Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Cân Bằng Dinh Dưỡng Cho Trẻ Mầm Non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ DĨ AN
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG 6

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÂN BẰNG DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẦM NON

Người thực hiện : Huỳnh Thị Ngọc Thanh
Chức vụ
: Cấp Dưỡng
Năm học
: 2018 – 2019

1


MỤC LỤC
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 3

II. NỘI DUNG ............................................................................................. 4
1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 4
2. Nội dung đề tài ..................................................................................... 5
3. Thực trạng vấn đề ................................................................................ 5
a. Thuận lợi ......................................................................................... 5
b. Khó khăn ......................................................................................... 5
4. Biện pháp thực hiện ............................................................................. 6
a. Các nhóm dưỡng chất thiết yếu .................................................... 6
b. Nguyên tắc cân bằng dinh dưỡng ...............................................15
c. Đề xuất thực đơn dinh dưỡng .....................................................18


III. KẾT LUẬN ...........................................................................................22
1. Kết quả đạt được ................................................................................22
2. Bài học kinh nghiệm..........................................................................22

2


I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở lứa tuổi mầm non, não bộ và thể chất của trẻ phát triển mạnh mẽ.
Đồng thời, trẻ cần rất nhiều năng lượng để đảm bảo các hoạt động vui
chơi, học tập ở trường. Do đó, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non là
việc hết sức quan trọng. Đây được xem là một trong những yếu tố cốt lõi
quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ trong độ tuổi mầm non, cả
về thể chất lẫn trí tuệ.
Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc thì vấn đề dinh dưỡng trong mỗi bữa
ăn của trẻ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các trường mầm
non. Bởi đây chính là nguồn dưỡng chất giúp trẻ phát triển một cách
khỏe mạnh và toàn diện. Một đứa trẻ có thể cao lớn, thông minh hay
không, phần lớn là nhờ vào chế độ dinh dưỡng hợp lý và chất lượng.
Nếu thiếu dinh dưỡng, cơ thể bé sẽ chậm phát triển với các biểu
hiện như sụt cân, suy dinh dưỡng, chậm chạp, kém vận động. Ngược
lại khi trẻ thừa dinh dưỡng thì nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tim
mạch là rất cao. Vì vậy việc đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý là
vô cùng quan trọng với sức khỏe của trẻ ở độ tuổi mầm non.
Là những người thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dạy trẻ, đặc biệt
là một người cấp dưỡng, tôi luôn biết cách phân phối và chế biến khẩu
phần ăn hằng ngày một cách khoa học và hợp lý, nhằm đảm bảo mức

dinh dưỡng cân đối cho trẻ. Đây chính là lý do tôi chọn đề tài “Cân
Bằng Dinh Dưỡng Cho Trẻ Mầm Non”.

3


II.

NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận

Nhiều người nhận định trẻ thấp bé, nhẹ cân là do gen di truyền.
Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng, bởi thực tế có rất nhiều trẻ
em mặc dù có cha mẹ là người Việt nhưng sinh sống tại các nước phát
triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp,… khi trưởng thành đều đạt được
chiều cao tương đương với những người ở nước sở tại. Điều này chứng
tỏ chế độ dinh dưỡng có tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của trẻ.
Về mặt sinh học, sự phát triển thể chất đòi hỏi phải được cung cấp
đầy đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng và chất xúc tác để kiểm soát sự
biệt hóa, tăng kích thước số lượng tế bào,… Nếu thiếu dinh dưỡng, cơ
thể sẽ chậm lớn, chậm phát triển. Kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến sụt
cân, tiêu hao tổ chức và suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu thừa dinh dưỡng
(chủ yếu là thừa protein, song vẫn thiếu các chất dinh dưỡng khác) sẽ
ảnh hưởng không tốt đến cấu trúc, chức phận của tế bào, làm tăng nguy
cơ mắc các bệnh béo phì, tim mạch, huyết áp,…
Để phòng tránh tình trạng này, giáo viên mầm non cùng các bậc
phụ huynh phải giáo dục cho trẻ thói quen ăn uống khoa học, đa dạng
và cân đối giữa 4 nhóm dưỡng chất chính, theo tỷ lệ khuyến nghị của
Viện Dinh dưỡng Quốc gia :
o

o
o
o

Chất đạm : 12 – 15%
Chất bột đường : 50 – 60%
Chất béo : 25 – 40%
Vitamin & khoáng chất : 10 – 12%

4


2. Nội dung đề tài
Chủ đề “Cân Bằng Dinh Dưỡng Cho Trẻ Mầm Non” nhằm
mục đích nghiên cứu các nhóm dinh dưỡng thiết yếu, cách phân
loại cũng như lợi ích của chúng đối với sự phát triển lành mạnh
của trẻ. Từ đó khám phá ra những phương pháp chế biến món ăn
thơm ngon hơn, hấp dẫn hơn, xây dựng khẩu phần ăn đa dạng và
cân bằng các dưỡng chất cần thiết, đồng thời đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm, phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ.
3. Thực trạng vấn đề
Trường Mầm Non Hoa Hồng 6 được trang bị cơ sở vật chất
tương đối tiện nghi và đầy đủ. Năm học 2018 – 2019, Trường tiếp
nhận khoảng … bé / … lớp. Bên cạnh những thuận lợi sẵn có thì
công việc cấp dưỡng của chúng tôi cũng đối mặt với một số khó
khăn. Cụ thể như sau :
a. Thuận lợi
o Bếp ăn được thiết kế theo nguyên tắc bếp một chiều, bếp rộng
rãi, sạch sẽ và thoáng mát.
o Dụng cụ nhà bếp được trang bị đầy đủ và an toàn.

o Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện cho
nhân viên cấp dưỡng được bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức thi cấp
dưỡng giỏi cấp cơ sở để trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm, giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ.
b. Khó khăn
o Đa số nhân viên cấp dưỡng chưa có kinh nghiệm xây dựng thực
đơn khoa học và chưa đảm bảo cân bằng các nhóm thực phẩm
khi chế biến món ăn.

5


o Nhiều trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn hoặc chỉ ăn những món yêu
thích.
o Phần lớn phụ huynh là công nhân ở các khu công nghiệp,
thường xuyên tăng ca nên ít có thời gian quan tâm đến vấn đề
dinh dưỡng của các bé.
4. Biện pháp thực hiện
a. Các nhóm dưỡng chất thiết yếu

6


❖ Chất đạm
o Vai trò : Chất đạm (còn được gọi là protein) đóng vai trò quan
trọng trong việc sản sinh và tái tạo tế bào, các cơ bắp, xương
cốt và nội tạng, liên quan đến mọi hoạt động sống của cơ thể
như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết và hoạt động thần
kinh,... Bên cạnh đó, chất đạm còn tăng cường hệ thống miễn
dịch và kích thích sự thèm ǎn ở trẻ. Việc thiếu chất đạm sẽ gây

ra những rối loạn nghiêm trọng trong cơ thể như ngừng lớn
hoặc chậm phát triển, mỡ hóa gan, rối loạn hoạt động nội tiết,
thay đổi thành phần protein máu, giảm khả nǎng miễn dịch,...
o Nguồn gốc
✓ Thịt & Hải sản

7


Các loại thịt nạc có hàm lượng protein từ 15 – 20%. Thành phần
axit amin trong thịt cân đối, đặc biệt trong thịt có nhiều lysine –
một loại axit amin thiết yếu mà con người không thể tự tổng hợp
được, phải bổ sung từ thực phẩm. Thịt gà, thịt bò, thịt lợn,... đều
có hàm lượng protein cao, thích hợp trong khẩu phần ăn giúp trẻ
tăng cân nặng, chiều cao tối ưu.
Bên cạnh đó, nhiều loại hải sản đa dạng như cá, tôm, cua, ốc,…
cũng là nguồn thực phẩm cung cấp hàm lượng chất đạm cao và các
axit amin cân đối, đặc biệt là cá. Bởi cá ngoài chất béo Omega 3 –
6 còn chứa các vi chất thiết yếu khác như A, D, B12 và protein.
Đặc biệt, protein trong cá rất dễ hấp thụ.
✓ Trứng & Sữa

8


Protein và các axit min cần thiết được tìm thấy rất nhiều từ
trứng. Một quả trứng cung cấp đến 6 gram protein cho cơ thể. Bên
cạnh đó, trứng vịt lộn chứa nhiều chất đạm và nội tiết tố kích thích
chuyển hoá trong cơ thể của trẻ.
Sữa là nguồn cung cấp protein đáng tin cậy. Bởi sữa không chỉ

thơm ngon, dễ uống mà còn đầy đủ protein, chất béo, vitamin và
dưỡng chất thích hợp cho trẻ. Bên cạnh đó, chất béo trong sữa sẽ
giúp trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng khác tốt hơn, ví dụ như
vitamin D.
✓ Ngũ cốc

9


Gạo tẻ, gạo nếp, lúa mì, yến mạch hay các loại hạt như hạnh
nhân, quả óc chó, hạt điều, đậu phộng,… tất cả đều có hàm lượng
protein cao và có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, ngũ cốc còn cung cấp
thêm chất xơ, vitamin & khoáng chất giúp phòng chống ung thư
và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Quan trọng là protein do ngũ
cốc mang lại an toàn hơn so với protein đến từ động vật.
❖ Chất bột đường
o Vai trò : Chất bột đường (còn được gọi là gluxit) bao gồm 3
loại là tinh bột, đường và chất xơ. Tinh bột là nguồn cung cấp
năng lượng chính cho cơ thể, tạo đà phát triển tốt cho trẻ. Trong
khẩu phần ăn hàng ngày, năng lượng do tinh bột cung cấp
chiếm đến 55 – 60%. Riêng chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa làm
việc hợp lý và khỏe mạnh, giúp đào thải các chất độc ra khỏi
cơ thể.
o Nguồn gốc : Nguồn thực phẩm cung cấp chất bột đường chủ
yếu đến từ ngũ cốc như gạo, bột mì, ngô, khoai, sắn, mì sợi,
miến,… các loại hoa quả tươi có vị ngọt như chuối, táo, xoài,
cam, củ cải đường,… hay đường, mật, bánh, kẹo,...

10



❖ Chất béo
o Vai trò : Chất béo (lipit) khi vào trong cơ thể sẽ bị đốt cháy và
sản sinh ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.
Chất béo còn là dung môi hòa tan giúp cơ thể hấp thu các loại
vitamin A, D, E, K. Ngoài ra, những chất béo có cấu trúc như
phootphatit, xerebrozit tham gia cấu tạo tế bào và dịch thể. Các
axit béo không no như axit linoleic, axit arachidon-ic, DHA,…
là thành phần của các hợp chất có hoạt tính sinh học cao, là yếu
tố cần thiết để cấu tạo nên màng tế bào, các tổ chức liên kết, tổ
chức thần kinh. Theo các nhà khoa học, não bộ và các mô thần
kinh đều có thành phần là chất béo. Nếu thiếu hụt chất béo trong
khẩu phần ăn hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhiều cơ
quan, đặc biệt là cơ quan thần kinh. Do vậy, khẩu phần ăn của
trẻ cần đảm bảo đầy đủ chất béo.
o Nguồn gốc

11


✓ Chất béo bão hòa : Chứa nhiều trong phần mỡ của các loại
thịt, bơ, sữa nguyên chất, phô mai, bánh kẹo, đồ chiên rán và
thực phẩm chế biến sẵn. Đây là loại chất béo chứa nhiều
cholesterol không tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, cholesterol
cũng có tác dụng như duy trì thành của tế bào được khỏe mạnh,
tạo kích thích tố giúp cơ thể trao đổi chất, tạo vitamin D cần
thiết cho cơ thể qua ánh nắng mặt trời,….
✓ Chất béo không bão hòa : Có trong hạt hướng dương, quả óc
chó, dầu ô liu, bơ thực vật và cá hồi, cá ngừ,…


❖ Vitamin & Khoáng chất

12


Vitamin A, B, C, D, E, K đóng vai trò quan trọng trong việc
chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng cho cơ thể và tăng
khả năng đề kháng ở trẻ.
o Vitamin A : Tốt cho thị lực, giảm nguy cơ mắc các bệnh về
mắt, đặc biệt là chứng quáng gà. Ngoài ra, vitamin A cũng rất
cần thiết cho sự phát triển của xương. Thực phẩm giàu vitamin
A gồm cà rốt, bí đỏ, khoai lang, cà chua, đu đủ, xoài, hải sản,
thịt và các sản phẩm từ thịt,…
o Vitamin B : Tạo ra enzyme quan trọng thúc đẩy khả năng
chuyển hóa đường, chất béo và protein trong cơ thể. Ngoài ra,
vitamin B1 còn kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Thực phẩm giàu
vitamin B gồm hải sản, sữa, các loại hạt, chuối, bơ, cà chua,…
o Vitamin C : Giúp phát triển xương, răng, lợi, dây chằng, mạch
máu, tăng khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm các chất độc
hại trong cơ thể và giúp ngăn ngừa thiếu máu. Thực phẩm giàu
vitamin C gồm cam, ổi, kiwi, đu đủ, dâu tây, bông cải xanh,…
o Vitamin D : Giúp chuyển hóa canxi trong cơ thể và củng cố
xương & răng khỏe mạnh. Vitamin D có nhiều trong hải sản,
ngũ cốc, phô mai, sữa, yến mạch, dầu gan cá huyết,…
o Vitamin E : Giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, làm đẹp
da, bảo vệ màng tế bào và tăng sức đề kháng, giúp loại bỏ chất
độc ra khỏi cơ thể. Vitamin E có trong dầu thực vật, hạnh nhân,
hạt dẻ, cà chua, bơ, đu đủ, kiwi, xoài,…

13



o Vitamin K : Giúp đảm bảo sự đông máu. Ngoài ra, vitamin K
có thể kết hợp với canxi để giúp củng cố xương chắc khỏe.
Thực phẩm giàu vitamin K gồm bắp cải, cải bó xôi, bông cải
xanh, măng tây, cà rốt, trứng, dầu ô liu,…
Bên cạnh vitamin, khoáng chất cũng là nhân tố quan trọng :
o Sắt : Giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa thiếu máu và
thúc đẩy sự phát triển não bộ ở trẻ. Sắt có trong gan, bí đỏ, thịt
bò, thịt cừu, ngũ cốc nguyên hạt, rau có màu xanh đậm,…
o Acid Folic : Giữ vai trò hình thành tế bào hồng cầu và đảm bảo
một hệ thần kinh khỏe mạnh cho trẻ. Acid Folic có trong lòng
đỏ trứng, súp lơ, bông cải xanh, măng tây, cam quýt, các loại
hạt,…
o Choline : Giúp não bộ của trẻ phát triển bình thường, đặc biệt
là tăng khả năng ghi nhớ cho trẻ. Choline có trong thịt, hải sản,
trứng, sữa, sôcôla, đậu nành, hạnh nhân,…
o Canxi : Giúp trẻ đạt được tỉ trọng xương tối ưu, cần thiết để
tạo xương chắc khỏe và ngăn ngừa gãy xương khi vận động.
Thực phẩm giàu Canxi gồm hải sản (tôm, cua, ốc,…), phô mai,
trứng, sữa, ngũ cốc dinh dưỡng,…
o Kẽm : Duy trì chức năng miễn dịch, đảm bảo sự tăng trưởng
tối ưu và phục hồi các tế bào. Thiếu hụt kẽm dẫn đến chậm phát
triển, tăng khả năng nhiễm trùng và nguy cơ tiêu chảy. Kẽm có
nhiều trong các loại thịt (bò, lợn, gà, cừu), các loại hải sản có
vỏ (sò, hến, tôm, cua), các loại trái cây (bơ, lựu, mâm xôi), các
loại hạt (hạnh nhân, đậu phộng, óc chó), nấm, rau chân vịt,…

14



o Iốt : Giúp tuyến giáp hoạt động bình thường, phòng bệnh bướu
cổ và thiểu năng trí tuệ. Thiếu Iốt ảnh hưởng đến tăng trưởng
và phát triển, đặc biệt là não bộ. Sử dụng muối Iốt cho trẻ là
biện pháp chính để phòng ngừa các rối loạn do thiếu Iốt.

b. Nguyên tắc cân bằng dinh dưỡng
Trẻ mầm non cần năng lượng vừa đủ mỗi ngày để duy trì các
hoạt động sống khác nhau của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, bài
tiết, duy trì thân nhiệt,… hoặc năng lượng cho hoạt động thể lực.
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Trong
đó chất đạm, chất béo và chất bột đường là những chất sinh năng
lượng. Tỷ lệ giữa các chất sinh nǎng lượng nên cân đối ở mức
tương quan như sau :
Protein : Lipit : Gluxit = 15 : 30 : 55
Việc cung cấp không đủ năng lượng trong một thời gian dài sẽ
dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Và ngược lại, cung cấp năng
lượng vượt quá nhu cầu kéo dài sẽ dẫn đến tích lũy năng lượng
thừa dưới dạng mỡ, gây ra hiện tượng thừa cân, béo phì cùng
những hậu quả về tim mạch, huyết áp, tiểu đường,…
Theo thông tư 28/2016 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, mức năng
lượng cung cấp dinh dưỡng được áp dụng tại các cơ sở giáo dục
mầm non được quy định cụ thể như sau :

15




ĐỐI VỚI LỨA TUỔI NHÀ TRẺ

Nhu cầu khuyến nghị
năng lượng cho mỗi trẻ

Nhóm tuổi

Chế độ ăn
Nhu cầu
cả ngày

Cung cấp tại
cơ sở giáo dục
mầm non
Chiếm 60–70%
nhu cầu cả ngày

3 – 6 tháng

Sữa mẹ

500 –550 kcal

330 – 350 kcal

6 – 12 tháng

Sữa mẹ & bột

600 – 700 kcal

420 kcal


12 – 18 tháng

Cháo & sữa mẹ

18 – 24 tháng

Cơm nát & sữa mẹ 930 – 1000 kcal 600 – 651 kcal

24 – 36 tháng

Cơm thường

Số bữa ăn tại các cơ sở giáo dục mầm non đối với lứa tuổi nhà
trẻ bao gồm 2 bữa chính và 1 bữa phụ. Năng lượng phân phối
cho mỗi bữa ăn như sau :
o Bữa ăn trưa cung cấp khoảng 30 – 35% năng lượng cả ngày.
o Bữa ăn chiều cung cấp khoảng 25 – 30% năng lượng cả ngày.
o Bữa ăn phụ cung cấp khoảng 5 – 10% năng lượng cả ngày.

16


Tỉ lệ các dưỡng chất cung cấp năng lượng dành cho lứa tuổi
nhà trẻ được khuyến nghị theo cơ cấu như sau :
o Chất đạm (Protein) cung cấp khoảng 13 – 20% năng lượng
khẩu phần.
o Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 30 – 40% năng lượng khẩu
phần.
o Chất bột đường (Gluxit) cung cấp khoảng 47 – 50% năng

lượng khẩu phần.
Nước uống : Khoảng 0,8 – 1,6 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong
thức ăn).


ĐỐI VỚI LỨA TUỔI MẪU GIÁO
Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi.

Nhu cầu năng lượng cả ngày của một trẻ được khuyến nghị là
1,230 – 1,320 kcal/ngày.
Nhu cầu năng lượng do các cơ sở mầm non cung cấp cho trẻ
chiếm 50 – 55% nhu cầu năng lượng cả ngày, tương đương mức
615 – 726 kcal/ngày.
Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non đối với lứa tuổi mẫu giáo
gồm 1 bữa chính và 1 bữa phụ :
o Bữa ăn trưa cung cấp khoảng 30 – 35% năng lượng cả ngày.
o Bữa ăn phụ cung cấp khoảng 15 – 25% năng lượng cả ngày.

17


Tỉ lệ các dưỡng chất cung cấp năng lượng dành cho lứa tuổi
mẫu giáo được khuyến nghị theo cơ cấu như sau :
o Chất đạm (Protein) cung cấp khoảng 13 – 20% năng lượng
khẩu phần.
o Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 25 – 35% năng lượng khẩu
phần.
o Chất bột đường (Gluxit) cung cấp khoảng 52 – 60% năng
lượng khẩu phần.
Nước uống : Khoảng 1,6 – 2,0 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong

thức ăn).
Bên cạnh việc xây dựng khẩu phần ăn đảm bảo vừa đủ năng
lượng và cân đối giữa các nhóm dưỡng chất Protein – Lipit –
Gluxit, chúng ta cần phải lưu ý bổ sung thêm vitamin & khoáng
chất vào khẩu phần ăn của trẻ thông qua một số loại hải sản và rau
quả,… Bên cạnh đó, thực đơn dinh dưỡng phải đa dạng, phong
phú, đan xen nhiều loại thực phẩm, đồng thời cần theo dõi khẩu vị
của trẻ, trạng thái thức ăn và điều kiện thời tiết để xây dựng khẩu
phần ăn thích hợp.
c. Đề xuất thực đơn dinh dưỡng
Chuẩn bị một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và thật hấp dẫn cho trẻ
chưa bao giờ là việc dễ dàng đối với bất kỳ nhân viên cấp dưỡng
nào. Và càng khó khăn hơn khi gặp những trẻ thấp còi, suy dinh
dưỡng hoặc thừa cân, béo phì. Do đó, tôi đã nghiên cứu và xây
dựng một số mẫu thực đơn gợi ý sau đây, không chỉ cân bằng dinh
dưỡng ở mức hợp lý mà còn thơm ngon, hấp dẫn và hy vọng sẽ
hợp khẩu vị của hầu hết các bé.

18


19


20


21



III. KẾT LUẬN
Ở lứa tuổi mầm non, để trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh cần
xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ và
đa dạng các loại thực phẩm thuộc 4 nhóm dưỡng chất : chất đạm, chất
bột đường, chất béo, vitamin & khoáng chất, với tỷ lệ cân đối và hợp
lý trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ. Việc đáp ứng năng lượng vừa
đủ sẽ giúp trẻ phòng tránh và giảm thiểu được nguy cơ suy dinh dưỡng
hoặc béo phì. Trẻ ăn uống lành mạnh và phát triển tối ưu là tiền đề
quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sau này. Thông qua đề tài “Cân
Bằng Dinh Dưỡng Cho Trẻ Mầm Non”, tôi đã đạt được một số thành
quả và kinh nghiệm như sau :
1. Kết quả đạt được
o Thực đơn cho trẻ được xây dựng khoa học hơn trước, đảm bảo
cân bằng dinh dưỡng và luôn được đổi mới theo ngày, theo tuần.
o Trẻ được giáo dục thói quen ăn uống lành mạnh, trẻ ăn ngon
miệng hơn và ăn hết suất của mình.
o Tình trạng suy dinh dưỡng và béo phí ở trẻ được đẩy lùi.
2. Bài học kinh nghiệm
o Bổ sung đa dạng và cân đối các loại thực phẩm thuộc 4 nhóm
dưỡng chất vào khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ.
o Thường xuyên theo dõi xu hướng cân nặng và chiều cao của trẻ
nhằm điều chỉnh mức năng lượng cần thiết trong bữa ăn.
o Tiếp tục phát huy tinh thần nghiên cứu, sáng tạo trong vấn đề dinh
dưỡng ở lứa tuổi mầm non.
Ngày
tháng
năm
Người thực hiện
Huỳnh Thị Ngọc Thanh


22


Ý KIẾN XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………


23



×