VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ THỊ TỐ QUỲNH
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ THANH HÓA
Ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính
Mã số: 8.38.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS VŨ HỒNG ANH
HÀ NỘI – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số
liệu, ví dụ trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG ........................................... 7
1.1. Cơ sở chính trị, pháp lý về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân ... 7
1.2.Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường. 9
1.3. Vị trí , vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân phường .... 12
1.4. Mối quan hệ giữa Uỷ ban nhân dân phường với các cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị xã hội ........................................................................................ 14
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân
phường............................................................................................................. 23
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ
BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH
HÓA ................................................................................................................ 27
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thành phố Thanh Hóa . 27
2.2. Thực trạng về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân Phường
trên địa bàn thành phố Thanh Hóa .................................................................. 31
2.3. Kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động
của Uỷ ban nhân dân phường trên địa bàn thành phố Thanh Hóa .................. 39
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TỔ
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HÓA HIỆN NAY ................................ 54
3.1. Sự cần thiết của việc tăng cường tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân
dân phường trên địa bàn thành phố Thanh Hóa hiện nay ............................... 54
3.2. Quan điểm tăng cường tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân
phường ở thành phố Thanh Hóa hiện nay ....................................................... 56
3.3. Giải pháp tăng cường tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường
ở thành phố Thanh Hóa ................................................................................... 64
KẾT LUẬN .................................................................................................... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 71
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kế thừa hiến pháp năm 1946, Hiến pháp 1959, Hiến Pháp 1980, 1992
và qua các lần sửa đổi thì ngày 1/1/2014 Hiến Pháp 2013 có hiệu lực.Với yêu
cầu phải cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, các chủ trương,
định hướng của Đảng về chính quyền địa phương, Luật Tổ chức chính quyền
địa phương số 77/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày
19/6/2015, tại kỳ họp thứ 9 nhằm thay thế Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân năm 2003. Trên tinh thần khắc phục những hạn chế,
vướng mắc và kế thừa những ưu điểm trong 12 năm thực hiện Luật Tổ chức
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 như: Quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân cơ bản giống nhau cả ở 3 cấp, chưa thể hiện
được tính gắn kết thống nhất giữa Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân
cùng cấp trong chỉnh thế chính quyền địa phương, chưa phân biệt theo đặc
điểm nông thôn, đô thị, hải đảo; Chưa quy định rõ các vấn đề do tập thể Uỷ
ban nhân dân thảo luận cũng như quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền
quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân… Đồng thời bên cạnh đó, việc
những quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa
phương mà cụ thể là chính quyền địa phương ở cấp cơ sở, trong đó có Uỷ ban
nhân dân phường đã tác động một phần không nhỏ đến cơ cấu tổ chức và hoạt
động của Uỷ ban nhân dân phường, đặc biệt là các phường ở thành phố trực
thuộc trung ương, nơi mà có các mối quan hệ kinh tế - xã hội phát triển phức
tạp, đa dạng. Chúng ta đều nhận thức được rằng, hoạt động của Uỷ ban nhân
dân cấp cơ sở nói chung và Uỷ ban nhân dân phường nói riêng có ảnh hướng
rất lớn tới tính hiệu quả của các chính sách, chủ trương của Đảng và pháp luật
1
của Nhà nước, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc củng cố sự phát triển bền
vững của xã hội, đảm bảo dân chủ và nâng cao đời sống nhân dân.
Vai trò của chính quyền địa phương ở nhà nước ta luôn được quan tâm
từ khi nước ta dành được độc lập, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành sắc
lệnh số 63 ngày 22/11/1945 và sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945 quy định về
việc tổ chức chính quyền địa phương. Qua hơn 70 năm xây dựng và phát
triển, chính quyền địa phương các cấp đã phát huy vai trò của Uỷ ban nhân
dân phường ngày càng đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng
Tổ Quốc. Là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền, là cấp gần dân nhất,
nơi mọi người bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và thực hiện nghĩa vụ công dân của
mình, trực tiếp giải quyết các công việc liên quan đến các nhu cầu cơ bản nhất
của nhân dân nhưng hiện nay tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân
phường đã bộc lộ một số bất hợp lý, chưa phù hợp với đặc điểm của các vùng
miền khác nhau. Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 ra đời đã
quy định cụ thể, phân biệt rõ ràng chính quyền địa phương ở nông thôn và đô
thị, tuy nhiên không quy định rõ chế độ làm việc cũng như hoạt động của Uỷ
ban nhân dân và chức năng của chủ tịch Uy ban nhân dân phường.
Thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I, có diện tích tự nhiên là 147.77
km2 với dân số là 435.298 người; có 37 đơn vị hành chính trực thuộc bao
gồm 20 phường nội thành và 17 xã ngoại ô. Đây là trung tâm hành chính,
chính trị, văn hóa quan trọng của tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy, học viên chọn đề
tài “Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường từ thực tiễn
thành phố Thanh Hóa” làm luận văn thạc sĩ nhằm phân tích thực trạng và
đưa ra những giải pháp phù hợp góp phần hoàn thiện hệ thống Uỷ ban nhân
dân phường nói chung và Uỷ ban nhân dân phường trên địa bàn thành phố
Thanh Hóa nói riêng.
2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở trong nước, các công trình nghiên cứu về chính quyền địa phương trước
khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng
01 năm 2016 thay thế Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số
11/2003/QH11 khá phong phú với những công trình nghiên cứu như:
- Cuốn Cải cách nền hành chính Việt Nam, thực trạng và giải pháp của
NXB Chính trị Quốc gia, 2009. Cuốn sách này tập trung nghiên cứu về cải
cách hành chính cho thế kỷ XXI, Cải cách hệ thống công vụ, hành chính công
và phát triển kinh tế ở Việt Nam, cải cách hành chính và phát triển...
- Cuốn Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay,
của PGS.TS. Bùi Xuân Đức, Nhà xuất bản Tư pháp, 2004, gồm 458 trang.
Cuốn sách này chủ yếu đề cập đến những vấn đề chung về hoàn thiện, đổi
mới bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã
Hội Chủ Nghía Việt Nam.
- Cuốn Đổi mới nội dung hoạt động của các cấp chính quyền địa
phương trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, do TS. Nguyễn Hữu
Đức và ThS. Đinh Xuân Hà làm chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
2006, gồm 154 trang, với 4 chương cụ thể. Các tác giả đã trình bày khái quát về
quá trình hình thành các cấp hành chính và điều chỉnh quy mô các đơn vị hành
chính của địa phương; phân tích sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế đối với các cấp chính quyền địa phương; đề xuất các giải pháp và
đổi mới tổ chức hoạt động, cơ chế vận hành của chính quyền địa phương đáp
ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó, còn có một số bài viết liên quan đến đề tài luận văn của
các tác giả như:
- PGS.TS Vũ Thư: Về xu hướng phát triển của bộ máy chính quyền địa
phương nước ta, được đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp Luật, số 6, 2004.
Bài báo nêu ra một số vấn đề của bộ máy chính quyền địa phương truyền
3
thống ở Việt Nam. Đồng thời, bài báo đã đưa ra xu hướng phát triển của bộ
máy chính quyền địa phương theo tinh thần Hội nghị Trung ương lần thứ 7
(khóa VIII) của Đảng [37, tr.6] cũng như các quy định của pháp luật để tổ
chức mô hình chính quyền địa phương phù hợp và hoạt động hiệu quả hơn.
- TS. Hoàng Phước Hiệp: WTO và một số yêu cầu đối với chính quyền
địa phương được đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp Luật, số 9, 2007. Bài
báo khái quát tổng quan về những quy định trong hiệp định GATT 1947;
WTO và vấn đề chính quyền địa phương của các nước thành viên; một số vấn
đề pháp luật đặt ra đối với hoạt động của chính quyền địa phương khi Việt
Nam gia nhập WTO, trong đó yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước Việt Nam
từ trung ương đến địa phương [18, tr.4] phải có nghĩa vụ chấp hành luật lệ của
WTO và các cam kết của Việt Nam với WTO.
- TS. Nguyễn Minh Đoan: Cải cách tổ chức và hoạt động của chính
quyền cấp xã trong giai đoạn hiện nay được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp số 10, 2009. Tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá vai trò, vị trí của
chính quyền cấp xã và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà
nước ở địa phương của cấp cơ sở nơi gần dân nhất, cấp chính quyền trực tiếp
tổ chức thực hiện các quyết định, quy định của nhà nước trong thực tiễn đời
sống của nhân dân, trên mọi lĩnh vực quản lý của nhà nước. Trên cơ sở đó, bài
báo đã chỉ ra vấn đề cần đổi mới trong tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp xã;
cải cách Uỷ ban nhân dân cấp xã. Nhất là vấn đề nâng cao năng lực của đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã và cấp chính quyền cơ sở nơi thực thi pháp luật,
tiến hành hoạt động quản lý các ngành, lĩnh vực được thực hiện bởi đội ngũ
cán bộ, công chức nhưng không có các cơ quan chuyên môn như chính quyền
cấp huyện và cấp tỉnh như hiện nay.
Có thể thấy kết quả của các công trình nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận và thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền địa
phương nói chung tại những giai đoạn, thời điểm nhất định. Tuy nhiên, kể từ
4
khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 ra đời đã khắc phục
những hạn chế trước đây đồng thời đã kế thừa được những thành tựu của Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 từ đó đã dẫn đến
những đổi mới trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính quyền địa
phương hiện nay. Mặt khác, do những thay đổi nhất định về điều kiện kinh tế xã hội trong nước, nhiệm vụ về hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ thì
những vấn đề phát sinh, đã làm xuất hiện các yêu cầu, đòi hỏi phải tiếp tục đẩy
mạnh cải cách bộ máy nhà nước, trong đó có chính quyền địa phương ở cấp cơ
sở, nhất là Uỷ ban nhân dân phường. Vì vậy, nghiên cứu đề tài: Tổ chức và hoạt
động của Ủy ban nhân dân phường từ thực tiễn thành phố Thanh Hóa, tỉnh
Thanh Hóa không chỉ là vấn đề cần phải nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay mà
nó còn có ý nghĩa lâu dài đối với tổ chức bộ máy chính quyền địa phương nói
chung và tổ chức, hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là nghiên cứu đề xuất quan điểm,
giải pháp tăng cường tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường ở
nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn: Luận văn có đối tượng nghiên cứu là
những vấn đề lý luận liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền địa
phương ở phường mà cụ thể là Uỷ ban nhân dân phường; các chủ trương, chính
sách của Đảng, các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tổ chức và hoạt động
của chính quyền địa phương phường; cách thức tổ chức và hoạt động của Uỷ ban
nhân dân phường trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là thực tiễn tổ
chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường trên địa bàn thành phố Thanh
Hóa từ năm 2010 đến nay.
5
5. Phương pháp lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là các quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về dân chủ xã hội chủ nghĩa và về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Luận văn được thực hiện bằng các
phương pháp nghiên cứu phổ biến và hiện đại của khoa học pháp lý như: phân
tích, tổng hợp, chứng minh, quy nạp. So sánh, xã hội học pháp luật, khảo
sát...Ngoài ra luận văn còn tham khảo một số luận văn và luận án nghiên cứu
về chính quyền địa phương.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Một là, luận văn đã phân tích sự cần thiết phải đổi mới tổ chức và hoạt
động của Uỷ ban nhân dân phường nói chung và Uỷ ban nhân dân của thành
phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách
hành chính ở nước ta hiện nay.
Hai là, luận văn phân tích thực trạng và đề xuất phương hướng cũng
như các giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân
phường trên địa bàn thành phố Thanh Hóa trong tiến trình cải cách bộ máy
nhà nước ở nước ta.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn sẽ được thiết kế làm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban
nhân dân phường.
Chương 2: Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân
phường trên địa bàn thành phố Thanh Hóa hiện nay.
Chương 3: Sự cần thiết, định hướng và giải pháp tăng cường tổ chức và
hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường ở thành phố Thanh Hóa hiện nay.
6
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
1.1. Cơ sở chính trị, pháp lý về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban
nhân dân
Uỷ ban nhân dân là một cơ quan hành chính nhà nước trong hệ thống
hành chính Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ quan thực thi
pháp luật tại các cấp: tỉnh, huyện, xã. Các chức danh của Uỷ ban nhân dân
được Hội đồng nhân dân cấp tương ứng bầu ra và có nhiệm kỳ trùng với
nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Người đứng đầu Uỷ ban nhân dân là Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân, thường là Phó Bí thư Đảng ủy Đảng Cộng sản Việt
Nam cấp tương ứng. Quyền hạn của Uỷ ban nhân dân được quy định tại Hiến
pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và Luật Tổ chức
Chính quyền địa phương 2015. Uỷ ban nhân dân các cấp có các cơ quan giúp
việc như: Sở (cấp tỉnh), Phòng (cấp huyện), Ban (cấp xã).
Theo quy định của Điều 110 Hiến pháp năm 2013, các đơn vị hành
chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh;
Thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn
vị hành chính tương đương;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành
phường và xã; quận chia thành phường.
Như vậy, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa các Hiến pháp Việt
Nam xác định phường là đơn vị hành chính cơ sở ở đô thị. Trên cơ sở quy
định của Hiến pháp, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 xác định
phường được thành lập ở quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Theo đó:
7
- Thứ nhất, là phường thuộc quận ở các thành phố trực thuộc Trung
ương (phường ở các quận nội thành Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố
Hồ Chí Minh, Cần Thơ).
- Thứ hai, là phường thuộc thành phố trực thuộc tỉnh (phường ở thành
phố Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam, ở thành phố Quãng Ngãi thuộc tỉnh
Quảng Ngãi, thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế,…).
- Thứ ba, là phường thuộc các thị xã ở các tỉnh, thành phố (như phường
thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, phường thuộc thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh
Yên Bái,…).
Chính quyền nhân dân ở phường là cấp chính quyền địa phương gồm
Hội đồng nhân dân phường và Uỷ ban nhân dân phường.
Căn cứ quy định của Hiến pháp, luật, chính quyền phường, theo nghĩa
rộng có thể hiểu, bao gồm tất cả các cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn
phường và hoạt động của các cơ quan này giới hạn trong phạm vi địa giới
hành chính thuộc phường, trong từng đơn vị hành chính phường. Theo cách
hiểu này, có thể thấy khái niệm chính quyền phường đồng nghĩa với khái
niệm hệ thống các cơ quan nhà nước ở phường. Theo nghĩa hẹp, chính quyền
phường bao gồm cơ quan quyền lực nhà nước (Hội đồng nhân dân) do nhân
dân phường trực tiếp bầu ra và cơ quan hành chính nhà nước (Ủy ban nhân
dân) do Hội đồng nhân dân phường bầu ra. “Hội đồng nhân dân là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền
làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước
nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” (Điều 113, Hiến pháp
2013). “Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân
dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệmtrước Hội đồng nhân dân và
cơ quan hành chính nhà nước cấp trên” (Điều 114, Hiến pháp 2013).
8
1.2. Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Uỷ ban nhân
dân phường
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân phường
Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân phường được quy định tại điều
62, Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 với nội dung cụ thể như sau:
Uỷ ban nhân dân phường gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch, Uỷ viên phụ
trách quân sự, Uỷ viên phụ trách công an.
Uỷ ban nhân dân phường loại I có không quá 02 Phó chủ tịch, phường
loại II và III có 01 Phó chủ tịch.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường là người đứng đầu, là cán bộ chuyên
trách lãnh đạo, điều hành hoạt động của Uỷ ban nhân dân và hoạt động quản
lý nhà nước trên địa bàn phường với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh,
quốc phòng,...
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường được lựa chọn, giới thiệu, bãi nhiệm
hay miễn nhiệm thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân phường. Nguyên
tắc bầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường phải bình đẳng, phổ thông, trực
tiếp và bỏ phiếu kín.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn,
điều kiện, yêu cầu đối với cán bộ công chức theo quy định của Pháp lệnh cán
bộ công chức như tuổi tác, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ.
-Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường
Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường là người được phân công trực
tiếp chỉ đạo các công việc do chủ tịch phường phân công, chịu trách nhiệm
trước Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch về những quyết định của mình.
Về nguyên tắc và điều kiệu bầu ra Phó chủ tịch tương đương với các
tiêu chí để bầu ra Chủ tịch phường.
-Uỷ viên Uỷ ban nhân dân phường
9
Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full