Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN mon tieng anh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.14 KB, 21 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu thế hội nhập, Tiếng Anh hiện nay đang đóng một vai trò
quan trọng. Nhưng Tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ, do vậy việc tiếp thu
ngôn ngữ này đối với học sinh tiểu học gặp không ít khó khăn.
Tiếng Anh là phương tiện ngôn ngữ để mọi người trên thế giới xích lại
gần nhau, để mở mang trí tuệ, nhân dân ta có thể sánh vai được với các
cường quốc năm Châu. Vì vậy, việc dạy Tiếng Anh ở trường tiểu học thực
sự cần được coi trọng.
Tôi may mắn được tham gia khoá học: Bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh
do phòng giáo dục tổ chức trong dịp hè vừa qua, do người nước ngoài trực
tiếp giảng dạy. Đó là lớp học rất có ích đối với tôi và các đồng nghiệp. Qua
lớp học đó tôi đã nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc dạy và
học Tiếng Anh ở tiểu học sao cho đúng cách và có hiệu quả.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở tiểu học nhiều năm,
trong qúa trình giảng dạy tại trường Tiểu học Hùng Lô, tôi thấy các em học
sinh gặp một số trở ngại như: nhút nhát, tự ti và không có môi trường giao
tiếp bằng Tiếng Anh…, làm mất đi hứng thú học tập của các em, các em
không tự tin khi giao tiếp sợ học, làm giảm chất lượng của bộ môn.
Trong số các trở ngại đó điều quan trọng nhất là các em chưa biết cách
để học Tiếng Anh đạt hiệu quả tốt nhất.
Theo quan điểm của chương trình đổi mới sách giáo khoa, phương
pháp dạy học mới là: học sinh chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, người
thầy đóng vai trò hướng dẫn giúp đỡ, học sinh phát huy tối đa tính chủ động
tích cực; đồng thời theo mục tiêu giảng dạy Tiếng Anh trong chương trình
sách giáo khoa mới, lấy giao tiếp làm mục tiêu của việc dạy và học, tôi nhận
thấy để giao tiếp thuận lợi học sinh cần có phương pháp học tập tốt, để đạt
hiệu quả tối đa.

1



Trong quá trình giảng dạy, tôi đã lựa chọn các phương pháp dạy học
phù hợp với nội dung của từng kỹ năng, từng bài cụ thể, để nâng cao hiệu
quả giảng dạy và khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh. Bên cạnh đó tôi
cũng lựa chọn những biện pháp tổ chức hoạt động học tập phù hợp để học
sinh tiếp thu kiến thức mới thông qua việc thu thập thông tin, tự tìm tòi, phát
hiện kiến thức mới dưới sự tổ chức, quản lý, hướng dẫn của giáo viên.
Giúp học sinh làm việc độc lập, tự chủ, biết vận dụng, áp dụng kiến thức
đã học vào các tính huống thực tế của môn học.
Kết quả là đã giúp học sinh tích luỹ, làm giàu vốn từ trong quá trình
học tập, nhớ từ được nhanh hơn và tự tin hơn trong giao tiếp. Giúp các em
thấy việc học ngoại ngữ là không khó lắm. Từ đó các em có lòng ham mê
học ngoại ngữ, xác định đúng động cơ học Tiếng Anh, duy trì động cơ đó ở
cường độ mạnh. Hơn nữa các em xoá bỏ được tính tự ti, xấu hổ thay vào đó
là lòng tự tin, mạnh dạn khi học Tiếng Anh.
Xuất phát từ những lý do trên trong sáng kiến này tôi muốn đề cập đến
việc: “Đổi mới phương pháp dạy và học Tiếng Anh bậc Tiểu học” giúp học
sinh có cách học và tiếp cận với Tiếng Anh rễ hiểu hơn, hiệu qủa hơn, giúp
các em tiếp thu tích luỹ ngôn ngữ được một cách khoa học hơn và dễ nhớ
hơn, tự tin để sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, học tập môn Tiếng Anh được hiệu
quả cao.

2


PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp, được sử dụng rộng trên khắp thế
giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, văn hoá, truyền
thông, giao lưu hợp tác,…và Tiếng Anh là ngoại ngữ chính được học ở hầu
hết các nước: 89% học sinh của khối EU học Tiếng Anh; các nước Châu Á

như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Malaysia đều
chọn Tiếng Anh như một ngoại ngữ bắt buộc và học từ tiểu học.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lí học, lứa tuổi tiểu học (từ 6
đến 11 tuổi) học ngoại ngữ sẽ có những đặc điểm tâm lí trong quá trình tiếp
thu ngôn ngữ thứ hai giống như quá trình thụ đắc tiếng mẹ đẻ. Có thể tóm tắt
những đặc điểm tâm lí đặc thù ở lứa tuổi này như sau:
Trẻ em tiếp thụ ngôn ngữ một cách vô thức, không phân tích và không
nhận thức được các đặc điểm hình thức, cấu trúc ngôn ngữ của thứ tiếng
đang học. Sự khác biệt giữ trẻ em và người lớn khi học ngoại ngữ thể hiện
chủ yếu ở cách chú ý tới hình thức ngôn ngữ. Chính do những đặc điểm vô
thức này mà chúng ta thấy phần lớn trẻ em học ngoại ngữ có vẻ rễ ràng và
nhanh hơn người lớn. Nừu quá chuyển hoá những gì đã học thành tự động
hoá( giai đoạn sử dụng ngoại ngữ không cần phân tích) là cả một sự nỗ lực
với người lớn, thì đối với trẻ em, quá trình đó diễn ra khá tự nhiên và suôn
sẻ.
Nhận thức của trẻ em dưới 11 tuổi chỉ phát triển đến mức nhận biết
được những sự việc cụ thể dựa vào tư duy trực quan hình ảnh(“ con-crete
operation”- theo cách gọi của Piaget), rất hạn chế trong việc nhận thức
những khái niệm trừu tượng, khái quát. Ví dụ các em sẽ không thể dễ dàng
nhận thức được các khái niệm ngôn ngữ, các quy tắc ngữ pháp khi chúng
được giải thích bằng một thuật ngữ.

3


Khả năng tập trung sự chú ý ở lứa tuổi tiểu học không cao, thường
không tập trung được lâu và rễ chán. Đây là một đặc điểm rất khác biệt giữa
trẻ em và người lớn. Điều này có thể rễ ràng quan sát được trong cuộc sống
hàng ngày của các em.
Trẻ em thường tò mò, hứng thú và mong muốn nói được một thứ tiếng

khác với tiếng mẹ đẻ, đó là cơ sở để tạo thành động cơ, sự ham thích học
ngoại ngữ.
Trẻ em rất thích được khen thưởng, thích nhận được sự đồng tình của
người lớn. Được thầy cô chú ý và khen ngợi là sự động viên lớn đối với các
em. Ngược lại nhiều nghiên cứu về tâm lí cho thấy trẻ ở lứa tuổi này còn rất
nhạy cảm và rễ bị tổn thương khi bị người xung quanh có biểu hiện không
đồng tình hoặc chê cười. Những lời động viên đúng lúc sẽ là nguồn động lực
hiệu quả cho quá trình học tập của các em.
Trước khi học Tiếng Anh trẻ em đã từng học Tiếng Việt, các em đã
biết về ngôn ngữ là gì một cách sơ khai. Trong quá trình học các em nhìn vào
mẫu mà bắt chước để đạt hai yêu cầu:
- Một là: Dùng ngôn ngữ để tác động vào người khác nhằm đón nhận
đáp ứng mà mình mong đợi.
- Hai là: Thông qua hoạt động để hình thành, củng cố và phát triển kỹ
năng ngôn ngữ.
Có hai cách học vô thức và hữu thức. Với cách học vô thức, hai yêu
cầu trên là thống nhất. Người học dưới sự thúc đẩy của những nhu cầu,
những nhu cầu tự nhiên nảy sinh trong giao tiếp xã hội phải dùng ngôn ngữ
làm phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu trong lúc hoạt động ngôn ngữ
được trau dồi.

4


Với cách học theo con đường hữu thức, học sinh dưới sự hướng dẫn
của thầy sẽ được rèn luyện thông qua những bài tập ngôn ngữ theo yêu cầu,
nhu cầu giao tiếp. Nhìn vào những mẫu cụ thể trước đây (ví dụ đã phân tích
trên lớp) học sinh sẽ xử lý những tư liệu đi đến thực tế ngôn ngữ học ( âm,
từ, ngữ và câu). Từ mẫu cụ thể, học sinh phải dựng theo câu mẫu bằng suy
nghĩ độc lập trên cơ sở lý thuyết đã học.

Việc nắm ngữ pháp của trẻ phải lặp đi lặp lại nhiều lần trong thực tiễn.
Vì thế muốn nắm được ngữ pháp trẻ phải nhận thức được các hiện tượng vật
chất và xã hội sẽ dùng ngôn ngữ để thông tin và có khả năng tổ chức, lưu giữ
thông tin ngôn ngữ ( quan hệ thực tế giao tiếp của thầy cả hình thức và ngữ
nghĩa câu nói)
Trên đây là một số cơ sở khoa học và thực tiễn giúp chúng ta có
phương hướng xây dựng một kế hoạch dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
thông qua việc đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho thực sự có hiệu quả,
thiết thực trong việc đổi mới cách dạy và học Tiếng Anh bậc Tiểu học.
II. Thực trạng vấn đề:
Tiếng Anh là một môn học tương đối khó, nó có vai trò quan trọng
trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học. Môn học này có vai trò
quan trọng đối với người học. Hiện nay việc dạy và học môn này khá phổ
biến nhưng chưa được chú trọng nên chất lượng môn học này ở bậc tiểu học
chưa cao.
Qua việc thăm dò, điều tra và dự giờ đồng nghiệp tôi thấy:
1. Về phía giáo viên:
Nhìn chung, giáo viên đã có sự chuẩn bị bài, giờ dạy theo trình tự các
bước lên lớp. Giáo viên đã biết vận dụng nhiều phương pháp dạy học. Kiến

5


thức truyền thụ trọng tâm, cơ bản. Luyện cho học sinh viết và nói theo đúng
ngữ pháp.
Nhưng còn một số tồn tại sau: Giáo viên chưa chú ý việc dạy làm nổi bật
trọng tâm của nội dung, đặc trưng bộ môn. Phần ngữ liệu (ví dụ đưa ra) để
hình thành khái niệm mới còn nghèo nàn chỉ chủ yếu là lấy trong sách giáo
khoa, lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa và sách hướng dẫn. Về phương
pháp: giáo viên thường máy móc, áp đặt theo ý chủ quan, chưa mạnh dạn đổi

mới phương pháp dạy học theo hướng: “Phát huy tính tích cực của học
sinh”. Giáo viên chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
2. Về phía học sinh:
Đối tượng là học sinh trường Tiểu học Hùng Lô, một số em khá trở
lên, có năng khiếu Tiếng Anh thì rất thích học, trong lớp chú ý nghe giảng,
có sự sáng tạo khi luyện thực hành, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Khi viết câu và đặt câu đã biết viết đúng ngữ pháp.
Nhưng bên cạch đó nhiều em chưa có hứng thú học môn Tiếng Anh,
các em cho rằng Tiếng Anh thật khó. Học sinh chưa chịu tư duy ít sáng tạo
khi ứng dụng lý thuyết vào thực hành, còn lười làm bài tập, nhiều khi các em
còn làm để đối phó.
Khi giao tiếp các em còn lúng túng vụng về, nói chư được tự tin, chưa chuẩn
ngữ pháp. Vận dụng kiến thức để làm bài tập chưa tốt.
Chất lượng học sinh ở Trường Tiểu học Hùng Lô không đồng đều. Đa
số các em xuất phát từ nông thôn, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, dân trí
của địa bàn còn thấp đã chi phối nhiều đến nhận thức, động cơ và phương
pháp học tập của học sinh ( đặc biệt là môn Tiếng Anh ).
Trong học tập nhiều em vẫn bị động theo lối “học vẹt” mà không hiểu
bản chất của vấn đề, không mở mang thêm được kiến thức, lúng túng trong
vận dụng vào tình huống thực tế.

6


Dựa trên thực tế việc dạy của giáo viên và việc học Tiếng Anh của học
sinh trường Tiểu học Hùng Lô hiện nay. Vấn đề đặt ra với tôi là: Cần đổi mới
phương pháp dạy và học Tiếng Anh ở bậc tiểu học như thế nào? Mặc dù mấy
năm trở lại đây bên cạch sách giáo khoa còn có nhiều sách bài tập tham khảo
đã góp phần điều chỉnh phương pháp dạy, học cho học sinh nhưng làm thế
nào để đổi mới phương pháp dạy và học Tiếng Anh bậc Tiểu học nhằm nâng

cao chất lượng dạy? Đó là vấn đề mỗi nhà giáo chúng ta cần phải quan tâm,
giải quyết dứt điểm tình trạng quá dập khuân, máy móc theo sách giáo khoa,
thiếu sự sáng tạo, chưa chịu cải tiến phương pháp giảng dạy như một số giáo
viên Tiểu học hiện nay vẫn làm.
Xuất phát từ bản chất của quá trình dạy học ở Tiểu học và xu hướng
dạy học hiện đại là nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học
trên cơ sở tự giác, tự do khám phá các tri thức dưới sự tổ chức, quản lý
hướng dẫn của giáo viên. Yêu cầu đòi hỏi giáo viên phải là người thiết kế các
tình huống để học sinh tự khai thác, tự chiếm lĩnh và kiến tạo kiến thức, tạo
điều kiện cho người học có thể “suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn và
có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của mình”.
Dạy học không chỉ nhằm cung cấp cho học sinh một khối lượng tri
thức lý thuyết do nội dung chương trình sách giáo khoa đã quy định, mà phải
cung cấp cho học sinh các phương pháp, phương hướng học tập thích hợp
nhằm giúp cho học sinh độc lập để phát triển tư duy khoa học, rèn được trí
thông minh, óc sáng tạo, suy nghĩ linh hoạt, phản xạ nhanh nhạy kịp thời. Đó
là những phẩm chất trí tuệ của con người lao động mới theo đúng mục tiêu
đào tạo của nhà trường, của cấp học.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Từ thực tế đó tôi mạnh áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cuả mình vào
quá trình dạy học tại trường Tiểu học Hùng Lô và lựa chọn một số phương

7


pháp phù hợp với nội dung của từng bài, từng kỹ năng sao cho phù hợp để
học sinh dễ hiểu, dễ vận dụng vào thực tế, bên cạnh đó còn tổ chức các hoạt
động để học sinh có thời gian nghiên cứu sách giáo khoa, trả lời câu hỏi, tìm
kiến thức.
Đó là tính cấp thiết của sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đi sâu nghiên cứu:

“Đổi mới phương pháp dạy và học Tiếng Anh bậc Tiểu học.” Từ đó đề xuất
các biện pháp nhằm để nâng cao chất lượng dạy- học Tiếng Anh bậc Tiểu
học.
A. Phương pháp day:
1. Tiếp cận ngôn ngữ bằng nhiều giác quan:
Đặc điểm tư duy của học sinh Tiểu học là trực quan sinh động, do vậy
các em sẽ tiếp thụ ngôn ngữ tốt hơn nếu được vận dụng nhiều giác quan
trong quá trình học tập. Số liệu của các nghiên cứu về mức độ tiếp thụ ngôn
ngữ qua các giác quan khác nhau của người học cho thấy:
• 20% những gì đọc được
• 30% những gì nghe được
• 40% những gì nhìn được
• 50% những gì nói ra
• 60% những gì được thực hành
• 90% những gì được thông qua tất cả những điều trên
Do vậy, nếu biết phối hợp các hoạt động khác nhau trong dạy học thì
hiệu quả tiếp thụ sẽ tăng lên nhiều lần. Ví dụ, việc giới thiệu ngữ liệu mới sẽ
được thông qua các hoạt động phối hợp như: look and listen, listen and read,
look, listen and repeat…hoặc thực hành bằng các hoạt động như: talk, move,

8


do,… Những hình thức hoạt động đòi hỏi học sinh tham gia vào quá trình dạy
- học một cách chủ động như thao tác theo lệnh hay các trò chơi ngôn ngữ sẽ
làm cho học sinh không những nhớ lâu mà còn cảm thấy hứng thú, học một
cách thoải mái, học mà chơi, chơi mà học.
2. Ngữ liệu cần được đưa ra một cách cụ thể, dễ hình dung và gần với
cuộc sống xung quanh của học sinh.
Như đã phân tích học sinh ở lứa tuổi tiểu học chưa có khả năng tiếp

thụ những vấn đề trừu tượng. Do vậy nội dung dạy học cần được cụ thể hoá
và gần gũi với thế giới của các em. Nguyên tắc này cần được áp dụng trong
mọi khâu dạy học như việc lựa chọn chủ điểm, tình huống dạy học, cách giới
thiệu ngữ liệu, cách dạy ngữ pháp cũng như việc giải thích nghĩa từ.
Ví dụ như dạy chủ điểm về nghề nghiệp(job)
Teacher: I’m an English teacher. And what about you?
Students: We are students.
Teacher: What about your father?/What does your father do?
3. Tạo các yếu tố bất ngờ, khác thường.
Ngoài việc tạo hứng thú học tập, việc tạo ra các yếu tố bất ngờ không
theo thông lệ giúp các em khắc sâu hơn những gì đã học trong trí nhớ và tái
tạo được tốt hơn. Ví dụ: Việc thay đổi hình thức vào bài (warm-up), gắn nội
dung học với tình huống đặc biệt, khác thường, giới thiệu từ mới trong các
tình huống bất ngờ…
Teacher: How’s the weather today?
Students: It’s sunny.

Teacher: So I’m hot. And you?
Student: I’m ……

9


4. Tránh sự đơn điệu, lặp đi lặp lại.
Lứa tuổi tiểu học sẽ rất chóng chán nếu không có nhiều hình thức học
tập sinh động, luôn thay đổi. Do vậy ngoài việc đa dạng hoá hình thức bài
tập, thủ thuật, có thể khắc phục sự đơn điệu bằng cách thay đổi không khí,
không gian học tập, như: đổi chỗ ngồi, học ngoài trời, ra sân vườn,…
5. Phát huy trí tò mò vốn có của học sinh
Khuyến khích sử dụng các câu hỏi về sự vật xung quanh như:

What’s wrong?/ What’s the matter with you?
Where can we find these things?
How do they make cake/ ice-cream?
How do you feel?
..........
6. Tăng cường trí tưởng tượng của học sinh.
Có thể thực hiện lồng ghép việc tăng cường trí tưởng tượng của học
sinh trong các hoạt động luyện tập (ví dụ: các trò chơi: Guessing games, Go
shopping,…)
7. Luôn có những biện pháp khích lệ, khen ngợi kịp thời.
Cần khích lệ, tôn trọng sự suy nghĩ độc đáo của học sinh dù có thể suy
nghĩ đó chưa hoàn hảo. Có thể áp dụng nhiều cách khích lệ khác nhau. Ví dụ,
dùng phiếu ghi nhận nỗ lực: Làm sẵn phiếu và phát cho các em mỗi một lần
các em có biểu hiện cố gắng; quy định các loại phần thưởng cho những cố
gắng đó ví dụ: nếu được 5 phiếu sẽ được thưởng điểm 10 hay một đồ dùng
học tập…

10


8. Làm cho học sinh tự tin vào khả năng của mình
Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu tâm lí giáo dục, Học sinh sẽ
thu được kết quả tốt hơn rất nhiều khi tự tin vào việc mình sắp làm. Tự tin là
chìa khoá của thành công. Trong quá trình học tập, nên phát huy những điểm
mạnh của từng cá nhân, tạo cho các em thói quen không bi quan khi không
làm được một bài tập hay không trả lời được câu hỏi nào đó. Dùng những lời
khuyến khích như: OK. If you don’t know this word so what other words do
you know? Can you draw another animal you like?... thay vì tỏ thái độ thất
vọng vì em đó đã không hoàn thành bài học như mong muốn.
9. Luôn có hoạt động thư giãn, không nên có giờ học hoặc bài học quá

dài.
Như đã phân tích do khả năng tập trung chú ý của học sinh tiểu học
thường ngắn, cho nên một tiết học cần được chia ra thành nhiều hoạt động
nhỏ. Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng chỉ nên để thời gian học
khoảng 10-20 phút. Giờ học kéo dài 40 phút thì nên có các hoạt động thư
giãn giữa các hoạt động học tập của tiết học như: tổ chức trò chơi, đóng vai,
…...
B. Phương pháp học:
1. Hướng dẫn học sinh phương pháp học ngữ âm:
Làm thế nào để phát âm Tiếng Anh cho chuẩn? Đối với học sinh tiểu
học học Tiếng Anh có thể luyện theo khẩu ngữ, nghe băng đĩa đi kèm, luyện
âm, trọng âm và ngữ điệu qua các bài tập và hoạt động lý thú… . Giáo viên
dựa vào tài liệu: Ship or Sheep, mở đầu mỗi bài là hình vẽ thể hiện cách đặt
lưỡi, há miệng và diễn giải ngắn gọn, dễ hiểu quá trình cấu tạo âm. Giáo
viên giúp học sinh hiểu rõ được âm, từ mình học. Tiếp đó là các phần luyện

11


nghe và đọc theo, luyện theo bài đối thoại, thực hành hội thoại, luyên trọng
âm, ngữ điệu.
Hàng ngày trước khi đi ngủ, hãy dành 15 phút để tìm hiểu một bài.
Tiếp đó lên giường đi nằm, bật catset ở chế độ tua đi tua lại để nghe và đọc
theo trong vòng 30 phút rồi ngủ thiếp đi. Sáng hôm sau, hãy làm sao để trước
khi thức giấc hẳn được nghe băng lại khoảng 30 phút nội dung đã học tối
hôm trước (có thể hẹn giờ cho máy hoặc nhờ người nhà bật hộ). Cứ như thế
trong vòng một tháng rưỡi, các em sẽ luyện được toàn bộ nguyên âm và phụ
âm của tiếng Anh cùng những điều quan trọng nhất về trọng âm và ngữ điệu.
Các thí nghiệm cho thấy rằng hiệu quả của cách học khi ngủ kiểu như trên
gấp 6 -7 lần cách học thông thường.

Nhiều em học sinh Tiểu học thường chỉ tập đọc theo giáo viên trong
giờ lên lớp còn về nhà không luyện tập đọc thêm. Phải từ bỏ ngay thói quen “
lười vận động lưỡi miệng ”. Mỗi ngày hãy tập đọc các từ riêng rẽ và bài văn,
bài hội thoại của bài học trước ít nhất khoảng 10 phút. Đối với những đoạn
hay hoặc quan trọng về mặt từ ngữ, ngữ pháp nên học thuộc lòng, chẳng
những giúp cho việc luyện đọc mà còn giúp cho việc học từ ngữ và quy tắc
ngữ pháp. Nó giúp cho óc ta nhanh chóng sản sinh ra lời nói một cách tự
động “ như máy ”, giúp ta chủ động nghĩ và nói bằng tiếng Anh.
2. Hướng dẫn học sinh phương pháp học nghe:
Về nghe, có nhiều cách : Cách đơn giản nhất là vừa nghe đĩa / băng
vừa nhìn vào bản viết ( sách học , báo , sách tham khảo,...), nên chú ý nhận
biết sự tương ứng giữa âm nghe và âm viết. Sau đó không nhìn vào bản viết
nữa, chỉ nghe và vừa nghe vừa hình dung trong óc xem âm đó được viết như
thế nào. Tiếp đó vừa nghe vừa nhẩm theo. Cuối cùng, vừa nghe vừa viết lại
điều đã nghe được, lúc đầu viết tắt, bỏ trống những chỗ nghe chưa rõ, qua vài

12


lần nghe dần dần sẽ bổ xung, sửa chữa đến khi viết lại được hoàn chỉnh toàn
bài.
Việc luyện nghe chủ yếu là giúp củng cố được mối liên hệ, sự tương
ứng giữa ba yếu tố “ âm ” , “ chữ ” , “ nội dung ” , giúp cho việc nhận biết
được đúng. Đừng hy vọng việc luyện nghe nhiều thì sẽ nói được ( tức là sản
sinh ra lời nói ) như người bản ngữ ( người nói ngoại ngữ chính gốc ).
Đó là vì :
+ Nghe cảm nhận bằng thính giác chứ không có nghĩa là biết làm theo.
+ Điều nghe được qua băng đĩa, đài, phim đều là giọng đọc, giọng này
thường mang tính trang trọng nghiêm túc, dù là giọng chuẩn nhưng không
phải là giọng tự nhiên bình thường của bên ngoài mà ta hàng ngày vẫn nghe.

+ Đừng nghĩ và đừng quá cố gắng là phải nói được như người bản sứ
(bởi vì ngay đối với tiếng Việt cũng có nhiều chất giọng khác nhau mà
thường gọi là giọng địa phương).
Để nói được tiếng nước ngoài, xét về mặt giọng điệu phải có điều kiện
thường xuyên tiếp xúc và trò chuyện với người nước ngoài, bản sứ trong các
hoàn cảnh tự nhiên hàng ngày. Điều này thì học sinh khó có thể thực hiện
được nên giáo viên đưa ra các tình huống cho học sinh tưởng tượng để giao
tiếp.
3. Hướng dẫn học sinh phương pháp học từ ngữ:
Làm thế nào để học từ nhớ được lâu? Có những phương pháp sau:
- Sau mỗi bài học hãy chép ra giấy những từ hoặc cụm từ cần học ở
cột trái và nghĩa của chúng sang tiếng Việt ở cột phải. Hàng ngày trước khi đi
học hoặc khi đi học về, hãy xem lại tờ ghi từ mới đó một lượt và cố gắng
nhập tâm. Trên đường đến trường hoặc đi về nhà hãy nhẩm lại những điều
đã xem trước đó, cố tái hiện trong óc càng nhiều càng tốt. Chỉ khi nào bí quá
thì mới nhìn lại tờ giấy đó.

13


- Đúc vào túi tờ giấy ghi từ mới và giở từ ra xem mỗi khi rỗi rãi (chờ
cơm, chờ xe, nghỉ giữa giờ,...). Việc này phải tạo thành thói quen thường
xuyên, nếu không sẽ sao nhãng ngay, kết quả nhớ từ sẽ không cao.
- Viết các từ và cụm từ cũng như cấu trúc ra mảnh giấy nhỏ sau đó có
thể dán lên bất cứ chỗ nào dễ nhìn thấy nhất có thể (Trên TV, cửa ra vào, góc
học tập, chỗ nấu bếp,.....) làm như vậy ta sẽ được nhìn thấy chúng hàng ngày,
do vậy sẽ khắc sâu hơn.
- Đừng lên học từ riêng rẽ và ghi riêng rẽ. Trong tờ giấy ghi nếu không
ghi được tất cả, thì chí ít cũng được 1/3 số từ , hãy ghi theo tư thế kết hợp các
từ khác, tức là trong cụm từ, trong câu,.....

VD: Từ “ cook ” ta không chỉ ghi mỗi nghĩa là “ đầu bếp ”, “ nấu” mà
nên ghi thêm cả tổ hợp từ hoặc câu có từ đó:
+ cooker: nồi cơm điện
+ What’s her job? : Cô ấy làm nghề gì ?
+ She’s a cook : Cô ấy là một đầu bếp.
+ He isn’t a cook.: Anh ấy không phải là một đầu bếp.
- Để học từ thì không nên hạn chế ở các từ trong bài, trong sách giáo
khoa mà nên có ý thức thường xuyên mở rộng vốn từ. Một cách tăng vốn từ
rất nhanh và rất tốt là học theo từ điển.
VD: Với từ “cook ” ta có thể dễ dàng tìm thấy nghĩa, ngoài ra ta còn
có thể biết thêm được dăm ba từ đứng ngay sát đó: cooker, cookie.....
- Cũng có thể mở rộng vốn từ bằng cách tìm hiểu từ ngữ có liên quan
với nhau về ngữ nghĩa. Đây là mối liên quan gần nghĩa, đồng nghĩa.
VD: Khi ta đã biết từ “ cook ” danh từ với nghĩa về nghề nghiệp: đầu
bếp; “ cook ” động từ với nghĩa là từ chỉ hoạt động: nấu ăn.
- Học từ dưới hình thức quan hệ trái nghĩa. Đối với một số từ ta có thể
tìm từ có nghĩa đối lập với chúng.

14


VD: fast – slow

nhanh - chậm

hot – cold

nóng - lạnh

strong – weak


khoẻ - yếu

- Tìm hiểu các từ có liên quan đến chủ điểm, chủ đề cũng là một dịp
mở rộng từ vựng và hiểu biết.
VD: Từ “ drink ”( đồ uống ) ta nên học thêm các từ liên quan đến chủ
đề uống: soft drink, water, soda,..........
- Can I have a cup of tea ?
- There is a bottle of beer in the fridge.
4. Hướng dẫn học sinh phương pháp học ngữ pháp:
Ngữ pháp là quy tắc khô khan nhưng ta cần phải nắm vững. Để củng
cố ngữ pháp ta nên hệ thống hoá từng hiện tượng, vấn đề, phạm trù. Có thể
tìm đọc các sách ngữ pháp thực hành. Chúng cho ta bài, biểu, bảng hệ thống
hoá có sẵn. Kiểu này thì tương đối tiện, nhưng để hiệu quả được tốt hơn, ta
nên tự mình tóm tắt những điều đã học rải rác trong nhiều bài, trong nhiều
năm học, theo kiểu đề cương. Khi tự tóm tắt nên tham khảo các sách ngữ
pháp và tổng hợp lại theo dạng riêng của mình. Những điều tự mình tổng hợp
được bằng trí óc sẽ giúp cho việc ghi nhớ lâu hơn. Một cách khác là làm bài
tập ngữ pháp. Hiện nay các sách bài tập ngoại ngữ có rất nhiều, nhiều chủng
loại, cho đủ các trình độ. Hãy chọn lấy những cuốn phù hợp với mình. Mỗi
tuần làm được một hoặc hai bài là tốt.
5. Hướng dẫn học sinh phương pháp tổng hợp:
Để củng cố và mở rộng hiểu biết, nâng cao kỹ năng , kỹ sảo về các
phương diện của ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng cùng một lúc, tức
là học tổng hợp, ta có một vài phương pháp sau:
Trước hết là dịch, chia tờ giấy thành hai cột. Hãy dịch thật sát bài khoá
bằng tiếng Anh sang tiếng Việt và viết ở cột trái. Sau đó không nhìn vào

15



nguyên bản bài khoá tiếng Anh , hãy dịch bài dịch tiếng Việt ở cột trái sang
tiếng Anh, viết vào cột phải. Cuối cùng, đối chiếu bài dịch của mình với
nguyên bản bằng tiếng Anh. Phương pháp này vừa giúp ta ôn được từ, vừa
luyện được ngữ pháp, cách diễn đạt. Như vậy là cửng cố được bài đã học.
Để mở rộng, có thể tập dịch các đoạn văn ngắn, các mẩu chuyên vui
bằng tiếng Anh trong sách song ngữ. Sau đó đối chiếu, kiểm tra bài dịch của
mình với bài đã cho trong sách. Cũng có thể dịch một đoạn quảng cáo , một
mẩu tin mới,.....Sau đó nhờ người khác hoặc thầy cô giáo kiểm tra, góp ý.
Một cách khác là viết nhật ký, trao đổi thư từ. Mỗi ngày bạn hãy ghi
nhật ký bằng ngoại ngữ. Lúc đầu khi chưa quen chỉ cần 3 - 4 dòng. Sau đó
nâng dần độ dài lên tuỳ khả năng và điều kiện của bản thân. Hoặc hãy viết
thư trao đổi mới bạn bè bằng tiếng Anh. Điều này giúp ta hiểu được ngoại
ngữ trong giao tiếp sống động, lý thú.
Một cách nữa rất hay là hãy tăng cường đọc sách. Hãy kiếm một cuốn
sách mỏng nói về vấn đề mà mình thích thú (thể thao, du lịch, cổ tích,........)
Mỗi lần chỉ đọc một đoạn ngắn. Lúc đầu sẽ phải tra từ điển nhiều. Dần khi đã
quen thì sẽ phải tra ít hơn. Cũng có thể dịch bất cứ thứ gì ghi bằng tiếng Anh,
thói quen này sẽ giúp cho việc yêu thích việc học hơn. Đọc sách có giúp cho
ngữ âm, chính tả? Có. Khi xem sách hình ảnh của chữ viết, các từ được lặp
đi lặp lại nhiều lần, khiến cho chúng ta khó có thể quên chính tả, cách viết
của từ. Khi xem sách, ta đều đọc thầm, trong đầu ta luôn hiện lên hình ảnh
âm học của từ ngữ, đấy cũng là một cách luyện phát âm không tồi. Đọc sách
bằng tiếng nước ngoài chính là vừa chơi, vừa học, vừa bổ ích, vừa lý thú.
Ở bậc tiểu học, vốn kiến thức ngôn ngữ của các em còn hạn chế nên
cấc em có thể tìm đọc những cuốn truyện tranh song ngữ hiện đang có bán
rất nhiều ở các hiệu sách, rất lí thú và hấp dẫn như:
- The father, the son and the donkey.(Hai cha con và con lừa)

16



- The smart fox.(Con cáo thông minh)
- The Eagle and the Fox.(Diều hâu và Cáo)
Khi nói đến đọc sách, hãy nhớ một cuốn sách rất hấp dẫn, đó là từ điển
giải thích. Hãy sắm một cuốn từ điển và cố đọc càng sớm càng tốt. Nó không
chỉ giúp hiểu nghĩa chính xác, cách dùng của từ ngữ, mà còn cho ta thấy
được mối quan hệ hữu cơ giữa các từ với nhau về mặt lô gic - ngữ nghĩa.
IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
Sau khi áp dụng nội dung nghiên cứu vào bài dạy sau một thời gian tôi
thu được kết quả có phần tốt hơn, tỉ lệ các em nắm chắc bài vận dụng vào
thực tiễn cũng cao hơn. Học sinh có sự hệ thống hoá kiến thức, có sự say
mê, yêu thích môn học Tiếng Anh.
Tôi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình ở khối lớp 5 trường
Tiểu học Hùng Lô mà tôi trực tiếp giảng dạy. Kết quả đạt được là: Các em đã
biết cách học bài và làm bài hiệu quả, biết cách sử dụng tiếng Anh trong các
tình huống cụ thể như: trong mùa lễ hội ở đình Hùng Lô, có một số khách
tham quan nước ngoài về làng các em đã biết sử dụng tiếng Anh để giao tiếp
với họ. Đó là kết quả đáng ghi nhân các em đã tự tin hơn. bạo dạn hơn. Học
sinh đã có những tiến bộ rõ rệt kể từ khi cung cấp và hướng dẫn cho các em
các phương pháp học tập phù hợp. Chất lượng học sinh tăng cao hơn nhiều.
*Kết quả cụ thể:
* Trước khi áp dụng: Kết quả học môn Tiếng Anh năm học 20102011
Khối
4
5

SLhs
70
75


Giỏi
29
19

%
41,43
25,33

Khá
17
39

%
24,29
52

17

TB
24
17

%
34,29
22,67

Yếu
0
0


%
0
0


Kết quả thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh cấp thành phố
- Thi nghe- viết: Khối 5: đạt 5 giải khuyến khích
Khối 4: đạt 1 giải ba; 2 giải khuyến khích
- Thi ioe: Khối 5: 1giải nhì; 2 giải ba; 4 khuyến khích
Khối 4: 3 nhì, 2 giải ba, 1 giải khuyến khích
*Sau khi áp dụng:
Kết quả KSCL đầu năm môn Tiếng Anh năm học 2011-2012
Khối SLhs Giỏi %
Khá %
TB
%
Yếu
5
70
9
12,9 39
52
17
22,67 0
Kết quả kiểm định cuối kì I môn Tiếng Anh năm học 2011-2012

%
0


Khối
5

%
0

SLhs
70

Giỏi
35

%
50

Khá
24

%
34

TB
11

%
16

Yếu
0


Kết quả thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh cấp thành phố
- Thi nghe- viết: Khối 5: đạt 1 giải nhất; 1 giải ba; 3 khuyến khích
- Thi ioe: Khối 5: 3 giải nhì; 1 giải ba; 1 khuyến khích
Kết quả thi giáo viên giỏi cấp thành phố: đạt giải nhất

18


PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trên đây là một số phương pháp cơ bản giúp cho việc dạy và học
Tiếng Anh của học sinh bậc Tiểu học được đạt hiệu quả hơn, việc cung cấp
các phương pháp dạy và học phù hợp là việc làm hết sức cần thiết nó phù
hợp với mục tiêu cấp học, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh.
Nhất là đối với môn Tiếng Anh.
Tuy nhiên, các phương pháp nêu trên cần được phối hợp một cách
đồng bộ, thường xuyên và thuần thục để việc giảng dạy của giáo viên và việc
học của học sinh đạt kết quả tốt nhất.
Trên đây là những ý kiến của bản thân tôi về việc: “Đổi mới phương
pháp dạy và học Tiếng Anh bậc Tiểu học” giúp học sinh nâng cao khả năng
học tiếng Anh trong trường tiểu học. Mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều,
song khả năng còn có nhiều hạn chế, chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài được
hoàn thiện hơn.
*Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm: Thực chất của việc đổi mới phương pháp dạy và học tốt môn
tiếng Anh là giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi, nghiên cứu, khai thác các
nguồn kiến thức từ sách giáo khoa và từ bên ngoài. Qua đó vận dụng giải
thích được và áp dụng được trong các tình huống cụ thể.
Các biện pháp tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của học

sinh muốn có thành công đòi hỏi phải có sự nỗ lực của thầy và trò trong điều
kiện phương tiện trang thiết bị dạy học còn thiếu. Bên cạnh đó còn phụ
thuộc vào trình độ, nghệ thuật sư phạm và lòng nhiệt tình của người thầy sẽ
vượt qua khó khăn.

19


Qua quá trình đổi mới phương pháp dạy học và việc vận dụng có hiệu
quả sáng kiến mà bản thân nghiên cứu tôi thiết nghĩ chúng ta nên phát huy
theo tinh thần đổi mới. Cung cấp cho học sinh các phương pháp học hay,
phù hợp theo từng lứa tuổi.
Qua việc nghiên cứu đề tài giúp cho bản thân tôi tự nâng cao trình độ, tự
học và tìm những giải pháp tối ưu trong việc dạy học.
2. Những ý kiến, đề nghị:
* Đối với phòng GD - ĐT:
Có kế hoạch chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên môn
cho đội ngũ giáo viên giảng dạy ngày càng tốt hơn.
2 Cung cấp nhiều hơn tài liệu tham khảo cho bộ môn Tiếng Anh.
* Đối với nhà trường:
Cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho giáo viên.
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên giảng dạy và nghiên cứu.
* Với các tổ chức chính quyền địa phương và các tổ chức khác:
Cần quan tâm hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục về cơ sở vật chất cũng
như tinh thần đối với đội ngũ giáo viên và học sinh.
Tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi cùng đồng nghiệp có thể áp dụng
được sáng kiến kinh nghiệm của mình đạt hiệu quả cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hùng Lô, ngày 16 tháng 4 năm 2012
Xác nhận của hội đồng thẩm


Người viết sáng kiến kinh nghiệm

định nhà trường

Đỗ Thị Thanh Huyền

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 . Sách giáo khoa Let’s go …………………….NXB OXFORD
2. Bộ Sách giáo khoa Let’s learn ……………...NXB giáo dục.
3. Sách Tiếng Anh cho giáo viên Tiểu học……...NXB tổng hợp TP HCM
4. Ship or sheep

21



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×