Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Hoạt động ngân hàng ngầm kinh nghiệm quản lý tại một số nước và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.39 KB, 79 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH NGỌC TÂN

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG NGẦM:
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TẠI MỘT SỐ NƢỚC
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
1


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH NGỌC TÂN

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG NGẦM:
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TẠI MỘT SỐ NƢỚC
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành:.Tài chính ngân hàng
Mã số:8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN THỊ XUÂN ANH

HÀ NỘI, năm 2018



2


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: KHUNG LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGÂN
HÀNG NGẦM ........................................................................................................ 12
1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động ngân hàng ngầm ................................... 12
1.2. Quản lý hoạt động ngân hàng ngầm ............................................................. 20
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động ngân hàng ngầm ................. 24
CHƢƠNG 2: KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
NGẦM TẠI MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI .................................................. 25
2.1. Hoạt động quản lý ngân hàng ngầm tại Singapore ...................................... 25
2.2. Hoạt động quản lý ngân hàng ngầm tại Trung Quốc ................................... 35
2.3. Hoạt động quản lý ngân hàng ngầm tại Malaysia ........................................ 43
2.4. Hoạt động quản lý ngân hàng ngầm tại Ấn Độ. ........................................... 51
CHƢƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGÂN
HÀNG NGẦM TẠI VIỆT NAM ............................................................................ 58
3.1. Nhận diện hoạt động ngân hàng ngầm tại Việt Nam .................................... 58
3.2. Quy mô hoạt động ngân hàng ngầm tại Việt Nam ....................................... 66
3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.............................................................. 67
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 77

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ cái

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt


Tên đầy đủ bằng tiếng Anh

REPO

Hợp đồng mua lại

Repurchase agreement

SPV

Công ty có mục đích đặc biệt

Special Purpose Vehicle

FSB

Vụ giám sát ổn định tài chính

Financial Stability Board

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

CTCK

Công ty chứng khoán

ABCP


Giấy tờ có giá có tài sản bảo Asset-backed

viết tắt

commercial

lãnh

paper

CDO

Nghĩa vụ nợ thế chấp

Collateralized debt obligation

ABS

Chứng khoán đƣợc đảm bảo Structured asset-backed
bằng tài sản

TBR

security

Các khoản vay vốn dựa trên uy Trust

beneficiary


rights

tín của ngƣời vay

products

WMP

Sản phẩm quản lý tài sản

Wealth management products

NBFI

Trung gian tài chính phi ngân None

NBFC

bank

hàng

intermediation

Công ty tài chính phi ngân hàng

None
company

4


banking

financial

financial


RBI

Ngân hàng trung ƣơng Ấn Độ

CBI

Văn phòng điều tra trung ƣơng India
Ấn Độ

FIU-IND

Reserve bank of India
central

bureau

of

investigation

Cơ quan tình báo tài chính Ấn Financial intelligence unit
Độ


CIS

Quỹ đầu tƣ tín thác

Collective investment scheme

MAS

Ủy ban tiền tệ Singapore

Moneytary

authority

of

authority

of

Singapore
MASA

Đạo luật Tiền tệ Singapore

Moneytary
Singapore Act

MMFs


Quỹ thị trƣờng tiền tệ

Money market funds

NAV

Giá trị tài sản ròng

Net asset value

OFIs

Các thể chế tài chính khác

Other financial institution

OIFs

Các quỹ đầu tƣ khác

Other investment funds

P2P

cho vay ngang hàng

Peer to peer

REITs


Quỹ tín thác đầu tƣ bất động sản Real estate investment trust

SFA

Luật Chứng khoán và hợp đồng Securitíe and futures act
Tƣơng lai

SFV

Tổ chức tài chính cấu trúc

5

Structred financial vehicle


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Quy mô hệ thống ngân hàng ngầm tại Mỹ và Eurozone năm 2015,
2016
Biểu đồ 1.2: Quy mô các hệ thống ngân hàng ngầm lớn nhất thế giới năm 2017
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu các OFIs tại Singapore năm 2017
Biểu đồ 2.2: Quy mô hệ thống ngân hàng ngầm Trung Quốc năm 2014-2016
Biểu đồ 2.4: Khung giám sát hệ thống ngân hàng ngầm tại Malaysia
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu hệ thống NBFCs tại Ấn Độ năm 2014
Biểu đồ 3.1: Quy mô hoạt động ngân hàng ngầm trên GDP năm 2014
Biểu đồ 3.2: Quy mô hoạt động ngân hàng ngầm trên tổng dƣ nợ tín dụng toàn
hệ thống ngân hàng 2014

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.3: Tài sản của ngân hàng và NBFIs tại Malaysia giai đoạn 2000-2010

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề về hoạt động ngân hàng ngầm đang trở thành một nội dung thu
hút rất nhiều sự chú ý của thị trƣờng tài chính quốc tế, đặc biệt sau việc sụp đổ
dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009 và của ngân hàng
Lehman Brothers. Hoạt động ngân hàng ngầm là những giao dịch đƣợc phép,
mang tính chất ngân hàng do các định chế tài chính thực hiện nhƣng chƣa nằm
trong sự kiểm soát của Ngân hàng trung ƣơng. Các định chế này cung cấp dịch
vụ cho vay dƣới hình thức tín dụng phi truyền thống, xuất hiện trên thị trƣờng
phi tập trung (OTC) và không có quy chuẩn. Việc chuyển đổi kỳ hạn, tín dụng và
thanh khoản tại ngân hàng ngầm đƣợc thực hiện mà không có sự tiếp cận nguồn
thanh khoản của ngân hàng trung ƣơng hoặc các bảo đảm tín dụng công.
Theo báo cáo của Cơ quan giám sát ổn định tài chính FSB (2018), Mỹ là
nƣớc có hệ thống ngân hàng ngầm lớn nhất với tổng giá trị vào khoảng 14.200
tỷ USD. Tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), giá trị này vào
khoảng 10.100 tỷ USD. Trong khi đó, ở Trung Quốc, FSB (2018) ƣớc tính các
ngân hàng ngầm giá trị khoảng 7000 tỷ USD. Nếu tính trên quy mô tài chính
toàn cầu, hiện có hơn 45.200 tỷ USD tài sản trên thế giới đang đƣợc vận hành
bởi hệ thống ngân hàng ngầm. Hoạt động của hệ thống ngân hàng ngầm còn
đang có xu hƣớng mở rộng phạm vi và khối lƣợng hoạt động trong khi hệ thống
các ngân hàng chính thống đang phải áp dụng các quy tắc khắt khe hơn, đi kèm
lãi suất thấp, điều này khiến cho các nhà đầu tƣ chuyển đổi sang gửi tiền tại các
định chế có lãi suất cao hơn.
Với quy mô rất lớn trong hệ thống ngân hàng toàn thế giới, ngân hàng
ngầm đang là nguồn cung cấp vốn quan trọng với rất nhiều cá nhân, doanh


7


nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này có nguy cơ đe dọa đến sự ổn định tài chính
toàn cầu nếu nhƣ không đƣợc giám sát quản lý chặt chẽ. Tại Hội nghị thƣợng
đỉnh Seoul 2010, các nhà lãnh đạo các nƣớc G20 đã kêu gọi việc tập trung lớn
hơn nữa vào hoạt động ngân hàng ngầm. Xuất phát từ việc phụ thuộc vào nợ
ngắn hạn để thực hiện các dịch vụ tín dụng đƣợc thực hiện bởi các trung gian tín
dụng, hoạt động ngân hàng ngầm này có nguy cơ rủi ro rất cao. Tại Việt Nam,
hoạt động ngân hàng ngầm cũng đã xuất hiện và có nguy cơ phát triển tiềm tàng
dƣới các hình thức đa dạng. Tuy ảnh hƣởng và tác động của hoạt động ngân
hàng ngầm lên nền kinh tế nƣớc ta vẫn còn ở dạng tiềm năng nhƣng cũng cần có
sự cần thiết nhất định trong việc nhận diện các hoạt động này để có thể đánh giá,
đo lƣờng về hoạt động, và cần thiết có sự nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm
quản lý hoạt động ngân hàng ngầm tại các nền kinh tế trên thế giới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về hoạt động ngân hàng ngầm đƣợc công bố ở quốc tế bao
gồm các báo cáo của cơ quan giám sát ổn định tài chính FSB đã công bố liên tiếp
từ năm 2010 đến năm 2018, tài liệu “Green paper on shadow banking” của Ủy
ban Châu Âu năm 2012, tài liệu “Global financial stability report” của IMF năm
2014, tài liệu “What is shadow banking ?” của tác giả Laura E. Kodres năm
2013 , tài liệu “The rise and fall of shadow banking system” của tác giả Zoltan
Pozsar năm 2008 và tài liệu “Shadow banking” của nhóm tác giả Zoltal Pozscar,
Tobias Adrian, Adam Ashcraft, Hayley Boesky đã đƣa ra đƣợc các quan điểm
liên quan tới khái niệm hoạt động ngân hàng ngầm, nguyên nhân hình thành, các
đặc điểm, các tiêu chí nhận diện, nghiên cứu cụ thể về quy mô hoạt động ngân
hàng ngầm trên toàn cầu và có nêu một số điển hình của một số quốc gia, bên
cạnh đó các nghiên cứu nhƣ tài liệu “Shadow banking in Singapore” của tác giả


8


Christian Hoffman năm 2017 đã đƣa ra tổng quan chung về hoạt động ngân hàng
ngầm và đo lƣờng quy mô hệ thống ngân hàng ngầm cùng với các hoạt động
quản lý của Singapore với hoạt động ngân hàng ngầm. Tài liệu “Shadow banking
in China: a looming shadow” của cơ quan Caixabank Research năm 2017, tài
liệu “Shadow banking in China” của tác giả Pieter Bottelier năm 2015, tài liệu
“Mapping shadow banking in China: structure and dynamics” năm 2018 đã đƣa
ra tổng quan, quy mô của hệ thống ngân hàng ngầm tại Trung Quốc, đánh giá
các thách thức, rủi ro của hoạt động ngân hàng ngầm gây ra đối với Trung Quốc,
sau đó đƣa ra đƣợc các biện pháp quản lý của Trung Quốc với hoạt động ngân
hàng ngầm trong những năm trở lại đây. Tài liệu “Shadow banking crisis” của
tác giả Gurmeet Kaur năm 2018, tài liệu “Monitoring shadow banking and its
challenges: the Malaysian experience” của tác giả Muhamad Amar Mohd năm
2010 cũng đƣa ra tổng quan hoạt động ngầm tại Malaysia, đánh giá quy mô và
các hoạt động quản lý hoạt động ngân hàng ngầm với kinh nghiệm của Malaysia.
Tiếp theo, tài liệu “Re-designing regulatory framework for NBFCs” của cơ quan
RBI năm 2014, và tài liệu “Danger posed by shadow banking systems to the
global financial system – the Indian case” của Shri R.Gandhi năm 2014 nghiên
cứu trƣờng hợp hoạt động ngân hàng ngầm tại Ấn Độ với tình hình hoạt động
ngân hàng ngầm, đo lƣờng và đánh giá về quy mô hoạt động ngân hàng ngầm tại
đây, sau đó trình bày các hoạt động của quản lý hoạt động ngân hàng ngầm tại
Ấn Độ.
Nghiên cứu về hoạt động ngân hàng ngầm đƣợc công bố tại Việt Nam
hiện nay là đầu tiên và duy nhất, đó là tài liệu “Hoạt động ngân hàng ngầmnhững tác động đến an toàn hệ thống ngân hàng và giải pháp” của nhóm tác giả
TS Nguyễn Vân Hà và TS Trần Thị Xuân Anh vào năm 2016. Đây là công trình

9



nghiên cứu công phu, nghiên cứu rất đầy đủ, đã đƣa ra đƣợc tổng quan chung về
hoạt động ngân hàng ngầm tại Việt Nam cùng các các tiêu chí nhận diện, nhận
diện hoạt động ngân hàng ngầm tại Việt Nam, những tác động của hoạt động
ngầm tới thị trƣờng tài chính, thị trƣờng vốn cùng với đó đã đƣa ra đƣợc tổng
quan hoạt động ngân hàng ngầm và quản lý hoạt động ngân hàng ngầm tại một
số quốc gia.
Luận văn của tác giả tập trung vào nghiên cứu hoạt động ngân hàng ngầm
biểu hiện ở một số lĩnh vực tại Việt Nam, cùng với nghiên cứu hoạt động quản lý
ngân hàng ngầm tại các quốc gia khác đã đƣợc nghiên cứu và từ đó rút ra bài học
quản lý cho Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về hoạt động ngân hàng ngầm, về
đặc điểm, nhận diện hoạt động ngân hàng ngầm
- Nghiên cứu hoạt động ngân hàng ngầm và hoạt động quản lý hoạt động
ngân hàng ngầm tại một số nƣớc trên thế giới
- Đề xuất bài học đối với hoạt động quản lý hoạt động ngân hàng ngầm tại
Việt Nam
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động ngân hàng ngầm nói chung, một số hoạt động ngân hàng ngầm
tại Việt Nam và công tác quản lý hoạt động ngân hàng ngầm tại một số nƣớc:
Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp cận hệ thống và logic, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp
tổng hợp, phân tích, thống kê và tổng kết thực tiễn nhằm làm nổi bật các những
nội dung trọng tâm giữa nhóm đối tƣợng nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện

10



luận văn, tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu tin cậy chủ yếu từ các ấn phẩm
đã đƣợc đăng tải bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn “Hoạt động ngân hàng ngầm: kinh nghiệm quản lý tại một số
nƣớc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” nêu khái niệm và đặc điểm của
hoạt động ngân hàng ngầm. Sau đó đƣa ra thực trạng hoạt động ngân hàng ngầm
tại Việt Nam tại một số lĩnh vực, hoạt động ngân hàng ngầm tại một số quốc gia
nhƣ Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Ấn độ và cách thức quản lý hoạt động
ngân hàng ngầm ở các quốc gia này. Trên cơ sở đó, đƣa ra một số bài học kinh
nghiệm cho công tác quản lý hoạt động ngầm tại Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn có kết cấu 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Khung lý luận về hoạt động ngân hàng ngầm tại Việt Nam
Chƣơng 2: Kinh nghiệm quản lý hoạt động ngân hàng ngầm tại một số
nƣớc trên thế giới
Chƣơng 3: Bài học kinh nghiệm về quản lý hoạt động ngân hàng ngầm
cho Việt Nam

11


CHƢƠNG 1
KHUNG LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG NGẦM
1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động ngân hàng ngầm
1.1.1. Khái niệm hoạt động ngân hàng ngầm
Shadow banking đƣợc dịch một cách đơn giản theo Tiếng Anh đó là:
Ngân hàng ngầm, ngân hàng bóng, ngân hàng trong bóng tối, ngân hàng song
hành …

Theo Mr Paul McCulley, công ty PIMCO, vào năm 2007, phát biểu ở
Jackson Hole, Wyoming:“Ngân hàng ngầm chủ yếu ám chỉ đến những định chế
tài chính phi ngân hàng ở Mỹ có sử dụng sự dịch chuyển kỳ hạn (maturity
transformation), Trong khi các ngân hàng thương mại thì thực hiện việc chuyển
đổi kỳ hạn bằng việc sử dụng tiền gửi ngắn hạn để tài trợ các khoản vay dài hạn,
thì ngân hàng ngầm thì thực hiện điều đó tương tự, họ huy động ( chủ yếu là vay
) các quỹ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ và sử dụng để mua tài sản có kỳ hạn
dài hơn. Nhưng do không phải tuân thủ quy định theo sự quản lý như đối với
ngân hàng truyền thống, họ không thể vay trong trường hợp khẩn cấp từ FED.”
[10, tr.1]
Theo FSB (2013): “Ngân hàng ngầm bao gồm các tổ chức nằm ngoài hệ
thống ngân hàng chính thống có thực hiện các chức năng ngân hàng chính yếu
(core banking functions), thực hiện chức năng trung gian tài chính (nhận tiền
gửi, và thực hiện cho vay).” [4, tr.5]
Thông qua việc nghiên cứu các quan điểm trên có thể đi đến khái quát về
hoạt động ngân hàng ngầm đó là: Hoạt động ngân hàng ngầm là hình thức tín
dụng phi truyền thống đƣợc thực hiện bởi các định chế tài chính, thực hiện hoạt

12


động huy động vốn và cho vay tƣơng tự nhƣ ngân hàng truyền thống nhƣng
không chịu sự kiểm soát của ngân hàng trung ƣơng.
Nghiên cứu về lịch sử hình thành hệ thống ngân hàng ngầm đã bắt đầu
đƣợc hình thành từ những năm 70 thế kỷ trƣớc dƣới dạng các quỹ mở, thực hiện
huy động vốn từ công chúng với lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng và đầu tƣ
vào chứng khoán nợ có độ an toàn cao gồm tín phiếu chính phủ Mỹ và thƣơng
phiếu của các công ty lớn. Sự ra đời của các công cụ phái sinh dƣới dạng chứng
khoán có bảo đảm là các khoản vay của các ngân hàng thƣơng mại và trái phiếu
có thời hạn còn lại dài vào giai đoạn 1987 – 1988, đánh dấu một bƣớc tiến lớn

của hệ thống ngân hàng ngầm. Hoạt động chứng khoán hóa các khoản vay và các
công cụ nợ dài hạn tại các thị trƣờng tài chính phát triển đƣợc đẩy mạnh, tạo
thanh khoản cho các danh mục và các khoản vay dài hạn của ngân hàng mà
trƣớc đây thanh khoản rất thấp mà từ đó tạo nguồn vốn mới cho hệ thống tài
chính. [17, tr.1]
Trƣớc khủng hoảng cho vay dƣới chuẩn năm 2008 tại Mỹ, hệ thống tài
chính của Mỹ đã đƣợc chia làm hai nhánh: là các ngân hàng thƣơng mại truyền
thống và các ngân hàng đầu tƣ. Nhánh thứ 2 là các ngân hàng đầu tƣ còn mở
rộng hoạt động sang khu vực cho vay thƣơng mại thông qua việc chứng khoán
hóa các khoản vay truyền thống để từ đó tạo vốn cho các chu kỳ tín dụng mới,
hình thành nên loại hình hệ thống ngân hàng ngầm hay là những định chế tài
chính hoạt động song hành với hệ thống ngân hàng chính thống, nhƣng ở ngoài
khuôn khổ giám sát của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Tổng công ty Bảo
hiểm tiền gửi (FDIC).
Sự phát triển của những dịch vụ của hệ thống ngân hàng ngầm diễn ra khá
nhanh và mạnh bởi lý do các ngân hàng chính thống đang bị kiểm soát và siết

13


chặt bởi sự thua lỗ trong khủng hoảng tài chính và những quy định từ cơ quan
quản lý, cùng với yêu cầu về vốn tối thiểu nâng lên và những khoản phạt rất lớn.
Trong bối cảnh khó khăn sau cuộc khủng hoảng, các ngân hàng truyền thống
buộc phải cắt giảm hoạt động cho vay, dừng một số mảng hoạt động khác không
cần thiết. Và từ đó ngân hàng ngầm xuất hiện để lấp đầy những khoảng trống
này.
Khảo sát về quy mô hệ thống ngân hàng ngầm, báo cáo của cơ quan giám
sát ổn định tài chính FSB (2018) , thì kết thúc năm 2016, cuộc điều tra đƣợc tiến
hành ở 29 nƣớc/lãnh thổ và chủ yếu là các nƣớc thuộc nhóm G20. Số liệu thống
kê cho thấy tỉ lệ hoạt động ngầm trên GDP đã tăng từ 62% vào năm 2011 lên

73% vào năm 2016; quy mô hệ thống ngân hàng ngầm ở Mỹ vẫn là lớn nhất,
chiếm đến 31% (trên tổng số 29 nƣớc/ lãnh thổ đƣợc điều tra).

Nguồn: Báo cáo của FSB năm 2017 và 2018
Biểu đồ 1.1: Quy mô hệ thống ngân hàng ngầm tại Mỹ và Eurozone
năm 2015, 2016 ( tỷ USD )
Quy mô hệ thống ngân hàng ngầm ở các khu vực đƣợc khảo sát đạt mức
45.200 tỷ USD vào năm 2016 tại 29 nƣớc và vùng lãnh thổ, tăng trung bình
7,6%. [5, tr.3]

14


Quy mô các hệ thống ngân hàng ngầm lớn nhất
16000
14000
12000
10000
8000
6000
4000
2000
0
Quy mô hệ thống ngân hàng ngầm
Mỹ

Eurozone

Trung Quốc


Quần đảo Cayman

Nhật Bản

Nguồn: Báo cáo của FSB năm 2018
Biểu đồ 1.2: Quy mô các hệ thống ngân hàng ngầm lớn nhất thế giới
năm 2017 (tỷ USD)
Là nền kinh tế lớn nhất thế giới song Mỹ cũng là nƣớc có hệ thống ngân
hàng ngầm lớn nhất toàn cầu với tổng giá trị vào khoảng 14.100 tỷ USD. 8
nƣớc/lãnh thổ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đứng thứ hai với
10.100 tỷ USD; tiếp theo là Trung Quốc với 7.000 tỷ USD; Quần đảo Cayman
với 4.700 tỷ USD; Nhật Bản với 2.800 tỷ USD. [5, tr.50]
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động ngân hàng ngầm
Nhƣ nghiên cứu ở phần đầu tiên, hoạt động ngân hàng ngầm về cơ bản
cũng thực hiện hoạt động huy động vốn và cho vay tƣơng tự nhƣ nghiệp vụ ngân

15


hàng truyền thống song không chịu sự kiểm soát của ngân hàng trung ƣơng và
cũng do đó không nhận đƣợc sự cứu trợ của ngân hàng trung ƣơng nhƣ một cứu
cánh cho vay cuối cùng trong trƣờng hợp mất khả năng thanh khoản.
Đặc điểm cơ bản của hoạt động ngân hàng ngầm đó là thực hiện các
nghiệp vụ huy động, tín dụng nằm ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng trung
ƣơng cũng nhƣ chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, ngân hàng ngầm cũng có những
vai trò cung ứng vốn tƣơng tự nhƣ ngân hàng thƣơng mại truyền thống do đó nó
vẫn đang tồn tại song hành cùng hệ thống ngân hàng truyền thống tại rất nhiều
quốc gia. Theo Cục dữ trữ liên bang Mỹ (2010) [16, tr.2], hoạt động ngân hàng
ngầm trƣớc tiên là có những đặc điểm của ngân hàng truyền thống nhƣ:
- Dịch chuyển kỳ hạn (maturity transformation): lấy nguồn tiền ngắn hạn

đi đầu tƣ vào các tài sản dài hạn.
- Dịch chuyển thanh khoản (liquidity transformation): đây là khái niệm
tƣơng tự nhƣ dịch chuyển kỳ hạn, nhƣng chi tiết hơn là sử dụng các khoản nợ
giống nhƣ tiền mặt (thanh khoản cao) để mua các tài sản rất khó bán đi (thanh
khoản thấp hơn) nhƣ các khoản tín dụng.
- Đòn bẩy (leverage): vay mƣợn thêm tiền để mua tài sản nhằm khuếch đại
lợi nhuận đầu tƣ tiềm năng.
- Chuyển rủi ro tín dụng (credit risk transfer): chuyển rủi ro ngƣời đi vay
bị vỡ nợ từ ngƣời cho vay ban đầu sang ngƣời khác.
Tuy nhiên, do sự đặc thù của mình mà ngân hàng ngầm có các đặc điểm
riêng nhƣ sau:
- Có độ minh bạch rất thấp về các loại tài sản sở hữu và giá trị tài sản.
Các tổ chức có hoạt động ngân hàng ngầm do ít chịu sự quản lý của cơ
quan quản lý và thực hiện chế độ báo cáo nhƣ các ngân hàng truyền thống nên

16


khi xem xét đánh giá về các loại tài sản sở hữu cũng nhƣ giá trị tài sản tại các tổ
chức này có độ minh bạch rất thấp.
- Ít bị ràng buộc bởi các quy định pháp lý so với ngân hàng truyền thống.
Đối với các ngân hàng truyền thống, trong quá trình hoạt động của mình,
mọi thứ đều đã đƣợc ràng buộc với các quy định pháp lý. Còn đối với tổ chức có
hoạt động ngân hàng ngầm có thể đã có một số quy định nhƣng về cơ bản là
chƣa có các quy định pháp lý tập trung, cụ thể nhƣ là những bộ luật quy định về
hoạt động ngân hàng ngầm.
- Không hề có đủ nguồn vốn để hấp thụ các khoản lỗ và không đủ tiền mặt
để hoàn trả.
Đối với các ngân hàng truyền thống, với nguồn vốn đƣợc huy động từ tiền
gửi nên rất dồi dào và bền vững, trong khi đó với tổ chức có hoạt động ngân

hàng ngầm do quy định không đƣợc huy động tiền gửi, tổ chức này tiến hành
huy động hoặc vay từ các quỹ ngắn hạn để đầu tƣ tài sản dài hạn hơn, nên trong
trƣờng hợp kinh doanh lỗ, họ không có đủ nguồn vốn để hấp thụ các khoản lỗ
này và cũng không đủ tiền mặt để hoàn trả.
- Không tiếp cận đƣợc các kênh hỗ trợ thanh khoản chính thức.
Thông thƣờng đối với các ngân hàng chính thống, việc tiếp cận kênh hỗ
trợ thanh khoản chính thức là hết sức đơn giản, và đã đƣợc luật quy định. còn đối
với tổ chức có hoạt động ngân hàng ngầm nằm ngoài khung quản lý của cơ quan
nhà nƣớc nên họ không tiếp cận đƣợc với các kênh hỗ trợ thanh khoản chính
thức nhƣ các khoản vay ngân hàng trung ƣơng.
1.1.3. Tiêu chí nhận diện hoạt động ngân hàng ngầm
Dƣới góc độ quản lý, việc nhận diện hoạt động ngân hàng ngầm là hết sức
quan trọng và cần thiết, tác động rất lớn tới công tác quản lý tại các quốc gia,

17


nhƣng việc nhận diện vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn. Dựa trên quan điểm
FSB (2013) về ngân hàng ngầm: “Là hệ thống trung gian tín dụng bao gồm các
tổ chức cùng các hoạt động nằm ngoài hệ thống ngân hàng thông thƣờng”, đồng
thời cơ quan giám sát ổn định tài chính FSB đã đƣa ra bộ tiêu chí nhận diện hoạt
động ngân hàng ngầm nhằm giúp các nƣớc xác định rõ các trung gian tài chính
tham gia vào hoạt động ngân hàng ngầm. Nhóm tiêu chí này cũng đƣợc áp dụng
ở nhiều quốc gia. Cụ thể [1, tr.46]:
(1)

Hoạt động mang bản chất tín dụng

Các tổ chức này cần thực hiện một số hoạt động mang bản chất tín dụng
của các ngân hàng truyền thống nhƣ huy động vốn, cho vay. Tuy nhiên tổ chức

đó có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần các nghiệp vụ nhƣ cung cấp các sản
phẩm tiền gửi hay cung cấp các khoản cho vay, hoặc có thể thực hiện kinh doanh
các sản phẩm tƣơng tự hoặc cung cấp các dịch vụ tín dụng.
(2)

Nguồn vốn huy động phi truyền thống

Với các ngân hàng truyền thống thì sử dụng nguồn vốn chủ yếu là từ huy
động tiền gửi dân cƣ, trong khi với các tổ chức ngân hàng ngầm gây dựng nguồn
vốn bằng cách tự tài trợ thông qua phát hành một số loại giấy tờ có giá ngắn hạn
nhƣ thƣơng phiếu, repo, kinh doanh các sản phẩm chứng khoán hóa… mà không
đƣợc huy động tiền gửi dân cƣ do chỉ tổ chức đƣợc cấp phép là ngân hàng thì
mới đƣợc huy động vốn qua các sản phẩm tiền gửi.
(3)

Không đƣợc nhận đảm bảo thanh khoản chính thức từ nguồn tài trợ

công
Thông thƣờng, với các ngân hàng thƣơng mại thì có các khoản bảo đảm
của nhà nƣớc đó là: Một là, bảo hiểm tiền gửi bảo đảm cho ngƣời gửi tiền và
phòng tránh hiện tƣợng hoảng loạn và rút tiền cùng lúc ồ ạt khỏi các ngân hàng.

18


Hai là, các dịch vụ cho vay và hỗ trợ thanh khoản từ ngân hàng trung ƣơng với
vai trò ngƣời cho vay cứu cánh cuối cùng. Do việc ít chịu sự quản lý từ ngân
hàng trung ƣơng, dẫn tới các tổ chức ngân hàng ngầm không đƣợc tiếp cận các
khoản đảm bảo này.
(4)


Ít bị điều tiết bởi ngân hàng trung ƣơng

Các ngân hàng thƣơng mại chịu sự giám sát và quản lý chặt chẽ từ ngân
hàng trung ƣơng và các tổ chức Chính phủ khác, chịu sự điều chỉnh của nhiều
văn bản luật, các quy định pháp lý ngặt nghèo, thì trong khi đó các tổ chức ngân
hàng ngầm lại ít bị quản lý hơn rất nhiều. Ví dụ nhƣ có thể đã có một số quy
định điều chỉnh hoạt động của một số đối tƣợng ngân hàng ngầm nhất định,
nhƣng vẫn chƣa có nguyên một bộ các quy định hay bộ luật nào đối với các tổ
chức này một cách hệ thống.
Với bộ tiêu chí do FSB xây dựng nhƣ trên, các tổ chức có đƣợc đầy đủ các
tiêu chí thì đƣợc coi là tổ chức hoạt động ngân hàng ngầm.
Với các tiêu chí theo FSB (2013) đƣa ra, Ủy ban Châu âu (European
commission) đã đƣa ra các tổ chức tham gia hệ thống ngân hàng ngầm bao gồm
nhƣ sau:
- Các tổ chức tài chính chuyên biệt (SPVs) thực hiện các hoạt động hoán
đổi kỳ hạn/thanh khoản bằng thao tác chứng khoán hóa.
- Các quỹ quản lý tiền hoặc các quỹ đầu tƣ cung cấp các dịch vụ có đặc
trƣng tƣơng tự tiền gửi.
- Các quỹ đầu tƣ cung cấp dịch vụ tín dụng, cho vay.
- Các công ty tài chính, tổ chức chứng khoán cung cấp dịch vụ tín dụng
hoặc bảo lãnh tín dụng hoặc thực hiện các thao thác hoán đổi kỳ hạn/thanh

19


khoản mà không bị quản lý giống nhƣ đối với ngân hàng thƣơng mại thông
thƣờng.
- Các tổ chức bảo hiểm, tái bảo hiểm phát hành các sản phẩm tín dụng
hoặc bảo lãnh tín dụng.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp tƣ nhân cũng tham gia vào hệ thống ngân
hàng ngầm (hiện tƣợng xảy ra khá phổ biến tại Trung Quốc). [3, tr 1]
1.2. Quản lý hoạt động ngân hàng ngầm
1.2.1. Khái niệm
Quản lý hoạt động ngân hàng ngầm là hoạt động của cơ quan quản lý
trung ƣơng tác động hƣớng đến tất cả các chủ thể ngân hàng ngầm, các ngân
hàng chính thống có hoạt động ngân hàng ngầm, các định chế tài chính khác
bằng hoạt động xây dựng khung quản lý, nhận diện, đo lƣờng hoạt động ngân
hàng ngầm và quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng ngầm, nhằm đạt đến mục
tiêu gia tăng mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của hoạt động ngân hàng ngầm
và đƣa vào khuôn khổ quản lý hoạt động này.
Mục tiêu quản lý hoạt động ngân hàng ngầm: đối với cơ quan quản lý là
gia tăng mặt tích cực và hạn chế tiêu cực của hoạt động ngân hàng ngầm và đƣa
vào khuôn khổ quản lý hoạt động này; đối với hệ thống ngân hàng là đảm bảo an
toàn hệ thống ngân hàng thƣơng mại trong điều kiện ngành ngân hàng thế giới
đang phát triển nhanh; đối với các ngân hàng ngầm là hạn chế những tác động
rủi ro đến hệ thống tài chính, ngân hàng, nền kinh tế; đối với nền kinh tế là đảm
bảo nền kinh tế vận hành ổn định bên cạnh sự tác động của những hoạt động bất
ổn mới của thị trƣờng.
1.2.2. Vai trò quản lý hoạt động ngân hàng ngầm

20


- Quản lý hoạt động ngân hàng ngầm nhằm tạo ra sự thống nhất trong hệ
thống giữa cơ quan quản lý trung ƣơng và tổ chức thực hiện hoạt động ngân
hàng ngầm.
- Định hƣớng hoạt động ngân hàng ngầm. Cơ quan quản lý trung ƣơng xây
dựng những quy định quản lý chung và hƣớng các hoạt động ngân hàng ngầm
đến việc thực hiện quy định đó.

- Xây dựng quy định, phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý,
hƣớng dẫn và kiểm tra các tổ chức có hoạt động ngân hàng ngầm để thực hiện
các quy định nhằm đạt mục tiêu quản lý chung.
- Đảm bảo sự ổn định và thích ứng cao của hệ thống tài chính và nền kinh
tế trong môi trƣờng luôn biến động, với sự xuất hiện nhiều hình thức hoạt động
tài chính mới với rủi ro cao nhƣ hoạt động ngân hàng ngầm.
- Củng cố vai trò, thẩm quyền của cơ quan quản lý trong công tác quản lý
hoạt động ngân hàng ngầm.
1.2.3. Nội dung quản lý hoạt động ngân hàng ngầm
Nghiên cứu các nội dung quản lý hoạt động ngân hàng ngầm, thì hoạt
động quản lý ngân hàng ngầm hiện nay tập trung vào 3 nội dung chính nhƣ sau:
1.2.3.1. Nhận diện hoạt động ngân hàng ngầm
Hoạt động nhận diện hoạt động ngân hàng ngầm là việc xác định các đặc
điểm, đặc trƣng của hoạt động ngân hàng ngầm, từ các căn cứ đó xác định xem
các hoạt động nào của các định chế tài chính chính thức và phi chính thức, ngay
cả hoạt động bất hợp pháp, xem hoạt động nào là hoạt động ngân hàng ngầm.
Việc nghiên cứu nhận diện hoạt động ngân hàng ngầm có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong công tác xác định đối tƣợng, từ đó thực hiện giám sát, quản lý sao
cho hiệu quả.

21


1.2.3.2. Đo lƣờng hoạt động ngân hàng ngầm
Việc đo lƣờng đƣợc thực hiện theo các quan điểm liên quan tới hệ thống
ngân hàng ngầm. Quan điểm theo phạm vi hẹp, quy mô hoạt động ngân hàng
ngầm đƣợc đo lƣờng dựa trên quy mô tài sản tài chính của các trung gian tín
dụng phi ngân hàng. Quan điểm theo pham phạm vi rộng, quy mô hoạt động
ngân hàng ngầm đƣợc đo lƣờng dựa trên tổng tài sản tài chính đƣợc nắm giữ bởi
các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính, không phải là ngân hàng, công ty bảo

hiểm, quỹ hƣu trí và các tổ chức tài chính khác. Cụ thể, các tổ chức tài chính
khác OFIs bao gồm: quỹ đầu tƣ thị trƣờng tiền tệ, công ty tài chính có mục đích
đặc biệt SPV, quỹ đầu cơ, các quỹ đầu tƣ khác, các nhà kinh doanh môi giới, quỹ
đầu tƣ và tín thác bất động sản, công ty vốn tƣ nhân. Hoạt động ngân hàng ngầm
của các tổ chức này có thể đƣợc thể hiện thông qua một số khoản mục từ bảng
cân đối kế toán của các tổ chức đó. Dựa vào các khoản mục đó, tùy theo mức độ
rộng và hẹp của nghiên cứu, nhà nghiên cứu có thể tính toán quy mô hoạt động
ngân hàng ngầm ở một quốc gia, khu vực hoặc quy mô lớn hơn dựa trên các chỉ
tiêu nhƣ: tổng các khoản mục trên bảng cân đối kế toán; tất cả giá trị tài sản
ngoại bảng, giá trị tất cả các khoản tín dụng của một tổ chức tín dụng của một tổ
chức ngân hàng ngầm; hoặc giá trị các chứng khoán hóa từ tổ chức ngân hàng
ngầm.[1, tr.48]
Tuy nhiên đây việc đo lƣờng có nhiều điểm khác biệt giữa các quốc gia,
nhà nghiên cứu do có nhiều quan điểm về hệ thống ngân hàng ngầm. Việc xác
định rõ quan điểm của từng quốc gia về hoạt động ngân hàng ngầm là việc đầu
tiên mang tính căn bản cho việc tiến hành đo lƣờng hoạt động ngân hàng ngầm
tại quốc gia đó. Việc đo lƣờng đƣợc thực hiện thông qua nghiên cứu, tổng hợp
các báo cáo của các tổ chức, định chế tài chính có hoạt động ngân hàng ngầm tại

22


quốc gia, do vậy việc tiếp theo cần lƣu ý của hoạt động đo lƣờng đó là kiểm soát
vấn đề dữ liệu thu thập. Dữ liệu về hoạt động ngân hàng ngầm thông thƣờng rất
hạn chế do ít chịu sự quản lý của cơ quan quản lý, cơ chế báo cáo nên số liệu thu
thập mới dừng ở con số ƣớc lƣợng.
1.2.3.3. Quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng ngầm
Quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng ngầm gồm hoạt động quản lý và
hoạt động giám sát.
Hoạt động quản lý là việc thiết lập các quy định của pháp luật về thẩm

quyền, tiêu chí, cách thức quản lý, và xây dựng khung hoạt động, cơ chế thông
tin để thực hiện giám sát hoạt động ngân hàng ngầm một cách hợp pháp, phù
hợp, kịp thời. Đồng thời xây dựng các quy định liên quan đến các tiêu chuẩn
đảm bảo an toàn cho các tổ chức có hoạt động ngân hàng ngầm nhằm hạn chế
hoạt động này. Đối với khu vực ngân hàng ngầm bất hợp pháp cũng cần xây
dựng, hoàn thiện các quy định quản lý chặt chẽ hơn với hình phạt, chế tài đủ răn
đe. Đây là nội dung cần huy động nguồn lực rất lớn cho công tác xây dựng, triển
khai chính sách. Với từng quốc gia, căn cứ vào kết quả hoạt động nhận diện,
hoạt động đo lƣờng ngân hàng ngầm để đƣa ra các đánh giá cụ thể về tình hình
hoạt động ngân hàng ngầm, từ đó xây dựng chính sách quản lý, giám sát phù
hợp.
Hoạt động giám sát đƣợc thực hiện thông qua cơ chế báo cáo thông tin
hoạt động từ các tổ chức có hoạt động ngân hàng ngầm với cơ quan quản lý hoặc
thông qua hoạt động trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý khác nhau về
đối tƣợng là tổ chức có hoạt động ngân hàng ngầm.

23


1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động ngân hàng ngầm
- Xu hƣớng hiện nay quy định pháp lý ngân hàng trên thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng đang đi theo hƣớng thận trọng, chặt chẽ hơn với những
rủi ro hệ thống, và hoạt động ngân hàng ngầm là một trong số đó. Ví dụ nhƣ Mỹ
với đạo luật Dodd Frank năm 2010, quy định áp dụng chuẩn mực Basel III với
nhiều quốc gia đến hết năm 2019, quy định áp dụng chuẩn Basel II đến năm
2018 với 10 ngân hàng tại Việt Nam.
- Thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nƣớc cần đƣợc đảm bảo đủ mạnh
để thực hiện quản lý hoạt động quản lý ngân hàng ngầm hiệu quả. Cơ chế trao
đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý và cơ chế báo cáo thông tin của tổ chức
có hoạt động ngân hàng ngầm theo cấp độ cần đƣợc quy định rõ ràng để nâng

cao hiệu quả giám sát hoạt động ngân hàng ngầm.
- Công nghệ thông tin đang phát triển tốc độ cao và hành vi của khách
hàng cũng thay đổi rất nhanh. Khách hàng có xu hƣớng thông minh, sử dụng
công nghệ nhiều hơn, và khó tính hơn trong việc lựa chọn các dịch vụ tài chính
với mục tiêu gia tăng lợi nhuận. Điều này cũng đặt ra yêu cầu đối với các ngân
hàng chính thống phải thay đổi nhanh chóng hơn để có thể đáp ứng nhu cầu ngày
một cao của khách hàng thế hệ mới. Nếu không thì đây sẽ là môi trƣờng cho sự
phát triển của hoạt động ngân hàng ngầm với sự linh hoạt của mình.
- Sự phát triển của thị trƣờng tài chính với sự gia tăng của các sản phẩm
dịch vụ tài chính, và sự gia tăng tham gia mới của các tổ chức tài chính. Đi cùng
với đó là sự xuất hiện của rất nhiều sản phẩm có cấu trúc tinh vi nhƣ bitcoin,
hoạt động chứng khoán hóa… ảnh hƣởng tới hoạt động nhận diện cũng nhƣ đo
lƣờng hoạt động ngân hàng ngầm.

24


CHƢƠNG 2
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG NGẦM
TẠI MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Hoạt động quản lý ngân hàng ngầm tại Singapore
Singapore là một nƣớc nhỏ trong Đông Nam Á cùng khu vực với Việt
Nam, nhƣng với thể chế ƣu việt và sự năng động đặc biệt, Singapore đƣợc coi là
một trong những trung tâm tài chính hàng đầu Châu Á bên cạnh Hồng Kông, có
thể đƣợc so sánh với các trung tâm hàng đầu thế giới nhƣ Thụy Sĩ, Hà Lan. Với
mức độ phát triển và đa dạng của thị trƣờng tài chính của mình, hoạt động ngân
hàng ngầm cũng đã xuất hiện ở Singapore, nhƣng Singapore đã có những biện
pháp quản lý sớm và mạnh tay với hoạt động này. Do vậy, Singapore đƣợc lựa
chọn để nghiên cứu về hoạt động quản lý ngân hàng ngầm.
2.1.1. Nhận diện hoạt động ngân hàng ngầm tại Singapore

Để hiểu rõ hơn về vấn đề ngân hàng ngầm ở Singapore, cần phải bắt đầu
với vai trò của các ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng truyền thống là
những định chế tài chính chủ chốt và hàng đầu trong hệ thống tài chính ở
Singapore. Vai trò nổi bật của họ là do hai yếu tố.
Thứ nhất, các ngân hàng truyền thống tại Singapore là những định chế
tài chính tổ chức, hoạt động chặt chẽ nhất và tuân thủ các tiêu chuẩn Basel III
(2010) mới nhất . Các yêu cầu về quy định nghiêm ngặt đặt ra đối với các ngân
hàng truyền thống dẫn đến lợi ích lớn mà một giấy phép hoạt động kinh doanh
ngân hàng so với các giấy phép tài chính khác. Sau khi đƣợc cấp phép hoạt động
kinh doanh ngân hàng, tổ chức này đƣợc phép tham gia vào các dịch vụ tài chính
đầy đủ bao gồm các hoạt động điển hình về nhận tiền gửi, cho vay và các dịch

25


×