Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên trường đại học hùng vương thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 114 trang )

BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ


PHAN ĐỨC THUẤN

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM KHẮC PHỤC
TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI -2013


BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ


PHAN ĐỨC THUẤN

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM KHẮC PHỤC
TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ : 60 14 01 14

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS NGUYỄN TRỌNG XUÂN



HÀ NỘI -2013


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

3

TÌNH TRẠNG SINH VIÊN BỎ HỌC TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH
1.1.
1.2.

PHỐ HỒ CHÍ MINH
Một số khái niệm công cụ
Ảnh hưởng của tình trạng sinh viên bỏ học và các nhân tố tác

1.3.

động dẫn đến sinh viên bỏ học
16
Thực trạng và nguyên nhân sinh viên bỏ học tại Trường Đại

12
13

học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh

21
Chương 2 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG
SINH VIÊN BỎ HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
43
2.1. Yêu cầu xây dựng và thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng sinh
viên bỏ học tại Trường Đại học Hùng Vương Tp Hồ Chí Minh
43
2.2. Đề xuất biện pháp khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học tại 5
Trường Đại học Hùng Vương Tp Hồ Chí Minh
0
2.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
83
PHỤ LỤC
88


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Viết đầy đủ
Ban Giám hiệu
Biện pháp
Cán bộ quản lý
Cao đẳng
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Đại học
Đại học Hùng vương
Đơn vị tính
Giảng viên
Giáo dục Đại học
Giáo viên chủ nhiệm
Hội đồng Quản trị
Ký túc xá
Lý thuyết
Ngân hàng Chính sách Xã hội
Sinh viên
Thành phố Hồ Chí Minh

Thực hành
Tính tương quan

Viết tắt
BGH
BP
CBQL

CHDCND Lào
ĐH
ĐHHV
ĐVT
GV
GDĐH
GVCN
HĐQT
KTX
LT
NHCSXH
SV
Tp HCM
TH
R

20

Ủy ban Nhân dân

UBND



3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương
phát triển giáo dục - đào tạo cả về quy mô và chất lượng giáo dục. Theo đó, số
lượng các trường đại học công lập và ngoài công lập hàng năm tăng lên đáng
kể, tạo cơ hội học tập cho phần lớn học sinh tốt nghiệp bậc trung học phổ
thông. Sự ra đời của các trường ngoài công lập đã góp phần đào tạo nguồn
nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và giải quyết
các vấn đề xã hội. Năm học 2011-2012 cả nước có 2.162.106 sinh viên đang
theo học, trong đó cao đẳng 726.219 sinh viên chiếm tỷ lệ 33,59%, đại học
1.435.887 sinh viên chiếm tỷ lệ 66,41% (không kể sinh viên khối an ninh và
quốc phòng).
Theo số liệu công bố của Bộ Giáo dục-Đào tạo cả nước có 419 trường
đại học và cao đẳng trong đó:
-204 trường đại học (149 trường công lập, 55 trường ngoài công lập)
-215 trường cao đẳng (187 trường công lập, 28 trường ngoài công lập)
Như vậy, khối các trường ngoài công lập có 83 trường (55 trường đại học
và 28 trường cao đẳng), chiếm 20% trong tổng số các trường trong cả nước.
Năm học 2011 – 2012, cả nước có 2.162.106 sinh viên, thì các trường
ngoài công lập là 317.830 em (chiếm 14,7%). Các trường ngoài công lập đã
đào tạo lực lượng lao động khá lớn cho xã hội, đóng vai trò quan trọng trong
sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, sự “phát triển nóng” của các trường đại học ngoài công lập
đã và đang phát sinh những vấn đề phức tạp cần phải giải quyết.
Sự gia tăng về số lượng các trường đại học ngoài công lập, cùng với
lượng sinh viên hàng năm về theo học tại các đô thị ngày càng tăng đã tạo nên
áp lực lớn đối với xã hội và các trường đại học. Cơ sở vật chất, chất lượng và
quy mô của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu không theo kịp với



4
tốc độ phát triển quá nhanh của số lượng sinh viên đã gây nên những khó
khăn trong quản lý, đảm bảo chất lượng giáo dục – đào tạo.
Sự quan tâm của nhà trường đối với sinh viên ngày càng ít đi, quan hệ
thầy–trò ngày càng ít sự gắn bó cùng với tác động của nền kinh tế thị trường.
Một bộ phận sinh viên do chất lượng đầu vào thấp không theo kịp chương
trình cùng với những tác động tiêu cực của xã hội đã làm các em bỏ học khi
khóa học chưa kết thúc.
Các trường đại học ngoài công lập phần lớn mới thành lập, cơ sở vật
chất, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý còn thiếu. Nhiều nhà quản lý giáo
dục đã ví đầu ra của các trường công lập là đầu vào của trường ngoài công lập
ý nói giáo viên về hưu của các trường công lập được tuyển dụng vào các
trường ngoài công lập. Tại các trường đại học ngoài công lập phần lớn học
phí cao, không có ký túc xá cho sinh viên; nhà trường chỉ quản lý sinh viên
trong giờ lên lớp; tuyển sinh đầu vào chất lượng thấp (phần lớn sinh viên đạt
điểm sàn là trúng tuyển)… tình trạng sinh viên bỏ học tại các trường này khá
nghiêm trọng đã để lại những hệ luỵ ảnh hưởng lớn đến nhà trường, gia đình
và xã hội.
Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh là một trường
đại học ngoài công lập (thành lập năm 1995) cũng không là ngoại lệ. Trong
những năm gần đây tình trạng sinh viên bỏ học vẫn diễn ra với các mức độ
khác nhau, nguyên nhân khác nhau, như: không theo kịp chương trình, gặp
khó khăn về kinh tế, thiếu sự quan tâm của nhà trường, công tác quản lý bị
buông lỏng... nhà trường chưa có những biện pháp quản lý để khắc phục tình
trạng sinh viên bỏ học.
Làm thế nào để khắc phục được tình trạng sinh viên bỏ học là câu hỏi lớn
cần phải có lời giải đáp thỏa đáng.
Với mong muốn góp phần đưa ra những biện pháp quản lý khả thi

nhằm ngăn ngừa và khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học, tôi chọn đề tài :


5
“Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên
Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh ” làm đề tài luận văn
thạc sĩ Quản lý giáo dục.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tình trạng bỏ học của học sinh, sinh viên diễn ra cả ở những nước phát
triển và những nước chậm phát triển, điều đó đã tác động xấu đến sự phát
triển xã hội; đây là vấn đề thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà quản lý
mà còn của các nhà khoa học. Hiện nay đã có một số công trình ở nước ngoài
và trong nước nghiên cứu về sinh viên bỏ học. Tiêu biểu là:
Ở nước ngoài, Tiến sĩ Hamish Coates, đang làm việc tại Hội đồng
Nghiên cứu Giáo dục của Australia, người đứng đầu công trình nghiên cứu
“Tình hình sinh viên bỏ học” tại Australia. Ông cho rằng gần 1/3 trong số
35.000 sinh viên đang theo học tại 35 trường đại học nổi tiếng ở Australia
đang xem xét từ bỏ các khóa học của họ. Cũng theo nghiên cứu của Hội đồng
Nghiên cứu Giáo dục nước này thì điều đáng lo ngại là 30% trong số sinh
viên được thăm dò ý kiến ở Australia cho biết họ có thể nghỉ học cho dù
chương trình học chưa kết thúc. Những sinh viên này chủ yếu ở những vùng
nông thôn, vùng có thu nhập thấp, hay từ những gia đình có hoàn cảnh khó
khăn mà không có đủ tiền chi phí cho việc sinh hoạt, học tập trong thời gian
học đại học tại Australia.
Nguyên nhân của việc sinh viên muốn bỏ học được tiến sĩ Hamish
Coates cho là: do chương trình đào tạo đại học hiện tại thiếu thực hành,
chương trình đào tạo khô cứng thiếu hấp dẫn với sinh viên; do sinh viên ở
những vùng nông thôn, vùng xa gặp khó khăn về kinh tế buộc phải bỏ học do
không đủ kinh phi chi trả cho việc học tập và sinh hoạt phí đắt đỏ tại các
thành phố lớn.

Ở Mỹ, trong một công trình khoa học, có tựa đề “Để ngăn chặn việc
học sinh bỏ học” đối với học sinh phổ thông, tác giả đã đề xuất thực hiện biện


6
pháp hành chính, xử phạt bằng tiền. Theo đó, chính quyền thực hiện mức phạt
dành cho những gia đình để con mình vắng mặt tại trường mỗi ngày là 75
USD. Hiện kế hoạch áp dụng mức phạt đã được triển khai tại Bang New
Britain, Bang Connecticut, vì ở đây tỉ lệ học sinh bỏ học cao. Tại bang Ohio,
phụ huynh phải nộp phạt 500 USD hoặc thậm chí phải lao động công ích tới
70 giờ nếu con bỏ học.
Gần đây, học sinh ở Los Angeles vẫn bị phạt từ 200 USD đến 250 USD
khi bỏ học. Tại một trường học ở Pennsylvania (Mỹ), trong năm học 2008 2009 phụ huynh học sinh đã phải nộp số tiền phạt tổng cộng lên tới 500.000
USD do để con bỏ học, trong khi phạt về hành vi bạo lực chỉ thu được 300
USD. Tuy nhiên, với sinh viên đại học do thực hiện tích luỹ tín chỉ trong quá
trình học tập mà không giới hạn thời gian, nên không thực hiện biện pháp
phạt tiền nếu sinh viên bỏ học hay ngừng học mà khóa học chưa kết thúc.
Như vậy, không chỉ ở những nước có nền kinh tế chậm phát triển, do
người dân không đủ kinh phí trang trải trong thời gian học tập cho con em
mình mà dẫn đến tình trạng học sinh, sinh viên bỏ học. Ngay cả ở những nước
kinh tế phát triển, như Australia, Mỹ tình trạng bỏ học của học sinh, sinh viên
vẫn diễn ra. Một phần vì lý do kinh tế, nhưng cũng có nhiều nguyên nhân chủ
quan và khách quan khác dẫn đến tình trạng học sinh, sinh viên bỏ học.
Ở trong nước, những năm qua, đã có các chỉ thị, nghị quyết, quyết định
của các cấp quan tâm đến việc học tập của sinh viên, tạo điều kiện cho sinh
viên vay vốn. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/2007/QĐTTg về Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam áp dụng chính sách ưu đãi
cho sinh viên vay vốn học tập, để hạn chế tình trạng bỏ học của sinh viên ở
các trường đại học, chương trình này đã thực hiện được 6 năm (từ 2007). Mặc
dù chưa giúp nhiều cho sinh viên giải quyết các khó khăn về kinh tế; đồng
thời, chưa phải là giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn tình trạng sinh viên

bỏ học, nhưng trên thực tế quyết định này đã tiếp sức cho rất nhiều sinh viên


7
khắc phục một phần khó khăn về kinh tế để tiếp tục theo học tại các trường
đại học, cao đẳng.
Dưới góc độ khoa học, tác giả Mai Mộng Tưởng đã đề cập đến trách
nhiệm của cộng đồng xã hội đối với việc “Ngăn chặn sinh viên bỏ học,
trách nhiệm không của riêng ai”. Từ việc nêu lên những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng sinh viên bỏ học như: khả năng không theo kịp chương trình
ở bậc đại học, sinh viên không có tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt
phục vụ học tập hay vì quá khó khăn về tiền bạc phải đi làm thêm, sao
nhãng học hành dẫn đến bỏ học luôn... Tác giả cho rằng, để khắc phục tình
trạng bỏ học của sinh viên cần có những biện pháp đồng bộ, trên cả bình
diện vĩ mô và vi mô; đó là sự kết hợp trách nhiệm của cả gia đình, nhà
trường và xã hội. Tuy nhiên, những biện pháp được đề xuất chưa đầy đủ,
chưa gắn với chức năng quản lý giáo dục.
Tác giả Trương Văn Hùng nghiên cứu biện pháp “Hạn chế sinh viên bỏ
học” ở Trường Đại học Đông Á. Từ sự thống kê số sinh viên bỏ học, tác giả
đã chỉ ra những hình thức bỏ học của sinh viên như ban đầu các em chỉ bỏ
giờ; bỏ tiết; sau dần hình thành lỗ hổng kiến thức và nghỉ nhiều thành thói
quen; tiến đến bỏ học hoàn toàn (bỏ hẳn hay bỏ luôn). Tác giả đã chỉ ra những
nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn tới sinh viên bỏ học; đồng thời, đề
xuất một số biện pháp hạn chế tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học
Đông Á. Trong đó, các lực lượng giáo dục cần quan tâm đến các em nhiều
hơn; cần quản lý sinh viên chặt chẽ hơn về mọi mặt...
Đi sâu nghiên cứu “Chính sách cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách
Xã hội Việt Nam tác động đến đời sống và học tập của sinh viên sau khi vay
vốn”; các tác giả Võ Trà My, Huỳnh Phạm Hồng Liên và Nguyễn Trung Dũng
thuộc Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn của Trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh cho rằng đây là một trong những
giải pháp quan trọng giúp sinh viên vượt khó vươn lên, đồng thời góp phần


8
khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học do khó khăn về kinh tế. Trên cơ sở phân
tích vấn đề sinh viên vay vốn để giải quyết khó khăn trong cuộc sống và học
tập ở bậc đại học tại ba trường đại học là Trường Đại học Khoa Học Xã Hội
và Nhân Văn TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Mở bán công TP Hồ Chí
Minh, Trường Đại học Tôn Đức Thắng Thành phố Hồ Chí Minh, các tác giả
chỉ ra mục đích vay vốn của sinh viên dùng để chi phí cho các nhu cầu tối cần
thiết trong thời gian học như sau:
- Đóng học phí (79,60%); trang trải các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu
(42,20%, bao gồm ăn uống hằng ngày; trả tiền nhà ở; phương tiện đi lại... )
Tuy nhiên, các tác giả nhận thấy đa số sinh viên cho rằng qui mô vốn
được vay 1.000.000đ/tháng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội là không đủ nên về
cơ bản vẫn chưa giải quyết được vấn đề sinh viên bỏ học do khó khăn về kinh tế.
Cũng liên quan đến vấn đề vay vốn để tiêu dùng cá nhân và đóng học phí,
nhóm tác giả Công Nguyên và Khánh Nguyên đã tìm hiểu về tình trạng “Cho sinh
viên vay nặng lãi” đã và đang trở thành tệ nạn tấn công làng đại học. Các tác giả chỉ
rõ, ban đầu các em kẹt tiền, chỉ vay ngắn hạn với số tiền nhỏ nhưng do lãi suất cao,
lãi mẹ đẻ lãi con, không có khả năng thanh toán nên “xã hội đen” can thiệp và các
em phải bỏ trốn và hậu quả cuối cùng là các em bỏ học không dám đến trường.
Các công trình kể trên tuy đã đề cập đến các góc độ khác nhau của vấn
đề sinh viên bỏ học, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có
hệ thống về tình trạng sinh viên bỏ học tại các trường đại học và đặc biệt sinh
viên bỏ học tại các trường đại học ngoài công lập.
Trước tình trạng sinh viên, nhất là sinh viên nghèo bỏ học có chiều
hướng ngày càng gia tăng, gần đây cổng thông tin điện tử của Chính phủ
phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách

Xã hội Việt Nam tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Để sinh viên nghèo
có tiền theo học”. Tại buổi tọa đàm, đại diện của Bộ Giáo dục - Đào tạo,
Bộ Tài Chính, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam thống nhất nhận


9
định, mục đích của việc cho sinh viên vay vốn là để giải quyết một phần
khó khăn về kinh tế, giúp sinh viên nghèo có thể tiếp tục theo học. Buổi tọa
đàm cũng nhấn mạnh là vấn đề khó khăn về kinh tế là có thật của một bộ
phận sinh viên mà gia đình phần lớn sống ở nông thôn có khó khăn về kinh
tế. Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam cho rằng,
họ cũng chỉ hỗ trợ một phần trong số những khó khăn của sinh viên, tình
trạng sinh viên bỏ học vẫn diễn ra mà chưa có biện pháp nào để giúp các em
chống lại căn bệnh trầm kha này.
Tóm lại, tình trạng sinh viên các trường đại học, cao đẳng, nhất là các
trường ngoài công lập bỏ học đang trở thành vấn đề quan tâm của nhà trường,
các bậc phụ huynh và cả xã hội.
Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này ở các góc
độ khác nhau, tuy nhiên phần lớn những nghiên cứu trên diễn ra ở quy mô
nhỏ, phạm vi hẹp, thời gian ngắn và chưa nêu được đầy đủ bản chất của vấn
đề sinh viên bỏ học cũng như các giải pháp quản lý để khắc phục.
Hiện nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ
thống về tình trạng sinh viên bỏ học tại các trường đại học và đặc biệt tại các
trường đại học ngoài công lập. Vì vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn là vấn đề có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn, không trùng lặp với các công trình đã được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất biện pháp quản lý nhằm khắc
phục tình trạng sinh viên bỏ học tại Trường ĐHHV Tp HCM hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận giải cơ sở lý luận về khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên;
- Phân tích thực trạng, xác định nguyên nhân dẫn đến sinh viên bỏ học
tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh;


10
- Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng sinh viên bỏ
học tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý sinh viên tại Trường Đại học Hùng Vương thành
phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên tại
Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý để ngăn chặn, khắc phục
tình trạng bỏ học của sinh viên đào tạo chính quy tập trung ở Trường Đại học
Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh.
Các số liệu phục vụ nghiên cứu được khảo sát trong thời gian năm năm
gần đây (từ năm 2007 đến 2012).
5. Giả thuyết khoa học
Tình trạng bỏ học của sinh viên trong thời gian học tại trường đại học
Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh năm nào cũng xảy ra và để lại nhiều hệ
lụy cho cả gia đình, nhà trường, xã hội. Nhưng nếu quản lý tốt sinh viên, tạo
điều kiện thuận lợi cho các em học tập, giảm bớt khó khăn về kinh tế, tạo sự
gắn bó của sinh viên với nhà trường, tổ chức tốt các hoạt động để nâng cao
chất lượng học tập, tu dưỡng rèn luyện thì tỷ lệ sinh viên bỏ học sẽ giảm.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu

Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác-Lênin; quán triệt và cụ thể hoá tư tưởng Hồ Chí Minh,
Đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo trên
cơ sở luật giáo dục đại học được Quốc hội thông qua tháng 1/2012.


11
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập các tài liệu, phân tích, tổng hợp, đánh giá, hệ thống hoá, mô
hình hoá khái quát lý luận về tình trạng sinh viên bỏ học tại Trường Đại học
Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Thực hiện điều tra bằng phiếu thăm dò (anket) với giảng viên, cán bộ
quản lý và sinh viên tại trường;
Quan sát các hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập của thầy và trò
trên thực tế; thâm nhập thực tế đời sống của sinh viên tại các khu nhà trọ, tiếp
xúc sinh viên và giảng viên thăm dò ý kiến;
Toạ đàm, trao đổi với các lực lượng quản lý và sinh viên về công tác
quản lý trong quá trình đào tạo;
Tổng kết rút kinh nghiệm về công tác quản lý sinh viên của nhà trường ;
Tiến hành xin ý kiến chuyên gia của các nhà sư phạm, nhà quản lý; kế
thừa và sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia trong giáo dục - đào tạo tại
các trường đại học.
Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp tính hệ số tương quan R của Spearman để xử lý
số liệu thống kê làm minh chứng cho sự luận giải các nhiệm vụ của đề tài.
7. Ý nghĩa của đề tài
- Luận văn làm rõ khái niệm và hậu quả của việc sinh viên bỏ học;
- Phân tích thực trạng, nguyên nhân dẫn tới sinh viên bỏ học;

- Đề xuất biện pháp khả thi để khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý sử dụng
nhằm ngăn ngừa, khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học hiện nay tại các
trường đại học ngoài công lập.
8. Cấu trúc luận văn: luận văn gồm phàn mở đầu, 2 chương, 6 tiết, kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục


12
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH TRẠNG
SINH VIÊN BỎ HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Một số khái niệm công cụ
1.1.1. Quan niệm về sinh viên bỏ học
Sinh viên không tham gia một số tiết học hay một số buổi học trên
giảng đường (bỏ giờ, bỏ tiết, bỏ buổi học) nhưng vẫn tham gia kỳ thi, vẫn
trong sự quản lý của nhà trường, được coi là hành vi trốn học hay vắng mặt
không lý do.
Sinh viên bỏ học (thôi học) là hành vi có chủ định rời bỏ giảng đường, thoát
ly khỏi môi trường học tập tập trung và không còn sự quản lý của nhà trường.
Hiện đang có những quan điểm khác nhau về vấn đề sinh viên vắng
mặt, bỏ giờ, bỏ tiết (trốn học) và bỏ học (thôi học), thậm chí có những quan
điểm trái ngược nhau về vấn đề sinh viên lên lớp hay vắng mặt trên lớp trong
một buổi học, môn học. Thậm chí có quan điểm bênh vực cho hành động bỏ
học ngành này để đi tìm học ngành khác phù hợp hơn với ý thích cá nhân.
Có quan điểm cho rằng học tập ở bậc đại học là học về phương pháp,
việc học là tự giác, ai cần thì lên lớp, ai có nhu cầu thì nghiên cứu tài liệu,
thậm chí tự nghiên cứu tài liệu, không cần lên lớp đầy đủ trong tất cả các giờ
học, chỉ cần nắm vững kiến thức đến kỳ thi đăng ký đi thi, miễn sao tích luỹ

đủ số tín chỉ cần thiết là ra trường.[44, tr.72]. Có quan điểm cho rằng việc tích
lũy tri thức khoa học là liên tục và không giới hạn phạm vi, không gian, thời
gian, có thể học từ xa, học qua mạng, và tự học, học qua sách vở tài liệu, hay
đọc sách trên thư viện để tự nghiên cứu nên sinh viên không cần lên giảng
đường tập trung đầy đủ tất cả các buổi học.
Quan điểm khác lại cho rằng sinh viên học tập trong cơ sở đào tạo, nhà
trường phải quản lý chặt chẽ như trong môi trường quân đội, hay công an thì
chất lượng mới được nâng cao, mới rèn cho các em tính kỷ luật, tinh thần


13
đồng đội, kỹ năng sống và kỹ năng làm việc nhóm. Trong thời gian sinh viên
học tập tại trường đại học phải tập trung toàn bộ thời gian; sức lực để tiếp thu
những tri thức khoa học; trang bị cho mình một lượng kiến thức tay nghề nhất
định trước khi bước vào đời, hạn chế làm thêm kiếm tiền để sao nhãng việc
học tập làm giảm chất lượng giáo dục và đào tạo [3, tr.5].
Quan điểm này không sai, nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện
nay chúng ta không thể quản lý hàng triệu sinh viên theo chế độ ký túc xá như
thời bao cấp. Trước năm 1975, tất cả sinh viên sống trong ký túc xá, ăn ở sinh
hoạt tập trung, biên chế theo tổ nhóm, lớp, khối, có sự quản lý chặt chẽ của
nhà trường, hầu như không có hiện tượng sinh viên bỏ học. Ngày nay sinh
viên được tự do hơn so với trước đây, từ tư duy đến suy nghĩ và cả hành động,
việc làm, nên việc sinh viên bỏ học trong những năm học ở bậc đại học là khó
tránh khỏi. Bên cạnh đó, sinh viên bỏ học được cho là bình thường do chọn
ngành nghề không phù hợp nên có ra trường sau này cũng khó phát triển, do
áp lực về đời sống kinh tế quá lớn, do môi trường học tập không phù hợp...
sinh viên ra đi để tìm một môi trường thích hợp hơn với khả năng, năng lực
và sở trường của bản thân và không nhất thiết phải học đại học mới có thể
bước vào đời.
Trong xu thế xã hội hóa giáo dục toàn cầu, tình trạng sinh viên bỏ học

ngày càng gia tăng chưa có dấu hiệu dừng lại và trở thành vấn đề nghiêm
trọng được cả xã hội quan tâm.
Theo tác giả: Sinh viên bỏ học (thôi học) là hành vi có chủ định rời bỏ
giảng đường, thoát ly khỏi môi trường học tập tập trung và không còn sự
quản lý của nhà trường; hành vi đó để lại hệ lụy xấu cho nhà trường, gia
đình và xã hội; làm ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo của nhà trường, gây
lãng phí tiền bạc, thời gian, nguồn nhân lực của gia đình và xã hội.
Hiện nay, sinh viên trong các trường đại học ngoài công lập thường lên
giảng đường học tập và thực hành trong các phòng thí nghiệm với thời lượng
6 ngày một tuần. Một ngày có thể lên lớp tối thiểu 5 tiết và tối đa 10 tiết
nhưng không bố trí hai ngày liên tiếp 10 tiết. Mỗi buổi học thường có điểm


14
danh, có ký xác nhận số tiết và số sinh viên tham gia của giảng viên và của
lớp trưởng. Đây là công việc bắt buộc để quản lý học tập, nếu sinh viên vắng
quá 25% số tiết sẽ không được dự thi hết môn và phải đóng tiền học lại. [10]
Trong quá trình học tập, sinh viên có những biểu hiện như bỏ một vài
tiết học trong một buỗi học (về sớm trước khi ca học kết thúc) hoặc bỏ cả một
buổi học (5 tiết) hoặc bỏ một môn học và xin học lại vào học kỳ hè.
Có những trường hợp sinh viên thường bỏ 1-2 tiết cuối vào buổi chiều
để về sớm đi làm thêm vào ban đêm, có trường hợp sinh viên trốn học đi
quán, siêu thị, hay dùng thời gian vào những mối quan hệ khác… tất cả những
trường hợp này ban đầu sinh viên không hề có ý định bỏ học (thôi học). Do
việc vắng mặt trên giảng đường thường xuyên và sự tiếp thu bài không liên
tục nên hổng kiến thức, kết quả học tập kém hoặc nợ môn. Từ đó sinh viên
phải thi lại lần hai mà thi lại lần hai phải đóng tiền phí thi lại, bên cạnh đó đề
thi lại không hề dễ hơn thi lần một nên nhiều sinh viên thi lần hai vẫn không
đạt yêu cầu và còn nợ môn. Cơ hội trả nợ khi nợ môn là không dễ vì các học
kỳ được bố trí liên tục không còn nhiều thời gian để học lại môn trả nợ ngoại

trừ học kỳ hè. Một số sinh viên không có tiền đóng học phí mặc dù vẫn lên
lớp nhưng bị cấm thi do chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà trường
nên các môn chưa có điểm vẫn bị tính là nợ môn.
Trong một vài học kỳ như thế những sinh viên này có số môn nợ ngày
càng tăng và khả năng trả hết nợ là rất khó từ đó dẫn đến các em chán nản, bi
quan và bỏ học luôn.
Một số em muốn thi lại vào năm sau để chuyển sang một ngành khác
nên tự ý bỏ môn học để tập trung ôn thi đại học dù kết quả thế nào thì các em
cũng nợ môn và hậu quả là bỏ học.
Một số em kiếm được những công việc làm thêm có thu nhập nhưng
phải trả giá bằng việc bỏ buổi học bỏ tiết học, từ tư duy có ra trường kiếm
được việc làm thì thu nhập cũng không hơn hiện tại mà lại phải học hành vất
vả nên các em chủ động bỏ học để đi làm.


15
Tất cả những hành vi trên là các biểu hiện ban đầu dẫn tới các em bỏ
học. Phần lớn sinh viên có biểu hiện ban đầu chỉ bỏ giờ bỏ tiết sau bỏ cả buổi
học và bỏ cả môn học và cuối cùng là bỏ học luôn, thoát ly khỏi sự quản lý của
nhà trường.
1.1.2. Khái niệm biện pháp khắc phục hành vi bỏ học của sinh viên
Theo từ điển Tiếng Việt, biện pháp là: “Cách làm, cách giải quyết một
vấn đề cụ thể” [43, tr.80]. Còn theo Từ Điển Bách Khoa Việt Nam thì biện
pháp là “Tìm cách thức nào đó để hành động và giải quyết vấn đề đã được đặt
ra” [19, tr.87]. Cả hai định nghĩa trên tuy khác nhau về thuật ngữ, nhưng về cơ
bản đều thống nhất về nội hàm của biện pháp, đó là tìm cách để giải quyết vấn
đề đã nêu ra. Hiện tượng sinh viên bỏ học là một vấn đề đã và đang diễn ra
theo chiều hướng ngày càng gia tăng, nhất là đối với những trường ngoài
công lập. Việc bỏ học của sinh viên là hành vi có chủ định, có nhận thức chứ
không phải ngẫu nhiên với những hình thức và biểu hiện khác nhau. Ban đầu

các em chỉ bỏ giờ học, tiết học sau đó là bỏ cả buổi học thậm chí có em bỏ
nguyên cả một tuần, hậu quả là điểm thi không đạt yêu cầu phải thi lại, thi lại
không qua phải nợ môn và cuối cùng là bi quan chán nản rồi bỏ học luôn.
Tình trạng sinh viên bỏ học thường diễn ra ở những năm đầu (học kỳ 2, 3, 4)
sang các năm sau hiện tượng bỏ học ít xảy ra hơn. Nghiên cứu, tìm kiếm biện
pháp ngăn chặn, khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học là vấn đề rất được
quan tâm của nhà trường, gia đình và của các nhà khoa học.
Từ cách tiếp cận trên đây, chúng tôi cho rằng, biện pháp khắc phục tình
trạng sinh viên bỏ học là tổng thể những cách thức mà nhà trường, gia đình,
xã hội, tiến hành để ngăn chặn hành vi bỏ học của sinh viên; thúc đẩy các em
hăng say học tập thực hiện tốt mục tiêu yêu cầu đào tạo của khóa học.
Ngăn ngừa, khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học được thực hiện bằng
nhiều cách thức khác nhau. Dưới góc độ khoa học quản lý giáo dục, đó là
những cách thức mà chủ thể quản lý đưa ra và sử dụng để quản lý ngăn chặn
hành vi bỏ học của sinh viên; thúc đẩy các em hăng say học tập thực hiện tốt
mục tiêu yêu cầu đào tạo của khóa học.


16
Việc ngăn ngừa, khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên được thực
hiện bằng nhiều cách thức khác nhau như: sử dụng các biện pháp hành chính,
sử dụng các biện pháp tâm lý - giáo dục, các biện pháp động viên khuyến
khích, biện pháp kinh tế... cũng có thể sử dụng tổng hợp các biện pháp trên,
kết hợp với các biện pháp mang tính chính sách xã hội ở tầm vĩ mô để khắc
phục tình trạng bỏ học của các em.
1.2. Ảnh hưởng của tình trạng sinh viên bỏ học và các nhân tố tác
động dẫn đến sinh viên bỏ học
1.2.1. Ảnh hưởng của tình trạng sinh viên bỏ học đối với gia đình,
nhà trường, xã hội
Việc sinh viên bỏ học là một vấn đề nhức nhối của gia đình, nhà trường

và xã hội, diễn ra khá âm thầm lặng lẽ trong môi trường giáo dục, hệ luỵ của
nó vô cùng nghiêm trọng.
Đối với gia đình, phụ huynh, cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ
cũng cố gắng hết sức mình lo cho con cái được học hành đầy đủ, để có được
một tấm bằng đại học như một giấy thông hành vào đời. Vì vậy, việc sinh viên
bỏ học làm đau lòng cha mẹ, là nỗi thất vọng lớn nhất của các bậc phụ huynh
và gia đình các em. Hiện tượng bỏ học của sinh viên dẫn tới những hệ luỵ xấu
đối với gia đình là lãng phí tiền bạc và thời gian, ảnh hưởng đến đời sống vật
chất tinh thần của mỗi gia đình của các bậc phụ huynh. Sinh viên bỏ học ảnh
hưởng đến yếu tố tâm lý tiêu cực của các anh chị em trong gia đình, ảnh
hưởng đối với con đường trang bị tri thức, học vấn và nghề nghiệp khi các em
bước vào đời.
Đối với nhà trường, sinh viên bỏ học sẽ phá vỡ kế hoạch của nhà
trường, vì các trường ngoài công lập mọi hoạt động của nhà trường từ chi phí
đào tạo, thù lao giảng viên đến trả lương cho đội ngũ cán bộ quản lý, thầy cô
giáo đều từ nguồn thu học phí của người học. Nếu số sinh viên giảm, tỷ lệ bỏ
học cao trong các khóa học sẽ dẫn đến thất thu; thậm chí có khi phải bù lỗ
trong quá trình đào tạo. Sinh viên bỏ học làm cho sỹ số lớp học giảm đi, ngoài
sự lãng phí về đầu tư cơ sở vật chất, về chỗ ngồi, trang thiết bị còn làm cho


17
không khí lớp học kém đi sự hứng khởi, giảm đi sự say mê sự hứng thú của
người thầy. Hành vi bỏ học của các em đôi khi như một cơn bệnh truyền
nhiễm có tính lây lan, sinh viên bỏ học nhiều còn ảnh hưởng xấu đến môi
trường giáo dục. Sinh viên bỏ học đã phá vỡ kế hoạch đào tạo và tài chính, bị
động trong việc thực hiện kế hoạch hàng năm.
Các em bỏ học tạo ra những hệ luỵ xấu ảnh hưởng đến uy tín, thương
hiệu và chất lượng đào tạo của các trường, làm cho hiệu quả kinh tế của việc
đầu tư cho giáo dục - đào tạo thấp đi. Đối với các trường ngoài công lập công

tác hạch toán đầu tư và hiệu quả đầu tư giảm sút nghiêm trọng.
Đối với xã hội, việc bỏ học của sinh viên là sự lãng phí thời gian và tiền
bạc; đối với lực lượng lao động xã hội là sự lãng phí chất xám; đối với sự phát
triển của nền kinh tế quốc dân là sự lãng phí về nguồn lực. Các đối tượng bỏ
học thoát ra khỏi sự quản lý của nhà trường, đoàn thể và gia đình, gây thêm
bao hệ luỵ khó lường. Sự gián đoạn trong học tập do bất cứ lý do gì đều ảnh
hưởng đến phát triển của tư duy và quá trình phát triển nhân cách cá nhân của
các em về sau. Sinh viên bỏ học làm lãng phí tiền của trong những thời gian
đã đào tạo mà không mang lại hiệu quả gì. Sinh viên bỏ học gây nên nhiều hệ
luỵ xấu trong xã hội và rơi tự do trong điều kiện thiếu sự quản lý của gia đình
và nhà trường trong lứa tuổi của các em thì hậu quả rất nghiêm trọng (một
đường dây thi hộ và làm bằng giả do một nhóm sinh viên bỏ học tại Đồng Nai
tổ chức đã bị công an truy tố năm 2009 là một minh chứng-Báo Thanh Niên
số ra ngày 12-7-2009).
1.2.2 Những nhân tố tác động dẫn đến hành vi bỏ học của sinh viên
Được vào học tại giảng đường đại học là ước mơ, hy vọng của gia đình
và bản thân tất cả mọi học sinh. Ước vọng lớn nhất của phụ huynh và sinh
viên là sau thời gian học tại trường đại học các em sẽ có một tấm bằng đại học
loại khá giỏi làm tấm giấy thông hành như một hành trang bước vào đời.
Không một sinh viên nào lại có ý nghĩ khi mới nhập học là mình sẽ bỏ
học giữa chừng hoặc không tốt nghiệp. Tuy nhiên, trong suốt thời gian học tập
tại trường đại học vừa xa gia đình, học hành vất vả, sinh hoạt thiếu thốn, khó


18
khăn về kinh tế, các mối quan hệ phát sinh và rất nhiều nhân tố tác động đến
các em làm cho một số sinh viên bỏ học khi khóa học chưa kết thúc.
Phần lớn sinh viên bị tác động tiêu cực từ bên ngoài làm cho suy nghĩ và
hành động của các em dần thay đổi. Nhiều em do thiếu cố gắng nỗ lực của bản
thân cộng với kết quả học tập không như ý muốn, bị bàn bè lôi kéo vào những

hoạt động ngoài học tập, hay đi làm thêm khi khó khăn về kinh tế để kiếm
thêm thu nhập và rất nhiều tác động khác. Chính những điều đó làm các em sao
nhẵng việc học hành, kết quả học tập giảm sút rồi dẫn đến bỏ học luôn.
Có rất nhiều những tác động từ bên ngoài dẫn tới các em bỏ học, trong
khi đó bản thân sinh viên cũng không nhận ra các tác động ấy và đến khi nhận
ra thì đã quá muộn để quay lại giảng đường. Những nhân tố tác động dẫn tới
sinh viên bỏ học có thể kể đến như:
Thiếu sự quan tâm của thầy cô giáo và các cố vấn học tập, của lực
lượng giáo dục nhà trường.
Khi cần một sự giúp đỡ quan tâm, khi mắc phải những sai sót nào đó để
đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã các em bị mất phương hướng, lại không có sự
giúp đỡ từ thầy cô và các lực lượng giáo dục của nhà trường. Chính vì lẽ đó,
nhiều em cảm thấy bị bỏ rơi trong học tập và rèn luyện nên chán nản và nhiều
lần như thế có ý nghĩ muốn thoát ly môi trường học đường để tìm một con
đường mới dễ chịu hơn. Nhiều em chỉ vì thi hai ba lần mà không trả nợ được
vài môn còn nợ nên chán nản rồi dẫn tới bỏ học luôn vì nghĩ mình không đủ
khả năng để vượt qua.
Sự quan tâm của nhà trường và thầy cô là nhân tố tác động quan trọng
nhất dẫn tới sinh viên bỏ học trong môi trường giáo dục. Theo tác giả sinh
viên không chê trường nghèo, cũng ít khi các em phàn nàn về cơ sở vật chất
mà các em chỉ phàn nàn về sự thờ ơ và ít quan tâm của thầy cô. Cũng như
trong một gia đình, con cái hiếm khi chê cha mẹ nghèo, những gia đình giàu
có đầy đủ vật chất nhưng cha mẹ ít quan tâm đến con cái, những gia đình cha
mẹ ly dị không quan tâm đến các em nên chúng mới bỏ nhà đi bụi đời. Những
gia đình dù cha mẹ nghèo nhưng yêu thương hòa thuận quan tâm chăm sóc


19
các con thì chúng cũng không bỏ đi bụi đời. Điều đó là minh chứng rõ nhất sự
quan tâm yêu thương giúp đỡ những lúc khó khăn là điểm tựa để con người

vượt qua những khó khăn thách thức.
Môi trường giáo dục thiếu sự thân thiện là một trong những tác động
dẫn đến sinh viên bỏ học.
Trong một môi trường giáo dục mà thầy cô giáo ít quan tâm, không tôn
trọng sinh viên, thầy cô chỉ lên lớp cho hết bài, không quan tâm đến các em
có hiểu bài không? có theo kịp chương trình không? giám thị khắt khe đến
muộn 15 phút không cho vào lớp, giảng viên thấy vắng 25% số tiết học thì
không cho thi, đóng học phí muộn cấm thi... mà không xét đến nguyên nhân
làm cho các em bị ức chế và chán nản.
Thầy và trò gần như chỉ quan hệ đối thoại và gặp mặt trên lớp khi có tiết
giảng, sinh viên gặp vấn đề thắc mắc cũng không thể trao đổi với giảng viên.
Khi có những oan khuất mà giảng viên và ban chủ nhiệm khoa giải quyết không
thấu tình đạt lý cũng là những tác động dẫn đến sinh viên bỏ học luôn.
Có những quy định sinh viên không được liên lạc với thầy cô giáo để trách
tình trạng xin điểm, mua điểm, và những tiêu cực trong quan hệ thầy trò đã làm
môi trường giáo dục mất đi sự thân thiện cần thiết giữa thầy và trò. Sự thân thiện
và gắn bó giữa thầy và trò trong môi trường giáo dục là những nét đẹp vốn có của
truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt nam, nó đã bị cơn lốc của xã hội
hóa giáo dục và kinh tế thị trường cuốn phăng. Cho dù trong bất cứ xã hội nào thì
truyền thống tốt đẹp và nhân văn ấy vẫn cần và rất cần khôi phục trong môi
trường giáo dục, để tạo sự gắn bó giữa thầy và trò thúc đẩy quá trình dạy và học
tốt hơn, tạo một sự thân thiện cần thiết để gắn bó giữa hai chủ thể người dạy và
người học trong môi trường học đường ngày nay.
Những khó khăn về kinh tế và tác động tiêu cực của một nhóm bạn bè
đã ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ và hành động của các em.
Sinh viên sống xa nhà đồng nghĩa với thiếu sự quản lý trực tiếp của gia
đình. Đang trong lúc thiếu thốn khó khăn về kinh tế của các em thì những
nhóm bạn bè đi làm thêm có thêm thu nhập có thêm tiền bạc chi tiêu lại rủ rê



20
tham gia để “cùng hội cùng thuyền”. Với thế mạnh trẻ, khỏe các em chỉ cần đi
làm gia sư hoặc đi tiếp thị vài tiếng hoặc một buổi mỗi ngày, hoặc làm tiếp
viên cho các quán bar mỗi buổi tối cũng kiếm được vài ba triệu đồng một
tháng. Từ việc kiếm tiền dễ dàng các em suy nghĩ có học hành vất vả ra
trường đi làm cũng chỉ thu nhập ba bốn triệu tiền lương mỗi tháng, nên bị tác
động lôi kéo lao vào đi làm thêm rồi sao nhãng việc học hành rồi bỏ học luôn.
Một số trường hợp sinh viên không có tiền đóng học phí và những chi
tiêu trang trải hàng ngày nên bỏ học là giải pháp bắt buộc để đi làm, để tự tồn
tại ở các thành phố hy vọng sẽ quay lại trường đại học khi có điều kiện.
Sinh viên dù đã đủ tuổi công dân nhưng lại rất thiếu kinh nghiệm sống,
các em muốn tự khẳng định mình, muốn tự mình vừa kiếm sống vừa đi học
nhưng thực tế các em chưa đủ sức và lực cùng các mối quan hệ cần thiết để tự
tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt tại các đô thị phồn hoa đầy cạm bẫy.
Từ đó nhiều em vừa đi học vừa làm thêm dẫn đến học tập đuối dần rồi không
theo kịp bạn bè xấu hổ rồi mặc cảm bỏ học luôn.
Tác động từ những quan hệ tình cảm nhất thời.
Sinh viên sống xa nhà được hoàn toàn tự do trong sinh hoạt hàng ngày.
Nhà trường không có ký túc xá, các em phải tự tìm phòng trọ bên ngoài các
khu dân cư vì thế sinh hoạt tự do, trào lưu ở ghép, sống thử, yêu đương tự do
làm nhiều em bị bạn bỏ rơi hoặc có thai ngoài ý muốn nên bị sốc sau những
lần như vậy rồi chán nản và bỏ học. Có những em mang thai và sinh con ngay
trong thời gian đang học nên bắt buộc phải bỏ học.
Nhiều sinh viên do phát sinh quan hệ tình cảm yêu đương quá sớm làm
sao nhẵng việc học hành dẫn đến kết quả học tập kém, nợ nhiều môn không
có khả năng trả nợ môn học, xấu hổ với bạn bè và cuối cùng là bỏ học để đi
làm khi khóa học chưa kết thúc.
Quan hệ phát sinh tình cảm nam nữ là bình thường ở lứa tuổi các em
nhưng nếu thiếu sự quan tâm của gia đình người thân và nhà trường đặc biệt
là các thầy cô giáo thì các mối quan hệ ấy cũng hay quá đà và nhiều khi dẫn



21
đến hậu quả không mong muốn và hệ quả tất yếu là các cú sốc sau mỗi lần
như vậy dẫn đến bỏ học.
Tác động từ những mối quan hệ xã hội phức tạp và tệ nạn xã hội.
Có những em trong lúc khó khăn nhất thời về kinh tế đã vay mượn tiền
bạc từ bên ngoài và phát sinh những mối quan hệ tình cảm bất chính với
những người đàn ông lắm tiền nhiều thủ đoạn dẫn tới đánh ghen, hoặc vướng
vào vay mượn tín dụng đen với lãi suất cao rồi không có khả năng trả nợ, bị
xã hội đen đe dọa và khống chế, giải pháp cuối cùng là bỏ học để trốn nợ.
1.3. Thực trạng và nguyên nhân sinh viên bỏ học tại Trường Đại
học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1. Khái quát chung về Trường Đại học Hùng Vương thành phố
Hồ Chí Minh
Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học
ngoài công lập, trường đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trường
được thành lập theo quyết định số: 470/QĐ-TTg do Thủ tướng chính phủ ký
ngày 14 tháng 8 năm1995.
Trường đào tạo đa ngành, bao gồm 9 ngành với hơn 9.500 sinh viên
theo học, có hai trình độ đào tạo là đại học và cao đẳng hệ chính quy tập
trung, hàng năm tuyển sinh theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Sinh viên
đến từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Trường là mô hình chung cho các
trường đại học ngoài công lập hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh phía Nam. Các ngành đào tạo trong nhà trường bao gồm:
- Ngành Quản trị Kinh doanh
- Ngành Du Lịch
- Ngành Tài chính, Ngân hàng
- Ngành Kế toán, Tài chính
- Ngành Quản trị Bệnh viện

- Ngành Công nghệ Sau thu hoạch
- Ngành Công nghệ Xây dựng
- Ngành Công nghệ Thông tin


22
- Ngành Ngoại ngữ
Cơ cấu tổ chức của nhà trường bao gồm: Hội đồng Quản trị (HĐQT) là
cơ quan cao nhất quyết định mọi chủ trương, đường lối kế hoạch đầu tư và
hoạt động của nhà trường trên cơ sở những quy định và quy chế của Bộ Giáo
dục - Đào tạo quy định với các trường ngoài công lập. Dưới HĐQT có Ban
Giám Hiệu (BGH), đứng đầu BGH là Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng giúp
việc cho Hiệu trưởng. Dưới BGH là các phòng ban chức năng và các khoa
chuyên ngành, tồn tại song song có một khoa chung đào tạo các môn học
chung như các môn lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất.
Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ phục vụ cho mục tiêu đào tạo và vận
hành bộ máy nhà trường hoạt động, tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường về
các lĩnh vực hoạt động. Các phòng ban chức năng gồm có Phòng Đào tạo,
Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Công tác Sinh viên, Phòng Nhân sự Pháp chế,
Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên, Phòng Đảm bảo Chất lượng, Phòng Hành chính
tổng hợp.
Các phòng ban chức năng còn có nhiệm vụ cùng phối hợp các khoa
chuyên ngành quản lý và phục vụ sinh viên.
Các khoa chuyên ngành quản lý trực tiếp sinh viên thuộc khoa và các
hoạt động của sinh viên trên cơ sở chia thành các lớp học. Các lớp có giáo
viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp, bao gồm lớp trưởng và 2 lớp phó. Song
song tồn tại sự hoạt động của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tại
các lớp với cơ cấu tổ chức là các chi đoàn sinh viên và đoàn khoa.
Ở mỗi khoa chuyên ngành có Ban chủ nhiệm khoa (bao gồm
trưởng và phó khoa hoặc trợ lý trưởng khoa); các trợ lý giáo vụ khoa, trợ lý công

tác sinh viên, các giáo viên cơ hữu chủ nhiệm lớp, cùng với hệ thống đoàn thể và
hội sinh viên là các lực lượng tham gia quản lý sinh viên trong suốt thời gian học
tập tại trường.


23
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức nhà trường
Hội đồng
Quản trị
Ban Giám
hiệu
Các
phòng ban
chức năng

Phòng
đào tạo

Các khoa
đào tạo
chuyên
ngành

Khoa Quản trị kinh doanh

dddoanhdoanh

Phòng tài
chính


Khoa Quản trị Bệnh viện

Phòng

Khoa Tài chính - ngân hàng

CT SV

Phòng
nhân sự
pháp chế
Trung
tâm hỗ
trợ SV

Khoa chung
đào tạo các
môn Cơ bản

Khoa Kế toán - tài chính

Bộ
môn
LL
chính
trị

Bộ
môn
giáo

dục
thể
chất

Khoa Du lịch
Khoa Công nghệ sau Thu
hoạch
Khoa Công nghệ Xây dựng

Phòng
ĐB chất
lượng
Phòng
Hành
chính
tổng hợp

Khoa Công nghệ Thông tin
Khoa Ngoại ngữ
Khoa đào tạo vừa học vừa
làm

Đặc điểm chung về sinh viên trường Đại học Hùng vương Tp Hồ Chí Minh
Sinh viên được tuyển vào trường theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục - Đào
tạo giao. Gần 50% số sinh viên chỉ đạt điểm sàn hoặc trên sàn 2-3 điểm, phần
lớn thuộc diện nguyện vọng 2.


×