Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Truyền thông Phật giáo đối với xã hội Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.22 KB, 93 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƢU BÁ TÒNG

TRUYỀN THÔNG PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI XÃ HỘI
VIỆT NAM HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG
HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƢU BÁ TÒNG

TRUYỀN THÔNG PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI XÃ HỘI
VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 8.22.90.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LƢƠNG THỊ THU HƢỜNG


HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lưu Bá Tòng, người thực hiện luận văn này.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa được ai công bố
trong bất cứ công trình nào khác. Những trích dẫn cần thiết trong luận văn
được tôi chú thích rõ ràng và trung thực.
Tác giả luận văn

Lƣu Bá Tòng


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là thành quả của quá trình học tập, nghiên cứu của học
viên tại Khoa Tôn giáo học - Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa
học Xã hội Việt Nam.
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Khoa học Xã
hội đã tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và nghiên cứu
tại đây.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo, những người phụ
trách Khoa Tôn giáo học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại học viện.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lương Thị Thu Hường đã tận tình chỉ
dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm có giá trị, giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thượng tọa Thích Đồng Bổn, trụ trì Chùa
Phật học Xá Lợi đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, đồng môn, những người đã gắn

bó và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện
luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình tôi và những người thân đã tạo
điều kiện để tôi yên tâm học tập trong suốt thời gian qua.
Xin cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 4năm 2018
Học viên

Lƣu Bá Tòng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN
THÔNG VÀ TRUYỀN THÔNG PHẬT GIÁO ........................................ 12
1.1. Cơ sở lý thuyết ......................................................................................... 12
1.2. Quá trình hình thành và phát triển các trang thông tin điện tử Phật giáo ...... 21
1.3. Khủng hoảng truyền thông Phật giáo....................................................... 30
1.4. Một số khái niệm ...................................................................................... 32
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG PHẬT GIÁO (QUA
KHẢO SÁT NĂM TRANG BÁO/ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ) ĐỐI VỚI
XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................ 36
2.1. Hình thức truyền thông Phật giáo của năm trang báo/thông tin điện tử .. 36
2.2. Nội dung truyền thông của năm trang báo/thông tin điện tử ................... 44
Chƣơng 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ..... 56
3.1. Vấn đề đặt ra đối với truyền thông Phật giáo ở nước ta hiện nay............ 56
3.2. Khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của truyền thông
Phật giáo ở nước ta .......................................................................................... 63
KẾT LUẬN .................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Mô hình truyền thông của Haroll Laswell ...................................... 16
Hình 1.2: Mô hình truyền thông của Claude Shannon.................................... 17
Hình 2.1: Biểu đồ truy cập giacngo.vn tháng 2-2018 ..................................... 40
Hình 2.2: Biểu đồ truy cập giacngo.vn tháng 3-2018 ..................................... 40
Hình 2.3: Biểu đồ truy cập phatgiao.org.vn tháng 2-2018 ............................. 41
Hình 2.4: Biểu đồ truy cập phatgiao.org.vn tháng 3-2018 ............................. 41
Hình 2.5: Biểu đồ truy cập daophatngaynay.com tháng 2-2018 .................... 42
Hình 2.6: Biểu đồ truy cập daophatngaynay.com tháng 3-2018 .................... 42
Hình 2.7: Biểu đồ truy cập phattuvietnam.net tháng 3-2018 .......................... 43
Hình 2.8: Biểu đồ truy cập hoalinhthoai.com tháng 3-2018 ........................... 44


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Truyền thông là quá trình truyền đạt thông tin trong mỗi cá nhân
(truyền thông cá nhân), giữa các cá nhân (truyền thông liên cá nhân), các
nhóm (truyền thông nhóm) hoặc rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông
qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền
hình, trang thông tin điện tử trên nền tảng Internet.
Trong đó, đối với truyền thông đại chúng (như trang thông tin điện tử)
nguồn truyền tin phải sử dụng các phương tiện trung gian là những công cụ
kỹ thuật hay những kênh để qua đó tiến hành việc phổ biến, loan truyền thông
điệp đến mọi người trong xã hội.
Báo điện tử cùng với các trang thông tin điện tử là loại hình báo chí
được xây dựng theo hình thức một trang báo điện tử và phát hành dựa trên

nền tảng internet.
Mặc dù ra đời muộn hơn các loại hình báo chí khác, song báo điện tử
cùng với các trang thông tin điện tử lại được xem là sự hội tụ của cả ba loại
hình báo chí đó là báo nói, báo in và báo hình.
Báo điện tử cùng với các trang thông tin điện tử vừa có thông tin, hình
ảnh, đoạn phim minh họa và cả âm thanh được truyền trên mạng.
Chính vì vậy, từ khi ra đời báo điện tử cùng với các trang thông tin điện
tử đã chiếm một vị trí quan trọng trong truyền thông nói chung và truyền
thông về một thực thể/đối tượng nhất định nói riêng.
Do đó, trong những thập niên gần đây, không một ai hoài nghi về vai
trò của truyền thông đối với đời sống xã hội. Truyền thông nói chung được
coi như “quyền lực mềm”.
Tuy nhiên, truyền thông luôn mang tính hai mặt, và tính hai mặt này
(tích cực và tiêu cực) tác động đến nhận thức và ứng xử của công chúng ở tất
cả các phạm vi và cấp độ khác nhau, từ cấp độ nhà nước đến đời sống của các
1


cá nhân, từ cấp độ quốc gia, khu vực đến quốc tế; từ lĩnh vực kinh tế đến
chính trị, văn hóa - xã hội...
Truyền thông Phật giáo cũng không nằm ngoài xu thế trên.
Truyền thông Phật giáo có lịch sử tồn tại từ hơn 2.500 năm trước. Sau
khi chứng ngộ, với lòng từ bi, Đức Phật đã mang sự giác ngộ đó giáo hóa
chúng sinh. Khi Đức Phật sắp nhập niết bàn, thầy A Nan hỏi đức Phật sau này
ghi lại những lời dạy của Phật thì lấy gì làm bằng chứng cho người khác tin,
đức Phật dạy thầy A Nan nên bắt đầu mỗi bài kinh bằng câu: “Như thị ngã
văn,” tức là “Tôi nghe như vầy” - là nghe đức Phật giảng như thế nào thì tụng
lại, ghi lại như thế đó, không thêm không bớt. Đây chính là bản chất của
truyền thông chân chính: Sự trung thực.
Truyền thông hiện đại cũng đề cao sự trung thực. Ngay từ năm 1946,

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn các cán bộ tuyên truyền rằng: “Tuyên
truyền, anh em nên chú ý một điều này nữa là bao giờ ta cũng tôn trọng sự
thực. Có nói sự thực thì việc tuyên truyền của mình mới có nhiều người nghe”
[19]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao tính “chân thực” bởi nó vừa là sức mạnh
của bài nói, bài viết cũng đồng thời là thước đo đạo đức của người làm báo
cách mạng. Mỗi bài viết của nhà báo phải đúng sự thật, tức là phải bắt nguồn
từ thực tế cuộc sống với những con số, những sự kiện đã được xem xét kiểm
tra, chọn lọc.
Hiện nay, trong các tài liệu, giáo trình giảng dạy về truyền thông luôn coi
trọng tính chân thật của thông tin. Trong bài viết “Một định hướng đào tạo cán
bộ báo chí trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay ở nước ta” của Giáo
sư, Tiến sĩ Phạm Ngọc Quang đăng trên tạp chí Triết học, số 6 (205), tháng 6 2008 có nhấn mạnh: “Sức mạnh của chúng ta chính là ở sự thật. Sự nghiệp cách
mạng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang tiến hành là phù hợp với quy luật
khách quan của sự phát triển xã hội. Cho nên, báo chí càng nói đúng sự thật bao
2


nhiêu, càng giúp chúng ta ý thức rõ được con đường phát triển của chúng ta bấy
nhiêu. Sự thật nào đi ngược lại quy luật phát triển lịch sử thì cần khắc phục. Sự
thật nào phù hợp quy luật phát triển thì cần được phát huy, dù lúc đầu nó còn
non yếu, nhỏ nhoi, thậm chí bị cái cũ lấn át”.
Trong bài viết “Một số quan điểm về tính khách quan, chân thật trên
báo chí hiện nay” đăng trên tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông năm
2009, tác giả Trần Thị Cẩm Thúy có trích nhận định của nguyên Trưởng Ban
Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân:
“Khách quan, chân thật của thông tin bao giờ cũng là vấn đề hết sức cơ bản”.
Hơn 2500 năm trước, Đức Phật đã đề cập đến bản chất của truyền
thông là sự chân thật.
Cũng từ đó, công tác truyền thông được phát triển bằng nhiều hình thức
khác nhau qua mỗi giai đoạn, nhằm mục đích mang đến cho mọi người nhận

thức đúng đắn về những lời chỉ dạy của Đức Phật, hướng dẫn Tăng Ni và tín
đồ Phật giáo sống đúng chánh pháp, hướng đến giác ngộ và giải thoát.
Vì vậy, sứ mạng của truyền thông Phật giáo là mang đến cho công
chúng những thông điệp về niềm tin và thực hành theo giáo lý Phật giáo; giá
trị của Phật giáo; cũng như thông tin về cộng đồng Phật giáo đúng - như - là.
Đồng thời, truyền thông Phật giáo còn mang trong mình trọng trách
quan trọng trên mặt trận đấu tranh với những thông tin sai lệch về Phật giáo
và cộng đồng Phật giáo.
Tại Việt Nam, ngược dòng lịch sử, khi phong trào chấn hưng Phật giáo
thập niên 1930 nổ ra, các tu sĩ đã nhận thấy vai trò của truyền thông phục vụ
cho công cuộc chấn hưng, đã cho ra đời nhiều tờ báo như ở Nam bộ có Pháp
Âm, Từ Bi Âm, Duy Tâm, Tiến Hóa, Bát Nhã Âm…; ở Trung bộ có Viên Âm,
Tam bảo; ở Bắc bộ có tờ Đuốc Tuệ, Tiếng Chuông Sớm… Các tờ báo này đã
mạnh dạn nêu lên những hoạt động không đúng chánh pháp như mê tín dị
3


đoan; các tăng, ni chỉ lo cúng đám mà không sách tấn tu tập, học hành… Nhờ
vào những tiếng nói truyền thông trung thực như vậy mà Phật giáo thời kỳ
này chú trọng về phẩm hơn chú trọng về lượng, nên Phật giáo và sự nghiệp
hoằng pháp thời kỳ này phát triển như trăm hoa đua nở, từ đội ngũ tăng tài
tinh ba đến số lượng đồ sộ kinh sách được soạn, dịch… đã đáp ứng được yêu
cầu của lịch sử: Đạo Pháp - Dân Tộc.
Hiện nay, do bản chất của truyền thông luôn có tính hai mặt; thêm nữa,
do năng lực thẩm định/biên tập các bài trên báo điện tử và các trang thông tin
điện tử chưa đi vào chất lượng nên việc đưa tin về Phật giáo và các hoạt động
của Phật giáo đem lại nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí trong những
trường hợp nhất định còn đưa đến cách hiểu sai lạc.
Vì vậy, cần có những nghiên cứu nhằm chỉ ra bản chất của một nền
truyền thông chân chính và chỉ ra thực trạng của truyền thông Phật giáo ở

Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Ngày nay, khi sức mạnh truyền thông trở thành một lực lượng vật chất
quan trọng, có khả năng tạo nên những ảnh hưởng nhất định trong xã hội, thì
vai trò của truyền thông Phật giáo ngày càng được chú trọng.
Cụ thể là, nhận thấy “sức mạnh mềm”của truyền thông, tại Đại hội Đại
biểu Phật giáo Toàn quốc kỳ VII, ngày 24/11/2012 Giáo hội Phật giáo Việt
Nam đã thành lập Ban Thông tin Truyền thông. Bên cạnh đó, các chùa, tự
viện và cư sĩ cũng thành lập các trang thông tin điện tử, ấn tống kinh sách,
băng đĩa… để truyền bá Phật pháp cho tăng ni và tín đồ Phật giáo.
Tuy nhiên, sau năm năm đi vào hoạt động, truyền thông Phật giáo
sử dụng môi trường internet tại Việt Nam vẫn trong tình trạng sơ khai,
chưa khai thác được sức mạnh vốn có. Các phương thức truyền thông
được Giáo hội đưa ra vẫn còn lúng túng, theo lối mòn, chưa có đột phá.
Việc thiếu các quan điểm chỉ đạo chung đã dẫn đến sự không nhất quán
4


trong hoạt động truyền thông giữa các chùa; sự sáng tạo trong truyền
thông chưa được khai thác tối đa, dẫn đến việc các bài viết về Phật pháp
thường sao chép qua lại, khiến chất lượng của các trang thông tin điện tử
về Phật giáo nghèo nàn, nhàm chán; vô hình chung khiến cho các tín đồ
không quan tâm nhiều đến truyền thông Phật giáo.
Mặt khác, trong điều kiện hiện nay, truyền thông cũng chưa làm rõ vai
trò của Phật giáo đối với các vấn đề đạo đức, giáo dục, y tế, và an sinh xã hội.
Do đó, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ vai trò của truyền thông Phật giáo đối
với xã hội Việt Nam hiện nay là vấn đề cấp thiết, không chỉ có ý nghĩa về mặt
lý luận và còn cả thực tiễn.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn “Truyền thông Phật giáo đối với
xã hội Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu

2.1. Nghiên cứu về truyền thông
Trong những năm gần đây, truyền thông được rất nhiều tác giả đề cập
như Truyền thông đại chúng (Tạ Ngọc Tấn), Truyền thông đại chúng những
kiến thức cơ bản (Claudia Mast), Truyền thông đại chúng - Công tác biên tập
(Claudia Mast), Cơ sở lý luận của báo chí (tập 1 và 2) (E.P. Prôkhôrốp), Một
số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại (Phan Văn Kiền, Phan
Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Đình Hậu), Introduction to Mass
Communication: Media Literacy and Culture - Giới thiệu về Truyền thông
Đại cương: Truyền thông và Văn hoá Truyền thông (Stanley Baran), Mass
Media in a Changing World - Truyền thông đại chúng trong Thế giới Thay
đổi (George Rodman)… Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này thiên về
truyền thông nói chung và vai trò của truyền thông trong thời đại hiện nay,
không đi vào nghiên cứu truyền thông tôn giáo.

5


2.2. Nghiên cứu về báo điện tử
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, có khá nhiều luận văn, sách,
báo đề cập như Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản[8], Sáng tạo tác phẩm
- Báo mạng điện tử[9], Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử[10],Báo mạng
điện tử – Đặc trưng và phương pháp sáng tạo[11]… Những tài liệu này đi sâu
phân tích về ưu thế của báo điện tử, đặc điểm và vai trò của báo điện tử trong
thời đại ngày nay.
2.3. Nghiên cứu về truyền thông Phật giáo
Cho tới nay, các khoá luận, luận văn và sách báo nghiên cứu về truyền
thông tôn giáo tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều, đặc biệt là Phật giáo. Chỉ có
vài luận văn, khóa luận như:
Luận án Tiến sĩ: Truyền thông tôn giáo từ năm 1990 đến nay qua khảo
sát trường hợp Phật giáo và Công giáo, của Nguyễn Thúy Hà (2013), Học

viện Khoa học Xã hội, Hà Nội. Luận văn làm rõ về khái niệm truyền thông
tôn giáo, về thực trạng truyền thông tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt
Nam, chủ thể chủ yếu, được đối tượng tiếp nhận là tín đồ, chức sắc tôn giáo
nhận xét đánh giá qua khảo sát đồng bào Công giáo và Phật giáo ở Hà Nội và
TP. Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả truyền thông tôn giáo, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của nhân dân. Luận án này chủ yếu đề cập đến chính sách của Đảng và
Nhà nước về truyền thông tôn giáo, chủ thể truyền thông là các cơ quan
truyền thông của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, không đề cập đến vai
trò chủ thể truyền thông là các tôn giáo[12].
Luận văn Thạc sĩ: Hoạt động truyền thông về vấn đề tôn giáo trên báo in
Việt Nam hiện nay (2005 - 2010) của Hoàng Thị Thùy Dương (2011), Trường
đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Luận văn này khảo sát thực tiễn
vai trò của hoạt động báo chí trong đời sống chính trị xã hội, đặc biệt thông qua
6


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×