Tải bản đầy đủ (.doc) (212 trang)

Tổng hợp các bệnh thường gặp hàng ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 212 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
---------------------------

XỬ TRÍ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TẠI TUYẾN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN
ĐẦU

HÀ NỘI 2012


NHÓM BIÊN SOẠN

PGS.TS. Trần Lan Anh
Th.s Phạm Đăng Bảng
Th.s. Trương Hiếu Hạnh
PGS.TS. Đinh Thị Phương Hòa
TS. Đinh Công Hòe
TS. Đặng Lịch
Th.s. Nguyễn Văn Nghị
Th.s. Đoàn Hạnh Nguyên


NỘI DUNG TÀI LIỆU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

Chương I. Các bệnh thường gặp ở trẻ em (15 tiết)
1. Tiêu chảy
2. Ho và cách xử trí ho ở trẻ em
3. Sốt và cách xử trí sốt ở trẻ em
4. Các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp
5. Cấp cứu các tai nạn, ngộ độc thường gặp ở trẻ em
Chương II. Các bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi sinh đẻ (15 tiết)


1. Các bệnh lây qua đường tình dục (5 tiết)
2. Thai nghén có nguy cơ
3. Các vấn đề trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ
Chương III. Các bệnh nội khoa và ngoại khoa thường gặp (15 tiết)
1. Tăng huyết áp
2. Hen phế quản
3. Viêm ruột thừa
4. Thủng dạ dày – tá tràng
5. Tắc ruột
6. Sỏi mật
Chương V. Các bệnh chuyên khoa (20 tiết)
1. Ký sinh trùng (5 tiết)
2. Răng Hàm Mặt ( 5 tiết)
3. Bệnh da liễu (5 tiết)
4. Sức khỏe tâm thần ( 5 tiết)


CHƯƠNG I
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM


BÀI 1
BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
Mục tiêu học tập
Sau bài học này, học viên có khả năng:
1. Đánh giá, phân loại được các loại tiêu chảy và mức độ mất nước
2. Hướng dẫn được bà mẹ cách chăm sóc, điều trị trẻ bị tiêu chảy tại nhà và nhận
biết các dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến cơ sở y tế
3. Liệt kể đủ các nội dung về phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em.
Giới thiệu. Tiêu chảy là một bệnh thường gặp và là một nguyên nhân gây tử vong hàng

đầu ở trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu là do vi rút, một số do nhiễm khuẩn như ly, tả. Tiêu
chảy gây mất nước và điện giải, nếu không bồi phụ kịp thời sẽ gây sốc do giảm khối
lượng tuần hoàn và tử vong.
Ở nước ta, nhờ triển khai thành công chương trình khống chế bệnh tiêu chảy từ
những năm 80 nên tử vong do tiêu chảy đơn thuần đã giảm một cách rõ rệt. Tuy nhiên, vì
khi bị tiêu chảy, trẻ kém ăn, giảm hấp thu nên sau khi đã ngừng tiêu chảy, trẻ lại có nguy
cơ suy dinh dưỡng và mắc các bệnh khác. Vì vậy xử trí đúng khi trẻ bị tiêu chảy vẫn là
vấn đề trọng tâm hàng đầu trong các can thiệp cứu sống trẻ em.
I. Định nghĩa và phân loại Tiêu chảy
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ bị tiêu chảy khi đi ngoài từ 3 lần
trở lên, phân lỏng và nhiều nước hơn bình thường. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ đang bú mẹ,
phân thường lỏng và trẻ đi ngoài thường xuyên không phải là tiêu chảy. Vì vậy cần hỏi bà
mẹ về số lần, số lượng đi ngoài bình thường của trẻ để xác định xem có khác thường
không. Nếu số lượng và số lần nhiều hơn, phân nhiều nước hơn bình thường là trẻ bị tiêu
chảy.
Phân loại tiêu chảy
Để phân loại tiêu chảy, cần hỏi bà mẹ các thông tin sau:
 Thời gian bị tiêu chảy để xác định trẻ bị tiêu chảy cấp hay mãn tính
 Có máu trong phân không để xác định trẻ có bị Lỵ không
Dựa và thời gian mắc bệnh và tính chất phân, tiêu chảy đựơc phân loại như sau:


-

-

-

Tiêu chảy cấp: nếu thời gian bị tiêu chảy dưới 14 ngày. Tiêu chảy cấp thường do
vi rút gây ra, thường xuất hiện đột ngột, tiêu chảy nhiều lần, phân nhiều nước nên

rất dễ gây mất nước.
Tiêu chảy kéo dài: Nếu tiêu chảy kéo dài từ 14 ngày trở lên. Theo thống kê của
các nghiên cứu thì có khoảng 20% số tiêu chảy cấp tiến triển thành tiêu chảy kéo
dài. Tiêu chảy kéo dài thường gây suy dinh dưỡng.
Lỵ: Tiêu chảy có máu trong phân.

Phân loại mất nước
Muốn phân loại mất nước phải dựa vào các dấu hiệu qua hỏi, quan sát và khám trẻ một
cách toàn diện theo các hướng dẫn sau:
Hỏi:
- Có bú mẹ/uống nước được không?
- Có bị nôn không?
Quan sát toàn trạng, để đánh giá trẻ:
- Có tỉnh táo không?
- Có kích thích/quấy khóc không?
- Có li bì/khó đánh thức không?
- Có dấu hiệu mắt trũng không?
Khám:
- Khám độ đàn hồi da: Có dấu hiệu nếp véo da mất chậm? rất chậm (>2 giây)
- Đánh giá trẻ có khát nước không? Cho trẻ uống nước xem có uống một cách háo
hức không?
- Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ
1.1.

Phân loại mất nước trong trường hợp tiêu chảy cấp

BẢNG PHÂN LOẠI MẤT NƯỚC
Dấu hiệu/triệu chứng
Nếu trẻ có 2 trong các dấu hiệu sau:
Li bì hoặc khó đánh thức

Mắt trũng
Không uống được hoặc uống kém
Nếp véo da mất rất chậm
Nếu trẻ có 2 trong các dấu hiệu sau:
Vật vã, kích thích
Mắt trũng
Uống háo hức, khát
Nếp véo da mất chậm
Không đủ các dấu hiệu để phân loại có
mất nước hoặc mất nước nặng

Phân loại
MẤT NƯỚC NẶNG

CÓ MẤT NƯỚC

KHÔNG MẤT NƯỚC


1.2. Phân loại mất nước trong trường hợp tiêu chảy kéo dài
Cũng giống như Tiêu chảy cấp, phải đánh giá mức độ mất nước trong tất cả các
trường hợp tiêu chảy kéo dài để xử trí kịp thời và đúng. Cách đánh giá cũng giống như
bảng phân lọai trên. Nếu có mất nước phân loại là TIÊU CHẢY KÉO DÀI NẶNG, nếu
không có mất nước phân loại là TIÊU CHẢY KÉO DÀI.
1.3.
Lỵ
Trẻ bị tiêu chảy và có máu trong phân được phân loại là LỴ. Hầu hết các trường hợp
bị Lỵ là do Shigella. Phân loại và điều trị mất nước trong trường hợp bị Lỵ cũng giống
như phân loại trong bệnh tiêu chảy nói chung. Khi trẻ bị tiêu chảy do Lỵ, ngoài điều trị
mất nước cần điều trị kháng sinh.

II. Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy
2.1. Tiêu chảy cấp: Dựa vào phân loại mất nước, sử dụng các Phác đồ sau:
- Không mất nước: điều trị tại nhà – PHÁC ĐỒ A
- Có mất nước: điều trị tại cơ sở y tế - PHÁC ĐỒ B
- Mất nước nặng: cần điều trị cấp cứu tại cơ sở y tế - PHÁC ĐỒ C
PHÁC ĐỒ A - ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY TẠI NHÀ
1. Nguyên tắc điều trị tại nhà:
- Cho trẻ uống nhiều hơn bình thường
- Tiếp tục cho trẻ ăn
- Cho uống Kẽm từ 10 – 14 ngày
- Hướng dẫn bà mẹ khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.
Nguyên tắc 1. Cho trẻ uống nhiều hơn bình thường
Cần bù dịch cho trẻ theo các hướng dẫn sau:
- Nếu trẻ còn bú mẹ: cho trẻ bú nhiều hơn và mỗi bữa bú lâu hơn bình thường.
- Bù nước và điện giải bằng đường uống: Cho uống dung dịch bù nước và điện giải
(ORS) nồng độ thấp, là dung dịch chứa nồng độ đường và muối thấp hơn loại
ORS dùng trước đây. Dung dịch mới có ưu điểm là rút ngắn thời gian và giảm
mức độ nặng của tiêu chảy.
- Hoặc sử dụng các loại dịch có thể chế biến tại nhà: nước uống, nước cháo, xúp,
nước hoa quả…
- Không nên cho trẻ uống nước chè đường, nước ngọt đóng hộp, các loại nước có
gas vì sẽ làm tăng nồng độ thẩm thấu máu, có thể gây mất nước nhiều hơn.
Liều lượng dịch dùng cho trẻ
- Nếu trẻ < 2 tuổi: 50-100 ml (khoảngt ¼ - ½ cốc to) sau mỗi lần đi ngoài
- Nếu trẻ từ 2 tuổi trở lên: 100 – 200 ml (1/2 – 1 cốc to) sau mỗi lần đi ngoài


Dùng cốc và thìa cho trẻ uống từng thìa một. Nếu trẻ nôn, ngừng cho uống khoảng 5-10
phút rồi lại tiếp tục cho uống với tốc độ chậm hơn.
Thời gian bù dịch: Ngay từ khi trẻ bắt đầu tiêu chảy cho đến khi ngừng tiêu chảy.

Nguyên tắc 2. Tiếp tục cho trẻ ăn
-

-

Nếu trẻ còn bú mẹ - cho trẻ bú nhiều lần hơn và mỗi lần lâu hơn bình thường.
Nếu trẻ lớn cho ăn thức ăn giầu chất dinh dưỡng và calo - kết hợp thức ăn là ngũ
cốc với cá, thịt, trứng…. Cho thêm dầu/mỡ vào thức ăn cho trẻ. Rau, hoa quả đều
là những thức ăn tốt cho trẻ trong thời gian bị tiêu chảy.
Tránh cho trẻ ăn các thức ăn khó tiêu hoặc xúp nấu quá loãng hoặc các thức ăn có
qúa nhiều đường.
Sau khi tiêu chảy ngừng, cần cho thêm mỗi ngày 1 bữa trong khoảng 1 tuần nhằm
giúp trẻ hồi phục dinh dưỡng và sức khỏe nhanh hơn.

Nguyên tắc 3. Điều trị bổ sung Kẽm
Cùng với ORS nồng độ thấp, việc bổ sung Kẽm cho trẻ bị tiêu chảy là thành tựu mới
trong điều trị tiêu chảy. Lợi ích của việc điều trị Kẽm đã được các nhà khoa học khảng
định là:
- Giảm thời gian và mức độ nặng cho tiêu chảy.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch giúp trẻ có khả năng giảm nguy cơ mắc tiêu chảy
trong vòng 2-3 tháng tiếp theo.
- Giúp trẻ ăn ngon miệng và hỗ trợ tăng trưởng.
Liều dùng:
- Trẻ < 6 tháng: ½ viên (10mg) 1 lần/ngày trong 10-14 ngày
- Trẻ ≥ 6 tháng: 1 viên (20mg) 1 lần/ngày trong 10-14 ngày
- Cần nhấn mạnh với bà mẹ là phải dùng đủ liều và thời gian (10- 14 ngày), ngay cả
khi tiêu chảy đã ngừng.
Nguyên tắc 4. Hướng dẫn bà mẹ khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế
 Nếu trẻ không nặng lên, khám lại sau 2 ngày.
 Nếu có 1 trong các dấu hiệu sau, cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế:

- Không uống được hoặc bỏ bú
- Bệnh nặng lên
- Trẻ sốt cao
- Có máu trong phân
- Trẻ khát nhiều hơn, đi ngoài nhiều hơn
PHÁC ĐỒ B - ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY CÓ MẤT NƯỚC
Trẻ tiêu chảy có mất nước, cần được điều trị tại cơ sở y tế, ít nhất là trong 4 giờ đầu.
Hướng dẫn cụ thể về điều trị theo Phác đồ B như sau:


1. Lượng dịch cho uống trong 4 giờ đầu:
Cân nặng
Tuổi
Lượng ORS (ml)

< 6 kg
< 4 tháng
200 - 400

6-10kg
4- <12 tháng
400 - 700

10- <12 kg
12 tháng - < 2 tuổi
700 – 900

12- 19kg
2-5 tuổi
900 - 1400


Chú ý: Tốt nhất là tính lượng dịch theo cân nặng. Chỉ sử dụng cách tính theo tuổi khi
không thể biết cân nặng. Có thể ước tính nhanh lượng dịch theo cân nặng bằng công
thức: Lượng ORS (ml) = cân nặng trẻ (kg) x 75.
- Nếu trẻ khát, đòi uống nhiều, có thể cho hơn số lượng như hướng dẫn trên
2. Hướng dẫn bà mẹ cách cho trẻ uống ORS:
- Dùng thìa cho trẻ uống từng ngụm nhỏ một
- Nếu trẻ nôn, ngừng cho uống khoảng 5-10 phút, sau đó tiếp tục cho uống nhưng
chậm hơn.
Chú ý: Nếu trẻ đang bú mẹ, cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ muốn
3. Sau 4 giờ, đánh giá lại:
- Nếu hết các dấu hiệu mất nước, tiếp tục điều trị theo Phác đồ A.
- Nếu còn dấu hiệu CÓ MẤT NƯỚC, điều trị nhắc lại Phác đồ B một lần nữa.
- Nếu có dấu hiệu MẤT NƯỚC NẶNG, điều trị theo Phác đồ C.
4. Hướng dẫn bà mẹ trước khi về nhà điều trị Phác đồ A
4.1.
4.2.
4.3.
-

Hướng dẫn Bà mẹ:
Cách pha ORS
Lượng ORS cần cho trẻ uống trong 4 giờ tiếp theo (theo bảng tính trên)
Phát ORS đủ để hoàn thành đợt điều trị
Hướng dẫn Bà mẹ về các nguyên tắc điều trị tại nhà:
Cho trẻ uống thêm dịch
Tiếp tục cho trẻ ăn
Cho uống Kẽm
Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế


2.2. Điều trị Tiêu chảy kéo dài
Nếu phân loại là Tiêu chảy kéo dài nặng, điều trị mất nước như trong trường hợp tiêu
chảy cấp và chuyển đến cơ sở y tế có khả năng điều trị
Nếu phân loại là Tiêu chảy kéo dài, hướng dẫn bà mẹ điều chỉnh chế độ ăn và đến khám,
theo dõi tại các cơ sở y tế.
2.3. Điều trị Lỵ: Điều trị mất nước như hướng dẫn ở phần Tiêu chảy cấp và điều trị
kháng sinh theo hướng dẫn dưới đây và khám lại sau 2 ngày.


Cân nặng hoặc tuổi
4 - < 6 kg (2 - < 4 tháng)
6 - < 10 kg (4 - < 12 tháng)
10 - <15 kg (12 - < 48 tháng)
15 - < 19 kg (48 tháng- < 5 tuổi)

Nalidixic axit
viên 500 mg
4 lần/ngày, trong 5 ngày
(50 mg/kg/ngày)
Không sử dụng
¼ viên/lần
1
/3 viên/lần
½ viên/lần

CIPROFLOXACIN
viên 500 mg
2 lần/ngày, trong 3 ngày
(30 mg/kg/ngày)
Không sử dụng

¼ viên/lần
1
/3 viên/lần
½ viên/lần

PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY
1. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
2. Cho trẻ ăn thức ăn bổ sung hợp lý từ tháng thứ 6 và tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 2
tuổi.
3. Dùng các thực phẩm tuơi, sạch, an toàn để chế biến thức ăn cho trẻ. Sử dụng
nguồn nước sạch.
4. Bảo đảm vệ sinh khi chế biến và khi cho trẻ ăn, uống. Chú ý vệ sinh các dụng cụ
cho trẻ ăn như bát, đũa, thìa.v.v.
5. Bảo đảm vệ sinh nhà cửa và môi trường nơi trẻ sống.
6. Thực hiện tiêm chủng cho trẻ đầy đủ theo lịch.

Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Y tế. Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em. Quyết định số 4121/QĐ-BYT, ban
hành ngày 20/10/2009.
2. WHO. Management of the child with a serious infection or severe malnutrition.
3. WHO/UNICEF. Intergrated Management of Illness Childhood
4. USAID, WHO, UNICEF. Diarrhoea Treatment Guidelines including new
recommendations for the use of ORS ans zins supplementation for clinic-based
health care workers.


BÀI 2
HO VÀ CÁCH XỬ TRÍ HO Ở TRẺ EM
Mục tiêu:
Sau bài học này, học viên có khả năng:

4. Đánh giá được các dấu hiệu liên quan khi trẻ ho
5. Phân loại được các loại ho ở trẻ em
6. Hướng dẫn được cách xử trí khi trẻ bị ho
Ho là triệu chứng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ bị ho có thể chỉ là
biểu hiện cảm cúm thông thường nhưng cũng có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn ở mức
độ nhẹ, trung bình hoặc nặng. Ho hay gặp nhất trong các bệnh nhiễm khuẩn đường hô
hấp bao gồm nhiễm khuẩn Tai, Mũi, Họng, Phế quản và Viêm phổi. Nguyên nhân gây
nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em có thể do vi rút hoặc vi khuẩn. Xác định nguyên
nhân gây ho rất quan trọng trong quyết định điều trị cho trẻ em.
I. Tại sao trẻ bị ho?
Ho là phản xạ của cơ thể, bảo vệ phổi và đường thở khi bị các chất gây hại hoặc các tác
nhân làm cản trở quá trình hô hấp. Đồng thời ho cũng giúp tống ra ngoài các chất thải
như niêm mạc bong, tế bào chết, vi khuẩn xâm nhập, mủ và các chất thải khác của đường
hô hấp khi bị nhiễm khuẩn.
Trẻ bị ho thường gây lo lắng cho bố mẹ và gia đình và thường sử dụng các phương pháp
điều trị không đúng, thậm chí còn gây hại cho trẻ.
II. Đánh giá trẻ ho
Khi một trẻ bị ho đến với bạn, bao giờ cũng phải hỏi các thông tin sau:
– Ho bao lâu rồi?
– Có kèm theo thở nhanh hoặc khó thở không?
– Lồng ngực có co kéo (rút lõm lồng ngực) khi thở không?
– Có tiếng rít khi thở không?
– Có thở khò khè không?
Thời gian ho tính từ ngày trẻ bắt đầu bị ho. Nếu trẻ ho trên 1 tháng (30 ngày) là trẻ bị ho
kéo dài.
Khó thở là thở không bình thường, có thể thở nhanh, thở chậm, thở nặng nhọc hoặc phải
gắng sức khi thở.
Xác định thở nhanh:



Muốn xác định thở nhanh phải đếm nhịp thở trong 1 phút. Mỗi nhịp thở bao gồm
cả thì hít vào và thở ra, tương ứng với di động lên, xuống của bụng/ngực.







Đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên để bảo đảm đếm nhịp thở chính xác.
Không đếm nhịp thở khi trẻ quấy khóc, đang bú mẹ hoặc đang hờn dỗi vì sẽ
không đếm được nhịp thở chính xác.
Nếu trẻ ngủ, vẫn có thể đếm được nhịp thở trong khi trẻ ngủ mà không đánh thức
trẻ dậy.
Để có thể đếm được nhịp thở ở trẻ nhỏ, phải nhìn vào di động của bụng/ngực.
Nếu không nhìn rõ di động của bụng/ngực khi trẻ thở, nói với người mẹ nhẹ
nhàng vén áo trẻ lên để đếm nhịp thở được dễ dàng.

Cách đếm nhịp thở:
­

Dùng đồng hồ có kim giây, đặt chỗ dễ nhìn để có thể đảm bảo đúng là đếm nhịp
thở trong 1 phút (60 giây)

­

Nhìn vào bụng hoặc ngực trẻ, nơi có thể nhìn rõ di động khi trẻ thở. Nếu không rõ
có thể nói với bà mẹ nhẹ nhàng vén áo trẻ lên để dễ quan sát hơn

­


Nếu xác định trẻ thở nhanh, phải đếm lại lần thứ 2. Nếu nhịp thở vẫn nhanh mới
được khảng định là thở nhanh.

Thế nào là một trẻ có nhịp thở nhanh?
Tuổi

Trẻ thở nhanh khi nhịp thở

0 – < 2 tháng tuổi

Từ 60 lần/phút trở lên

2 tháng tuổi - < 12 tháng tuổi

Từ 50 lần/phút trở lên

12 tháng tuổi - < 5 tuổi

Từ 40 lần/phút trở lên

Xác định rút lõm lồng ngực:
Bình thường khi trẻ thở vào, không khí vào phổi làm lồng ngực phồng ra và căng lên.
Trong trường hợp khi trẻ thở vào mà lồng ngực dưới (phần tiếp giáp với bụng) bị lõm
vào, là trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Rút lõm lồng ngực là một dấu hiệu rất nặng của
bệnh viêm phổi nặng ở trẻ em, cần được chuyển gấp đến cơ sở y tế để điều trị. Tuy nhiên,
để khảng định chắc chắn có dấu hiệu này, cần phải có đủ các điều kiện sau:


Tìm dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi trẻ nằm yên. Khi trẻ khóc hoặc bú mẹ có dấu

hiệu này không có giá trị



Dấu hiệu rút lõm lồng ngực phải thấy rõ ở mọi tư thế của trẻ. Nếu thay đổi tư thế
trẻ mà mất đi thì coi như không có dấu hiệu đó.




Nếu không chắc chắn có dấu hiệu rút lõm lồng ngực phải xác định lại: để trẻ ở tư
thế dễ quan sát nhất, phải nhìn vào mảng sườn dưới, phần tiếp giáp với bụng.
Phần rút lõm phải là cả mảng sườn, không chỉ là phần mô giữa 2 xương sườn.
Dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi trẻ thở vào

Nghe tiếng rít khi thở:
Tiếng rít khi thở cũng là một dấu hiệu của bệnh nặng. Đó là tiếng rít mạnh nghe được khi
trẻ thở vào. Vì vậy cũng như khi xác định dấu hiệu rút lõm lồng ngực, phải kết hợp giữa
nhìn và nghe. Nghe tiếng rít khi thở vào và khi trẻ nằm yên.
Nghe tiếng khò khè:
Khác với tiếng rít, tiếng khò khè nghe khi trẻ thở ra. Vì vậy muốn xác định có tiếng khò
khè phải lắng nghe ở thì thở ra. Đó là tiếng thở thô ráp gây ra do phải gắng sức trong thì
thở ra. Thở khò khè thường gặp nhất trong nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi rút như viêm
tiểu phế quản; ho hoặc cảm lạnh ở những trẻ dưới 2 tuổi. Thở khò khè ở những trẻ từ 2
tuổi trở lên, hầu hết là do hen.
III. Phân loại ho ở trẻ em
Có nhiều cách để phân loại ho ở trẻ em. Tuy nhiên để phục vụ cho chẩn đoán, điều trị
và chăm sóc trẻ, có thể phân loại ho ở trẻ em theo thời gian:



Ho cấp tính: < 2 tuần: thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và hầu hết tiến triển tốt trong
vài ba ngày. Nguyên nhân chính gây ho cấp tính là do vi rút.



Ho kéo dài: từ 2 – 4 tuần: thường xẩy ra trong các trường hợp bệnh lý như khi trẻ
bị hen, viêm mũi dị ứng, lao, ho gà.v.v.




Ho mãn tính: > 4 tuần: thường liên quan đến các bệnh lý về phổi, các biến chứng
của các bệnh cấp tính hoặc các dị tật bẩm sinh trong khoang ngực và bụng.

IV. Xử trí ho
Ho ở trẻ nhỏ thường là tự khỏi, không cần điều trị đặc hiệu. Ho hoặc cảm lạnh
thường do nhiễm vi rút đường mũi họng gây viêm, xuất tiết nhầy ở niêm mạc đường hô
hấp. Cũng có trường hợp ho do dị ứng bụi, phấn hoa hoặc khói thuốc. Ho gây khó chịu
cho trẻ, ảnh hưởng đến việc bú mẹ, ăn uống và giấc ngủ của trẻ
Xử trí:


Hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc trẻ tại nhà: cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn
dễ tiêu, ngon miệng, giầu chất dinh dưỡng



Làm dịu họng bằng các loại thuốc thảo dược dùng trong dân gian như:
– Quất hấp đường phèn/mật ong
– Mật ong

– Hoa hồng bạnh hấp đường phèn



Làm sạch mũi trước khi cho trẻ ăn: dùng khăn ẩm, sạch vê nhọn một đầu nhẹ
nhàng lau 2 lỗ mũi.



Mát xa (massage): dùng dầu dừa hoặc các dầu xoa cho trẻ em, xoa nhẹ nhàng
vùng ngực khoảng 5 phút, sau đó lật phần lưng lặp lại qui trình như vậy. Thường
làm trước khi trẻ đi ngủ sẽ có tác dụng giảm khó chịu và giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Chú ý khi mát xa cho trẻ không để trẻ nơi có gió lùa hoặc dùng quạt.



Không điều trị kháng sinh vì kháng sinh không giảm được triệu chứng ho, không
dự phòng được khả năng diễn biến thành viêm phổi



Không dùng các thuốc có thể gây hại như:
– Các loại thuốc ho chứa Atropin, Codein hoặc dẫn xuất của codein hoặc
alcohol.
– Các dung dịch nhỏ mũi có chứa các thành phần của thuốc



Theo dõi trẻ, nếu có một trong các dấu hiệu sau, phải đưa ngay đến cơ sở y tế:
– Không uống được hoặc bỏ bú

– Ho nhiều hơn
– Sốt
– Thở nhanh
– Khó thở


Một số thông tin quan trọng cần cung cấp cho người nhà:


Ho ở trẻ em khác với người lớn kể cả về nguyên nhân và cách xử trí. Vì vậy,
cần được xác định nguyên nhân gây ho trước khi dùng thuốc



Đối với trẻ dưới 2 tuổi, cần đến cơ sở y tế để được hướng dẫn về dùng thuốc
giảm ho, không tự ý mua thuốc cho trẻ uống



Các thuốc giảm ho, long đờm ít tác dụng đối với trẻ em. Một số thuốc giảm
ho, giảm xuất tiết đờm có thể nguy hiểm đối với trẻ.

Tài liệu tham khảo
1. WHO. Management of the child with a serious infection or severe malnutrtion
2. Anne B Chang et al. Cough in Children: definitions and clinical evaluation. MJA
2006; 184 (8): 398 – 403
3. Anne B Chan. Cough: are children really different to adults? http://www.
coughjournal.com/content/1/1/7.
4. Hay AD, Schroeder K, Fahey T: Acute cough in children. BMJ 2004, 328:1062
WHO/UNICEF. Intergrated Management of Illness Childhood



BÀI 3
SỐT VÀ CÁCH XỬ TRÍ SỐT Ở TRẺ EM
Mục tiêu học tập:
Sau bài học này, học viên có khả năng:
1.
2.
3.
4.

Phân biệt được các nguyên nhân gây sốt
Kể được một số bệnh lý có biểu hiện sốt ở trẻ em
Xử trí được khi trẻ bị sốt
Hướng dẫn cách sử dụng thuốc khi bệnh nhân sốt và khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở
y tế.

Giới thiệu. Sốt là đáp ứng của cơ thể đối với tác nhân nhiễm khuẩn hoặc khi cơ thể bị
nóng, lạnh một cách đột ngột. Sốt không phải là một bệnh mà là một triệu chứng. Sốt
thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
Thân nhiệt bình thường của trẻ giao động từ 3605 đến 3704C. Trẻ bị sốt khi nhiệt độ cặp
nách từ 3705 trở lên (nhiệt độ cặp hậu môn thường cao hơn nhiệt độ cặp nách là 0,50C,
nên nếu lấy nhiệt độ cặp hậu môn thì ngưỡng sốt cao hơn 0,50C).. Trẻ em khi bị sốt, thân
nhiệt thường tăng rất nhanh và rất dễ bị co giật. Có khoảng từ 2-5% số trẻ em bị sốt cao
có co giật. Vì vậy cần cần theo dõi và chăm sóc trẻ bị sốt cẩn thận đề phòng co giật và
phát hiện các dấu hiệu bệnh lý cần chuyển đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
2. Nguyên nhân gây sốt
2.1. Sốt do nhiễm vi rút đường hô hấp trên: Ho, cảm lạnh, có thể nổi ban toàn thân hoặc
tại chỗ, có khi có biểu hiện đau mắt đỏ. Sốt do vi rút có đặc điểm:
- Sốt cao nhưng rất ít ảnh hưởng đến tình trạng toàn thân. Trẻ có thể vẫn ăn,

uống được. Khi hạ nhiệt trẻ gần như trở lại trạng thái bình thường.
- Thường kéo dài 3 – 5 ngày
2.2. Sốt do các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn nặng: viêm phổi, sốt rét, sốt xuất
huyết, viêm não - viêm màng não, thương hàn, nhiễm khuẩn huyết…
 Sốt kèm theo các triệu chứng toàn thân rõ: trẻ mệt mỏi, ăn ít, chán ăn hoặc nặng
hơn là li bì, hôn mê, co giật, sốc…
 Có các dấu hiệu đặc hiệu cho từng loại bệnh, ví dụ như:
- Sốt, ho, khó thở, rút lõm lồng ngực trong trường hợp viêm phổi
- Sốt cao, xuất huyết, gan, lách to .. trong trường hợp sốt xuất huyết
2.3. Các bệnh về hệ thống, rối loạn chuyển hoá: thường hiếm gặp
2.4. Các nguyên nhân khác: Một số trẻ có thể bị sốt do ảnh hưởng của thời tiết như khi
trời qúa oi bức, không có gió hoặc mất nước khi tiêu chảy hoặc không uống đủ nước cần


thiết cho cơ thể. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi) do chức năng điều hoà
thân nhiệt chưa hoàn chỉnh nên có thể tăng thân nhiệt do tiếp xúc với môi trường qúa
nóng như nhiệt độ trong phòng cao, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, hoặc nằm
trong lồng ấp hoặc đèn sưởi qúa nóng.
3. Đánh giá trẻ sốt
Khi trẻ được xác định là sốt cần hỏi:
- Trẻ sốt mấy ngày rồi?
- Có ở trong vùng lưu hành sốt rét không?
- Có nổi ban không?
- Có bị ho/chảy nước mũi/đỏ mắt không?
- Có dấu hiệu cổ cứng không?
- Có đau đầu không?
- Có đau khi đi tiểu tiện không?
- Có đau tai không?
Các loại bệnh lý có Sốt thường gặp ở trẻ em
3.1. Sốt rét

Nếu trẻ ở vùng sốt rét hoặc có đến vùng sốt rét trong vòng 6 tháng vừa qua, cần chú ý
đến bệnh Sốt rét khi có các triệu chứng sau:
- Có các biểu hiện về thay đổi hành vi như lú lẫn, ngủ gà
- Sốt không tìm được nguyên nhân
- Không có biểu hiện viêm long đường hô hấp (ho, chảy nước mũi…)
3.2. Sởi
Sởi là bệnh gây ra do vi rút và có khả năng lây nhiễm cao, có biến chứng nặng nếu không
được chăm sóc cẩn thận. Bệnh hiếm khi xẩy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bệnh thường xẩy
ra thành dịch. Chẩn đoán trẻ bị Sởi dựa vào dấu hiệu trẻ Sốt và kèm theo:
- Ban toàn thân: Ban sởi thường điển hình rất dễ nhận ra. Đó là hồng ban, mịn,
thường bắt đầu vùng sau tai, dọc theo chân tóc và lan dần xuống toàn thân. Ban
kéo dài khoảng 4-5 ngày, khi bay đi thường để lại vết thâm
- Ho hoặc chảy nước mũi hoặc viêm mắt đỏ
- Trẻ chưa mắc sởi
3.3. Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết thường là do vi rút Dengue gây ra. Bệnh có 2 biểu hiện chính là sốt và
xuất huyết.
Vi rút Dengue ở người bệnh là nguồn lây. Vật trung gian truyền bệnh là muỗi Aides. Ở
nước ta bệnh lưu hành quanh năm và thường thành dịch vào khoảng từ tháng 5 đến 11.
Sốt xuất huyết có thể xẩy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em.


Các triệu chứng điển hình của sốt xuất huyết thường là:
- Sốt cao, đột ngột, kéo dài từ 5- 7 ngày, kèm theo các dấu hiệu toàn thân như mệt
mỏi, đau đầu, đau mình mẩy, chán ăn, buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy.
- Từ cuối ngày thứ 2 trở đi có thể thấy các dạng xuất huyết: chấm nốt, mảng thường
ở mạng sườn, bụng, tay, chân. Cũng có thể có xuất huyết niêm mạc, nội tạng như
chảy máu mũi, ho hoặc nôn, đi ngoài ra máu.
- Có cảm giác nặng vùng gan (mạng sườn phải), có thể sờ thấy gan to hoặc đau
vùng gan

3.4. Sốt là triệu chứng của các bệnh nhiễm khuẩn
Là nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân.
Nhiễm khuẩn tại chỗ hay gặp nhất ở trẻ em là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên,
bao gồm cả nhiễm khuẩn Tai Mũi Họng và thường biểu hiện bằng các triệu chứng như
Sốt, Ho, Đau họng, Đau tai, Viêm nhiễm phần mềm sau tai. Trẻ em bị nhiễm khuẩn
đường hô hấp trên thường kèm theo các triệu chứng về Tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn,
tiêu chảy hoặc táo bón.
Nhiễm khuẩn toàn thân hay gặp là Viêm phổi, Nhiễm khuẩn tiết niệu, Thương
hàn, Nhiễm khuẩn huyết, Viêm não-màng não. Các nhiễm khuẩn này thường rất nặng và
là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong trẻ em. Các biểu hiện của các nhiễm
khuẩn toàn thân thường là Sốt (cũng có khi hạ thân nhiệt), li bì, co giật, hôn mê hoặc các
biểu hiện dặc hiệu khác như cổ cứng (trong bệnh viêm não-màng não), đau bụng, đái
buốt, đái dắt (nhiễm khuẩn đường tiết niệu), đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, đau đầu
(thương hàn)
4. Xử trí khi trẻ bị sốt
4.1. Xử trí chung:
- Cởi bớt quần áo, để trẻ nơi thoáng mát
- Lau mát: lau người trẻ bằng khăn ấm, ẩm.
- Những trẻ còn bú mẹ cần cho con bú nhiều hơn
- Cho trẻ uống thêm nước, nước hoa qủa, sữa….
- Cho trẻ ăn nhiều hơn, thức ăn nhiều dinh dưỡng, mềm, lỏng hơn bình thường
Những trẻ sốt do các nguyên nhân thông thường sẽ giảm thân nhiệt với các phuơng pháp
xử trí trên. Nếu trẻ sốt cao, cần dùng thuốc hạ nhiệt.
Hướng dẫn cách lau mát hạ sốt:
Chỉ định:
- Sốt cao, không có tác dụng với thuốc hạ nhiệt hoặc trong lúc đợi tác dụng
của thuốc hạ nhiệt
- Đang sốt cao, co giật không sử dụng được thuốc hạ nhiệt bằng đường
uống
Chuẩn bị dụng cụ:



-

Nước ấm hoặc nước vòi
Khăn vải/bông/gạc để lau mát

Cách làm:
- Cởi bỏ quần áo trẻ
- Nhúng gạc/khăn vào nước ấm (thấp hơn nhiệt độ cơ thể), vắt ráo nước, đặt lên
2 nách, bẹn và dùng khăn lau khắp người
- Thay khăn đắp nách, bẹn và khăn lau mát 2-3 phút/lần
- Nếu nước lạnh đi cho thêm nước nóng vào để bảo đảm nước đủ độ ấm
- Ngừng làm khi nhiệt độ cặp nách < 380C (nhiệt độ hâu môn < 3805 C)
4.2. Sử dụng thuốc hạ nhiệt
Cho trẻ thuốc hạ nhiệt nếu trẻ sốt từ 3805 C trở lên
­
Paracethamol 10mg/kg/lần. Có thể nhắc lại sau 4-6 giờ nếu trẻ còn sốt.
Không nên dùng qúa 4 lần trong ngày
­
Nếu sau 2 ngày trẻ vẫn còn sốt hoặc có các dấu hiệu bệnh lý khác như khó
thở, thở bất thường, li bì, nôn nhiều, bỏ bú, xuất huyết … phải cho trẻ đến
cơ sở y tế ngay
4.3. Xử trí trẻ bị sốt cao co giật
 Hạ nhiệt ngay theo các hướng dẫn trong phần xử trí ở trên. Dùng thuốc hạ thân
nhiệt theo đường hậu môn.
 Để trẻ nằm yên tĩnh, tránh các kích thích
 Đặt đầu trẻ hơi nghiêng về một bên đề phòng khi trẻ bị nôn, có nguy cơ dịch trào
vào đường thở
 Chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất

Chú ý: Khi trẻ đang co giật, không dùng thuốc bằng đường uống vì có nguy cơ bị sặc.
5. Các lưu ý khi xử trí, theo dõi trẻ bị sốt


Paracethamol có tác dụng giảm sốt và phòng co giật do sốt cao cho trẻ em. Cho
đến nay dùng paracethamol đúng liều vẫn được coi là một loại thuốc hạ sốt an
toàn, không có tác dụng phụ đối với trẻ em. Tuy nhiên không nên dùng qúa 6 lần
trong ngày vì có nguy cơ ngộ độc cho gan.



Có thể dùng thuốc hạ nhiệt đặt hậu môn trong các trường hợp trẻ bị co giật, nôn.



Nếu nghi ngờ Sốt xuất huyết: Không dùng hạ nhiệt bằng Aspirin, Acetyl salicylic
a xít, Anagyl, Ibuprofen vì có thể gây xuất huyết, toan máu.



Thận trọng khi dùng thuốc hạ nhiệt cho trẻ sơ sinh. Cần tham khảo ý kiến của bác
sĩ chuyên khoa.



Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay nếu:


­
­

­
­
­

Sốt cao liên tục từ 2 ngày trở lên, dùng hạ nhiệt không hiệu qủa
Sốt kèm theo co giật
Sốt kèm theo các dấu hiệu toàn thân nghi nhiễm khuẩn
Sốt nghi sốt xuất huyết
Sốt kéo dài từ 7 ngày trở lên

Tài liệu tham khảo
5. WHO. Management of the child with a serious infection or severe malnutrition.
6. Meremikwu M, Oy-Ita A. Paracethamol for treating fever in children. Cochrane
Database of Systematic Reviews 2002, Issue 2. Art. No: CD003676.
DOI:10.1002/14651858. CD003676
7. WHO/UNICEF. Intergrated Management of Illness Childhood.


CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH
BÀI 4
NHIỄM KHUẨN MẮT
Mục tiêu học tập
Sau bài học này, học viên có khả năng:
1. Liệt kê được các triệu chứng của nhiễm khuẩn mắt
2. Chẩn đoán phân biệt được các loại nhiễm khuẩn mắt
3. Xác định được cách điều trị nhiễm khuẩn mắt theo nguyên nhân
Nhiễm khuẩn mắt ở trẻ sơ sinh còn được gọi là viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh, là tình trạng
sưng, đỏ, chảy mủ mắt. Nhiễm khuẩn mắt có mủ nặng có thể dẫn đến mù loà nếu không
được điều trị. Nguyên nhân chính là do nhiễm lậu cầu, chlamydia, tụ cầu trong và sau khi
sinh.

Chẩn đoán xác định
1. Tiền sử bệnh:
- Hỏi tiền sử bà mẹ và khám phụ khoa có bị nhiễm khuẩn đường sinh dục không?
- Trẻ có được nhỏ mắt phòng lậu cầu bằng thuốc nhỏ mắt có chứa nitrat bạc chưa?
2. Dấu hiệu lâm sàng:
-

Dấu hiệu nhiễm khuẩn tại chỗ: mắt sưng, tấy đỏ hoặc chảy mủ.

-

Dấu hiệu nhiễm khuẩn mắt lan rộng: sưng đỏ xung quanh hố mắt, mi mắt và lan
rộng vùng xung quanh.

-

Dấu hiệu toàn thân: có thể sốt cao, rét run hoặc hạ thân nhiệt

3. Xét nghiệm:
-

cấy mủ mắt: xác định vi khuẩn gây bệnh, nhuộm Gr (+)

-

Công thức máu: xem số lượng bạch cầu, tiểu cầu


Chẩn đoán phân biệt


Tiền sử
Khởi phát ngày thứ 3
trở đi

Bà mẹ bị nhiễm khuẩn
lây qua đường tình đục

Hỏi và khám
Khám lâm sàng
Bị viêm một mắt
Mủ mắt mức độ vừa

Nhuộm Gram hoặc
kết quả nuôi cấy
Cầu khuẩn tụ thành
đám
Kết quả nuôi cấy có
tụ cầu vàng

Cả 2 mắt bị viêm

Song cầu Gram (-)

Nhiều mủ mắt

Nuôi cấy có lậu cầu

Viêm kết mạc do
lậu cầu


Cả 2 mắt bị viêm

Nhuộm Gram
không có vi khuẩn

Viêm kết mạc do
Clamydia

Chẩn đoán
Viêm kết mạc do
tụ cầu vàng

Không nhỏ thuốc dự
phòng nhiễm khuẩn
mắt
Khởi phát ngày thứ 1
hoặc sau đó
Lúc đầu mắt chảy
nước sau đó chảy mủ

Mủ mắt ít hoặc vừa

Bà mẹ bị nhiễm khuẩn
lây qua đường tình dục

Nuôi cấy âm tính

Khởi phát bệnh ngày
thứ 5 trở đi
Nhỏ mắt cho trẻ

bằng dung dịch bạc
nitrat ngay sau sinh

Cả 2 mắt đều bị
viêm
Mắt đỏ và sưng

Nhuộm Gram
không thấy vi
khuẩn

Khởi phát bệnh ngày
thứ 1-2

Mủ mắt ít

Nuôi cấy âm tính

Mắt bị kích
thích do thuốc,
không cần điều
trị.

Các triệu chứng ở chữ in đậm có giá trị chẩn đoán, nhưng để chẩn đoán xác định chắc chắn
phải có triệu chứng ở chữ in nghiêng. Các triệu chứng khác có ý nghĩa hỗ trợ chẩn đoán,
giúp cho khẳng định chẩn đoán nhưng nếu không có cũng không được loại trừ chẩn đoán.


ĐIỀU TRỊ
Nếu có kết quả xét nghiệm, điều trị theo nguyên nhân như sau:

Viêm kết mạc do tụ cầu vàng
Điều trị tại chỗ:
 Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch trước khi chăm sóc mắt cho trẻ
 Dùng gạc sạch, nước muối sinh lý hoặc nước sôi để nguội rửa sạch mắt cho trẻ:
banh nhẹ mắt trẻ, dùng gạc đã thấm ướt nước lau nhẹ mắt từ khóe mắt ra đuôi
mắt. Mỗi bên mắt dùng một miếng gạc riêng.
 Nhỏ mỡ tetracyclin lên mắt viêm 4 lần/ngày trong 5 ngày. Không cần dùng kháng
sinh toàn thân.
 Rửa tay sau khi chăm sóc mắt
Viêm kết mạc do lậu cầu
 Tiêm bắp ceftriaxone 50mg/kg, một liều duy nhất
 Vệ sinh mắt hàng ngày như hướng dẫn ở phần trên nhưng không cần tra thuốc mỡ
vào mắt
 Điều trị lậu cầu cho bà mẹ và ông bố/người tình nếu họ chưa được điều trị:
- Ceftriaxone 250 mg tiêm bắp một liều cho bà mẹ;
- Ciprofloxacin 500 mg, uống, một liều cho ông bố/người tình.
Viêm kết mạc do Clamydia
 Cho uống erythromycin 75mg/kg/ngày chia 4 lần trong ngày. Điều trị trong 14
ngày.
 Vệ sinh mắt cho trẻ như hướng dẫn ở trên
 Nhỏ thuốc mỡ tetracyclin 1% lên mắt bị viêm 4 lần/ngày cho đến khi mắt không
còn sưng, đỏ, hết dử, mủ.
 Nếu bà mẹ và ông bố/người tình chưa được điều trị clamydia thì phải điều trị cho
họ:
- Erythromycin 500 mg, uống, 4 lần/ngày trong 7 ngày;
- Tetracyclin 500 mg, uống, 4 lần/ngày trong 7 ngày hoặc doxycyclin 100mg,
uống, 2 lần/ngày trong 7 ngày cho ông bố/người tình.
Nếu không nhuộm gram hoặc làm kí sinh đồ được, điều trị như sau:
 Nếu trẻ dưới 7 ngày tuổi, chưa được điều trị kháng sinh toàn thân thì điều trị
viêm kết mạc do lậu cầu.





Nếu trẻ từ 7 ngày tuổi trở lên và đã được điều trị kháng sinh toàn thân không
kết qủa hoặc trẻ dưới 7 ngày tuổi, tình trạng bệnh không cải thiện sau 48 giờ
điều trị thì điều trị viêm kết mạc do Clamydia.

Chăm sóc toàn diện:
- Cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc phòng chống nhiễm khuẩn đối với sơ
sinh nhằm hạn chế lây nhiễm từ trẻ này sang trẻ khác. Tất cả các dụng cụ
chăm sóc mắt, bông, gạc ... đều phải tuyệt đối vô khuẩn. Khi dùng xong phải
được xử lý theo qui định tiệt khuẩn của bệnh viện.
- Luôn chú ý nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
Phòng bệnh:
- Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở bà mẹ
- Thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc thiết yếu cho trẻ sơ sinh bao gồm cả lau
sạch mắt và nhỏ Argyrol 1% hoặc dung dịch Povidone-iodine 2,5% ngay sau
khi sinh
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ban
hành theo quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. WHO, UNFPA, UNICEF. Managing newborn problems: a guide for doctors,
nurses and midwives.
3. Save Children Federation 2004. Care of the newborn.


BÀI 5
NHIỄM KHUẨN RỐN
Mục tiêu học tập

Sau bài học này, học viên có khả năng:
1. Kể được các triệu chứng và chẩn đoán mức độ của nhiễm khuẩn rốn
2. Xác định được cách điều trị và chăm sóc nhiễm khuẩn rốn
3. Hướng dẫn được cách điều trị nhiễm khuẩn rốn tại chỗ
Nhiễm khuẩn rốn là loại nhiễm khuẩn hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh và dễ tiến triển
nặng. Vì vậy, nhận biết và điều trị sớm các dấu hiệu nhiễm khuẩn rốn là rất cần thiết đề
phòng nhiễm khuẩn huyết, giảm tử vong và biến chứng nặng cho trẻ. Nhiễm khuẩn rốn
nếu do uốn ván là một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao, nếu cứu sống cũng để lại di chứng
nặng nề. Tuy nhiên, nội dung bài này không đề cập đến vấn đề uốn ván rốn.
Chẩn đoán:
a. Tiền sử: hỏi về nơi sinh, cắt rốn bằng gì, có bôi đắp thứ gì vào rốn không, có băng
kín rốn không
b. Khám:
- Rốn ướt, có mùi hôi
- Sưng đỏ hoặc chảy mủ
- Vùng da xung quanh sưng nề, nóng đỏ
- Bụng chướng
- Triệu chứng toàn thân: sốt cao, dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc nếu có
nhiễm khuẩn huyết
3. Xét nghiệm:
- Cấy dịch hoặc mủ rốn
- Công thức máu: bạch cầu tăng hoặc hạ
- Cấy máu nếu có nghi ngờ nhiễm khuẩn máu
Dựa vào các thông tin hỏi, dấu hiệu lâm sàng có thế phân loại mức độ nặng của
nhiểm khuẩn rốn và điều trị theo phân loại nặng nhẹ theo bảng sau. Nếu có các kết qủa
xét nghiệm về các lọai vi khẩn gây bệnh thì điều trị theo kháng sinh đồ.


×