 4 nguyên nhân của các vụ ly hôn là
ngoại tình; bạo lực trong gia đình; vì vấn đề tiền bạc, tài sản và vì thiếu hiểu biết
văn hóa ứng xử ở các đôi vợ chồng trẻ. Tác giả khẳng định ly hôn là một bộ phận

của mô hình hôn nhân. Có những cuộc hôn nhân bền vững, chỉ có kết hôn, không có
ly hôn, lại có những cuộc hôn nhân không bền vững, có kết hôn và có ly hôn. Do
đó, tác giả đề xuất các nghiên cứu về sau không nên chú trọng vào các nguyên nhân
ly hôn mà cần phải tìm hiểu những người ly hôn đã đối phó với tình cảnh ly hôn
như thế nào, họ đã giải quyết những vấn đề đặt ra khi gia đình tan vỡ ra sao. Đó
cũng là hướng nghiên cứu mà đề tài đang thực hiện.
Về quá trình ly hôn, với việc coi ly hôn là một quá trình, Mai Huy Bích [3, 99
–101] viện dẫn nghiên cứu của Vaughan để trả lời câu hỏi: ly hôn diễn ra như thế
nào hay quá trình từ gắn bó đến tách biệt, từ chung sống tới ly hôn và sống riêng ra
sao. Tác giả ca ngợi đóng góp mới mẻ về lý thuyết của Vaughan với việc dùng khái
niệm “tách cặp” (uncoupling) để chỉ cách thức và quá trình mà các cặp chuyển từ
quan hệ thân thiết sang sống riêng. Quá trình đó có cả sự cân nhắc về việc phá vỡ
hôn nhân với cái được và cái mất. Vaughan coi chuyện tan rã hôn nhân xảy ra như
thế nào là một quá trình và xem xét tất cả các bước trong quá trình này, cách thức
mà các bước ấy nối với nhau, và một bước ư không
Tổng

Số lượng
3
29
60
92

Tỷ lệ (%)
3,3
31,5
65,2
100

(Nguồn: Số liệu đề tài “Vấn đề ly hôn trong xã hội Việt Nam hiện đại” của Viện Xã hội học)


Theo bảng số liệu 2.13, tương tự với mức độ duy trì mối quan hệ với chồng cũ
và bố mẹ chồng cũ, phụ nữ sau ly hôn duy trì quan hệ với những người bạn chung
của chồng cũ ở mức độ thường xuyên là thấp nhất với 3,3%, tiếp đến là mức độ
thỉnh thoảng với 31,5%, cao nhất là hầu như không duy trì quan hệ với tỷ lệ 65,2%.
Có lẽ mối quan hệ với chồng cũ càng phức tạp thì họ sẽ càng khó để có thể duy trì
quan hệ với những người bạn cũ này. Theo đó, ngoại trừ con cái, những mối quan
hệ có liên quan đến chồng cũ thường không được phần lớn người phụ nữ sau ly hôn
tiếp tục duy trì như trước.
So sánh giữa tỷ lệ phụ nữ hầu như không gặp lại những người có liên quan đến
chồng cũ, ta thấy tỷ lệ phụ nữ hầu như không gặp lại chồng cũ là cao nhất (67,7%),
tiếp đến là những người bạn chung của chồng cũ (65,2%), rồi đến bố mẹ chồng cũ
64


(51,6%). Tuy con cái cũng mang dấu ấn của người chồng cũ nhưng vì bản năng
người mẹ nên người phụ nữ khó có thể cắt đứt quan hệ với con chung. Trong khi
đó, vì đạo làm con với bố mẹ chồng nên phụ nữ có tỷ lệ hầu như không gặp lại bố
mẹ chồng thấp nhất, họ cũng còn giữ được tình nghĩa bạn bè với những người bạn
chung với chồng cũ hơn nên tỷ lệ hầu như không gặp lại bạn chung thấp hơn so với
tỷ lệ hầu như không gặp lại chồng cũ.
Phần mối quan hệ với bạn tình có thể nói là phần nhạy cảm nhất khi phỏng
vấn phụ nữ sau ly hôn. Xoay quanh mối quan hệ này là các câu hỏi về bao lâu sau ly
hôn thì phụ nữ có nhu cầu tình dục và bao lâu thì có bạn tình. Thực tế số liệu thu
được cho thấy, ở cả hai câu hỏi trên, tỷ lệ phụ nữ trả lời chưa có ở mỗi câu đều
chiếm tỷ lệ cao nhất, các câu trả lời khác cho câu hỏi “bao lâu” đều rải rác theo số
lượng các tháng khác nhau với tỷ lệ rất nhỏ. Vì vậy, đề tài tập trung phân tích vào tỷ
lệ trả lời chưa có tại các câu hỏi trên.
Bảng 2.14: Tỷ lệ trả lời của phụ nữ với các câu hỏi liên quan đến bạn tình
Chưa có nhu cầu tình dục

Tổng
Chưa có bạn tình
Tổng
Chưa nghĩ đến tái hôn
Tổng

Số lượng
54
80
49
66
26
93

Tỷ lệ (%)
67,5
100
74,2
100
28,0
100

(Nguồn: Số liệu đề tài “Vấn đề ly hôn trong xã hội Việt Nam hiện đại” của Viện Xã hội học)

Từ bảng 2.14 ta thấy, phần lớn phụ nữ trả lời vẫn chưa có nhu cầu tình dục với
67,5%; chưa có bạn tình với 74,2%; nhưng tỷ lệ chưa nghĩ đến tái hôn chỉ chiếm
28%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đã nghĩ đến tái hôn. Ở các câu hỏi về có nhu cầu
tình dục và có bạn tình sau bao lâu, lượng mẫu bị thiếu (missing) là rất lớn (80/93
và 66/93). Đây là lượng mẫu thiếu do khách thể từ chối trả lời các câu hỏi nhạy
cảm, thể hiện rõ sự ngại ngùng, né tránh của một số phụ nữ khi được hỏi về những

quyền lợi chính đáng của họ. Bởi chế độ nam quyền truyền thống đã trói phụ nữ vào
khuôn phép phải nết na, son sắt, việc đàn ông sau ly hôn có nhu cầu tình dục hay có

65


bạn tình được coi là chuyện bình thường, trong khi phụ nữ có nhu cầu tình dục hay
có bạn tình sẽ bị coi là lẳng lơ, thiếu đứng đắn. Do vậy, có thể phụ nữ sẽ có xu
hướng che giấu hay ít trả lời thành thực với những câu hỏi này. Theo trường phái
thuyết nữ quyền thì đây cũng chính là biểu hiện của bất bình đẳng giới vẫn tồn tại ở
Việt Nam, phụ nữ vẫn gặp khó khăn trong việc tự do đi theo những ham muốn riêng
tư của mình. Bàn về việc tái hôn của phụ nữ sau ly hôn, Lê Thị Quý cho rằng họ sẽ
khó tìm kiếm đối tượng mới cho mình hơn nam giới do hoàn cảnh kinh tế và đặc
điểm giới tính của họ. Nhiều người phụ nữ trở nên buồn nản, đau khổ, nhất là khi
họ không chủ động ly hôn mà bị chồng phản bội. Tâm trạng ấy trở thành rào chắn
không cho họ có quan hệ thân thiết với người đàn ông khác, về phương diện tình
dục họ cũng khó có hứng thú lại nữa. Tác giả cũng đã chỉ ra nhiều nhà nghiên cứu
về tâm lý giới và tình dục học đã thống nhất rằng với những người sống có nhân
cách trong quan hệ tình dục thì khủng hoảng tâm lý là một trong những yếu tố quyết
định cho việc họ có đi bước nữa hay không [25, 267]. Tuy nhiên, với thuyết nữ
quyền, đó lại là một điều tốt với phụ nữ, đó là sự thoát khỏi ràng buộc về tính dục
của nam giới, thoát khỏi áp bức về tình dục do nam giới gây ra. Phụ nữ có thể thoát
khỏi bằng cách tự tạo ra tính dục riêng của nữ giới với việc sống độc thân, tự làm tình
hay đồng tính luyến ái nữ.
Đến thời điểm hiện tại, với số liệu của đề tài, trái ngược với hai câu hỏi trên,
khi được hỏi về bao lâu sau ly hôn thì nghĩ đến tái hôn, phụ nữ đã cởi mở hơn trong
việc chia sẻ khi không có mẫu nào bị thiếu dữ liệu trả lời. Tỷ lệ phụ nữ chưa nghĩ
tới tái hôn là 28%, thấp hơn so với tỷ lệ phụ nữ đã nghĩ tới tái hôn là 72%. Như vậy,
đa số phụ nữ đã nghĩ đến tái hôn, có suy nghĩ thoáng hơn về việc tái hôn, không còn
bị rào cản quá nhiều về việc tái hôn như thời kỳ trước mà họ đã ở trong tâm thế sẵn

sàng tái hôn khi thấy cần thiết với hoàn cảnh hoặc gặp được người phù hợp để kết
hôn lần nữa. Phụ nữ tái hôn có thể không phải vì mục đích cho mình mà là để
những đứa con có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, có cả sự chăm sóc, nuôi dưỡng
của mẹ và bố.

66


Đơn vị: %
88,9
100
80
60
40

56,2

43,8
11,1

20
0
Chưa nghĩ đến tái hôn

Đã nghĩ đến

Đô thị

Nông thôn


Biểu đồ 2.9: Kiểm định mối liên hệ giữa khu vực cư trú của phụ nữ sau ly hôn
và việc nghĩ đến tái hôn
(Nguồn: Số liệu đề tài “Vấn đề ly hôn trong xã hội Việt Nam hiện đại” của Viện Xã hội học)

Kiểm định cho kết quả p = 0,00 < 0,05 nên giữa khu vực cư trú của phụ nữ sau
ly hôn và việc họ nghĩ đến tái hôn có mối liên hệ với nhau. Số liệu biểu đồ 2.9 cho
thấy phụ nữ ở khu vực đô thị có tỷ lệ nghĩ đến tái hôn cao hơn nhiều so với tỷ lệ đã
nghĩ đến tái hôn ở nông thôn. Điều này có thể được giải thích do phụ nữ ở khu vực
đô thị thường có tư tưởng hiện đại, phóng khoáng hơn ở nông thôn. Đặc thù khu
vực đô thị đông dân và nghề nghiệp thường liên quan đến giao tiếp xã hội nhiều hơn
nên phụ nữ khu vực này có nhiều cơ hội hơn để tiếp xúc những mối quan hệ mới.
Do vậy mà phụ nữ ở đô thị sẽ nghĩ đến tái hôn nhiều hơn phụ nữ ở nông thôn.
2.5. Nhu cầu, mong muốn của phụ nữ đối với các mối quan hệ xã hội sau ly hôn
Khi được hỏi về cuộc sống trong 12 tháng sau khi ly hôn, phần lớn phụ nữ
đánh giá cuộc sống thuận lợi hơn với 39,8%; tiếp đến là tỷ lệ phụ nữ đánh giá cuộc
sống vẫn như trước với 35,5%; thấp nhất là tỷ lệ phụ nữ cho rằng cuộc sống khó
khăn hơn với 24,7%. Như vậy, phần lớn phụ nữ vẫn lạc quan với cuộc sống sau ly
hôn. Đề tài phân tích một số chỉ báo về tâm trạng của phụ nữ trong vòng 12 tháng
sau ly hôn như sau:

67


Đơn vị: %
100
80

86
67,7


Vẫn buồn mỗi khi nhắc tới
cuộc ly hôn

61,3

60
32,3

40

38,7

14

20

Vẫn muốn nối lại cuộc hôn
nhân đã mất

0
Đúng

Cố gắng tỏ ra vui vẻ trước mọi
người dù không phải vậy

Không

Biểu đồ 2.10: Tâm trạng của phụ nữ về cuộc ly hôn trong 12 tháng sau ly hôn
(Nguồn: Số liệu đề tài “Vấn đề ly hôn trong xã hội Việt Nam hiện đại” của Viện Xã hội học)


Số liệu biểu đồ 2.10 cho thấy trong 12 tháng sau ly hôn, phần lớn phụ nữ với
tỷ lệ 67,7% vẫn thấy buồn mỗi khi tự nhắc đến hay có người khác nhắc đến cuộc ly
hôn của mình. Điều này cho thấy, đối với phần lớn phụ nữ, dù chủ động hay bị động
trong cuộc ly hôn, dù cuộc ly hôn là chính đáng hay không chính đáng, thì đó vẫn
luôn là một nỗi đau trong cuộc đời họ. Như Lê Thị Quý ví ly hôn là một cuộc giải
phẫu rất đau đớn, vết thương rồi sẽ lành nhưng không thể không để lại thương tích
[25, 265]. Tuy nhiên, hầu hết họ vẫn không muốn nối lại cuộc hôn nhân đã mất với
86%. Bên cạnh đó, số liệu cũng cho thấy phần lớn phụ nữ với tỷ lệ 61,3% thừa nhận
họ luôn phải cố gắng tỏ ra vui vẻ trước mọi người dù thực tế trong lòng họ không
phải vậy. Cách sống ẩn mặt, sống với việc đeo mặt nạ vui vẻ ấy chính là để những
người quan tâm tới cuộc sống của họ có thể an tâm về họ, có thể tin được rằng họ
vẫn ổn sau nỗi đau ly hôn, dù trong lòng họ không hề ổn như họ vẫn thể hiện. Hoặc
là họ đang cố chứng tỏ rằng mình có bản lĩnh vững vàng, thay vì biểu lộ nỗi buồn
của mình để người ngoài coi thường họ không giữ được hạnh phúc gia đình, thì họ
thể hiện vẻ ngoài vẫn vững vàng sau giông tố hôn nhân để tiếp tục thực hiện những
vai trò khác của mình, mà trong đó không còn vai trò là người vợ của người chồng
cũ. Ta thấy luận điểm của Goffman đã được vận dụng tối ưu trong trường hợp này.
Theo đó, sau ly hôn chính là một chương mới trong vở kịch cuộc đời của phụ nữ.
Những người xung quanh họ chính là những khán giả đang chờ đợi họ thể hiện vai
68


diễn của mình như thế nào trên sân khấu, tức là xem họ thực hiện các vai trò của
mình như thế nào sau biến động. Khi xuất hiện trước những khán giả ấy, phụ nữ
phải kiềm chế biểu cảm của mình, phải thể hiện bản thân bằng những biểu cảm trên
mặt nạ mà họ đeo, phải ẩn giấu đi bộ mặt, tâm trạng thật của mình dưới lớp mặt nạ
đó. Như thế họ mới có thể duy trì biểu cảm mà mọi người xung quanh mong đợi
được thấy ở họ, cũng như một bộ phim phải đánh đúng vào thị hiếu khán giả thì
mới thu hút được người xem. Hoặc là để định hướng mọi người bằng cách tạo nên
ấn tượng về cái tôi tốt đẹp của bản thân mình trong mắt mọi người. Trong hậu

trường, khi không còn ai quan sát, khi chỉ có một mình, họ mới có thể tháo bỏ lớp
mặt nạ đó để thể hiện đúng tâm trạng của mình. Lúc này họ mới có thể là chính bản
thân mình, không phải gồng mình để điều khiển ấn tượng của người khác về mình.
Với một người trưởng thành, đó là điều hiển nhiên. Mỗi người đều mang trên mình
một lúc nhiều vai trò khác nhau, nhiều trách nhiệm khác nhau. Phụ nữ sau ly hôn
cũng thế, họ vẫn còn vai trò của một người mẹ phải chăm sóc con cái, vai trò người
con phải báo hiếu bố mẹ, vai trò một người đồng nghiệp phải hoàn thành công việc
của mình mà không kéo tụt thành tích một tập thể xuống vì cảm xúc của mình. Họ
không thể chỉ vì một rạn nứt trong vai trò người làm vợ của mình mà làm ảnh
hưởng tới việc thực hiện những vai trò khác. Điều chỉnh cảm xúc, kiềm chế biểu
cảm ở đây đối với đề tài không phải là cách sống hai mặt, sống giả tạo, mà chỉ là
cách sống ẩn mặt, tạo vỏ bọc bằng mặt nạ hoàn hảo để che giấu và kiềm chế những
cảm xúc không thích hợp thể hiện trước khán giả trong một số thước phim cuộc đời
của họ, không thích hợp thể hiện trước mọi người trong một số giai đoạn hay trường
hợp cụ thể. Thay vì gục ngã trong những mất mát hôn nhân đó, họ cần phải tiết chế
cảm xúc để cùng phối hợp với mọi người trong các mối quan hệ xã hội khác để thực
hiện các vai trò của mình.
Kiểm định mối liên hệ giữa những phụ nữ vẫn buồn mỗi khi nhắc lại cuộc ly
hôn và những phụ nữ phải sống ẩn mặt bằng cách đeo mặt nạ trước mọi người cho
kết quả p = 0,00 < 0,05 cho thấy giữa hai biến số này có mối liên hệ như sau:

69


Đơn vị: %
100
50

84,1
13,3


86,7
15,9

Vẫn buồn khi nhắc tới cuộc ly
hôn

0
Cố tỏ ra vui vẻ
trước mọi người Không tỏ ra vui
vẻ
dù không phải
vậy

Không buồn khi nhắc tới cuộc
ly hôn

Biểu đồ 2.11: Kiểm định mối liên hệ giữa tỷ lệ phụ nữ vẫn buồn sau cuộc ly hôn
và tỷ lệ phụ nữ cố tỏ ra vui vẻ trước mặt mọi người dù thực tế không phải vậy
(Nguồn: Số liệu đề tài “Vấn đề ly hôn trong xã hội Việt Nam hiện đại” của Viện Xã hội học)

Kết quả của biểu đồ 2.11 cho thấy trong tỷ lệ những phụ nữ cố tỏ ra vui vẻ
trước mọi người dù không phải vậy, hầu hết những phụ nữ vẫn thấy buồn sau cuộc
ly hôn chiếm tỷ lệ cao hơn những người không buồn. Ngược lại, những người
không buồn sau cuộc ly hôn hầu hết không phải thể hiện như thế. Như vậy, đa số
những người vẫn buồn sau ly hôn phải sống ẩn mặt, giấu nỗi buồn của mình đi mà
tỏ ra vui vẻ trước mặt mọi người. Như Lê Thị Quý [25, 265] đã ví ly hôn là cuộc
giải phẫu gây ra vết thương, đề tài cũng cho rằng ly hôn là chính là vết thương để lại
vết sẹo cho mỗi người trong cuộc. Có vết thương âm ỷ mãi, cứ mỗi khi trở trời - tức
là khi chủ nhân nghĩ tới, nhắc tới lại khiến chủ nhân đau. Có vết thương tuy chóng

lành nhưng mãi để lại vết sẹo khó thể bỏ. Với những vết sẹo ấy, có người vô tư,
không mấy bận tâm mà vẫn thoải mái sống với chúng; không buồn khi nhắc đến,
không phải sống ẩn mặt. Có người phải che đậy vết sẹo ấy, phải sống ẩn mặt vì
muốn giấu nó đi để phô diễn mặt nạ hoàn hảo ra bên ngoài.

70


Bảng 2.15: Kiểm định mối liên hệ giữa khu vực cư trú của phụ nữ sau ly hôn
và tỷ lệ phụ nữ cố tỏ ra vui vẻ trước mặt mọi người dù thực tế không phải vậy
Tâm trạng của phụ nữ

Đô thị

Nông thôn

Tổng

Cố tỏ ra vui vẻ trước mọi người dù không phải vậy

78,7%

11,8%

54%

21,3

88,2


46%

100%

100%

100%

Không tỏ ra vui vẻ
Tổng

(Nguồn: Số liệu đề tài “Vấn đề ly hôn trong xã hội Việt Nam hiện đại” của Viện Xã hội học)

Từ kiểm định Crosstab trong bảng 2.15, với p = 0,051 ~ 0,05, có thể coi có
mối liên hệ giữa khu vực cư trú của phụ nữ sau ly hôn với tỷ lệ phụ nữ cố tỏ ra vui
vẻ trước mọi người dù không phải vậy. Theo đó, phụ nữ tại đô thị có tỷ lệ phải sống
ẩn mặt với việc cố tỏ ra vui vẻ trước mặt mọi người dù thực tế không phải vậy cao
hơn gấp 3 lần so với tỷ lệ phụ nữ tương tự ở nông thôn. Điều này là do phụ nữ ở đô
thị chịu tác động mạnh hơn bởi kinh tế thị trường, họ làm những nghề phải giao tiếp
xã hội nhiều, họ có nhiều mối quan hệ xã hội hơn, gánh nhiều vai trò xã hội và trách
nhiệm xã hội hơn nên việc họ phải đeo lớp mặt nạ cảm xúc khi giao tiếp sẽ cao hơn.
Phụ nữ ở nông thôn mang bản chất thật thà, chân chất và ít giao tiếp xã hội hơn nên
sẽ dễ dàng biểu lộ cảm xúc thật hơn.
Với những tâm trạng ấy, các mối QHXH sẽ góp phần giúp phụ nữ hòa nhập
hơn trong cuộc sống sau ly hôn. Các phỏng vấn sâu cho thấy các mối quan hệ với
con, với gia đình gốc và với bạn bè chính là những mối QHXH cần thiết để họ nâng
cao chất lượng cuộc sống sau ly hôn. Phụ nữ vẫn thường truyền tai nhau câu nói chỉ
nên rơi nước mắt vì người mình sinh ra và người sinh ra mình, điều này cũng đúng
với những trường hợp phụ nữ sau ly hôn lấy tình cảm với con cái và tình cảm với bố
mẹ đẻ làm động lực để bước tiếp cuộc đời. Những chia sẻ của phụ nữ như “Thoải

mái vui lắm, cái gì cũng mẹ mẹ, 3 mẹ con vui lắm” hay “Bây giờ em ở như thế này
đang sướng, chỉ có mỗi tội là ăn bám bố mẹ thôi chứ thực sự em rất sướng” trong
các phỏng vấn sâu nói trên đã nói lên lợi ích tích cực từ các mối quan hệ với con cái
và gia đình gốc đối với phụ nữ sau ly hôn. Đồng thời, những nhận định “bạn em ra
dỗ suốt” hay “cũng có bạn bè giúp đỡ nói chuyện nên thoải mái đến bây giờ” cho
71


thấy mối quan hệ với bạn bè chính là nơi để họ trút bầu tâm sự, chia sẻ những suy
nghĩ thầm kín nhất mà ngay cả với người nhà cũng chưa chắc họ đã có thể chia sẻ.
Bạn bè là nguồn lực tinh thần lớn giúp phụ nữ sau ly hôn giải tỏa tâm tư.
Có thể nói, phụ nữ mong đợi, hy vọng nhất ở mối quan hệ với con cái. Sau ly
hôn thì với hầu hết phụ nữ, con cái chính là động lực lớn nhất thúc đẩy họ vực dậy
sau ly hôn để đi tiếp trên chặng đường còn lại của cuộc đời.
Bên cạnh đó, mối quan hệ tốt với đồng nghiệp sẽ giúp họ phấn đấu hơn trong
công việc, sự nghiệp, nhất là với những phụ nữ mang gánh nặng kinh tế phải nuôi
con một mình. Mối quan hệ với bạn tình hay tái hôn cũng sẽ giúp họ có niềm tin
vào tình yêu hơn, giúp họ có cơ hội tiến đến với một cuộc hôn nhân mới hạnh phúc
hơn sau cuộc hôn nhân thất bại.
Như vậy, có thể nói hầu hết phụ nữ mong đợi nhiều nhất ở các mối quan hệ với
con, với gia đình gốc và với bạn bè sau ly hôn.

72


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
Về mối quan hệ với con, phần lớn phụ nữ đánh giá mối quan hệ của họ với con
vẫn như lúc trước ly hôn, thậm chí sau ly hôn có thể mối quan hệ giữa mẹ và con

còn gắn bó hơn. Người phụ nữ sau ly hôn do sự mất mát hôn nhân mà sẽ càng cố
gắng bù đắp về kinh tế cho con cái hơn, điều này đã được đề tài giải thích bằng ý
thuyết “tôi soi gương” của Cooley. Nhất là với người phụ nữ đơn thân, họ phải gánh
trách nhiệm của cả người mẹ lẫn người bố nên càng nỗ lực kiếm thêm thu nhập để
phát triển kinh tế. Đây cũng là điều mà Thuyết nữ quyền Tự do luôn ủng hộ, phụ nữ
độc lập về kinh tế sẽ có được nhiều quyền chủ động hơn trong cuộc sống. Hầu hết
mẫu nghiên cứu đều thừa nhận người phụ nữ sau cuộc ly hôn thường chịu tổn thất
nhiều hơn nam giới. Đó là một sự bất bình đẳng giới mà phụ nữ sau ly hôn phải
gánh chịu. Con cái là thành viên gia đình gần gũi nhất với phụ nữ, không chỉ vì
chúng thường thân thiết với mẹ hơn cả do được mẹ sinh ra và chăm sóc, mà còn vì
chúng đã trực tiếp chứng kiến sự tan vỡ của gia đình mà lỗi phần đa là do người bố
và chứng kiến những thiệt thòi mẹ phải gánh chịu. Bên cạnh đó, sau ly hôn mối
quan hệ của cha và con thường xấu đi nên con cái thường thân thiết với mẹ hơn.
Phần lớn phụ nữ đánh giá việc nuôi dưỡng con sau ly hôn là tốt hơn cho thấy sau ly
hôn mối quan hệ giữa mẹ và con phần lớn vẫn theo chiều hướng tích cực; mức độ
nghe lời của con đối với phụ nữ phần lớn cũng vẫn như trước. Đồng thời, phụ nữ
sau ly hôn có tình trạng kinh tế tốt hơn thì có mối quan hệ với con cái tốt hơn.
Về mối quan hệ với gia đình gốc, kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn phụ nữ
sống tại nhà bố mẹ đẻ trong 12 tháng sau ly hôn. Tỷ lệ phụ nữ sống tại nhà anh chị
em ruột chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ do mỗi người đều có gia đình riêng, có cuộc sống riêng
để lo toan nên ít phụ nữ lựa chọn cách sống chung với anh chị em ruột. Phần lớn
phụ nữ đánh giá mối quan hệ của họ với bố mẹ đẻ sau ly hôn là vẫn vậy với tỷ lệ
gần gấp đôi so với tỷ lệ phụ nữ đánh giá quan hệ với gia đình gốc là tốt hơn cho
thấy sau ly hôn, phần lớn mối quan hệ của phụ nữ với bố mẹ đẻ không bị ảnh
hưởng. Tỷ lệ phụ nữ đánh giá mối quan hệ với con tốt lên cao hơn so với tỷ lệ phụ
73


nữ đánh giá mối quan hệ với gia đình gốc tốt hơn. Phụ nữ trong độ tuổi 36 – 44
cũng có mối quan hệ với gia đình gốc tốt nhất trong 3 nhóm tuổi.

Về mối quan hệ với gia đình nhà chồng, hầu hết phụ nữ không tiếp tục duy trì
mối quan hệ với chồng cũ và bố mẹ chồng cũ. Có người lánh mặt chồng, có người
vẫn làm bạn như bình thường, cũng có những trường hợp ly hôn rồi nhưng vẫn phải
chịu hành vi bạo lực từ người chồng cũ - biểu hiện rõ nét của bất bình đẳng giới
theo thuyết nữ quyền, áp bức giới vẫn tồn tại dai dẳng đối với người phụ nữ dù họ
đã cách ly bằng pháp luật với người chồng cũ. Phụ nữ ở nông thôn ít duy trì quan hệ
với chồng cũ hơn so với phụ nữ ở đô thị. Trình độ học vấn càng cao thì mức độ phụ
nữ duy trì quan hệ với chồng cũ càng cao. Phụ nữ trong những nghề đòi hỏi trình độ
học vấn cao thì có mức độ duy trì quan hệ với chồng cũ nhiều hơn, tương đương với
trình độ học vấn của phụ nữ càng cao thì mức độ này càng cao. Tỷ lệ phụ nữ hầu
như không gặp lại chồng cũ cao hơn so với tỷ lệ phụ nữ hầu như không tới thăm bố
mẹ chồng cũ, do nhiều phụ nữ đã thực hiện hành động truyền thống theo phân loại
của Weber, là HĐXH tuân thủ theo thói quen tới thăm bố mẹ chồng những dịp cần
thiết mà phụ nữ vẫn giữ được từ trước ly hôn, tuân thủ theo phong tục, tập quán
truyền thống là hiếu lễ với mẹ cha. Bên cạnh đó, trong khi hầu hết phụ nữ có mối
quan hệ với gia đình gốc ở mức vẫn như trước thì phần lớn họ lại hầu như không tới
thăm, không tiếp tục duy trì mối quan hệ với bố mẹ chồng cũ.
Hầu hết phụ nữ không đồng tình với nhận định về việc trở nên khép mình và
ngại giao du với bạn bè cho thấy với đa số phụ nữ, việc ly hôn không làm họ có xu
hướng tách biệt với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, số liệu chưa đủ để khẳng định họ
có giao du với bạn bè nhiều hơn hay không. Phụ nữ ở nông thôn sẽ trở nên khép
mình, ít giao du với bạn bè hơn so với phụ nữ ở khu vực đô thị. Đồng thời, phụ nữ
ly hôn sau càng nhiều năm thì càng trở nên khép mình và ít giao du với bạn bè hơn.
Phần lớn phụ nữ đánh giá mối quan hệ của họ với đồng nghiệp vẫn như lúc
trước ly hôn. Phụ nữ có tình trạng kinh tế càng tốt sau ly hôn thì càng có mối quan
hệ tốt với đồng nghiệp ở nơi làm việc hơn. Bên cạnh đó, phụ nữ ở độ tuổi 36 – 44
tuổi có mối quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp ở nơi làm việc sau ly hôn so với các
nhóm tuổi khác.
74



×