Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Tội giết người qua thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh bắc ninh ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.66 KB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ THU HOÀI

TỘI GIẾT NGƢỜI QUA THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

TS Phạm Minh Tuyên

Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực.
Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn

HOÀNG THỊ THU HOÀI



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI
GIẾT NGƢỜI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM...................... 6
1.1. Khái niệm tội giết người và ý nghĩa của việc quy định tội phạm này theo
pháp luật hình sự Việt Nam... .......................................................................... .6
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật hình sự Việt
Nam về tội giết người…................................................................................. .20
1.3. Tìm hiểu quy định về tội giết người theo Bộ luật hình sự của một số nước
trên thế giới… ............................................................................................... ..33
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH
PHẠT CÁC VỤ ÁN VỀ TỘI GIẾT NGƢỜI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH… .................................................................................... ..39
2.1. Thực tiễn định tội danh khi xét xử các vụ án hình sự về tội giết người tại
Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh ...................................................................... .39
2.2. Thực tiễn quyết định hình phạt khi xét xử các vụ án hình sự về tội giết
người tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh ...................................................... .45
2.3. Những mặt hạn chế trong định tội danh và quyết định hình phạt khi xét
xử các vụ án hình sự về tội giết người tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh .... 53
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ
TỘI GIẾT NGƢỜI........................................................................................ 58
3.1 Yêu cầu và quan điểm chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật…………………………………………………………………………...58
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật các vụ án
hình sự về tội giết người.................. .............................................................. .61
KẾT LUẬN......................... ........................................................................ ...78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.... ............................................. ....80



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADPL

Áp dụng pháp luật

BLHS

Bộ luật Hình sự

BLHĐ

Bộ luật Hồng Đức

BLGL

Bộ luật Gia Long

CTTP

Cấu thành tội phạm

HĐTP

Hội đồng Thẩm phán

NXB

Nhà xuất bản


QĐHP

Quyết định hình phạt

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

TNHS

Trách nhiệm hình sự

VAHS

Vụ án hình sự

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội càng phát triển thì quyền con người ngày càng được quan tâm hơn.
Một trong những quyền cơ bản của con người đó là quyền được sống, được bảo vệ
về tính mạng, sức khỏe. Từ trước tới nay, quyền sống (hay quyền được sống) đã

được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quan trọng của quốc tế, của các quốc
gia khác nhau và của nước ta như: Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên hợp
quốc năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp
quốc năm 1966; Công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên hợp quốc năm 1989;
Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776; Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam
1945... Tại Điều 3 của bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 khẳng định:
“Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân”. Trong bản “Tuyên
ngôn Độc lập” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình lịch sử
ngày 2 tháng 9 năm 1945 không những đã kế thừa tinh hoa về quyền con người trên
thế giới mà còn phát triển những tư tưởng ấy lên một tầm cao mới bằng việc nhắc
lại những luận điểm bất hủ trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của nước Mỹ và
“Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền” của Pháp. Người khẳng định: “Tất cả mọi
người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể
xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc”. Tại Điều 19 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận “Mọi người có
quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt
tính mạng trái luật” [22]. Tuy nhiên trước ảnh hưởng tiêu cực mà nền kinh tế thị
trường đem lại, tình trạng suy đồi đạo đức, truyền thống, lối sống ích kỉ cá nhân của
một bộ phận giới trẻ hiện nay trở thành vấn đề đáng báo động trong xã hội. Theo đó
tình hình tội phạm nói chung trong đó có tội phạm giết người nói riêng không
ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Nhiều vụ án có thủ đoạn tinh vi xảo quyệt
gây khó khăn cho công tác điều tra, xét xử, có nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng với
hành vi dã man, tàn ác để lại hậu quả cũng thương tâm hơn, gây bất bình, phẫn uất
trong quần chúng nhân dân điển hình như vụ Lê Văn Luyện ở Bắc Giang, vụ án
Nguyễn Hải Dương ở Bình Dương…
Tỉnh Bắc Ninh là một trong những tỉnh tăng trưởng nhanh nhất miền bắc, nhất
là tốc độ tăng trưởng công nghiệp; là nơi tập trung dân cư đông đúc do tập trung
nhiều Khu công nghiệp lớn, chính vì vậy tình hình tội phạm diễn ra ở đây vô cùng
1



phức tạp. Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mặc dù số vụ án
giết người nhìn chung đã được kiềm chế và có xu hướng giảm, tuy nhiên tính chất
ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi gây ra tâm lý hoang
mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân. Có thể nói rằng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh,
trong những năm gần đây tình trạng sử dụng bạo lực diễn ra trầm trọng, trong đó có
nhiều vụ án giết người xảy ra chủ yếu do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, chỉ vì
những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống, những tranh chấp không đáng kể trong
gia đình, hay để cướp tài sản. Nhiều vụ án, hung thủ đã sử dụng cụ, phương tiện
nguy hiểm như súng, lựu đạn, kiếm,… gây ra cái chết thương tâm của nhiều người.
Trước tình hình, diễn biến tội phạm giết người xảy ra khá phức tạp như hiện
nay, đặc biệt là với địa bàn tỉnh Bắc Ninh, một tỉnh đang có sự phát triển vượt bậc
về công nghiệp do có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tốt. Tuy nhiên, đi liền
với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, thì cũng phát sinh nhiều tệ nạn xã hội và các
tội phạm xâm phạm trật tự trị an, trong đó có tội giết người xảy ra trên địa bản tỉnh
Bắc Ninh. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Tội giết người qua thực tiễn xét xử tại Tòa
án nhân dân tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn
tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm giết người trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh, đồng thời đưa ra những giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn, góp
phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội giết người trên phạm vi
toàn quốc nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian qua, ở nước ta có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về tội
phạm giết người như “Một số quan điểm khác nhau về định nghĩa về đối tượng tác
động của tội giết người” của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, Tạp chí Tòa án, số 13 năm
2004; “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm” của Phó Giáo sư,Tiến sĩ
Nguyễn Xuân Yêm, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2001; “Giáo trình
luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm”, Võ Khánh Vinh, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội năm 2008; “Lý luận chung về định tội danh”, Võ Khánh Vinh, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2013; “Giáo trình luật hình sự Việt Nam – Phần

chung”, Võ Khánh Vinh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2014; Luận văn thạc sĩ
luật học “Tội giết người theo luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống tội
phạm giết người” của tác giả Hoàng Công Huân, Hà Nội năm 1997; Khóa luận tốt
nghiệp “Đấu tranh phòng chống tội giết người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
2


nay” của tác giả Nguyễn Thùy Linh, Hà Nội năm 2005; Luận án tiến sĩ luật học
“Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống loại tội
phạm này” của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, Hà Nội, năm 2007; Luận văn thạc sĩ luật
học “Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam” của tác giả Thái Duy Đức,
Học viện Khoa học xã hội – Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, năm 2014;
Luận văn thạc sĩ luật học “Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực
tiễn tỉnh Nam Định” của tác giả Nguyễn Chí Công, Học viện Khoa học xã hội –
Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, năm 2016; Luận văn thạc sĩ luật học “Tội
giết người qua thực tiễn xét xử tại TAND tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Nguyễn
Thúy Quỳnh, Học viện Khoa học xã hội – Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam,
năm 2013; Luận văn thạc sĩ luật học “Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt
Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Phạm Huyền Trang, Học viện Khoa
học xã hội – Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, năm 2017;…
Có thể thấy rằng liên quan đến tội phạm giết người đã có rất nhiều các tác giả
quan tâm và tiếp cận dưới các góc độ khác nhau. Có tác giả nghiên cứu tội giết
người dưới góc độ tội phạm học, có tác giả thì nghiên cứu tội giết người dưới góc
độ phân tích, bình luận khoa học các quy phạm pháp luật hình sự hoặc nghiên cứu
TNHS về tội giết người ở những địa bàn khác nhau. Trong những năm qua, cũng có
những công trình nghiên cứu tội giết người dưới góc độ ADPL hình sự của ngành
Tòa án, nhưng ở địa bàn tỉnh Bắc Ninh chưa có đề tài nào nghiên cứu về tội giết
người qua thực tiễn xét xử tại TAND tỉnh Bắc Ninh. Do đo, đề tài này không trùng
với những đề tài đã được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm sáng tỏ những vấn đề lý luận, các quy
định của pháp luật hình sự về tội giết người và đánh giá thực tiễn áp dụng các quy
định pháp luật hình sự về tội giết người tại TAND tỉnh Bắc Ninh để qua đó phát
hiện ra những bất cập, hạn chế, đồng thời tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó
và mạnh dạn đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự và nâng cao hiệu
quả của hoạt động ADPL các vụ án giết người của TAND tỉnh Bắc Ninh nói riêng
và của hệ thống Tòa án nói chung, từ đó góp phần vào công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm giết người.

3


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên luận văn đề ra những nhiệm vụ cần thực hiện
sau đây:
- Phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội giết người.
- Nêu ra ý nghĩa của việc quy định tội giết người trong BLHS Việt Nam.
- Phân biệt tội giết người với một số tội phạm khác có liên quan.
- Phân tích quy định về tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam.
- Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về tội giết người của TAND
tỉnh Bắc Ninh trên các phương diện định tội danh và quyết định hình phạt trong giai
đoạn 2013-2017.
- Chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp
luật hình sự về tội giết người nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ADPL về tội
giết người.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật hình sự Việt Nam
về tội giết người và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật hình sự về tội giết người

trong xét xử tại TAND tỉnh Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tội giết người dưới góc độ luật hình sự và áp dụng luật hình
sự từ thực tiễn xét xử của TAND tỉnh Bắc Ninh từ năm 2013 đến năm 2017. Các
quy định của pháp luật hình sự được nghiên cứu trong BLHS hiện hành là chủ yếu.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận: chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng và nhà nước về các vấn đề về tội phạm và hình phạt, về
đấu tranh phòng, chống tội phạm.... Đồng thời, Luận văn còn sử dụng một hệ thống
các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp tổng hợp, thống kê dựa trên
những bản án, quyết định, số liệu thống kê, báo cáo tổng kết hàng năm của TAND
tỉnh Bắc Ninh; phương pháp so sánh đối chiếu để tìm ra những điểm mới trong quá
trình nghiên cứu; phương pháp phân tích đánh giá nhằm rút ra những kết luận, từ đó
đưa ra những đề xuất, giải pháp hữu ích; phương pháp tham khảo chuyên
gia…trong đó phương pháp phân tích là phương pháp chủ đạo.
4


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận: Luận văn nhằm làm rõ khía cạnh pháp lý về định tội danh và quyết
định hình phạt đối về tội giết người góp phần xây dựng, hoàn thiện thêm lý luận về
định tội danh và quyết định hình phạt trong khoa học pháp lý hình sự. Luận văn có
thể làm tài liệu dùng trong học tập và nghiên cứu.
Về thực tiễn: Luận văn đề xuất việc hoàn thiện các quy định của BLHS hiện
hành đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
giết người. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng trong việc xây dựng
chính sách quản lý xã hội nhằm ngăn chặn đẩy lùi tội giết người trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh.
7. Cơ cấu của luận văn

Luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tội giết người theo pháp luật hình sự
ViệtNam.
Chương 2: Thực tiễn xét xử các vụ án về tội giết người tại TAND tỉnh Bắc
Ninh.
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự và nâng cao hiệu quả
ADPL hình sự về tội giết người.

5


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI GIẾT NGƢỜI
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm tội giết ngƣời và ý nghĩa của việc quy định tội phạm này
theo pháp luật hình sự Việt Nam.
1.1.1. Khái niệm, các dấu hiệu pháp lý của tội giết người theo pháp luật
hình sự Việt Nam.
1.1.1.1. Khái niệm tội giết người.
Hiện nay, các nước trên thế giới có hai xu hướng: Một là, định nghĩa tội giết
người ngay trong BLHS như Thái Lan, Thụy Điển, Cộng hòa Liên bang Nga, Trung
Quốc,…; Hai là, không định nghĩa tội giết người trong BLHS như Việt Nam, Nhật
Bản, Cộng hòa Pháp,… Các nước theo xu hướng thứ nhất tuy đều định nghĩa tội
giết người trong BLHS của mình nhưng mỗi nước lại có cách định nghĩa khác nhau.
Trong BLHS Thái Lan năm 1967, tại Điều 288, tội giết người được định nghĩa như
sau: “Tội giết người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác”. Tại Điều 106
BLHS Liên bang Nga năm 1996 định nghĩa tội giết người như sau: “Tội giết người
là cố ý làm chết người khác”. Tại Điều 232 BLHS Trung Quốc năm 1997 định
nghĩa tội giết người “là hành vi cố ý giết người khác”. Tại Điều 187 BLHS Bang
California (Mỹ) năm 1998 định nghĩa tội giết người “là hành vi cố ý giết người

khác hoặc giết bào thai một cách hiểm độc và bất hợp pháp”. Tại Điều 1 Chương
III BLHS Thụy Điển định nghĩa tội giết người như sau: “Tội giết người là hành vi
tước đoạt tính mạng của người khác”. Việt Nam tuy theo xu hướng thứ hai: Không
định nghĩa thế nào là tội giết người mà chỉ nêu tên tội danh. Như vậy qua điều luật
ta không thể hiểu thế nào là tội giết người. Trong khoa học pháp lý hình sự Việt
Nam cũng có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tội giết người. Quan điểm
thứ nhất cho rằng: “Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người
khác một cách trái pháp luật”. Quan điểm thứ hai cho rằng: “Tội giết người là hành
vi trái pháp luật của người đủ năng lực TNHS cố ý tước bỏ quyền sống của người
khác”. Quan điểm thứ ba cho rằng: “Tội giết người là hành vi làm chết người khác
một cách cố ý và trái pháp luật” [11, tr.18,19]. Quan điểm thứ tư cho rằng: “Tội giết
người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật, do
người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định thực hiện”. Nhìn chung các quan
điểm đều cho rằng: Giết người là hành vi trái pháp luật cố ý làm chết người ngoài ý
6


muốn của người khác. Qua nghiên cứu các quan điểm trên thấy rằng: Quan điểm
thứ nhất và quan điểm thứ ba không đề cập đến dấu hiệu năng lực TNHS của người
phạm tội và độ tuổi của người phạm tội hoặc quan điểm thứ hai có đề cập đến dấu
hiệu năng lực TNHS nhưng không đề cập đến độ tuổi của người phạm tội. Quan
điểm thứ tư có phần phản ánh đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm giết người và tác
giả đồng tình với quan điểm này.
Dựa trên cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS
năm 1999 (nay là khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015) thì “Tội phạm là hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS hoặc
pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập , chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp
pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công

dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật mà theo quy định của Bộ
luật này phải bị xử lý hình sự” và khoản 2 Điều 12 BLHS năm 1999 (nay là khoản 2
Điều 12 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định độ tuổi chịu TNHS,
tác giả đưa ra định nghĩa về tội giết người như sau: Tội giết người là hành vi cố ý
tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực
TNHS và đủ tuổi chịu TNHS theo quy định của pháp luật thực hiện.
1.1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội giết người theo pháp luật hình sự Việt
Nam.
a) Các dấu hiệu định tội:
Tội phạm là một hiện tượng xã hội và một trong những đặc điểm của tội phạm
là tính nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở chỗ nó ảnh
hưởng đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Để xác định hành vi nào đó do con
người thực hiện có phải là tội phạm hay không phải dựa vào CTTP. CTTP là cơ sở
pháp lý thống nhất để truy cứu TNHS người phạm tội. Như vậy, “CTTP là tổng hợp
các dấu hiệu được quy định trong Luật Hình sự đặc trưng cho một loại tội phạm cụ
thể”. Nhắc đến CTTP là đề cập đến các yếu tố bắt buộc cấu thành nên tội phạm đó
cũng như các dấu hiệu của mỗi yếu tố đó. Phụ thuộc vào mỗi chế độ, nhà nước khác
nhau và phụ thuộc vào chính sách hình sự của nhà nước đó mà quy định trong pháp
luật hình sự những yếu tố nào là các yếu tố CTTP. Theo khoa học luật hình sự Việt
Nam thì CTTP là tổng hợp những dấu hiệu có tính chất đặc trưng chung cho một
7


loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Có hai nhóm dấu hiệu CTTP
là: Nhóm các dấu hiệu không bắt buộc của CTTP: chỉ có ở những tội phạm cụ thể
được quy định trong luật hình sự chứ không bắt buộc có ở mọi tội phạm và nhóm
các dấu hiệu CTTP bắt buộc là những yếu tố đặc trưng của các loại tội phạm cụ thể
được quy định trong BLHS. Chỉ khi nào có đầy đủ các dấu hiệu bắt buột này thì hành
vi vi phạm pháp luật mới được coi là hành vi phạm tội. Những dấu hiệu bắt buộc bao
gồm: Khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm,

mặt chủ quan của tội phạm. Bốn yếu tố đó đã hợp thành cấu thành của tội phạm. CTTP
là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy
định trong luật hình sự cho phép phân biệt tội này với tội khác, trường hợp phạm tội
này với trường hợp phạm tội khác trong cùng một loại tội phạm. Vì vậy CTTP được
coi là khái niệm pháp lý, là sự mô tả khái quát loại tội phạm nhất định. Việc nghiên cứu
CTTP có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm hiểu bản chất pháp lý của mỗi loại tội
phạm, đồng thời giúp ta phân biệt được tội phạm này với tội phạm khác để xác định
đúng tội danh và xử lý một cách đúng nhất.
BLHS không nói rõ cụ thể từng dấu hiệu pháp lý của từng loại tội một nhưng
qua thực tiễn xét xử và nghiên cứu ta có thể rút ra những dấu hiệu pháp lý riêng của
nó. Tội giết người có những dấu hiệu pháp lý sau:
* Khách thể của tội giết người:
Theo PGS.TS Lê Cảm thì “Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được
pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm, nhưng bị tội
phạm xâm hại đến và gây nên (hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại đáng kể nhất
định”[4, tr.2].
Vì giết người như đã nhấn mạnh là hành vi tước đoạt tính mạng của người
khác một cách trái pháp luật do người có năng lực TNHS và độ tuổi theo quy định
của pháp luật thực hiện, nên quyền được sống đặc trưng cho khách thể của tội giết
người. Tội giết người xâm phạm đến quyền sống của con người thông qua sự tác
động làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động - chính là con
người đang sống. Việc xác định đối tượng tác động của tội giết người có ý nghĩa vô
cùng quan trọng. Bởi lẽ, nếu hành vi nào đó tác động vào đối tượng không phải hay
chưa phải là con người thì không xâm phạm đến quyền sống của con người nên
không phạm tội giết người.

8


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×