TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA LÂM NGHIỆP
BÀI GIẢNG
LÂM NGHIỆP XÃ HỘI
Người soạn: Lê Thị Phương Thảo
Bộ môn: Lâm nghiệp xã hội
Năm 2017
1
17
2
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÂM NGHIỆP XÃ HỘI..........................4
BÀI 1: BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA LÂM NGHIỆP XÃ HỘI..........................................4
BÀI 2. KHÁI NIỆM VỀ LÂM NGHIỆP XÃ HỘI......................................................12
CHƯƠNG II: SINH THÁI NHÂN VĂN TRONG LNXH.........................21
BÀI 3: HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN...........................................................................21
BÀI 4: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG LNXH...................................................33
BÀI 5: KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN39
BÀI 6: GIỚI TRONG LÂM NGHIỆP XÃ HỘI...........................................................47
CHƯƠNG III: TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG LNXH.............60
BÀI 7: SỰ THAM GIA TRONG LNXH......................................................................60
3
1.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
giải nghĩa
ĐCĐC
Định canh định cư
AEA
Agro-Ecological Analysis: Phân tích sinh thái nông nghiệp
BV&PTR
Bảo vệ và phát triển rừng
BVR
Bảo vệ rừng
CIPP
Context – Input – Process – Product: Bối cảnh – đầu vào – tiến trình
- sản phẩm
D &D
Design & Diagnotic: Chẩn đoán và thiết kế
DM
Deush Mark: đồng tiền Đức
FAO
Food Agriculture Organization: Tổ chức Nông Lương Thế giới
FLCD
Forestry Local Community Development: Phát triển lâm nghiệp
cộng đồng địa phương
FSR
Farming System Research: Nghiên cứu hệ thống canh tác
GĐKR
Giao đất khoán rừng
GAD
Gender & Development: Giới và phát triển
GRET
Groupe de Recherches et d’ Echanges Technologies: Nhóm nghiên
cứu và trao đổi công nghệ (Pháp)
GTZ
Gesellschaft fur Technische Zurammentracbeit: Cơ quan phát triển
kĩ thuật Đức
HTSDĐ
Hệ thống sử dụng đất
HTX
Hợp tác xã
ICRAF
International Center for Research in Agroforestry: Trung tâm quốc tế
nghiên cứu nông lâm kết hợp
IIRR
International Institute for Rural Recontruction: Viện quốc tế về tái
thiết nông thôn
IPM
Integrated Plant Manegement: Phòng trừ dịch bệnh tổng hợp
IUCN
Itroduction Union for Conservation of Nature: Hiệp hội thế giới về
bảo tồn thiên nhiên
K/S/A
Knowledge/ Skill/Attitude: Kiến thức/ Kỹ năng/ Thái độ
LHQ
Liên hiệp quốc
LNCĐ
Lâm nghiệp cộng đồng
LNTT
Lâm nghiệp truyền thống
LNXH
Lâm nghiệp xã hội
LNXHĐC
Lâm nghiệp xã hội đại cương
4
NGO
Non Goverment Organization: Tổ chức phi chính phủ
NLKH
Nông lâm kết hợp
NN & PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PAM
Programme Alimentaire Mondiale: Chương trình lương thực thế giới
PARC
Protected Area Resource Conservation: Bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên trong các khu bảo bảo vệ (Vườn quốc gia, khu đặc dụng)
PCD
Participatory Cirriculum Development: Phát triển chương trình có
sự tham gia
PTBV
Phát triển bền vững
PTD
Participatory Technology Development: Phát triển kĩ thuật có sự
tham gia
RRA
Rural Rapid Appraisal: Đánh gia nhanh nông thôn
PRA
Participatory Rural Appraisal: Đanh giá nông thôn có sự tham gia
PTBV
Phát triển bền vững
SFSP
Social Forestry Support Programme: Chương trình hỗ trợ lâm
nghiệp xã hội
SIDA
Swedish International Development Agency: Cơ quan phát triển
quốc tế Thụy Điển
SWOT
Strenghth – Weak – Opportunity – Threaten: Điểm mạnh – điểm yếu
– cơ hội – Thách thức
WWF
Word Wide Fund for Nature: Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
UNEP
United Nation Environment & Development: Ủy hội thế giới về môi
trường và phát triển
5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÂM NGHIỆP XÃ HỘI
BÀI 1: BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA LÂM NGHIỆP XÃ HỘI (1 TIẾT)
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, sinh viên sẽ có khả năng:
Giải thích và phân tích được những điểm chính của:
-
Tình hình phát triển LNXH trên thế giới
-
Bối cảnh ra đời của LNXH ở Việt Nam
Có cách nhìn tổng quát về quá trình phát triển LNXH của nước ta.
1. Tình hình phát triển LNXH trên thế giới
1.1. Đặc điểm chủ yếu của Lâm nghiệp truyền thống liên quan đến phát triển
LNXH
Ngay từ buổi bình minh của lịch sử, con người đã lấy từ rừng các thức ăn chất
đốt, vật liệu phục vụ cuộc sống, rừng được coi là cái nôi sinh ra và là môi trường sống
của con người. Đến thế kỷ 17, hệ thống quản lý rừng được ra đời tại Châu Âu, đánh dấu
một xu hướng mới trong việc khai thác và tái tạo tài nguyên rừng. Khai thác, lợi dụng và
tái tạo tài nguyên rừng ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã
hội luôn đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý rừng thích hợp. Hai quá trình này phát
triển ngày càng cao và dần dần hình thành ngành lâm nghiệp. Ngành lâm nghiệp ra đời
ngày càng có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Trong một thời gian dài phát triển lâm nghiệp dựa vào lợi dụng vốn tự nhiên sẵn
có của rừng đã hình thành quan điểm truyền thống cho rằng chức năng chủ yếu của lâm
nghiệp được xem là quản lý rừng để sản xuất gỗ. Đây chính là con đường dẫn đến hình
thành loại hình lâm nghiệp hiện đại mà đặc trưng của nó là độc canh, sản xuất tập trung,
đầu tư cao, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến. Loại hình lâm nghiệp này được hình thành và
phát triển mạnh ở Châu Âu dần dần hình thành ở nhiều nước nhiệt đới trong những thập
kỷ gần đây và được xem như là lâm nghiệp truyền thống.
Lâm nghiệp truyền thống chủ yếu dựa trên nền tảng của kỹ thuật lâm sinh với
mục tiêu chính là tạo ra và khai thác các sản phẩm gỗ. Do đó lâm nghiệp được phân tách
tương đối rõ ràng với nông nghiệp hoặc với ngành nghề khác. Phương thức quản lý rừng
truyền thống chỉ phù hợp với những nơi không có tranh chấp đất đai, có nhiều cơ hội
việc làm và thu nhập khác cho các cộng đồng dân cư. Phương thức quản lý này khó phù
hợp với những nơi đông dân cư và hoàn cảnh xã hội như ở các nước đang phát triển
nhiệt đới hiện nay. Phương thức quản lý rừng trên chỉ có thể thực hiện trong một môi
trường thống nhất về luật pháp và thể chế nhà nước, ít bị chi phối bởi các yếu tố cộng
đồng, phong tục tập quán và luật lệ địa phương.
Theo Rao (1990) lâm nghiệp truyền thống có nguồn gốc từ Châu Âu được áp
dụng ở các nước đang phát triển đã đi theo chiều hướng sau:
-
Thiết lập quyền hợp pháp của các chủ thể Nhà nước và tư nhân trong quản lý
và sử dụng tài nguyên rừng. Dẫn đến nhà nước quản lý rừng với quyền bất khả
6
kháng đã trở thành một nỗi ám ảnh lâu dài đối với người dân sống gần rừng và
phụ thuộc vào rừng.
-
Bòn rút tài nguyên rừng cạn kiệt mặc dù vẫn nêu khẩu hiệu duy trì ổn định
năng suất rừng, dẫn đến giảm sút nguồn tài nguyên rừng
-
Thực hiện quản lý rừng bằng các chiến lược, chương trình do các cơ quan nhà
nước vạch ra mà không cần có sự tham gia của nhân dân.
-
Sử dụng sức dân như là làm công ăn lương, phủ nhận vai trò bảo vệ rừng và
quyền hưởng lợi rừng của họ.
Lâm nghiệp truyền thống có một lịch sử lâu dài, có những mặt mạnh, mặt yếu và
được coi là tiền đề, khởi nguyên cho phát triển LNXH, là sự tiếp tục của chiến lược lâm
nghiệp ở các nước nhiệt đới đang phát triển.
1.2.
Xu thế phát triển và nguyên nhân ra đời của LNXH
Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của LNXH ở một số nước Châu Á có thể nhận
thấy một số thay đổi và chuyển dịch trong ngành lâm nghiệp như sau:
-
Xu thế phi tập trung hóa xuất hiện bằng quá trình phân cấp quản lý tài nguyên
rừng đã hình thành và bước đầu mang lại hiệu quả. Thông qua đó nhiều thành
phần kinh tế đã tham gia vào quản lý tài nguyên, vai trò của người dân và
cộng đồng địa phương được nâng cao.
-
Xu thế chuyển từ khai thác, lợi dụng gỗ sang sử dụng tổng hợp, đa sản phẩm
theo phương thức sử dụng tổng hợp tài nguyên rừng.
-
Xu thế phát triển từ đơn ngành lâm nghiệp sang phát triển đa ngành theo
hướng phát triển nông thôn tổng hợp.
-
Xu thế quốc tế hóa trong việc tổng hợp, liên kết các hoạt động lâm nghiệp.
Theo Donovan và Trần Đức Viên (1997) LNXH ra đời vào đầu những năm 1970,
do các nguyên nhân chủ yếu sau:
-
Chính phủ các nước bị thất bại trong việc kiểm soát các nguồn tài nguyên
rừng.
-
Sự kém hiệu quả của lâm nghiệp dựa trên nền tảng công nghiệp rừng và sản
phẩm gỗ thuần túy.
-
Xu thế phi tập trung hóa và dân chủ hóa trong việc quản lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
-
Các nhu cầu cơ bản của nông dân về lương thực và lâm sản không được đáp
ứng.
-
Có sự mâu thuẩn về lợi ích giữa nhà nước và cộng đồng cùng với người dân
địa phương đối với các sản phẩm của rừng.
Tại một số nước LNXH đã được hình thành và phát triển dựa trên các sáng kiến
của cộng đồng như các cộng đồng tự đề ra các quy chế để kiểm soát, sử dụng nguồn tài
nguyên rừng của họ; thành lập hệ thống tự quản và ra quyết định; xây dựng các cơ chế
đóng góp và chia sẻ lợi ích. Ở nhiều nước khác LNXH được hình thành khi chính phủ
các nước nhận thức được vai trò quan trọng của người dân trong tham gia vào các hoạt
động lâm nghiệp, tiếp theo là quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ gia đình được xác
7
nh. Cỏc d ỏn LNXH ch yu tp trung vo vic h tr v giỳp cỏc h gia ỡnh gii
quyt cỏc nhu cu thit yu v khuyn khớch phỏt trin nụng lõm nghip.
Sau nhng tht bi v kộm hiu qu ca cỏc chng trỡnh LNXH trong giai on
u, chớnh ph v cỏc t chc quc t h tr cỏc cng ng tham gia vo vic t qun lý
cỏc ngun ti nguyờn thiờn nhiờn. LNXH ra i v phỏt trin to ra s phỏt trin cú
hiu qu bng vic gii quyt cỏc vn hng dng ti nguyờn rng, hỡnh thc lõm
nghip cng qun gia chớnh ph v cng ng ó xut hin v phỏt trin.
1.3.
Cỏc giai on phỏt trin LNXH
Theo Wiersum (1994), quỏ trỡnh phỏt trin LNXH trờn th gii tri qua cỏc thi
k vi cỏc cỏch tip cn khỏc nhau rt c trng cho quỏ trỡnh chuyn t lõm nghip
truyn thng sang LNXH. Quỏ trỡnh phỏt trin LNXH Chõu c tin trin theo cỏc
mc ca cỏc giai on c khỏi quỏt trong bng 1.1.
Bng 1.1: Quỏ trỡnh phỏt trin LNXH
Nm
Trc 1950
Hỡnh
thc
1950 1970
1971 1990
Lõm nghip truyn thng
Rng v t
rng do cỏc nh
t bn nc
ngoi, ch n
in s hu v
qun lý
1991 n nay
Lõm nghip xó hi
Quc hu húa
rng, quyn s
hu, qun lý
t rng thuc
nh nc
c
trng
- Chớnh ph huy
ng nhõn dõn a
phng bo v, phỏt
trin rng
- Qun lý phi tp
trung húa, gia tng
quyn t qun cho
chớnh quyn a
- Mt phn rng v phng
t rng giao cho - LN h gia ỡnh v
cỏc h gia ỡnh qun LNC l ch o
lý
- Chớnh ph, nh ti
tr u t cho cỏc
DA phỏt trin LNC
- xu hng cng
qun gia Chớnh ph
v C tng lờn
Khai thỏc, v
Hot
vột TNR phc
ng
v cho mu
ch
quc v giai
yu
cp thng tr
Khai thỏc g,
tp trung cho
xut khu sang
nc phỏt trin
Khai thỏc li dng NLKH phỏt trin
tng hp theo hỡnh theo hng a ngnh
thc LNKH, sn
xut n ngnh sang
a ngnh
Giai đoạn: Trớc năm 1950
Đặc trng của giai đoạn này là lâm nghiệp thuộc địa và phong
kiến. Quyền sở hữu đất đai và rừng thuộc về các nhà t sản nớc
ngoài, các chủ đồn điền. Một phần đất đai thuộc về quyền tự quản
của các cộng đồng. Hoạt động chủ yếu của lâm nghiệp là khai thác
vơ vét tài nguyên rừng phục vụ cho ''Mẫu Quốc'' và giai cấp thống trị.
8
Giai đoạn: 1950 - 1970
Các nớc thực hiện quốc hữu hoá rừng và xác định quyền sở
hữu, quản lý đất rừng thuộc nhà nớc. Lâm nghiệp nhà nớc chiếm vị
trí chủ đạo. Hoạt động lâm nghiệp chủ yếu vẫn dựa vào khai thác gỗ
nhng tập trung nhiều cho xuất khẩu sang các nớc phát triển. ở giai
đoạn này, tài nguyên rừng ở hầu hết các nớc bị tàn phá nghiêm trọng,
tỷ lệ tàn che giảm sút nhanh chóng.
Giai đoạn: 1971 - 1990
Chính phủ huy động nhân dân địa phơng vào bảo vệ và phát
triển rừng. Một phần rừng và đất rừng đợc giao cho các hộ gia đình
quản lý. Các chơng trình LXNH ra đời với mục tiêu trợ giúp cho sự phát
triển và thoả mãn các nhu cầu về lâm sản của ngời dân. Các nớc
giảm dần lợng khai thác gỗ. Hoạt động lâm nghiệp đã hớng vào khai
thác, lợi dụng tổng hợp theo hình thức nông lâm kết hợp, phát triển
nhiều loại sản phẩm khác nhau, chuyển từ sản xuất đơn ngành sang
sản xuất đa ngành.
Giai đoạn: Từ 1991 đến nay
Các chính phủ tiếp tục phân cấp quản lý theo hớng phi tập
trung hoá, gia tăng quyền hạn tự quản cho chính quyền địa phơng. Một phần rừng và đất rừng đợc giao cho các cộng đồng địa
phơng theo hớng lâm nghiệp cộng đồng. Chính phủ các nớc và các
nhà tài trợ đầu t cho các dự án phát triển lâm nghiệp cộng đồng.
Xu hớng cộng quản giữa Chính phủ và các cộng đồng tăng lên.
Nông lâm kết hợp, phát triển tổng hợp theo hớng đa ngành đã trở
thành phơng thức hoạt động phổ biến của ngành lâm nghiệp.
1.4.
Bi cnh ra i ca LNXH Vit Nam
Thut ng LNXH bt u c s dng Vit Nam vo gia thp k 80. LNXH
dn dn c hỡnh thnh v phỏt trin cựng vi quỏ trỡnh ci cỏch kinh t ca t nc. S
chuyn hng t mt nn lõm nghip ly quc doanh lm chớnh sang mt nn lõm nghip
nhõn dõn cú nhiu thnh phn kinh t tham gia xut phỏt t cỏc bi cnh ch yu sau:
+ Thc trng i sng nụng thụn, c bit l nụng thụn min nỳi ang gp nhiu khú
khn, s ph thuc ca cỏc cng ng vo rng ngy cng tng ũi hi phi cú phng
thc qun lý rng thớch hp.
Ti thi im ú, Vit Nam cú khong 80% dõn s vựng nụng thụn, 27 triu
ngi trong ú hn 10 triu ngi l cỏc ng bo dõn tc thiu s sng cỏc vựng
trung du v min nỳi. Mc dự Chớnh ph ó cú Chng trỡnh quc gia hng ti xúa úi,
gim nghốo nhng t l h gia ỡnh úi nghốo chim vn cũn khỏ cao. T l ny cỏc
tnh vựng cao cũn trờn di 30%. a phn cỏc h gia ỡnh phi tp trung vo sn xut
lng thc, chn nuụi hay lm cỏc ngnh ngh ph khỏc.
S phỏt trin kinh t khụng ng u gia cỏc vựng l mt tr ngi ln. Cỏc vựng sõu
vựng xa sn xut kộm phỏt trin, lc hu, kinh t thp kộm cn nhiu u t h tr v
thi gian mi tin kp min xuụi. Mc dự nhiu ni trung du v min nỳi ó v ang
hỡnh thnh cỏc vựng chuyờn canh sn xut cõy nguyờn liu, cõy cụng nghip, cõy n qu,
rau xanh; ang xut hin hng vn trang tri nụng lõm nghip; song nhỡn chung sn xut
9
tự cung tự cấp vẫn còn nhiều, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, vẫn nặng về trồng trọt, sản
xuất hàng hóa chưa phát triển tại các vùng sâu vùng xa.
Sự phụ thuộc vào rừng của các cộng đồng miền núi về lương thực, thực phẩm được
sản xuất trên đất rừng, tiền mặt thu được từ bán lâm sản như gỗ, củi đốt,... ngày càng
tăng dẫn đến khai thác tài nguyên rừng quá mức, nhiều nơi rừng không còn có khả
năng tái sinh dẫn đến đồi trọc hóa. Những xung đột trong sử dụng tài nguyên rừng
ngày càng nhiều. Lâm nghiệp nhà nước không còn khả năng kiểm soát có hiệu quả việc
quản lý tài nguyên rừng. Trong bối cảnh như vậy cần phải có một phương thức quản lý
rừng thích hợp, làm sao vừa đáp ứng được lợi ích của người dân địa phương vừa bảo
vệ và phát triển tài nguyên rừng. Lâm nghiệp xã hội được hình thành, xã hội chấp nhận
và ngày càng phát triển.
+ Ảnh hưởng của những đổi mới trong chính sách kinh tế theo hướng phi tập trung hóa
-
xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp trong thập kỷ 60 đến đầu thập kủ 80
Sau khi cải cách ruộng đất, Đảng và Nhà nước đã phát động phong trào xây dựng
HTX nông nghiệp ở miền Bắc. Hình thức sản xuất HTX ở nông thôn miền Bắc đã phát
triển ở đỉnh cao vào giai đoạn từ 1960 đến 1975 khi miền Bắc là hậu phương vững chắc
cho tiền tuyến, tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Sau khi thống nhất đất nước, quan hệ sản xuất hợp tác xã bộc lộ những nhược
điểm như việc trả công theo công điểm, phân phối sản xuất lao động nông nghiệp ngày
càng thấp, thu nhập của nông dân ngày càng giảm đã khiến các hộ nông dân ngày càng ít
quan tâm tới làm ăn theo kiểu hợp tác xã. Đây là cơ sở ra đời chỉ thị 100.
-
Khoán 100 năm 1981 (chỉ thị 100)
-
Khoán 10 năm 1988 (Nghị quyết 10 của Bộ chính trị)
-
Luật đất đai
Luật đất đai lần đầu tiên được ban hành năm 1988, được sửa đổi bổ sung vào các
năm 1993, 1998, 2001, 2003 được coi là một trong những mốc quan trọng cho công cuộc
đổi mới quản lý nông nghiệp nhằm đảm bảo một hành lang pháp lý cho việc quản lý, sử
dụng tài nguyên đất đai một cách có hiệu quả và bền vững. Luật đất đai 1993 là cơ sở
pháp lý rất quan trọng cho các hộ nông dân tự chủ sử dụng đất đai với 5 quyền cơ bản
khi nhận đất.
Những ảnh hưởng tích cực của Luật đất đai được thấy rõ đối với các cộng đồng
miền núi, nơi đất đai và tài nguyên rừng đã và đang được giao cho các hộ gia đình và
cộng đồng quản lý và sử dụng lâu dài. Nông dân và cộng đồng được làm chủ thực sự
trên các diện tích đất được giao, họ yên tâm đầu tư vào sản xuất, được hưởng thành quả
lao động chính đáng và đóng góp nghĩa vụ với nhà nước.
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng, các văn bản dưới luật chủ yếu về lâm nghiệp
Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 được sửa đổi bổ sung năm 2004 là cơ sở
quan trọng cho phát triển LNXH tại các vùng nông thôn miền núi. Phân chia 3 loại rừng,
quyền giao đất lâm nghiệp, quyền hợp đồng khoán kinh doanh rừng của các hộ nông dân
và tổ chức cộng đồng có tư cách pháp nhân đã được luật pháp hóa. Nghị định 02/CP của
Chính phủ năm 1993, Nghị định 163/CP của Chính phủ năm 1998 và các văn bản quan
trọng khác đã tạo điều kiện cho nhân dân nhận đất, nhận rừng để góp phần phát triển
LNXH ở nước ta.
10
+ Những hạn chế trong quản lý tài nguyên rừng của lâm nghiệp quốc doanh cần
được thay thế bằng các hình thức quản lý phù hợp với thời kỳ mới.
Ngành lâm nghiệp hiện đang quản lý khoảng 19 triệu ha rừng và đất rừng. Cho đến
cuối thập kỷ 80, Nhà nước quản lý lâm nghiệp thông qua một hệ thống các liên hiệp xí
nghiệp lâm nghiệp, lâm trường quốc doanh. Hệ thống này đã từng có trên 700 lâm
trường quốc doanh với trên 10 vạn lao động là công nhân lâm nghiệp có nhiệm vụ tổ
chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống Kiểm lâm nhân dân có vai
trò quản lý và bảo vệ rừng. Mặc dù vậy những vụ vi phạm rừng ngày càng tăng thông
qua các hình thức khai thác lâm sản bất hợp pháp, đốt nương làm rẫy. Hệ thống quản lý
lâm nghiệp tỏ ra kém hiệu quả như: Lâm trường quốc doanh kinh doanh kém hiệu quả,
nhiều lâm trường thua lỗ, không có khả năng tái tạo rừng; lực lượng kiểm lâm không đủ
sức ngăn chặn các vụ vi phạm rừng. Cuối thập kỷ 80 nhiều quan điểm mới trong quản lý
và sử dụng tài nguyên rừng xuất hiện cùng với quá trình cải cách quản lý hợp tác xã
nông nghiệp. Đó là các chương trình giao đất, phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng
các trại rừng, các cộng đồng quản lý lâm nghiệp. LNXH được hình thành trong bối cảnh
này vừa theo tính tất yếu, vừa được sự hỗ trợ của xu thế mới.
+ Trào lưu một loại hình lâm nghiệp mới: lâm nghiệp cộng đồng xuất hiện trong khu
vực
Vào cuối thập kỷ 80, hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế về LNXH được tổ chức tại
khu vực có ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam trong quá trình bắt đầu “mở cửa”. Sự hội
nhập là một bối cảnh tốt cho phát triển LNXH ở Việt Nam. Các cuộc giao lưu học hỏi
kinh nghiệm với nước ngoài đã thúc đẩy cách nhìn mới về phát triển LNXH. Các chương
trình LNXH ở các nước Châu Á được coi là những ảnh hưởng tích cực đến phát triển
LNXH ở Việt Nam.
+ Các chương trình hỗ trợ phát triển lâm nghiệp của các tổ chức quốc tế và phi
chính phủ đóng góp tích cực vào phát triển LNXH ở Việt Nam.
Vào đầu thập kỷ 90 nhiều chương trình hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế,
chính phủ và phi chính phủ được thực hiện. Chương trình hợp tác Lâm nghiệp Việt Nam
– Thụy Điển, các dự án của các tổ chức quốc tế như: FAO, UNDP, GTZ và của các tổ
chức phi chính phủ đã áp dụng cách tiếp cận mới trong phát triển lâm nghiệp. Phải khẳng
định rằng, Chương trình hợp tác Lâm nghiệp Việt Nam – Thụy Điển có vai trò quan
trọng đầu tiên về phát triển khái niệm LNXH ở Việt Nam. Những khởi đầu cho cách tiếp
cận mới là các chương trình phát triển, và cho đến nay các chương trình này luôn là
những điểm đi đầu trong phát triển LNXH ở nước ta.
Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ Chương trình hỗ trợ LNXH trong giai đoạn 1994 –
2004 nhằm vào 3 mục tiêu quan trọng, đó là: phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động
LNXH; Tạo kiến thức cho việc đào tạo LNXH; Trao đổi thông tin về LNXH. Chương
trình này đã và đang giúp cho Việt Nam phát triển giáo dục và đào tạo LNXH một cách
toàn diện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
11
1. Bộ NN&PTNT (1998) Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 02/CP về giao đất
lâm nghiệp 1994 – 1998.
2. Bộ NN&PTNT (1998) Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Chương trình 327 và
triển khai Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.
3. Nghị định 01/CP (1995) Quy định về giao khoán đất và sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước ra ngày
04/01/1995.
4. Nghị định 64/CP (1993) Quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân
sử dụng ổn định và lâu dài vào mục đích nông nghiệp ra ngày 27/09/1993.
5. Đinh Đức Thuận (2002). Kinh nghiệm phát triển LNXH ở một số nước Châu Á và
vận dụng vào điều kiện Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế Năm 2002.
6. Trung tâm Đào tạo LNXH, (1998) Báo cáo về đánh giá các hoạt động dự án Đổi mới
chiến lược lâm nghiệp và các dự án hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp khác tại Tử Nê
huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình Trường Đại học Lâm nghiệp/Chương trình Hỗ trợ
LNXH II, 5/1998.
7. Chương trình Hỗ trợ LNXH, (2002) Bài giảng Lâm nghiệp xã hội đại cương
12
BÀI 2. KHÁI NIỆM VỀ LÂM NGHIỆP XÃ HỘI (2 TIẾT)
Mục tiêu:
- Nêu và phân tích được khái niệm LNXH
- Nêu và giải thích được những quan điểm hiện nay về LNXH
- Liệt kê được và giải thích được các hoạt động LNXH ở Việt Nam
- Phân tích được mối quan hệ, những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa LNXH và
LNTT
- Nêu và giải thích được vai trò của LNXH đối với phát triển nông thôn.
1. Khái niệm LNXH
Giữa thập niên 1970, những chuyển biến quan trọng trong tư tưởng về vai trò của
lâm nghiệp trong phát triển nông thôn đã diễn ra, một dấu hiện đầu tiên của tư tưởng mới
này là giới thiệu thuật ngữ LNXH tại Ấn Độ vào năm 1970. Trong báo cáo của Ủy ban
nông nghiệp quốc gia, người ta khuyến cáo nhân dân nông thôn sẽ được khuyến khích
tham gia bảo vệ và tái tạo tài nguyên rừng, sẽ được cung cấp lâm sản không mất tiền.
Năm 1978, Ngân hàng thế giới đã xuất bản công trình nghiên cứu về các chính
sách lâm nghiệp, báo hiệu chuyển hướng từ nền lâm nghiệp lâm sinh-công nghiệp rừng
sang bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu địa phương, ủng hộ lâm nghiệp vì nhân dân
địa phương và khuyến khích người dân nông thôn tham gia lâm nghiệp ở địa phương.
Cũng năm 1978, FAO bắt đầu chương trình mới “Lâm nghiệp vì sự phát triển
cộng đồng địa phương” và ấn hành bản tổng quan về vai trò của lâm nghiệp phục vụ phát
triển cộng đồng địa phương, trong đó thuật ngữ LNXH đã được nêu ra. LNXH hoặc
thông qua hoạt động của các nông hộ riêng rẽ hoặc thông qua những hoạt động liên quan
đến cộng đồng như một tổng thể (FAO, 1978). Hội nghị lâm nghiệp lần thứ VIII năm
1978 tổ chức tại Jakata thừa nhận xu hướng LNXH. LNXH được quảng bá rộng rãi và
nhanh chóng, mạnh mẽ vì ý nghĩa nhân dân của nó. Từ đó thuật ngữ LNXH được sử
dụng rộng rãi ở nhiều nước. Mặc dù vậy cho đến nay khái niệm LNXH vẫn được hiểu
theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội và ý
thức hệ của mỗi dân tộc, nên khái niệm LNXH được dịch ra theo nhiều cách khách nhau
ở mỗi quốc gia. Điều đó dẫn tới các ý kiến tranh luận để tìm ra sự tách bạch rạch ròi giữa
các nhóm thuật ngữ khác nhau, mà nguyên nhân chỉ là do cách định nghĩa không đồng
nhất (Donaran va Fox, 1997). Hơn nữa LNXH là một quá trình phát triển liên tục, vì vậy
sau hơn 20 năm tồn tại và phát triển, hiện nay vẫn đang còn có nhiều tên gọi và khái
niệm khác nhau về LNXH.
Theo FAO (1978), LNXH là hoạt động có liên quan chặt chẽ đến việc huy động
nhân dân địa phương vào nghề rừng.
Hay, LNXH là tập hợp các hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau. Các hoạt
động này do người dân sống ở cộng đồng địa phương thực hiện nhằm nâng cao đời
sống cho chính họ.
13
Wiersum (1994) nhận xét rằng, các quan niệm về LNXH có các ý nghĩa khác
nhau là do nguồn gốc của sự phát triển quan niệm này. Báo cáo của Ấn Độ nêu bật vai
trò của LNXH như là sự đóng góp để cải thiện quản lý rừng. Trong khi tường trình của
FAO chú ý hơn đến hoàn cảnh phát triển nông thôn của LNXH cũng như đóng góp của
nó để cải thiện sử dụng đất. Báo cáo của Ngân hàng thế giới lại nhấn mạnh đến sự cần
thiết phải quan tâm hơn nữa đến sự phát triển LNXH và từ sự phát triển này ảnh hưởng
đến cộng đồng tại chỗ.
Thật khó đưa ra một khái niệm đầy đủ và được mọi nơi chấp nhận, nhưng với
mục tiêu của LNXH là phát triển nông thôn và đặt nặng sự tham gia của người dân thì có
thể hiểu một cách tổng quát “LNXH là sự tham gia của cộng đồng nông thôn trong quản
lý tài nguyên rừng phục vụ cho phát triển nông thôn. Các hoạt động LNXH thích hợp với
mọi hình thức sở hữu đất đai, LNXH cũng loại trừ bất cứ hình thức lâm nghiệp nào mà
chỉ kinh doanh bằng hình thức thuê mướn và trả công”.
Từ khái niệm trên đây về LNXH, có thể nhận thấy rằng LNXH là các hoạt động
liên quan đến việc huy động mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội tham gia vào bảo vệ tài
nguyên rừng cụ thể như bảo đảm được sự vững bền của sản xuất lâm nghiệp, gia tăng
năng suất rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi chức năng của các lưu vực đồng thời
phải đem lại công bằng xã hội... Phát triển con người là vấn đề trung tâm của LNXH.
Muốn bảo vệ được tài nguyên rừng có hiệu quả lâu dài, trước hết phải bảo vệ con người.
Do vậy vấn đề quan tâm đầu tiên của LNXH là phải tìm ra các giải pháp nhằm thỏa mãn
nhu cầu đời sống hàng ngày của người dân từ nguồn tài nguyên rừng. Giải quyết bằng
được các nhu cầu này sẽ gắn lợi ích sống còn của nhân dân với tài nguyên rừng. Việc
gắn lợi ích của người dân với tài nguyên rừng sẽ là động lực kích thích người dân tham
gia vào bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Nâng cao đời sống của nhân dân là mục
tiêu của LNXH và người dân chính là chủ thể của mọi hoạt động trong LNXH. Thông
qua các hoạt động của LNXH không những chỉ bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên rừng mà còn bảo vệ được môi trường sinh thái, tạo ra công ăn việc
làm, nâng cao đời sống cho người nghèo, tạo ra công bằng xã hội, giảm bớt sự phân hóa
giữa người giàu và người nghèo.
2. Một số quan điể chính về lâm nghiệp xã hội
2.1.
LNXH được coi như là một phương thức tiếp cận có sự tham gia
Trong lâm nghiệp truyền thống việc quản lý tài nguyên rừng chủ yếu là do lực
lượng Nhà nước đảm nhận với mục tiêu là theo đuổi lợi ích kinh tế của Nhà nước. Với
mục tiêu đó việc lập kế hoạch là theo kiểu từ trên xuống, nghĩa là đưa ra một số chỉ tiêu
kế hoạch cần đạt được cho từng bộ phận, tiếp theo đó là bằng mọi cách để thực hiện
bằng được các chỉ tiêu đó. Với việc lập kế hoạch như vậy các hoạt động lâm nghiệp chủ
yếu chú trọng tới lợi ích kinh tế mà ít quan tâm tới môi trường và không hoặc rất ít chú ý
tới nhu cầu và mối quan tâm của người dân. Người dân địa phương lúc này chỉ là người
ngoài cuộc, họ hầu như không tham gia hoặc tham gia một cách thụ động vào từng công
đoạn của việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng với tư cách là người làm thuê. Tiêu điểm
chủ yếu của LNXH là tham gia của các chủ thể địa phương vào việc quản lý tài nguyên
rừng. Các chủ thể đó bao gồm: người dân địa phương (ở đây bao gồm các cá nhân, hộ
gia đình, cộng đồng và các tổ chức địa phương) và các tổ chức phát triển khác. Mục tiêu
của LNXH là quản lý tài nguyên rừng để gia tăng năng suất rừng, sản xuất bền vững, bảo
tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, đồng thời để nâng cao đời sống của người dân
địa phương và phát triển cộng đồng địa phương, đem lại công bằng xã hội. Sự tham gia
14
của người dân địa phương rõ ràng nhất là tính quyết định của họ thể hiện trong quá trình
lập kế hoạch và thực hiện các chiến lược LNXH, bao gồm:
-
Tiếp cận có tham gia trong quản lý tài nguyên rừng thể hiện qua những hoạt động
được làm bởi nhân dân địa phương hoặc từ cá nhân, nông hộ và các tổ chức địa
phương. Ở phương thức tiếp cận này vai trò của người dân địa phương được đưa
lên hàng đầu, người dân là chủ thể của tất cả các hoạt động. Vai trò của các nhà lâm
nghiệp chỉ là hỗ trợ thúc đẩy người dân để họ tự đưa ra quyết định của chính họ. Có
nghĩa là người dân địa phương tham gia một cách chủ động vào tất cả các hoạt
động liên quan đến phát triển lâm nghiệp từ xác định vấn đề, quyết định chiến lược,
quản lý thực hiện, giám sát, đánh giá. Thông qua đó vai trò của người dân ngày
càng được đề cao, nhu cầu cuộc sống hàng ngày của họ dần dần được đáp ứng,
người dân ngày càng thấy rõ lợi ích của rừng đối với cuộc sống hàng ngày của họ.
Do đó người dân sẽ tham gia tích cực vào quản lý bảo vệ và phát triển rừng, khi
rừng được bảo vệ và phát triển thì môi trường sinh thái sẽ được cải thiện, đời sống
của người dân sẽ ngày càng được cải thiện và nâng cao.
-
Tiếp cận có sự tham gia sẽ được sử dụng xuyên suốt cả các giai đoạn của một chương
trình hay dự án, bao gồm: nhận biết vấn đề, lựa chọn và quyết định chiến lược, lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá. Như trong chính sách giao đất khoán
rừng, các điều quy định mang ý nghĩa tiếp cận mới được thể hiện: việc nhận đất dựa
trên yêu cầu và tính tự nguyện của người dân, việc giao đất của các cơ quan chức năng
dựa trên cơ sở thông qua các cuộc họp với chính quyền và họp dân, trong quá trình
giao đất đều có sự tham gia của người dân… Trước khi nhận đất người dân đã chấp
nhận sử dụng đúng mục tiêu theo hợp đồng, sau khi nhận đất họ có quyền quyết định
toàn bộ những hoạt động sản xuất trên đất được giao.
-
Tiếp cận có tham gia được thể hiện qua những hoạt động của những nhà hoạt động
lâm nghiệp chuyên nghiệp hoặc các tổ chức phát triển nhằm hoặc khuyến khích
những hoạt động quản lý rừng được đặt dưới sự kiểm soát của nhân dân địa
phương, hoặc làm thích ứng những tác nghiệp quản lý ở các khu rừng của những
nhà lâm nhiệp chuyên nghiệp đem lại một cách dứt khoát trực tiếp cải thiện phúc
lợi của các cộng đồng nông thôn địa phương.
Như vậy, LNXH được xem như là chiến lược của các nhà lâm nghiệp chuyên
nghiệp, các tổ chức phát triển với mục đích khuyến khích sự tham gia tích cực của nhân
dân địa phương. Đa dạng hóa quản lý rừng như là phương tiện cải thiện điều kiện sống
của cộng đồng, cũng có thể được xem như hoạt động quản lý rừng do nhân dân thực hiện
như là một phần trong sinh kế của họ.
2.2.
LNXH được coi như một lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng
LNXH được coi như là một lĩnh vực quản ly tài nguyên có nghĩa là LNXH là một
lĩnh vực chuyên môn tách biệt nhằm mục đích giải quyết các vấn đề mà lâm nghiệp
truyền thống không thể tháo gỡ. Đó là, thứ nhất, nạn phá rừng ngày càng gia tăng ở tất
cả các nước đặc biệt là các nước đang phát triển; thứ hai, tài nguyên rừng bị suy thoái có
ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái trên toàn cầu (hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm nước
và không khí); thứ ba, đời sống của người dân sống ở miền núi và trung du không những
không được cải thiện mà ngày càng giảm sút; thứ tư, sự phân hóa giữa người giàu và
người ngèo ngày càng cao, tỷ lệ người nghèo sống ở vùng núi và trung du ngày càng
nhiều; thứ năm, không huy động được mọi lực lượng tham gia vào việc quản lý bảo vệ
rừng, đặc biệt là lực lượng lao động nông thôn miền núi.
15
Khi LNXH được coi như là một lĩnh vực quản lý tài nguyên có nghĩa là nó có
mục tiêu riêng, đối tượng tác động riêng, phương thức quản lý riêng và nó tồn tại một
cách độc lập tương đối trong không gian và thời gian. Theo quan điểm này thì LNXH
tồn tại song song với Lâm nghiệp thương mại, Lâm nghiệp bảo tồn, thậm chí song song
với Lâm nghiệp và Nông nghiệp.
Mục tiêu của LNXH là nâng cao đời sống của người dân địa phương, tăng cường
và phát triển năng lực cộng đồng dựa trên nguồn tài nguyên của địa phương, bằng cách
tạo điều kiện cho người dân địa phương, đặc biệt là người nghèo tham gia quản lý bảo vệ
và phát triển rừng, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của họ như chất đốt, lương thực,
thực phẩm, thức ăn gia súc, thuốc chưa bệnh, cảnh quan du lịch… Do vậy mọi hoạt động
liên quan đến LNXH đều quan tâm đến nhu cầu và nguyện vọng của người dân, gắn lợi
ích của người dân với tài nguyên rừng. Khi nhu cầu và nguyện vọng của người dân được
đáp ứng thì người dân sẽ tham gia chủ động và tích cực vào quản lý bảo vệ và phát triển
rừng, thông qua đó tài nguyên rừng sẽ được quản lý bảo vệ và phát triển bền vững lâu
dài. Đối tượng của LNXH là người dân và cộng đồng địa phương, do vậy LNXH không
những nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương mà còn nâng cao, phát triển
năng lực và vai trò của người dân.
2.3.
LNXH là phương thức quản lý tài nguyên rừng
Vì LNXH có mục tiêu và đối tượng khác với LNTT nên LNXH có phương thức
quản lý cũng khác với phương thức quản lý của LNTT. Ngoài ra LNXH còn kết hợp việc
quản lý của Nhà nước với các tổ chức, người dân và cộng đồng địa phương.
LNXH quản lý rừng dựa vào đặc trưng của những vùng sinh thái nhân văn khác
nhau, kết hợp giữa kiến thức hàn lâm và kiến thức của người dân địa phương (kiến thức
bản địa) và nền văn hóa của các dân tộc khác nhau.
Ví dụ: phát triển LNXH vùng núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên và Đồng bằng Nam
Bộ không thể giống nhau vì các vùng này có những đặc điểm sinh thái và nhân văn khác
nhau (các yếu tố tự nhiên và xã hội khác nhau, nền văn hóa khác nhau, tập quán sử dụng
tài nguyên khác nhau…)
Ngay trong một vùng sinh thái (hay tiểu vùng) đối với các đối tượng rừng khác nhau
có mục đích sử dụng khác nhau thì các mục tiêu của hoạt động LNXH cũng khác nhau:
- Đối với rừng đặc dụng: hoạt động chủ yếu là huy động người dân tham gia bảo vệ rừng
bằng cách nâng cao nhận thức, chú trọng nhiều hơn các hoạt động giáo dục và tuyên truyền.
- Đối với rừng sản xuất: các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh
và làm giàu rừng được quan tâm nhiều hơn. Các hoạt động này thường chú ý đến việc
chuyển giao kỹ thuật, phát triển cộng nghệ có sự tham gia… người dân đươc hưởng một
số quyền lợi trực tiếp từ rừng.
LNXH được coi như là một trong những phương thức tổng hợp quản lý tài
nguyên có nghĩa là LNXH là một phương pháp quản lý tài nguyên rừng mới và dần dần
thay thế cho phương thức quản lý tài nguyên cũ đó là LNTT. LNXH là một phương thức
quản lý tài nguyên với hình thức tiếp cận mới trong đó sự tham gia của người dân là yếu
tố cơ bản nhất đó là tiếp cận lấy người dân làm trung tâm.
Lâm nghiệp truyền thống trước đây theo đuổi mục đích kinh tế vì vậy sản phẩm
chính của lâm nghiệp là gỗ, các sản phẩm khác ít được quan tâm hoặc không được quan
tâm. Việc quản lý tài nguyên rừng chỉ do một lực lượng duy nhất quản lý đó là lâm
16
nghiệp nhà nước, kỹ thuật áp dụng chủ yếu là các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, các qui
chế trồng, chăm sóc và khai thác rừng làm sao thu được các sản phẩm gỗ nhiều nhất.
Khác với Lâm nghiệp truyền thống, mục tiêu LNXH là đáp ứng nhu cầu của
người dân và cộng đồng, do vậy sản phẩm của LNXH không phải chỉ là gỗ đơn thuần mà
LNXH còn trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm khác dựa trên tiềm năng, năng lực
và nhu cầu của người dân địa phương. Các sản phẩm đó bao gồm chất đốt, lương
thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, nước, cảnh quan du lịch. Vì LNXH đa dạng hóa sản
phẩm nên kỹ thuật áp dụng chủ yếu là nông lâm kết hợp với nhiều ngành tham gia.
Ngoài ra, LNXH còn quản lý nguồn tài nguyên rừng dựa trên từng vùng sinh thái, nhân
văn, duy trì, bảo tồn và phát triển các tập tục truyền thống và bản sắc của các dân tộc,
nên khi áp dụng tiến bộ khoa học vào các hoạt động người ta thường quan tâm đến
phong tục tập quán, kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm của người dân địa phương.
3.
Phân biệt lâm nghiệp xã hội và Lâm nghiệp truyền thống
Các công nghệ của LNTT hướng đến việc giải quyết những tương tác giữa rừng
và môi trường để đạt những mục tiêu kinh tế (sản xuất gỗ), có nhấn mạnh đến yêu cầu
sinh thái (bảo vệ môi trường).
Quan điểm của LNTT cho rằng chức năng chủ yếu của lâm nghiệp là sản xuất gỗ
tạo tác do phần giá trị nhất của rừng là gỗ thân có kích thước lớn. Đặc trưng của LNTT
là độc canh, sản xuất gỗ với quy cách nghiêm ngặt, quá trình sản xuất dài, đầu tư ban
đầu cao, thường do nhà nước hay công ty đầu tư với quy mô lớn, đơn vị kinh doanh do
các nhà lâm nghiệp chuyên nghiệp điều hành với cách quản lý tập trung và theo quy định
của luật pháp, hoạt động trên diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng rộng lớn.
Trong LNTT việc qui định những chỉ tiêu khai thác gỗ hàng hóa và có lúc tăng
lâm sản lấy từ rừng ra mà không cần quan tâm đến quyền lợi của các cộng đồng nông
thôn sống trong rừng và gần rừng. LNTT tiến hành quản lý rừng bằng các chiến lược,
chương trình của nhà nước vạch ra mà không có phần đóng góp của dân. LNTT sử dụng
dân như là người làm công ăn lương.
LNXH lại quan tâm đến mối quan hệ giữa người và rừng và cây gỗ, do vậy những
hoạt động của nó đều có những liên hệ với những mục tiêu xã hội, quản lý rừng sao cho
có lợi trực tiếp đến các cộng đồng nông thôn.
Nhiều nhà khoa học trong đó có Wiersum (1994) đã đưa ra những đặc trưng phân
biệt LNXH và LNTT. Người ta không thể không nhấn mạnh đến một đặc trưng cơ bản
nhất là sự tham gia của người dân trong cá hoạt động LNXH. Thật không thể tưởng
tượng được, thực hiện LNXH mà lại thiếu sự tham gia của người dân địa phương trong
những quyết định đầy đủ về quản lý tài nguyên rừng và cây gỗ.
Trong LNXH, sự chuyển quyền quản lý rừng và cây gỗ cho cộng đồng nông thôn
địa phươnng là một biểu hiện của phân quyền, huy động mọi nguồn lực của xã hội tham
gia vào việc quản lý sử dụng tài nguyên rừng trên cơ sở luật pháp và chính sách đồng
thời thông qua đó nhằm cải thiện các nhu cầu sống của người dân đặc biệt là người
nghèo ở nông thôn. Đây cũng là một cách thức làm giảm những tác động tiêu cực của
con người đến tài nguyên rừng.
Có thể phân biệt sự khác nhau LNXH và LNTT dưới góc độ về phương thức quản
lý và hình thức tiếp cận theo bảng 2.1.
Bảng 2.1: sự khác nhau giữa LNXH và LNTT
17
Nội dung
LNTT
LNXH
Mục tiêu
Đáp ứng nhu cầu của người dân Đáp ứng mục tiêu kinh tế, sinh
và cộng đồng
thái và môi trường
Cơ chế quản lý
Quản lý phi tập trung lấy LN hộ Quản lý tập trung lấy LN nhà
gia đình và cộng đồng là chủ đạo nước làm chủ đạo
Sản phẩm
Đa dạng các loại hình sản phẩm Chủ yếu dựa trên sản phẩm gỗ
gỗ và ngoài gỗ
Quy mô sản
xuất
Sản xuất với quy mô nhỏ
Kỹ thuật áp
dụng
-
Nông – lâm kết hợp
-
Đa ngành
Sản xuất với quy mô lớn
-
Trồng, khai thác rừng
thuần túy
-
Vai trò của cán
bộ Lâm nghiệp
Vai trò của
người dân và
cộng đồng
Đơn ngành
Hỗ trợ, thúc đẩy
Chỉ đạo, hướng dẫn
Là người cùng ra quyết định
Là người thực hiện
Cần nhấn mạnh rằng LNTT chưa quan tâm đến trồng rừng, chưa quan tâm đến
sinh thái và môi trường.
4. Vai trò của LNXH trong phát triển nông thôn
Mục tiêu của phát triển nông nghiệp là luôn tăng trưởng sản phẩm nông nghiệp,
còn mục đích chủ yếu của phát triển nông thôn là làm giàu thêm của cải vật chất và phúc
lợi xã hội cho nông dân nông thôn, lúc nào cũng kể đến những nông dân nghèo, ít đất
hoặc không có đất. Hội nghị thế giới về phát triển nông thôn tại trụ sở của FAO ở Rome
năm 1979 đã nhấn mạnh rằng không thể phát triển nền kinh tế quốc gia nếu không phát
triển nông thôn, điều chủ yếu là phải khẩn trương phát triển nông thôn và ít nhất là phải
đảm bảo cho nông dân mức sống tối thiểu, nhưng phải nhân rộng hơn, lâu dài hơn bằng
cách tìm kiếm công ăn việc làm, tăng thu nhập, hoặc dịch vụ hợp lý, chu đáo tài nguyên
rừng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân địa phương. Theo tập quán truyền thống, các
nhà lâm nghiệp chỉ lo đến các chức năng sản xuất và phòng hộ của rừng. Ngày nay họ đã
quan tâm đến chức năng xã hội của lâm nghiệp và đặc biệt vai trò của rừng trong phát
triển nông thôn. Và đã quyết tâm làm sao cho một phần quan trọng về thu nhập từ rừng
được phân phối cho nhân dân tại chỗ.
Trong sự nghiệp phục vụ phát triển nông thôn, hoạt động LNXH luôn luôn gắn bó
với nông nghiệp. Theo chiều hướng đó, nhiệm vụ của LNXH không chỉ mở rộng đối với
rừng quốc gia, rừng bảo vệ mà cả đối với đất đai hoang hóa ở thôn xã và cây lấy gỗ, cây
lấy trái theo mục đích khác nhau như thỏa mãn các yêu cầu kinh tế cơ bản của nông dân.
18
Đặc biệt đối với nông dân nghèo phải chú ý đến chất đốt, lương thực thực phẩm, thức ăn
gia súc, vật liệu xây dựng, hoặc nâng cao cải thiện môi trường để có thể sản xuất nông
nghiệp liên tục với năng suất tăng thêm. LNXH phải góp phần bảo đảm an toàn lương
thực (ATLT), đây là một đặc trưng quan trọng của LNXH.
Trước đây, đối với nhà lâm nghiệp, ATLT hình như ra ngoài lãnh vực chuyên môn
của họ. Nhưng trong nhiều vùng nông thôn, rừng và cây góp phần quan trọng vào sản
xuất nông nghiệp. Ngoài ra cho trái, thức ăn gia súc, gỗ,...rừng cũng là nguồn thu nhập.
Do đó trực tiếp cũng như gián tiếp, những hoạt động lâm nghiệp có ảnh hưởng đến ATLT
của dân cư.
Trong những năm gần đây, đối với LNXH, ATLT như là một ddiemr trung tâm đối
với việc lập kế hoạch và quản lý rừng. Nhưng nếu người ta công nhận rằng rừng đóng
góp bằng nhiều cách cho ATLT thì những báo cáo liên quan đến vấn đề này hiếm khi sâu
sắc và người ta cố gắng thử đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề.
Sẽ sai lầm khi khẳng định răng LXNH có thể thay thế một cách hoàn toàn nông
nghiệp với tư cách là hệ thống sản xuất lương thực. Mặt khác phải thừa nhận những sáng
kiến về LNXH tự nó chưa hoàn toàn loại trừ áp lực thiếu lương thực do tăng dân số gây
nên nhưng quản lý rừng tốt hơn sẽ tạo những cơ hội cho lâm nghiệp góp phần có hiệu
quả cho ATLT. Những sáng kiến LNXH về nguyên tắc cho phép mang lại nhiều lợi ích
như tăng năng suất nông nghiệp, của thiện việc cung cấp lương thực đều đặn, làm dễ
dàng hơn sự tiếp cận lương thực – thực phẩm của nông dân không có đất và người nghèo
và những khả năng thu nhập và việc làm (FAO, 1993).
ATLT trước hết là vấn đề xã hội. Những mối liên hệ kinh tế xã hội giữa LNXH và
ATLT là những liên hệ kết hợp sản phẩm cung ứng và dịch vụ cho rừng tạo ra cho những
ai phụ thuộc vào rừng. Từ góc độ gia đình, rừng có thể ảnh hưởng đến ATLT bằng nhiều
cách khác nhau. Sản phẩm từ cây và rừng có thể đóng góp tực tiếp bằng biện pháp đáng
kể vào dinh dưỡng gia đình nhờ đem lại những thức ăn bổ sung ngon lành và dinh dưỡng
tốt. Ngay cả khi lượng tiêu dùng không nhiều, vai trò dinh dưỡng của chúng cũng rất
trọng yếu, nhất là vào những thời gian nhất định trong năm, thời kỳ khô hạn hoặc thiên
tai khác làm cho sản phẩm trồng trọt bị tổn thất.
Đối với nhiều gia đình rừng như là nguồn thu nhập và việc làm còn quan trọng
hơn nhiều. Hàng triệu nông dân nông thôn phụ thuộc mật thiết vào tiền bạc do thu hái
chế biến và bán sản phẩm từ rừng để tự cấp bằng cách trao đổi lương thực, thực phẩm và
nhu yếu khác. Trong trường hợp người nghèo, cả phụ nữ nữa, đó là một nguồn thu nhập
bằng tiền duy nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phùng Ngọc Lan. Tổng quan LNXH ở Việt Nam, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.
Tạp chí Lâm nghiệp Việt Nam.
2. Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Luyện, 1994 Kiến thức LNXH, tập 1. Nhà xuất bản Nông
nghiệp.
19
3. Warfvinge, H. J. T. Rigby, Nguyen Cat Giao, To Hong Hai 1998. Chuyển sang n ền
lâm nghiệp nhân dân ở Việt Nam. Lý thuyết Quốc tế, chính sách Quốc gia và thực tế
địa phương. Báo cáo tại hội thảo Quốc tế, Stockholm 05/06/1998.
4. Chương trình Hỗ trợ LNXH, 2002 Bài giảng Lâm nghiệp xã hội đại cương.
BÀI 3: SINH THÁI NHÂN VĂN
1. Quan điểm hệ thống
Hệ thống bao gồm nhiều bộ phận cấu thành, các bộ phận này làm việc không rời rạc
mà có những mối quan hệ phụ thuộc và tương tác lẫn nhau, ví dụ: Hệ mặt trời, Hệ cơ
học, Hệ hô hấp, Phả hệ... Với những ý tưởng đó, người ta có rất nhiều định nghĩa về hệ
thống chẳng hạn như: Một thể hoàn chỉnh có tổ chức, hình thành từ các yếu tố có những
mối liên hệ lẫn nhau tùy thuộc vào vị trí của chúng trong thể hoàn chỉnh; Một tập hợp
các đơn vị có tương tác lẫn nhau; Một tập hợp các yếu tố liên kết nhau bằng một tập hợp
các mối quan hệ ; Một tập hợp các yếu tố tương tác, có tổ chức để thực hiện một chức
năng nhất định; Một thể hoàn chỉnh phức hợp, gồm các cấu phần khác nhau, liên kết
nhau bởi một số mối quan hệ...
Các định nghĩa này cho thấy một số khía cạnh khác nhau của khái niệm hệ thống:
-
Hệ thống bao gồm nhiều bộ phận cấu thành, các bộ phận này làm việc không
rời rạc mà có những mối quan hệ phụ thuộc và tương tác lẫn nhau.
-
Một hệ thống hoàn chỉnh có nhiều bộ phận cấu thành, một số các cấu phần này
có thể quan niệm là các hệ thống phụ, bản thân chúng gồm các cấu phần và
vận hành trong khuôn khổ hệ thống lớn hơn.
-
Hệ thống phức tạp hơn tổng các thành phần của nó, do đó không thể chia cắt
một cách cơ giới.
-
Tính tổng thể của hệ thống được duy trì thông qua các quan hệ tương tác, do đó
tiếp cận hệ thống không phải mô tả cấu trúc mà là các mối quan hệ tương tác.
-
Toàn bộ hệ thống có động thái biến đổi và tiến hóa, các tiến trình này bị chi
phối bởi động lực bên trong nó.
2. Khái niệm hệ sinh thái nhân văn
Hệ sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ hỗ trương giữa con
người và môi trường (Rambo,1983). Định nghĩa nay hoàn toàn phù hợp với định nghĩa
sinh thái xã hội của Parker (1992) rằng: “Sinh thái xã hội nghiên cứu quan hệ giữa các
cộng đồng người và môi trường tương ứng, nhất là môi trường vật chất”. Ở đây, đã nhấn
mạnh khía cạnh tương tác cộng đồng hơn khía cạnh cá nhân (hình 5.2).
Rambo và Sajise (1984), cho rằng:
-
Sinh thái nhân văn sử dụng quan điểm hệ thống cho cả xã hội loài người và tự
nhiên
-
Sinh thái nhân văn mô tả đặc điểm bên trong cả hệ thống xã hội (cá nhân, hộ,
cộng đồng) và các hệ sinh thái và tương tác giữa chúng với sự chuyển dịch
năng lượng, vật chất và thông tin.
20
-
Sinh thái nhân văn có liên hệ với sự hiểu biết tổ chức các hệ thống thành mạng
lưới và thứ bậc.
-
Sinh thái nhân văn bao gồn động thái biến đổi của hệ thống.
2.1. Hệ Sinh thái
Hệ sinh thái là tổng thể phức tạp của sinh vật và môi trường với tư cách là một hệ
có sự tác động qua lại, một hệ mà sự hình thành là do hậu quả của tác động qua lại giữa
thực vật với thực vật, giữa động vật với động vật, giữa thực vật và động vật với nhau,
giữa tổng thể sinh vật với môi trường và giữa môi trường với sinh vật (Kein, 1968).
Sự biến đổi của các loại hệ sinh thái:
Theo Lê Văn Tâm (1999) dưới những mức độ tác động của con người, hệ sinh
thái sẽ biến đổi từ hệ thống tự nhiên đến hệ thống bị suy thoái:
Hệ thống tự nhiên: là những hệ sinh thái mà từ sau cuộc cách mạng Công nghiệp
chịu tác động của con người (nhân tác) ít hơn những tác động khác, cấu trúc của hệ sinh
thái chưa bị thay đổi. Ở đây không tính đến sự biến đổi của khí hậu, khí hậu biến đổi do
con người gây ra đã ảnh hưởng đến toàn bộ các hệ sinh thái trong đó có hệ sinh thái tự
nhiên.
Hệ thống đã biến đổi: là hệ sinh thái chịu tác động của con người nhiều hơn các
tác nhân khác nhưng không dùng để trồng trọt. Các khu rừng đã phục hồi một cách tự
nhiên đang dùng để khai thác gỗ, đồng cỏ đã phục hồi một cách tự nhiên đang dùng để
chăn thả.
Hệ thống canh tác: là những hệ sinh thái chịu tác động của con người rất nhiều so
với những tác nhân khác, phần lớn dùng canh tác như đất nông nghiệp, đất đồng cỏ, đất
trồng rừng và ao nuôi cá.
Hệ thống xây dựng: là hệ sinh thái bị chế ngự bởi những nhà cửa, đường giao
thông, đường sắt, sân bay, bến tàu, đập nước, hầm mỏ và các công trình xây dựng khác
của con người.
Hệ thống bị suy thoái: là những hệ sinh thái mà tất cả tính chất đa dạng, năng suất
và điều kiện sinh sống về căn bản đều đã bị hủy hoại. Hệ sinh thái của đất bị suy thoái có
đặc điểm là không còn cây cối và đất màu mở nữa. (hình 5.3)
Các đặc trưng của hệ sinh thái:
Cần chú ý đến 5 đặc trưng chủ yếu sau đây (Salin, 1995):
-
Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của hệ sinh thái và liên kết với nhau
thông qua mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi một thành phần của hệ sinh
thái như quần lạc thực vật, quần lạc động vật phát triển trong mối quan hệ với
thành phần này và thành phần khác. Giữa quần xã thực vật rừng và đất tồn tại
một quan hệ nhân quả. Đất vừa là giá thể giữ cho cây đứng vững, vừa cung
cấp nước và chất khoáng cần thiết cho cây, do đó mà ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây, ngược lại rừng cây mọc trên đất lại có tác động đến đất, góp
phần vào quá trình hình thành đất, tạo nên đất rừng với những tính chất riêng
biệt. Đất rừng và lớp vật rơi rụng của nó phản ánh đầy đủ và tổng hợp trong
đặc tính của quá trình chuyển hóa năng lượng vật chất ở rừng.
21
-
Tính đa dạng của các hệ sinh thái: Càng đa dạng hệ sinh thái càng ổn định.
Rừng mưa nhiệt đới, so với các hệ sinh thái rừng khác có tính đa dạng sinh
học cao, giàu loài cây nên có tính ổn định cao.
-
Sự cân bằng: giữa các thành phần trong hệ sinh thái và giữa các hệ sinh thái.
Thú ăn thịt, chim ăm côn trùng giữ sự cân bằng. Quần thể chuột trong hệ sinh
thái bùng nổ khi các động vật ăn thịt như rắn bị giết hại không tự nhiên. Quản
lý dịch bệnh tổng hợp (IPM) trong nông nghiệp chính là dựa theo nguyên lý
cân bằng sinh học giữa các thành phần khác nhau của hệ sinh thái.
-
Tính hiệu quả: mỗi một thành phần trong hệ sinh thái có vai trò và chức năng
của nó. Không có gì thừa. Tất cả các thành phần có liên quan chặt chẽ với
nhau. Ngay cả cây gỗ chết cũng có vai trò cung cấp thức ăn hữu cơ cho động
vật hoại sinh, vi sinh vật để chúng sinh sống và cho nên những động vật này
có tác dụng bảo tồn chất khoáng dinh dưỡng trong điều kiện nhiệt đới cho sự
phát triển của thực vật rừng. Khi con người không hiểu biết đầy đủ tất cả tài
nguyên thiên nhiên sẽ không nhận thức được vai trò các thành phần khác nhau
của hệ sinh thái.
-
Tính bền vững của hệ sinh thái: không có sự can thiệp của con người, nhất là
can thiệp không kỹ thuật, đời sống trong hệ sinh thá còn được duy trì, nghĩa là
bền vững và sự tồn tại của nó không giới hạn chừng nào mà trạng thái nguyên
thủy còn tồn tại.
Năm đặc trưng chủ yếu phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần, tính đa dạng, sự
cân bằng, tính hiệu quả, tính bền vững tạo nên bản chất của hệ sinh thái. Trong các quá
trình phát triển, vận hành của hệ sinh thái, các đặc trưng này phải được bảo tồn,
Sự phát triển bền vững là sự phát triển diễn ra khi duy trì chức năng của các đặc
trưng chủ yếu này của hệ sinh thái.
4.1.
Hệ xã hội
“Xã hội là một nhóm người trong một phạm vi lãnh thổ cụ thể tác động ảnh
hưởng lẫn nhau theo một số phương cách sao cho nhóm tồn tại được”. (Tamin, 1973).
Mỗi một xã hội có công nghệ, giá trị, chuẩn mực, cơ cấu tổ chức và những phương tiện
khác nhau để đáp ứng những mục tiêu chung của nó. Những mục tiêu chue yếu của hầu
hết xã hội là đáp ứng những nhu cầu và sự chờ đợi của con người đặt biệt là sống còn,
sinh trưởng và phát triển.
Hệ xã hội có một loạt quan hệ phối hợp lý giữa các thành viên của nó (cá nhân,
hộ, cộng đồng). Những mối quan hệ này được điều phối cả về những quan hệ giữa các
thành viên và quan hệ với cả hệ thống. Ý nghĩa của sự hiểu biết các hệ xã hội đang tồn
tại là ở chỗ như những hệ sinh thái khác, những biến đổi trong một phần của hệ thống
được điều phối có thể ảnh hưởng đến các phần khác của hệ thống. Hơn nữa một số quy
tắc của hệ xã hội có thể giúp chúng ta hiểu được cơ cấu và chức năng của cả hệ thống
(Parker và Burch,1992).
Cơ cấu, chức năng và các quá trình của hệ xã hội có ý nghĩa quan trọng nếu hiểu
biết những nguồn lực nhân văn hiện có và những hạn chế đối với cây và các sản phẩm từ
cây, đồng thời cả tiềm lực của chúng nữa. Do vậy cần nhận ra những yếu tố quan trọng
của hệ xã hội: những đặc trưng dân số về ămtj xã hội, định hướng về giá trị, cơ cấu xã
hội, cơ chế phân phối.
22
Dân số:
Dân số là nhân tố cực kỳ quan trọng, quyết định sự tác động của hệ xã hội lên hệ
sinh thái. Mật độ dân số cao sẽ gây tác động đến môi trường lớn hơn mật độ dân số thấp.
Sự phân bố dân số đặc biệt tủ lệ dân số ngoài tuổi lao động (trẻ em và người già) là nhân
tố quan trọng trong quan hệ hệ thống xã hội và môi trường. Tốc độ dân số tăng nhanh và
tỉ lệ tử vong thấp làm cho tỉ lệ người ăn theo cao, vẫn gây nên tình trạng thiếu lao động.
Những đặt trưng dân số về ămtj xã hội là nguồn thông tin quan trọng đối với người xây
dựng sự án LNXH. Từ những thông tin về dân số (tuổi, giới tính, phân bốm dân tộc, suất
sinh trưởng...) người ta có thể hiểu ra và đoán biết nhu cầu hiện tại và trong tương lai, cả
trực tiếp lẫn gián tiếp về lâm sane, các loại hàng hóa và dịch vụ khác, hơn nữa nhận ra
lao động nào là có thể dành cho trồng và quản lý rừng/cây trên đất của hộ và cộng đồng.
Dữ liệu về tỷ lệ tăng dân số giúp đoán trước ảnh hưởng của áp lực dân số đến cơ sở tài
nguyên, dự đoán về mức độ thâm canh nông nghiệp, khai khẩn đất mới cho nông nghiệp
và cho nhu cầu về gỗ xây dựng...
Định hướng giá trị
Văn hóa, công nghệ, lịch sử...của nhân dân phản ánh định hướng giá trị của họ. Cí
du: cái mà một cá nhân một móm xác định như là một tài nguyên có thể không phải là tài
nguyên của người khác khi họ không nghĩ là để khai thác nó. Ví du quặng sắt luôn luôn
tồn tại nhưng chỉ khi nó được khai thác thì quặng sắt mới được xác định như là tài
nguyên. Cộng nghệ là công cụ văn hóa chủ yếu có thể làm cho một nhân tố trở thành tài
nguyên (Burch,19710. Công nghệ mới trong lâm nghiệp có thể làm rõ lại giá trị của cây
gỗ ở nông hộ trở thành hàng hóa. Cũng cần phải nhắc đến những kiến thức của nhân dân
địa phương, Người địa phương đã sống trong mối quan hệ mật thiết với môi trường trong
thời gian dài là nguồn thông tin vô giá về cấu trúc động thái hệ sinh thái nông thôn. Khác
với hầu hết các nhà khoa học là những người chỉ dành một phần thời gian để quan sát
nghiên cứu những gì xảy ra trong hệ sinh thái, người nông dân hầu như trọng đời dành
cho việc đó và gắn bó rất mật thiết với hệ sinh thái do họ quản lý. Vì thế tri thức của
người nông dân đã được thử thách, chọn lọc. Những nông dân hiểu biết ít về môi trường
của mình chắc chắn sẽ chịu tổn thất nhiều hơn và thành công ít hơn so với những nông
dân biết rõ điều kiện sinh thái của môi trường, nhất là những hạn chế của nó. Áp lực
chọn lọc qua thời gian sẽ cũng có những tri thức hoàn toàn có giá trị về môi trường cũng
như các mặt khác, Chambers (1983) đã nhấn mạnh đến tri thức của người nông dân bằng
cụm từ kiến thức nhân dân nông thôn như là thuật ngữ bao quát nhất, ở đó:
Kiến thức: toàn bộ hệ thống kiến thức bao gồm các khái niệm, tín ngưỡng, nhận
thức, kho tàng kiến thức và các quá trình mà qua đó kiến thức được thu nhận, tăng
cường, tằng trử và truyền bá.
Kiến thức nhân dân: nhấn mạnh phần lớn kiến thức này nằm trong dân và hiếm
khi được viết ra.
Nhân dân nông thôn: bao gồm nông thôn lớn và nhỏ, những người từ đầu đến
cuối mùa đầu tư vào và bán ra nông sản hàng hóa.
Kiến thức nhân dân nông thôn rất có ích trong việc xác định các vấn đề, các hạn
chế ảnh hưởng đến việc quản lý rừng/cây gỗ ngoài ra có giá trị như một nguồn thông tin
có xu hướng lâu dài và những sự cố bất thường có thể xảy ra trong khoảng thời gian các
nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu ở địa phương đó.
23
Một mặt mạnh của kiến thức nhân dân nông thôn là khả năng duy trì, mở rộng và
hiệu chỉnh kiến thức. Một số điểm mạnh và chủ yếu của kiến thức nhân dân nông thôn
gắn với ngôn ngữ và khái niệm của họ. Những gì nhận thức được sẽ tác dụng vào ngôn
ngữ và tạo ra từ ngữ để mô tả nó, ngược lại ngôn ngữ sẽ cung cấp khái niệm và phạm trù
để tạo hình cho nhận thức. Các ngôn từ và khái niệm của địa phương mang tính bao quát
hơn là phân tích, chúng kết hợp những phạm trù mà các nhà khoa học quen tách biệt ra.
Những điều này có ich. Đa số những kiến thức của nhân dân nông thôn dựa vào những gì
có thể quan sát được tại chỗ và qua thời gian dài và dựa vào những gì áo dụng vào kiến
thức của họ về phong tục tâọ quán. Đôi khi kiến thức nhân dân nông thôn về đất đai, cây
trồng, vật nuôi cũng phong phú không kém như của nhà khoa học, kiến thức nhân dân
nông thôn ở vào thế mạnh nhất khi đề cập đến những gì có thể quan sát cùng với “tại
sao”, “ ở đâu” của chúng. Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi chính nông nghiệp là
lãnh vực mà kiến thức của người dân địa phương có ưu thế so với người ngoài. Cũng
chính nông nghiệp là nơi mà người ta đã học hỏi được nhiều nhất ở nhân dân nông thôn
thông qua phỏng vấn, quan sát các tập quán của nông dân, điều tra, thí nghiệm trên đồng
ruộng với nông dân.
điểm yếu trông kiến thức nông dân nông thôn là định lượng do tương đối yếu về
đo lường và chỉ có khả năng quan sát bằng mắt thường.
Nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi kiến thức nhân dân nông thôn, sử dụng nó như là
một nguồn ý tưởng và giả thuyết, kiểm tra giả thuyết đó tring khuôn khổ khoa học hiện
đại là nhiệm vụ của khoa học. Ở làm hỏng việc còn mình là hầu hết các nước đang phát
triển, kiếm thức nhân dân nông thôn là một nguồn tài nguyên quốc gia rất lớn va không
được sử dụng hết.Tuy nhiên việc thu thập kiến thức nhân dân nông thôn là không dễ
dàng bởi vì nó đòi hỏi các nhà khoa học phải từ bỏ đinh kiến cho rằng nông dân ít hiểu
biết và hay làm hỏng việc còn mình là những chuyên gia biết mọi thứ. Nhà khoa học
phải biết làm người học hỏi nghĩa là phải biết lắng nghe đầy đủ và kiên nhẫn những gì
mà nông dân trình bày có khi lộn xộn để từ dó phát hiện những căn cứ khoa học mà nông
dân đã hàng động.
Cơ Cấu xã hội:
Trật tự xã hội là phạm vi trognn đó các nhóm và các mối quan hệ xã hội trong hệ
thống được chấp nhận và phụ thuộc vào cấp bậc, qui tắc và không gian.
Hệ thống cấp bậc là mẫu tiếp cận không bình đẳng như địa vị, đẳng cấp, ảnh
hưởng quyền lực và các cơ chế phân tầng khác xác định ai đạt được cái gì trong hệ
thống. Tính ổn định và hợp pháp của sự sắp xếp như thể làm giảm đến mức thấp nhất sự
tranh chấp nội bộ
Lãnh thổ là sự sắp xếp không gian (đất nông nghiệp, vùng đô thị,...) cho phân bố
và hoặc phân cồng hoạt động của người. Lãnh thổ cũng làm giảm sự va chạm của ngời
bằng những hoạt động phân bố.
Cơ chế phân phối:
Có nhiều cơ chế phân phối quyền lực: cơ chế tự nhiên và cơ chế xã hội
Cơ chế tự nhiên phân phối quyền lực là cơ chế cơ bản. Các đặc điểm của
môi trường , cấu trúc vật lý, sinh thái và động thái của môi trường có tác dụng làm cho
một số tài nguyên sinh vật nào đó trở nên hữu dụng ở những thời gian nào đó trong năm
và ở một số không gian nào đó. Thời gian và lượng mưa, sự ra quả của cây gỗ, sự rụng lá
24
và thời vụ hay liên tục, tất cả đã ảnh hưởng (nghĩa là phân phối) đến các loại tài nguyên
hữu dụng với nhân dân.
Trao đổi, quyền lực, truyền thống và kiến thức là những mặt trong cơ chế
xã hội phân phối nguồn lực. Trao đổi như là cơ chế phân phối có thể bao gồm đổi chác
và hệ thống thị trường, nơi yêu cầu và cung cấp các sản vật từ cây để lấy các dịch vụ
khác hoặc lấy tiền mặt. Quyền lực và truyền thống cũng có tác dụng phân phối nguồn
lực. Quyền lực thực hiện điều đó thông qua luật điều tiết sử dụng tài nguyên hoặc thông
qua quyền lực không chính thức bằng sức mạnh và ảnh hưởng. Truền thống cũng làm
điều đó thông qua luật không thành văn (luật tục) từ lâu đã được hiểu và được tạo thành
như quyền sở hữu và quyền hưởng dụng cây.
Thể chế
Những thể chế, các tổ chức chính trị và hành hcinhs, chính sách về đất đai và
quản lý tài nguyên thiên nhiên, chia đất và phân bố sức lao động, vai trò của giới trong
sản xuất đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều hòa những tác động qua lại giữa
con người và môi trường. Cùng một số lượng dân số nhưng sẽ tác động đến hệ sinh thái
một cách khá nhau tùy thoe những thể chế đặc trăng của xã hội và điều hòa những hoạt
động đó như thế nào. Những chính sách của nhà nước hiện nay về giao đất (nông nghiệp
và lâm nghiệp), giao rừng đến hộ gia đình và cộng đồng, đến người nông dân là dựa trên
những thực tế.
Có thể nói, các nguồn hơp thành hệ xã hội mà tự địa hạt văn hóa xã hội không
phải từ lãnh vực tự nhiên. Dân số, công nghệ, tổ chức xã hội, kinh tế, tổ chức chính trị,
hệ tư tưởng và ngôn ngữ... tất cả là các thành phần hợp thành mà các tương tác của nó là
mật thiết với nhau, thường tinh vi, ảnh hưởng lẫn nhau và tạo nên tính chất của hệ xã
hội.
3. Tương tác giữa hệ sinh thái và hệ xã hội
Hệ sinh thái nhân văn được xem như là một hệ thống bao gồm 2 hệ thống phụ hay
hai tiểu hệ thống, hai hệ thống này có mối quan hệ qua lại, và phụ thuộc lẫn nhau, mối quan
hệ này được hình thành thông qua quá trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin.
Hoạt động của con người
(Đầu vào)
HỆ XÃ HỘI
HỆ SINH THÁI
Năng lượng, Vật chất, Thông tin
Thực
vật
Kiến
thức
Công
nghệ
Dân
số
Chọn lọc
Thích nghi
Khôn
g khí
Vi sinh
vật
Nước
Giá trị
Cơ cấu
xã hội
Động
vật
Năng lượng, Vật chất, Thông tin
Sự phục vụ của hệ sinh thái
(Sản phẩm)
25
Công
trình
Đất