BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRẦN THỊ PHƢƠNG THẢO
PHÒNG NGỪA TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH
HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA
NGƢỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM
Mã số: 60380105
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ THỊ SƠN
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS. TS Lê Thị
Sơn – Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong
Ban giám hiệu nhà trường, cùng các thầy cô giáo Trường Đại học Luật Hà Nội đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, phương pháp tiếp cận, phương pháp
nghiên cứu để tôi có thể hiểu và xử lý đề tài một cách phù hợp nhất với khả năng của
mình.
Cám ơn Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định, Tòa án nhân dân các quận, huyện;
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định; Công an tỉnh Nam Định đã giúp đỡ rất nhiều
để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ,
giúp đỡ từ Người hướng dẫn là PGS. TS Lê Thị Sơn. Các nội dung nghiên cứu, các
số liệu, ví dụ trong Luận văn là trung thực, đảm bảo độ tin cậy, chính xác và chưa
từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả
Trần Thị Phương Thảo
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
01
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY
05
TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2014
1.1. Thực trạng của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức
05
khỏe của ngƣời khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2014
1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
05
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
11
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 –
2014
1.2. Diễn biến của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
30
của ngƣời khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014
1.2.1. Diễn biến về mức độ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
30
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014
1.2.2. Diễn biến về tính chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
33
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2014
Kết luận chương 1
37
Chƣơng 2: NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH
39
HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. Nguyên nhân về kinh tế - xã hội
39
2.2. Nguyên nhân về văn hóa, giáo dục và tuyên truyền, phổ biến pháp
42
luật
2.3. Nguyên nhân liên quan đến hoạt động quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh
vực trật tự, an toàn xã hội
46
2.4. Nguyên nhân liên quan đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố
51
tụng và thi hành án
2.5. Nguyên nhân từ phía ngƣời phạm tội
54
2.6. Nguyên nhân từ phía nạn nhân
56
Kết luận chương 2
56
Chƣơng 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP
58
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG
TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
3.1. Dự báo tình hình tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức
58
khỏe của ngƣời khác trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian tới
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cố ý gây thƣơng
60
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác trên địa bàn tỉnh Nam
Định
3.2.1. Biện pháp về kinh tế - xã hội
60
3.2.2. Biện pháp về văn hóa, giáo dục và tuyên truyền, phổ biến pháp luật
61
3.2.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý trật tự, an toàn, xã hội
63
3.2.4. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố
64
tụng và thi hành án
3.2.5. Biện pháp phòng ngừa từ phía người phạm tội
66
3.2.6. Biện pháp phòng ngừa từ phía nạn nhân
67
Kết luận chương 3
68
PHẦN KẾT LUẬN
69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1
BLHS
Bộ luật hình sự
2
TANDTC
Tòa án nhân dân tối cao
3
HSST
Hình sự sơ thẩm
4
NPT
Người phạm tội
5
THCS
Trung học cơ sở
6
THPT
Trung học phổ thông
7
TC, CĐ, ĐH
Trung cấp, cao đẳng, đại học
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Nam
Định giai đoạn 2010 – 2014
Bảng 1.2. Tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác so với tổng số vụ phạm tội và tổng số người
phạm tội của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014.
Biểu đồ 1.1. So sánh tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tổng số vụ phạm tội và tổng
số người phạm tội của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014
Bảng 1.3. So sánh số vụ phạm tội, số người phạm tội của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và của tội phạm nói chung trên địa
bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014
Biểu đồ 1.2. So sánh số vụ phạm tội, số người phạm tội của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và của tội phạm nói chung trên địa
bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014
Bảng 1.4. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định, thành
phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội và toàn quốc giai đoạn 2010 – 2014 (tính trên
100.000 dân)
Biểu đồ 1.3. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam
Định, thành phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội và toàn quốc giai đoạn 2010 – 2014
(tính trên 100.000 dân )
Bảng 1.5. Tổng số vụ phạm tội và tổng số người bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam
Định giai đoạn 2010 – 2014
Bảng 1.6. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo loại tội phạm
Biểu đồ 1.4. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo loại tội phạm
Bảng 1.7. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng
Biểu đồ 1.5. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo loại hình phạt
Biểu đồ 1.6. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo mức hình phạt tù có thời hạn
Bảng 1.8. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo hình thức thực hiện tội phạm
Bảng 1.9. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo địa điểm phạm tội
Biều đồ 1.7. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo địa điểm phạm tội
Bảng 1.10. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo thời gian phạm tội
Biểu đồ 1.8. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo thời gian phạm tội
Bảng 1.11. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo tiêu thức có hay không sử dụng hung khí nguy hiểm
Biểu đồ 1.9. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo các loại hung khí nguy hiểm
Bảng 1.12. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo tiêu thức có hay không có tình tiết “có tính chất côn đồ”
Biểu đồ 1.10. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo tiêu thức có hoặc không có tình tiết “có tính chất côn đồ”
Bảng 1.13. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo loại và mức độ hậu quả của tội phạm
Biểu đồ 1.11. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo mức độ hậu quả của tội phạm
Bảng 1.14. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo động cơ phạm tội
Biểu đồ 1.12. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo động cơ phạm tội
Bảng 1.15. Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi của người phạm tội
Biểu đồ 1.13. Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội
Bảng 1.16. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo trình độ học vấn, nghề nghiệp
Biểu đồ 1.14. Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội
Biểu đồ 1.15. Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội
Bảng 1.17. Cơ cấu theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm, tái phạm nguy
hiểm” của người phạm tội
Bảng 1.18. Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi, mối quan hệ của nạn nhân với người phạm
tội
Bảng 1.19. Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân
Biều đồ 1.16. Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân
Bảng 1.20: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014
Biểu đồ 1.17. Diễn biến của số vụ và số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010
– 2014
Bảng 1.21. So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm của tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 2014
Biểu đồ 1.18. So sánh diễn biến của số vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác và số vụ phạm tội các tội xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn
2010 – 2014
Biểu đồ 1.19. So sánh diễn biến của số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với số người phạm các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Nam Định giai
đoạn 2010 – 2014
Bảng 1.22. Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội bị áp dụng hình phạt
tù có thời hạn
Biều đồ 1.20. Diễn biến của số người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn
Bảng 1.23. Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội theo đặc điểm
“phạm tội lần đầu” hay “tái phạm, tái phạm nguy hiểm
Biều đồ 1.21. Diễn biến của số người phạm tội thuộc trường hợp “phạm tội lần đầu”
hay “tái phạm, tái phạm nguy hiểm”
Bảng 1.24. Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội theo độ tuổi
Biều đồ 1.22. Diễn biến của số người phạm tội theo độ tuổi
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài
Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam, vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam.
Với diện tích 1669 km2, Nam Định có đường bờ biển dài có điều kiện thuận lợi cho
chăn nuôi và đánh bắt thủy, hải sản. Tỉnh Nam Định gồm có thành phố Nam Định và
9 huyện, các huyện ở vùng đồng bằng thấp trũng chủ yếu thâm canh phát triển nông
nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành
nghề truyền thống; các huyện ở vùng đồng bằng ven biển đất đai phì nhiêu, có nhiều
tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển; còn vùng trung tâm công nghiệp –
dịch vụ thành phố Nam Định có các phố nghề phát triển các nghề truyền thống đặc
trưng riêng của Nam Định… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên
ngành hình thành và phát triển lâu đời [3].
Với mục tiêu xây dựng Vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là địa bàn tiên
phong của cả nước thực hiện các“đột phá chiến lược”, tái cấu trúc kinh tế, đổi mới
thành công mô hình tăng trưởng, trở thành đầu tàu của cả nước về phát triển kinh tế,
đảm đương vai trò to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, bảo đảm sự gắn kết
chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững thế trận quốc
phòng toàn dân, an ninh nhân dân và trật tự an toàn xã hội. Nam Định với quyết tâm
phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại hóa trước năm 2020 theo
Quyết định số 795/QĐ-TTg Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt ngày 23/5/2013, đã đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, đô thị
hoá trên chiều rộng và có chiều sâu [15]. Cho đến thời điểm hiện nay, Nam Định có
6 khu công nghiệp, khu kinh tế lớn và 17 cụm công nghiệp tuyến huyện và thành
phố. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế cũng kéo theo là hàng loạt những vấn đề phức
tạp mới nảy sinh trong xã hội, tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội của tỉnh trong
thời gian qua có nhiều biến động; tội phạm xảy ra tương đối nhiều trong đó tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đang có xu hướng ngày
càng nghiêm trọng và diễn biến phức tạp. Điều này đặt ra yêu cầu xây dựng các biện
pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm một cách có hiệu quả nhất. Việc
nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
2
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định” dưới góc độ tội phạm học là cơ sở
để đưa ra các biện pháp phòng ngừa một cách khoa học, khả thi sát với thực tế. Do
đó việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới góc độ tội phạm học trên
phạm vi toàn quốc và các địa phương.
Trên phạm vi toàn quốc có công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu
Cầu “Đặc điểm tội phạm học của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa” (Luận án
tiến sỹ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội 2002).
Trên phạm vi địa phương, có các công trình nghiên cứu như: Công trình
nghiên cứu của tác giả Bùi Tiến Thành “ Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (Luận văn thạc
sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội năm 2011), tác giả Nguyễn Thị Lan Anh “Phòng
ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình” (Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội
2012), tác giả Nguyễn Minh Thu “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng” (Luận văn thạc
sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội năm 2013), tác giả Dương Thị Thân Thương
“Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc” (Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội năm
2014)...
Các công trình nghiên cứu này đã khái quát được tình hình tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên phạm vi toàn quốc
hoặc trên những địa phương nhất định, hướng tới mục đích cuối cùng là đề xuất các
biện pháp phòng ngừa loại tội phạm này, phù hợp với những đặc thù riêng về địa lý,
dân số, kinh tế - xã hội, con người... của từng địa phương. Tuy nhiên, đến thời điểm
hiện nay chưa có một công trình nào, nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới góc độ
tội phạm học trên địa bàn tỉnh Nam Định. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phòng
3
ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa
bàn tỉnh Nam Định” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm, nguyên nhân và các biện pháp
phòng ngừa tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ Tội phạm học tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định từ năm
2010 đến năm 2014.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu nhằm đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng
ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phù hợp
với đặc thù riêng của tỉnh Nam Định.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nêu trên, cần thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu
sau:
- Đánh giá tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian từ năm 2010 đến năm
2014.
- Giải thích nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Đưa ra dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
- Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng.
4
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được lựa chọn và kết hợp trong quá trình
nghiên cứu. Đó là phương pháp sau: Phương pháp tiếp cận định lượng, phương pháp
tiếp cận tổng thể, tiếp cận bộ phận, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, phương pháp
phân tích thứ cấp dữ liệu, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp chứng minh
trực tiếp, phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp.
6. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2014.
Chương 2: Nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trên địa bàn tỉnh Nam Định.
5
CHƢƠNG 1
TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO
SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
GIAI ĐOẠN 2010 – 2014
“Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra trong một đơn
vị không gian và thời gian nhất định” [22, tr.100].
Để làm sáng tỏ được tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014, tác giả sử
dụng số liệu thống kê chính thức của Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định, Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Nam Định và số liệu từ 160 bản án hình sự sơ thẩm (HSST) được lựa
chọn ngẫu nhiên từ tất cả các bản án về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trong phạm vi nghiên cứu.
1.1. Thực trạng của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
ngƣời khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014
“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong đơn
vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và tính chất” [22, tr.112]. Nghiên
cứu thực trạng của tội phạm là nghiên cứu hai đặc điểm của thực trạng – Đặc điểm
về mức độ được phản ánh qua số lượng tội phạm cũng như số lượng người phạm tội
và đặc điểm về tính chất được phản ánh qua các cơ cấu của tội phạm cũng như của
người phạm tội [22, tr.112].
1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014
Về mức độ của tội phạm rõ
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Nam Định
thì tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử hình sự sơ thẩm về tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam
Định trong 5 năm như sau:
Bảng 1.1: Tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Nam
Định giai đoạn 2010 – 2014
6
Năm
2010 - 2014
TB/ năm
Tổng số vụ phạm tội
290
58
Tổng số ngƣời phạm tội
453
90,6
(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)
Bảng thống kê trên cho thấy từ năm 2010 đến năm 2014 Tòa án nhân dân các
cấp của tỉnh Nam Định đã xét xử sơ thẩm 290 vụ án với 453 người phạm tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trung bình mỗi năm có
khoảng 58 vụ với 90,6 người phạm tội về tội phạm này.
Để làm sáng tỏ hơn thực trạng về mức độ của tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010
– 2014 tác giả so sánh trong mối tương quan với thực trạng về mức độ của các tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và của tội phạm
nói chung trên địa bàn tỉnh Nam Định trong cùng một khoảng thời gian.
Bảng 1.2: Tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác so với tổng số vụ phạm tội và tổng số người
phạm tội của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014.
Năm
20102014
Tội cố ý gây thƣơng
tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của
ngƣời khác
Tổng số
Tổng số
vụ phạm
ngƣời
tội
phạm tội
(1)
(2)
290
453
Nhóm tội xâm phạm
tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự
của con ngƣời
Tổng số
Tổng số
vụ phạm
ngƣời
tội
phạm tội
(3)
(4)
394
617
Tỷ lệ phần
trăm giữa
(1) và (3)
Tỷ lệ phần
trăm giữa
(2) và (4)
73,6%
73,4%
(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)
Biểu đồ 1.1: So sánh tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tổng số vụ phạm tội và tổng
số người phạm tội của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014
7
(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy từ năm 2010 đến năm 2014 trên địa bàn
tỉnh Nam Định tổng số vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác là 290 vụ với 453 người phạm tội; trong khi đó tổng số vụ
phạm tội thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người (Chương XII) là 394 vụ với 617 người phạm tội. Có thể nói rằng số vụ và
số người phạm tội của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác chiếm tỷ lệ rất lớn trong nhóm các tội thuộc chương XII cả về số vụ là
73,6% và số người phạm tội là 73,4%.
Bên cạnh đó, cần so sánh mức độ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trong mối tương quan với mức độ của tội phạm nói
chung trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014.
Bảng 1.3: So sánh số vụ phạm tội, số người phạm tội của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và của tội phạm nói chung trên địa
bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014
Cố ý gây thƣơng tích
hoặc gây tổn hại cho
Năm
sức khỏe của ngƣời
2010-2014
khác
Tổng số
Tổng số
vụ phạm
ngƣời
tội
phạm tội
(1)
(2)
290
453
Tội phạm nói chung
Tổng số
vụ phạm
tội
(3)
4860
Tổng số
ngƣời
phạm tội
(4)
7442
Tỷ lệ phần Tỷ lệ phần
trăm giữa trăm giữa
(1) và (3)
(2) và (4)
5,9%
( Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)
6,1%
8
Biểu đồ 1.2: So sánh số vụ phạm tội, số người phạm tội của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và của tội phạm nói chung trên địa
bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014.
( Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)
Trong 05 năm gần đây, tỉnh Nam Định có tổng số 4860 vụ phạm tội với 7442
người phạm tội. Trong đó, số vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác chiếm tỷ lệ không nhỏ là 5,9% tổng số vụ (290 vụ/4860 vụ)
và 6,1% tổng số người phạm tội (453 người/7442 người).
“Chỉ số tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến của tội phạm
trong dân cư” [9, tr.185]. Đánh giá mức độ phổ biến của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong dân cư của tỉnh Nam Định để có
cái nhìn toàn diện nhất về thực trạng của tội phạm này xét về mức độ.
Liên quan đến nội dung này, tác giả thực hiện việc so sánh chỉ số tội phạm và
chỉ số người phạm tội của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và
toàn quốc.
Bảng 1.4: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định,
thành phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội và toàn quốc giai đoạn 2010 – 2014 (tính
trên 100.000 dân)
9
Chỉ số tội phạm
Nam Định
Hải Phòng
Hà Nội
Toàn quốc
3,2
8,03
4,98
7,2
Chỉ số ngƣời phạm tội
4,94
12,23
8,6
11,8
(Nguồn: Văn phòng Toàn án nhân dân tỉnh Nam Định
Thống kê dân số trung bình toàn quốc website: )
(Xem bảng phụ lục 1, 2, 3, 4)
Biểu đồ 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam
Định, thành phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội và toàn quốc giai đoạn 2010 – 2014
(tính trên 100.000 dân )
(Nguồn: Văn phòng Toàn án nhân dân tỉnh Nam Định
Thống kê dân số trung bình toàn quốc website: )
Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ cho ta thấy: Giai đoạn 2010 – 2014 địa
bàn tỉnh Nam Định có mức độ phổ biến của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác là thấp nhất so với Hải Phòng, Hà Nội và toàn quốc,
thể hiện ở chỉ số tội phạm là 3,2 và chỉ số người phạm tội là 4,94. Thành phố Hà Nội
có mức độ phổ biến của tội phạm này thấp thứ nhì với chỉ số tội phạm là 4,98 và chỉ
số người phạm tội là 8,6. Thành phố Hải Phòng có mức độ phổ biến của tội phạm
này cao nhất với chỉ số tội phạm là 8,03 và chỉ số người phạm tội là 12,23. So với
toàn quốc thì chỉ số tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác của tỉnh Nam Định thấp hơn rất nhiều. Điều này chứng tỏ tội cố
10
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh
Nam Định diễn ra không quá phổ biến trong dân cư.
Về mức độ của tội phạm ẩn
Thông qua những thông số về số vụ phạm tội cũng như số người phạm tội ở
trên cho ta thấy một phần của “bức tranh” tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014. Còn
một phần của “bức tranh” chưa được làm rõ, đó chính là mức độ tội phạm ẩn của tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh
Nam Định giai đoạn 2010 – 2014.
“Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện trong
thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc không được đưa
vào thống kê tội phạm” [22, tr.103].
Để đánh giá mức độ ẩn của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác, tác giả tiến hành so sánh số liệu khởi tố, điều tra của Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh Nam Định, số liệu khởi tố, điều tra của Công an tỉnh Nam Định và
số liệu xét xử của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Nam Định được thống
kê trong bảng số liệu dưới đây:
Bảng 1.5: Tổng số vụ phạm tội và tổng số người bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam
Định giai đoạn 2010 – 2014
Năm
20102014
Khởi tố
(1)
Truy tố
(2)
Xét xử
(3)
Tổng
số vụ
Tổng
số
NPT
Tổng
số vụ
Tổng
số
NPT
Tổng
số vụ
399
607
315
494
290
Tỷ lệ phần
Tỷ lệ phần
trăm giữa (3) trăm giữa (3)
và (1)
và (2)
Tổng Số vụ
Số
Số vụ
Số
số
NPT
NPT
NPT
453
72%
74%
92%
91%
( Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định, Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh Nam Định, Phòng tham mưu tổng hợp CA tỉnh Nam Định)
Như vậy, trong 05 năm từ năm 2010 đến năm 2014 trên địa bàn tỉnh Nam
Định có 399 vụ và 607 đối tượng bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác nhưng chỉ có 315 vụ với 494 đối tượng bị truy tố và
290 vụ với 453 bị cáo bị xét xử về tội phạm này [23].
11
Theo số liệu thông kê trên từ năm 2010 đến năm 2014 có 28% số vụ (109
vụ/399 vụ) với 26% số người phạm tội bị cơ quan điều tra khởi tố vụ án nhưng
không được Tòa án xét xử. Và có 25 vụ với 41 người phạm tội bị Viện kiểm sát truy
tố nhưng không được Tòa án xét xử chiếm tỷ lệ 8% tổng số vụ bị truy tố (25 vụ/315
vụ) [2].
Một trong số những lý do dẫn đến sự chênh lệch giữa số vụ bị khởi tố, bị truy
tố so với số vụ bị xét xử là:
- Không xác định được danh tính, địa chỉ của người phạm tội. Do người phạm tội
không có giấy tờ tùy thân, không có lai lịch rõ ràng hoặc người phạm tội sau khi
gây án đã bỏ trốn khỏi địa phương nên cơ quan điều tra không xác định được người
phạm tội là ai và ở đâu? Đến khi hết thời hạn điều tra mà chưa bắt được người
phạm tội nên phải tạm đình chỉ vụ án.
- Người bị hại không đồng ý giám định tỉ lệ thương tật. Vì một số lý do cá nhân như
người phạm tội là người thân thích với người bị hại, hoặc sợ trả thù, hoặc sợ phiền
toái...
- Người bị hại rút đơn yêu cầu trong quá trình điều tra hoặc truy tố do bị đe dọa,
hoặc đã nhận được tiền bồi thường thỏa đáng từ phía gia đình người phạm tội nên
đồng ý rút đơn... lúc này người phạm tội chỉ bị xử lý hành chính mà không bị xét xử
về hình sự.
Những lý do kể trên giải thích tại sao lại có sự chênh lệch về số vụ và số
người phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và điều đó cho chúng ta hình
dung ở mức độ tương đối về phần ẩn của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định.
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014
Thực trạng của tội phạm xét về tính chất được nghiên cứu trên cơ sở nghiên
cứu các cơ cấu của tội phạm. Tội phạm có hệ các cơ cấu theo các tiêu thức khác
nhau. Xem xét cơ cấu là xem xét tỉ trọng của từng bộ phận của mỗi cơ cấu để từ đó
có thể rút ra được những nhận xét nhất định về tính chất của tội phạm [22, tr.117].
12
Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2014 được xem xét theo những
tiêu chí sau:
Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác theo loại tội phạm
Trên cơ sở nghiên cứu 160 bản án hình sự sơ thẩm với 245 người phạm tội bị
xét xử về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của
Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Nam Định trong 05 năm, tác giả có bảng
thống kê sau:
Bảng 1.6: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo loại tội phạm
Tổng
245 NPT
100%
Tội ít nghiêm
trọng
76 NPT
31%
Tội nghiêm
trọng
98 NPT
40%
Tội rất
nghiêm trọng
70 NPT
28,6%
Tội đặc biệt
nghiêm trọng
1 NPT
0,4%
( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác)
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo loại tội phạm
( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác)
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta có thể thấy tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Nam Định tập trung chủ yếu ở loại tội từ
nghiêm trọng trở lên chiếm 69%, trong đó loại tội nghiêm trọng chiếm tỷ lệ cao nhất
13
40% và loại tội rất nghiêm trọng chiếm 28,6%, tội đặc biệt nghiêm trọng có 1 người
phạm tội chiếm 0,4%.
Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng
Bảng 1.7: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng
Tổng
Tù có thời hạn
Tù
chung
Từ 03 năm
Trên 03
Trên 07 năm
thân
trở xuống
năm đến 07 đến 15 năm
năm
453 NPT
350 NPT
86 NPT
9 NPT
1 NPT
100%
77,3%
19%
2%
0,2%
136
NPT
Cho hƣởng
án treo
Tỷ lệ
38,9%
Cải tạo
không
giam giữ
7 NPT
1,5%
( Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo loại hình phạt
( Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)
Theo số liệu thống kê chính thức của Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam
Định giai đoạn 2010 – 2014 trên địa bàn tỉnh Nam Định có 453 người phạm tội bị xét
xử về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Có tới
98,3% tổng số người phạm tội trong giai đoạn này (445 NPT/453 NPT) bị áp dụng
hình phạt tù có thời hạn, có 1 người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù chung thân
chiếm 0,2%, và chỉ có 1,5% số người phạm tội (7 NPT/453 NPT) bị áp dụng hình
phạt cải tạo không giam giữ.
14
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo mức hình phạt tù có thời hạn
( Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)
Trong số người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn có đến 21% số
người phạm tội bị xử phạt tù từ trên 03 năm trở lên, trong đó có 86 người phạm tội bị
xử phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm chiếm 19,3%, 9 người phạm tội bị phạt tù từ
trên 07 năm đến 15 năm chiếm 2%. Còn lại có tới 350 người phạm tội bị xử phạt tù
từ 03 năm trở xuống chiếm 77,3% (350 NPT/445 NPT), trong đó có 136 người bị xử
phạt tù nhưng cho hưởng án treo chiếm tỷ lệ tương đối đáng kể là 38,9%. Như vậy,
số người phạm tội bị xử phạt về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định chủ yếu bị áp dụng hình phạt tù từ
03 năm trở xuống.
Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác theo hình thức thực hiện tội phạm
Trên cơ sở nghiên cứu 160 bản án hình sự sơ thẩm, tác giả có bảng thống kê
sau:
Bảng 1.8: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo hình thức thực hiện tội phạm
Tổng số
Đồng phạm
Phạm tội riêng lẻ
160 vụ
49 vụ
111 vụ
100%
30,6%
69,4%
( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác)
15
Qua bảng thống kê trên đây có thể nhận thấy số vụ phạm tội được thực hiện
dưới hình thức đồng phạm chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Cụ thể trong 160 bản án HSST
về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có đến 49
vụ đồng phạm chiếm 30,6% tổng số vụ, hầu hết các vụ là đồng phạm giản đơn. Con
số này cho thấy tính chất nghiêm trọng của loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Nam
Định giai đoạn 2010 – 2014.
Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác theo địa điểm phạm tội
Trên cơ sở nghiên cứu 160 bản án hình sự sơ thẩm, tác giả có bảng thống kê sau:
Bảng 1.9: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo địa điểm phạm tội
Tổng số
Nhà riêng
Đƣờng phố
160 vụ
100%
34 vụ
21,3%
75 vụ
46,9%
Trại giam
Hàng quán
cơ sở giáo dục
5 vụ
25 vụ
3,1%
15,6%
Nơi khác
21 vụ
13,1%
( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác)
Dựa vào số liệu thống kê khảo sát 160 bản án HSST có thể thấy trong số 160
vụ bị xử phạt về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác ở Nam Định, số vụ xảy ra ngoài đường là 75 vụ chiếm đa số 46,9%. Thực tế xét
xử cho thấy các vụ án bị xét xử về tội phạm này thường xảy ra trên đường phố đều
do những thanh niên tụ tập thành nhóm sử dụng vũ lực đánh nhau gây thương tích để
giải quyết mâu thuẫn hoặc va chạm, xung đột, hoặc nạn nhân cố gắng chạy ra đường,
nơi có khoảng không gian rộng để dễ bề thoát thân, nơi đường phố đông người,
nhiều phương tiện qua lại sẽ có người can ngăn hay cứu giúp để hạn chế hậu quả
xấu; có 34 vụ xảy ra tại nhà riêng chiếm 21,3%, người phạm tội vào nhà riêng trộm
cắp nhưng bị chủ nhà bắt gặp nên đã gây thương tích để tẩu thoát, người phạm tội trả
thù hay đến nhà riêng đánh ghen; 25 vụ xảy ra tại hàng quán (quán ăn, quán nhậu,
quán karaoke...) chiếm 15,6%. Có 21 vụ xảy ra tại các địa điểm khác như nhà thờ họ,
đồng ruộng, trường học, lều cá, xí nghiệp... chiếm 13,1%. Tại trại giam, cơ sở giáo
dục xảy ra 5 vụ chiếm 3,1%. Tại đây do ý thức chấp hành pháp luật kém, các thanh
niên thường tụ tập thành nhóm trốn trại hoặc phá phách gây mất trật tư, khi bị phát
hiện và xử lý đã có hành vi chống đối cố ý gây thương tích đối với những cán bộ