Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Quy chế trả lương Báo lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.24 KB, 23 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
BÁO LAO DỘNG

QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG
BÁO LAO ĐỘNG

HÀ NỘI, THÁNG

1

NĂM 2011


QUY CHẾ
TRẢ LƯƠNG, TRẢ THƯỞNG
CỦA BÁO LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo quyết định số: … /QĐ–BLĐ ngày ... tháng.... năm 2011)

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Căn cứ xây dựng quy chế trả lương
1. Bộ luật Lao động của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã được sửa
đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007;
2. Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền
lương đối với cán bộ, công chức, viên chức;
3. Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV- BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của
bộ nội vụ hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán
bộ, công chức, viên chức;
4. Thông tư số 02/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ nội Nội vụ
hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức,
viên chức;


5. Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức,
viên chức;
6. Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của
liên tịch bộ nội vụ - Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc
vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức;
7. Nghị định số 10/2002/NĐ- CP ngày 16/12002 của Chính phủ về chế độ tài chính
áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu;
8. Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002;

2


9. Thông tư liên tịch số 20/2003/TT- BTC- BVHTT- BNV ngày 24/3/2003 của Bộ
Tài chính, Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Nội vụ hướng dẫn chế độ quản lý tài
chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực văn hoá - thông
tin;
10. Thông tư số 50/2003/TT-BTC ngày 22/5/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn các
đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định tại Nghị
định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ;
11. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
12. Nghị định số 61/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ nhuận bút;
13. Thông tư số 150/2010/TT-BTC ngày 27 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ quan
báo chí;
14 Quy định số 204/QĐ-TLĐ ngày 17/2/2004 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam về việc thực hiện quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có

thu trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
15. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất, lao động của báo lao động.
Điều 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng:
Ban Biên tập, Các Phòng, Ban chức năng, Trung tâm thực hiện các chức năng kỹ
thuật, các Văn phòng, Văn phòng đại diện tại các tỉnh;
2. Đối tượng áp dụng:
- Cán bộ, viên chức và người lao động (gọi tắt là người lao động). Người lao động
ở đây là người được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động, được bổ nhiệm
vào một chức danh nghề nghiệp, hưởng lương từ quỹ lương của cơ quan Báo Lao
động theo quy định của pháp luật.

3


- Các đối tượng là lao động được cơ quan Báo Lao động thuê làm các công việc
khác không quy định tại quy chế này và áp dụng theo các quy định hiện hành.
Điều 3. Nguyên tắc trả lương
1. Trả lương ngang nhau cho những người làm các công việc có giá trị như nhau
nhằm đảm bảo công bằng trong phân phối tiền lương.
2. Những người thực hiện các công việc đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ
cao (mức độ phức tạp lao động cao), thì được trả lương cao hơn.
3. Những người hoàn thành công việc, nhiệm vụ ở các mức khác nhau thì được trả
lương tương ứng.
4. Đảm bảo tốc độ tăng tiền lương trong mối tương quan hợp lý với tốc độ tăng
năng suất lao động.
5. Đảm bảo quan hệ tiền lương hợp lý giữa những người lao động làm các công
việc khác nhau trong cơ quan Báo lao động, đảm bảo độ giãn cách hợp lý giữa các
mức lương thuộc các ngạch lương áp dụng trong cơ quan Báo lao động.


CHƯƠNG II
QUY ĐỊNH CỤ THÊ
Phần I: TRẢ LƯƠNG
Điều 4. Nguồn hình thành tổng quỹ tiền lương
- Nguồn hình thành tổng quỹ tiền lương của Báo Lao động bao gồm:
+ Quỹ tiền lương theo kế hoạch do Tổng Biên tập phê duyệt;
+ Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.
Điều 5. Phân bổ tổng quỹ tiền lương
Tổng quỹ tiền lương của cơ quan Báo Lao động được chia thành 3 quỹ:
1. Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo Nghị định 204/2004/NĐCP của Chính phủ;
4


2. Quỹ tiền lương theo chức danh người lao động:
QCD = QTQL - QNĐ 2004 - QDP
Trong đó:
QTQL : Tổng quỹ tiền lương của Báo Lao động
QNĐ 2004 : Quỹ tiền lương theo Nghị định 204/2004/NĐ- CP của Chính phủ;
QDP: Quỹ tiền lương dự phòng để đảm bảo ổn định thu nhập cho người lao động;
TTTCL: Tiền thưởng được trích ra từ quỹ lương.
3. Quỹ tiền lương dự phòng bằng 5% tổng quỹ tiền lương.
Điều 6. Quy định trả lương cho người lao động
1. Tiền lương tháng trả cho từng người lao động là:
TLT j

=

TLNĐ204 j + TLCD j

Trong đó:

1.1. TLTj: Tiền lương tháng trả cho người lao động j;
1.2. TLNĐ204 j: Tiền lương tháng trả cho người lao động j theo Nghị định 204/2004NĐ- CP;
Tiền lương tháng trả cho người lao động căn cứ vào hệ số mức lương được
xếp theo Nghị định 204/2004/NĐ- CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công
chức, viên chức tính theo công thức:
TLNĐ204 j = TLTT x (HSLj + HPCJ) x HNC j
Trong đ ó:
- TLTT: Tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm tính lương;

5


- HSLJ: Hệ số lương theo ngạch lương của chức danh người lao động j; (Bổ sung
bảng hệ số lương theo Nghị định 204)
- HPCJ: Hệ số phụ cấp lương theo ngạch lương của chức danh người lao động j;
+

Phụ cấp các chức danh lãnh đạo Báo Lao động và các bộ phận, phòng,
ban với mức phụ cấp hàng tháng tính bằng hệ số phụ cấp nhân với tiền lương
tối thiểu theo quy định của Nghị định 204/2004/NĐ- CP, cụ thể như sau:
 Tổng biên tập hệ số 1,0; Phó tổng biên tập hệ số 0,8;
 Trưởng ban hệ số 0,6; Phó trưởng ban hệ số 0,5;
 Trưởng phòng hệ số 0,4; Phó trưởng phòng hệ số 0,3.

+

Các loại phụ cấp khác:
 Các đối tượng đại học trở lên sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc
lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng
phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc cuối cùng

trong ngạch đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%;
 Phụ cấp khu vực gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7; 1,0 so với
mức lương tối thiểu chung, các mức này tương ứng với các khu vực
do Nhà nước quy định tại Thông tư số 11/2005/TTLT- BNVBLĐTBXH ngày 05/1/2005;
 Nếu phát sinh các loại phụ cấp khác thì thực hiện theo quy định của
Nghị định 204/2004/NĐ-CP;

- HNCj : Hệ số ngày công trong tháng.
HNCj = NTT / NCD
Trong đó:

6


NTT: Số ngày công thực tế của người lao động thứ j và những ngày nghỉ chế độ
hưởng nguyên lương (bao gồm cả làm thêm ngoài giờ chế độ và làm đêm được quy
đổi theo quy định của Luật Lao động);
NCD: Số ngày công làm việc đủ trong tháng theo quy định của Luật Lao động.
1.3. TLCD j : Tiền lương tháng trả cho người lao động j theo đánh giá giá trị công
việc của các vị trí làm việc, mức độ hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao và
số ngày công thực tế của từng người; tính theo công thức:
QCD
TLCD j =

m

∑n h
j =1

j


j

kj

x nj x hj x kj

Trong đó:
- nj: Số ngày công thực tế của người lao động thứ j (bao gồm cả làm thêm ngoài
giờ chế độ và làm đêm được quy đổi theo quy định của Bộ luật Lao động);
nj = nttj + ntgj
+ nttj: là số ngày công làm việc thực tế trong tháng và những ngày nghỉ chế độ
nghỉ nguyên lương theo quy định của Luật Lao động.
+ ntgj: là công làm thêm giờ và số công làm việc vào ban đêm được quy đổi
theo quy định của Luật Lao động.
- hj: Hệ số giá trị công việc (hệ số phức tạp công việc) của vị trí chức danh mà
người lao động j đảm nhiệm;
- kj: Hệ số hoàn thành công việc của người lao động j được đơn vị, cơ quan đánh
giá;
- m: Số lượng người lao động của cơ quan Báo Lao động thực hiện trả lương theo
quy chế này.
7


Điều 7. Hệ số giá trị công việc (hj)
1. Bảng hệ số giá trị công việc
STT
1

Chức danh công việc

Mức 1

Mức 2

A1 Tổng biên tập

8,2

9,0

A2 Phó Tổng biên tập

7,0

7,7

A3 Trưởng ban và tương đương

5,2

5,6

6,5

A4

Phó trưởng Ban và tương đương

4,5


5,0

5,5

A5

Trưởng phòng (trong ban)

3,7

4,0

4,5

A6

Phó phòng (trong ban)

3,3

3,5

3,8

Phóng viên, biên tập viên, hoạ sỹ thiết kế, chuyên 2,5
viên nhân sự, kế toán viên, kỹ thuật viên tin học,
nhân viên phát hành, nhân viên quảng cáo,
B1
marketing thị trường, chuyên viên quỹ TLV,
chuyên viên tổng hợp, chuyên viên tư vấn việc

làm.

3,3

B2 KTV dàn trang, nhân viên morasse, kỹ thuật viên 2,0
nhập dữ liệu, kỹ thuật viên chế bản, kỹ thuật viên
theo dõi in, kỹ thuật viên Montage, nhân viên

2,5

2

Các chức danh lãnh đạo

Mức 3

Mức 4

Mức 5

4,1

4,9

5,5

3,0

3,5


4,0

Các chức danh chuyên môn nghiệp vụ, thừa
hành phục vụ

8


quản trị.
B3

Thủ quỹ, văn thư hành chính, nhân viên thư viện, 1,7
tư liệu.

B4 Nhân viên tạp vụ, bảo vệ, lái xe

1,0

9

2,0

2,3

2,7

3,0

1,2


1,3

1,4

1,5


2. Cách xác định hệ số giá trị công việc
Hệ số giá trị công việc được xếp cho từng người lao động theo vị trí công việc đảm
nhiệm. Thông qua đánh giá giá trị công việc, hệ số của từng người lao động được
xác định với hệ số phù hợp trong khung các mức hệ số. Khi được đề bạt, thăng
tiến, tốt nghiệp cấp đào tạo khác, chuyển vị trí công việc thì hệ số được xếp lại
theo mức phù hợp trong khung hệ số.

Điều 8. Hệ số hoàn thành công việc (K)
1. Bảng hệ số hoàn thành công việc:

Loại

Hệ số K

A1

1,4

A2

1,2

A3


1,0

B

0,8

C

0,6

2. Căn cứ vào mức độ hoàn thành khối lượng và chất lượng công việc hàng tháng,
lãnh đạo cơ quan Báo Lao động, quản lý các Ban, Trung tâm, đơn vị cơ sở, chịu
trách nhiệm tổ chức đánh giá để xếp các cá nhân vào hệ số hoàn thành công việc
theo các tiêu chuẩn quy định tại điều 9.
Điều 9. Tiêu chuẩn đánh giá hệ số hoàn thành công việc
1. Tiêu chí đánh giá:
− Chỉ tiêu 1: Chất lượng và khối lượng công việc hoàn thành.
− Chỉ tiêu 2: Chấp hành kỷ luật lao động và các quy định khác của đơn
vị.
− Chỉ tiêu 3: Phối hợp thực hiện công việc.

10


2. Đánh giá, xếp loại:
2.1. Chức danh lãnh đạo:
2.1.1. Loại A1:
Chỉ tiêu 1:



Khối lượng và chất lượng công việc của đơn vị trong tháng hoàn
thành xuất sắc, vượt kế hoạch đã đặt ra, Cán bộ lãnh đạo có những phát
minh, sáng kiến được cấp trên trao tặng bằng khen.

Chỉ tiêu 2:


Cá nhân không vi phạm kỷ luật lao động;



Không để xảy ra sự cố gây thiệt hại hoặc mất mát tài sản, tai nạn lao
động thuộc phạm vi chức trách được giao.



Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định, nội quy của đơn vị nói
riêng và pháp luật nhà nước nói chung.

Chỉ tiêu 3:



Tổ chức phối hợp công tác với các bộ phận khác có liên quan một
cách hiệu quả, không gây trở ngại với các bộ phận liên quan;
Thực hiện tốt chế độ báo cáo với các bộ phận cấp trên.

2.1.2. Loại A2:
Chỉ tiêu 1:



Khối lượng và chất lượng công việc của đơn vị trong tháng hoàn
thành tốt, vượt kế hoạch đã đặt ra.

Chỉ tiêu 2:


Cá nhân không vi phạm kỷ luật lao động;



Không để xảy ra sự cố gây thiệt hại hoặc mất mát tài sản, tai nạn lao
động thuộc phạm vi chức trách được giao.



Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định, nội quy của đơn vị nói
riêng và pháp luật nhà nước nói chung.
11


Chỉ tiêu 3:



Tổ chức phối hợp công tác với các bộ phận khác có liên quan một
cách hiệu quả, không gây trở ngại với các bộ phận liên quan;
Thực hiện tốt chế độ báo cáo với các bộ phận cấp trên.


2.1.3. Loại A3:
Chỉ tiêu 1:


Khối lượng và chất lượng công việc của đơn vị trong tháng hoàn
thành theo kế hoạch đặt ra.

Chỉ tiêu 2:


Cá nhân không vi phạm kỷ luật lao động;



Không để xảy ra sự cố gây thiệt hại hoặc mất mát tài sản, tai nạn lao
động thuộc phạm vi chức trách được giao.



Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định, nội quy của đơn vị nói
riêng và pháp luật nhà nước nói chung.

Chỉ tiêu 3:



Tổ chức phối hợp công tác với các bộ phận khác có liên quan một
cách hiệu quả, không gây trở ngại với các bộ phận liên quan;
Thực hiện tốt chế độ báo cáo với các bộ phận cấp trên.


2.1.4. Loại B:
Chỉ tiêu 1:


Khối lượng và chất lượng công việc của đơn vị trong tháng không đạt
kế hoạch đã đặt ra do lỗi cá nhân chưa chỉ đạo thực hiện tốt công việc.

Chỉ tiêu 2:


Cá nhân không vi phạm kỷ luật lao động;



Đơn vị có cá nhân vi phạm kỷ luật lao động từ khiển trách trở lên;

12




Để xảy ra sự cố gây thiệt hại hoặc mất mát tài sản, tai nạn lao động
nhưng ở mức độ chưa nghiêm trọng và đã tổ chức khắc phục được hậu quả,
không ảnh hưởng đến hoạt động chung;

Chỉ tiêu 3:


Tổ chức phối hợp công tác với các bộ phận khác có liên quan không
tốt, gây trở ngại với các bộ phận liên quan;




Thực hiện tốt chế độ báo cáo với các bộ phận cấp trên chưa kịp thời
và không trung thực.

2.1.5. Loại C:
Chỉ tiêu 1:


Khối lượng và chất lượng công việc của đơn vị trong tháng không đạt
kế hoạch đã đặt ra do năng lực quản lý, điều hành yếu kém.

Chỉ tiêu 2:


Cá nhân vi phạm kỷ luật lao động từ khiển trách trở lên;



Đơn vị có cá nhân vi phạm kỷ luật lao động từ khiển trách trở lên;



Để xảy ra sự cố gây thiệt hại hoặc mất mát tài sản, tai nạn lao động ở
mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động chung;

Chỉ tiêu 3:



Gây trở ngại, khó khăn cho các bộ phận khác trong đơn vị.

2.2. Các vị trí nhân viên:
2.2.1. Loại A1:
Chỉ tiêu 1:


Khối lượng và chất lượng công việc trong tháng hoàn thành xuất sắc,
vượt kế hoạch đã đặt ra, cá nhân có những phát minh, sáng kiến được cấp
trên trao tặng bằng khen.

Chỉ tiêu 2:


Cá nhân không vi phạm kỷ luật lao động;
13




Không để xảy ra sự cố gây thiệt hại hoặc mất mát tài sản, tai nạn lao
động;



Thực hiện nghiêm túc các quy định, nội quy của đơn vị nói riêng và
pháp luật nhà nước nói chung.

Chỉ tiêu 3:



Phối hợp công tác với các bộ phận, cá nhân khác có liên quan một
cách hiệu quả, không gây trở ngại với các bộ phận, cá nhân liên quan;

2.2.2. Loại A2:
Chỉ tiêu 1:


Khối lượng và chất lượng công việc trong tháng hoàn thành tốt, vượt
kế hoạch đã đặt ra.

Chỉ tiêu 2:


Cá nhân không vi phạm kỷ luật lao động;



Không để xảy ra sự cố gây thiệt hại hoặc mất mát tài sản, tai nạn lao
động;

Chỉ tiêu 3:


Phối hợp tốt trong công việc với các cán bộ, bộ phận liên quan.

2.2.3. Loại A3:
Chỉ tiêu 1:



Khối lượng và chất lượng công việc trong tháng hoàn thành theo kế
hoạch đặt ra.

Chỉ tiêu 2:


Cá nhân không vi phạm kỷ luật lao động;



Không để xảy ra sự cố gây thiệt hại hoặc mất mát tài sản, tai nạn lao
động;

Chỉ tiêu 3:

14




Phối hợp tốt trong công việc với các cán bộ, bộ phận liên quan.

2.2.4. Loại B:
Chỉ tiêu 1:


Khối lượng và chất lượng công việc của đơn vị trong tháng không đạt
kế hoạch đã đặt ra do lỗi cá nhân.

Chỉ tiêu 2:



Vi phạm kỷ luật lao động ở mức độ khiển trách;



Để xảy ra sự cố gây thiệt hại hoặc mất mát tài sản, tai nạn lao động.

Chỉ tiêu 3:


Phối hợp trong công việc với các cán bộ, bộ phận có liên quan chưa
tốt nhưng chưa gây ảnh hưởng đến công việc chung.

2.1.5. Loại C:
Chỉ tiêu 1:


Khối lượng và chất lượng công việc trong tháng không đạt kế hoạch
đã đặt ra do năng lực yếu kém, có nhiều sai sót.

Chỉ tiêu 2:



Cá nhân vi phạm kỷ luật lao động từ khiển trách trở lên;
Để xảy ra sự cố gây thiệt hại hoặc mất mát tài sản, tai nạn lao động ở
mức độ nghiêm trọng;

Chỉ tiêu 3:



Phối hợp trong công việc với các cán bộ, bộ phận có liên quan chưa
tốt gây ảnh hưởng đến công việc chung.

Điều 10. Quy định về cấp đánh giá hệ số hoàn thành công việc
1. Hệ số hoàn thành công việc của Tổng biên tập do Tổng biên tập tự đánh giá căn
cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành công việc; hệ số hoàn thành công việc của
phó tổng biên tập do Tổng biên tập đánh giá; lãnh đạo các bộ phận, phòng, ban do

15


Hội đồng lương và Hội đồng thi đua của Báo Lao động đề xuất thông qua lấy ý
kiến bằng bỏ phiếu kín, sau đó Tổng biên tập xem xét phê duyệt; công nhân, viên
chức chuyên môn nghiệp vụ do lãnh đạo các đơn vị đánh giá, đề xuất có tham khảo
bằng lấy ý kiến bỏ phiếu kín của các viên chức trong đơn vị và Hội đồng lương
quyết định cuối cùng.
2. Khi xét xếp loại hệ số nào thì phải đạt tất cả các chỉ tiêu đánh giá cho loại hệ số
đó. Bất kỳ một chỉ tiêu nào không đạt trong tiêu chuẩn đều phải xếp vào hệ số thấp
hơn.
3. Hệ số hoàn thành công việc được đánh giá hàng tháng và làm căn cứ để trả phần
lương theo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
4. Tỷ lệ số người lao động đạt hoàn thành nhiệm vụ ở các mức xuất sắc trở lên
trong các đơn vị, cơ quan được xét hàng quý trong khung như sau: A1: tối đa
không quá 7%, A2: tối đa không quá 12%.
Điều 11. Quy định xếp lương, nâng lương theo chức danh công việc
1. Viên chức được xếp mức lương theo bảng lương của Nghị định 204/2004/
NĐ- CP phù hợp với tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức và phù hợp với tổ chức hoạt
động, tổ chức lao động của Báo Lao động;

2. Viên chức trong thời gian thử việc đuợc hưởng 75% tiền lương của chức
danh được xếp theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP và thời gian thử việc như sau:
- Đối với lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao (cao đẳng trở lên) 60 ngày;
- Đối với lao động khác 30 ngày.
- Người lao động trong thời gian thử việc cũng được đánh giá xếp hệ số hoàn
thành công việc để hưởng phần lương phụ thuộc vào kết quả hoạt động của Báo lao
động;
3. Người lao động được xem xét nâng mức lương phải có đủ các điều kiện sau:
- Đối với Tổng biên tập, phó tổng biên tập, lãnh đạo các bộ phận, phòng, ban;
biên tập viên, phóng viên, chuyên viên, kỹ sư, kinh tế viên, hoạ sỹ có trình độ từ
đại học trở lên:
+ Có hệ số hoàn thành công việc từ 1,0 (mức A3) trở lên đủ 30 tháng;

16


+ Có thời gian giữ mức lương trong ngạch hiện tại ít nhất là đủ 36 tháng;
+ Những trường hợp có hệ số hoàn thành công việc mức A3 dưới 30 tháng và
các mức B, C sẽ kéo dài thời hạn nâng bậc lương từ 06 tháng trở lên do Hội đồng
lương của cơ quan Báo Lao động quyết định.
- Khi hết bậc của ngạch chức danh người lao động không được xem xét nâng
lương, trừ trường hợp chuyển sang đảm nhiệm công việc ở ngạch chức danh khác
cao hơn.
4. Thời điểm, thủ tục, trình tự xét nâng lương, chuyển ngạch lương
a) Thời điểm :
Hàng năm Hội đồng lương cơ quan Báo Lao động tổ chức 2 lần xét nâng hệ số
lương công việc cho những người lao động có đủ các tiêu chuẩn quy định ở trên:
- Lần 1: vào tháng 7 hàng năm;
- Lần 2: vào tháng 1 của năm tiếp theo.
b) Thủ tục, trình tự:

- Bộ phận Tổ chức thông báo danh sách những người đủ tiêu chuẩn (về thời
gian) được xem xét nâng lương;
- Cá nhân người lao động viết bản tự nhận xét, đánh giá thành tích công tác
trong thời gian giữ mức lương;
- Thủ trưởng các bộ phận, phòng, ban căn cứ vào kết quả hoàn thành thực hiện
công việc, nhiệm vụ của từng người đã được đánh giá từng quý trong thời gian
trước để đề xuất (bằng văn bản) điều chỉnh, sắp xếp hệ số tiền lương và tổng hợp
chung của toàn đơn vị gửi Ban Tổ chức;
- Ban Tổ chức tổng hợp lập danh sách trình Hội đồng lương cơ quan Báo Lao
động xem xét, thông qua; trình Tổng biên tập quyết định phê duyệt.
5. Trường hợp do sự phát triển, đổi mới hoạt động của Báo lao động mà phát sinh
thêm chức danh công việc mới thì chức danh công việc mới sẽ được đánh giá giá
trị công việc để xác định hệ số giá trị công việc.

17


Điều 12. Tiền lương của viên chức khi điều chuyển công việc
1. Tiền lương của viên chức khi điều chuyển công việc trong nội bộ cơ quan Báo
Lao động:
Trường hợp người lao động điều chuyển thực hiện công tác khác thì được
hưởng mức lương theo chức danh công việc mới, cách xếp cụ thể như sau:
- Người lao động có đủ tiêu chuẩn và được bố trí thực hiện công việc mới có
ngạch lương cao hơn thì được xét xếp vào mức có hệ số cao hơn liền kề và hệ số
giá trị công việc tương ứng với trị trí công việc đảm nhiệm;
- Trong trường hợp người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc
hoặc dôi dư, phải chuyển xuống làm chức danh công việc mới có mức độ phức tạp
thấp hơn, thì được xếp vào mức hệ số tiền lương Nghị định 2004/2004- NĐCP của
chức danh, công việc mới thấp hơn liền kề và hệ số giá trị công việc của vị trí chức
danh đảm nhiệm.

2. Tiền lương của người lao động từ nơi khác chuyển đến cơ quan Báo Lao động
Đối với người lao động đã có quá trình công tác, có kinh nghiệm và trình độ
chuyên môn phù hợp từ nơi khác được cơ quan Báo Lao động tuyển dụng vào làm
việc thì tuỳ theo nhu cầu, vị trí công tác, Tổng biên tập quyết định hệ số tiền lương
theo Nghị định 204/2004 và hệ số giá trị công việc của các chức danh trên.
Điều 13. Quy định về tiền lương cho viên chức trong thời gian học tập đào tạo
1. Người lao động được cơ quan Báo Lao động cử đi học tập, đào tạo và tập huấn
để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luyện tập quân sự, học các lớp do các
tổ chức đoàn thể tổ chức có kết quả học tập, luyện tập từ mức đạt trở lên thì những
ngày học tập, luyện tập được tính là những ngày công được hưởng lương theo Nghị
định 204/2004- NĐ- CP như khi đi làm việc.
2. Người lao động được cơ quan Báo Lao động cử đi học tập, đào tạo và tập huấn
để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luyện tập quân sự, học các lớp do các
tổ chức đoàn thể tổ chức có kết quả học tập, luyện tập từ mức đạt trở lên thì được
hưởng phần lương trực tiếp theo kết quả hoạt động của Báo Lao động với hệ số giá
trị công việc của vị trí đảm nhận trước đó và hệ số hoàn thành công việc bằng 1,0.

18


3. Thời gian người lao động đi học lại, thi kiểm tra lại để đạt kết quả theo yêu cầu
của các kỳ học, tập huấn nói tại Khoản 1 điều này thì không được trả lương.
4. Người lao động tự đi học, tự đi đào tạo cho bản thân mình không làm việc và
được sự đồng ý của Tổng biên tập thì không được trả tiền lương trong thời gian đi
học, đào tạo.
Điều 14. Tiền lương trả cho viên chức bị tạm giam theo khoản 3 điều 67 Bộ
luật Lao động
1. Theo quy định tại điều 13 , Nghị định 114/2002/NĐ-CP, Người lao động bị tạm
giữ, tạm giam do vi phạm có liên quan đến quan hệ lao động giữa người sử dụng
lao động cơ quan Báo Lao động và người lao động thì trong thời gian tạm giữ, tạm

giam, hàng tháng người lao động được cơ quan Báo Lao động tạm ứng tiền lương
với mức bằng 50% tiền lương cơ bản của tháng trước liền kề (theo Nghị định
204/2004/NĐ-CP), được tính theo công thức sau:
TLtgj = TLncbj x Số ngày tạm giữ, tạm giam x 50%
Trong đó:
- TLtgi = Tiền lương thời gian tạm giữ, tạm giam của viên chức j
- TLncbi: Tiền lương ngày của tháng trước liền kề của viên chức j;
2. Khi hết hạn tạm giữ, tạm giam:
- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, cơ quan Báo Lao động trả đủ tiền
lương cơ bản và tiền đóng bảo hiểm xã hội cho viên chức trong thời gian tạm giữ,
tạm giam.
- Nếu do lỗi của viên chức thì viên chức không phải trả lại số tiền đã tạm
ứng.
- Nếu do lỗi của cơ quan tiến hành tố tụng, thì cơ quan này phải hoàn trả cho
người sử dụng số tiền lương đã tạm ứng cho viên chức và bồi thường cho viên
chức số tiền lương còn lại và tiền lương đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của
pháp luật trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam.

19


3. Viên chức bị tạm giữ, tạm giam do vi phạm không liên quan đến quan hệ lao
động thì cơ quan Báo Lao động không phải tạm ứng tiền lương cho người lao
động.
4. Viên chức bị tạm giữ, tạm giam do vi phạm có liên quan đến quan hệ lao động
giữa người sử dụng lao động cơ quan Báo Lao động và người lao động thì sau khi
hết thời gian tạm giữ, tạm giam không được hưởng phần lương trả trực tiếp phụ
thuộc vào kết quả hoạt động của cơ quan Báo Lao động của thời gian tạm giữ, tạm
giam khi do lỗi của viên chức gây nên.
Điều 15. Tiền lương trả cho những ngày phải ngừng việc theo điều 62 Bộ luật

Lao động
1. Nếu do lỗi của cơ quan Báo Lao động thì mỗi ngày ngừng việc viên chức được
trả đủ tiền lương cơ bản theo quy định trong Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Nhà
nước;
2. Nếu do lỗi của viên chức thì viên chức không được hưởng lương; những viên
chức khác trong cùng đơn vị, cơ quan phải ngừng việc do lỗi của người khác gây ra
thì được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn
mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tính cho thời gian nghỉ việc.
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của cơ quan Báo Lao động hoặc vì
những nguyên nhân bất khả kháng, thì tiền lương do cơ quan Báo Lao động và
người lao động thoả thuận nhưng không được thấp hơn tiền lương tối thiểu tính
cho thời gian nghỉ việc.
4. Các ngày ngừng việc không tính là ngày công để tính trả lương trực tiếp theo kết
quả hoạt động của Báo Lao động
Điều 16. Tiền lương trả cho thời gian tạm đình chỉ công việc theo điều 92 Bộ
luật Lao động
1. Cơ quan Báo Lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của viên chức khi vụ
việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để viên chức tiếp tục làm
việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp
hành công đoàn cơ quan Báo Lao động;

20


2. Trong thời gian đình chỉ công việc, viên chức được tạm ứng 50% tiền lương cơ
bản trước khi bị đình chỉ công việc. Công thức tính như sau:
TLđcj = TLncbj x Số ngày tạm đình chỉ công việc x 50%
Trong đó:
-


TLđcj: Tiền lương thời gian tạm đình chỉ công việc của công chức j

- TLncbj: Tiền lương cơ bản ngày của tháng trước liền kề của công chức j theo
Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
- Hết hạn đình chỉ công việc, người lao động phải được tiếp tục làm việc.
3. Nếu có lỗi mà bị xử lý kỷ luật lao động, viên chức cũng không phải trả lại số
tiền đã tạm ứng.
4. Nếu viên chức không có lỗi thì cơ quan Báo Lao động phải trả đủ tiền lương
theo Nghị định 204/2004 - NĐ - CP và tiền lương trả trực tiếp theo kết quả hoạt
động của Báo Lao động với hệ số hoàn thành nhiệm vụ bằng 1 trong thời gian tạm
đình chỉ công việc.
Điều 17. Khấu trừ lương
Theo quy định của điều 89 và điều 60 Bộ luật Lao động, người lao động làm
hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của cơ
quan thì phải bồi thường về thiệt hại đã gây ra. Nếu gây thiệt hại không nghiêm
trọng do sơ suất, thì phải bồi thường nhiều nhất 3 tháng lương và bị khấu trừ dần
vào lương. Mức khấu trừ nhiều nhất cũng không được vượt quá 30% tiền lương
hàng tháng. Trước khi khấu trừ tiền lương của người lao động, người sử dụng lao
động phải thảo luận với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở.

Phần II: QUY ĐỊNH TRẢ THƯỞNG

Điều 18. Nguồn quỹ khen thưởng
1. Quỹ khen thưởng của Báo Lao động: Quỹ khen thưởng này được trích ra từ

lợi nhuận sau thuế nhưng mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương bình
quân thực hiện trong năm;
21



Điều 19. Tiền thưởng
1. Tiền thưởng năng suất lao động được phản ánh trong kết quả bình xét xác định
hệ số hoàn thành nhiệm vụ của viên chức hàng quý để trả lương theo kết quả hoạt
động của Báo Lao động.
2. Tiền thưởng hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và cuối năm và được xác
định như sau:
QTT
TTj =

m

∑ n h kj
j

j =1

j

x nj x hj x kj

Trong đó:
TTj: Tiền thưởng của viên chức j;
nj: Số ngày công thực tế của viên chức thứ j (bao gồm cả làm thêm ngoài giờ chế
độ và làm đêm được quy đổi theo quy định của Bộ luật Lao động);
hj: Hệ số giá trị công việc bình quân của vị trí chức danh mà người lao động j đảm
nhiệm được đơn vị, cơ quan đánh giá trong 6 tháng (dùng trả thưởng 6 tháng đầu
năm) và đánh giá trong 12 tháng (dùng để trả thưởng cuối năm);
kj: Hệ số bình quân hoàn thành công việc, nhiệm vụ của Người lao động j được
đơn vị, cơ quan đánh giá trong 6 tháng (dùng trả thưởng 6 tháng đầu năm) và đánh
giá trong 12 tháng (dùng để trả thưởng cuối năm);

m: Số lượng CBCNV của cơ quan Báo Lao động được trả thưởng 6 tháng đầu năm
và cuối năm.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 20. Tổ chức trả lương

22


1. Tiền lương tháng của Người lao động được nhận vào ngày 5 tháng sau liền kề.
2. Từ ngày 01 - 02 của quý sau liền kề, các đơn vị gửi kết quả bình bầu hệ số hoàn
thành công việc về Ban Tổ chức để tổng hợp và Hội đồng lương, Hội đồng thi đua
xem xét trình Tổng biên tập quyết định.
Điều 21. Hiệu lực thi hành
1. Quy chế này có hiệu lực từ ngày…. tháng …. năm 2011. Những quy định trước
đây trái với quy chế này đều bị bãi bỏ.
2. Lãnh đạo và Công đoàn các đơn vị trong cơ quan Báo Lao động có trách nhiệm
phổ biến và triển khai thực hiện Quy chế này đến từng CBCNV.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu đơn vị, cá nhân nào vi phạm Quy chế thì tuỳ theo
mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của cơ quan Báo Lao động.
5. Khi có sự thay đổi quy định chính sách tiền lương của Nhà nước và sự thay đổi
tổ chức các hoạt động của Báo Lao động, Quy chế này sẽ được sửa đổi, bổ sung
phù hợp. /.
Chủ tịch Công đoàn

Tổng biên tập

23




×