Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Chính sách chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 96 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HOÀNG ĐẠT

CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI
ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN DANH SƠN

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu “Chính sách chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước
ven biển Việt Nam” của luận văn tốt nghiệp là kết quả của sự nỗ lực cố gắng, tìm
tòi và sáng tạo của riêng bản thân tôi cùng với sự hướng dẫn tận tình của người
hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Danh Sơn. Tôi xin cam đoan trong công trình
nghiên cứu này không hề có bất kỳ sự sao chép nào mà không có trích dẫn nguồn,
tác giả.
Tôi xin cam đoan những lời trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và tôi xin chịu
toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Học viên

Nguyễn Hoàng Đạt



i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp “Chính sách chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước
ven biển Việt Nam” được hoàn thành với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân và sự
hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn. Tôi xin được gửi lời trân trọng cảm ơn
sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Danh Sơn, người đã tận
tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong quá trình xây dựng đề cương và viết luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng phản biện đề cương
và Hội đồng phản biện luận văn đã góp ý giúp tôi hoàn thiện tốt hơn luận văn của
mình. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội, Khoa Kinh tế học và các
phòng khoa thuộc Học viện Khoa học xã hội đã tạo những điều kiện tốt nhất cho
chúng tôi trong quá trình theo học tại đây.
Tôi xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Viết Cách, Giám đốc Vườn quốc gia
Xuân Thủy; ThS. Nguyễn Hoàng Mai, Viện Khoa học môi trường, Tổng cục môi
trường; TS Kim Thị Thúy Ngọc, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi
trường và các đồng nghiệp tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã ủng hộ, tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ủng hộ,
tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ và chia sẻ công việc với tôi trong suốt thời gian
qua để tôi được đi học và hoàn thành luận văn của mình.

Học viên

Nguyễn Hoàng Đạt

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ HỆ
SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN......................................................... 8
1.1. Các khái niệm ....................................................................................................... 8
1.2. Chức năng, khả năng cung cấp, loại hình và các bên liên quan trong chi trả dịch
vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển ..................................................................... 15
1.3. Các phương pháp lượng giá dịch vụ hệ sinh thái và đặc thù trong lượng giá dịch
vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển ..................................................................... 23
1.4. Kinh nghiệm thực tiễn lượng giá và chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước
ven biển ..................................................................................................................... 26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 35
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC
VEN BIỂN VIỆT NAM VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ
HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN Ở VƯỜN QUỐC GIA XUÂN
THỦY ....................................................................................................................... 36
2.1. Hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Việt Nam ................................................. 36
2.2. Hệ sinh thái đất ngập nước Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định .................. 44
2.3. Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển ở
Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định .............................................................. 49
2.4. Đánh giá kết quả thực hiện và những vấn đề đặt ra ........................................... 59
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 65
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN

BIỂN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ..................................................... 66
3.1. Xu hướng diễn biến hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Việt Nam trong những
năm tới ....................................................................................................................... 66

iii


3.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu quản lý đất ngập nước ven biển đến 2020
và những năm tiếp theo ............................................................................................. 72
3.3. Giải pháp tăng cường quản lý và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ hệ sinh
thái đất ngập nước ven biển ...................................................................................... 74
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 81
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 85

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQL

:

Ban quản lý

BVMT

:


Bảo vệ môi trường

BĐKH

:

Biến đổi khí hậu

CERs

:

Chứng nhận giảm phát thải (Chứng chỉ các bon)

CSLI

:

Chia sẻ lợi ích

ĐDSH

:

Đa dạng sinh học

ĐNN

:


Đất ngập nước

EU

:

Liên minh Châu Âu

HST

:

Hệ sinh thái

IUCN

:

Liên minh quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên
nhiên

JICA

:

Cơ quan hợp tác phát triển Nhật Bản

NGOs


:

Các tổ chức phi chính phủ

NN&PTNT :

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PES

:

Chi trả dịch vụ môi trường

PFES

:

Chi trả dịch vụ môi trường rừng

PTBV

:

Phát triển bền vững

RNM

:


Rừng ngập mặn

TEEB

:

Nghiên cứu về kinh tế các hệ sinh thái và đa dạng sinh học

TNMT

:

Tài nguyên môi trường

UBND

:

Ủy ban nhân dân

UNDP

:

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc

VQG

:


Vườn quốc gia

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1

Hệ thống phân loại đất ngập nước

9

Bảng 1.2

Các loại hình dịch vụ hệ sinh thái

13

Bảng 1.3

Khả năng cung cấp dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước

18

Bảng 1.4

Các phương pháp lượng giá dịch vụ hệ sinh thái

24


Bảng 1.5

Các phương pháp lượng hóa giá trị kinh tế của hệ sinh thái

85

đất ngập nước ven biển
Bảng 2.1

Diện tích rừng ngập mặn toàn quốc tính đến 12/2015 (ha)

87

Bảng 2.2

Sự suy giảm độ che phủ san hô ở một số vùng ven biển Việt

87

Nam
Bảng 2.3

Các dịch vụ có khả năng áp dụng chi trả dịch vụ môi trường

87

đối với hệ sinh thái đất ngập nước ven biển tại Việt Nam
Bảng 2.4

Các thành phần thực hiện chính sách chi trả dịch vụ hệ sinh

thái tại VQG Xuân Thủy

vi

88


DANH MỤC HÌNH

Hình 1

Sơ đồ khung nghiên cứu

6

Hình 1.1

Mối quan hệ giữa các dịch vụ hệ sinh thái và các thành tố/yếu

12

tố quyết định của sự thịnh vượng của con người
Hình 1.2

Con đường từ cấu trúc sinh thái và quá trình đến sự thịnh

13

vượng của con người
Hình 1.3


Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái

vii

23


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam được biết đến như là một trong những trung tâm đa dạng sinh học
của thế giới với các hệ sinh thái tự nhiên phong phú và đa dạng, nhiều hệ sinh thái
đặc thù, nhiều vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế, có nhiều di
sản tự nhiên có giá trị. Các hệ sinh thái đang cung cấp nhiều loại dịch vụ, hạn chế
thiên tai (rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ngập mặn chắn sóng ven biển …), giảm lũ
ống, lũ quét, điều hoà nước, điều hòa khí hậu, khả năng hấp thụ CO2 lớn, tạo nhiều
cảnh quan đẹp... do vậy Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển dịch vụ hệ sinh
thái và áp dụng chi trả dịch vụ hệ sinh thái dựa vào các hệ sinh thái tiêu biểu như
rừng, biển và đất ngập nước.
Chi trả dịch vụ môi trường (PES) được coi là công cụ dựa vào thị trường tốt
trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và được áp dụng ở nhiều nước, trong đó có
Việt Nam. Bản chất của hoạt động chi trả dịch vụ môi trường là tạo cơ chế khuyến
khích kinh tế nhằm thúc đẩy sử dụng dịch vụ môi trường một cách hiệu quả và bền
vững. Đây là một công cụ kinh tế quan trọng vì nhiều người, nhất là người nghèo ở
khu vực nông thôn đang kiếm sống từ các hoạt động khai thác tài nguyên tự nhiên
bằng những phương thức mang lại lợi ích ngắn hạn nhưng lại làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên thiên nhiên và hạn chế cơ hội phát triển trong tương lai. Thông qua chi trả
dịch vụ môi trường, cơ chế quản lý môi trường bền vững sẽ được thúc đẩy nhờ
những khoản chi trả thường xuyên cho chính những người bảo vệ hệ sinh thái tự
nhiên để duy trì bền vững chức năng cung cấp dịch vụ môi trường cho các hoạt

động phát triển. Những khoản chi trả này sẽ giúp tăng cường khả năng sử dụng bền
vững lâu dài và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua việc cung cấp
nguồn thu nhập bổ sung ổn định và tạo thêm việc làm cho cộng đồng.
Tại Việt Nam, chi trả dịch vụ môi trường đã được Chính phủ triển khai áp
dụng đối với dịch vụ môi trường rừng (PFES) từ tháng 1 năm 2011 (thí điểm tại hai
tỉnh Sơn La và Lâm Đồng từ năm 2008). Qua công tác triển khai chính sách chi trả
dịch vụ môi trường rừng, rừng được bảo vệ tốt hơn, số vụ cháy rừng và diện tích

1


rừng bị thiệt hại do cháy giảm rõ rệt, các vụ vi phạm giảm đáng kể, góp phần ổn
định diện tích, độ che phủ rừng, nâng cao thu nhập, đảm bảo quyền lợi của người
dân gắn bó với rừng, bảo vệ và phát triển rừng. Theo Báo cáo sơ kết 3 năm chi trả
dịch vụ môi trường rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy,
tổng số tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng tăng lên hàng
năm (năm 2011: 117.858 đối tượng, năm 2013: 355.047 đối tượng), trong đó số hộ
nhận giao khoán và bảo vệ rừng năm 2011: 113.525 hộ, năm 2013: 236.425 hộ.
Mức thu nhập bình quân hàng năm trong cả nước của các hộ gia đình nhận khoán
bảo vệ rừng từ dịch vụ môi trường rừng khoảng 1,8 triệu đồng/hộ/năm. Ngoài ra,
chính sách đã góp phần làm chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành và người
dân trên địa bàn, góp phần quan trọng cho công tác giữ rừng, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển các ngành khác như: giảm khí nhà kính, hạn chế lũ lụt, thủy
điện, du lịch…
Từ những kết quả trên, có thể thấy việc thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ môi
trường như một cơ chế tài chính bền vững, một hướng đi tất yếu và cần phải được
triển khai sớm cho tất cả các loại hình hệ sinh thái khác. Điều này đặc biệt phù hợp
với các hệ sinh thái có khả năng phục hồi cao như hệ sinh thái đất ngập nước ven
biển. Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 1 triệu ha đất ngập nước ven biển, đây là
một trong những hệ sinh thái giàu có và mang lại nhiều giá trị cho đời sống người

dân, như: ổn định bờ biển, chắn sóng, lưu giữ trầm tích và chất dinh dưỡng, bảo tồn
đa dạng sinh học, điều hòa khí hậu, cung cấp nguồn lợi kinh tế về thủy sản, du lịch,
tham quan… và nhiều giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội khác. Tuy nhiên, cũng như
nhiều hệ sinh thái khác, hệ sinh thái đất ngập nước ven biển đang phải đối mặt với
sự đe dọa từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và nặng nề hơn cả là áp lực
chuyển đổi mục đích sử dụng đất của người dân địa phương phục vụ cho phát triển.
Trong giải quyết mâu thuẫn cố hữu giữa bảo tồn và phát triển, sử dụng tài nguyên
môi trường một cách bền vững nói chung và ở khu vực ven biển nói riêng, đặc biệt
là đối với hệ sinh thái đất ngập nước ven biển thì chi trả dịch vụ môi trường được
coi là một công cụ kinh tế hữu hiệu trong quản lý môi trường và được yêu cầu áp

2


dụng rộng rãi. Xuất phát từ yêu cầu đó, học viên lựa chọn thực hiện đề tài “Chính
sách chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Việt Nam” làm chủ đề cho
luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua đã có một số công trình, báo cáo đánh giá, bài viết liên
quan đến đề tài nêu trên với mục đích bảo tồn và phát huy được lợi ích từ hệ sinh
thái đất ngập nước nói chung và đất ngập nước ven biển nói riêng.
Có thể điểm qua một số văn bản, công trình, bài viết tiêu biểu như:
- Nguyễn Thị Thùy Dương (2010), Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề
xuất cơ chế chi trả dịch vụ môi trường đất ngập nước, Đề tài Khoa học Công nghệ
Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường. Đề tài đã tổng kết những
lý luận về hệ sinh thái đất ngập nước và chi trả dịch vụ hệ sinh thái, trong đó bao
gồm những lý luận quan trọng về nguyên nhân kinh tế dẫn đến mất đất ngập nước,
giá trị kinh tế của dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước, nền tảng lý thuyết kinh tế của
PES, và những yếu tố cơ bản của một cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái; đề xuất
cách tiếp cận, nguyên tắc xây dựng và xác định các yếu tố cơ bản của các cơ chế

PES cho đất ngập nước Việt Nam; bên cạnh đó, đề tài cũng đề xuất các giải pháp hỗ
trợ tổng thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế PES có thể vận hành.
- Trần Thị Thu Hà (2017), luận án tiến sỹ “Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm
hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với rừng ngập mặn tại
Việt Nam, Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, đi sâu nghiên
cứu về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với rừng ngập mặn ở Việt
Nam nói chung, trong đó có một số rừng ngập mặn ven biển phía Bắc.
- Nguyễn Thị Hương Liên, Nguyễn Văn Quân, Tạp chí Môi trường, số
6/2014, Hướng tới phát triển công cụ chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển ở Việt Nam.
Các tác giả đã nêu hiện trạng áp dụng PES biển ở Việt Nam và có một số đề xuất
công cụ phát triển PES biển ở Việt Nam.
- Kim Thị Thúy Ngọc (2015) Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở

3


Việt Nam, Luận án Tiến sỹ khoa học môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả
đã đề xuất cách tiếp cận và quy trình lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào công tác
quản lý và bảo tồn đất ngập nước tại Việt Nam dựa trên nghiên cứu cơ sở lý luận và
nghiên cứu thử nghiệm tại Cà Mau.
- Đinh Đức Trường (2010), Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài
nguyên ĐNN – áp dụng tại vùng ĐNN cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định, Luận án
Tiến sĩ kinh tế, Hà Nội. Tác giả đã tổng quan và hệ thống hóa các vấn đề lý luận, cơ
sở khoa học, phương pháp luận, các phương pháp và quy trình đánh giá giá trị kinh
tế phục vụ quản lý đất ngập nước. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý tài nguyên
ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, Nam Định dựa trên các kết quả đánh giá giá trị kinh
tế của ĐNN.
- Viện Khoa học môi trường, Tổng cục môi trường (2015), Nhiệm vụ “Xây
dựng hướng dẫn áp dụng chi trả dịch vụ môi trường đối với hệ sinh thái đất ngập

nước ven biển”. Đơn vị đã xây dựng dự thảo Hướng dẫn áp dụng chi trả dịch vụ
môi trường đối với hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Việt Nam như một tài liệu
kỹ thuật trong việc áp dụng chi trả dịch vụ môi trường hệ sinh thái đất ngập nước
ven biển.
Nhìn chung, các công trình, đề tài khoa học công nghệ hay các báo cáo
chuyên đề liên quan đến dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước đều đã nêu được cơ sở
lý luận khoa học về PES, đánh giá thực tiễn tại một số khu vực, địa điểm nhất định
và đưa ra một số đề xuất để vận dụng, phát triển công cụ PES nhằm phát huy được
lợi thế đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước. Đây là nguồn dữ liệu quý
giá để học viên kế thừa, nghiên cứu tổng quan về chính sách chi trả dịch vụ môi
trường hệ sinh thái đất ngập nước ven biển ở Việt Nam dưới góc độ quản lý kinh tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là khái quát cơ sở khoa học và kinh
nghiệm thực tiễn (quốc tế, trong nước) để vận dụng vào đánh giá thực trạng chính
sách chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Việt Nam và trên cơ sở đó

4


đề xuất một số giải pháp chính sách tăng cường quản lý và thực hiện chi trả dịch vụ
hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Việt Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nêu trên, Luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập
nước ven biển;
- Đánh giá được thực trạng quản lý hệ sinh thái đất ngập nước ven biển và
thực hiện chính sách chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển ở Việt Nam
thời gian qua;
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý và thực hiện chính sách chi trả dịch

vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách chi trả dịch vụ môi trường
hệ sinh thái đất ngập nước ven biển như là công cụ kinh tế trong quản lý môi
trường.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về địa bàn: Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định được lựa chọn là
không gian nghiên cứu vì những lý do sau:
Đây là vùng ĐNN ven biển tiêu biểu, chứa đựng những giá trị sinh thái và đa
dạng sinh học quan trọng bậc nhất tại Việt Nam, đồng thời có tầm quan trọng quốc
tế. VQG Xuân Thủy là khu Ramsar đầu tiên tại Việt Nam và được đánh giá là trái
tim của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới ĐNN châu thổ Sông Hồng do Tổ chức Giáo
dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) chính thức công nhận
ngày 02/12/2004. VQG Xuân Thủy là một khu vực có giá trị sinh thái cao nên thu
hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các tổ chức quốc tế và nhà quản lý ở trung
ương và địa phương. Do đó, có những thông tin, dữ liệu nằm trong các nghiên cứu,
tư liệu, báo cáo có thể thừa kế. Đây là nguồn tài liệu quan trọng phục vụ cho nghiên
cứu của luận văn.

5


- Về phạm vi đánh giá chính sách: Luận văn tập trung đánh giá khung thể
chế và pháp lý liên quan đến quản lý đất ngập nước ven biển và chi trả dịch vụ hệ
sinh thái đất ngập nước ven biển ở Việt Nam.
- Về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu được thực hiện chủ yếu từ 2013 đến 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận chung trong nghiên cứu khoa học cùng
một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

- Phương pháp thống kê, tổng hợp tài liệu: nhằm thống kê, tổng hợp các tài
liệu hiện có về đa dạng sinh học, hệ sinh thái và các chính sách chi trả dịch vụ môi
trường, dịch vụ hệ sinh thái;
- Phương pháp kế thừa: Tổng hợp và kế thừa các kết quả nghiên cứu hiện có
về cơ chế chi trả dịch vụ môi trường hiện có tại Việt Nam và trên thế giới
- Phương pháp thu thập thông tin và hồi cứu số liệu: thông tin sẽ được thu
thập qua nhiều kênh khác nhau như mạng internet, hệ thống các thư viện thuộc các
trường, viện nghiên cứu và các bộ/ngành, báo chí và phương tiện truyền thông đại
chúng. Nguồn số liệu thống kê chủ yếu của Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT và các báo
cáo của VQG Xuân Thủy.
- Phương pháp phân tích kinh tế và đánh giá tổng hợp: Sau khi có đầy đủ các
thông tin, tiến hành phân tích và đánh giá tổng hợp để đưa ra những đề xuất phù
hợp;
- Phương pháp phân tích SWOT (Điểm mạnh, Yếu, Cơ hội, Thách thức)
Khung nghiên cứu được thể hiện tại Hình 1. Sơ đồ khung nghiên cứu:
Cơ sở lý luận
về chi trả
DVHST ĐNN

K.nghiệm thực
tiễn về chi trả
DVHST ĐNN

Phân tích,
đánh giá
thực trạng,
vấn đề chi
trả DVHST
ĐNN ven
biển


Chính sách về
chi trả DVHST
ĐNN

6

Đề xuất giải pháp quản
lý và chính sách chi trả
DVHST ĐNN ven biển


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn khái quát cơ sở lý luận về chi trả dịch vụ hệ sinh thái áp dụng cho
đất ngập nước ven biển và đúc rút những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn thực hiện
chi trả dịch vụ HST của một số nước và một số địa phương ở Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Dựa trên kết quả nghiên cứu thực hiện chính sách chi trả dịch vụ hệ sinh thái
tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định, luận văn đề xuất giải pháp quản lý và
thực hiện chính sách chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Việt Nam
trong thời gian tới có giá trị tham khảo cho các địa phương có đất ngập nước ven
biển khác.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất
ngập nước ven biển.
Chương 2: Thực trạng quản lý hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Việt
Nam và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven

biển ở Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định.
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý và thực hiện chính sách chi trả
dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Việt Nam trong thời gian tới.

7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI
ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN
1.1. Các khái niệm
- Đất ngập nước:
Trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về đất ngập nước, tuy nhiên
định nghĩa được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa của Cowardin và nnk (1979):
“Đất ngập nước là vùng đất tại đó sự dư thừa của nước là yếu tố chính xác
định bản chất của việc hình thành thổ nhưỡng và các loại hình động vật và quần thể
cây cối sống trên mặt đất. Nó tạo sự bắc cầu kết nối giữa các môi trường, là vùng
chuyển tiếp giữa các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước”.
Tại Việt Nam, định nghĩa được ghi trong Điều 1 của Công ước Ramsar về
các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (1971) đã được áp dụng phổ biến
cho các hoạt động liên quan đến đất ngập nước: “Đất ngập nước là những vùng
đầm lầy, than bùn hoặc những vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường
xuyên hay tạm thời, có nước chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước
biển, kể cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp”.
Định nghĩa nêu tại Thông tư số 18/2004/TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về bảo
tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước:
“Đất ngập nước là vùng ngập nước thường xuyên hoặc tạm thời, nước chảy
hoặc nước tù, nước ngọt, nước phèn, nước mặn hoặc nước lợ. Đất ngập nước được
phân thành đất ngập nước ven biển, đất ngập nước nội địa”.

Hệ thống phân loại đất ngập nước ở Việt Nam: Ngày 22/8/2016 Tổng cục
Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Quyết định số 1093/QĐ-TCMT
ban hành hướng dẫn kỹ thuật phân loại đất ngập nước.
Hệ thống phân loại đất ngập nước ở Việt Nam bao gồm 03 nhóm với 26
kiểu. Các kiểu đất ngập nước này được ký hiệu bởi những chữ cái tiếng Việt viết tắt

8


cho kiểu (từ hai đến ba ký tự) và tương ứng với các ký hiệu kiểu đất ngập nước theo
phân loại của Công ước Ramsar. Cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Hệ thống phân loại đất ngập nước
Các kiểu đất ngập nước
Kí hiệu

Ký hiệu

của Việt

của

Nam

Ramsar

Vbn

A

2. Thảm cỏ biển


Tcb

B

3. Rạn san hô

Rsh

C

Bvd

D

Bgt

E, G

6. Vùng nước cửa sông

Vcs

F

7. Rừng ngập mặn (rừng tự nhiên hoặc rừng trồng)

Rnm

I


Dp

J

Cvb

Zk(a)

1. Sông, suối có nước thường xuyên

Stx

M

2. Sông, suối có nước theo mùa

Stm

N

3. Hồ tự nhiên

Htn

O, P

Tb

U, Xp


Cb

W

Cg

Xf

Nhóm

Tên kiểu đất ngập nước
1. Vùng biển nông ven bờ, bao gồm cả vũng, vịnh
có độ sâu không quá 6 m khi ngấn nước thủy triều
thấp nhất

Đất ngập 4. Các vùng bờ biển vách đá, kể cả vùng có vách
nước

đá ngoài khơi

biển và 5. Bãi vùng gian triều, bao gồm cả bãi bùn sét, cát,
ven biển sỏi, cuội, cồn cát

8. Đầm, phá ven biển
9. Các-xtơ và hệ thống thủy văn ngầm biển và ven
biển (bao gồm cả thung hoặc tùng áng)

Đất ngập 4. Vùng đất than bùn có rừng, cây bụi hoặc không
nước nội có thực vật che phủ

địa

5. Vùng ngập nước có cây bụi chiếm ưu thế và
ngập nước theo mùa
6. Vùng ngập nước có cây gỗ chiếm ưu thế và
ngập nước theo mùa

9


Các kiểu đất ngập nước
Kí hiệu

Ký hiệu

của Việt

của

Nam

Ramsar

Snn

Zg

Cnd

Zk(b)


Anm

1, 2

2. Đồng cói

Dc

4

3. Đồng muối

Dm

5

Ann

1, 2

Dnn

3

Hnt

6

7. Moong khai thác khoáng sản


Mks

7

8. Ao, hồ chứa và xử lý nước thải

Vxl

8

9. Sông đào, kênh, mương, rạch

Sd

9

Nhóm

Tên kiểu đất ngập nước
7. Suối, điểm nước nóng, nước khoáng
8. Hệ thống thủy văn ngầm các-xtơ và hang, động
nội địa
1. Ao, hồ, đầm nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ

Đất ngập 4. Ao, hồ, đầm nuôi trồng thủy sản nước ngọt
nước

5. Đất canh tác nông nghiệp


nhân tạo 6. Hồ chứa nước nhân tạo

Nguồn: [25]
- Hệ sinh thái và hệ sinh thái đất ngập nước ven biển:
+ Khái niệm hệ sinh thái:
Trong những thập kỷ gần đây, nhân loại đã quan tâm nhiều đến vấn đề phát
triển bền vững dựa trên cơ sở hệ sinh thái, tiếp cận hệ sinh thái để quản lý và bảo
tồn đa dạng sinh học, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội dựa trên các hệ sinh
thái... Việc nghiên cứu hệ sinh thái đã trở thành công cụ quan trọng trong việc đánh
giá và kiểm soát các tác động đến môi trường trong quá trình phát triển nông
nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ phục vụ đời sống con người, đòi hỏi phải có
cách tiếp cận đầy đủ, chính xác và hệ thống về khái niệm hệ sinh thái, tính chất,
thành phần, cấu trúc, chức năng và phân loại của chúng. Tuy nhiên, khái niệm hệ
sinh thái cho đến nay còn chưa được thống nhất.
Khái niệm hệ sinh thái lần đầu tiên được nhà sinh vật học người Anh Sir
Arthur George Tansly định nghĩa vào năm 1935: “Hệ sinh thái bao gồm không chỉ
10


phức hệ sinh vật mà còn cả phức hệ các yếu tố tự nhiên tạo thành môi trường của
quần xã sinh vật - yếu tố nơi cư trú theo nghĩa rộng hơn”. Các nhà sinh thái học Mỹ
còn đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về hệ sinh thái. Theo Linderman (1942) “Hệ
sinh thái là một hệ thống bao gồm các quá trình vật lý, hóa học, sinh học hoạt động
trong một đơn vị không gian và thời gian nào đó ”. Odum (1971) định nghĩa “Hệ
sinh thái là một đơn vị bất kỳ nào bao gồm tất cả các vật sống (thực vật, động vật, vi
sinh vật) trong một khu vực nhất định có sự tương tác với môi trường vật lý bằng
các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng xác định, sự đa dạng về loài và
chu trình tuần hoàn vật chất (nghĩa là sự trao đổi vật chất giữa các thành phần hữu
sinh và vô sinh bên trong hệ thống đó). Whittaker (1975) định nghĩa “Hệ sinh thái là
một hệ thống chức năng bao gồm một tập hợp các vật sống (thực vật, động vật, vi

sinh vật) và môi trường vật lý (khí hậu, đất) tương tác qua lại lẫn nhau”.
Có thể thấy hệ sinh thái là một khái niệm rộng có thể áp dụng cho tất cả các
trường hợp có mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường.
Tuy nhiên, tất cả các định nghĩa đều cho rằng hệ sinh thái là đối tượng
nghiên cứu của sinh thái học được mô tả theo sơ đồ sau:
HỆ SINH THÁI
Khí hậu

Đất

Thực vật

Động vật

Vi sinh vật

Qua đó hệ sinh thái có thể được định nghĩa như sau: Hệ sinh thái là hệ các
quần xã sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, tương tác
với nhau và với môi trường đó thông qua quá trình trao đổi vật chất, thông tin và
năng lượng.
+ Hệ sinh thái đất ngập nước ven biển bao gồm hệ sinh thái bãi lầy mặn

11


ngập triều, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái vùng đầm lầy ngập triều nước
ngọt, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái đầm phá.
- Dịch vụ hệ sinh thái:
Do nhu cầu phát triển thị trường PES, gần đây các tổ chức quốc tế đưa ra các
định nghĩa về dịch vụ hệ sinh thái cụ thể hơn, phục vụ trực tiếp việc xây dựng PES.

Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), dịch vụ hệ sinh thái là
“Các điều kiện và các mối quan hệ mà thông qua đó các hệ sinh thái tự nhiên và
các loài phát triển tồn tại và phục vụ cho cuộc sống con người”.
Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ (MA) đã định nghĩa các dịch vụ hệ sinh
thái là “Những lợi ích con người có được từ các hệ sinh thái, bao gồm dịch vụ cung
cấp như thức ăn và nước; các dịch vụ điều tiết như điều tiết lũ lụt, hạn hán; các
dịch vụ hỗ trợ như hình thành đất và chu trình dinh dưỡng; và các dịch vụ văn hóa
như giải trí, tinh thần, tín ngưỡng và các lợi ích phi vật chất khác”. Đồng thời cũng
đưa ra 4 loại hình dịch vụ: dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều tiết, dịch vụ văn hóa và
dịch vụ hỗ trợ.

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các dịch vụ hệ sinh thái và các thành tố/yếu tố
quyết định của sự thịnh vượng của con người. Nguồn: [39]
Nghiên cứu về kinh tế các hệ sinh thái và đa dạng sinh học (TEEB) đã đề
xuất sơ đồ để miêu tả quá trình từ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học đến sự thịnh
12


vượng của con người như sau:

Hình 1.2 Con đường từ cấu trúc sinh thái và quá trình
đến sự thịnh vượng của con người. Nguồn: [43, pg. 11]
Theo TEEB đã đưa ra 22 dịch vụ hệ sinh thái theo 4 loại hình: cung cấp, điều
tiết, dịch vụ nơi sống (hay dịch vụ hỗ trợ) và văn hóa cụ thể nêu tại Bảng 1.2
Bảng 1.2. Các loại hình dịch vụ hệ sinh thái
Các loại hình dịch vụ
CÁC DỊCH VỤ CUNG CẤP
1

Thức ăn (ví dụ: cá, thực phẩm khác)


2

Nước (ví dụ: nước sinh hoạt, nước cho thủy lợi)

3

Các nguyên liệu thô (ví dụ: sợi, gỗ, gỗ nhiên liệu, cỏ khô, phân bón)

4

Tài nguyên di truyền (ví dụ: nguồn gen tạo giống và dược liệu)

5

Điều trị bệnh (ví dụ: các sản phẩm sinh hóa, mẫu và các sinh vật thử nghiệm)

6

Trang trí (ví dụ: cây cảnh, động vật nuôi, thời trang)
CÁC DỊCH VỤ ĐIỀU TIẾT

7

Điều tiết không khí (ví dụ: cải thiện chất lượng không khí)

8

Điều tiết khí hậu (bao gồm hấp thụ các-bon, điều tiết chu trình nước)


9

Điều tiết các hiện tượng khí hậu cực đoan (ví dụ: bảo vệ khỏi bão và tránh lũ)

10 Điều tiết dòng chảy (ví dụ: thoát nước tự nhiên, tưới tiêu và tránh hạn)

13


11 Xử lý nước (đặc biệt là tự làm sạch nước)
12 Chống xói mòn
13 Duy trì độ phì nhiêu của đất (bao gồm hình thành đất)
14 Thụ phấn
15 Kiểm soát sinh học (ví dụ: gieo hạt, kiểm soát sâu hại và dịch bệnh)
CÁC DỊCH VỤ NƠI SỐNG (HAY DỊCH VỤ HỖ TRỢ)
16 Duy trì chu trình hoạt động sống của các loài di cư
17 Duy trì đa dạng nguồn gen
CÁC DỊCH VỤ VĂN HÓA
18 Thông tin thẩm mỹ
19 Các cơ hội cho giải trí và du lịch
20 Nguồn cảm hứng về văn hóa, thẩm mỹ và thiết kế
21 Tinh thần
22 Thông tin cho phát triển tri thức.
Nguồn: [43, pg.21]
- Dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước:
Theo Báo cáo Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ (2005), cũng giống như
bất kỳ hệ sinh thái nào khác, hệ sinh thái đất ngập nước có 4 chức năng cơ bản là
chức năng cung cấp (Provision), chức năng điều tiết (Regulation), chức năng văn
hóa (Cultural), và chức năng hỗ trợ (Supportive).
Hệ sinh thái đất ngập nước cung cấp hầu hết các nhóm dịch vụ hệ sinh thái

(bundled ecosytem services). Việc nhận biết tính chất này rất cần thiết đối với việc
tạo lập thị trường cho dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước, trong đó có việc xây dựng
cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước.
Bên cạnh những dịch vụ đem lại lợi ích cho cộng đồng bản địa, đất ngập
nước còn cung cấp một loạt các dịch vụ hệ sinh thái có lợi ích vượt ra khỏi phạm vi
địa phương và có thể mang tầm quan trọng toàn cầu như hỗ trợ cho các loài chim và
cá di cư, là bể chứa cácbon giúp ổn định khí nhà kính trong bầu khí quyển, v.v.

14


- Chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển là quan hệ cung ứng
và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường hệ sinh thái đất ngập nước ven biển
trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường hệ sinh thái đất ngập nước ven biển.
- Khái niệm chính sách:
Chính sách là gì?
Nghị định của Chính phủ số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 định nghĩa
“Chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực
tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định”.
- Chính sách chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển được
thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật từ trung ương đến địa phương quy
định, hướng dẫn hoạt động chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển.
Trong đó xác định các loại dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển, đối tượng
tham gia chi trả dịch vụ HST đất ngập nước ven biển gồm bên bán - cung cấp dịch
vụ HST, bên mua - sử dụng dịch vụ HST, bên trung gian trong hoạt động chi trả
dịch vụ HST, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia; cơ chế tài chính cho chi
trả dịch vụ HST đất ngập nước ven biển bao gồm lượng giá dịch vụ HST từ đó đưa
ra mức thu dịch vụ, phương thức sử dụng số tiền thu được từ chi trả dịch vụ HST
như lập quỹ, cơ chế giám sát, quản lý thu chi…
1.2. Chức năng, khả năng cung cấp, loại hình và các bên liên quan trong

chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển
1.2.1. Chức năng và khả năng cung cấp dịch vụ của hệ sinh thái đất ngập
nước ven biển
Dựa vào vai trò, chức năng của hệ sinh thái, các nhà sinh thái học đưa ra hệ
thống phân loại các chức năng của đất ngập nước gồm 4 nhóm chính là chức năng
điều tiết, chức năng cư trú, chức năng sản xuất và chức năng thông tin.
* Chức năng điều tiết của đất ngập nước ven biển
Chức năng điều tiết của đất ngập nước ven biển bao gồm:
- Điều tiết không khí: duy trì thành phần hóa học của không khí, cân bằng
nồng độ CO2, O2; làm sạch không khí, phòng chống các bệnh …

15


- Điều hòa khí hậu: điều hòa khí hậu ở cấp độ vùng hoặc địa phương. Ví dụ,
rừng ngập mặn có khả năng điều tiết nhiệt độ, sự thoát hơi nước từ lá cây ảnh
hưởng tới lượng mưa, cây có khả năng chắn gió và giữ ẩm không khí.
- Điều tiết nguồn nước: sự tồn tại của đất ngập nước tác động tới chu trình
thủy văn và dòng chảy của nước mặt và nước ngầm từ đó duy trì điều kiện thủy lợi,
đường thoát nước thải và giao thông đường thủy.
- Cung cấp nước: lọc và dự trữ nước. Chẳng hạn lá cây và đất có khả năng lọc
sạch các chất ô nhiễm trong nước trong khi đó cấu trúc “bên dưới” của hệ sinh thái đất
ngập nước sẽ điều tiết năng lực chứa nước của hồ, ao, thủy vực, lưu vực, từ đó cung
cấp nước cho các hoạt động của con người (sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp).
- Làm giàu đất: Rễ cây thực vật đất ngập nước giúp làm ổn định đất và giữ
nước, bảo vệ đất khỏi bị xói mòn và rửa trôi.
- Điều tiết các chất dinh dưỡng: Quá trình phân hủy các chất có trong đất,
nước bởi các sinh vật phân hủy sẽ tạo ra các chất đa lượng và vi lượng cung cấp cho
các sinh vật khác trong hệ sinh thái.
*Chức năng cư trú của đất ngập nước

Chức năng cư trú của hệ sinh thái liên quan đến việc cung cấp địa bàn cư trú
và sinh sản cho các sinh vật, từ đó giúp bảo tồn và duy trì nguồn gen, đa dạng sinh
học và quá trình tiến hóa.
- Cung cấp không gian sống: các hệ thống đất ngập nước cung cấp không
gian sống cho động thực vật, cho phép duy trì sự đa dạng về gen và loài. Sự đa dạng
của thực vật sẽ cung cấp thức ăn cho các động vật bậc cao hơn. Các nguồn gen đa
dạng sinh học lưu trữ thông tin di truyền của quá trình tiến hóa.
- Cung cấp nơi sinh sản: Hệ sinh thái đất ngập nước cung cấp không gian
sinh sản, đẻ trứng của các loài để sau này chúng được khai thác bởi con người.
*Chức năng sản xuất của đất ngập nước
Chức năng sản xuất: quá trình quang hợp của hệ sinh thái chuyển hóa năng
lượng, khí CO2, nước và các chất dinh dưỡng thành nhiều dạng cấu trúc cacbon.
Các cấu trúc này sau đó được sử dụng bởi các sinh vật để tổng hợp thành sinh khối

16


của hệ. Sự đa dạng trong cấu trúc cacbon cung cấp rất nhiều hàng hóa sinh thái cho
con người như thực phẩm, nguyên liệu thô hay các nguồn năng lượng.
- Cung cấp thực phẩm: Cá, tôm, chim, thú, các loại rau, quả, nấm, hạt, mật
ong và gia vị.
- Cung cấp nguyên liệu thô: bao gồm các loại tài nguyên có thể tái tạo như
gỗ, sợi, hoá chất và hợp chất sinh học, các nguyên liệu công nghiệp, nguồn năng
lượng (gỗ, củi).
- Nguồn gen: Các giống cây trồng và vật nuôi.
- Dược phẩm: Các loại dược liệu, hóa chất được sử dụng trong y tế, các mẫu
vật cho thí nghiệm…
*Chức năng thông tin của đất ngập nước
Hệ sinh thái đất ngập nước cung cấp nhiều thông tin cơ bản phục vụ cho đời
sống cong người như sau:

- Thông tin giải trí: đất ngập nước thường được sử dụng làm không gian cho
các hoạt động vui chơi, giải trí như: đi bộ, cắm trại, câu cá và ngắm cảnh.
- Thông tin văn hoá, nghệ thuật: đất ngập nước là nền tảng cho truyền thống
văn hoá và các phong tục tập quán. Nó mang lại cảm hứng cho tất cả các loại hình
nghệ thuật như: sách báo, phim ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật, âm nhạc, khiêu vũ, thời
trang và kiến trúc.
- Thông tin lịch sử và tôn giáo: đất ngập nước và các yếu tố của nó gắn liền
với các tôn giáo là nơi lưu giữ các thông tin lịch sử, văn hóa và sự ra đời phát triển
của tôn giáo.
- Thông tin khoa học và giáo dục: đất ngập nước cung cấp và lưu giữ các
thông tin của tự nhiên giúp con người có cơ hội được học tập, nghiên cứu cũng như
có thể giám sát được những biến đổi của môi trường.
Khả năng cung cấp dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước được khái quát tại
Bảng 1.3 dưới đây.

17


×