Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

tl nguyên lý quan ly nha nuocquản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể ở thành phố hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.39 KB, 69 trang )

0

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI DI SẢN
VĂN HÓA VẬT THỂ
1.1. Khái niệm và đặc điểm của quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể
1.2. Nội dung quản lý xã hội đối với văn hóa vật thể
1.3. Những yếu tố tác động đến hoạt động quản lý xã hội đối với di sản
văn hóa vật thể
Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ VÀ THỰC TRẠNG
QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và di sản văn hóa vật thể
của thành phố Hà Nội
2.2. Thực trạng quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể ở thành phố
Hà Nội hiện nay
Chương 3: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂỞ THÀNH PHỐ
HÀ NỘI HIỆN NAY
3.1. Quan điểm, phương hướng của Đảng và Nhà nước ta về quản lý xã hội đối với di
sản văn hóa vật thể ở thành phố Hà Nội hiện nay
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể ở thành phố
Hà Nội hiện nay
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Di sản văn hóa là báu vật, là niềm tự hào của mỗi quốc gia, chứa đựng sức
sống của một nền văn hóa với bản sắc riêng biệt trong đó thể hiện trình độ và khẳng
định vị thế của dân tộc.Việc quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa,
đặc biệt là di sản văn hóa vật thể có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, quản lý, bảo tồn di sản văn hóa vật thể đã và
đang là mối quan tâm có tính chất tồn cầu, trở thành chủ đề quan trọng được bàn
thảo nhiều trên các diễn đàn Quốc tế, khu vực và các địa phương.
Ở Việt Nam, trong sự nghiệp đổi mới và phát triển toàn diện đất nước dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hoá vật thể của dân tộc đã được coi trọng và nâng cao một bước. Nhiều di sản
văn hoá vật thể đã được giữ gìn, sưu tầm, nghiên cứu và từng bước phát huy những
giá trị văn hóa truyền thống dưới nhiều góc độ khác nhau, đáp ứng nhu cầu phát triển
xã hội và tạo ra một khung cảnh mới về tham quan du lịch phục vụ nhân dân trong
nước và bạn bè quốc tế.
Hà Nội - nơi lắng hồn thiêng sông núi ngàn năm đã là nơi gặp gỡ, giao thoa,
hội tụ của nhiều nền văn minh lớn trong khu vực và trên thế giới, là nơi tiếp nhận và
ảnh hướng từ nhiều tư tưởng, tôn giáo như: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Thiên
Chúa giáo, Dân chủ tư sản rồi đến Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh,
đã sàng lọc, tiếp biến để phù hợp với điều kiện hồn cảnh, nét đẹp truyền thống của
đất nước để có thể hội nhập và phát triển, tạo nên bản sắc riêng biệt của Thăng Long Hà Nội. Sự kết tinh đó đã để lại cho Thủ đơ Hà Nội hơm nay nhiều di sản văn hoá vật
thể phong phú, đa dạng và quý giá.
Nhưng hiện nay do ảnh hưởng từ mặt trái của cơ chế thị trường, xu hướng
thương mại hóa cũng như sự bng lỏng trong quản lý của Nhà nước và các cơ quan
chức năng đã dẫn đến tình trạng các giá trị di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội ngày càng


2

bị mai một, lai căng. Một số di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội khơng cịn giữ được nét

đẹp, giá trị truyền thống từ ngàn xưa để lại.
Vấn đề quản lý di sản văn hóa đã được nhiều cơng trình quan tâm, nghiên cứu,
song chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về quản lý xã hội đối với di sản văn hóa ở
Hà Nội. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý
xã hội đối với di sản văn hóa vật thể ở thành phố Hà Nội hiện nay” làm tiểu luận
kết thúc môn Nguyên lý quản lý Nhà nước.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận về quản lý xã hội cũng như thực trạng di sản văn hóa vật thể,
thực trạng quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể ở hà Nội, khóa luận chỉ ra
phương hướng, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý xã hội đối
với di sản văn hóa vật thể trong thời gian tới ở thành phố Hà Nội.
. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, làm rõ cơ sở lý luận về di sản văn hóa vật thể và quản lý xã hội đối với
di sản văn hóa vật thể.
Hai là, làm rõ thành tựu và hạn chế của quản lý xã hội đối với di sản văn hóa
vật thể ở thành phố Hà Nội hiện nay và phân tích những nguyên nhân của những
thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong quản lý xã hội đối
với di sản văn hóa vật thể ở thành phố Hà Nội hiện nay.
Ba là, đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý xã hội đối với di
sản văn hóa ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể.
Phạm vi nghiên cứu
Về khơng gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu hoạt động quản lý xã hội đối với
di sản văn hóa vật thể trong phạm vi thành phố Hà Nội.


3


Về thời gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu hoạt động quản lý xã hội đối với di
sản văn hóa vật thể ở thành phố Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2015.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Tiểuluận dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác - Lênin, dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp khoa học ứng dụng như: quan sát,
phỏng vấn, phân tích tài liệu, thống kê , so sánh,…
5. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung chính của khóa luận bao gồm 03
chương. Cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể
Chương 2: Khái quát chung về di sản văn hóa vật thể và thực trạng quản lý xã
hội đối với di sản văn hóa vật thể ở thành phố Hà Nội hiện nay
Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý xã hội
đối với di sản văn hóa vật thể ở thành phố Hà Nội hiện nay.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI
DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ
1.1. Khái niệm và đặc điểm của quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật
thể
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm di sản văn hóa

* Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm đa nghĩa đã từng được nghiên cứu rất nhiều và có
nhiều định nghĩa khác nhau. Sở dĩ như vậy là do văn hóa được nhìn nhận dưới nhiều
khía cạnh và góc độ khác nhau. Cuộc sống xã hội càng phát triển thì văn hóa cũng
phát triển theo và văn hóa cũng chính là động lực thúc đẩy cho cuộc sống con người
phát triển lên những bước cao hơn.
* Khái niệm di sản văn hóa
Di sản văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do cha ông ta đã đúc kết,
xây dựng và truyền lại cho chúng ta đến ngày nay. Di sản văn hóa dân tộc bao hàm
nhiều giá trị và tinh hoa do các thế hệ tiền nhân để lại và lưu truyền. Các thế hệ người
Việt Nam, ngay từ buổi đầu dựng nước đã biết tôn trọng, sáng tạo và giữ gìn các giá
trị văn hóa, đặc biệt đã biết sáng tạo và huy động sức mạnh sức mạnh văn hóa vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Theo điều 4 của Luật Di sản văn hóa của
nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì:
Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là
sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ
thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


5

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia.
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng,
truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói

chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật , khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng
dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ cơng truyền thống, tri thức
về y dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống văn hóa dân
tộc và những tri thức dân gian khác.
Khái niệm quản lý xã hội
Quản lý là sự tác động có ý thức, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản
lý thơng qua sức mạnh quyền lực theo một quy trình với những nguyên tắc, phương
pháp, phong cách nghệ thuật và các công cụ quản lý nhằm đạt mục tiêu của tổ chức
trong điều kiện kinh tế, xã hội nhất định.
Từ khái niệm trên có thể thấy, quản lý chính là biểu hiện mối quan hệ giữa con
người với con người, đó là mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý; là
sự tác động có ý thức và bằng quyền lực. Quản lý là sự tác động theo chu trình bởi sự
phối hợp giữa các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu chung; quản lý tồn tại trong
môi trường luôn biến đổi. Trong tất cả các hoạt động quản lý, quản lý xã hội là hoạt
động phức tạp nhất. Bởi đối tượng của quản lý xã hội rất đa dạng và ln ln vận
động. Do đó u cầu cần huy động các chủ thể khác nhau trong xã hội tham gia vào
quá trình quản lý.
Quản lý xã hội là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý
đối với các hoạt động của đời sống xã hội nhằm hướng tới mục tiêu nhất định. Một
mặt hướng tới phát triển những giá trị tốt đẹp, mặt khác hạn chế những tác động tiêu
cực tới xã hội hướng tới một xã hội phát triển toàn diện và ổn định.
Quản lý xã hội là một hệ thống bao gồm những nhân tố cơ bản: chủ thể quản lý
xã hội, đối tượng quản lý xã hội, mục tiêu quản lý xã hội, công cụ, phương pháp quản


6

lý xã hội và môi trường quản lý. Các nhân tố này có mối quan hệ biện chứng, tác
động qua lại với nhau để hình thành nên quy luật và tính quy luật trong quản lý xã
hội.

Khái niệm quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể
Quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể là tổng hợp các biện pháp, luật
pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ, bảo tồn và
phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc và phát triển bền vững kinh tế - xã
hội quốc gia.
Có thể khái quát hoạt động quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể gồm
những hoạt động sau:
- Xây dựng, hồn thiện, sửa đổi bổ sung hệ thống thể chế và thiết chế về di sản
văn hoá vật thể. Đầu tư ngân sách cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hoá vật thể của dân tộc.
- Tổ chức hệ thống các cơ quan quản lý, nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu, tổ
chức bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá vật thể.
- Tăng cường mối quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế về di sản văn hoá.
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên môn về quản lý,
nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu và bảo vệ giữ gìn di sản văn hố vật thể.
- Tổ chức điều tra, kiểm tra việc triển khai và thực hiện Luật Di sản văn hoá
trên thực tế.
- Xử lý, giải quyết các vi phạm đối với di sản văn hoá vật thể của các tổ chức
và công dân.
- Xử lý, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về di sản văn hoá vật thể.
- Tổ chức, chỉ đạo và kiểm sốt việc xã hội hố cơng tác bảo vệ, tơn tạo, trùng
tu, sửa chữa và chống xuống cấp đối với các di sản văn hoá vật thể.
Như vậy từ những hoạt động trên, có thể tổng hợp và rút ra định nghĩa về quản
lý xã hộiu đối với di sản văn hóa vật thể như sau:
Quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể là q trình chủ thể quản lý sử
dụng các công cụ quản lý như chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà


7


nước, sử dụng các cơ chế, thiết chế xã hội… nhằm phòng tránh, ngăn chặn những tác
động tiêu cực tới những di sản văn hóa vật thể, bảo vệ, bảo tồn và phát huy những giá
trị truyền thống tốt đẹp, phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc và điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.1.2. Đặc điểm quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể
1.1.2.1. Đặc điểm về chủ thể quản lý
Thứ nhất, Đảng cộng sản Việt Nam
Chủ thể quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể rất đa dạng, phong phú.
Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng
thực hiện vai trò chỉ đạo, định hướng của mình trên những nội dung sau: ban hành
các Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản khác nhằm triển khai cơng tác bảo tồn di sản
văn hóa vật thể với những mục tiêu và phương thức thực hiện phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh xã hội, đất nước; bố trí phân cơng cán bộ trực tiếp chỉ đạo và thực hiện
việc quản lý các di sản văn hóa vật thể; tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và
toàn dân tham gia thực hiện bảo tồn di sản văn hóa vật thể; kiểm tra đánh giá tình
hình thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị, chương trình có liên quan đến hoạt động quản lý
di sản văn hóa vật thể.
Thứ hai, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bên cạnh Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là chủ thể trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc bảo tồn và quản lý di sản văn
hóa vật thể. Nhà nước quản lý di sản văn hóa vật thể thơng qua việc thiết lập bộ máy
quản lý. Hiện nay, để quản lý văn hóa nói chung, quản lý di sản văn hóa vật thể nói
riêng, ở nước ta đã thiết lập và ngày càng hoàn thiện hệ thống các cơ quan quản lý từ
trung ương đến đia phương.
Thứ ba, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên của tổ
chức, gia đình và nhân dân tham gia vào việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống của di sản văn hóa vật thể.



8

Thứ tư, các thiết chế xã hội khác
Bên cạnh các chủ thể trên, hoạt động quản lý di sản văn hóa vật thể cịn có sự
tham gia của các thiết chế xã hội khác. Sự tham gia quản lý xã hội của các thiết chế
xã hội giữ vai trò quan trọng, quyết định tới sự thành công hay thất bại của hoạt động
quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể tại địa phương. Các thiết chế xã hội khác
như: các tổ chức, đoàn thể xã hội, các thiết chế làng xã, gia đình và tồn thể nhân dân
tham gia quản lý trên các phương diện sau: tích cực và ủng hộ tham gia các hoạt động
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể tại địa phương như tuyên truyền,
phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về quản lý xã
hội đối với di sản văn hóa vật thể, giám sát các hoạt động của bộ máy quản lý, đội
ngũ cán bộ tham gia quản lý.
1.1.2.2. Đặc điểm về đối tượng quản lý
Muốn quản lý hiệu quả , các chủ thể quản lý xã hội phải nắm vững và hiểu rõ
về đối tượng quản lý.
Đối tượng của quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể được xác định là di
sản văn hóa vật thể và những vấn đề xoay quanh di sản văn hóa vật thể. Bao gồm
tổng thể các hoạt động kiểm kê, phân tích, đánh giá hiện trạng của các di tích, danh
thắng…, hoạt động trùng tu, tơn tạo, bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn
hóa vật thể, và các hoạt động khác có liên quan đén di sản văn hóa vật thể. Đối tượng
của quản lý di sản văn hóa vật thể ln gắn với truyền thống lịch sử của dân tộc. Vì
vậy chủ thể quản lý cần phải hiểu nguồn gốc, giá trị văn hóa lịch sử, hiểu được quy
luật và tính quy luật của đối tượng quản lý để có thể đưa ra được các phương pháp,
chủ trương, chính sách phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu quản lý.
1.1.2.3. Đặc điểm về phương pháp quản lý
Xuất phát từ đối tượng quản lý nêu trên, phương pháp quản lý xã hội đối với di
sản văn hóa được thể hiện như sau:
Một là, phương pháp hành chính



9

Là phương pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
bằng các mệnh lệnh hành chính bắt buộc nhằm hướng các hành vi xã hội đạt tới các
mục tiêu quản lý xã hội đề ra.
Yêu cầu để sử dụng hiệu quả phương pháp này: phải có hệ thống pháp luật
quản lý xã hội đồng bộ, đầy đủ, cụ thể, ổn định, phù hợp với đơng đảo cơng dân, cơ
quan, tổ chức; phải có hệ thống các cơ quan quản lý chức năng cùng đội ngũ cơng
chức có trình độ, kiến thức về di sản văn hóa vật thể và có nhân cách tốt; phải có cơ
quan thanh tra, kiểm sốt nhà nước cơng tâm, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm
minh những sai phạm về di sản văn hóa vật thể.
Phương pháp này được thực hiện thông qua các quyết định, chỉ thị, thông tư và
các văn bản quy phạm pháp luật khác về di sản văn hóa vật thể của các cơ quan quản
lý, giúp cho nhà quản lý giải quyết nhanh chóng, hiệu quả mọi mâu thuẫn, xung đột
xảy ra trong quá trình quản lý.
Hai là, phương pháp thuyết phục
Là sự tác động lên đối tượng quản lý thông qua các quá trình, quan hệ tâm lý,
tình cảm, nhận thức giúp đối tượng có được thái độ, tình cảm và nhận thức tích cực từ
đó tham gia hiệu quả vào hoạt động quản lý di sản văn hóa vật thể.
Phương pháp này được thực hiện thông qua các hoạt động như tuyên truyền,
vận động, giáo dục… thông qua hệ thống các sách, báo, phương tiện truyền thông,
đội ngũ làm công tác tuyên truyền.
Để sử dụng hiệu quả phương pháp này, cần đảm bảo các điều kiện như: đa
dạng hóa các loại hình truyền thơng và nội dung truyền thơng đại chúng nhằm cung
cấp kiến thức và giáo dục một cách rộng rãi, phổ biến; Nhà nước phải có đường lối và
thể chế chính trị đúng đắn, bảo vệ và thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân; phải
có cơ quan chức năng và đội ngũ cơng chức có phẩm chất và trình độ và cần có hệ
thống pháp luật đồng bộ, phù hợp.

Thông qua phương pháp này, ý thức của cộng đồng về bảo tồn và phát huy
những giá trị truyền thống của di sản văn hóa vật thể được nâng cao từ đó tham gia
quản lý di sản văn hóa vật thể tích cực và có ý thức tự giác hơn.


10

Ba là, phương pháp kinh tế
Là phương pháp chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý thông qua các
lợi ích vật chất, làm cho đối tượng quản lý tự giác chấp hành đúng các quy đinh, quy
tắc quản lý.
Thực chất của phương pháp kinh tế trong quản lý di sản văn hóa vật thể là việc
dùng lợi ích vật chất để kích thích đối tượng thực hiện những hoạt động bảo vệ các di
sản văn hóa vật thể để các di sản còn mãi với thời gian, và phát huy được những giá
trị trong văn hóa truyền thống của dân tộc; sử dụng biện pháp kinh tế chi phối lên
động cơ hành động của con người nhờ đó biến con người thụ động thành chủ động,
sáng tạo đưa ra các sáng kiến bảo vệ cũng như giữ gìn và phát huy những giá trị tốt
đẹp trong các di sản văn hóa vật thể để nhân rộng ra tất cả các địa phương trong cả
nước.
Trong quản lý và bảo vệ di sản văn hóa vật thể, biện pháp kinh tế cũng phát
huy được tác dụng của nó. Cụ thể như thành lập các quỹ bảo vệ di sản văn hóa vật
thể. Đồng thời xét khen thưởng đối với những người có thành tích cao trong bảo vệ di
sản văn hóa vật thể, và kỷ luật, xử phạt đối với những cá nhân, gia đình, tổ chức có
hành vi xâm phạm làm ảnh hưởng đến di sản văn hóa vật thể hay vi phạm pháp luật
trong quá trình quản lý di sản văn hóa vật thể để từ đó nêu cao tinh thần tự giác bảo
vệ và phát huy những giá trị truyền thống của mọi người dân trong xã hội.
1.2. Nội dung quản lý xã hội đối với văn hóa vật thể
1.2.1.Hoạch định chiến lược, chính sách và ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể
Hoạch định chiến, chính sách quản lý xã hội, chủ trương bảo tồn và phát huy

những giá trị văn hóa nói chung và văn hóa vật thể nói riêng là một nội dung quan
trọng trong quản lý xã hội của các chủ thể quản lý. Hoạch định chiến lược, chính sách
là một quá trình bao gồm việc nghiên cứu, đề xuất ra chính sách với các mục tiêu,
giải pháp, cơng cụ nhằm đạt mục tiêu, được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thơng qua và ban hành dưới các hình thức nhất định.


11

Hoạch định chiến lược, chính sách là giai đoạn lập kế hoạch, mở đường cho cả
quy trình quản lý, là cơ sở, tiền đề tiến hành các giai đoạn tiếp theo trong q trình
quản lý. Khơng có chiến lược, chính sách đúng nếu cơng tác hoạch định chiến lược,
chính sách khơng đạt hiệu quả. Chiến lược, chính sách được ban hành là căn cứ để
đánh giá quá trình và kết quả thực hiện chính sách. Việc đề ra một chính sách phù
hợp, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sẽ góp phần quyết định lớn tới các kết quả tích
cực trong hoạt động và ngược lại.
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý xã hội đối với di sản văn
hóa vật thể. Đây là nội dung quan trọng trong quản lý di sản văn hóa vật thể của các
chủ thể quản lý nhằm xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ, đầy đủ, cụ
thể và khoa học, làm cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động bảo tồn và phát huy những
giá trị của di sản văn hóa vật thể.
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc
phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định cụ thể,
trong đó có các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc, được Nhà nước đảm bảo
thực hiện trên thực tế để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Bao gồm các văn bản như
Hiến Pháp, luật và các văn bản dưới luật khác như: Nghị định, quyết định, thông tư,
chỉ thị…
Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý di sản văn hóa vật
thể cần được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền để góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể. Đồng thời các văn bản quy

phạm pháp luật về di sản văn hóa vật thể phải phản ánh được yêu cầu của việc điều
chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý. Những văn bản này phải là công
cụ hữu hiệu để các chủ thể quản lý tác động lên các quan hệ phát sinh trong q trình
quản lý di sản văn hóa vật thể.
Các cơ quan nhà nước, nhất là cơ quan quản lý chuyên mơn về di sản văn hóa
phải xuất phát từ thực tế khách quan đối với yêu cầu bảo vệ di sản văn hóa vật thể, từ
những vấn đề nảy sinh trong quản lý di sản văn hóa vật thể để ban hành văn bản quy
phạm pháp luật.


12

1.2.2. Kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm
nhiệm vụ quản lý di sản văn hóa vật thể
Hoạt động quản lý văn hóa nói chung và di sản văn hóa vật thể nói riêng thành
công hay không phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm nhiệm
vụ quản lý văn hóa. Bởi quản lý chính là hoạt động của con người, do con người do
đó nó phải được tiến hành thông qua bàn tay khéo léo của con người theo một bộ máy
tổ chức nhất định làm nhiệm vụ quản lý.
Để hoạt động quản lý di sản văn hóa vật thể có hiệu quả, yêu cầu phải xây
dựng được bộ máy quản lý đồng bộ, có sự phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng
giữa các bộ phận và phân cấp quản lý từ trung ương đến cơ sở theo nguyên tắc tập
trung dân chủ. Trong bộ máy quản lý di sản văn hóa vật thể phải có những cán bộ làm
cơng tác quản lý có kiến thức, trình độ, kỹ năng để thực hiện đầy đủ chức năng quản
lý và hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân cơng.
Khi bộ máy quản lý di sản văn hóa vật thể được kiện toàn về tổ chức và nhân
sự sẽ tạo điều kiện để thực hiện các hoạt động quản lý, hiện thực hóa mục tiêu quản
lý trên cơ sở huy động tối đa trí tuệ và khả năng lao động sáng tạo, trách nhiệm của
con người.
1.2.3. Chỉ đạo tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về quản

lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể
Khi chiến lược, chính sách pháp luật về quản lý di sản văn hóa vật thể được
ban hành, bộ máy quản lý vă hóa sẽ triển khai các hoạt động của mình, ra quyết định
thuộc thẩm quyền, thực hiện những nhiệm vụ cụ thể và những giải pháp cụ thể để
điều chỉnh để điều hành quá trình thực hiện chính sách, pháp luật phù hợp với thực tế,
xây dựng mối quan hệ quản lý phối hợp theo chiều dọc và chiều ngang. Trong chỉ
đạo, tổ chức thực hiện, các nhà quản lý đưa ra các quyết đinh quản lý chỉ đạo cho cấp
dưới và đến từng thành viên để tổ chức thực hiện.
Ngoài hệ thống chuẩn mực về mặt pháp luật, trong quá trình chỉ đạo, tổ chức
thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về quản lý xã hội đối với di sản văn hóa
vật thể các chủ thể quản lý cần quan tâm đến chuẩn mực phong tục tập quán do cộng


13

đồng đề xuất. Kinh nghiệm cho thấy, để quản lý tốt các di sản văn hóa ngồi việc xây
dựng hệ thống các chính sách, pháp luật hồn chỉnh cịn phải xây dựn được các quy
ước.
Đây cũng là biện pháp nhằm tăng cường vai trò của cộng đồng trong quản lý,
bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp. Tuy nhiện, khi tiến hành xây
dựng các quy ước cần phải tính đến sự phù hợp pháp luật, phù hợp văn hóa nếp sống
của từng địa phương có như vậy thì hoạt động quản lý mới đạt được hiệu quả tối đa.
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược, chính
sách, pháp luật và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý di sản văn hóa vật thể
Mục đích của hoạt động thanh tra, kiểm tra là nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, xử
lý kịp thời những vi phạm trong lĩnh vực quản lý di sản văn hóa vật thể. Đây chính là
hoạt động nhằm đảm bảo pháp chế trong quản lý xã hội. Nếu hoạt động quản lý mà
khơng có hoạt động thanh tra, kiểm tra sẽ tạo điều kiện cho những sai sót xảy ra.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra có thể được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất. Tuy
nhiên để tránh được những sai phạm cần phải kiểm tra thường xuyên bởi kiểm tra

thường xuyên giúp nhà quản lý nắm chắc được tình hình thực hiện kế hoạch, chính
sách, pháp luật trong lĩnh vực quản lý văn hóa vật thể. Từ đó có những đánh giá
khách quan về mặt tích cực và hạn chế của công tác trên thực tế, xử lý kịp thời những
vi phạm, đồng thời khuyến khích những nhân tố tích giúp hoạt động quản lý đạt hiệu
quả cao nhất.
Đánh giá là việc xem xét, nhận định về các giá trị các kết quả thu được khi
thực hiện chiến lược, chính sách. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách là một cơng
việc tương đối phức tạp bởi khó xác định được căn cứ nhất quán để đánh giá, cơ sở
của việc đánh giá không cụ thể.
Trong quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể cần phải kết hợp hài hòa
giữa hoạt động thanh tra, kiểm tra với hoạt động đánh giá kết quả thực hiện chiến
lược, chính sách để có thể vừa kịp thời bổ sung, hồn thiện chiến lược, chính sách
vừa chấn chỉnh cơng tác thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách.


14

1.2.5. Điều tra, sưu tầm, quản lý bộ dữ liệu, thơng tin đầy đủ, chính xác về
di sản văn hóa vật thể
Trong hoạt động quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể việc điều tra, sưu
tầm và quản lý bộ dữ liệu thông tin về các di sản văn hóa vật thể là cần thiết, có ý
nghĩa quan trọng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch về việc trùng tu, tôn tạo và làm
hồ sơ căn cứ để xét cơng nhận di tích địa phương, di tích quốc gia, di tích quốc gia
đặc biệt…Đồng thời, nhằm chịu trách nhiệm với hậu thế về tính chính xác của những
thông tin dữ liệu của các di sản văn hóa vật thể từ xã xưa để lại và những dữ liệu điều
tra, nghiên cứu mới thu thập được.
Do vậy cần phải quản lý thường xuyên, liên tục và toàn diện, chính xác về di
sản văn hóa vật thể, coi việc quản lý bộ dữ liệu, thông tin về di sản văn hóa vật thể là
một nội dung quan trọng phải tiến hành ngay và có bộ phận chuyên trách. Có rất
nhiều hình thức quản lý bộ dữ liệu, thơng tin về di sản văn hóa vật thể như: thơng qua

đội ngũ cán bộ văn thư văn phịng, thơng qua hệ thống máy tính điện tử, thơng qua
kho lưu trữ truyền thống để lưu trữ những sách báo, tài liệu liên quan. Trong giai
đoạn hiện nay, công nghệ thông tin phát triển việc quản lý bộ dữ liệu thông tin thơng
qua máy hệ thống máy tính điện tử cho phép truy cập nhanh các thông tin, tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý về di sản văn hóa vật thể.
1.2.6. Tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát việc xã hội hố cơng tác bảo vệ, tơn tạo,
trùng tu, sửa chữa và chống xuống cấp đối với các di sản văn hoá vật thể
Tổ chức chỉ đạo và kiểm sốt việc xã hội hóa cơng tác bảo vệ, tơn tạo trùng tu,
sửa chữa và chống xuống cấp đối với các di sản văn hoá vật thể là một hoạt động
quản lý có tầm quan trong trong giai đoạn hiện nay. Để hoạt động quản lý này có hiệu
quả, trước hết cần phải tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức tôn trọng, bảo tồn
và phát huy các di sản văn hóa vật thể trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh
niên, coi đây là biện pháp cực kỳ quan trọng có ý nghĩa lau dài trong bảo tồn di sản
văn hóa dân tộc. ban hành các chính sách cụ thể để khuyến khích nhân dân tham gia
vào sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Khắc phục tư tưởng bao cấp trong nhân
dân đối với bảo vệ, tu bổ và tơn tạo di tích, đặt di tích vào các thiết chế văn hóa - xã


15

hội truyền thống xóm làng, thực hiện nhân dân có quyền quản lý, bảo vệ tham gia và
đóng góp bảo vệ tu bổ di tích.[ 3;112,113]
Đồng thời, việc triển khai công tác đấu thầu và tổ chức thi công tu bổ các di
tích các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phụ trách quản lý các di sản văn hóa vật thể
phải thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở và cùng đơn vị thi công, trùng tu lên kế hoạch
trùng tu, tôn tạo, sửa chữa để tránh việc sửa chữa trùng tu di tích mất đi những giá trị
truyền thống nguyên bản vốn có từ xa xưa để lại.
1.3. Những yếu tố tác động đến hoạt động quản lý xã hội đối với di sản văn
hóa vật thể
Cơng tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể là một cơng việc phức

tạp, địi hỏi phải có sự tham gia của toàn xã hội. Quản lý xã hội đối với di sản văn hóa
vật thể là đặc biệt quan trọng, góp phần lưu giữ và phát huy những giá trị truyền
thống tốt đẹp mà ông cha để lại. Đồng thời, góp phần ổn định kinh tế - xã hội của đất
nước. Trong quá trình quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể có rất nhiều yếu tố
tác động đến theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Các yếu tố tác động đến
hoạt động quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể bao gồm:
Một là, sự định hướng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Định hướng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được coi là yếu tố
đầu tiên quyết đến sự thành công trong quản lý. Đây chính là những cơng cụ, phương
tiện, những giải pháp của chủ thể quản lý nhằm định hướng dẫn dắt, khích lệ, điều
hịa, phối hợp hoạt động của con người và cộng đồng người trong việc đạt được mục
tiêu đề ra. Theo quy luật chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý. Bên cạnh
đó, đối tượng quản lý cũng tác động vào chủ thể quản lý nhằm cùng đạt được mục
tiêu quản lý chung thơng qua việc xác định và q trình thực hiện công việc chung
nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
Định hướng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có tác động trực
tiếp đến nội dung, phương pháp và hiệu quả quản lý di sản văn hóa vật thể. Nếu chủ
trương, chính sách, pháp luật ban hành đúng, nghiêm minh và kịp thời sẽ là đòn bẩy


16

định hướng và thúc đẩy quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể đạt được mục
tiêu quản lý và ngược lại.
Hai là, tính đồng bộ hợp lý của chính sách, pháp luật quản lý xã hội về di sản
văn hóa
Sự đồng bộ của các chính sách, pháp luật về quản lý di sản văn hóa vật thể và
những văn bản khác liên quan có tác động đến hiệu quả của hoạt động quản. nếu các
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ban hành không có sự chồng chéo, mâu
thuẫn thì sẽ đảm bảo cho hoạt động quản lý. Ngược lại, nếu những chính sách và văn

bản khi ban hành có nhiều bất cập, khơng xuất phát từ nhu cầu thực tế sẽ là lực cản
đối với hoạt động quản lý di sản văn hóa vật thể.
Ba là, đời sống văn hóa tinh thần và ý thức bảo tồn di sản văn hóa vật thể của
cộng đồng dân cư
Đời sống văn hóa tinh thần và ý thức bảo tồn di sản văn hóa vật thể của cộng
đồng dân cư cũng có những tác động nhất định đối với hoạt động quản lý xã hội đối
với di sản văn hóa vật thể. Nếu đời sống văn hóa tinh thần và ý thức bảo tồn di sản
văn hóa vật thể của cộng đồng dân cư tốt, trình độ dân trí cao, bản thân mỗi cá nhân
trong xã hội đó sẽ tự nhân thức được về tầm quan trọng của di sản văn hóa vật thể để
có hành động cụ thể nhằm bảo vệ di sản văn hóa vật thể đồng thời tạo điều kiện thuận
lợi, giúp các chủ thể có thể tiến hành hoạt động quản lý xã hội đối với di sản văn hóa
vật thể và ngược lại. Chính ý thức bảo vệ di sản chưa tốt của con người cũng có thể là
ngun nhân chính gây hủy hoại, xuống cấp và thậm chí mất đi những nét đẹp, giá trị
nguyên bản của các di sản văn hóa vật thể.
Thực tế cho thấy trong thời gian qua những sai phạm trong trùng tu sửa chữa,
hay những xâm phạm về di tích, cổ vật chủ yếu đều được cộng đồng dân cư phát hiện
và báo cho cơ quan nhà nước để kịp thời xử lý. Vì vậy, đời sống văn hóa tinh thần và
ý thức bảo tồn di sản văn hóa vật thể của cộng đồng tốt sẽ tạo điều kiện cho hoạt
động quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể đạt hiệu quả cao hơn và ngược lại.
Bốn là, yếu tố số lượng đội ngũ cán bộn quản lý và trình độ chun mơn, năng
lực tổ chức thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ quản lý xã hội về văn hóa


17

Cán bộ văn hóa nhận nhiệm vụ theo kiểu bổ nhiệm. Theo số lượng của trường
Bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành văn hóa thì tồn ngành văn hóa thơng tin có gần
45.000 cơng chức. Trực thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quản lý là 4.308
người trong đó cán bộ quản lý gồm lãnh đạo, cục, vụ và tương đương 258 người;
trưởng phó phịng ban thuộc Bộ khoảng 1.500 người, khối quản lý Nhà nước về văn

hóa thơng tin là 625 người. Cán bộ văn hóa trực thuộc quản lý cấp huyện, tỉnh là trên
40.000 người, trong đó ở các sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố
22.284 người, cấp huyện là khoảng 22.000 người.
Trên phương diện chủ thể quản lý, trình độ chun mơn, năng lực tổ chức thực
hiện chính sách của đội ngũ cán bộ quản lý xã hội về văn hóa có tác động tích cực
hoặc tiêu cực tới hoạt động quản lý. Nếu các cán bộ, công chức là người có năng lực
họ sẽ có khả năng hoạch định chính sách, pháp luật, lập kế hoạch, quy hoạch quản lý
di sản văn hóa vật thể phù hợp với điều kiện thực tế cũng như dễ dàng phát hiện
những vi phạm và đưa ra được giải pháp hữu hiệu nhằm quản lý hiệu quả di sản văn
hóa vật thể. Ngược lại, nếu đội ngũ những người thực hiện chức năng quản lý mà
không được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, năng lực quản lý và năng lực chun
mơn thì có thể dẫn đến những sai lầm trong quá trình quản lý hoặc quản lý kém hiệu
quả.
Năm là, sự phối hợp hoạt động trong công tác quản lý xã hội đối với di sản
văn hóa vật thể của các ban ngành, chính quyền địa phương
Cơng tác quản lý di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa vật thể nói riêng rất đa
dạng và phức tạp. Vì vậy cần có sự phối hợp, phân cơng cơng việc, trách nhiệm giữa
các ban, ngành để quản lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể đạt hiệu quả. Để giữ
gìn và phát huy các giá trị của các di sản văn hóa vật thể khơng phải là trách nhiệm
của một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào mà là nghĩa vụ của tất cả mọi người, của cộng
đồng dân tộc trong và ngồi nước. Cần có sự phối kết hợp mang tính đồng bộ giữa
các cấp, các ngành, chính quyền địa phương để các di sản văn hóa vật thể có thể
trường tồn mãi mãi với thời gian.


18

Sáu là, sự hội nhập về kinh tế dẫn đến sự hội nhập, giao lưu giữa các nền văn
hóa cùng với sự tác động của kinh tế thị trường
Sự hội nhập về kinh tế dẫn đến sự hội nhập, giao lưu giữa các nền văn hóa và

sự tác động của kinh tế thị trường có những tác động tích cực và tiêu cực tới những
nét đẹp trong truyền thống văn hóa nói chung và di sản văn hóa vật thể nói riêng.
Kinh tế ngày càng phát triển, sự mở rộng giao lưu ngày càng rộng rãi. Một
mặt, sẽ tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần trong nhân dân, du
nhập những giá trị văn hóa mới từ các nền văn hóa trên thế giới. Mặt khác, trong quá
trình giao lưu, hội nhập, lối sống thực dụng của nền kinh tế thì trường, xét ở một góc
độ phương diện nào đó đã làm lai căng và lu mờ các giá trị truyền thống, lối kiến trúc
và những giá trị nguyên bản của các di sản văn hóa vật thể.
Như vậy, chương 1 của khóa luận đã làm rõ cơ sở lý luận về quản lý xã hội đối
với di sản văn hóa với ba nội dung chính: một là, làm rõ khái niệm và đặc điểm quản
lý xã hội đối với di sản văn hóa vật thể; hai là, chỉ ra các nội dung quản lý xã hội đối
với di sản văn hóa vật thể; ba là, những yếu tố tác động đến quản lý xã hội đối với di
sản văn hóa vật thể. Đây là cơ sở để tác giả triển khai nghiên cứu Chương 2 và
Chương 3 của khóa luận.

Chương 2

KHÁI QUÁT VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ VÀ
THỰC TRẠNGQUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI DI SẢN
VĂN HÓA VẬT THỂỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và di sản văn hóa vật
thể của thành phố Hà Nội
2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1.Vị trí địa lý


19

Nằm chếch về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sơng
Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ

Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên,Vĩnh Phúc ở phía Bắc,Hà Nam,Hịa Bình ở
phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưngn ở phía Đơng, Hịa Bình cùng Phú
Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phịng 120 km. Sau đợt mở rộng địa
giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở
cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đơng
với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba
phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai
bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác.
Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ
Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của thành phố. Độ
cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt nước biển, các đồi núi cao đều
tập trung ở phía Bắc và Tây. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc
Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê
(707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội
thành có một số gị đồi thấp, như gị Đống Đa, núi Nùng.
2.1.1.2. Thời tiết, khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió
mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông; được chia thành
bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay
tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8,
nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu
mát. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh.
Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm,
có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống
thấp dưới 5°C.


20


Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời khá dồi dào. Tổng
lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm
24,9°C, độ ẩm trung bình 80 - 82%. Lượng mưa trung bình trên 1700mm/năm
(khoảng 114 ngày mưa/năm).
2.1.1.3. Hệ thống sơng ngịi
Hà Nội được hình thành từ châu thổ sơng Hồng, nét đặc trưng của vùng địa lí
thành phố Hà Nội là “Thành phố sông hồ” hay “Thành phố trong sông”. Nhờ các con
sông lớn nhỏ đã chảy miệt mài hàng vạn năm đem phù sa về bồi đắp nên vùng châu
thổ phì nhiêu này. Hiện nay, có 7 sơng chảy qua Hà Nội: sông Hồng, sông Đuống,
sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sơng Đáy, sơng Cà Lồ. Trong đó, đoạn sơng Hồng
chảy qua Hà Nội dài tới 163km (chiếm 1/3 chiều dài của con sông này chảy qua lãnh
thổ Việt nam). Ngồi ra hiện nay Hà Nội cịn tới hàng trăm hồ đầm lớn nhỏ được
phân bổ ở khắp các phường, xã của thủ đô Hà Nội. Nổi tiếng nhất là các hồ Hoàn
Kiếm, Hồ Tây, Quảng Bá, Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy Mẫu, Thanh Nhàn, Linh
Đàm, Yên Sở, Giảng Võ, Đồng Mơ, Suối Hai…
Hệ thống sơng ngịi và những hồ đầm này của Hà Nội không những là một kho
nước lớn mà còn là hệ thống điều hòa nhiệt độ tự nhiên làm cho vùng đô thị nội thành
giảm bớt sức hút nhiệt tỏa nóng của khối bê tơng, sắt thép, nhựa đường và các hoạt
động của các nhà máy…Hệ thống sơng gịi, hồ đầm của Hà Nội khơng những tạo ra
cho thành phố khí hậu mát lành mà cịn là những danh lam thắng cảnh, những vùng
văn hóa đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội.
2.1.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội
Thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và Nghị quyết của Quốc
hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12, ngày 29 tháng 05 năm 2008 và
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2008, tồn bộ hệ thống
chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô
bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã
thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hịa Bình. Thủ đơ Hà Nội sau khi được mở rộng có
diện tích tự nhiên 3.324,92 km2 , lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ



21

đơ trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2 triệu người,
hiện nay là hơn 7 triệu người; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577
xã, phường, thị trấn.
Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8,8%; bằng 1,52 lần mức
tăng chung cả nước; thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 128.902 tỷ đồng, thu nhập
bình quân đầu người đạt 2.257 USD/người /năm (2012), tỷ lệ làng văn hóa, tổ dân
phố văn hóa đạt , tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 90%.
Theo con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011 thì năm 2010, thành
phố Hà Nội có 650 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có
40 bệnh viện, 29 phịng khám khu vực và 575 trạm y tế. Số giường bệnh trực thuộc
sở Y tế Hà Nội là 11.536 giường, chiếm khoảng một phần hai mươi số giường bệnh
toàn quốc. Cũng theo thống kê năm 2010, thành phố Hà Nội có 2.974 bác sĩ, 2.584 y
sĩ và 3.970 y tá, chỉ tập trung trong khu vực nội ô thành phố. Hà Nội ngày nay vẫn là
trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam. Năm 2009, Hà Nội có 677 trường tiểu học,
581 trường trung học cơ sở và 186 trường trung học phổ thông với 27.552 lớp học,
982.579 học sinh.
Thành phố Hà Nội trước kia đã nổi tiếng với những làng nghề phong phú, thể
hiện qua câu thành ngữ quen thuộc "Hà Nội 36 phố phường". Theo thời gian, bộ mặt
đô thị của khu phố cổ đã có nhiều thay đổi, nhưng những con phố nơi đây vẫn giữ
nguyên những cái tên thuở trước và khơng ít trong số đó vẫn là nơi bn bán, kinh
doanh những mặt hàng truyền thống cũ. Sau khi Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội,
Hà Nội còn có thêm nhiều làng nghề danh tiếng khác. Theo số liệu cuối năm 2008,
tồn Hà Nội có 1.264 làng nghề, là nơi tập trung làng nghề đông đúc bậc nhất Việt
Nam.
Hà Nội cũng là một trong ba vùng tập trung nhiều hội lễ của miền Bắc Việt
Nam. Cũng như các vùng đất khác, những lễ hội truyền thống ở khu vực Hà Nội được
tổ chức nhiều nhất vào mùa xuân. Tất cả những đặc điểm kinh tế - xã hội này có

những tác động tích cực đến hoạt động quản lý xã hội đối với văn hóa nói chung và di
sản văn hóa vật thể nói riêng.


22

2.1.3. Khái quát về di sản văn hóa vật thể
Qua hệ thống di sản văn hóa vật thể trên địa bàn Hà Nội có thể thấy được một
giá trị lớn di sản văn hóa của Việt Nam. Để từ đó, càng thấy rõ hơn tầm quan trọng
của công tác quản lý xã hội về di sản văn hóa vật thể trên địa bàn Hà Nội.
Thủ đô Hà Nội được mở rộng từ ngày 01/8/2008 đã tiếp nhận thêm nhiều di
tích lịch sử và danh lam thắng cảnh từ tỉnh Hà Tây, Hồ Bình cũ và huyện Mê Linh
của huyện Vĩnh Phúc. Cho đến nay thành phố Hà Nội thực hiện sự quản lý nhà nước
đối với số lượng di tích, danh thắng nhiều nhất trong cả nước. Đồng thời Hà Nội cũng
là địa phương đã thực hiện mạnh mẽ công tác đầu tư, bảo tồn, tu bổ di tích gắn kết
với việc phát triển văn hoá, du lịch. Theo tư liệu năm 2014 của Ban quản lý di tích
danh thắng Hà Nội thì Hà Nội sau khi hợp nhất với Hà Tây, Hồ Bình, Mê Linh thì số
lượng di tích, danh thắng tăng lên đến trên 5.175 di tích, danh lam thắng cảnh và trở
thành địa tỉnh thành có nhiều di tích nhất trong nước. Số di tích đã xếp hạng chiếm
tới 42,65% (2.209 di tích)
Các di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội gồm nhiều loại hình khác nhau như: Di
tích lịch sử: Đình, Đền, Chùa, Miếu mạo, Di tích cách mạng, danh lam thắng cảnh,
nhà bảo tàng, cổ vật, báu vật ... nằm rải rác trên địa bàn có cả những di chỉ nằm dưới
lịng đất. Tuổi đời của các di tích trải dài từ thời kỳ Phùng Ngun, Đồng Đậu, Gị
Mun, Đơng Sơn đến thời kỳ cách mạng, sự phong phú về loại hình cũng như niên đại
văn hố của di tích kéo dài là tài sản vô giá được truyền lại và kế thừa cho đến thế hệ
mai sau, cũng có nhiều di tích có tuổi trên 200 - 300 năm bị xuống cấp nghiêm trọng
do ảnh hưởng của thời gian, thời tiết, chiến tranh, tác động của con người. Một tỷ lệ
không nhỏ các di sản văn hóa vật thể đang bị xuống cấp, hư hỏng một cách trầm
trọng cần phải được tu bổ và nâng cấp. Đây là một vấn đề không chỉ riêng của thành

phố Hà Nội mà còn là một vấn đề chung, trách nhiệm của cả nước và của toàn xã hội
về việc nâng cao nhận thức bảo tồn, quản lý di sản văn hoá của dân tộc.
Thứ nhất, về di tích lịch sử - văn hóa
Theo thống kê( tháng 9 năm 2014) của Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà
Nội số lượng các di tích lịch sử - Văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:di


23

sản văn hóa vật thể thế giới có hai di sản đó là khu di tích Trung tâm Hồng thành
Thăng Long được tổ chức văn hóa UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa thế giới
ngày 31/7/2010, Văn Miếu - Quốc Tử Giám xưa là chốn "Cửa Khổng sân trình", là
"Thánh đường Nho học", nơi đào tạo và biểu dương nhân tài của đất nước, nay là di
sản văn hóa Việt Nam. Tại đây còn còn 82 văn bia các Tiến sĩ đỗ đạt các thời, đã
được tổ chức văn hóa UNESCO xếp hạng là di sản tư liệu lịch sử của Thế giới.
Di tích quốc gia đặc biệt có 9 di tích (2014), di tích cấp quốc gia có 1205, cấp
tỉnh, thành phố có 1.156 di tích. Trong tổng số các di tích lịch sử, văn hóa trên có gần
300 di tích cách mạng - kháng chiến; 292 di tích và địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ
Chí Minh ( theo thống kê mới nhất vào tháng 9 năm 2014 của Ban quản lý di tích và
Danh thắng Hà Nội)
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã có tờ trình số 313/ TTr - BVHTTDL đề
nghị Thủ tướng Chính Phủ xem xét, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt ( đợt 5 năm
2014) cho 14 di tích trên cả nước trong đó có 03 di tích ở Hà Nội gồm: Chùa Tây
Phương - Huyện Thạch Thất đón nhận di tích quốc gia đặc biệt và 34 pho tượng tại
Chùa Tây Phương được công nhận Bảo vật Quốc gia vào ngày 23 tháng 4 năm 2015
(5/3 âm lịch), Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn - Hồng Xá, Phượng Cách,
huyện Quốc Oai đón nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt vào ngày 25 tháng 4 năm
2015( ngày 7/3 âm lịch) và Đền Sóc - huyện Sóc Sơn đón Bằng xếp hạng di tích
quốc gia đặc biệt dành cho quần thể kiến trúc khu di tích đền Sóc vào ngày 24 tháng
02 năm 2015( 6/1 âm lịch). Với việc xếp hạng 3 di tích trên đã nâng tổng số di tích

quốc gia đặc biệt ở thành phố Hà Nội là 12 di tích quốc gia đặc biệt.
Như vậy, Tính đến thời điểm này, cả nước đã có 62( Theo thống kê của Cục Di
sản Văn hóa tháng 4 năm 2015) di tích được xếp hạng di tích quốc gia, trong số đó
Hà Nội có 12/ 62 di tích được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng quốc gia
đặc biệt.
Một số di tích tiêu biểu trên địa bàn như: khu di tích Trung tâm Hồng thành
Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Phủ Chủ tịch, Đền Ngọc Sơn, Đền Bạch
Mã, Đền hát Môn, Đền Hai Bà Trưng( Mê Linh), Tượng Vua Lê Thái Tổ, Chùa Lý


24

Triều Quốc Sư, Nhà số 90 phố Thợ Nhuộm, Nhà số 48 phố Hàng Ngang, Di tích lịch
sử Nhà tù Hỏa Lò, Chùa Quán Sứ, Nhà thờ Lớn Hà Nội, Khu phố Cổ Hà Nội, Nhà
Hát Lớn Hà Nội, Chùa Kim Liên, Phủ Tây Hồ, Chùa Trấn Quốc, Di tích cách mạng
Phú Thượng, Chùa Một Cột, Chùa Hương, Đền Voi Phục, Thành Cổ Hà Nội, Cột cờ
Hà Nội, Nhà sàn Bác Hồ, Đình Kim Liên, Gị Đống Đa, Chùa Bộc, Chùa Láng, Chùa
Hà, Chùa Bà Đá, Đình Quan Nhân, Đình Tây Tựu, Đình Chèm, Tượng đài chiến
thắng Ngọc Hồi, Ơ Quan Chưởng, Đình thờ Chu Văn An, Khu di tích Cổ Loa, Chùa
Mía, Chùa Trăm Gian, Chùa Trầm, Đền Và…
Thứ hai, di tích cách mạng - kháng chiến
Cùng với các di tích lịch sử - văn hố, các di tích cách mạng - kháng chiến đã
và đang góp phần tơ điểm, làm sáng lên truyền thống yêu nước hào hùng đồng thời
cũng thể hiện tinh thần u chuộng hồ bình, tự do, trọng đạo lý của Thủ đô ngàn
năm tuổi. Hiện nay, các di tích cách mạng - kháng chiến trên địa bàn thủ đơ Hà Nội
có thể chia thành các nhóm như sau:
- Các di tích liên quan đến phong trào yêu nước chống thực dân Pháp. Tiêu
biểu như: Mộ các chiến sĩ hy sinh trong vụ Hà Thành đầu độc năm 1911 ở Bưởi
(phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy), Ngôi nhà số 10 Hàng Đào ( cơ sở của phong
trào Đông Kinh nghĩa thục), Khách sạn Hà Nội (Việt Nam Quang Phục hội)…

- Các di tích liên quan đến việc thành lập các tổ chức cộng sản từ năm 1926
đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Tiêu biểu như: Ngôi nhà 5D Hàm Long (nơi
thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hà Nội tháng 3/1929), Ngơi nhà 90 Thợ Nhuộm
(nơi đồng chí Trần Phú khởi thảo Luận cương cách mạng tư sản dân quyền tháng
10/1930), Ngân hàng quốc gia (nơi đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng bí thư của Đảng
viết cuốn “Tự chỉ trích”)…
- Các di tích liên quan đến thời kỳ cách mạng tháng 8 năm 1945: Chùa Hà, nhà
bà Hai Nhã (Cầu Giấy), nhà cụ An (Tây Hồ), quảng trường Nhà hát lớn, Quảng
trường 1- 5, Bắc Bộ phủ, nhà số 101 Trần Hưng Đạo, nhà số 48 Hàng Ngang (Hoàn
Kiếm), khu di tích Phủ Chủ tịch (Ba Đình)…


×