Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN tieng anh tieu hoc; một số hoạt động dạy học nhằm xây dựng và phát triển kỹ năng nói môn tiếng anh cho học sinh khối lớp 5 trường TH minh hưng a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.48 KB, 29 trang )

A. MỞ ĐẦU
Đề tài: “Một số hoạt động dạy học nhằm xây dựng và phát triển kỹ năng nói môn
Tiếng Anh cho học sinh khối lớp 5 trường TH Minh Hưng A”.
I. LÝ DO CHỌN CHỌ ĐỀ TÀI:
Thế kỷ XXI, thế kỷ của sự bùng nổ của khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu tăng
nhanh và mạnh. Công nghệ thông tin và khoa học phát triển dữ dội, đưa loài người
đến một nền văn minh mới, nền văn minh mang tên trí tuệ. Trong đó con người là
trung tâm của sự phát triển. Do đó mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ phải không ngừng phát
triển khoa học công nghệ theo nhu cầu của xã hội. Muốn vậy mỗi nhà nước phải
không ngừng đầu tư cho giáo dục, đỗi mới và phát triển giáo dục phù hợp với thời đại
mới và sự phát triển của mỗi quốc gia.
Việt Nam là một trong những quốc gia như thế, với xu thế phát triển như vũ bão hiện
nay, chẳng nao lâu nữa Viêt nam sẽ trở thành một đất nước có ngành khoa học công
nghệ có thể sánh ngang tầm với các cường quốc khác trên thế giới, để đạt được điều
đó ngành giáo dục Việt nam của chúng ta đống vai trò hết sức quang trọng.
Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực hoàn thiện cho xã hội là nhiệm vụ trọng tâm và
hàng đầu của ngành giáo dục của chúng ta hiện nay. Đảng đã xác định rỏ vai trò của
giáo dục đối với sự nghiệp phát triển đất nước: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”
(trích điều 35, hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục của nhà nước ta: “Đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện có tri thức độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của nhân dân, đáp ứng nhu cầu xây dựng và
phát triển đất nước”. các trường nằm trong hệ thống giáo dục phổ thông có nhiệm vụ
cung cấp các tri thức cho học sinh về mọi lĩnh vực của ngành khoa học giáo dục, đặt


biệt trong đó là môn Ngoại ngữ – Tiếng Anh. Đây là một môn học rất cần thiết và
quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục nước nhà.
Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt nam ta nói riêng, Tiếng Anh là một công
cụ hổ trợ quan trọng trong giao tiếp, trong công việc và trong mọi lĩnh vực khác. ở
đất nước việt nam chúng ta, bộ môn Tiếng Anh đã được một bộ phận rất lớn người


dân nhìn nhận và đánh giá là quan trọng trong cuộc sống của mình.
Tiếng Anh là một trong những con đường giúp chúng ta nhanh chóng tiếp cận với
những cộng nghệ thông tin tiên tiến trong thế giới ngày nay. Giúp học sinh hoạt động
có hiệu quả trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống khi còn ở trường học hoặc khi các em
trưởng thành. Do đó phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng anh trong trường học luôn
luôn không ngừng đỗi mới, luôn luôn được hoàn thiện hơn qua các buổi sinh hoạt
chuyên môn hay thảo luận chuyên đề.
Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh và nhiệm vụ giáo
dục của mình, chúng tôi đã mạnh dạnh nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Một số
hoạt động dạy học nhằm xây dựng và phát triển kỹ năng nói môn Tiếng Anh cho học
sinh khối lớp 5 trường TH Minh Hưng A năm học 2009 – 2010” . để góp phần của
mình vào công cuộc chung, mục tiêu chung của ngành giáo dục nước nhà nói chung
và ở địa phương nói riêng.
II. Mục đích của đề tài:
Kỹ năng nói là kỹ năng quan trọng nhất và cũng khó nhất đối với người học tiếng
nước ngoài và không ngoài trừ môn Tiếng Anh. Trong tiếng Anh, từ vựng được dùng
là đa âm, trong tiếng Việt chúng ta sử dụng từ đơn âm cùng với sự khác biệt hòan
toàn về hệ thống ngứ pháp cũng như cách phát âm và các dấu thanh do đó chúng tôi
cần phải tìm ra phương pháp tốt nhất, thích hợp nhất nhằm xây dựng cho các em học


sinh khối lớp 5 một kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh một cách tự tin và tự nhiên
trong phạm vi có thể.
Từ đó nhân rộng áp dụng giảng dạy cho tất cả các khối lớp học sinh khác trong
trường. Ngày càng nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh trong trường TH Minh Hưng
A, Chơn Thành, Bình Phước.
III. Nhiệm vụ của đề tài:
Để đạt được các mục đích và Nhiệm vu trên, đề tài đã tự xác định cho mình những
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.

Nghiên cứu các hoạt động bổ trợ cho phương pháp giảng dạy cụ thể.
Kiểm tra. Đánh giá chất lượng học tập của học sinh, đề xuất ứng dụng
các phương pháp dạy học này cho các khối lớp học khác.
IV. Phương pháp ngiên cứu:
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cưú mà đề tài đề ra, chúng tôi xây
dựng những phương pháp nghiên cứu sau:
1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Nghiên cứu tài liệu giảng dạy, bộ giáo trình Let’s go 2B.
Nghiên cứu thiết kế giáo án điện tử, sử dụng phần mên Power Point
2. Nhóm các phương pháp thực tiễn.
a. Phương pháp quan sát
b. Phương pháp thực nghiệm giảng dạy.
c. Phương pháp phân tích các tiết dạy. Rút ra kết luận và đúc kết kinh nghiệm
VI. Giả thuyết nghiên cứu:


Nếu tất cả chúng tôi áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này vào trong giảng dạy
một cách khoa học, đồng bộ thì kết quả học tập môn Tiếng Anh của học sinh khối 5
nói riêng và của cả trường nói chung sẽ có kết quả cao.
VII. Kế hoạch thực hiện:
Tháng 8-9/2009: Nghiên cứu tài liệu hổ trợ giảng dạy từ nhiều nguồn.
Tháng 9/2009: thiết kế các hoạt động bổ trợ cho các phương pháp giảng dạy.
Từ tháng 12/2009 Đánh giá kết quả quá trình thực hiện đề tài thông qua kết quả khảo
sát kiểm tra học kì I năm học 2009 – 2010.
Tháng 01/2010: Viết đề tài.

B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:

I. Cơ sở lý luận của đề tài:



Trong học Tiếng Anh có 4 kỹ năng: nghe (listening skill), nói (speaking skill), đọc
(reading skill) và viết (writing skill). Thì kỹ năng nói (speaking skill) là quan trọng
nhất. Tuy nhiên chính kỹ năng này đã làm nản lòng không it những học viên đã và
đang theo học Tiếng Anh, như đã nói ở trên chúng ta có một số rào cản nhất định.
·

Sự khác biệt giữa ngôn ngữ đơn âm và đa âm.

·

Hệ thống chữ cái (Alphabets) không đồng bộ.

·

Hệ thống ngữ pháp hoàn toàn khác nhau.

·

Phát âm, đơn nghĩa và đa nghĩa cũng khác nhau hoàn toàn.

Trong khuôn khổ bài viết này và thực tế tại trường TH Minh Hưng A, chúng tôi đang
sử dụng bộ giáo trình Let’s go quyển 2B dành cho học sinh khối lớp 5 năm học 2009
– 2010. Theo đánh giá khách quan của cá nhân chúng tôi, những giáo viên trực tiếp
sử dụng giáo trình này và đang trực tiếp giảng dạy khối lớp 5, thì dây là một bộ giáo
trình rất hay, rất khoa học và đáp ứng được nhu cầu phát triển kỹ năng nói cho học
sinh.
Thứ nhất đây là bộ giáo trình được các nhà khoa học giáo dục, các tiến si và các giáo
sư danh tiếng nghiên cứu và thực nghiệm giáo dục ở nhiều quốc gia có nền giáo dục
tiên tiến trên thế giới.

Thứ hai, tất cả các bài học (lesson) trong mỗi đơn vị bài học (unit) đều phát huy kỹ
năng giao tiếp thông qua các kênh Tiếng và Hình. Và đặc biệt là kỹ năng nói của học
sinh.
Thứ ba, theo kết quả thực nghiệm giảng dạy ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy tỉ
lệ thành công rất cao, các em học sinh có thể giao tiếp lưu loát trong phạm vi nhất
định như quan hệ xã hội, gia đình, bàn bè, trường lớp, thói quen, sở thích…


Bên cạnh đó, ngoài bộ giáo trình được biên soạn khá công phu này, chúng tôi còn
được hổ trợ rất nhiều về phương pháp giảng dạy, các hoat động trên lớp của chính
giáo viên bản ngữ, những người trực tiếp giảng dạy Tiếng Anh ở các trường đại học
danh tiếng trên thế giới dành cho trẻ em.
Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng đó không phải là vấn đề đơn giản, chúng tôi đã
mất nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu và thực nghiệm giảng dạy nhiều lần đề từ
đó xây dựng phương pháp dạy học tốt nhất, phát huy hết tác dụng của nó.

II. Thực Trạng:
Sau nhiều năm giảng dạy bộ môn Tiếng Anh tại trường TH Minh Hưng A, chúng tôi
vẫn còn thấy những tồn tại như sau:
Môn Tiếng Anh được giảng dạy tại trường TH Minh Hưng A nói riêng và các trường
tiểu học nói chung vẫn còn là môn học tự chọn, do đó một bộ phận học sinh, cũng
như phụ huynh học sinh không xem trọng môn học này, thậm chí một số phụ huynh
học sinh không trang bị sách,vở, đồ dùng học tập cho con em mình, chính điều đó
làm cho học sinh hụt hẩng, tự ti, mặc cảm với các bạn trong lớp và gây khó khăn
không ít cho giáo viên giảng dạy.
Bên cạnh đó, một số học sinh học giỏi, học khá nhưng khi ra khỏi lớp học các em
không hề sử dụng những kiến thức vừa mới học vào thực tế giao tiếp, đặc biệt là giao
tiếp giữa học sinh với học sinh, và rất ít em mạnh dạng dùng những kiến thức đã học
để giao tiếp với giáo viên dạy Tiếng Anh.



Trẻ em học nhanh, nhưng nếu không ôn luyện các em cũng sẽ rất nhanh quên. Một số
phụ huynh không chú trọng đến việc học của các em, không động viên các em ôn tập
ở nhà nên ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của các em.
Thời lượng học tiếng Anh của học sinh quá ít, chỉ có 80 phút/ tuần, điều đó đã làm
cho học sinh không có điều kiện luyện tập giao tiếp nhiều.
Khảo sát 100 em học sinh khối 5 (03 lớp) váo đầu năm học bằng những câu hỏi sau,
thì số học sinh trả lời nhanh và chính xác như sau:
Yêu cầu các em viết câu trả lời trên giấy (…./100)

Số học sinh

Số học sinh

trả lời đúng
88
72
65
57
34
70
85
42
29
37

trả lời sai
12
28
35

43
66
30
15
58
71
63

STT Nội dung câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
7
8
10

What’s your name?
How are you?
What do you want?
What do you like?
What’s the matter?
Are you a students?
Is she a teacher?
What are these?
Please, spell your name!
How’s the weather?


Còn khi hỏi và yêu cầu các em trả lời cũng những câu hỏi tương tự nhưng yêu cầu
các em trả lời theo kiểu thi vấn đáp thi kết quả như sau:

Yêu cầu học sinh trả lời vấn đáp:( …/100)

STT Nội dung câu hỏi

Số học sinhSố học sinhSố hs trả
trả lời đúngtrả lời đúnglời sai


1
2
3
4
5
6
7
7
8
10

What’s your name?
How are you?
What do you want?
What do you like?
What’s the matter?
Are you a students?
Is she a teacher?

What are these?
Please, spell your name!
How’s the weather?

và nhanh
25
35
27
18
15
45
12
14
5
11

mà chậm
57
33
24
35
8
10
47
14
19
15

18
32

49
47
77
45
61
72
76
74

Qua đó cho thấy rằng, về kiến thức cơ bản các em có nắm được, tuy nhiên, các em
không được luyện tập, trao đổi và sử dụng thường xuyên nên phản xạ tự nhiên trong
giao tiếp các em chậm.
Bên cạnh đó, các em còn một rào cản nặng nề nhất khó mà vượt qua được. Đó chính
là tiếng mẹ đẻ của mình, khi nghe một câu hỏi từ phía người nói các em phải có quá
trình dịch câu đó sang tiếng Việt, rồi tìm câu tiếng Việt phù hợp, rồi dịch câu tiếng
Việt đó sang tiếng Anh. Đây là một quá trình sử lý ngôn ngữ dài dòng và không cần
thiết. Các em đang thiếu cái gọi là phản xạ tự nhiên trong giao tiếp ngôn ngữ.


III. Giải Pháp:
Làm sao gở bỏ cho các em các rào cản này? Và làm sao để các em có được một phản
xạ tự nhiên khi dùng tiếng Anh trong giao tiếp thông thường? Đó không phải là vấn
đề đơn giản, chúng tôi đã mất nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu và thực nghiệm
giảng dạy nhiều lần đề từ đó xây dựng phương pháp dạy học tốt nhất.
3.1 Nghiên cứu và phân tích tài liệu:
Giáo trình Let’s go 2B được cấu thành từ 04 unit (đơn vị bài học), mỗi Unit gồm các
phần sau Let’s talk, Let’s sing, Let’s learn. LET’S learn some more, Let’s read và
Let’s listen. Ngoại trừ phần Let’s listen (luyện nghe), những phần còn lại đều nhằm
mục đích phát triển kỹ năng nói cho các em đây là một lợi thế của giáo trình rất phù
hợp với mục đích xây dựng và phát triển kỹ năng nói cho học sinh.

3.2 Xây dựng thói quen học tập cho học sinh:
Trước mỗi đầu năm học, giáo viên cần xây dựng phương pháp học tập, tổ chức học
tập cho lớp học của mình bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng trong đó giáo viên
phải nhẹ nhàng giới thiệu cho các em học sinh hiểu được những lợi ích vô cùng to lớn
của việc học Tiếng Anh, cũng như cách học, phương pháp học có hiệu quả nhất, giúp
học sinh chọn được phương pháp học phù hợp với bản thân mình nhất. Bên cạnh đo,
người giáo viên phải là người truyền cảm hứng học tập cho các em, nói cách khác
giáo viên phải là người tiên phong trong mọi hoạt động nhằm lôi cuốn các em vào
quỹ đạo học tập đúng đắn. Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, Ban Giám Hiệu, cùng
các tổ chức khác nếu cần thiết để kịp thời tư vấn, làm công tác tư tưởng cho những
phụ huynh học sinh nhận thức còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không cập nhật kịp thời


sự phát triển của đất nước, của xu hướng thời đại và hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh
khó khăn về trang bị đầu năm như sách vở, các đồ dùng học tập khác.
Bên cạnh đó, giáo viên cần phải xây dựng cho học sinh những thói quen hữu dụng
khác như: Chào giáo viên hoặc ngươi lớn khi vào lớp bằng tiếng Anh, trước khi học
bài mới phải hát khởi động bằng một bài hát Tiếng Anh. Thưa thầy cô bằng Tiếng
Anh. Trong giờ học bạn nào sử dụng những kiến thức đã học vào trong giao tiếp sẽ
được tuyên dương.
Hình thành cặp, nhóm hoạt động. Hoạt động theo cặp rất quan trọng và hữu ích cho
việc học là trao đổi của các em.
3.3 Thiết kế các hoạt động hổ trợ giảng dạy:
1. Đóng kịch: (Playing roles)
Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng, các em tiếp cận với
bài học và cảm thụ kiến thức thông qua hàng loạt các hoạt động, trong đó, các hoạt
động gắn liền với đời sống thực tế của các em sẽ được các em lĩnh hội một cách
nhanh nhất, sâu sắc nhất, và các em dễ dàng áp dụng bài học đó vào cuộc sống thực
của mình. Do đó giáo viên phải chú ý đến nội dung của bài học từ đó chọn cách xây
dựng các tiến trình lên lớp phù hợp với nội dung bài học đó.

Thí dụ: Unit 5 – Let’s talk.
Để học sinh nắm được nội dung và ý nghĩa bài học này chúng tôi đã chuẩn bị như
sau:
Thiết kế một tệp (file) Power point, trong đó có hình ảnh buổi trưa trong một gia đình
có các cô bé cậu bé vừa mới đi học về và đang thắc mắc về bữa ăn trưa. Trong tệp
Power Point cần thiết kế các hình ảnh rỏ, đẹp, các âm thanh trung thực, cùng với hình
nên bắt mắt …


Các tranh ảnh nói đến các món ăn mà các em đã được học từ những bài học trước:
fish, chicken, rice, spaghetti…
Sau khi hướng dẫn học sinh cách phát âm các từ vựng mới, và cấu trúc câu mới, cho
các em luyện đọc thành thạo.
Giáo viên chia nhóm phân công cho nhóm trưởng chon người đóng vai phù hợp, các
em luyện tập trong nhóm. Có thể thay thế các vai khác. Giáo viên tổ chức cho học
sinh biểu diển phần đóng kịch của mình, qua đó khuyến khích các em sử dụng vốn từ
mở rộng, nhóm nào sử dụng được nhiều từ, nhiều câu hơn trong phần biểu diễn của
mình sẽ được đánh giá cao hơn các nhóm khác.
Học sinh A (với dáng điệu hồ hởi ): What’s for lunch?
Học sinh B (ôn đồn): Spaghetti.
Học sinh A (thích thú): Mmm, that’s good. I like spaghetti.
Học sinh C (đồng tình):

I do, too.

Học sinh B hỏi học sinh C: Do you want spaghetti?
Học sinh C (vui vẽ): Yes, please.
Học sinh D (không thích): No, thanks.
Yêu cầu học sinh bình chọn, bạn nào đóng vai đạt nhất? Giáo viên sẽ tuyên dương
ghi nhận năng khiếu của bạn trước lớp.

2. Đóng kịch theo tình huấn:
Phần này giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện kịch bản tương tự như bài học ở trên,
sau đó giáo viên tham gia vào kịch bản, và giáo viên dùng những tình huấn khác để
làm cho kịch bản thêm phong phu, đa dạng.
Thí dụ:
Giáo viên (với dáng điệu hồ hởi ): What’s for breakfast?


Học sinh B (ôn đồn): Rice
Học sinh A (thích thú): Mmm, that’s good. I like rice
Học sinh C (đồng tình):

I do, too.

Học sinh B hỏi học sinh C: Do you want rice?
Học sinh C (vui vẽ): Yes, please.
Học sinh D (không thích): No, thanks.
Giáo viên có thể thay thế từ breakfast bằng những từ mới nhưng đã được giới thiệu
trong phần đầu bài học (introduction) như: dinner, supper…hoặc các món ăn khác
như chicken, milk, fish…
Yêu cầu học sinh làm thật tốt phần này sẽ giúp các em có được phản xạ nhanh trong
giao tiếp trong gia đình, trong bếp ăn của nhà trường hoặc nơi khác.
Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao giáo viên cần khuyến khích học sinh tăng cường luyện
tập bằng cách cho các em tự đóng các vai khi ở nhà hay khi có thời gian rãnh rổi. Yêu
cầu phụ huynh học sinh nhắn nhở, hổ trợ con em mình luyện tập bài học ở nhà nhiều
hơn.
3. Hoạt động “Check” và “quick check”: (hoạt động kiểm tra và kiểm tra nhanh)
Trong tất cả các bài học (lesson) trong mỗi Unit (đơn vị bài học) thì bài học let’s
learn là bài học trọng tâm. là phần học quan trọng và cơ bản nhất. Ơ bài học này, các
em sẽ được cung cấp rất nhiều ngữ liệu, trong đó bao gồm từ vựng mới (Vocabulary)

và mẫu câu (structure). Từ vựng và mẫu câu được cung cấp trong bài học này giúp
cho các em có được kiến thức (vốn từ và vốn ngữ pháp). Đễ các em nắm được kiến
thức đó một cách hoàn hảo chúng tôi chuẩn bị bài học qua các bước sau :
Xác định lượng từ vựng cần cung cấp cho các em, kể cả vốn từ mở rộng.
Ngữ nghĩa của từ vựng có gần gủi với bản thân các em không?


Các em cần bao nhiêu từ vựng mở rộng đủ cần thiết trong giao tiếp?
Cách thức tiếp cận với mẫu câu mới như thế nào?
Thí dụ: trong bài học – Unit 7: Let’s learn – Ask and Answer
Trong bài học này chúng tôi phải cung cấp cho các em một số cụm từ chỉ hoạt động
thường nhật của các em như:
Get up:

Thức dạy

Brush my teeth:

Chà răng.

Wash my face:

Rửa mặt.

Comb my hair:

Chảy tóc.

Get dressed:


Thay quần áo.

Eat breakfast:

ăn sáng.

Mẫu câu trong phần luyện tập này: What do you do in the morning? (bạn làm gì vào
buổi sáng?).
Chung tôi cần cung cấp thêm cho các em những từ mở rộng như:
Afternoon:

buổi chiều

Evening:
Night:

buổi tối
ban đêm.

Play soccer:
Swim:

đá bóng
bơi

Ride my bicycle:
Fly a kite…

chạy xe đạp
thả diều


Ngòai ra, chúng tôi còn yêu cầu học sinh tự sử dụng vốn từ chủ động mà học sinh đã
tích lủy từ những bài học trước.
Để bài học đạt được hiểu quả chúng tôi đã thưc hiện như sau:


Thiết kế bài giảng bằng chương trình Power Point, trong đó thiết kế các slide thật hữu
hiệu, với các hiệu ứng phù hợp.
Slide 1: cho học sinh theo dỏi 1đoạn Video clip các hoạt động của một cậu học sinh
từ lúc ngủ dạy đến khi ăn sáng (VCD- Let’s go 2B). không lời.
Slide 2: cho học sinh xem qua 6 bức tranh (có ghi các chử cái) nói lên nội dung của
các hoạt động, các bức tranh được xắp sếp không theo đúng thứ tự.
Yêu cầu học sinh sắp sếp các bức tranh trên theo thứ tự từ 1 đến 6 theo trật tự các
hoạt động của nhân vật trong đoạn video clip.
Slide 3: connect (nối) các bức tranh theo đúng vị trí, thứ tự của nó.
Slide 4: thông qua các bưc tranh giới thiệu các cum từ mới (nội dung tranh)
Sao khi tiến hành hướng dẩn học sinh đọc và đọc đúng các cụm từ trên, chúng tôi tiến
hành “quick check” (kiểm tra nhanh) bằng hình thức sau:
Slide: 5: hiển thị các tranh trên display (màng hình) theo thứ tự (không có cụm từ
xuất hiện) và yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung tranh (cụm từ).
Slide 6: cho các tranh thay nhau xuất hiện trên màng hình, yêu cầu học sinh gọi đúng
tranh đã học. Cả lớp, nhóm lớn, nhóm nhỏ và cá nhân.
Sau khi các em nhận ra tranh và nhớ tranh, chúng tôi tiến hành check mẫu câu:
Slide 7: cho học sinh thấy bức tranh 1, cho học sinh nghe đoạn giới thiệu mẫu câu.
Cho mẫu câu xuất hiện trên màng hình với phần thay thế có màu chữ khác với các
chữ còn lại.
Cho các tranh thay nhau xuất hiên trên màng hình yêu cầu học sinh luyện nói theo
mẫu bằng cách sau khi nhìn tranh xuất hiện trên màng hình và nghe câu hỏi từ trong
silde, học sinh nhanh chóng trả lời nhanh câu hỏi theo đúng nội dung tranh. Cho các
em nói theo nhóm lớn, nhóm nhỏ và cá nhân.



Với hoạt động “check” và “quick check”, chúng tôi nhận thấy rằng, học sinh tiếp thu
bài học nhanh và đặc biệt “khả năng ứng phó” hay phản xạ ngôn ngữ của các em
nhanh lên đáng kể. Tuy nhiên, để thực hiện được bài giảng này chúng tôi cần phai
dùng đến các phần mền chuyên dụng để cắt và ráp nối các tập tin âm thanh và video,
ngoài ra chúng tôi cần đến sự hào hứng học tập của cũng như khả năng tự khám phá
học hỏi của học sinh.
4.Họat động “ truy vấn”:
Trong những bài học trong giáo trình Let’s go 2B, ngoài bài học là bài hát, có một bài
học mà theo chúng tôi là rất quan trọng trong quá trình phát triển kỹ năng nói cho các
em và cũng chính bài học này học sinh hào hứng học nhất ngoài bài hát. Đó là bài
học nâng cao kỹ năng nói cho các em, Let’s learn some more.
Bài học này được xây dựng trên cơ sở kiến thức nền tảng mà các em đã nắm được
qua các bài học khác có trong một đơn vị bài học như: Let’s talk, Let’s sing, Let’s
learn. Nói cách khác đây là bài học nhằm mở rộng nâng cao khả năng nói cho học
sinh.
Đối với loại bài học như trên, sau khi nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy chúng tôi
đã xây dựng các hoạt động sau:
Đối với quyển giáo trình 2B dành cho học sinh khối 5, bài học let’s learn some more
cung cấp thêm từ vựng cho học sinh, chủ yếu tổng hợp các từ vựng đã mở rộng. Tuy
nhiên các em học sinh có thêm cơ hội để phát triển kỹ năng nói của mình bằng mẫu
câu mới. Những mẫu câu gần gủi với đời sống của các em.
Thí dụ: Unit 7 – Let’s learn some more.
Trong bài này, có sự thay đổi ngữ nghĩa của chủ ngữ trong câu(you/I → he/ she), dẩn
đến thay đổi động từ chính trong câu, củng như hình thức của câu.


What do you do in the morning?
I eat breakast.

What does he/she do in the morning?
He eats breakfast.
She eats breakfast.
Do you watch TV at night? – Yes, I do / No, I don’t.
Does he/she watch TV at night? – Yes, he/she does / No, he/ she doesn’t.
Các từ vựng mở rộng trong bài này là các động từ nói về các hoạt động rất thường
nhật của các em như: eat (ăn), talk (nói chuyện), play (chơi ), take (…), watch (xem),
study (học)…
Bên cạnh đó, các em còn được cung cấp các cụm từ phù hợp cho các em
trong giao tiếp thông thường như:
Eat dinner:

ăn tối

Talk on the telephone:
Play the piano:

nói chuyện diện thoại
chơi đàn phong cầm

Take a bath:

đi tắm

Watch TV:

xem TV

Study English:


học tiếng Anh.

Để chuẩn bị một buổi “truy vấn” tốt trước tiên chúng tôi cần cung cấp cho học sinh
đầy đủ ngữ liệu cần thiết, và nắm chắc rằng các em đã có kiến thức (nhớ ngữ liệu đã
cung cấp.
Chúng tôi áp dụng hoạt động truy vấn vào bài học
Unit 7 – Let’s learn some more – Yes or No.


Chúng tôi thiết kế một tập tin Power Point, trong đó các slide được thiết kế kết hợp
với hiệu ứng phù hợp, hình ảnh đẹp và phong phú, cuốn hút học sinh.
Slide 1: cho học sinh xem lần lượt tất cả các bức tranh, mỗi tranh xuất hiện
chậm đều trên màng hình. Yêu cầu học sinh định hình nội dung tranh, cho các tranh
cùng xuất hiện tỉnh trên màng hình, cho học sinh cùng quan sát và goi tên tranh với
các vốn từ đã được chúng tôi cung cấp ở những phần trước của bài học.
Slide 2: chúng tôi giới thiệu mẫu câu mới
Does he/she watch TV at night?


Yes, he/she does.



No, he/ she doesn’t.

Trong phần này, để đạt hiệu quả cao giáo viên cần phải phân tích câu, lấy ví dụ cụ thể
để học sinh nhanh chóng tiếp thu mẫu câu mới.
Gọi một học sinh học khá giỏi, giáo viên chỉ vào tranh trên màng hình và hỏi
liên tục nhưng hơi chậm.
Giáo viên: Does he watch TV at night?

Học sinh:

Yes, he does.

Giáo viên: Does she eat breakfast in the morning?
Học sinh:

Yes, she does


Giáo viên: Does he ride the bicycle in the morning?
Học sinh:

Yes, he does.

Cho học sinh đó mời một học sinh khác, cả hai thực hiện tương tự, lần lượt các em
học sinh trong lớp hỏi và trả lời tất cả các tranh.
Slide 3: cho tranh số 1 xuất hiện, giáo viên đặt tình huấn:


Does he listen to music at night?
Gọi học sinh trả lời câu hỏi:
No, he doesn’t. he watch TV.
Thực hiện tương tự như phần trên.
Qua hoạt động truy vấn, một lần nửa chúng tôi ghi nhận kết quả rất khả
quan, học sinh hỏi và trả lời nhanh và chính xác tất cả các tranh trên màng hình và
đặc biệt là các em nhớ kiến thức rất tốt sau khi tiết học kết thúc.

5. Hoạt động ca hát:
Ở lứa tuổi các em học sinh khối lớp 5, thì các hoạt động vui chơi ca hát đối với các

em có thể nói là một nhu cầu không thể thiếu, rất cần thiết. Để cho các bài học đến
với các em một cách tự nhiên, suôn sẽ, và hiệu quả không gì tốt hơn bằng một bài
hát, tuy nhiên để các em cảm nhận bài học một cách sâu sắc nhất, chúng tôi phải
chuẩn bị thật kỹ lưỡng về trạng thái học tập, cũng như các yêu cầu khác.
Thí dụ:
Lesson: Unit 6 - Let’s sing
Giáo viên cần chuẩn bị con rối (puppet), tranh ảnh về các vật dụng như: book, hat,
watch, a cat (puppet)
Gọi hai học sinh lên bảng cùng với giáo viên, luyện lại bài đối thoại đã học trong
lesson: Let’s talk – Unit 6.
Student 1: whose watch is that?
Student 2: I don’t know.
Student 1: Is it jenny’s watch?


Student 2: No. her watch is blue.
Student 1: Is it john’s watch?
Student 2: No, his watch is green.
Student 1: Whose watch is that?
Student 2: I know. It’s Andy’s watch.
Gọi nhiều cặp học sinh lên bảng và thực hiện tương tự, trong phần này giáo viên nên
đánh giá bằng cách tuyên dương các em.
Để hát bài hát này thật hay và chính xác, các em cần nắm rõ các từ ball, books, hat,
watch, apple, cat.
Giáo viên dùng tranh vẽ (vẽ thật đẹp, nhiều màu sắc), rồi dùng nhiều hình thức để các
em gọi đúng tên các đồ vật trên. Giáo viên hướng dẫn thật tỉ mi để các em có phát âm
chuẩn nhất.
Nội dung bài hát:
Whose watch is that?
It’s jenny’s watch.

Whose hat is that?
It’s jenny’s hat.
Whose books are those?
They’re jenny’s books.
Whose cat is that?
It’s Jenny’s cat.

It’s Andy’s watch.
It’s Jenny’s watch.


It’s Andy’s hat.
It’s Jenny’s hat.
They’re Andy’s books.
They’re Jenny’s books.
It’s Andy’s cat.
It’s Jenny’s cat.

Giáo viên dùng tranh đã treo trên bảng, và các con rối, đóng vai A và B đặt câu hỏi
theo nội dung bài hát:
Gọi từng cặp học sinh lên bảng thực hiện tương tự. Chia nhóm cho học sinh theo
nhóm đôi, cho các em luyện tập các mẫu đối thoại trên. Lúc này giáo viên có thể giúp
đỡ cho các em học sinh chậm hơn để theo kịp các bạn khác.
Tiếp theo giáo viên cho học sinh nghe băng ghi âm, nội dung của bài hát, nghe 2 hoặc
3 lần, sau đó cho các em hát theo băng ghi âm 2 đến 3 lần, trong lúc nghe và hát theo
của học sinh giáo viên có thể thay đổi âm lượng cho phù hợp với nội dung của từng
câu, thí dụ ở những từ mới học cho âm lượng lớn, câu hỏi cho âm lượng nhỏ..
Chia lớp thành 2 nhóm, hát theo băng, 1 nhóm hỏi nhóm kia hát trả lời. Sau đó đổi vị
trí cho nhau, thực hiện nhiều lần để học sinh hát lưu loát hơn.
Tổ chức cho các em tham gia trò chơi như “Tiếng hát chim sơn ca lớp…” vv.. ở đó

các em được trình bày bài hát được tổ giám khảo (giáo viên + ban can sự lớp) chấm
điểm. Tuy nhiên khi xếp hạng chỉ có hạng nhất, nhì, và đồng giải ba, và giải khuyến
khích. Không nên xếp hạng khác ảnh hưởng đến tâm lý các em.
Trong phần này giáo viên có thể dùng các hoạt động khác như Back to Back activity
để cho học sinh luyện tập.


Qua tiết học này chúng tội nhận thấy các em rất hứng thú khi được hát khi có cơ hội,
ví dụ các em hát bài hát này trong những buổi hát đầu giờ, sinh hoạt đội và cả khi học
môn thể dục.
6. Họat động phát triển phản xạ tự nhiên:
Trong quá trình tìm tài liệu với mục đích xây dựng phương pháp dạy học phát triển
kỹ năng nói của học sinh, chúng tôi rất may mắn khi được tiếp cận với phương pháp
TPR (Total Physical Response) được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia giáo dục hàng
đầu thế giới của đại học Oxford University, phương pháp TPR hay còn gọi là phương
pháp phản xạ tự nhiên. Trong phương pháp này người giáo viên kết hợp giữa ngôn
ngữ và các hoạt động của cơ thể để truyền thụ kiến thức mà không nhất thiết phải có
bất cứ dụng cụ hổ trợ nào, tuy nhiên khi áp dụng cho các em học sinh lứa tuổi lớp 5,
chúng tôi kết hợp với tranh, ảnh điều đó giúp cho các em nhanh chóng tiếp thu bài
học hơn, và các em dễ nói hơn bình thường.
Thí dụ: Unit 8 – let’s learn – Ask and answer (áp dụng cho hoạt động cung cấp ngữ
liệu mới cho học sinh)
Yêu cầu của bài là cung cấp cho học sinh các từ vựng sau: swim – swimming,
fishing, sleeping, coloring, running, playing.
Hoạt động 1: giáo viên dùng tay hay các cử động của cơ thể để miêu tả các hoạt động
theo nghĩa của các từ trên.
Hoạt động 2: giáo viên thực hiện tương tự nhưng vừa thực hiện vừa phát âm to và rõ
các từ trên.
Họat động 3: giáo viên thực hiện động tác, nói tên động tác và yêu cầu học sinh nói
theo.



Hoạt động 4: giáo viên không thực hiện động tác, nhưng nói và yêu cầu học sinh thực
hiện đúng động tác và nói nói theo.
Hoạt động 5: giáo viên để cho học sinh tự nói, tự thực hiện động tác chỉ sửa lỗi kịp
thời khi cần thiết.
Hoạt động này còn giúp giáo viên kiểm tra nhanh khả năng tiếp thu bài học mới cũng
như lượng kiến thức các em đã đạt được khi học bài ở nhà.
7. Lồng ghép trò chơi:
Qua những hoạt động mà chúng tôi vừa mới nêu ở trên và các thí dụ minh hoạ, chúng
tôi thấy rằng các em học sinh khối lớp 5 ngày học càng tiến bộ, có nhiều em ham
thích học bộ môn này.
Bên cạnh những hoạt động mà chúng tôi vừa nêu chúng tôi còn dùng đến các công cụ
hổ trợ đắc lực trong đó phải kể đến là các trò chơi được lồng ghép vào các bại dạy.
Các trò chơi được dùng trong những bài dạy rất quan trọng, từ lâu người ta đã biết
đến khả năng dạy học của các trò chơi, nhiều nhà sư phạm lỗi lạc đã chú ý đến tính
hiệu quả của việc sử dụng các trò chơi trong quá trình dạy học. Điều này thật dễ hiểu.
Trong trò chơi không ít khi bất ngờ xuất hiện năng khiếu nào đó của con người, đặc
biệt là trẻ em.
Trò chơi là một giờ học có tổ chức đặc biệt đòi hỏi sự nổ lực lớn về cả trí tuệ, lẫn tình
cảm, trò chơi luôn đòi hỏi những quyết định nhanh chóng, tuy nhiên nếu yêu cầu các
em tham gia trò chơi với Tiếng Anh thì sao? không sao cả vì các em không bận tâm
vào việc nói Tiếng Anh như thế nào mà điều các em cần là chiến thắng trong trò chơi,
do đó khi tham gia vào trò chơi các em dễ dang nói Tiếng Anh một cách chủ động,
một điều rất quan trọng để nói được Tiếng Anh lưu lóat.


Giáo viên chúng ta nên tổ chức các trò chơi hổ trợ trong các giờ học Tiếng Anh sẽ
giúp các em tiếp thu nhanh hơn bài học của mình, bên cạnh đó các em còn có điều
kiện để trao dồi kỹ năng nói của mình ngày càng tốt hơn.

3.3. Một số lưu ý khi dạy học có làm hưởng đến kỹ năng nói của các em:
Một số học sinh do điều kiện sống, hoàn cảnh sống không thuận tiện hoặc khó khăn,
ít tiếp súc với thế giới xung quanh, làm cho các em rất thiếu tự tin trong cuộc sống và
giao tiếp. Cùng với số học sinh có xu hướng tự ti. Đối với các em này người giáo
viên hết sức cẩn trọng trong việc giao tiếp với các em, tránh làm tổn thương các em,
làm hết mình để giúp các em thoát khỏi sự sợ hãi, cảm giác nhút nhát của mình, có
như thế mới giúp các em ngày càng tiến bộ trong học tập và trong cuộc sống.
Để lớp học mà học sinh học tập có hiệu quả hơn, giáo viên cũng nên sắp xếp cac vị trí
của học sinh một cách khoa học, từ nhóm nhỏ đến nhóm lớn đều có những học sinh
giỏi, lanh lợi sẵn sàng làm trợ giảng cho người giáo viên.
Không la rầy, trách cứ hay đánh giá thái quá với học sinh khi học sinh đó thực hiện
yêu cầu bài học chưa đảm bảo, hay khi học sinh nói sai. Cũng không nên cho học
sinh khác đánh giá học sinh đó, điều đó làm cho học sinh có cảm giác bị xúc phạm từ
đó các em không còn tự tin trong học tập, cũng như trong giao tiếp hằng ngày.


C. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐỰƠC
Qua thời gian chúng tôi thực hiện đề tài, chúng tôi nhận đựoc nhiều kết quả rất đáng
khích lệ, đa số các em đều hát được các bài hát đã được học. Nghe và hiểu được các
câu nói thông dụng, các động lệnh được sử dụng trong lớp học.
Bên cạnh đó, các em biết chào hỏi, hỏi thăm sức khoẻ của nhau hay khi gặp giáo
viên, rất tự tin trả lời những câu hỏi bằng Tiếng Anh khi được giáo viên hỏi .
Cùng với những kết quả đó, ngày càng có nhiều em ham thích học Tiếng Anh hơn,
bằng chứng là ngày có nhiều em tham gia vào câu lạc bộ Tiếng Anh của nhà trường.
Thống kê điểm thi môn Tiếng Anh của các em học sinh qua HKI

MÔNLỚP TS NỮ DIỂM TRÊN TRUNG BÌNH
ĐIỂM 9 -10 ĐIỂM 7-8 ĐIỂM 5-6 CỘNG



HS
ANH 3
4
VĂN 5
TC

176
172
110
458

TS % NỮ TS % NỮ TS % NỮ TS % NỮ
83 39
74 35
48 42
205 116

22
20
38
25

22
24
18
64

63
49

35
147

36
28
32
32

33
22
18
73

42
37
22
101

24
22
20
22

30
3
16
49

144
121

99
364

82
70
90
79

85
49
52
186

ĐIỂM DƯỚI TRUNG BÌNH
ĐIỂM 3 -4 ĐIỂM 1-2
CỘNG
TS %

NỮ TS %

28
6
12
46

7
4
4
15


16
3.5
11
10

4
1
0
5

NỮ TS %

2.27 0
0.58
0
0.37 0

32
7
11
50

18
4.1
10
11

NỮ
7
4

4
15

II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trẻ con rất hiếu động, do đó để đáp ứng tính hiếu động của các em chung tôi phải ra
sức thiết kế bài giảng có nhiều tình tiết mới lạ để gây sự chú ý của các em.
Trẻ em không tập trung được lâu do đó chúng tôi phải thường xuyên các thao tác thay
đổi các ngữ liệu, các hoạt động để duy trì sự tập trung chú ý của các em.
Trẻ em cần các yếu tố lặp đi lặp lại. Trong một hoạt động ngôn ngữ, các em có thể
không hiểu hết ý nghĩa của các từ hay nhóm từ, nhưng thông qua các hoạt động lặp đi
lặp lại đó phần nào trẻ em nhận ra ý nghiã, cách sử dụng cụm từ đó, và dễ dàng ứng
dụng nó như những vốn từ chủ động trong giao tiếp.
Trẻ em học ngoại ngữ thông qua các hoạt động nghe, nhìn, bắt chước và tự tiến hành
các hoạt động. Bản năng thích hợp với các hoạt động vui chơi, có khả năng sáng tạo
trong lúc cá em chơi trò chơi. Điều đó có lợi cho hoạt động học tập của các em.


×