Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Ứng dụng máy tính cầm tay để giải bài tập trắc nghiệm khách quan trong giải tích 12 (2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA TOÁN

****

HOÀNG PHƯƠNG THẢO

ỨNG DỤNG MÁY TÍNH CẦM TAY
ĐỂ GIẢI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN TRONG GIẢI TÍCH 12

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán

HÀ NỘI – 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA TOÁN

****

HOÀNG PHƯƠNG THẢO

ỨNG DỤNG MÁY TÍNH CẦM TAY
ĐỂ GIẢI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN TRONG GIẢI TÍCH 12

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán
Người hướng dẫn khoa học


TS. PHẠM THỊ DIỆU THÙY

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ và tạo điều kiện của nhà trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Toán trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
2 đã hết lòng giảng dạy, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá tình học
tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Phạm Thị Diệu Thùy
đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên khuyến khích,
tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Hoàng Phương Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận này là trung
thực; mọi thông tin, số liệu trích dẫn trong khóa luận đều chính xác và được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Hoàng Phương Thảo



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MTCT

Máy tính cầm tay

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

THPT

Trung học phổ thông


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2

5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
6. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................................2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển máy tính cầm tay ..............................................3
1.2. Máy tính cầm tay trong dạy và học toán THPT ...................................................4
1.2.1. Lợi ích của việc ứng dụng máy tính cầm tay trong dạy và học Toán ...............4
1.2.2. Thực trạng sử dụng máy tính cầm tay trong dạy và học toán hiện nay ............6
1.2.3. Sơ lược các chức năng cơ bản của máy tính cầm tay .......................................8
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................16
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MÁY TÍNH CẦM TAY GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC
NGHIỆM GIẢI TÍCH 12 ..........................................................................................17
2.1. Nội dung dạy học chương trình Giải tích lớp 12 ..............................................17
2.2. Ứng dụng máy tính cầm tay giải các bài tập trắc nghiệm khách quan Giải tích
12 ...............................................................................................................................17
2.2.1. Bài tập về hàm số ............................................................................................18
2.2.2. Bài tập về hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit..............................30
2.2.3. Bài tập về nguyên hàm, tích phân và ứng dụng ..............................................34
2.2.4. Bài tập về số phức ...........................................................................................38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................43


KẾT LUẬN ...............................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................45
PHỤ LỤC ..................................................................................................................46


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra
là sự kết nối giữa thế giới thực và thế giới ảo thông qua công nghệ tiên tiến, thông

qua sự sáng tạo và đổi mới không ngừng nghỉ của con người, đòi hỏi giáo dục cũng
phải phải có sự thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Phương tiện giảng dạy cũng
cần được chú trọng hiện đại nhằm tối ưu hóa phương pháp học tập. Đó như là một
cách để học sinh và giáo viên tiếp cận với công việc và thực tế môi trường tương lai.
[9]. Song song với sự thay đổi đó là sự phát triển vượt bậc của các ngành khoa học kĩ
thuật. Và máy tính cầm tay là một trong những thành quả của tiến bộ đó. Đây là một
phương tiện, một công cụ đơn giản nhưng rất tiện ích, phù hợp với việc dạy – học
toán phổ thông.
Đặc biệt, năm học 2016 – 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức thay đổi
hình thức thi THPT môn Toán từ tự luận sang trắc nghiệm khách quan. Hình thức thi
kiểu mới này đòi hỏi học sinh phải có lượng kiến thức bao quát hơn thay vì tập trung
vào một vài vấn đề nào đó. Và khi làm bài theo hình thức trắc nghiệm, để đạt được
kết quả cao thì yêu cầu về kỹ năng làm bài của các em nhiều hơn là kỹ năng trình
bày. Chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng làm bài nhanh, chính xác cho học sinh là
việc làm vô cùng cần thiết. Kết hợp máy tính cầm tay vào quá trình làm bài là một
cách tốt để tăng tốc độ, tính chính xác.
Trong dự thảo mới đây nhất ngày 19 tháng 1 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ có đưa ra yêu cầu về chương trình giáo dục phổ thông môn Toán là học sinh
cần hình thành và phát triển được năng lực toán học, trong đó có năng lực sử dụng
công cụ, phương tiện học toán. Ở mỗi cấp học, người ta đưa ra các yêu cầu về cấp độ
biểu hiện năng lực khác nhau. Đối với cấp THPT, một trong những yêu cầu được đưa
ra là biết cách sử dụng máy tính cầm tay để giải quyết vấn đề toán học. [2]
Từ những thay đổi về phương pháp dạy học cũng như cách thức đánh giá như
trên, tôi đã chọn đề tài: “Ứng dụng máy tính cầm tay để giải bài tập trắc nghiệm
khách quan trong Giải tích 12”

1


2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất phương pháp hướng dẫn học sinh ứng dụng máy tính cầm tay để giải
các bài tập trắc nghiệm khách quan trong Giải tích 12.
3. Nội dung nghiên cứu
Khóa luận này tập trung nghiên cứu về máy tính cầm tay trong việc dạy – học
môn Toán nói chung và những ứng dụng của nó để giải các bài tập trắc nghiệm khách
quan Giải tích 12.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa nội dung và những ứng dụng máy
tính cầm tay trong việc giải bài tập Toán ở chương trình phổ thông.
- Phạm vi nghiên cứu: bài tập trắc nghiệm khách quan Giải tích 12.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện khóa luận này, tôi đã thực hiện các nhiệm vụ, các bước nghiên
cứu sau:
- Nghiên cứu lý thuyết các vấn đề có liên quan đến ứng dụng máy tính vào giải
toán nói chung và giải bài tập trắc nghiệm Giải tích 12 nói riêng.
- Phương pháp khảo sát: Lấy thông tin về việc sử dụng máy tính cầm tay trong
các hoạt động học ở trường phổ thông qua các phiếu điều tra với học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm xem xét hiệu quả và tính khả thi của
hoạt động ứng dụng máy tính cầm tay vào việc giải bài tập trắc nghiệm Giải tích 12.
- Sử dụng các phương pháp thống kê Toán học phân tích và xử lý các kết quả
thu được qua điều tra và thực nghiệm.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận này bao gồm 2 chương:
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương II. Ứng dụng máy tính cầm tay giải bài tập trắc nghiệm khách
quan Giải tích 12

2



CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển máy tính cầm tay
Casio là một nhà sản xuất hàng đầu về thiết bị điện tử, và được xem là một nhà
tiên phong trong thị trường máy tính điện tử. Nó có các cơ sở sản xuất và tiếp thị trên
khắp thế giới. Phiên bản đầu tiên của công ty có nguồn gốc ở Tokyo, Nhật Bản chỉ
sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II và chính thức biết đến theo tên Casio vào
năm 1957. Năm 1946, một doanh nhân Nhật Bản là Kashido Tadao đã mở ra một cửa
hàng điện tử nhỏ tại Tokyo với mục đích là bộ phận sản xuất kính hiển vi. Như một
cách để mở rộng kinh doanh của mình, ông và anh trai của ông phát minh ra một loại
máy tính cơ khí mà đã trở thành tiền thân của máy tính điện tử thời nay. [3]
Mười một năm sau khi mở rộng cửa hàng đầu tiên của mình, Tadao bắt đầu
Công ty Máy tính Casio để xây dựng máy tính chuyển tiếp hoàn toàn bằng điện. Công
ty bắt đầu mở rộng nhanh chóng và mở văn phòng trên toàn thế giới. Năm 1967, họ
đã cho ra mắt sản phẩm máy tính điện tử để bàn được lập trình đầu tiên trên thế giới.
Tháng 8 năm 1972, đánh dấu bước đầu tiên của Casio, khi nó bắt đầu thị trường Mini
Casio đầu tiên của thế giới máy tính cá nhân cầm tay. Sản phẩm này có thể đem theo
bên mình và tính toán các con số nhanh chóng, thuận tiện và chính xác. [3]
Trong những năm sau đó, Casio đã phát hành một máy tính kích thước bằng thẻ
tín dụng mà có thể xử lý tốt văn bản. Trong thế kỉ XXI, Casio không ngừng phát triển
mạnh mẽ và bắt đầu hoạt động trong các khu vực mới như: Bắc Âu, Tây Ban Nha,
Mỹ La tinh và Mexico. [3]
Năm 1992, các sách hướng dẫn giảng dạy trong trường học Nhật có thay đổi,
các sách giáo khoa dành cho học sinh lớp 5 và lớp 6 lúc bấy giờ có nội dung yêu cầu
HS sử dụng một máy tính để giải quyết một số vấn đề, làm cho máy tính trở thành
một công cụ mới trong lớp học. Ý tưởng đằng sau là giúp HS phát triển, nắm chắc số
học cơ bản ở những lớp thấp. Và sau đó, thông qua máy tính ở những lớp trên, sẽ cho
phép HS tiết kiệm thời gian làm các phép tính trên giấy mà thay vào đó dành nhiều
thời gian vào học tập các khái niệm và định lý. [3]
Năm 2002, chương trình giảng dạy ở Nhật Bản đã được sửa đổi lần nữa, và việc
sử dụng MTCT đã được mở rộng để cho phép HS từ lớp 4 đã được bắt đầu sử dụng

MTCT đáp ứng các yêu cầu toán học. [3]
3


Ở Việt Nam, MTCT được biết đến rất sớm từ những năm 1980, nhưng do điều
kiện kinh tế khó khăn nên rất ít người có MTCT. Theo Văn Như Cương (2000): “Việc
sử dụng MTCT để giải quyết phép tính sai số, các phương trình và bất phương trình
có hệ số thập phân, là rất phổ biến ở các nước, tuy nhiên ở nước ta không phải học
sinh nào cũng có khả năng mua máy nên chỉ trông chờ vào các môn như Vật lý để
học sinh có thể thực hành”. Trải qua nhiều thay đổi của dòng MTCT, có thể liệt kê ra
một số MTCT được HS, GV dùng nhiều nhất đó là các máy tính của hãng Casio. [3]
Sau đây là ba loại MTCT thông dụng nhất hiện nay tại Việt Nam mà học sinh
và giáo viên dùng:

Tuy nhiên khóa luận này chỉ tập trung nghiên cứu về loại máy CASIO fx-570VN
plus và những ứng dụng của nó trong việc giải bài tập trắc nghiệm khách quan.
1.2. Máy tính cầm tay trong dạy và học toán THPT
1.2.1. Lợi ích của việc ứng dụng máy tính cầm tay trong dạy và học Toán
Việc sử dụng MTCT trong dạy và học nói chung mang đến rất nhiều lợi ích cho
cả người dạy và người học, đặc biệt với môn học có tính trừu tượng, đòi hỏi phải tính
toán nhiều như môn Toán.
Các nghiên cứu của Lazet – Ovaert (1981) và Nguyễn Chí Thành (2005) cho
thấy việc sử dụng MTCT trong dạy học Toán có thể mang lại nhiều lợi ích. Có thể
phân các lợi ích này theo hai phương diện. Một là, MTCT là công cụ tính toán “mạnh
và nhanh”, thay thế cho các bảng số, tạo thuận lợi cho sự tích hợp các nội dung mới
vào chương trình toán phổ thông. Hai là, MTCT là một công cụ sư phạm giúp xây
dựng các tình huống dạy học phù hợp với các đặc trưng của phương pháp dạy học
tích cực. Với MTCT, HS có thể thực nghiệm chuẩn bị để giới thiệu một số khái niệm.
Chẳng hạn, MTCT mang đến cho HS một hình ảnh cụ thể về sự hội tụ của dãy số
4



trước khi thực hiện chứng minh chặt chẽ bằng suy luận. Ngoài ra, tăng cường sử dụng
MTCT vào quá trình giảng dạy sẽ thu hút người học xây dựng, hình thành và khám
phá tri thức, khả năng giải quyết vấn đề. Đồng thời, thông qua việc phát hiện các ý
tưởng mới trong quá trình học của HS, GV cũng có cơ hội để học tập và nâng cao
khả năng xử lý các tình huống bất ngờ mà người học có thể tạo ra với những ý tưởng
sáng tạo trên MTCT của mình. [5]
MTCT là công cụ giúp HS kiểm tra các kết quả, cho phép các em sáng tạo với
những con số và kiểm chứng các ý tưởng ; MTCT hỗ trợ HS trong quá trình giải toán,
giúp học sinh có một lời giải nhanh, chính xác từ đó tạo hứng thú, suy nghĩ tích cực
cho HS trong các hoạt động học; sử dụng máy tính trong quá trình học còn giúp học
sinh phát triển khả năng tư duy logic thể hiện ở cách biết vận dụng hiệu quả các công
cụ tính toán, các kiến thức đã học vào tính toán cụ thể giúp việc giải bài tập đạt hiệu
quả cao hơn; và sử dụng MTCT vào giải bài tập là biểu hiện cho thấy người học đã
hiểu được bản chất của các công thức, thông qua việc sử dụng MTCT sẽ giúp người
học biết thêm nhiều phương pháp giải hay, thú vị cho một bài toán, tăng khả năng
nhạy bén với công nghệ mới.
Theo nghiên cứu của Schuck (1995) về yếu tố chính ảnh hưởng đến việc học
của học sinh là giáo viên, nghiên cứu cho rằng người giáo viên phải có thái độ tích
cực đối với toán học và việc sử dụng nguồn tài nguyên công cụ, trong đó có MTCT
để làm cho toán học trở nên nhẹ nhàng và có ý nghĩa hơn đối với học sinh. [3]
Theo nghiên cứu của Dunham (1995), sử dụng MTCT thu được kết quả tích cực
hơn, cảm xúc và thái độ tốt hơn về toán học cho cả học sinh và giáo viên. [3]
Hay trong một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Ruth (2000) về việc sử dụng
MTCT trong giảng dạy và học tập toán học, đối tượng tham gia là học sinh ở độ tuổi
từ 5-14 tuổi. Khi cho HS sử dụng MTCT và thao tác chúng trong các lớp học của
riêng mình và đã rút ra kết luận là học sinh đã có thể phát triển một loạt các kĩ năng.
Kết quả nổi bật nhất là khả năng điều tra mẫu, nâng cao khả năng tư duy, phát triển
ý nghĩa các con số và kĩ năng dự đoán, xây dựng khái niệm số và giải quyết vấn đề

toán học thực tế trong cuộc sống. [3]

5


Mới đây nhất, trong “Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán” dự thảo ngày
19 tháng 1 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể, Bộ có đưa ra yêu cầu về
chương trình giáo dục phổ thông môn Toán là: “Thông qua chương trình môn Toán,
học sinh cần hình thành và phát triển các đức tính kiên trì, kỉ luật, trung thực, hứng
thú và niềm tin trong học Toán, đồng thời hình thành và phát triển được các năng lực
tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, học
sinh cần hình thành và phát triển được năng lực toán học, biểu hiện tập trung của năng
lực tính toán. Năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và
lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán
học; năng lực giáo tiếp toán học; năng lực lực sử dụng công cụ, phương tiện học
toán.” [2]. Trong đó, ta quan tâm đến năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học
toán. Ở mỗi cấp học, người ta đưa ra các yêu cầu về cấp độ biểu hiện năng lực khác
nhau: “Đối với cấp THPT là biết tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các
công cụ, phương tiện học toán; biết cách sử dụng máy tính cầm tay, phần mềm,
phương tiện công nghệ, nguồn tài nguyên trên mạng Internet để giải quyết vấn đề
toán học; biết đánh giá cách thức sử dụng các công cụ, phương tiện học toán trong
tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề toán học, biết đề xuất ý tưởng để thiết kế, tạo
dựng phương tiện học liệu mới phục vụ việc tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề
toán học.” [2]
Chính từ những yêu cầu đó mà ta có thể thấy việc sử dụng MTCT trong quá
trình giảng dạy và học tập ở nhà trường phổ thông là việc làm phù hợp với bối cảnh
của giáo dục Việt Nam hiện nay.
1.2.2. Thực trạng sử dụng máy tính cầm tay trong dạy và học toán hiện nay
Ngày nay, việc sử dụng MTCT hỗ trợ trong quá trình dạy và học Toán trở nên
rất phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Ở các nước có nền giáo dục

tiên tiến, họ còn đưa mục ứng dụng máy tính cầm tay để giải toán vào trong các tài
liệu giáo khoa.
Bắt kịp xu hướng đó, nội dung ứng dụng MTCT trong giải toán đã được đưa
vào chương trình sách giáo khoa nước ta. Đặc biệt, kể từ năm 2001, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã tổ chức các kì thi HS giỏi cấp khu vực về “Giải toán trên máy tính cầm
tay” cho HS phổ thông. Tuy nhiên, ban đầu chưa có nhiều HS tham gia hoặc có tham
6


gia nhưng kết quả đạt được chưa cao. Nguyên nhân ở đây là do kiến thức về sử dụng
máy tính bỏ túi đối với các em còn rất mới mẻ và cũng mới mẻ ngay cả với các thầy
cô giáo. Có thể hiểu được điều này vì gần như giáo viên không được đào tạo cơ bản
về nội dung này nên bước đầu còn gặp khá nhiều bỡ ngỡ, cũng như khó khăn trong
việc tiếp cận, tìm tòi và nghiên cứu tài liệu. Hơn thế nữa, nguồn tài liệu về việc ứng
dụng máy tính cầm tay trong việc giải toán để giáo viên tham khảo còn ít và chưa
thực sự có tính hệ thống. Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho
phép các thí sinh được sử dụng MTCT trong các kì thi cấp quốc gia. Đặc biệt, năm
học 2016- 2017, Bộ còn chính thức đưa môn Toán thành môn thi trắc nghiệm khách
quan. Vì vậy việc ứng dụng máy tính cầm tay trong dạy học môn Toán thường xuyên
là việc làm hết sức cần thiết bởi những lợi ích mà các em có được khi sử dụng giúp
việc giải bài tập nhanh hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Trong hệ thống sách giáo khoa hiện hành của nước ta, các nội dung liên quan
đến MTCT đã được đưa vào dưới các hình thức bài học, bài đọc thêm.
Việc sử dụng máy tính cầm tay trong dạy học ở trường phổ thông hiện nay có
nhiều mặt rất tích cực. Song, đi liền theo nó cũng là những mặt còn chưa tốt. Biểu
hiện cụ thể, về phía HS, có nhiều em hiện nay đã hơi lạm dụng MTCT, khiến cho khi
rời MTCT ra là những phép tính đơn giản cũng không tính được hoặc có những em
vì lạm dụng máy tính mà quên hết các công thức, các giá trị mà bắt buộc phải học
thuộc. Về phía GV, hầu hết các GV đã hiểu được những lợi ích mà MTCT đem lại
trong quá trình giảng dạy của mình; nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận các thầy

cô còn chưa hiểu được những lợi ích mà MTCT mang lại trong quá trình giảng dạy,
chưa thấy được tính bám sát chương trình, bám sát đề thi, họ có tư tưởng đồng nhất
MTCT với vai trò tính toán số học của nó. Từ quan điểm này dẫn đến xem nhẹ việc
dạy MTCT trong trường THPT thể hiện ở việc không chú trọng đến những tiết dạy
hướng dẫn sử dụng MTCT hay thậm chí là cắt bỏ những tiết này trong chương trình
giảng dạy.
Để thấy rõ hơn thực trạng sử dụng máy tính cầm tay trong học tập của học sinh,
tôi có đưa ra phiếu khảo sát với nội dung như Phụ lục 01. Sau khi khảo sát 55 HS lớp
12 trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc, tôi thu được kết quả như sau:
7


- Hầu hết các em đều được trang bị đầy đủ máy tính cầm tay chức năng cao như
Casio fx - 570ES PLUS, Casio fx – 570VN PLUS, Vinacal – 570ES PLUS II.
- Về mức độ sử dụng, tôi đưa ra bảng số liệu:
Không bao giờ

Sử dụng ít

Sử dụng nhiều

0%

16,4%

83,6%

Qua bảng trên có thể thấy các em sử dụng MTCT với mức độ nhiều, thường
xuyên và đặc biệt ở các em học theo phân ban khoa học tự nhiên.
- Những chức năng các em thường dùng khi sử dụng MTCT là tính toán cộng,

trừ, nhân, chia thông thường; giải phương trình, hệ phương trình; tìm các giá trị lượng
giác; tính giá trị các hàm số như hàm số lũy thừa, hàm số mũ, hàm số logarit đơn
giản; tính hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp. Còn với một số tính năng cao hơn như tính giới
hạn; tính đạo hàm, tích phân; tính toán liên quan đến vectơ, tính các số đặc trưng của
mẫu số liệu trong thống kê, … thì các em còn chưa sử dụng nhiều.
- Các em thường sử dụng máy tính cầm tay khi học các môn như Toán, Khoa
học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh), Địa lý.
- Cách sử dụng MTCT các em được học ở trường từ thầy cô, bạn bè, từ các
nguồn tài liệu ở sách tham khảo, Internet…
- Khi hỏi các em có thấy sử dụng máy tính cầm tay trong học tập là cần thiết
hay không thì các ý kiến đưa ra được thể hiện ở bảng dưới đây.
Không cần thiết

Bình thường

Cần thiết

Rất cần thiết

1,8%

5,5%

30,9%

61,8%

Qua việc điều tra trên, tôi nhận thấy, hiện nay các GV và HS đã quan tâm hơn
đến việc ứng dụng được MTCT vào quá trình dạy – học, đặc biệt đối với môn Toán.
1.2.3. Sơ lược các chức năng cơ bản của máy tính cầm tay

Chương trình môn Toán hiện nay được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức:
Số và đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất nên phần giới thiệu các
chức năng dưới đây cũng sẽ đi theo ba mạch kiến thức chủ đạo đó.

8


* Những quy ước mặc định [7]
Các phím màu trắng thì ấn trực tiếp
Các phím màu vàng thì ấn sau phím q
Các phím màu đỏ thì ấn sau phím Q

* Những phím chung cơ bản [7]
Chức năng

Phím

Mở máy

W

Tắt máy

qC

Nhập các số từ 1 đến 9

123456789

Ngăn cách phần nguyên và phần thập .

phân
Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia

+pOP

Mở ngoặc, đóng ngoặc

()

Di chuyển con trỏ đến vị trí dữ liệu

RE!$

Xóa kí tự vừa nhập

O

Xóa tất cả

C

1.2.3.1. Các chức năng có liên quan đến số và đại số
* Các MODE tính toán [7]
Nút lệnh

Chức năng MODE

Tên MODE

w1


COMP

w2

CMPLX

w5

EQN

Giải hệ phương trình và phương trình

wR1

INEQ

Giải bất phương trình cơ bản

w7

Tính toán thông thường
Tính toán với số phức

TABLE

Tính toán bảng giá trị của một hoặc hai
hàm số

q91==


Xóa các MODE đã cài đặt

9


* Các hàm tính toán [7]
Chức năng

Nút lệnh

Ví dụ

j

Tính giá trị sin, cos, tan Tính sin 900 . Quy trình bấm máy

k

của góc

l

Lưu ý: Nếu góc bài cho

j90x)=

có đơn vị rad thì trước
khi tính phải chuyển
máy về đơn vị rad bằng

cách ấn qw4
qj

Giá trị ngược của góc (   ? biết cos  0 (0    1800 )

qk

từ 00 đến 1800 ) tương Quy trình bấm máy

ql

ứng với sin, cos, tan của qk0x)=
nó.
Lưu ý: Nếu góc bài cho
có đơn vị rad thì trước
khi tính phải chuyển
máy về đơn vị rad bằng
cách ấn qw4

d

Bình phương

Nhập 232 . Quy trình bấm máy
23d

qd

Lập phương


Nhập 233 . Quy trình bấm máy
23qd

10


^



Nhập 239 . Quy trình bấm máy
23^9

s

Căn bậc hai

23 . Quy trình bấm máy

Nhập

s23

qs

Căn bậc ba

Nhập

3


23 . Quy trình bấm máy

qs23

q^

Căn bậc x

Nhập

5

23 . Quy trình bấm máy

q^5$23

qu

Nhập 23!. Quy trình ấn phím

Giai thừa x!

23qu

u

Nghịch đảo

Nhập 231 . Quy trình bấm máy

23u

11


qg

Nhập 108 . Quy trình bấm máy

Hàm 10 x

qg8

qh

Nhập e 23 . Quy trình bấm máy

Hàm e x

qh23

qc

Nhập 23 . Quy trình bấm máy

Giá trị tuyệt đối

qcz23

g


Logarit thập phân

Nhập log 23 . Quy trình bấm máy
g23)

h

Logarit tự nhiên

Nhập ln 23 . Quy trình bấm máy
h23)

i

Logarit với cơ số bất kỳ Nhập log 2 23 . Quy trình bấm máy
i2$23

12


y

Tích phân

Nhập



1


0

x  1. Quy trình bấm máy

yQn+1$0$1

qy

Đạo hàm

Nhập

d 2
( x ) . Quy trình bấm máy
dx
x 1

qyQnd$1

* Các ký tự biến số [7]
Bấm phím Q kết hợp với phím chứa các biến.
Biến

Biến

Biến

Biến


Biến

Biến

Biến

Biến

Biến

A

B

C

D

E

F

X

Y

M

Q


Q

Q

Q

Q

Q

Q

Q

Q

Z

x

C

J

k

L

)


n

m

- Để gán một số vào biến số A gõ:
SỐ CẦN GÁN

q J

z

- Để truy xuất số trong biến số A gõ:
Q z
Tương tự với các ô nhớ B, C, D, …, M
Ví dụ
- Để gán giá trị 25 vào ô nhớ A:

25qJz

13

[A]


- Để truy xuất số trong ô nhớ A:

Qz=
* Lệnh CALC để tính toán [6]
Phím r có tác dụng thay số vào một biểu thức.
Ví dụ: Để tính giá trị của biểu thức: f ( x)  x 2  x  2 tại x 


1
ta thực hiện
2

các bước
Quy trình bấm máy

Màn hình hiển thị

Bước 1: Nhập biểu thức

X2  X 2
Bước 2: Bấm r. Máy hỏi X?

Bước 3: Nhập

1
và nhận kết quả.
2

* Lệnh SOLVE [6]
Để gọi lệnh này ta bấm tổ hợp phím qr.
Lệnh SOLVE để dò nghiệm của phương trình. Lệnh này được sử dụng nhiều
trong giải phương trình, dò nghiệm.
Chú ý: Muốn dùng SOLVE, phải luôn bấm bằng biến số X.
Ví dụ: Để tìm nghiệm của phương trình x3  x 2  x  3 4 x  1  3 ta thực hiện
các bước sau:
Quy trình bấm máy


Màn hình hiển thị

Bước 1: Nhập vào máy tính

X 3  X 2  X  34 X  1  3

14


Bước 2: Bấm tổ hợp phím qr
Máy hỏi Solve for X có nghĩa là bạn
muốn bắt đầu dò nghiệm với giá trị của
X bắt đầu từ số nào? Khi đó, ta chỉ cần
nhập 1 giá trị bất kỳ, miễn sao giá trị đó
thỏa mãn Điều kiện xác định của
phương trình là được. Chẳng hạn ta
chọn 0.
Bước 3: Bấm phím=và nhận kết quả.

* Bảng giá trị TABLE [6]
- Chức năng: Đánh giá giá trị của hàm số tại nhiều điểm (cách đều nhau) bằng
một bảng giá trị .
- Quy trình bấm máy: Ấn w7 (TABLE)
f (X )  ?

Nhập hàm cần lập bảng giá trị trên đoạn [a;b]

Start? Nhập giá trị bắt đầu a.
End? Nhập giá trị kết thúc b.
Step? Nhập bước nhảy k: kmin 


ba
. Tùy vào giá trị của đoạn [a;b], thông
25

thường là 0,1; 0,5; 1.
Kéo dài bảng TABLE: qwR51 để bỏ đi g ( x) .
1.2.3.2. Các chức năng có liên quan đến hình học và đo lường [7]
Nút lệnh

Chức năng

w8

Tính toán với vectơ

w81

Chọn Vct A để gán giá trị

w82

Chọn Vct B để gán giá trị

w83

Chọn Vct C để gán giá trị

q53


Gọi vectơ A để tính toán

q54

Gọi vectơ B để tính toán
15


q55

Gọi vectơ C để tính toán

q57

Nhân vô hướng hai vectơ

1.2.3.3. Các chức năng có liên quan đến thông kê và xác suất [7]
Nút lệnh

Chức năng

w3

Tính toán thống kê

qu

Tính hoán vị

Ví dụ


Nhập 23! . Quy trình bấm máy
23qu

q[

Tính chỉnh hợp

Nhập A103 . Quy trình bấm máy
10q[3

qP

Tính tổ hợp

Nhập C103 . Quy trình bấm máy
10qP3

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng MTCT trong dạy
và học Toán ở THPT, chúng tôi rút ra kết luận:
Trên thế giới, việc ứng dụng MTCT trong dạy - học đã phổ biến từ lâu. Ở Việt
Nam, trong những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và sự thay
đổi về phương pháp dạy học, việc ứng dụng MTCT trong dạy – học cũng dần trở nên
phổ biến.
Cũng ở chương 1 này, khóa luận đã nêu ra được một số lợi ích của việc ứng
dụng MTCT trong dạy – học Toán, thực trạng sử dụng máy tính cầm tay trong quá
trình giảng dạy, học tập ở các nhà trường phổ thông ở nước ta hiện nay và sơ lược
các chức năng cơ bản của MTCT CASIO fx-570VN plus.
16



CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MÁY TÍNH CẦM TAY GIẢI NHANH BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM GIẢI TÍCH 12
2.1. Nội dung dạy học chương trình Giải tích lớp 12
Chương I: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số
Bài 1: Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số
Bài 2: Cực trị của hàm số
Bài 3: Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số
Bài 4: Đường tiệm cận
Bài 5: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số
Chương II: Hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit
Bài 1: Lũy thừa
Bài 2: Hàm số lũy thừa
Bài 3: Logarit
Bài 4: Hàm số mũ, hàm số logarit
Bài 5: Phương trình mũ và phương trình logarit
Bài 6: Bất phương trình mũ và logarit
Chương III: Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng
Bài 1: Nguyên hàm
Bài 2: Tích phân
Bài 3: Ứng dụng của tích phân
Chương IV: Số phức
Bài 1: Số phức
Bài 2: Cộng, trừ và nhân số phức
Bài 3: Phép chia số phức
Bài 4: Phương trình bậc hai với hệ số thực
2.2. Ứng dụng máy tính cầm tay giải các bài tập trắc nghiệm khách quan Giải
tích 12


17


2.2.1. Bài tập về hàm số
2.2.1.1. Tính đơn điệu của hàm số
* Nội dung lý thuyết
Giả sử hàm số f ( x) có đạo hàm trên khoảng K .
- Nếu f ' ( x)  0 với mọi x  K thì hàm số f đồng biến trên khoảng K .
- Nếu f ' ( x)  0 với mọi x  K thì hàm số f nghịch biến trên khoảng K .
Chú ý
Giả sử hàm số y  f ( x) có đạo hàm trên K . Nếu f ' ( x)  0 ( f ' ( x)  0) x  K và

f ' ( x)  0 chỉ tại một số hữu hạn điểm thì hàm số đồng biến (nghịch biến) trên K .
* Phương pháp sử dụng máy tính
Dạng 1: Xét tính đơn điệu của hàm số trên một khoảng.
Sử dụng chức năng lập bảng giá trị TABLE. Quan sát bảng kết quả nhận được ta xét
tính đơn điệu của hàm số trên khoảng cần xét.
- Bước 1: Bấm w7
- Bước 2: Nhập hàm f ( x)  ? là hàm cần xét.
- Bước 3: Bấm = và nhập Start =? End =? và Step =?
Nhận xét giá trị của hàm số với x thuộc khoảng đang cần xét và đưa ra kết luận.
Dạng 2: Tìm m để hàm số đồng biến, nghịch biến trên một khoảng.
- Bước 1: Chọn chức năng tính đạo hàm qy
- Bước 2: Nhập biểu thức bài cho với 2 ẩn X , Y với Y là thay cho ẩn m
- Bước 3: Bấm r và thử với các đáp án.
+ Nếu f ' ( x)  0 với x  K thì hàm số f đồng biến trên khoảng K .
+ Nếu f ' ( x)  0 với x  K thì hàm số f nghịch biến trên khoảng K .
Chú ý: Sử dụng X cố định trong tất cả các phép thử, lựa chọn giá trị Y phù hợp với
các phương án bài ra.
* Ví dụ minh họa


18


×