Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

báo cáo công tác xã hội cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.18 KB, 43 trang )

MỤC LỤC

1

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
TC
BHYT
NVCTXH
CTXH
HĐND
MTTQ
UBND
CSXH
KHV
KHKT
LĐTB & XH

2

Từ đầy đủ
Thân chủ
Bảo hiểm y tế
Nhân viên công tác xã hội
Công tác xã hội
Hội đồng nông dân
Mặt trận Tổ quốc
Ủy ban nhân dân


Chính sách xã hội
Kiểm huấn viên
Khoa học kỹ thuật
Lao động thương binh & xã hội

2


DANH MỤC BẢNG/ BIỂU
Bảng 1: Kế hoạch thực hành
Bảng 2: Vấn đề, nhu cầu cần được đáp ứng và mục tiêu trợ giúp
Bảng 3: Kế hoạch can thiệp/ hỗ trợ
Hình 1: Sơ đồ phả hệ của thân chủ
Hình 2: Biểu đồ hệ thống sinh thái của thân chủ
Hình 3: Sơ đồ cây vấn đề

3

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn vấn đề can thiệp
Đối với mỗi con người, gia đình không chỉ giữ vai trò là nền tảng, tế
bào của xã hội mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống,
hình thành nhân cách con trẻ; gia đình còn là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy
những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam. Đó là lòng yêu
nước, yêu quê hương, cần cù, sáng tạo trong lao động, kiên cường vượt qua
mọi khó khăn, thử thách.
Nếu như người cha trong gia đình giữ vai trò là trụ cột, là chủ gia đình,

là cánh tay chèo vững chắc lái con tàu gia đình vượt qua mọi khó khăn, hiểm
nguy. Người mẹ vừa giữ vai trò là làm mẹ, làm vợ, đảm đang quán xuyến tất
cả những công việc nội trợ trong gia đình và sẵn sàng chấp nhận hy sinh mọi
thứ để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Sẽ ra sao nếu trong gia đình thiếu vắng đi
tình yêu thương của người cha hay người mẹ đối với con cái…Tất cả chúng ta
không ai mong điều đó xảy ra, nhưng có những người phụ nữ đã phải đớn đau
khi mất đi người chồng, những đứa trẻ không nhận được tình yêu của người
cha – chỗ dựa tinh thần, trụ cột của gia đình đã mất đi, những người phụ nữ
đó đơn thân một mình nuôi con nhỏ, sống trong hoàn cảnh nghèo khó… đó là
những: “Phụ nữ đơn thân nghèo nuôi con”.
Đợt thực tế này với vai trò là một nhân viên công tác xã hội trong
tương lai, tôi muốn giúp đỡ, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, cũng như các đối
tượng cần tới sự trợ giúp của cộng đồng, của nhân viên xã hội: “Phụ nữ đơn
thân nghèo nuôi con” – là một đối tượng yếu thế rất cần tới sự quan tâm, giúp
đỡ từ chính quyền địa phương, cộng đồng, xã hội. Xung quanh tôi, nơi tôi
sinh sống có nhiều trường hợp là người mẹ đơn thân nuôi con, chứng kiến sự
vất vả, khó khăn của những người mẹ đó, với mong muốn giúp đỡ họ nâng
cao đời sống vật chất cũng như tinh thần, nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của

4

4


cộng đồng. Chính vì vậy tôi đã quyết định lựa chọn vấn đề can thiệp trong đợt
thực hành công tác xã hội cá nhân này là: “Phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con”.
2. Lịch sử vấn đề can thiệp
Qua các nguồn thông tin và tìm hiểu của bản thân thì đối tượng: “Phụ
nữ đơn thân nghèo nuôi con” tại địa bàn xã Nhã Lộng, trong đó có TC của tôi
là cô Nguyễn Thị Thanh đã và đang được hưởng chính sách trợ cấp xã hội đối

với các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Chính
phủ về: “Chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội”. Cụ thể
TC được hưởng chính sách này từ tháng 11 năm 2015 với số tiền là: 540.000
đồng/ tháng. Ngoài ra với hoàn cảnh gia đình thuộc hộ nghèo thì gia đình TC
còn được Nhà nước hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ chi phí học tập cho hai bé (con của
TC), được cấp thẻ BHYT cho các thành viên trong gia đình.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ can thiệp
3.1. Mục tiêu
- Tiếp cận, thiết lập mối quan hệ với TC
- Tìm hiểu thông tin cá nhân, hoàn cảnh gia đình, tâm tư tình cảm của TC
- Cùng TC xác định, phân tích các vấn đề mà TC gặp phải để đưa ra kế
hoạch hỗ trợ, giúp đỡ
- Hỗ trợ TC giải quyết vấn đề
- Cùng TC phát hiện những tiềm lực sẵn có của bản thân, phát huy
điểm mạnh, hạn chế điểm yếu.
- Giúp TC đương đầu với những khó khăn mà họ gặp phải
- Hướng dẫn, hỗ trợ TC thực hiện kế hoạch mà NVCTXH – TC đã lập nên.
3.2. Nhiệm vụ can thiệp
Từ mục tiêu trên, NVCTXH có những nhiệm vụ sau:

5

5


- Trong quá trình thực hành, cần tuân thủ các quy điều đạo đức, cũng
như các nguyên tắc nghề nghiệp.
- Chấp hành tốt quy định của nhà trường, khoa, giảng viên, kiểm huấn
viên và của cơ sở thực tế.
- Tiếp cận TC, thiết lập mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện.

- Tích cực quan tâm, giúp đỡ TC, lôi kéo TC vào quá trình nhận diện và
giải quyết vấn đề của họ.
- Hoàn thành và nộp báo cáo đúng thời hạn.
4. Đối tượng và phạm vi can thiệp
4.1. Đối tượng can thiệp:
Đối tượng can thiệp: Tiến trình công tác xã hội cá nhân lập kế hoạch
hỗ trợ một phụ nữ đơn thân nghèo nuôi con tại địa bàn xã Nhã Lộng, huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Khách thể: cô Nguyễn Thị Thanh – phụ nữ đơn thân nghèo nuôi con.
4.2. Phạm vi can thiệp:
Phạm vi không gian: địa bàn xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên.
Phạm vi thời gian: từ 1/7 đến 22/7/2016.

6

6


PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm: Công tác xã hội cá nhân
Công tác xã hội cá nhân vừa là quá trình, vừa là một phương pháp can
thiệp, nhằm giúp đỡ từng cá nhân con người có vấn đề xã hội, các vấn đề xã
hội này đang ngăn cản việc thực hiện chức năng xã hội của họ (bị mất, bị
giảm thiểu hay yếu về chức năng xã hội), thông qua mối quan hệ 1-1 (Nhân
viên CTXH –Thân chủ). Công cụ chủ yếu được sử dụng trong phương pháp
này là sự tương tác giữa NVCTXH và cá nhân thân chủ để giúp họ nhận thức
rõ vấn đề của họ và giúp họ giải quyết vấn đề của chính họ, giúp họ tăng khả

năng vận dụng các nguồn lực (tài nguyên) từ xã hội và của bản thân để thay
đổi tình trạng của họ.
Tiến trình công tác xã hội cá nhân: là phương pháp tiếp cận, cách
thức người NVCTXH sử dụng trong quá trình giúp đỡ đối tượng. Đây là quá
trình tương tác hỗ trợ chuyên nghiệp và khoa học giữa NVCTXH và đối
tượng , ở đó diễn ra các bước hoạt động chuyên môn nhằm hỗ trợ đối tượng
đạt được mục đích, mục tiêu giải quyết vấn đề khó khăn của mình. Tiến trình
bao gồm các bước sau:
+ Tiếp nhận thân chủ
+ Thu thập thông tin
+ Đánh giá/ chẩn đoán và xác định vấn đề
+ Lập kế hoạch trợ giúp
+ Thực hiện kế hoạch
+ Lượng giá và kết thúc/ chuyển giao.

7

7


Khái niệm nghèo đói
Tại Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực Châu Á –Thái Bình
Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc tháng 9/ 1993 đã đưa ra khái niệm và
định nghĩa về nghèo đói. Theo Hội nghị: “Nghèo đói là tình trạng một bộ
phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con
người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế -xã hội và
phong tục tập quán của các địa phương”. Có thể xem đây là định nghĩa chung
nhất về nghèo đói.
Ở Việt Nam “Nghèo” và “đói” thường được chia làm hai khái niệm
riêng biệt: “Nghèo” là tình trạng một bộ phân dân cư chỉ có điều kiện thỏa

mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống
thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện;
“Đói” tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu
và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống; “đói
nghèo” ở nước ta, ngoài những đặc điểm xét về phương diện kinh tế, còn có
những đặc điểm về phương diện xã hội.
Nhìn chung, có thể hiểu “nghèo đói’ là tình trạng một bộ phận dân cư
không có những điều kiện về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo
dục, quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng. Nghèo đói
thường được phản ánh qua các khía cạnh sau:
+ Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu của con người
+ Mức sống thấp dưới mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
+ Không được hưởng cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển
cộng đồng.

8

8


Khái niệm xóa đói giảm nghèo
Theo chính sách xóa đói giảm nghèo là tổng thể các quan điểm, tư
tưởng, giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động đến các chủ thể
kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói thực hiện mục tiêu xóa đói
giảm nghèo, từ đó xây dựng một xã hội tốt đẹp.
Khái niệm Phụ nữ đơn thân nghèo nuôi con
Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng
hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và
đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng
người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao

đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo
đang nuôi con). (Điều 5 Khoản 4, Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ
về: Chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội).
Dựa vào khái niệm trên của Nghị định, nghiên cứu tài liệu và quan
điểm của bản thân, có thể đưa ra khái niệm: “Phụ nữ đơn thân nghèo nuôi
con” như sau: “Phụ nữ đơn thân nghèo nuôi con là những người vợ không có
chồng hoặc có chồng đã chết; có chồng mất tích theo quy định của pháp luật;
là những người thuộc hộ nghèo; đơn thân một mình nuôi con.”
Chính vì vậy, hơn ai hết họ cần nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ chính
những người thân, chính quyền địa phương, cộng đồng, xã hội để họ có thể
vượt qua những rào cản khó khăn đó.
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong can thiệp
1.2.1. Lý thuyết hệ thống – sinh thái
Lý thuyết hệ thống – sinh thái là sự liên kết giữa lý thuyết hệ thống và
lý thuyết sinh thái học; Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà
sinh vật học nổi tiếng Ludwing von Bertalanffy. Sau này lý thuyết hệ thống

9

9


được các nhà khoa học khác nghiên cứu và phát triển như: Hason (1995),
Mancoske (1981), Siporin (1980).
Nội dung của thuyết nhấn mạnh đến sự tương tác giữa con người với môi
trường sinh thái của mình. Nguyên tắc chủ đạo của lý thuyết này là cuộc sống
bình thường của con người phụ thuộc vào môi trường sống hiện tại của họ.
Thuyết nhấn mạnh: “sự can thiệp tại bất cứ thời điểm nào trong hệ thống cũng
ảnh hưởng hoặc tạo ra sự thay đổi trong toàn hệ thống”. Đặc biệt cần lưu ý rằng
bản thân mỗi cá nhân cũng là một hệ thống và bao gồm một chuỗi các tiểu hệ

thống như: hệ thống sinh lý, hệ thống tình cảm, hành động và các hệ thống phản
ứng. Những hệ thống mà NVCTXH làm việc rất đa dạng, bao gồm:
- Hệ thống tự nhiên (không chính thức): gia đình, bạn bè, nhóm người
lao động tự do…
- Hệ thống chính thức: nhóm cộng đồng, tổ chức đoàn, đội, công
đoàn…
- Hệ thống xã hội: bệnh viện, trường học…
Lý thuyết sinh thái dựa trên giả thuyết: “mỗi cá nhân đều trực thuộc
vào môi trường và hoàn cảnh sống; cả cá nhân và môi trường đều được coi là
một sự thống nhất, mà trong đó các yếu tố liên hệ và trực thuộc lẫn nhau rất
chặt chẽ” (Coopton, 1989); để hiểu biết về một yếu tố nào đó trong môi
trường (ví dụ như một cá nhân), cần phải nghiên cứu để hiểu cả hệ thống môi
trường xung quanh của nó.
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến vấn đề của đối tượng: “Phụ nữ
đơn thân nghèo nuôi con” bao gồm ba cấp độ:
+ Cấp độ vi mô: là các yếu tố thuộc về bản thân TC như: sức khỏe, tâm
lý, sự mặc cảm, tình cảm, nhận thức…
+ Cấp độ trung mô: là những tương tác giữa đối tượng với các hệ thống
vi mô như: gia đình, anh em, họ hàng, hàng xóm, bạn bè…có ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến TC.

10

10


+ Cấp độ vĩ mô: xem xét vấn đề của TC với những hệ thống như: chính
quyền địa phương, cộng đồng, các yếu tố kinh tế, pháp luật, văn hóa xã hội,
quan niệm xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội…tại nơi TC đang sinh sống có
tác động tới đối tượng là: “Phụ nữ đơn thân nghèo nuôi con”.

Thuyết cho rằng: sự thay đổi hoặc xung đột trong bất kỳ lớp cắt nào
của môi trường cũng có thể gây ảnh hưởng đến các lớp khác; lý thuyết hệ
thống – sinh thái cung cấp cho NVCTXH khuôn khổ để phân tích sự tương
tác luôn thay đổi và luôn tác động lên con người.
Vận dụng lý thuyết hệ thống – sinh thái vào vấn đề của TC, tôi đã xem
xét TC như một hệ thống có mối liên hệ tổng hợp với các hệ thống khác lớn
hơn như bối cảnh, môi trường gia đình, cộng đồng…chứ không xem họ như
các yếu tố tách biệt, tự thân, vận động một mình; qua việc sử dụng lý thuyết
hệ thống – sinh thái giúp tôi thấy được hệ thống của TC, từ đó đánh giá được
điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực của TC từ hệ thống đó.
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Abraham Maslow (1908 – 1970), là nhà tâm lý học người Mỹ đã xây
dựng học thuyết phát triển về nhu cầu con người vào những năm 50 của thế
kỷ XX. Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh
hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về thang bậc nhu
cầu con người.


Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thể hiện dưới dạng hình kim tự tháp:



Các nhu cầu ở cấp thấp (nhu cầu cho sự tồn tại) ở phía dưới.

11

11





Các nhu cầu cho sự phát triển, sự hoàn thiện cá nhân được coi là quan trọng
hơn, có giá trị hơn được xếp ở phần trên.
A.Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ những nhu cầu
và những nhu cầu của con người được sắp xếp ưu tiên từ thấp tới cao và được
sắp xếp thành năm bậc sau:
+ Nhu cầu thể chất – nhu cầu cơ bản: bao gồm nhu cầu của cơ thể
(body needs) như: ăn, uống, mặc, ngủ, nghỉ… và nhu cầu sinh lý
(physiological needs). Đây là nhu cầu mạnh nhất của con người, nếu không
được đáp ứng sẽ kéo theo những khó khăn tâm lý.
+ Nhu cầu an toàn – an ninh (safety needs): là nhu cầu được bảo vệ an
toàn, sống trong môi trường lành mạnh, không nguy hiểm trong cuộc sống.
+ Nhu cầu xã hội (social need): là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ
phận, một tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương; Nếu nhu cầu
này không được thỏa mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về
tâm lý.
+ Nhu cầu được tôn trọng (esteem needs): nhu cầu này còn được gọi là
nhu cầu tự trọng, được thể hiện ở hai cấp độ:



Nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản
thân.



Nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự
trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân.
+ Nhu cầu được thể hiện mình – tự hoàn thiện (self – actualizing

needs): đây là bậc cao nhất trong thang này, có tác động lớn nhất tới sự hoàn
thiện nhân cách; Đó là nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính
mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”; Đơn giản hơn , đó là
nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định
mình, để làm việc, cống hiến cho cộng đồng xã hội…

12

12


A.Maslow là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về một hệ thống nhu cầu
của con người. Mặc dù có hạn chế là: sự tuyệt đối hóa nhu cầu của con người
trong mỗi thang bậc của sự phát triển. Tuy nhiên, hơn 60 năm qua lý thuyết
của A.Maslow vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong
lĩnh vực trợ giúp con người của ngành CTXH.
Thông qua lý thuyết nhu cầu của A.Maslow, giúp cho tôi đánh giá nhu
cầu của TC trong bước: “đánh giá và xác định vấn đề”, sau khi đã xác định
được vấn đề của TC thì tôi đã chuyển những vấn đề đã xác định ở trên thành
những nhu cầu chăm sóc, sắp xếp các vấn đề theo thứ tự ưu tiên, tương ứng là
các nhu cầu cũng xếp theo thứ tự ưu tiên. Căn cứ vào đó, tôi sẽ cùng TC đi
sang các bước tiếp theo của tiến trình, đó là lập kế hoạch hành động, trong đó
TC và những nhu cầu của TC đóng vai trò trọng tâm.
1.3. Cơ sở pháp lý
Nghị định 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ: “Về chính sách trợ giúp các
đối tượng bảo trợ xã hội”.
Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ: “Về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của
Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội”.
Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC: “Về hướng dẫn

thi hành một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm
2006 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và
Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2010 của Chính phủ về sử
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ
giúp các đối tượng bảo trợ xã hội”.
Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ: “Quy định chính sách trợ
giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội”; Nghị định bao gồm 9 chương,
42 điều. Đối tượng: “người đơn thân nghèo nuôi con” trong nghị định này
được quy định như sau:
13

13


+ Điều 4: Mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội (trong Khoản 1 Điều 4
này quy định: “mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội là 270.000 đồng”.)
+ Điều 5: Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng (theo Khoản 4
Điều 5 này quy định: “người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có
vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của
pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi
nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp,
cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân
nghèo đang nuôi con)”.
+ Điều 6: Mức trợ cấp xã hội hàng tháng (Điểm g và Điểm h Khoản 1
của Điều 6 này quy định đối tượng người đơn thân nghèo nuôi con được
hưởng:


g) Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này
đang nuôi 01 con;




h) Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này
đang nuôi từ 02 con trở lên).
+ Điều 9: Cấp thẻ bảo hiểm y tế (Điểm b Khoản 1 Điều 9 này quy định:
con của người đơn thân nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế).
1.4. Khái quát về cơ sở thực hành



Tên cơ sở thực tế: UBND xã Nhã Lộng



Địa chỉ: xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.



Quá trình hình thành: trước cách mạng tháng 8, Nhã Lộng thuộc phủ Phú
Bình; sau cách mạng tháng 8/1945, xã Phú Cường được thành lập (bao gồm
Úc Kỳ, Nhã Lộng, Triều Dương); năm 1946 Chi bộ Đảng xã Phú Cường (tiền
thân của Đảng bộ xã Nhã Lộng) được thành lập; năm 1950 xã Phú Cường và
xã Đại Cát sát nhập thành xã Nhã Lộng; năm 1954 xã Nhã Lộng tách thành 3
xã: Quyết Tiến, Hồng Phong, Trần Phú; năm 1960 Đảng bộ xã Quyết Tiến

14

14



Được thành lập; năm 1976 xã Quyết Tiến đổi tên thành xã Nhã Lộng cho đến
nay.
1.4.1. Hệ thống chính trị


Đảng ủy: Tổng số Đảng viên của xã là 283 đồng chí, Ban chấp hành khóa
XXI có 15 đồng chí, Ban thường vụ có 5 đồng chí.



Hội đồng nông dân: Tổng số đại biểu HĐND là 23 đại biểu.Trình độ văn hóa
Trung học phổ thông 19 đại biểu, Trung học cơ sở có 4 đại biểu. Trình độ
chuyên môn Trung cấp có 5 đại biểu, trình độ Đại học, Cao đẳng có 10 đại
biểu. Trình độ lý luận chính trị, trung cấp có 17 đại biểu.



Ủy ban nhân dân: Tổng số 13 đồng chí, có 8 đồng chí trình độ Đại học, 1
đồng chí trình độ Cao đẳng và 4 đồng chí trình độ trung cấp.



Các tổ chức đoàn thể:
+ Mặt trận tổ quốc: Tổng số ủy viên ban MTTQ có 35 ủy viên, có 12 tổ
chức thành viên, 14 trưởng ban công tác mặt trận.
+ Hội phụ nữ: Hội có 1200 hội viên, ban chấp hành có 19 hội viên và
có 14 chi hội.
+ Hội nông dân: Tổng số hội viên 1036 hội viên, có 14 chi hội.
+ Hội cựu chiến binh: Tổng số hội viên 379 hội viên, Ban chấp hành có

15 đồng chí và có 14 chi hội.
+ Đoàn thanh niên: Tổng số 132 đồng chí, gồm 17 chi đoàn.
1.4.2. Vị trí địa lý
Nhã Lộng là một xã trung du có lịch sử lâu đời, nằm ở phía tây bắc của
huyện Phú Bình, cách trung tâm huyện 5km, cách trung tâm thành phố Thái
Nguyên 18km, xã nằm gần thị trấn Hương Sơn, có tuyến đường giao thông
quan trọng của tỉnh là quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi Bắc Giang chạy qua
trung tâm xã, vị trí cụ thể như sau: Phía đông bắc giáp với xã Bảo Lý (ngăn

15

15


chia bởi sông Cầu); Phía tây bắc giáp với xã Thượng Đình; Phía đông nam
giáp với xã Úc Kỳ; Phía tây nam giáp với xã Điềm Thụy
1.4.3. Điều kiện tự nhiên
Nhã Lộng là một xã thuộc vùng trung du với nhiều đồi cao và ao hồ, xã
nằm sát với sông Cầu nên diện tích đất đồng bằng cũng khá lớn. Nhìn chung,
địa hình xã Nhã Lộng khá phức tạp dốc dần từ Nam tới Bắc.
Khí hậu ở Nhã Lộng mang tính đặc thù của nhiệt đới gió mùa, thời tiết
trong năm được chia thành bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông; trong đó có hai mùa
rõ rệt nhất là mùa đông và mùa hè. Mùa đông thời tiết hanh khô từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau, lạnh, có những đợt gió mùa đông bắc cách nhau từ 7
đến 10 ngày. Mùa hè với đặc trưng là nền nhiệt cao gây ra tình trạng nóng nực
từ tháng 6 đến tháng 10, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn vào tháng 6,7,8 (chiếm
70% lượng mưa cả năm).
Tài nguyên, khoáng sản: Nhã Lộng có tiềm năng khai thác cát, sỏi trên
dòng sông Cầu chảy qua địa bàn xã, tạo nên nguồn tài nguyên dồi dào.
Nguồn nước cung cấp cho sản xuất ở Nhã Lộng chủ yếu là hệ thống

kênh, mương Hồ Núi Cốc, trong đó kênh chính chạy dọc từ tây bắc xuống
đông nam của xã là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho hoạt động nông
nghiệp; Ngoài ra, còn có hệ thống sông Cầu, các ao hồ, kênh mương chứa
nước phục vụ cho sản xuất, đặc biệt là tưới nước cho cây trồng vụ đông.
1.4.4. Đặc điểm dân cư - xã hội
Toàn bộ xã có 1.701 hộ với 7.121 nhân khẩu, trong đó số hộ khẩu nông
nghiệp là 85%, còn lại là số khẩu phi nông nghiệp chiếm 15%. Xã Nhã Lộng
được phân thành 14 xóm, bao gồm: Nón, Hanh, Bến, Đồi, Thanh Đàm, Trại,
Soi 1, Soi 2, Chiễn 1, Chiễn 2, Xóm Mịt, Náng, Đô, Xúm.
Đặc điểm về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng:
+ Về dân tộc: toàn xã có khoảng 5 dân tộc đang sinh sống

16

16


+ Về tôn giáo: đạo Phật chiếm 55%, đạo Thiên chúa chiếm 39%, tôn
giáo khác chiếm 6%.
+ Tập quán sinh sống: các hộ gia đình sống tập trung tại 14 xóm, phân
bố đều trên toàn diện tích của xã; các xóm phía Tây của xã có mật độ dân cư
khá thưa và phân bố trên các vùng địa hình đồi thấp, dàn chải.


Những thuận lợi và khó khăn của cơ sở thực tế
- Thuận lợi:
+ Xã Nhã Lộng có địa hình tương đối bằng phẳng tạo điều kiện thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp.
+ Diện tích đất nông nghiệp khá lớn, tạo lợi thế cho xã phát triển vùng
chuyên canh nông nghiệp.

+ Hệ thống sông, suối tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng để cung
cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Với khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi để trồng cây lúa nước, các
loại cây trồng vụ đông như: ngô, đậu tương…nhất là việc trồng rau xanh ở
Nhã Lộng rất phát triển.
+ Xã có Quốc lộ 37 chạy qua và hệ thống giao thông tương đối hoàn
chỉnh, đã tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân địa phương giao lưu phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm, không ngừng học hỏi, nâng
cao trình độ, quan tâm tới đời sống của nhân dân.
+ UBND ngày càng được củng cố, kiện toàn, phát huy được tốt chức
năng, nhiệm vụ của các ban ngành, đoàn thể.
- Khó khăn:
+ Lượng mưa lớn phân bố không đều trong năm gây ra tình trạng ngập
úng ở một số nơi trên địa bàn xã, làm giảm độ phì của đất.
+ Nhã Lộng là một xã thuần nông, đời sống của người dân còn gặp
nhiều khó khăn kéo theo sự chuyển dịch lao động địa phương ra các vùng

17

17


khác rất lớn; cơ sở hạ tầng xã hội còn thiếu, hạ tầng kỹ thuật chưa đảm bảo
như: chưa có khu cây xanh, công viên thể dục thể thao, hệ thống cấp thoát
nước, thu gom chất thải rắn…đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường
sống của người dân.
+ Các thông tin về TC được lưu lại tại phòng LĐTB & XH còn hạn
chế, chưa chi tiết.
+ Các hoạt động hỗ trợ các đối tượng: “Phụ nữ đơn thân nghèo nuôi

con” còn rất ít, chủ yếu mang tính từ thiện, không mang tính lâu dài.
2. Hoạt động can thiệp
2.1. Kế hoạch thực hành
Được sự nhất trí của KHV xã, nhóm chúng tôi đã xin phép KHV xã là
cho nhóm chúng tôi sẽ ra ủy ban xã vào thứ 2, 4, 6 hàng tuần, tạo điều kiện
cho nhóm có nhiều thời gian tiếp cận với TC; Theo như kế hoạch thực hành
của nhóm, tôi được phân ra xã vào thứ 6 hàng tuần (tức là ngày 8/07, ngày
15/07, ngày 22/07).
Bảng 1: Kế hoạch thực hành
Thời gian
Ngày
22/06/2016
Từ 1/07 đến
4/07/2016.

18

Nội dung công việc
- Đi cùng nhóm đến cơ quan
thực tế nộp giấy giới thiệu,
trình bày lý do, xin thực tế tại
cơ quan.
Phần I: Tổng quan về cơ sở
thực tế:
- Ra mắt, làm quen với cơ sở
thực tế, nhận KHV phụ trách
trong quá trình thực tế.
- Tìm hiểu về cơ sở thực tế:
+ Cơ cấu tổ chức
+ Vị trí địa lý

+ Điều kiện tự nhiên,
+ Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Tìm hiểu về danh sách các
đối tượng được hưởng CSXH.
18

Kết quả mong đợi
- Được chấp thuận.

- Làm quen và tạo
được mối quan hệ thân
thiện với mọi người
trong cơ quan.
- Có được những tài
liệu liên quan để viết
báo cáo.
- Nắm bắt được sơ qua
về tình hình các đối
tượng được hưởng


chính sách.
Từ ngày 5/07
đến 10/07/2016

Từ ngày 11/07
đến 17/07/2016

Từ ngày 18/07
đến 21/07/2016


Ngày 22/07 đến
trước 8/08/2016

19

Phần II: Làm việc với cá nhân
TC
+ Tiếp cận và thiết lập mối
quan hệ với TC.
+ Tìm hiểu thông tin cá nhân
và gia đình TC.
+ Đến UBND xã Nhã Lộng
nhận sự phân công của KHV
(8/07/2016).

- Làm quen, thiết lập
được mối quan hệ giữa
NVCTXH – TC thân
thiện, tôn trọng, bình
đẳng.
- Thu thập được những
thông tin cần thiết.
- Học hỏi kinh nghiệm,
hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
+ Tìm hiểu thông tin về môi
- Thu thập được đầy
trường sống của TC, những
đủ các thông tin về

nguồn lực hỗ trợ.
môi trường sống,
+ Đánh giá, kiểm tra lại những nguồn lực hỗ trợ TC.
thông tin vừa thu thập được về
TC.
+ Cùng TC xác định vấn đề
+ Xác định được vấn
của TC, phân tích điểm mạnh, đề của TC đang gặp
điểm yếu của TC, sắp xếp thứ phải.
tự ưu tiên các vấn đề.
+ Vẽ sơ đồ phả hệ, biểu đồ
+ Hoàn thành sơ đồ và
sinh thái.
phân tích.
+ Đến UBND xã nhận sự
+ Hoàn thành nhiệm
phân công của KHV
vụ được giao.
(15/07/2016).
+ Xây dựng được kế
+ Cùng TC xây dựng kế hoạch hoạch can thiệp/ hỗ
can thiệp/ hỗ trợ.
trợ.
- Thực hiện kế hoạch can
- Có được các hoạt
thiệp/ hỗ trợ
động thiết thực để can
- Nhóm tổ chức đi thăm các
thiệp/ hỗ trợ TC.
TC của các thành viên trong

nhóm.
- Lượng giá kết thúc quá trình - Đánh giá được những
can thiệp
hoạt động đã làm được
và chưa làm được.
Ngày 22/07
+ Buổi sáng: đến cơ sở thực tế - Hoàn thành
cùng nhóm đánh giá lại quá
- Rút ra được những
trình thực tế tại cơ sở, xin
bài học, kinh nghiệm
19


phiếu đánh giá của KHV, dấu
xác nhận của thủ trưởng cơ
quan, chia tay cơ sở thực tế.
+ Buổi chiều: đến nhà TC
cùng đánh giá lại những kết
quả đạt được, động viên TC
tiếp tục thực hiện kế hoạch,
nêu lý do kết thúc quá trình
can thiệp, cám ơn TC.
- Viết báo cáo thực hành.

20

20

trong đợt thực tế.


- Hoàn thành báo cáo
trước thời hạn.


2.2. Đặc điểm đối tượng can thiệp
Họ và tên thân chủ:
Giới tính:…..
Ngày sinh:…....
Địa chỉ: Xóm Xúm, xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Hoàn cảnh của thân chủ: Cô Nguyễn Thị Thanh là một trong những hộ
gia đình thuộc hộ nghèo của xóm, hoàn cảnh gia đình cô rất khó khăn. Năm
19 tuổi (2006) cô lấy chồng, sinh được ba người con, dù hoàn cảnh gia đình
khó khăn nhưng cuộc sống gia đình vẫn rất yên ấm; hạnh phúc không được
bao lâu thì chồng cô mất (2015) do mắc bệnh hiểm nghèo, một mình cô phải
nuôi ba con nhỏ. Cô kể rằng: “Cuộc sống gia đình vất vả lắm, gia đình đã
nghèo rồi, thì chú nhà lại mất do mắc bệnh hiểm nghèo, cuộc sống lại càng
khó khăn hơn, cả gia đình chỉ có trông vào hai sào ruộng mà ông bà nội
cho…”. Gia đình cô sống trong một ngôi nhà nhỏ, để tăng thêm thu nhập cho
gia đình, ngoài công việc làm ruộng, cô còn đi “phụ hồ” để kiếm thêm tiền
nuôi con ăn học, công việc vất vả gánh lên đôi vai cô. Mỗi khi gặp lại bạn bè
hay mọi người xung quanh hỏi về gia đình, lòng cô như thắt lại bởi nỗi đau
mất chồng, cảm thấy tự ti về bản thân, về hoàn cảnh gia đình; Cô chỉ mong
được khỏe mạnh, để kiếm tiền nuôi ba em được học đến nơi đến chốn, thoát
khỏi cảnh nghèo khó, có thời gian chăm sóc, dạy dỗ con cái.
2.3. Tiến trình can thiệp
2.3.1. Tiếp cận đối tượng
Sau khi tìm hiểu về danh sách các đối tượng được hưởng chính sách xã
hội tại địa bàn do chú Dũng (KHV) cung cấp, tôi đặc biệt quan tâm tới đối
tượng: “Phụ nữ đơn thân nghèo nuôi con”. Tôi đã nhờ chú Dũng cung cấp

cho một số đối tượng trên, trong quá trình đi tiền trạm, tôi đặc biệt quan tâm
tới cô Nguyễn Thị Thanh (TC) – một trong những đối tượng đang được
21

21


hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho: “Phụ nữ đơn thân nghèo nuôi con” và
đã quyết định lựa chọn cô Thanh để tác nghiệp trong đợt thực tế này. Bởi vì
cô không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu đi cả tình cảm vợ chồng, hơn
nữa lại luôn mang trong mình sự mặc cảm, tự ti về bản thân và hoàn cảnh gia
đình và đơn thân một mình nuôi ba con nhỏ.
Do cô Thanh sống ngay trên địa bàn mà tôi đang sinh sống, nên có
phần thuận lợi trong quá trình đi lại. Được sự giới thiệu của chú Dũng, tôi đã
chủ động đến tìm gặp Trưởng xóm: chú Dương Tiến Minh và Chi hội trưởng
hội phụ nữ: cô Dương Thị Xuân, nhằm tìm hiểu thêm về một số thông tin về
TC, đồng thời nhờ bác và cô giúp đỡ trong quá trình thực tế này.
Theo kế hoạch (7/07/2016), tôi đã chủ động tìm đến nhà TC để tiếp cận
và thiết lập mối quan hệ. Tôi đã giới thiệu về bản thân, trình bày vai trò, mục
đích đến với TC và thông qua nguyên tắc làm việc của ngành mình học. Để có
được sự tin tưởng của TC, tôi đã linh hoạt sử dụng các kỹ năng như: giao tiếp,
tạo sự tin tưởng qua nguyên tắc giữ bí mật: “Cô yên tâm rằng những điều mà
cô – cháu chia sẻ sẽ được giữ bí mật, nếu cần trong quá trình can thiệp, cần sự
chia sẻ thông tin với người thứ khác thì cháu sẽ xin phép cô trước ạ”; Kỹ năng
lắng nghe: tôi đã tập trung lắng nghe một cách tích cực những gì TC chia sẻ:
“Gia đình cô nghèo lắm, một mình nuôi ba đứa nhỏ, đứa đầu năm vừa rồi học
lớp xong lớp 4, đứa thứ hai học xong lớp 2, còn đứa út chưa đến tuổi đi học”
và kỹ năng đặt câu hỏi để thu thập được những thông tin ban đầu về TC.
Trong buổi tiếp xúc đầu tiên này, tôi đã nhanh chóng thu thập một số thông
tin từ sự phản hồi của TC để đánh giá ban đầu về vấn đề của TC như sau:

+ Gia đình TC gặp nhiều khó khăn về kinh tế
+ Thân chủ còn mặc cảm, tự ti về bản thân và hoàn cảnh gia đình.
+ TC đi làm cả ngày, ít có thời gian chăm sóc, dạy con học.

22

22


Như vậy, giai đoạn đầu tiên này, tôi đã bước đầu thuận lợi tạo được mối
quan hệ thân thiện, cởi mở, hợp tác của TC, đánh giá được ban đầu về vấn đề mà
TC đang gặp phải và thu thập được những thông tin ban đầu như sau:
- Thông tin về TC:
+ Họ và tên: NGUYỄN THỊ THANH
+ Ngày sinh: 14/12/1987
+ Giới tính: Nữ
+ Nơi ở: Xóm Xúm, xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
+ Gia đình của TC bao gồm 4 thành viên: TC và ba người con: Ngọ
Văn Phương, Ngọ Thị Linh và Ngọ Văn Huy.
+ Tình trạng sức khỏe: bình thường
+ Tinh thần: tổn thương tâm lý do chồng mất, thiếu thốn tình cảm vợ chồng.
2.3.2. Thu thập thông tin
Thu thập thông tin là bước quan trọng trong tiến trình can thiệp và được
duy trì trong suốt thời gian tiến hành trợ giúp TC và giải quyết vấn đề của họ.
Thu thập thông tin từ TC nhằm tìm hiểu những thông tin sâu về TC, có
được những thông tin chính xác về vấn đề của đối tượng, để từ đó lên kế
hoạch can thiệp/ hỗ trợ.
Tôi tiến hành thu thập các nhóm thông tin sau:
- Nhóm thông tin về TC: thông qua các buổi tiếp xúc, trò chuyện, vấn
đàm TC, tôi đã thu thập được các thông tin sau:

+ Thứ nhất là về vấn đề tâm lý của TC: tâm lý không ổn định, dễ xúc
động (nhất là khi nhắc tới người chồng đã mất của mình), cảm thấy mặc cảm
về bản thân (góa phụ) và hoàn cảnh gia đình (nghèo khó).

23

23


+ Thứ hai là vấn đề kinh tế: Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, thiếu thốn
về vật chất cũng như tài chính. Trong gia đình có mỗi TC là lao động chính,
một mình kiếm tiền nuôi ba con nhỏ. Hàng tháng TC chỉ được nhận tiền trợ cấp
theo Nghị định 136 của Chính Phủ về trợ giúp xã hội đối với đối tượng: “người
đơn thân nghèo nuôi con” là: 540.000 đồng. Ba đứa con còn nhỏ, nên chưa
giúp gì được cho mẹ. Cả gia đình chỉ trông chờ vào 2 sào ruộng, làm rau bán,
số tiền cũng chẳng được bao nhiêu; Ngoài ra, TC còn phải đi làm thêm để tăng
thêm thu nhập như: “phụ hồ”, “thu mua phế liệu”, công việc vất vả, chắt vặt có
tháng vừa đủ chi tiêu cho gia đình, có tháng phải vay mượn, nhất là vào đầu
năm học, thiếu tiền đóng học phí cho hai đứa đi học.
+ Thứ ba là vấn đề chăm sóc, giáo dục con cái: cô chia sẻ: “cô lo cho
mấy đứa nhỏ lắm, chỉ sợ mai này chúng nó lớn ham chơi, sa vào tệ nạn, cô đi
làm cả ngày, về nhà mệt, chẳng có thời gian kèm cặp chúng nó học, giờ
chúng nó còn nhỏ nên ham chơi lắm”. TC mong muốn có thời gian dạy con
cái, chăm sóc con, hiểu được tâm lý lứa tuổi của trẻ, để có cách giáo dục hiệu
quả, lo cho tương lai của các con.
Qua quá trình trao đổi thông tin với TC có thể thấy các vấn đề nêu trên
xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây: Định kiến từ chính bản thân TC về
số phận của mình là góa chồng, đơn thân nuôi con, hoàn cảnh gia đình nghèo
khó; Trình độ học vấn thấp, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, không có
nguồn vốn phát triển kinh tế; Việc làm không ổn định, không có nhiều thời

gian chăm sóc, giáo dục con cái.
- Nhóm thông tin về bối cảnh môi trường của TC, những nguồn lực hỗ trợ:
+ Thứ nhất là hoàn cảnh gia đình:


Chồng TC mất sớm do mắc bệnh hiểm nghèo, bốn mẹ con nương tựa vào
nhau để sống, TC rất yêu thương, quan tâm con cái. Gia đình TC sống trong
một ngôi nhà nhỏ, lợp mái tôn, việc làm không ổn định.
24

24




Các yếu tố môi trường xung quanh tác động tới TC: Sau khi chồng mất, TC
vẫn luôn dành được sự quan tâm yêu thương từ bố mẹ chồng/ bố đẻ, đặc biệt
là bố mẹ chồng thường tới nhà cô giúp cô chăm nom các cháu, đưa cháu đi
học, trông nom nhà cửa, khi TC đi làm xa. Anh em ruột thịt cũng thường
xuyên động viên về tinh thần, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn; mối quan hệ
của TC với hàng xóm không xảy ra tranh chấp hay xung đột gì. Ngoài ra, TC
còn nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương như: sự động viên,
hỗ trợ của Hội phụ nữ (hỗ trợ 2 tạ xi xây công trình phụ, tặng quà ngày 8/03,
quà Tết).
+ Thứ hai là tìm hiểu về những nguồn lực có thể hỗ trợ TC: tôi và TC
đã cùng thảo luận, bàn bạc về các nguồn lực có thể huy động để giải quyết
vấn đề của TC đã nêu ở trên, bao gồm: nội lực (nguồn lực bên trong từ chính
bản thân TC và gia đình) và ngoại lực (nguồn lực bên ngoài từ sự hỗ trợ của
anh em, hàng xóm, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng…). Cụ thể như sau:
Về nội lực: TC có sức khỏe nên dễ dàng tìm kiếm các công việc phù

hợp với bản thân; Song trong gia đình chỉ có cô là lao động chính, một mình
nuôi ba con nhỏ, nên gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, cho nên bản
thân gia đình TC không có nguồn lực hỗ trợ nào.
Về ngoại lực:



Ông ngoại (bố đẻ của TC): hoàn cảnh gia đình khó khăn, thuộc diện hộ
nghèo, phải nuôi các chị và em của TC nên không thể hỗ trợ về tài chính cho
TC, chỉ có thể động viên tinh thần.



Ông bà nội (bố mẹ chồng của TC): tuổi đã cao, thuộc diện hộ nghèo, gia cảnh
khó khăn nên cũng chỉ hỗ trợ một phần nào đó về tài chính và tinh thần cho
TC.



Anh em ruột thịt động viên về tinh thần, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

25

25


×