Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

HỌC tập PHONG CÁCH tư DUY KHOA HỌC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.05 KB, 11 trang )

HỌC TẬP PHONG CÁCH TƯ DUY KHOA HỌC, CÁCH MẠNG VÀ
HIỆN ĐẠI CỦA HỒ CHÍ MINH
SCIENTIFIC APPROACHES, HOWTO AND MODERN MODERNITY OF
HO CHI MINH
TÓM TẮT
Vấn đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
trong Đảng và xã hội đã có quá trình lịch sử liên tục, lâu dài. Hồ Chí Minh là
người Mácxít, phong cách tư duy của Người trước hết là phương pháp biện
chứng duy vật: xuất phát từ thực tiễn để trở lại biến đổi thực tiễn. Xuất phát
lòng yêu nước và mục đích tìm đường cứu nước, trong quá trình hoạt động lý
luận thực tiễn và phong phú, Hồ Chí Minh đã hình thành trong mình một phong
cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại. Bài viết này, tác giả giới thiệu
những nét chính về phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại của
Bác.
Từ khóa: Hồ Chí Minh; Bác Hồ; phong cách tư duy; khoa học; cách mạng;
hiện đại.
ABSTRACT
The issue of learning and following the ideology, morality and style of Ho Chi
Minh in the Party and society has had a long and continuous history. Ho Chi
Minh is Marxist, his thinking style is first of all the method of dialectic
materialism: derived from reality to return to practical change. Come out
patriotism and the purpose of finding a way to save the country, in the process
of practical and rich theoretical activities, Ho Chi Minh has formed a style of
scientific, revolutionary and modern thinking. This article introduces the main
features of Uncle Ho's scientific, revolutionary and modern thinking style.
Key words: Ho Chi Minh; uncle Ho; style of thinking; science; revolution;
modern.
1. MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người con
ưu tú của dân tộc Việt Nam thấm
đượm truyền thống văn hóa dân tộc,


nhưng trong quá trình tìm đường cứu
nước Người còn có điều kiện học hỏi
và tiếp thu những yếu tố mới trong văn
hóa - tư tưởng tiến bộ và nhân văn của

nhân loại cùng với chủ nghĩa MácLênin. Chính điều đó đã tạo nên ở
Người một phong cách tư duy hài hòa,
với những nét đặc sắc riêng không trộn
lẫn. Chủ tịch Hồ Chí Minh không
những nắm vững phương pháp tư duy
khoa học, cách mạng, sáng tạo của chủ
nghĩa Mác-Lênin mà còn hình thành
1


nên một phong cách tư duy hài hòa với
những đặc trưng riêng của mình.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Một số đặc điểm của phong
cách tư duy Hồ Chí Minh
Đẩy mạnh việc học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh là một nội dung quan trọng của
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng...
góp phần xây dựng Đảng trong sạch,
vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ
chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ
cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp
chiến lược đủ năng lực, phẩm chất,
ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy

lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống và những biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
Mặc dù thể hiện cái riêng, nhưng
phong cách tư duy của Người không
xa lạ mà mang tính lan tỏa, tác động
tích cực tới hành động của các thế hệ
người dân Việt Nam yêu nước nói
riêng, nhân dân yêu chuộng hòa bình
trên thế giới nói chung. Không tiếp thu
một cách thụ động, không dừng lại ở
sự vật, hiện tượng bề ngoài, Nguyễn
Ái Quốc có thói quen đi sâu phân tích,
so sánh, chắt lọc, lựa chọn, tổng hợp,
rút ra những phán đoán, đi tới những
kết luận mới, đề ra những luận điểm
mới, kế thừa, vừa phát triển sáng tạo
để tiếp tục vượt lên phía trước. Nhờ
đó, Nguyễn Ái Quốc đã bắt kịp nhịp

sống và sự phát triển của thời đại, hình
thành được một tư duy đúng đắn, khoa
học và cách mạng, để có thể lựa chọn
đúng đường đi cho dân tộc và dự kiến
được những bước phát triển mới của
lịch sử.
Phong cách Hồ Chí Minh không chỉ
được thể hiện qua các tác phẩm văn,

thơ của Người, mà phong cách Hồ Chí
Minh là sự tổng hợp của phong cách tư
duy, phong cách diễn đạt, phong cách
sinh hoạt, phong cách làm việc, phong
cách ứng xử. Phong cách tư duy Hồ
Chí Minh là sự kết tinh từ tinh hoa văn
hóa dân tộc và nhân loại, là tài sản
tinh thần quý báu của nhân dân ta, giá
trị hợp thành nền văn hóa Việt Nam.
2.2. Đặc điểm phong cách tư duy
Hồ Chí Minh
Thứ nhất, phong cách tư duy có sự
thống nhất giữa cách thức thực hiện
phương pháp tư duy với nội dung và
kết quả của tư duy
Trong phong cách tư duy có sự
thống nhất giữa cách thức thực hiện
phương pháp tư duy với nội dung và
kết quả của tư duy. Bởi lẽ, khi tư duy
tức là chủ thể đang thực hiện một
phương pháp tư duy nhất định. Bằng
phương pháp đó và thông qua phương
pháp đó với những nội dung tri thức
nhất định, chủ thể sẽ đạt được kết quả
của quá trình tư duy. Đó là những tư
tưởng, quan điểm. Do đó, phong cách
tư duy là sự thống nhất của các yếu tố:
cách thức tư duy, nội dung tư duy, kết
2



quả tư duy và mục đích của tư duy. Sự
tổng hợp của các yếu tố này tạo thành
phong cách ở mỗi chủ thể là khác
nhau. Vì vậy, phong cách tư duy bao
giờ cũng thể hiện ra thành những đặc
trưng cụ thể và phong cách tư duy
chính là sự hoà quyện của cả phương
pháp tư duy, quá trình tư duy và kết
quả của quá trình ấy.
Thứ hai, phong cách tư duy trên
những cứ liệu thực tế của Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành
một vĩ nhân với một phong cách tư
duy độc lập tự chủ sáng tạo, thiết thực,
gắn với thực tiễn là bởi vì Người đã
biết làm giàu vốn trí tuệ của mình
bằng những di sản quí báu của văn hoá
nhân loại. Người biết kế thừa các học
thuyết một cách có phê phán, chọn lọc,
không bao giờ sao chép máy móc,
cũng không bao giờ phủ định một cách
giản đơn, mà có sự phân tích sâu sắc
để tìm ra những yếu tố tích cực, làm
giàu thêm vốn kiến thức và hành trang
tư tưởng của mình. Đặc trưng này làm
cho Người trở thành một nhà mác-xít
với đầy đủ những yếu tố khoa học và
biện chứng. Đây cũng là điểm nổi bật
ở Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Mọi trăn trở suy nghĩ của Hồ Chí
Minh đều nhằm cái đích là cứu nước,
cứu dân, là làm sao cho dân giàu, nước
mạnh, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
cũng được học hành, mọi người dân
sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Tuy
nhiên tư duy của Hồ Chí Minh không

chỉ dừng lại ở chỗ tìm đường mà còn
tìm cách hiện thực hoá con đường đã
tìm thấy cho cách mạng Việt Nam.
Việc tìm đường và dẫn đường cách
mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh đều
xuất phát từ thực tế Việt Nam. Đó là
thực tế đã được nhận thức đúng đắn,
gạt bỏ những tính phiến diện, bề ngoài,
sai lệch mà tư duy thường ngày dễ
mắc phải. Đó là thực tế đã được nhận
thức dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác
- Lênin, bằng phương pháp biện chứng
duy vật để phân tích cụ thể tình hình
cụ thể của cách mạng Việt Nam. Thực
tế mà Hồ Chí Minh cần nắm được là
thực tế với bản chất bên trong của nó,
với những đặc điểm, mâu thuẫn nội tại
và phát hiện ra những quy luật vận
động của đất nước, dân tộc để hoạch
định đường lối, chủ trương đúng và tổ
chức thực hiện thành công đường lối,
chủ trương đó.

Hồ Chí Minh là một điển hình của
tư duy lấy điều kiện thực tế Việt Nam
làm điểm xuất phát cho mọi quan
điểm, đường lối, chi phối hành động
của Đảng. Không chỉ vậy, Người chủ
động tiếp thu các luồng tư tưởng tiến
bộ trên thế giới; phân tích chính xác
tình hình thế giới để hành động phù
hợp. Thực tế cho thấy, Hồ Chí Minh
có ưu thế so với nhiều nhà yêu nước,
cách mạng Việt Nam cùng thời là sống
và hoạt động ở nước ngoài 30 năm
(1911-1941). Thời gian này, Người
nghiên cứu, học tập, hoạt động yêu
3


nước và cách mạng, nên đã trực tiếp
kiểm nghiệm nhiều quan điểm. Người
đã trải qua nhiều thăng trầm, thử
thách, sóng gió trong nhiều môi trường
sống khác nhau. Sự tự nguyện dấn
thân vào cuộc sống lao động, thậm chí
làm những công việc rất nặng nhọc và
do vậy, bằng cảm nhận trực tiếp mà
Người đã thấu hiểu tình cảnh và khả
năng cách mạng của các giai cấp, tầng
lớp lao động. Hồ Chí Minh hoạt động
trong tổ chức cộng sản ở Pháp và ở
Quốc tế Cộng sản, nơi mà Người tiếp

thu dần dần lý luận cách mạng Mác –
Lênin và rèn luyện tư duy biện chứng
duy vật; hoạt động trong một môi
trường rộng rãi, đi đến khoảng trên 30
lượt nước trên thế giới, đã hai lần bị đế
quốc, thực dân giam cầm, tù đày, thậm
chí chỉ vì luôn nhiệt thành với tư duy
độc lập, tự chủ, sáng tạo, có lúc bị
những người cùng chí hướng hiểu sai.
Hồ Chí Minh có 19 năm làm Chủ tịch
Đảng Cộng sản Việt Nam và 24 năm
làm Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa. Là con người lăn lộn với
thực tiễn và quảng giao quốc tế, từ
thuở hàn vi cho đến cả khi làm Chủ
tịch nước và Chủ tịch Đảng, Người
không ngừng học tập, rèn luyện, tiếp
nhận những tri thức mới trên cái nền
bản thể của mình, không bị hòa tan,
bắt chước, mà tiếp thu một cách chọn
lọc, có phê phán, không phủ định giản
đơn. Trên cơ sở đó, để thu nhận, tiếp
biến tư tưởng của mình. Người cho

rằng: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu
điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.
Tôn giáo Giêxu có ưu điểm là lòng
nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu
điểm là phương pháp làm việc biện
chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu

điểm là chính sách của nó phù hợp với
điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giêxu,
Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải đã có
những điểm chung đó sao? Họ đều
muốn “mưu hạnh phúc cho loài người,
mưu phúc lợi cho xã hội”1. Nếu hôm
nay, họ còn sống trên đời này, nếu họ
họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất
định chung sống với nhau rất hoàn
mỹ như những người bạn thân thiết.
Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của
các vị ấy”. Hồ Chí Minh đem bốn vị
rất khác nhau về lập trường, quan điểm
và lại càng khác nhau về thời đại ghép
vào với nhau, giả định “cho” các vị ấy
“họp lại một chỗ” được là vì Người
nhìn thấy ở họ một điểm chung là đều
“mưu cầu hạnh phúc cho loài người,
mưu phúc lợi cho xã hội”. Hồ Chí
Minh cũng nằm trong điểm chung ấy
và cố gắng làm người học trò nhỏ của
họ. Sự đặc sắc tư duy độc lập, tự chủ,
sáng tạo của Hồ Chí Minh là kết quả
từ phẩm chất, năng lực với hai điểm
chủ yếu: bản lĩnh cao cường và trí tuệ
mẫn tiệp. Kết quả đó là do một quá
trình học tập, tu dưỡng, rèn luyện của
cả cuộc đời, ở mọi lúc, mọi nơi của
1 Võ Nguyên Giáp (Chủ biên) (1997): Tư tưởng Hồ
Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.43.

4


Người. Vì thế, Người luôn tự làm chủ
cuộc sống và chú trọng rèn luyện, tu
dưỡng đạo đức cách mạng, bản lĩnh
chính trị, nên vững vàng trong xử lý
mối quan hệ đối với người chung
quanh, công việc và làm chủ bản thân.
Xuất phát từ thực tế Việt Nam để tư
duy đã làm cho phong cách tư duy Hồ
Chí Minh vượt lên so với các nhà yêu
nước thuộc thế hệ trước và cùng với
thời Hồ Chí Minh.
Thứ ba, phong cách tư duy có sự kế
thừa và phát triển
Hồ Chí Minh là người tiếp thu
những tư tưởng tiến bộ ở trong nước
và thế giới, kết hợp nhân tố chủ quan
rồi tạo thành tư tưởng của mình,
nhưng tư tưởng của Người không phải
là con số cộng của nhiều luồng tư
tưởng, học thuyết, mà là sự kết tinh
luồng ánh sáng trí tuệ của dân tộc và
nhân loại. Được như thế là bởi Hồ Chí
Minh có tư duy độc lập, tự chủ, biết kế
thừa có chọn lọc những tư tưởng,
nguyên lý của các nhà lý luận, nhà tư

tưởng của dân tộc Việt Nam và thế
giới. Nhiều người nước ngoài cảm
nhận, trong phong cách Hồ Chí Minh
có dáng dấp của V.I. Lênin, Găngđi,
của Oasinhtơn,… thậm chí còn thấy có
một số nét của chính mình. Phong
cách Hồ Chí Minh là riêng biệt, đặc
sắc, điều mà không ít người khát khao
muốn học tập. Nhà thơ Liên Xô Ôxíp
Manđensơtam, vào cuối năm 1923, sau
khi gặp gỡ, trò chuyện với Nguyễn Ái

Quốc, đã viết một bài đăng báo
Ogoniok (Ngọn lửa nhỏ), có đoạn: “Từ
Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn
hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà
có lẽ là một nền văn hóa tương lai,…
Qua phong thái thanh cao, trong giọng
nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc,
chúng ta như nghe thấy ngày mai, như
thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình
hữu ái toàn thế giới”2. Hồ Chí Minh có
tư duy độc lập, tự chủ từ sớm và được
rèn giũa qua bao nhiêu năm tháng hoạt
động cách mạng. Năm 1923, Người kể
lại với một người bạn nước ngoài:
“Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên
tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do,
Bình đẳng, Bác ái,… Và từ thuở ấy, tôi
rất muốn làm quen với nền văn minh

Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng
sau những chữ ấy”3. Vì có tư duy độc
lập, tự chủ, nên Người chọn con
đường sang Pháp, các nước châu Âu,
châu Mỹ và đi hầu khắp các châu lục
khác để nghiên cứu, khảo sát, tìm mục
tiêu, con đường cứu nước mới, phù
hợp với hoàn cảnh Việt Nam và xu thế
của thời đại. Từ người tìm đường, Hồ
Chí Minh trở thành người mở đường,
người dẫn đường cho dân tộc Việt
Nam phát triển.
Ở Hồ Chí Minh không có sự thành
kiến đối với bất kỳ tư tưởng, học
thuyết nào. Trung tâm sự suy nghĩ của
2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr.462-463.
3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr.461.

5


Hồ Chí Minh là rút ra những gì cần
thiết cho cách mạng Việt Nam phù hợp
với dân tộc Việt Nam, giúp cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc và phát triển
đất nước. Người suy ngẫm so sánh,
chắt lọc điều hay lẽ phải, phân biệt
đúng sai, hay dở, tiến bộ hay lạc hậu,

phù hợp hay không phù hợp với Việt
Nam trên cơ sở phương pháp luận
mácxít và quan điểm lập trường của
giai cấp công nhân, vì lợi ích của nhân
dân và Tổ quốc Việt Nam. Hiếm có
một nhà lý luận mácxít nào, hơn nữa
lại là lãnh tụ cộng sản đã có những
nhận xét chính xác về các học thuyết
lớn trong lịch sử tư tưởng nhân loại
như Hồ Chí Minh.
Thứ tư, phong cách tư duy luôn
hướng tới cái mới, cái tiến bộ
Cái mới, cái tiến bộ là tài sản chung
của nhân loại không thuộc sở hữu của
riêng ai. Để nắm bắt được nó đòi hỏi
mỗi người cần có vốn tri thức nhất
định, nhất là để sử dụng, ứng dụng cái
mới, cái tiến bộ vào cuộc sống thì vốn
kiến thức càng phải phong phú, đa
dạng và sâu rộng. Khi không đủ trình
độ tiếp cận với cái mới, cái tiến bộ mà
lại muốn sử dụng, ứng dụng nó sẽ dẫn
đến làm hỏng cái mới và phá hoại cái
hiện có. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Sự ngu
dốt này sẽ dẫn đến sự ngu dốt khác,
hơn nữa dốt nát cũng là một thứ giặc,
cũng là một kẻ địch cần phải tiêu diệt.
Để chiến thắng sự dốt nát chỉ có con
đường duy nhất là không ngừng học


tập nâng cao trình độ mọi mặt của con
người. Hồ Chí Minh nhiều lần căn dặn
mọi người hãy nhớ lời Lênin: học, học
nữa, học mãi. Đối với Hồ Chí Minh,
học trong các trường chỉ là khởi đầu,
cái ảnh hưởng lớn đến phong cách tư
duy của Người là học trong trường
đời. Hồ Chí Minh vừa hoạt động thực
tiễn vừa tự học, vừa tổng kết kinh
nghiệm để từng bước đi đến đỉnh cao
của trí tuệ, của văn minh. Từ một
người yêu nước, một người cộng sản,
Hồ Chí Minh đã trở thành nhà văn hoá
kiệt xuất của nhân loại thông qua con
đường tự học là chủ yếu. Việc biết
nhiều ngoại ngữ, trong đó có những
tiếng thông thạo gần như tiếng mẹ đẻ
đã giúp Hồ Chí Minh mở rộng tầm
nhìn ra thế giới và nhìn suốt lịch sử
văn hoá - văn minh nhân loại.
Thứ năm, phong cách tư duy của
Hồ Chí Minh còn là sự gắn bó giữa ý
chí, tình cảm cách mạng với tri thức
khoa học
Bác Hồ không chỉ là người giàu trí
tuệ mà còn là một người có tình cảm,
có ý chí, nghị lực phi thường. Ở
Người, ý chí, tình cảm cách mạng và
tri thức khoa học thống nhất trong tư
duy, trong hành động và trong quá

trình vạch ra đường lối cho cách mạng
Việt Nam. Tư duy Hồ Chí Minh luôn
có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố cảm
xúc, tình cảm với yếu tố trí tuệ, tri
thức, kinh nghiệm, trong đó, yếu tố tri
thức, trí tuệ là quan trọng nhất.
6


Thứ sáu, phong cách tư duy Hồ Chí
Minh có tính dự báo.
Một trong những phẩm chất cơ bản
không thể thiếu ở những nhà lãnh tụ,
nhà lý luận cách mạng chuyên nghiệp
đó là phải có một nhãn quan chính trị
hết sức nhạy bén, biết nhìn xa trông
rộng, hiểu được quy luật vận động của
lịch sử, nắm bắt được xu thế phát triển
của thời đại, dự kiến được bước đi của
đất nước. Nhờ đó có thể đưa dân tộc
vượt qua được khó khăn ở những thay
đổi của lịch sử, đó chính là năng lực
dự báo của tư duy.
2.3. Cán bộ, đảng viên, công chức
học tập theo phong cách tư duy Hồ
Chí Minh
Hiện nay, mỗi cán bộ, đảng viên cần
học tâp, vận dụng, rèn luyện phong
cách tư duy Hồ Chí Minh để đáp ứng
yêu cầu sự nghiệp cách mạng trong

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ thực tiễn cho thấy, đội
ngũ cán bộ, đảng viên trong công việc
bên cạnh những ưu điểm của phong
cách tư duy độc lập, sáng tạo, gắn lý
luận với thực tiễn, đáp ứng tốt nhu cầu
công việc, vẫn còn những hạn chế như
bệnh giáo điều, kinh nghiệm, áp đặt….
Vì vậy việc học, rèn luyện, xây dựng
phong cách tư duy theo phong cách tư
duy Hồ Chí Minh chính là một phần
trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ,
đảng viên vừa hồng vừa chuyên.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo

đức, phong cách Hồ Chí Minh nói
chung và phong cách tư duy Hồ Chí
Minh nói riêng giúp cho mỗi cán bộ,
đảng viên không ngừng hoàn thiện bản
thân từ suy nghĩ đến hành động. Để
làm được điều đó phải kết hợp đồng
bộ các giải pháp trên nhằm xây dựng
phong cách tư duy khoa học cho đội
ngũ cán bộ, đảng viên. Từ đó đóng góp
“tài”, “đức” vào sự nghiệp xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội tiến lên
cộng sản chủ nghĩa, phấn đấu vì một
xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”.

Phong cách, phương pháp tư duy
của cán bộ, đảng viên được thể hiện
qua cách thức làm việc, cách ứng
xử trong các quan hệ công tác, qua
ngôn ngữ giao tiếp với mọi người. Mỗi
cơ quan, đơn vị ngoài những yêu cầu
chuẩn mực về đạo đức, phong cách
làm việc, phong cách ứng xử chung
còn cần có những yêu cầu, chuẩn mực
riêng do môi trường và đặc điểm
nhiệm vụ công tác quy định. Theo đó,
để học tập và rèn luyện theo những
đặc trưng giá trị trong phong cách tư
duy của Hồ Chí Minh, cấp ủy, người
đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần
lượng hóa và cụ thể hóa các đặc trưng
ấy thành các tiêu chí cho mỗi cán bộ,
đảng viên. Cần “Tiếp tục xây dựng,
hoàn thiện chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp, đạo đức công vụ ở từng địa
phương, cơ quan, đơn vị với phương
châm “sát chức năng, nhiệm vụ, ngắn
7


gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện và đánh giá
việc thực hiện”4. Mỗi cơ quan, đơn vị
cần xây dựng những điển hình mẫu
mực, từ đó nhân rộng điển hình trong
đơn vị. Thông qua các hoạt động thực

tiễn như hội thi, hội thao, văn hóa văn
nghệ, tuyên truyền cổ động... để đưa
các điển hình đó vào thực tế của đơn
vị mình. Đồng thời, qua các giai đoạn
cần có sự đánh giá rút kinh nghiệm,
điều chỉnh chuẩn mực mô hình cho
phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ
quan, đơn vị.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định
“tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh; coi đó là công việc thường
xuyên của các tổ chức Đảng, các cấp
chính quyền, các tổ chức chính trị - xã
hội, địa phương, đơn vị gắn với chống
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống và những biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ”. Xây dựng và thực hiện tốt các qui
định để phát huy vai trò gương mẫu
trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối
sống, phong cách, tác phong, lề lối
công tác của cán bộ, đảng viên, nhất là
cán bộ lãnh đạo các cấp”5.
Quán triệt và thực hiện nghiêm túc

bài học quý báu đó, toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân ta đang hăng hái thi
đua, đổi mới, sáng tạo đem lại hiệu

quả cao trên nhiều lĩnh vực, góp phần
thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
XII của Đảng. Tuy nhiên, bên cạnh đó,
ở các cấp, ngành, lĩnh vực vẫn còn bộc
lộ những hạn chế, khuyết điểm lớn,
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
phát triển của đất nước và đời sống
nhân dân. Đặc biệt là còn nhiều cán
bộ, đảng viên có biểu hiện của lối tư
duy giáo điều, bảo thủ, trì trệ, bắt
chước, rập khuôn, thiếu sáng tạo trong
công việc; tự bằng lòng, thỏa mãn,
lười suy nghĩ, học tập để nâng cao
nhận thứ tư duy của mình. Điều này
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của
đất nước, ảnh hưởng đến uy tín của
Đảng.
Nhận thức được tầm quan trọng của
phong cách tư duy Hồ Chí Minh, trong
nhiều năm qua Đảng ta đã phát động
và lãnh đạo thực hiện học tập và làm
theo tấm gương, tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh. Việc học tập và làm theo
của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp
nhân dân ngày càng đi vào chiều sâu,
thiết thực, hiệu quả. Đặc biệt, ngày 15
tháng 5 năm 2016, Đảng ta đã ban
hành Chỉ thị 05-CT/ TW về đẩy mạnh
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh. Chỉ thị nêu

rõ: “Tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân nhận thức ngày càng
sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và

4 Ban Chấp hành Trung ương: Chỉ thị của Bộ Chính
trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh,Số: 05-CT/TW, Hà Nội,
ngày 15/5/2016.
5 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb. Chính
trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr.215-216.

8


giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư
tưởng, đạo đức, phong cách của Người
thật sự trở thành nền tảng tinh thần
vững chắc của đời sống xã hội, xây
dựng văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”6.
Học tập phong cách tư duy Hồ Chí
Minh là học tập tinh thần sáng tạo để
hành động cho phù hợp với mục tiêu
cách mạng đã đề ra. Sáng tạo là trên cơ
sở nắm vững những nguyên lý của chủ

nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh rồi đưa vào thực tiễn phù hợp
hoàn cảnh cụ thể. Hồ Chí Minh là
người vận dụng sáng tạo và phát triển
chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh
cụ thể của Việt Nam thế kỷ XX - thế
kỷ bi hùng của các cuộc đấu tranh kiên
cường giành độc lập, tự do cho Tổ
quốc. Lớp lớp thế hệ người Việt Nam
trong thế kỷ XXI, nhất là những cán
bộ, đảng viên càng cần sự kiên định
mục tiêu và sáng tạo theo phong cách
Hồ Chí Minh để xây dựng đất nước
giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh, sánh vai với các cường quốc
năm châu trong một thế giới toàn cầu
hóa.
Học tập và làm theo phong cách tư

duy Hồ Chí Minh - độc lập, tự chủ,
sáng tạo, hơn ai hết, bản thân mỗi cán
bộ, đảng viên phải nhận thức được
rằng, tư duy là điểm xuất phát của mọi
việc, muốn có hành động đúng phải có
tư duy đúng. Vì vậy, việc học tập và
làm theo phong cách tư duy Hồ Chí
Minh về độc lập, tự chủ, sáng tạo phải
luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn. Đó
là con đường dẫn đến nhận thức đúng
và phương pháp, hành động đúng, góp

phần xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và
đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ,
nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược
đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm
nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống và những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ,
đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, quan liêu... theo
đúng tinh thần Chỉ thị 05 của Bộ
Chính trị.
Hơn ai hết, bản thân mỗi cán bộ
đảng viên phải nhận thức được rằng,
tư duy là điểm xuất phát của mọi việc,
muốn có hành động đúng phải có tư
duy đúng. Học tập và làm theo phong
cách tư duy Hồ Chí Minh: Độc lập, tự
chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với
thực tiễn. Đó là con đường dẫn đến
nhận thức đúng và phương pháp, hành
động đúng. Đó cũng chính là cách đem
đến hiệu quả thiết thực trong công
việc, là cách để mỗi chúng ta hôm nay

6 Ban Chấp hành Trung ương: Chỉ thị của Bộ Chính
trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh,Số: 05-CT/TW, Hà Nội,
ngày 15/5/2016.


9


biết sống, làm việc và cống hiến cho
Đảng, đất nước và nhân dân. Đồng
thời, đó cũng chính là sự thể hiện tấm
lòng biết ơn và tôn kính Chủ tịch Hồ
Chí Minh kính yêu.
3. KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả
của một quá trình tư duy khoa học.
Phong cách tư duy đóng vai trò trực
tiếp dẫn đến việc xác lập tư tưởng Hồ
Chí Minh. Mặt khác, căn cứ để tìm
hiểu phong cách tư duy Hồ Chí Minh
lại chính là tư tưởng Hồ Chí Minh
được thể hiện trong các di cảo và hành
động của Người. Đồng thời, cũng cần
tìm hiểu phong cách tư duy Hồ Chí
Minh thông qua dường lối, quan điểm

của Đảng và những học trò gần gũi với
Người, đã quán triệt tư tưởng Hồ Chí
Minh để đưa cách mạng Việt Nam đến
thắng lợi. Qua đó, góp phần xây dựng
và phát triển phẩm chất, năng lực,
phong cách công tác, làm việc, ứng xử,
giao tiếp trong quan hệ công tác của
đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu

cầu, nhiệm vụ công tác; ngăn chặn và
đẩy lùi các yếu kém và những “căn
bệnh” đã ăn sâu bám rễ trong tư duy
lãnh đạo, quản lý của cán bộ, đảng
viên; góp phần xây dựng các tổ chức
vững mạnh, đáp ứng yêu cầu sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban Chấp hành Trung ương (2016): Chỉ thị của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,Số: 05-CT/TW,
Hà Nội.
[2]. Ban Tuyên giáo trung ương (2016), Những nội dung cơ bản của tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[3]. Ban Tuyên giáo trung ương (2016), Hỏi đáp về tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[4]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[5]. Võ Nguyên Giáp (Chủ biên) (1997): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con
đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[6]. Hồ Chí Minh (1990), Biên niên sự kiện và tư liệu quân sự, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
[7]. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[8]. Nhiều tác giá (2016), Những mấu chuyện về phong cách Hồ Chí Minh,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.




×