Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Áp dụng một số phương pháp phân tích để nghiên cứu phân bón hữu cơ và khoáng nhả chậm từ vỏ lạc (2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 74 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC

======

TRẦN THỊ THÚY HẰNG

ÁP DỤNG MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
ĐỂ NGHIÊN CỨU PHÂN BÓN HỮU CƠ VÀ
KHOÁNG NHẢ CHẬM TỪ VỎ LẠC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa phân tích

Hà Nội,2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC

======

TRẦN THỊ THÚY HẰNG

ÁP DỤNG MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
ĐỂ NGHIÊN CỨU PHÂN BÓN HỮU CƠ VÀ
KHOÁNG NHẢ CHẬM TỪ VỎ LẠC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa phân tích


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. NGUYỄN THỊ HUYỀN

Hà Nội,2018


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là bƣớc đầu tiên em làm quen với việc nghiên
cứu khoa học, đến với thế giới tri thức rộng lớn trƣớc sự bỡ ngỡ và còn
gặp nhiều khó khăn do chƣa có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu khoa
học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của mình tới ThS.
NGUYỄN THỊ HUYỀN, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em
trong quá trình hoàn thành đề tài.
Do lần đầu là quen với việc nghiên cứu khoa học nên đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong đƣợc sự góp ý của các thầy cô
giáo trong khoa để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016.
Sinh viên thực hiện

TRẦN THỊ THÚY HẰNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 2
3. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 2

4. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3
6. Nội dung nghiên cứu............................................................................................ 3
7. Những điểm mới đóng góp của đề tài ................................................................ 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 5
1.1. Tổng quan về loài Lạc ...................................................................................... 5
1.1.1. Giới thiệu về loài Lạc................................................................................ 5
1.1.2. Thành phần hóa học của vỏ lạc ............................................................... 6
1.2. Tổng quan về phân bón .................................................................................... 7
1.2.1. Thành phần của phân bón ........................................................................ 7
1.2.2. Phân loại phân bón ................................................................................... 8
1.3. Một số loại phân bón thƣờng dùng ............................................................... 11
1.3.1. Phân đạm .................................................................................................. 11
1.3.2. Phân lân.................................................................................................... 15
1.3.3. Phân kali ................................................................................................... 17
1.3.4. Phân hỗn hợp và phân phức hợp ........................................................... 19
1.3.5. Phân hữu cơ ............................................................................................. 20
1.4. Tác dụng của phân bón................................................................................... 25
1.4.1. Tác dụng của phân bón đối với cây trồng ............................................ 25
1.4.2. Tác dụng của phân bón đối với đất và môi trường ............................. 26
1.4.3. Tác dụng của phân bón đối với hệ thống xử lí biện pháp
trồng trọt ............................................................................................................. 26
1.4.4. Tác dụng đối với thu nhập của người sản xuất.................................... 27
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM ............ 28
2.1. Nguyên liệu, hóa chất và dụng cụ ................................................................ 28


2.1.1. Nguyên liệu............................................................................................... 28
2.1.2. Hóa chất ................................................................................................... 28
2.1.3. Dụng cụ..................................................................................................... 28

2.2. Phƣơng pháp điều chế phân bón ................................................................... 28
2.2.1. Bổ sung NH3 ............................................................................................. 28
2.2.2. Bổ sung urê .............................................................................................. 29
2.2.3. Bổ sung NPK ............................................................................................ 30
2.2.4. Bổ sung nước tiểu .................................................................................... 30
2.2.5. Điều chế phân bón nhả chậm................................................................. 30
2.3. Xác định hàm lƣợng Nitơ.............................................................................. 31
2.3.1. Nguyên tắc ................................................................................................ 31
2.3.2. Phá mẫu sử dụng máy phá mẫu kieldahl .............................................. 32
2.3.3. Thực hiện quy trình phân tích đạm ....................................................... 32
2.4. Tính kết quả ..................................................................................................... 35
2.5 Thử nghiệm phân hữu cơ khoáng nhả chậm trên cây trồng ........................ 35
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 38
3.1. Đối với mẫu chƣa ủ......................................................................................... 38
3.2. Chế tạo phân hữu cơ khoáng ......................................................................... 38
3.2.1. Đối với mẫu bổ sung NH3 ....................................................................... 38
3.2.2. Đối với mẫu bổ sung ure ........................................................................ 40
3.2.3. Đối với mẫu bổ sung NPK ...................................................................... 42
3.2.4. Đối với mẫu bổ sung nước tiểu .............................................................. 43
3.3. Phân hữu cơ khoáng nhả chậm ...................................................................... 44
3.3.1. Phân hữu cơ khoáng nhả chậm từ vỏ lạc và ure ................................. 44
3.3.2. Phân hữu cơ khoáng nhả chậm từ vỏ lạc và NPK............................... 46
3.4. Phân hữu cơ khoáng nhả chậm chứa nguyên tố vi lƣợng .......................... 49
3.5. Thử nghiệm các loại phân bón với một số giống hoa................................. 49
3.5.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ khoáng nhả chậm
đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây hoa cúc trong các lô thí
nghiệm ................................................................................................................. 49


3.5.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ khoáng nhả chậm

từ vỏ lạc đến năng suất chất lượng hoa Cúc vàng ......................................... 57
3.5.2 Đánh giá chung......................................................................................... 59
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 61
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 62


DANH MỤC BẢNG BIỂU - HÌNH VẼ
Bảng:
Bảng 1.1. Diện tích, sản lƣợng lạc từ 2011-2015 ................................................. 6
Bảng 1.2. Thành phần của vỏ lạc ......................................................................... 6
Bảng 2.1. Mẫu ủ với NH3 .................................................................................... 29
Bảng 2.2.Mẫu ủ với Urê ...................................................................................... 29
Bảng 2.3. Bảng mẫu bổ sung NPK ..................................................................... 30
Bảng 2.4 - Nồng độ axit sunfuric tiêu chuẩn tính theo tổng lƣợng nitơ ............. 34
Bảng 3.1. Ảnh hƣởng nồng độ NH3 đến hàm lƣợng Ntrong phân bón khi
ủ 5 ngày ............................................................................................... 38
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng thời gian ủ đến hàm lƣợng Ntrong phân bón khi ủ
với NH3 1M ......................................................................................... 39
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng lƣợng ure đến hàm lƣợng Ntrong phân bón khi ủ
25 ngày ................................................................................................ 40
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng thời gian ủ đến hàm lƣợng Ntrong phân bón khi ủ
với ure ................................................................................................. 41
Bảng 3.5. Ảnh hƣởng lƣợng NPK đến hàm lƣợng Ntrong phân bón khi ủ
25 ngày ................................................................................................ 42
Bảng 3.6. Ảnh hƣởng thời gian ủ đến hàm lƣợng Ntrong phân bón khi ủ
với NPK .............................................................................................. 43
Bảng 3.7. Khả năng nhả chậm phân hữu cơ khoáng từ vỏ lạc và ure trong
đất ........................................................................................................ 44
Bảng 3.8. Khả năng nhả chậm phân hữu cơ khoáng từ vỏ lạc và ure trong

đất ........................................................................................................ 45
Bảng 3.9. Khả năng nhả chậm phân hữu cơ khoáng từ vỏ lạcvà NPK
trong đất .............................................................................................. 47
Bảng 3.10. Khả năng nhả chậm phân hữu cơ khoáng từ vỏ lạcvà NPK
trong đất .............................................................................................. 48
Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của các loại phân bón hữu cơ khoáng nhả chậm
tới chiều cao của cây hoa cúc vàng..................................................... 50


Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của các loại phân bón hữu cơ khoáng nhả chậm
tới số lá/cây của cây hoa cúc vàng ...................................................... 52
Bảng 3.13.Ảnh hƣởng của phân bón hữu cơ khoáng nhả chậm đến đƣờng
kính thân cây hoa Cúc ......................................................................... 53
Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của phân bón hữu cơ khoáng nhả chậm từ vỏ lạc
thời gian sinh trƣởng, kích thƣớc của cây khi có nụ của cây
hoa Cúc ............................................................................................... 55
Bảng 3.15. Ảnh hƣởng của các loại phân bón hữu cơ khoáng nhả chậm
từ vỏ lạc đến năng suất chất lƣợng hoa Cúc vàng .............................. 56
Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của phân bón hữu cơ khoáng nhả chậm đến hiệu
quả kinh tế của hoa cúc ....................................................................... 57
Hình:
Hình 2.1. Ảnh Cây hoa Cúc vàng ....................................................................... 36
Hình 3.1. Ảnh hƣởng nồng độ NH3 đến hàm lƣợng Ntrong phân bón khi
ủ 5 ngày ............................................................................................... 38
Hình 3.2. Ảnh hƣởng thời gian ủ đến hàm lƣợng Ntrong phân bón khi ủ
với NH3 1M ......................................................................................... 39
Hình 3.3. Ảnh hƣởng lƣợng ure đến hàm lƣợng Ntrong phân bón khi ủ
25 ngày ................................................................................................ 40
Hình 3.4. Ảnh hƣởng thời gian ủ đến hàm lƣợng Ntrong phân bón khi ủ
với ure .................................................................................................. 41

Hình 3.5. Ảnh hƣởng lƣợng NPK đến hàm lƣợng Ntrong phân bón khi ủ
25 ngày ................................................................................................ 42
Hình 3.6. Ảnh hƣởng thời gian ủ đến hàm lƣợng Ntrong phân bón khi ủ
với NPK ............................................................................................... 43
Hình 3.7. Khả năng nhả chậm phân hữu cơ khoáng từ vỏ lạc và ure trong
đất ........................................................................................................ 45
Hình 3.8. Khả năng nhả chậm phân hữu cơ khoáng từ vỏ lạc và ure trong
đất ........................................................................................................ 46


Hình 3.9. Khả năng nhả chậm phân hữu cơ khoáng từ vỏ lạcvà NPK
trong đất ............................................................................................... 47
Hình 3.10. Khả năng nhả chậm phân hữu cơ khoáng từ vỏ lạcvà NPK
trong đất ............................................................................................... 49
Hình 3.11. Ảnh hƣởng của các loại phân bón hữu cơ khoáng nhả chậm
tới chiều cao của cây hoa cúc vàng ..................................................... 51
Hình 3.12. Ảnh hƣởng của các loại phân bón hữu cơ khoáng nhả chậm
tới số lá/cây của cây hoa cúc vàng ...................................................... 52
Hình 3.13: Ảnh hƣởng của phân bón hữu cơ khoáng nhả chậm đến
đƣờng kính thân cây hoa Cúc .............................................................. 54
Hình 3.14. Ảnh hƣởng của phân bón hữu cơ khoáng nhả chậm từ vỏ lạc
thời gian sinh trƣởng, kích thƣớc của cây khi có nụ của cây hoa
Cúc ....................................................................................................... 55
Hình 3.15. Ảnh hƣởng của các loại phân bón hữu cơ khoáng nhả chậm
từ vỏ lạc đến năng suất chất lƣợng hoa Cúc vàng ............................... 57
Hình 3.16. Ảnh hƣởng của phân bón hữu cơ khoáng nhả chậm đến hiệu
quả kinh tế của hoa cúc ....................................................................... 58


BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
KHKT
ĐC
FAO
THPT

Kí hiệu
Khoa học kĩ thuật
Đối chứng
Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
Trung học phổ thông


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ở Việt Nam sau các vụ trồng lạc, vỏ lạc là loại phế phẩm nông nghiệp
đƣợc xả ra nhiều, ngƣời dân xử lí bằng cách cày vùi hoặc đốt bỏ thì cả 2 cách
xử lí này đều không hiệu quả vì nó gây ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do
nguồn khí thải và khói bụi gây ra, còn vỏ lạc cứng lại khó phân hủy tất cả
những điều này ít nhiều đã ảnh hƣởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và sản
xuất của ngƣời dân.
Những năm gần đây nhờ thành tựu KHKT các loại phế phẩm nông nghiệp
đã và đang đƣợc ứng dụng nhiều vào thực tế, ngƣời ta đã tận dụng để chế tạo
làm ra các sản phẩm hữu ích phục vụ đời sống của con ngƣời. Vỏ lạc cũng là
một trong những bã thải đƣợc ứng dụng để chế tạo thành các thành phẩm sử
dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, một trong những thành phẩm đó chính là
phân bón.
Tuy nhiên hiện nay hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam cũng nhƣ các
nƣớc trên thế giới còn rất thấp, cây trồng sử dụng ít lƣợng phân bón trong đất
phần còn lại bị mất mát nhiều do sự rửa trôi, sự bay hơi của amoniac… từ đó

làm tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh tế và gây ô nhiễm môi trƣờng. Để nâng
cao hiệu quả việc sử dụng phân bón trong nông nghiệp việc nghiên cứu chế
tạo ra loại phân bón nhả chậm vừa cung cấp đủ dinh dƣỡng cho cây trồng
trong một thời gian dài vừa giảm chi phí nhân công, hạn chế việc rửa trôi và
thân thiện với môi trƣờng đang là mối quan tâm của toàn xã hội đặc biệt là
với các nhà nghiên cứu khoa học.

1


Xuất phát từ những thực tế trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài cho khóa
luận là: “Áp dụng một số phương pháp phân tích để nghiên cứu phân bón
hữu cơ và khoáng nhả chậm từ vỏ Lạc”.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Kết quả của nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo trong nghiên cứu
giảng dạy và sản xuất.
Ý nghĩa môi trƣờng
Bằng việc tận dụng xử lí phần phế phẩm nông nghiệp – vỏ lạc chế tạo
phân hữu cơ khoáng nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
Ý nghĩa thực tiễn
Tận dụng nguồn phế thải nông nghiệp nghiên cứu chế tạo ra nguồn phân
hữu cơ khoáng nhả chậm bƣớc đầu đƣợc thử nghiệm trên giống hoa Cúc
vàng, sau phát triển áp dụng cho một số loại cây trồng thích hợp.
Đề tài mở rộng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu phân bón trong sản xuất
nông nghiệp.
3. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu nhằm tận dụng nguồn phế phẩm trong nông nghiệp để tạo
ra những sản phẩm hữu ích phục vụ cho đời sống con ngƣời.
- Bằng phƣơng pháp hóa học, điều chế ra nguồn phân bón hữu cơ

khoáng nhả chậm từ vỏ lạc.

2


- Đánh giá ảnh hƣởng của phân bón hữu cơ khoáng nhả chậm cho hoa
Cúc vàng.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Quá trình nghiên cứu và điều chế phân hữu cơ khoáng từ vỏ lạc đƣợc
tiến hành tại phòng thí nghiệm Hóa phân tích, khoa Hóa học, trƣờng Đại học
Sƣ phạm Hà Nội 2, Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc – thời gian từ tháng 4
năm 2017 đến tháng 8 năm 2017.
- Phân tích sản phẩm thu đƣợc tại phòng Phân tích –Công ty cổ phần Bột
giặt và Hóa chất Đức Giang.
- Đánh giá ảnh hƣởng của phân bón hữu cơ khoáng nhả chậm trên giống
hoa Cúc vàng, tại vƣờn thí nghiệm khoa Sinh – KTNN, trƣờng ĐHSPHN2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp sƣu tầm thông tin trên internet và trên thị trƣờng.
- Phƣơng pháp đọc sách và nghiên cứu tài liệu.
- Phƣơng pháp thực nghiệm.
- Phƣơng pháp xử lí số liệu.
6. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu chế tạo phân bón hữu cơ khoáng nhả chậm từ vỏ lạc.
- Xây dựng quy trình chế tạo phân bón hữu cơ khoáng nhả chậm từ vỏ
lạc và sơ đồ khảo sát quá trình nhả chậm phân bón.
- Nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm phân bón hữu cơ nhả chậm cho hoa
Cúc vàng.
7. Những điểm mới đóng góp của đề tài
- Theo tìm hiểu của em trƣớc kia và hiện nay hầu hết các nhóm tác giả
mới chỉ nghiên cứu sử dụng vỏ lạc chế tạo vật liệu hấp phụ. Chƣa có đề tài

nào tận dụng vỏ lạc để làm phân bón.
- Đã chế tạo đƣợc thành công phân bón hữu cơ khoáng nhả chậm, loại
phân này có khả năng điều khiển chất dinh dƣỡng phù hợp với sự phát triển
của cây trồng.

3


- Đã khảo sát nghiên cứu một cách có hệ thống khả năng nhả dinh dƣỡng
của phân bón trong môi trƣờng nƣớc và đất.
- Phân bón hữu cơ khoáng nhả chậm chế tạo đƣợc đã giúp cho cây hoa
Cúc sinh trƣởng phát triển tốt, ra hoa đều đẹp, tiết kiệm chi phí phân bón và
thời gian bón phân, ngoài ra phân bón này rất thân thiện với môi trƣờng
không ảnh hƣởng xấu đến tính chất lí hóa của đất.
Thêm bố cục của khóa luận: (nêu tên các chƣơng ra )

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về loài Lạc
1.1.1. Giới thiệu về loài Lạc
Loài Lạc (còn gọi là Đậu phộng, Đậu phụng) có tên khoa học là Arachis
hypogea L., thuộc họ đậu (Fabaceae), lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida), ngành
Ngọc lan (Magnoliphyta) hay còn gọi là ngành Hạt kín (Angiospermae).
Đặc điểm hình thái: Cây thân thảo, một năm, thân cao từ 3-50 cm; rễ có
nốt sần. Lá kép lông chim, mọc cách, có lá kèm. Mỗi lá kép có hai đôi lá chét
mọc đối, lá chét có kích thƣớc khoảng 1-7 x 1-3 cm. Hoa gồm 2 loại: Hoa vô
tính màu vàng, mọc trên thân, không có chức năng sinh sản. Hoa sinh sản
(còn gọi là hoa ngậm - cleistogamic flower), mọc ở phần gốc cây, chúc xuống

dƣới đất, xấu xí (trông giống nhƣ rễ mọc từ thân), có khả năng tự thụ phấn và
tự thụ tinh. Trƣớc khi thụ tinh, hạt phấn tự nảy mầm trong bao phấn (bình
thƣờng hạt phấn nảy mầm trên đầu nhụy) sau đó xuyên qua bao phấn để đi
vào bầu. Sau khi thụ tinh, bầu chỉ lớn lên một ít, còn phần cuống hoa lớn rất
nhanh (dài tới 10 mm/ ngày đêm) đƣa bầu vào sâu trong đất phát triển thành
quả (thƣờng gọi là “củ lạc”). Quả đậu (nhƣng không mở), dài 3-7 cm, chứa 12 (-4) hạt.
Nguồn gốc và phân bố: Nguyên sản ở Braxin, đƣợc trồng phổ biến ở
nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ: Trung Quốc, Ấn Độ, Sênêgal, Nigeria,
Myanmar, Sudan, Mỹ, Argentina và Inđônêxia. Ở Việt Nam, lạc đƣợc trồng
phổ biến khắp cả nƣớc với nhiều giống khác nhau.
Sinh học và sinh thái: Thích hợp với những vùng đất ẩm, xốp, không
chịu đƣợc khí hậu lạnh và úng. Mùa thu hoạch ở miền bắc chủ yếu từ tháng 67, ở miền nam rải rác quanh năm.
Giá trị sử dụng: Đƣợc đánh giá là cây công nghiệp và cây thực phẩm
quan trọng. các sản phẩm từ loài này đƣợc dùng với nhiều mục đích khác
nhau: Hạt là thực phẩm quen thuộc, đƣợc dùng với nhiều cách trong dân gian;
trong công nghiệp, hạt đƣợc dùng để ép dầu, đóng hộp, làm bơ-phomát, làm
dung môi hòa tan một số chất, làm dầu tiêm (trong y học)… Thân, lá, khô lạc
(bã hạt sau khi ép dầu) làm thức ăn cho động vật nuôi…

5


Cho đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trên thế giới, lạc là cây họ đậu
có diện tích lớn nhất thế giới, hiện nay đứng thứ hai trong số các cây lấy dầu
thực vật (về diện tích và sản lƣợng) với diện tích gieo trồng vào khoảng
20triệu ha/năm, sản lƣợng vào khoảng 25,5 triệu tấn. Ở Việt Nam, lạc đƣợc
trồng rộng rãi khắp cả nƣớc. Trừ các loại đất quá dốc, đất chua, đất mặn. đất
sét,... các loại đất khác đều trồng đƣợc lạc. Các số liệu về diện tích, năng suất,
và sản lƣợng lạc đƣợc cập nhật trong những năm gần nhất từ 2011 đến nay:
Bảng 1.1. Diện tích, sản lƣợng lạc từ 2011-2015

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Diện tích trồng trọt (nghìn
ha)

223.8

219.3

216.3

230

240

Sản lƣợng (tấn/ha)

2.09

2.12


2.28

2.3

2.29

Tổng sản lƣợng (nghìn tấn)

469.7

468.4

492.6

530

550

Diện tích và sản lƣợng lạc của Việt Nam trong những năm gần đây.Với
sản lƣợng nhƣ vậy, lƣợng vỏ lạc mỗi năm thu đƣợc vào khoảng 150 nghìn tấn
(chiếm khoảng 30-32% sản lƣợng lạc).
1.1.2. Thành phần hóa học của vỏ lạc
Vỏ lạc chiếm 25-35% khối lƣợng hạt. Với sản lƣợng lạc hàng năm
khoảng 500.000 tấn thì khối lƣợng vỏ hạt lên tới 150.000 tấn/năm. Vỏ lạc có
giá trị dinh dƣỡng, thƣờng đƣợc dùng để nghiền thành cám làm thức ăn cho
gia súc hoặc phân bón cho cây. Sau đây là kết quả phân tích vỏ lạc:
Bảng 1.2. Thành phần của vỏ lạc
Thành phần


Nƣớc

Protein

Lipit

Gluxit

Đạm

Lân

Kali

%

10

4,2

2,6

18,5

1,5

0,2

0,5


Thành phần chính của vỏ lạc là gluxit gồm: xenlulozơ, hemixenlulozơ,
ligin và một số hợp chất khác.
Sự kết hợp giữa xenlulozơ và hemixenlulozơ đƣợc gọi là holoxenlulozơ
có chứa nhiều nhóm OH, thuận lợi cho khả năng hấp thụ thông qua liên kết
hiđrô.

6


Xenlulozơ: là polisaccarit do các mắt xích glucozơ [C6H7O2(OH)3]n nối
với nhau bằng liên kết 1,4-glucozit. Phân tử khối của xenlulozơ rất lớn
khoảng từ 10.000 đến 150.000 đvC.
Hemixenlulozơ: về cơ bản hemixenlulozơ là polisaccarit giống nhƣ
xenlulozơ nhƣng số mắt xích nhỏ hơn. Hemixenlulozơ thƣờng bao gốm nhiều
loại mắt xích và có chứa các nhóm thế axetyl và metyl.
Ligin: là loại polime đƣợc tạo ra bới nhiều loại mắt xích phenylpropan.
Ligin giữ vai trò kết nối giữa xenlulozơ và hemixenlulozơ.
1.2. Tổng quan về phân bón
Phân bón là "thức ăn" do con ngƣời bổ sung cho cây trồng. Trong phân
bón chứa nhiều chất dinh dƣỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dƣỡng chính
trong phân là: đạm(N), lân(P), và kali(K). Ngoài các chất trên, còn có các
nhóm nguyên tố vi lƣợng...
1.2.1. Thành phần của phân bón
1.2.1.1. Yếu tố dinh dưỡng vô cơ
a. Yếu tố đa lƣợng
Gồm đạm: kí hiệu là N (tính bằng N tổng số), lân: kí hiệu là P (tính bằng
P2O5 hữu hiệu), kali: kí hiệu là K (tính bằng K2O hữu hiệu) dạng dễ tiêu cây
trồng có thể dẽ dàng hấp thụ đƣợc
b. Yếu tố dinh dƣỡng trung lƣợng
Gồm có Canxi (đƣợc tính bằng Ca hoặc CaO), Magiê (đƣợc tính bằng

Mg hoặc MgO), Lƣu huỳnh (đƣợc tính bằng S) và Silic (đƣợc tính bằng Si
hoặc SiO2) dạng dễ tiêu cây trồng có thể dẽ dàng hấp thụ đƣợc.
c. Yếu tố dinh dƣỡng vi lƣợng
Gồm có Bo (đƣợc tính bằng B), Coban (đƣợc tính bằng Co), Đồng (đƣợc
tính bằng Cu hoặc CuO), Sắt (đƣợc tính bằng Fe), Mangan (đƣợc tính bằng
Mn hoặc MnO), Molipđen (đƣợc tính bằng Mo) và Kẽm (đƣợc tính bằng Zn
hoặc ZnO) dạng dễ tiêu cây trồng có thể dẽ dàng hấp thụ đƣợc.
d. Yếu tố dinh dƣỡng đất hiếm
Gồm có 17 nguyên tố sau: Scandium (số thứ tự 21), Yttrium (số thứ tự
39) và các nguyên tố trong dãy Lanthanides (số thứ tự từ số 57-71:

7


Lanthanum, Cerium, Praseodymium, Neodymium, Promethium, Samarium,
Europium, Gadolinium, Terbium, Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium,
Ytterbium, lutetium) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của
Mendeleep.
1.2.1.2. Yếu tố dinh dưỡng hữu cơ
Bao gồm các thành phần: chất hữu cơ, axit amin, vitamin, axit humic,
axit fulvic, …
1.2.1.3. Yếu tố vi sinh vật
Bao gồm các vi sinh có lợi nhƣ VSV cố định đạm, phân giải lân, phân
giải xenlulozơ,…
1.2.1.4. Các yếu tố hạn chế sử dụng
Là các kim loại nặng gồm: Asen (As), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Thuỷ ngân
(Hg), Titan (Ti) Crôm (Cr) hoặc các vi khuẩn gây bệnh gồm: vi khuẩn Ecoli,
Salmonella hoặc các chất độc hại khác nhƣ: biuret, axit tự do với hàm lƣợng
cho phép đƣợc quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Ngoài ra, trong phân bón còn có chứa chất giữ ẩm, chất hỗ trợ tăng hiệu

suất sử dụng phân bón, chất điều hoà sinh trƣởng thực vật, chất phụ gia…
1.2.2. Phân loại phân bón
Có rất nhiều cơ sở để phân loại phân bón nhƣ theo thành phần, theo chức
năng,...
1.2.2.1. Phân loại theo thành phần.
Phân bón đƣợc chia làm 3 nhóm chính:
 phân hóa học (phân vô cơ)
 phân hỗn hợp
 phân vi sinh
Với sự khác biệt lớn giữa chúng là nguồn gốc, chứ không phải là những
sự khác biệt trong thành phần dinh dƣỡng.
a. Phân bón vô cơ
Gồm phân khoáng thiên nhiên hoặc phân hoá học, trong thành phần có
chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dƣỡng vô cơ. Bao gồm các loại: phân vô cơ

8


đa lƣợng (phân khoáng đơn, phân phức hợp, phân khoáng trộn), phân vô cơ
trung lƣợng, phân vô cơ vi lƣợng.
Có 13 chất dinh dƣỡng khoáng thiết yếu cần thiết đối với sự sinh trƣởng
và phát triển của cây trồng:
 3 nguyên tố đa lƣợng: N, P, K.
 3 nguyên tố trung lƣợng: Ca, Mg, S.
 7 nguyên tố vi lƣợng: Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, B, Cl.
 một số nguyên tố khác cần cho cây nhƣ Na, Si, Co, Al,…
- Phân vô cơ đa lƣợng
 Phân khoáng đơn: là loại trong thành phần chỉ chứa một yếu tố dinh
dƣỡng đa lƣợng N hoặc P2O5 hữu hiệu hoặc K2O hữu hiệu.
 Phân phức hợp: là loại phân đƣợc tạo ra bằng phản ứng hoá học, có

chứa ít nhất hai (02) yếu tố dinh dƣỡng đa lƣợng.
 Phân khoáng trộn: là loại phân đƣợc sản xuất bằng cách trộn cơ học
từ hai hoặc ba loại phân khoáng đơn hoặc trộn với phân phức hợp, không
dùng phản ứng hoá học.
- Phân vô cơ trung lƣợng
Thông thƣờng các nhà máy không sản xuất phân trung lƣợng riêng mà
kết hợp với các loại phân đa lƣợng. Một loại phân đa lƣợng có thêm phân
trung lƣợng nhƣ một hợp phần.
Có một số loại phân trung lƣợng sau:
 Phân lƣu huỳnh: phân supe lân chứa 12% S, phân supe hạt kali chứa
18% S, phân amonisunfat (SA) chứa 23% S, phân kali sunfat– magie chứa 1622% S.
 Phân canxi: phân lân nung chảy Văn Điển chứa 28-32% Ca, phân lân
NPK Văn Điển chứa 13-14% CaO, phân supe lân chứa 22-23% CaO.
 Phân magie: phân lân Văn Điển chứa 17-20% Mg, phân sunfat –
magie chứa 5-7% Mg, phân magie borat chứa 19% Mg.
- Phân vi lƣợng

9


Nguyên tố vi lƣợng là nguyên tố có hàm lƣợng từ 10 -4 – 10-5 theo trọng
lƣợng chất khô.
Gồm:
 Phân Bo: gồm phân axit boric, phân natri borat, magie borat.
 Phân đồng
 Phân mangan: gồm mangan sunfat, mangan clorua, kali pecmanganat.
 Phân Molipden: gồm natri molipdat, amoni molipdat.
 Phân kẽm: gồm kẽm sunfat, kẽm clorua.
 Phân sắt
 Phân Coban

b. Phân hỗn hợp
Là loại phân bón trong thành phần có chứa từ hai (02) yếu tố dinh dƣỡng
khác nhau (vô cơ, hữu cơ, vi sinh vật, các yếu tố dinh dƣỡng khác) trở lên,
bao gồm các loại phân hữu cơ chế biến công nghiệp, phân hữu cơ sinh học,
phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh.
- Phân hữu cơ chế biến công nghiệp: là loại phân bón đƣợc sản xuất từ
nguyên liệu hữu cơ, đƣợc chế biến theo quy trình công nghệ lên men công
nghiệp, có hàm lƣợng chất hữu cơ, ký hiệu là HC (tính bằng HC tổng số) và
các chỉ tiêu chất lƣợng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Phân hữu cơ sinh học: là loại phân bón đƣợc sản xuất từ nguyên liệu
hữu cơ, đƣợc xử lý lên men bằng vi sinh vật sống có ích hoặc đƣợc xử lý bằng
các tác nhân sinh học khác có các chỉ tiêu chất lƣợng đạt quy định của quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Phân hữu cơ khoáng: là loại phân bón đƣợc sản xuất từ phân hữu cơ
chế biến công nghiệp hoặc hữu cơ sinh học trộn thêm một hoặc một số yếu tố
dinh dƣỡng vô cơ, trong đó có ít nhất một yếu tố dinh dƣỡng vô cơ đa lƣợng
đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Phân hữu cơ vi sinh: là loại phân bón đƣợc sản xuất từ nguyên liệu hữu
cơ có chứa ít nhất một loại vi sinh vật sống có ích có mật độ và hoạt tính đạt
quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

10


c. Phân vi sinh vật
Là loại phân bón trong thành phần có chứa một hoặc nhiều loại vi sinh
vật sống có ích bao gồm: nhóm vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân
giải xenlulo, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật tăng khả năng quang hợp và
các vi sinh vật có ích khác có mật độ và hoạt tính đạt quy định của quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia.

1.2.2.2. Phân loại theo chức năng
 Phân bón lá: là các loại phân bón thích hợp cho việc phun trực tiếp vào
thân, lá và thích hợp cho cây hấp thu dinh dƣỡng qua thân, lá.
 Phân bón rễ: là các loại phân bón đƣợc bón trực tiếp vào đất hoặc vào
nƣớc để cung cấp chất dinh dƣỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ.
1.3. Một số loại phân bón thƣờng dùng
1.3.1. Phân đạm
Là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây.
Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trƣởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh,
phân cành, ra lá nhiều, lá có kích thƣớc to, màu xanh, lá quang hợp mạnh do
đó làm tăng năng suất cây.
Vai trò:
 Đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophyll,
protein, các axit amin, các enzyme và nhiều loại vitain trong cây.
 Thúc đẩy quá trình tang trƣởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh,
phân cành, ra nhiều lá; lá có kích thƣớc to màu xanh; lá quang hợp mạnh =>
làm tăng năng suất cây trồng.
 Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trƣởng (giai đoạn cây
sinh trƣởng mạnh).
Một số loại phân đạm thƣờng dùng nhƣ sau:
1.3.1.1. Phân Urê CO(NH4)2:
Là loại phân có tỉ lệ N cao nhất chứa 44-48% N nguyên chất. Loại phân
này chiếm 59% tổng số các loại phân đạm đƣợc sản xuất ở các nƣớc trên thế
giới. Urê là loại phân có tỷ lệ nitơ cao nhất.
Trên thị trƣờng có bán 2 loại phân urê có chất lƣợng giống nhau:

11


 Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nƣớc, có nhƣợc điểm

hút ẩm mạnh. Loại có dạng viên, nhỏ nhƣ trứng cá.
 Loại này có thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản, vận chuyển nên
đƣợc dùng nhiều trong nông nghiệp.
Phân urê có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng
trên nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau. Phân
này bón thích hợp trên đất chua phèn.
Phân urê đƣợc dùng để bón thúc. Có thể pha loãng theo nồng độ 0.5–
1.5% để phun lên lá.
Trong chăn nuôi, urê đƣợc dùng trực tiếp bằng cách cho thêm vào khẩu
phần thức ăn cho lợn, trâu bò. Phân này cần đƣợc bảo quản kỹ trong túi
polietilen và không đƣợc phơi ra nắng. Bởi vì khi tiếp xúc với không khí và
ánh nắng urê rất dễ bị phân huỷ và bay hơi. Các túi phân urê khi đã mở ra cần
đƣợc dùng hết ngay trong thời gian ngắn.
Trong quá trình sản xuất, urê thƣờng liên kết các phần tử với nhau tạo
thành biuret. Đó là chất độc hại biuret đối với cây trồng. Vì vậy, trong phân
urê không đƣợc có quá 1,5% biuret (theo Tiêu chuẩn Việt Nam).
1.3.1.2. Phân amoni sunfat
Phân amôn nitrat (NH4NO3) có chứa 33–35% nitơ nguyên chất. Ở các
nƣớc trên thế giới loại phân này chiếm 11% tổng số phân đạm đƣợc sản xuất
hàng năm.
Phân này ở dƣới dạng tinh thể muối kết tinh có màu vàng xám. Amôn
nitrat dễ chảy nƣớc, dễ tan trong nƣớc, dễ vón cục, khó bảo quản và khó sử
dụng. Là loại phân sinh lý chua. Tuy vậy, đây là loại phân bón quý vì có chứa
cả NH4+ và cả NO3-, phân này có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều
loại đất khác nhau. Amoni sunfat bón thích hợp cho nhiều loại cây trồng cạn
nhƣ thuốc lá, bông, mía, ngô…
Phân bón này đƣợc dùng để pha thành dung dịch dinh dƣỡng để tƣới cây
trong nhà kính và tƣới bón thúc cho nhiều loại rau, cây ăn quả.

12



1.3.1.3. Phân đạm amoni sunfat:
Còn gọi là phân bón SA, sunphat đạm (NH4)2SO4 có chứa 20–21% nitơ
nguyên chất. Trong phân này còn có 24-25% lƣu huỳnh (S). Trên thế giới loại
phân này chiếm 8% tổng lƣợng phân hoá học sản xuất hàng năm. Phân này có
dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh. Phân này có mùi nƣớc tiểu
(mùi amôniac), vị mặn và hơi chua. Cho nên nhiều nơi gọi là phân muối diêm.
Sunphat đạm là loại phân bón tốt vì có cả N và lƣu huỳnh là hai chất
dinh dƣỡng thiết yếu cho cây.
Phân bón này dễ tan trong nƣớc, không vón cục. Thƣờng ở trạng thái tơi
rời, dễ bảo quản, dễ sử dụng. Tuy nhiên, nếu để trong môi trƣờng ẩm phân dễ
vón cục, đóng lại thành từng tảng rất khó đem bón cho cây.
Có thể đem bón cho tất cả các loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác
nhau, miễn là đất không bị phèn, bị chua. Nếu đất chua cần bón thêm vôi, lân
mới dùng đƣợc đạm amoni sunfat. Phân này dùng tốt cho cây trồng trên đất
đồi, trên các loại đất bạc màu (thiếu S).
Amoni sunfat đƣợc dùng chuyên để bón cho các loài cây cần nhiều S và
ít N nhƣ đậu đỗ, lạc v.v. và các loại vây vừa cần nhiều S vừa cần nhiều N
nhƣ ngô.
Cần lƣu ý đạm sunfat là loại phân có tác dụng nhanh, rất chóng phát huy
tác dụng đối với cây trồng, cho nên thƣờng đƣợc dùng để bón thúc và bón
thành nhiều lần để tránh mất đạm.
Khi bón cho cây con cần chú ý là phân này dễ gây cháy lá. Không nên sử
dụng phân đạm sunfat để bón trên đất phèn, vì phân dễ làm chua thêm đất.
1.3.1.4. Phân đạm clorua
Phân này (NH4Cl) có chứa 24–25% nitơ nguyên chất. Đạm clorua có
dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà. Phân này dễ tan trong nƣớc, ít
hút ẩm, không bị vón cục, thƣờng tơi rời nên dễ sử dụng.
Là loại phân sinh lý chua. Vì vậy, nên bón kết hợp với lân và các loại

phân bón khác.
Đạm clorua không nên dùng để bón cho thuốc lá, chè, khoai tây, hành,
tỏi, bắp cải, vừng, v.v.

13


Ở các vùng khô hạn, ở các chân đất nhiễm mặn không nên bón phân đạm
clorua, vì ở những nơi này trong đất có thể tích luỹ nhiều clo, dễ làm cho cây
bị ngộ độc.
1.3.1.5. Phân canxi xianamit
Phân này có dạng bột không có tinh thể, màu xám tro hoặc màu trắng,
đốt không có mùi khai. Canxi xianamit có chứa 20 – 21% N nguyên chất, 20
– 28% vôi, 9 – 12% than. Vì có than cho nên phân bón có màu xám đen.
Cũng có loại phân tỷ lệ than thấp hoặc không có than nên phân có màu trắng.
Cần chú ý chống ẩm cho phân khi bảo quản, bởi vì nếu phân hút ẩm sẽ bị
biến chất, hạt phân phình to lên làm rách bao bì và làm hỏng dụng cụ đựng.
Phân này dễ bốc bụi. Khi bám vào da sẽ làm hỏng da, phân bay vào mắt sẽ
làm hỏng giác mạc mắt, vì vậy khi sử dụng phân này phải rất cẩn thận.
Phân này có phản ứng kiềm, bởi vậy có thể khử đƣợc chua, dùng rất tốt
ở các loại đất chua.
Canxi xianamit thƣờng đƣợc dùng để bón lót. Muốn dùng để bón thúc
phải đem ủ trƣớc khi bón. Bởi vì phân này khi phân giải tạo ra một số chất
độc có thể làm hỏng móng chân trâu bò, hại da chân ngƣời nông dân. Thƣờng
sau 7 – 10 ngày các chất độc mới hết. Thƣờng canxi xianamit đƣợc trộn ủ với
phân rác làm cho phân chóng hoai mục. Phân này không đƣợc dùng để phun
lên lá cây.
1.3.1.6. Phân photphat đạm (còn gọi là amoni photphat)
Là loại phân vừa có đạm, vừa có lân. Trong phân có tỷ lệ đạm là 1018%, tỷ lệ lân là 44-50%. Phôtphat đạm có dạng viên, màu xám tro hoặc
trắng,nói chung màu sắc tùy thuộc vào nhà sản xuất và không ảnh hƣởng tới

chất lƣợng.
Trên thị trƣờng hiện nay đang lƣu hành hai loại phân bón ammonphot là
DAP(18-46-0)và MAP(10-50-0)
Phân dễ chảy nƣớc. Vì vậy, ngƣời ta thƣờng sản xuất dƣới dạng viên và
đƣợc đựng trong các bao nilông.
Phân rất dễ tan trong nƣớc và phát huy hiệu quả nhanh. Phân đƣợc dùng
để bón lót, bón thúc đều tốt. Phân là loại dễ sử dụng. Phân DAP là loại phân

14


trung tính nên có thể sử dụng trên các loại đất khác nhau, còn phân MAP là
loại chua sinh lý(pH: 4-4,5) nên không thích hợp đối với các loại đất chua.
Phân có tỷ lệ đạm hơi thấp so với lân, cho nên cần bón phối hợp với các loại
phân đạm khác, nhất là khi bón cho các loại cây cần nhiều đạm.
1.3.2. Phân lân
Có vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng. Kích thích sự phát triển
của rễ, làm cho rễ đâm sâu lan rộng nên cây ít đổ ngã, kích thích quá trình đẻ
nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều, tăng đặc tính
chống rét, chống hạn, chịu độ chua, chống sâu bệnh hại….
Vai trò:
 Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng, có trong thành
phần chính của hạt nhân tế bào, rất cần trong việc hình thành các bộ phận mới
của cây.
 Lân tham gia vào quá trình hình thành enzyme, các protein, tham gia
vào quá trình tổng hợp các axitamin.
 Lân kích thích quá trình phân nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa,
kết quả sớm và nhiều.
 Cải thiện chất lƣợng nông sản.
 Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không

thuận lợi cho cây.
 Thiếu lân không những làm giảm năng suất cây trồng mà còn hạn chế
hiệu qủa của phân đạm.
1.3.2.1. Phôtphat nội địa
Đó là loại bột mịn màng, màu nâu thẫm hoặc đôi khi có màu nâu nhạt.
Tỷ lệ lân nguyên chất trong phân thay đổi rất nhiều, từ 15% đến 25%. Loại
phân thƣờng có trên thị trƣờng có tỷ lệ là 15 – 18%.
Trong phân phôtphat nội địa, phần lớn các hợp chất lân nằm ở dạng khó
tiêu đối với cây trồng. Phân có tỷ lệ vôi cao, cho nên có khả năng khử chua.
Vì lân trong phân ở dƣới dạng khó tiêu, cho nên phân chỉ dùng có hiệu quả ở
các chân đất chua. Ở các chân ruộng không chua, hiệu lực của loại phân này

15


×