Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố hải phòng ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.2 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN DŨNG

KHỞI TỐ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI
BỊ HẠI THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VĂN HUYÊN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học xã hội.
Vậy, tôi viết lời cam đoan này, đề nghị Học viện xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Dũng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN
HÌNH SỰTHEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI .................................... 8
1.1. Khái niệm và bản chất của khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của
người bị hại ....................................................................................................... 8
1.2. Đặc điểm khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại ............... 16
1.3. Nội dung khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại ............................ 22
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VIỆT NAM VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI
BỊ HẠI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG ........................................................................................ 31
2.1. Quá trình hình thành và hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại .... 31
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về khởi tố vụ án hình
sự theo yêu cầu của người bị hại trên địa bàn thành phố Hải Phòng .............. 38
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHỞI
TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI ............. 56
3.1. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại.......................................................................... 56
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng các quy định của pháp luật về
khởi tố theo yêu cầu của người bị hại......... .....................................................................65
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 76



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

:

Bộ luật hình sự

BLDS

:

Bộ luật dân sự

BLTTHS

:

Bộ luật tố tụng hình sự

CAND

:

Công an nhân dân

CQĐT


:

Cơ quan điều tra

CQTTHT

:

Cơ quan tiến hành tố tụng

ĐTV

:

Điều tra viên

HĐXX

:

Hội đồng xét xử

KSV

:

Kiểm sát viên

QĐND


:

Quân đội nhân dân

TAND

:

Tòa án nhân dân

TANDTC

:

Tòa án nhân dân tối cao

VAHS

:

Vụ án hình sự

VKS

:

Viện kiểm sát

VKSNDTC


:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta, quyền con người được bảo đảm và thực hiện bằng Hiến
pháp và pháp luật, nó được thể hiện xuyên suốt toàn bộ tiến trình đấu tranh
cách mạng, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hành
vi xâm phạm tới quyền con người, tùy theo tính chất, mức độ, có thể bị xử lý
bằng biện pháp hình sự, khi đó người bị xâm hại được xem là bị hại. Trong
công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, quyền con người trong tư pháp hình sự
càng được đề cao. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị
về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đưa ra chủ trương hoàn thiện
các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công
khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.
Quá trình tố tụng hình sự được mở đầu bằng giai đoạn khởi tố vụ án
hình sự, bao gồm toàn bộ hoạt động của các chủ thể tố tụng, hướng tới việc
giải quyết vụ án khách quan, công bằng, góp phần đấu tranh phòng chống tội
phạm, bảo vệ quyền con người. Tố tụng hình sự là một quá trình giải quyết
vụ án, trong đó có nhiều chủ thể, nhiều giai đoạn khác nhau. Về nguyên tắc
chung, khởi tố vụ án hình sự là quyền và trách nhiệm của Cơ quan tiến hành
tố tụng khi có tội phạm xảy ra. Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu

cho quá trình tố tụng hình sự, bắt đầu từ việc phát hiện những thông tin về
tội phạm và kết thúc bằng việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố
hay không khởi tố vụ án hình sự, tạo điều kiện cho việc điều tra, truy tố, xét
xử. Như vậy, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm, Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm khởi tố vụ án. Nhưng trong một số trường hợp, hành vi phạm tội chỉ
gây thiệt hại ở một mức độ nhất định cho người bị hại, pháp luật cho phép
người bị hại được định đoạt việc xử lý người phạm tội, thông qua chế định
khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
1


Tuy nhiên, việc áp dụng trong thực tiễn thời gian qua còn nhiều vướng
mắc: Có trường hợp hành vi phạm tội chỉ thuộc khoản 1 của điều luật nhưng
Cơ quan điều tra lại cho là khoản 2 để tự ra quyết định khởi tố vụ án, không
cần đến ý chí của người bị hại; có trường hợp vụ án nhiều người bị hại, nhưng
có người yêu cầu khởi tố, có người không yêu cầu, có người yêu cầu rút khởi
tố, có người không yêu cầu rút khởi tố, đã gây khó khăn cho việc áp dụng
pháp luật, có nơi đình chỉ vụ án, có nơi không đình chỉ vụ án, đã ảnh hưởng
đến quyền của người bị hại. Trong khi đó, pháp luật quy định về vấn đề trên
chưa thật sự rõ ràng.
Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện công cuộc cải cách tư pháp,
việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền tự do dân chủ của
công dân đã được ghi nhận trong Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005
của Bộ chính trị, và tiếp tục được khằng định tại Nghị quyết số 49- NQ/TW
ngày 02/6/2005 như “Tôn trọng và bảo vệ quyền con người”, “Tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng…”. Việc nghiên cứu sửa đổi các
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
của người bị hại để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra những giải pháp
hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của việc áp dụng quy định đó không chỉ có ý

nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan trọng mà còn là lý do luận chứng cho
sự cần thiết để tôi chọn đề tài: “Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại theo
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hải Phòng” làm
luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là một chế định
không mới, được áp dụng khá phổ biến trong pháp luật các nước. Tuy nhiên,
đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về quy định khởi tố vụ
án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam được
công bố ở nước ngoài. Các nghiên cứu gần với đề tại luận văn là nghiên cứu
2


về người bị hại trong tố tụng hình sự và chế định tư tố ở một số quốc gia trên
thế giới. Tuy có một số công trình đã công bố, nhưng nhìn chung đề tài này
chưa thực sự thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học nên số lượng công
trình còn ít so với các vấn đề khác của tố tụng hình sự.
Những nghiên cứu về người bị hại và quyền yêu cầu khởi tố vụ án của
người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự các quốc gia trên thế giới được
công bố tại Việt Nam có Thông tin khoa học pháp lý của Bộ tư pháp, số
Chuyên đề “Tư pháp hình sự so sánh” năm 1999 [6]; Thông tin khoa học
kiểm sát của VKSND tối cao, số Chuyên đề về Luật tố tụng hình sự Cộng hòa
Pháp [58, tr. 12- 16]; Thông tin khoa học kiểm sát của VKSND tối cao, số
Chuyên đề về Luật tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Đức [59, tr. 20- 23];
Thông tin khoa học kiểm sát của VKSND tối cao, số Chuyên đề về Luật tố
tụng hình sự Hoa Kỳ [60, tr. 29- 32]; Thông tin khoa học kiểm sát, số Chuyên
đề “So sánh pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới”
năm 2008 [61, tr. 11- 14]; Thông tin khoa học kiểm sát số Chuyên đề “Mô
hình tố tụng hình sự một số nước trên thế giới” năm 2011 [62, tr. 7- 11]. Các
công trình nghiên cứu trên đã khái quát về tố tụng hình sự Pháp, Đức, Italia,

Mỹ, Anh và xứ Wales, Australia, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, trong đó để
cập đến vấn đề người bị hại và quyền tư tố ở các quốc gia này.
Ở Việt Nam có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Về Giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình sau:
PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí, Chương VII- người tham gia tố tụng, Chương Xkhởi tố vụ án hình sự, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội 2013; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, trường Đại
học luật Hà Nội [14]; GS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên) Bình luận khoa học
Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb CAND, 2007 [67]; Viện Nhà nước và pháp luật,
Tội phạm học, Luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc

3


gia, Hà Nội, 1995 [64]; trường Đại học Quốc gia Hà Nội- khoa Luật (2009),
Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia.
Một số tác giả cũng đã công bố những bài báo khoa học có đề cập đến vấn
đề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như: Ths. Lê Thị Thúy
Nga, “Một số vấn đề về người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
2009” [26]; Lê Tiến Châu, “Người bị hại trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Khoa
học pháp lý [9, tr. 7- 11]; Phạm Mạnh Hùng, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
của việc khởi tố vụ án và kiểm sát việc khởi tố vụ án”, Tạp chí Kiểm sát, 2007;
Phan Thanh Trung (2003), “Người đại diện hợp pháp hoàn toàn có quyền rút
đơn khởi tố”; Tạp chí Dân chủ và pháp luật [53, tr. 28- 32].
Ở cấp độ luận văn thạc sĩ thực hiện ở khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà
Nội có các đề tài của các tác giả Hoàng Lan Phương, “Khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam”, 2014
[30]; Thịnh Quang Thắng, “Người bị hại trong Luật tố tụng hình sự Việt
Nam”, 2009; Nguyễn Trương Tín, “Một số vấn đề lý luận về chức năng buộc
tội trong tố tụng hình sự và vấn đề sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2003 liên
quan đến chức năng buộc tội”, 2009 [51, tr. 29- 32]; Phạm Văn Huân,

“Những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự Việt
Nam”, 2013.
Còn ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học có các đề tài của tác giả Lê Lan
Chi, “Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự trong luật tố
tụng hình sự Việt Nam”, Khoa luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010[10]…
Nhìn chung, đề tài “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” đã được một số nhà khoa học, cán
bộ nghiên cứu và những người làm công tác thực tiễn quan tâm nghiên cứu.
Nhưng xét về nội dung, các công trình nghiên cứu mới dừng lại ở một số khía
cạnh của vấn đề như phát hiện một số bất cập trong luật thực định, cũng như
một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật, mà chưa có công trình
4


nào nghiên cứu việc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trên địa bàn thành phố
Hải Phòng. Vẫn còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn, nhất là ở thành phố Hải
Phòng, nhiều khía cạnh pháp lý cần được tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về
đề tài khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, vốn được coi là
một quy định biệt lệ so với quan niệm thông dụng tại Việt Nam, về quan hệ
pháp luật hình sự là quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội, trong đó, Nhà
nước mới là chủ thể có thẩm quyền quyết định việc truy cứu hoặc không truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam về chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
của người bị hại và các quy định có liên quan, góp phần nâng cao hiệu quả áp
dụng trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là làm rõ bản chất pháp lý, cơ sở lý
luận và thực tiễn của việc hình thành quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu
cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam. Phân tích, đánh giá thực

tiễn áp dụng quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại từ
thành phố Hải Phòng. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy định khởi tố vụ án hình sự theo
yêu cầu của người bị hại theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và những
khó khăn, vướng mắc, bất cập, tồn tại trong thực tiễn áp dụng, làm cơ sở cho
việc đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận cơ bản và thực
tiễn áp dụng chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại tại
thành phố Hải Phòng, trên cơ sở tiếp cận các văn bản pháp luật có liên quan,
chủ yếu là văn bản pháp luật tố tụng hình sự ban hành từ năm 1988 đến nay;
thông tin từ báo cáo công tác hàng năm và thông báo rút kinh nghiệm trong
5


việc giải quyết các vụ án hình sự của các Cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh
và Trung ương, thông tin vụ án đăng tải trên các phương tiện thông tin đại
chúng và hồ sơ vụ án.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng chế định khởi tố
vụ án hình sự tại thành phố Hải Phòng từ năm 2013 đến năm 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận Mác- Lênin về Nhà
nước và pháp luật, các quan điểm đổi mới của Đảng, nhất là trong lĩnh vực cải
cách tư pháp. Các phương pháp luận chung để nghiên cứu đề tài là phép duy
vật biện chứng và phép duy vật lịch sử, chú trọng các phương pháp kết hợp
giữa lý luận và thực tiễn.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Các phương pháp nghiên cứu đặc
thù của khoa học xã hội như phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp
logic; phương pháp lịch sử, so sánh; phương pháp phân tích quy nạp, diễn
dịch; phương pháp thống kê và một số phương pháp khác.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện
lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu mà trong đó giải quyết
nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn, liên quan tới chế định khởi tố
vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong Luật tố tụng hình sự Việt
Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề
chung về chế định khởi tố vụ án như: Khái niệm, đặc điểm, cơ sở của việc
thiết lập chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại; khái
quát lịch sử hình thành và phát triển của Luật tố tụng hình sự Việt Nam về
khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, cũng như tìm hiểu việc
thực thi chế định này theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới; nghiên
cứu thực tiễn quy định và thực tiễn áp dụng chế định khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, từ đó rút
6


ra những tồn tại, hạn chế trong luật thực định, đồng thời phân tích làm rõ
những tồn tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng và nguyên nhân của nó. Qua
đó, đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về chế
định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại hiện hành và nâng
cao hiệu quả áp dụng của chế định này trong thực tiễn.
Với kết quả này, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ
ích dành cho không chỉ các nhà lập pháp mà còn cho các nhà nghiên cứu, các
cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh
viên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cở sở đào tạo luật.
Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả của luận văn giúp cho các CQTHTT trên
cả nước nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng áp dụng đúng các quy
định của BLTTHS về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
của người bị hại.
Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về khởi tố
vụ án theo yêu cầu của người bị hại và thực tiễn thực hiện trên địa bàn thành
phố Hải Phòng.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng áp dụng các quy
định của pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI
1.1. Khái niệm và bản chất của khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
của người bị hại
1.1.1. Khái niệm khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
Bất cứ quốc gia nào khi xây dựng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự
cũng đều hướng đến mục tiêu phòng ngừa tội phạm, phát hiện và xử lý kịp thời
mọi hành vi phạm tội, nhằm bảo vệ chế độ chính trị, lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Trong đó, bảo vệ người bị hại là một
trong những mục tiêu và nhiệm vụ mà pháp luật hướng tới.
Ở nước ta, Nhà nước toàn quyền quyết định việc truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm,
nhưng vẫn dành cho người bị hại quyền quyết định việc khởi tố hay không
khởi tố vụ án hình sự đối với một số tội phạm thông qua quyền yêu cầu khởi
tố vụ án hình sự. Đây là quyền buộc tội của người bị hại mang bản chất của
quyền tư tố, quyền tư tố nằm trong giới hạn và không làm mất đi quyền công
tố của Nhà nước. Hay nói cách khác, cơ sở lý luận của việc hình thành chế

định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự
Việt Nam chính là sự kết hợp giữa quyền công tố và quyền tư tố trong tố tụng
hình sự.
Ban đầu, quyền công tố chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp nhằm bảo vệ
các lợi ích có tính chất công như các lợi ích của Nhà nước (của giai cấp thống
trị) và của cộng đồng (xã hội). Càng về sau, do sự tác động của nhiều yếu tố
nên tư tố đã bộc lộ những mặt hạn chế. Như vậy, cùng với sự vận động, phát
triển của xã hội, của Nhà nước và pháp luật, cơ chế vận hành của tố tụng hình
sự đã chuyển dần từ cơ chế tư tố sang công tố.

8


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×