Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Hòa thượng thích thiện hoa trong sự nghiệp hoằng pháp và đào tạo tăng tài ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.96 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI MINH NHỰT

HÕA THƢỢNG THÍCH THIỆN HOA
TRONG SỰ NGHIỆP HOẰNG PHÁP
VÀ ĐÀO TẠO TĂNG TÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI MINH NHỰT

HÕA THƢỢNG THÍCH THIỆN HOA
TRONG SỰ NGHIỆP HOẰNG PHÁP
VÀ ĐÀO TẠO TĂNG TÀI
Ngành: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 8.22.90.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. CHU VĂN TUẤN



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các thông
tin, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Bùi Minh Nhựt


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Chu Văn Tuấn,
ngƣời hƣớng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn đến Học viện khoa học xã hội, nhà trƣờng
đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và nghiên cứu tại đây.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, trợ lý Khoa Tôn giáo học, tập
thể giảng viên những ngƣời đã giảng dạy, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn đến Chƣ tôn đức Tăng, Ni và bạn bè
đồng nghiệp những ngƣời đã cổ vũ, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập cũng nhƣ trong quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhƣng luận văn này không thể tránh khỏi
sai sót và hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp
của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Luận văn này là thành quả của quá trình học tập, nghiên cứu của học
viên tại Khoa Tôn giáo học - Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam.
Học viên

Bùi Minh Nhựt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang
1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẰNG PHÁP

7

VÀ ĐÀO TẠO TĂNG TÀI
1.1. Cơ sở lý thuyết

7

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công tác hoằng pháp 15
và đào tạo tăng tài ở Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Hòa
thƣợng Thích Thiện Hoa
1.3. Một số khái niệm đƣợc sử dụng trong luận văn


25

Chƣơng 2: CUỘC ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG HOẰNG PHÁP, ĐÀO TẠO 28
TĂNG TÀI CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HOA
2.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp

28

2.2. Hoạt động hoằng pháp

32

2.3. Hoạt động đào tạo tăng tài

39

Chƣơng 3: VAI TRÕ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA HÕA THƢỢNG 48
THÍCH THIỆN HOA ĐỐI VỚI ĐẠO PHÁP VÀ MỘT
SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. Những đóng góp cho đạo pháp và dân tộc

48

3.2. Những đóng góp trong giáo dục, đào tạo tăng tài

53

3.3. Một số vấn đề đặt ra


56

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

72


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

VIẾT TẮT

1

HT

2

PGVN

3

GHPGVN

4

PHĐNV


5

GHPGVNTN

6

GHTGNV

7

HVPG

NỘI DUNG CHỮ VIẾT TẮT
Hòa Thƣợng
Phật Giáo Việt Nam
Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Phật học đƣờng Nam Việt
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
Giáo hội Tăng già Nam Việt
Học viện Phật giáo


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và trải qua không ít thăng
trầm. Theo dòng lịch sử, có những lúc Phật giáo trở thành nền tảng tinh thần
của cả dân tộc, là tôn giáo chính thức nhƣ triều đại Lý - Trần (1009-1400),
giai đoạn mà các vị vua quan hay nhân dân đều một lòng quy ngƣỡng và tu
tập sinh hoạt theo giáo lý và nếp sống nhà Phật.

Nhƣng cũng có thời điểm Phật giáo suy thoái bởi các nguyên nhân
khách quan. Nhƣ cuộc chiến tranh xâm lƣợc của nhà Minh đầu thế kỷ XV và
sự đề cao Nho giáo, sự ít chú trọng Phật giáo của triều đại Hậu Lê... Đến thời
kỳ cận đại, khi các đế quốc Tây Phƣơng nhƣ Pháp, Mỹ xâm lƣợc Việt Nam,
Phật giáo cũng chung cảnh với đất nƣớc bị các đế quốc đàn áp, nhất là thời kỳ
cuối triều nhà Nguyễn (1802 - 1945), khi đó “đạo Phật lại càng suy đồi, mất
hết cả những gì thuần túy, cao siêu, mà chỉ còn như là một thần đạo, mà
nhiệm vụ chính là lo việc cúng bái mà thôi” [20, tr.83].
Đứng trƣớc những sự thăng trầm của Phật giáo, các bậc cao tăng đều ra
sức hết lòng xây dựng lại tinh thần Phật giáo. Thời kỳ đầu có các vị nhƣ:
Thiền sƣ Vạn Hạnh (938 - 1025), Thiền Sƣ Khuông Việt (933-1011) thời Nhà
Lý (1009 - 1225); thời Nhà Trần (1225-1400) có Phật hoàng Trần Nhân Tông
(1258-1308)…
Trong thế kỷ XX, khi Phật giáo có sự suy thoái và sự lấn át của các tôn
giáo khác, Tăng sĩ Phật giáo suy đồi, thì các bậc cao tăng của Phật giáo đã
đứng lên chấn hƣng và xây dựng lại nền móng Phật giáo Việt Nam. Trong số
những vị tăng sỹ Phật giáo đó, phải kể đến Hòa thƣợng Thích Thiện Hoa,
ngƣời đã có những đóng góp to lớn, xây dựng lại nền móng vững mạnh cho
Phật giáo Việt Nam.
Hòa thƣợng Thích Thiện Hoa sinh năm 1918, mất 1973. Cả cuộc đời
Ngài là sự dấn thân, phụng sự, cống hiến không mệt mỏi cho Quốc gia, Dân tộc
và Đạo pháp. Quy y từ tuổi ấu niên với Tổ Phi Lai - Chí Thiền, sau theo học
1


với Tổ Khánh Anh và tiếp tục tham học các trƣờng Phật học Lƣỡng Xuyên,
Báo Quốc tại đất Thần Kinh (Huế). Sau loạn lạc, Ngài cùng các vị trở về Nam,
từ đây Ngài ra sức dấn thân với các công tác giáo dục, hoằng pháp và công tác
giáo hội. Có thể nói, toàn bộ Phật sự ở miền Nam từ những năm 1950 đến
1972, đều đƣợc Hòa thƣợng trợ giúp trực tiếp hoặc gián tiếp mà thành tựu.

Không những thế, Hòa thƣợng còn là một nhà văn, một nhà viết sách
tài năng, một nhà phiên dịch kinh điển xuất sắc. Các tác phẩm của Hòa
thƣợng để lại nhƣ là một tấm gƣơng mẫu mực, một số tác phẩm để đời cho
hậu thế nhƣ Phật học phổ thông, Bản đồ tu Phật, Bài học ngàn vàng… Các
bộ kinh điển do Hòa thƣợng phiên dịch nhƣ Lăng Nghiêm, Viên Giác, Kim
Cang, Tâm Kinh… cũng vô cùng có giá trị.
Là ngƣời có nhiều đóng góp to lớn nhƣ vậy nhƣng sự đánh giá về công lao,
sự nghiệp của Hòa thƣợng lại chƣa nhiều, chƣa tƣơng xứng đƣợc với những thành
tựu to lớn mà Hòa thƣợng đã tạo dựng cho xã hội, cho Phật giáo. Tuy đã có một
số bài viết về Hòa thƣợng nhƣ “Tiểu sử cố hòa thƣợng Thích Thiện Hoa” - Môn
đồ Pháp Quyến; “Lƣợc thuật tiểu sử cố Hòa thƣợng Thích Thiện Hoa - Thiền viện
Thƣờng Chiếu”… nhƣng vẫn chƣa có những bài viết, những nghiên cứu chuyên
sâu một cách hệ thống và chi tiết về Hòa thƣợng, đặc biệt trên các phƣơng diện
mà Hòa thƣợng có công lao lớn nhất, đó là hoằng pháp và giáo dục.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Hòa thượng Thích Thiện
Hoa trong sự nghiệp hoằng pháp và đào tạo tăng tài” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Nhóm các công trình đề cập đến tình hình Phật giáo và bối cảnh
xã hội đương thời của Hòa thượng Thích Thiện Hoa
Đây là nhóm công trình đề cập đến tình hình Phật giáo và xã hội trong thời
điểm HT.Thích Thiện Hoa sinh sống nhƣ tác phẩm Việt Nam Phật giáo sử luận,
tập 3, của Nguyễn Lang. Công trình này đã đề cập đến toàn bộ quá trình diễn biến

2


của Phật giáo từ khởi nguyên đến lúc giáo hội thành lập, trong đó có trình bày khá
chi tiết về HT. Thích Thiện Hoa cũng nhƣ những diễn biến Phật giáo lúc đó.
Ngoài ra còn khá nhiều các tác phẩm viết về Phật giáo lúc này nhƣ Việt
Nam Phật giáo tranh đấu sử của tác giả Tuệ Giác, Phong trào Phật giáo 1963

do Lê Cung biên soạn hay các tạp chí trong thời kỳ này nhƣ Đuốc Tuệ, Viên
Âm, Từ Bi Âm, Duy Tâm, Tiến Hóa… các hội thảo liên quan nhƣ hội thảo 50
năm phong trào Phật giáo ở miền Nam (1963-2013), Nhìn lại phong trào
Phật giáo miền Nam năm 1963… đều có đề cập đến thời kỳ mà HT. Thích
Thiện Hoa sinh sống cũng nhƣ diễn biến xã hội và Phật giáo trong những thập
niên đầu thế kỷ 20.
2.2. Nhóm công trình đề cập đến cuộc đời, hoạt động của HT Thích
Thiện Hoa
Đầu tiên phải nói đến những bài viết về Tiểu sử Hòa thƣợng Thích
Thiện Hoa trên báo Giác Ngộ do Môn Đồ Pháp Quyến soạn: Tiểu sử Cố Hòa
thượng Thích Thiện Hoa (1918-1973), bài viết này tuy ngắn nhƣng khá chi
tiết và phần nào phản ảnh chân thực về Hòa thƣợng.
Bài viết Lược thuật tiểu sử Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa của Thiền
viện Thƣờng Chiếu, tác phẩm Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ XX, tập I do
Thƣợng tọa Thích Đồng Bổn chủ biên, trong đó có đề cập đến cuộc đời và
hành trạng của HT.Thích Thiện Hoa. Tác phẩm Phước Hậu tôn thế ký của Đại
đức Thích Phƣớc Năng viết về các đời trụ trì tại chùa Phƣớc Hậu trong đó có
HT. Thích Thiện Hoa. Trực tiếp và quan trọng hơn cả là những dòng tự sự của
Hòa thƣợng trong bài viết: “Một sự nghiệp của đời tôi” trích từ phần phụ lục
bộ Phật Học Phổ Thông, Nxb Tôn giáo 2011 do chính Hòa thƣợng làm tác giả.
Bài viết đƣợc Hòa thƣợng viết ra sau khi hoàn thành bộ sách năm 1965, nói về
những đóng góp và hoàn thành của Hòa thƣợng về sự nghiệp giáo dục, hoằng

3


pháp, lợi sinh, thành lập giáo hội của Hòa thƣợng. Bài viết này đề cập khá chi
tiết về tiến trình hoạt động, mục đích và hƣớng đi của mình.
Thích Thiện Hữu trong tác phẩm Có Những Con Người, NXB Hồng
Đức xuât bản năm 2012 có một bài viết với tiêu để: Hoà thượng Thích Thiện

Hoa-Bức Bích Hoạ Phật Học Phổ Thông Vĩ Đại. Bài viết đã viết về Hòa
thƣợng Thích Thiện Hoa cũng nhƣ tác phẩm Phật học phổ thông.
Nói chung các tài liệu liên quan gián tiếp, trực tiếp đến HT.Thích Thiện
Hoa khá nhiều, sở dĩ nhƣ vậy là do Hòa thƣợng là một trong những vị cao tăng,
giữ nhiều trọng trách của Phật giáo Việt Nam, luôn tích cực đóng góp và có vai trò
quan trọng trong các công tác Phật sự lúc bấy giờ. Nhƣng nhìn lại thì không có
một tác phẩm nào chuyên biệt phân tích về vai trò của Hòa thƣợng trong việc
hoằng pháp và đào tạo tăng tài, nếu có thì chỉ là những bài viết tản mạn, vì vậy
không phản ánh đƣợc một cách có hệ thống về cuộc đời, đạo nghiệp của Hòa
thƣợng để lại, do đó cần phải có một công trình nghiên cứu hầu làm sáng tỏ những
vấn đề vừa nêu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, làm rõ những đóng góp, vai trò của Hòa thƣợng Thích
Thiện Hoa, một tăng sỹ có uy tín và vị trí quan trọng trong Phật giáo Việt Nam
thế kỷ XX, trên hai phƣơng diện chủ yếu là hoằng pháp và đào tạo tăng tài, từ
đó góp phần làm rõ vai trò của Hòa thƣợng đối với đạo pháp và dân tộc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Khái lƣợc vai trò của hoằng pháp và đào tạo tăng tài đƣợc đề cập
trong Tam tạng kinh điển.
+ Phân tích những đóng góp của Hòa thƣợng Thiện Hoa trên các
phƣơng diện hoằng pháp và giáo dục qua từng giai đoạn.
+ Chỉ ra vai trò của Hòa thƣợng đối với đạo pháp, giáo dục và dân tộc.

4


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động hoằng pháp và đào tạo tăng tài của
HT.Thích Thiện Hoa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung trình bày những vấn đề liên quan đến cuộc đời, sự
nghiệp hoằng pháp và đào tạo tăng tài của HT. Thích Thiện Hoa giai đoạn
chấn hưng Phật giáo Việt Nam từ 1920 đến khi Hòa thượng viên tịch với
phạm vi không gian miền Nam Việt Nam.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng cách tiếp cận sử học và tôn giáo học để giải quyết
các nội dung của luận văn. Cách tiếp cận sử học giúp luận văn làm rõ cuộc
đời, sự nghiệp của Hòa thƣợng Thích Thiện Hoa qua các giai đoạn lịch sử,
gắn với bối cảnh lịch sử của đất nƣớc, cũng nhƣ của Phật giáo Việt Nam.
Cách tiếp cận tôn giáo học góp phần làm rõ hoạt động hoằng pháp và đào tạo
tăng tài là hai trong số các hoạt động thuần túy của Phật giáo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của luận văn có liên quan đến nhiều ngành khoa học khác
nhau nhƣ ngành tôn giáo học, ngành xã hội học, ngành sử học, vv…nên
chúng tôi chọn phƣơng pháp liên ngành, nhất là phƣơng pháp sử học - tôn
giáo học, …. trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn.
Ngoài ra, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu thứ
cấp, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, v.v..
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn (đóng góp mới)
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu Tôn giáo học một công trình nghiên
cứu khá chuyên sâu về một nhân vật lịch sử, một vị cao tăng của Phật giáo

5



Việt Nam là HT.Thích Thiện Hoa trên hai phƣơng diện là hoằng pháp và đào
tạo tăng tài. Chỉ ra vai trò, những đóng góp của HT Thích Thiện Hoa đối với
đạo pháp và dân tộc. Đồng thời, qua luận văn này sẽ góp phần cung cấp thêm
những thông tin, tƣ liệu về lịch sử Phật giáo giai đoạn HT Thích Thiện Hoa
sống.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp tài liệu một cách hệ thống, rõ ràng, chi tiết về vai trò hoằng
pháp và giáo dục của HT.Thích Thiện Hoa, qua đó giúp hiểu thêm về phong
trào chấn hƣng Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, tìm hiểu
về cuộc đời, sự nghiệp HT Thích Thiện Hoa nói riêng, phong trào chấn hƣng
Phật giáo và lịch sử Phật giáo Việt Nam giai đoạn những năm giữa thế kỷ XX
nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Đề tài gồm: Mở đầu, Nội dung, Kết luận. Trong đó, Nội dung bao gồm
những chƣơng mục nhƣ sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về hoằng pháp và đào tạo tăng tài
Chương 2: Cuộc đời và hoạt động hoằng pháp, đào tạo tăng tài của
HT.Thích Thiện Hoa
Chương 3: Vai trò và đóng góp của HT. Thích Thiện Hoa đối với đạo
pháp và một số vấn đề đặt ra

6


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×