Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích ưu và nhược điểm của phương thức thương lượng, trung gian, hòa giải trong giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Nêu ví dụ cụ thể để minh họa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.98 KB, 14 trang )

Lời mở đầu................................................................................................................2
Nội dung....................................................................................................................3
I. Tìm hiểu chung................................................................................................3
1.

Tranh chấp thương mại quốc tế.................................................................3

2.

Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế............................4

II.

Ưu và nhược điểm của phương thức.............................................................4

1.

Phương thức thương lượng........................................................................4

2.

Phương thức hòa giải................................................................................7

3.

Phương thức trung gian...........................................................................10

III.

Kết luận.......................................................................................................13


Danh mục tài liệu tham khảo...................................................................................14

1


Lời mở đầu
Quan hệ thương mại quốc tế càng được mở rộng, khả năng phát sinh tranh chấp do
đó cũng lớn theo càng. Các doanh nghiệp sẽ phải bước vào những vấn đề pháp lý
không quen thuộc. Theo đó khi xảy ra các tranh chấp các bên có thể trực tiếp
thương lượng với nhau, trường hợp nếu không thương lượng được thì có thể nhờ
sự trợ giúp của bên thứ ba thông qua hòa giải, trung gian, trọng tài và tòa án. Mỗi
phương thức giải quyết tranh chấp lại có những ưu nhược điểm riêng nhưng nhìn
chung đều hướng tời giải quyết xung đột và đảm bảo lợi ích cho các bên. Trong
khuôn khổ bài viết thì tác giải xin trình bày về các phương thức như: thương lượng,
trung gian, hòa giải. Đối với trọng tài hay tòa án thì các phương thức này tiết kiệm
về thời gian, tiền bạc hơn nhiều do thủ tục đơn giản và cũng đảm bảo quan hệ giữa
các bên sau khi giải quyết tranh chấp.
Do đó, bài này sẽ đi “Phân tích ưu và nhược điểm của phương thức thương
lượng, trung gian, hòa giải trong giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Nêu
ví dụ cụ thể để minh họa.” nhằm giúp người đọc, hiểu thêm về các phương thức
giải quyết tranh chấp thương mại quốc trên, các ưu nhược điểm chúng cũng như
việc áp dụng trên thực tế như thế nào.

2


Nội dung
I.
Tìm hiểu chung
1. Tranh chấp thương mại quốc tế

I.1. Khái niệm
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và
hàng hóa vô hình) giữa các thương nhân có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở
thương mại tại các nước khác nhau hay nói rộng hơn là giữa các quốc gia với mục
đích lợi nhuận, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho
các bên. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP.
Thương mại quốc tế là một hoạt động đa dạng phức tạp với sự tham gia của nhiều
bên chủ thể, các quốc gia khác nhau nên việc xảy ra tranh chấp thương mại là điều
không thể tránh khỏi. Như vậy tranh chấp thương mại là gì?
Trang chấp thương mại hay tranh chấp kinh tế là một thuật ngữ thường được bắt
gặp trong đời sống kinh tế xã hội. Trên thế giới, tranh chấp trong thương mại quốc
tế là lĩnh vực rất rộng, phức tạp nên thuật ngữ này có thể chưa nhất quán đối với tất
cả các quốc gia. Tuy nhiên, giới hạn trong bài viết này chúng ta có thể hiểu:
Tranh chấp thương mại quốc tê là những bất đồng, mâu thuẫn, xung đột lợi ích về
quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào quá trình hoạt động thương mại,
mà chủ yếu là khi thực hiện các hợp đồng thương mại quốc tế.
I.2.

Đặc điểm

- Tranh chấp thương mại quốc tế là những mẫu thuẫn (bất đồng) về quyền và nghĩa
vụ giữa các bên khi tham gia vào thương mại quốc tế.
- Những bất đồng mâu thuẫn đó phải phát sinh từ hoạt động thương mại (vì mục
đích lợi nhuận)

3


- Đối với tranh chấp thương mại giữa các quốc gia chủ yếu xuất phát từ việc không
thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong

các điều ước quốc tế về thương mại. Còn đối với tranh chấp thương mại quốc tế
giữa các thương nhân thì đa dạng và phức tạp hơn.
2. Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
Có thể hiểu các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là giải pháp
nhắm xòa bỏ triệt tiêu các xung đột, mâu thuẫn bất đồng quan điểm khi xảy ra
tranh chấp.
Trên thế giới có những phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản như
sau:
-

Thương lượng
Hòa giải
Trung gian
Trọng tài thương mại
Tòa án

II.
Ưu và nhược điểm của phương thức
1. Phương thức thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp mà theo đó các bên tranh chấp
cùng nhau bàn bạc, tự giàn xếp, dàn xếp tháo gỡ những bất đồng xảy ra để cùng
nhau tự loại bỏ các bất đồng mâu thuẫn mà không cần có sự can thiệp của một
phán quyết hay một bên thứ ba nào cả.
Đây là phương thức thông dụng và phổ biến rộng rãi đối với các tranh chấp thương
mại nói chung. Thương lượng trực tiếp có thể được tiến hành bằng hai cách: hai
bên trực tiếp gặp nhau hoặc một bên gửi đơn khiếu nại cho bên kia và bên kia sẽ
trả lời khiếu lại.
4



Thương lương bằng cách gặp nhau: khi tranh chấp phát sinh thì hai bên sẽ gặp
nhau để thỏa thuận, trực tiếp đề nghị những mong muốn cũng mình cũng như cùng
nhau trực tiếp tháo gỡ những bất đồng về quan điểm giúp việc giải quyết diễn ra
một cách nhanh chóng.
Thương lượng bằng cách khiếu nại và trả lời khiếu nại thông thường bên bị vi
phạm sẽ là bên gửi khiếu nại kem theo các giấy tờ chứng minh sự vi phạm của bên
kia và yêu cầu bên kia trả lời khiếu nại. Việc gửi đơn khiếu nại và trả lời đơn khiếu
nại thông qua thư từ, fax, thư điện tử,... việc gửi khiếu nại này phải phải đáp ứng
đủ các điều kiện về hồ sơ cũng như về thời hạn khiếu nại.
Thương lượng có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại
quốc tế, giúp việc bảo vệ quyền và lợi ích của bên kiệu nại diễn ra nhanh chóng.
Giúp các bên chủ động tìm ra các vướng mắc, cũng như hiểu nhau hơn qua đó
cũng góp phần tăng uy tín trong mắt các bên từ đó tiến tới hợp tác lâu dài.
Tóm lại, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương pháp thương
lượng có các ưu điểm sau:
- Thứ nhất, phương thức này thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc
các bên tự mình ngồi lại với nhau (hoặc thông qua việc gửi khiếu nại và trả
lời khiếu nại) bàn bạc, thỏa thuận để tự mình giải quyết những mâu thuẫn,
bất đồng phát sinh mà không cần có sự can thiệt của một bên thứ ba.
- Thứ hai, đây phương thức có thủ tục đơn giản không tốn nhiều chi phí mà
việc đảm bảo quyền lợi của các bên diễn ra nhanh chóng.
- Thứ ba, không làm ảnh hưởng đến quan hệ các bên khi các bên đã lựa chọn
phương thức này tức là đã có những động thái để hiểu đối tác thương mại
của mình.
- Thứ tư, đảm bảo uy tín và các bí mật trong kinh doanh không làm ảnh hưởng
xấu tới quan hệ kinh doanh.
5


Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vừa nêu thì phương thức này cũng tồn tại các

nhược điểm như:
- Thứ nhất, quá trình thương lượng được diễn ra giữa các bên không chịu sự
rằng buộc pháp cảu bất ký nguyên tắc pháp lý hay những quy định mang
tính khuôn mẫu nào. Có thể nói đây vừa là ưu điểm khi thông qua nó thương
lượng tạo sự tự do thỏa mái giữa các bên khi trình thủ tục đơn giản mà lại
hiệu quả nhưng bên cạnh đó đây cũng là nhược điểm lớn của phương thức
này vì khi không chịu sự rằng buộc pháp lý nào thì việc thực hiện các kết
quá sẽ phụ thuộc rất nhiều vào ý thức và sự tự nguyện của các bên, do đó
nếu các bên không có thiện chí thì sẽ rất khó để có thể đạt được mục đích
của việc thương lương là giải quyết tranh chấp.
- Thứ hai, việc các bên không thiện chí còn có thể dẫn tới thiệt hại khi một
bên cố tình vi phạm và chỉ muốn dùng phương thức thương lượng như là
một công cụ để có thể kéo dài hành vi vi phạm của mình. Từ đó dẫn tới thiệt
hại cả về thời gian và tiền của.
(VÍ DỤ)
Công ty nhựa May 10 của Việt Nam là một trong những nhà cung cấp chính của
Thanos company của Mỹ, 2 bên có với nhau 1 hợp đồng là sẽ sản xuất và giao
2.000 cái găng tay với giá 2$ một chiếc trong thời gian sáu tháng. Sau 6 tháng công
ty May 10 của Việt Nam đã giao hàng cho Thanos company của Mỹ tuy nhiên
Thanos company vẫn chưa chuyển khoản đầy đủ vì Thanos company vừa bị thua lỗ
ở một vụ làm ăn khác nên hiện giờ tài chính khó khăn. Do đó, Thanos company
mới cử đại diện sang phía Việt Nam để thương lượng, công ty May 10 muốn nhân
cơ hội này muốn nâng mức giá mà công ty mình nhận được từ hợp đồng này
nhưng đồng thời cũng quan tâm tới quan hệ làm ăn lâu dài vì Thanos company là
một khách hàng tiềm năng, còn về phía Thanos muốn hạ giá thành sản phẩm để có
6


thể dùng những khoản tài chính còn lại của công ty thanh toán cho May 10. Theo
đó, nếu một bên nhượng bộ về giá thì đối phương có thể cung cấp một giá trị tương

đương theo hình thức nào đó. Cuối cùng công ty May 10 đạt được nguyện vọng
của mình khi nâng giá lên 2.5$ cho mỗi chiếc găng tay. Đổi lại, May 10 sẽ đồng ý
cho Thanos company thêm 2 tháng để có thể chuẩn bị tiền thanh toán cho May 10,
khoảng thời gian cộng thêm đó sẽ giúp cho Thanos company giải tỏa áp lực về tài
chính sau vụ thua lỗ đã đề cập. Từ đó có thể thấy vụ việc đã được giải quyết khi
hai bên ngồi lại thương lượng với nhau.
2. Phương thức hòa giải
Bên cạnh biện pháp thương lượng thì hòa giải cũng là một trong những phương
thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế cơ bản và được sử dụng tương đối
nhiều. Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự thông
qua vai trò của người thứ ba được gọi là hòa giải viên. Hoà giải viên được các
đương sự chọn có nghĩa vụ "trung lập" tạo điều kiện giúp đỡ các bên tranh chấp đạt
được một giải pháp để điều hoà lợi ích khắc phục mâu thuẫn bất đồng đã phát sinh.
Qua đó, Hoà giải viên sẽ tiến hành họp kín với riêng từng bên hoặc họp chung với
cả hai bên để tìm hiểu kỹ nội dung tranh chấp, từ đó hòa giải viên sẽ thuyết phục
hai bên hòa giải với nhau và đưa ra các lời khuyên để các bên tháo gỡ những mâu
thuẫn xung đột.

Như vậy có thể thấy ưu điểm của phương thức hòa giải là:
- Hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp mang tính chất tự nguyện, nó
mang đầy đủ những ưu điểm của thương lượng như: dễ dàng; thủ tục đơn
giản; hiệu quả cao; đảm bảo quan hệ giữa các bên vì sau khi hòa giải thành

7


công thì mỗi bên đều cho rằng mình không là người thua cuộc, kết quả của
cuộc hòa giải sẽ không làm ảnh hưởng đến quan hệ tương lai giữa các bên.
Quá trình hòa giải phụ thuộc vào ý chí các bên nên tạo ra sự chủ động giữ
các bên, nếu một trong các bên không muốn tiếp tục tham gia hòa giải thì có

thể kết thúc quá trình hòa giải.
- Bên cạnh đó, thì hòa giải còn có ưu điểm đó là có thêm sự tư vấn của hòa
giải viên, đây là người am hiểu về vấn đề đang tranh chấp hoặc những người
có kinh nghiệm và từng tham gia những vụ tranh chấp có tính chất tương tự.
Và quan trọng hơn là họ có một cái nhìn khách quan, đánh giá chính xác,
công bằng hơn so với cái nhìn của các bên tranh chấp. Hoà giải viên sẽ đưa
ra các phương án giải quyết cho cả hai bên cùng tham khảo, họ thường
có những phân tích chính xác, rõ ràng các vấn đề thực tế trong tranh
chấp, từng bước gỡ các “nút thắt” bất đồng.
Tương tự như thương lượng thì bên cạnh những ưu điểm thì phương thức này
cũng tồn tại những nhược điểm như sau:
- Thứ nhất, giống như thương lượng thì hòa giải cũng phụ thuộc rất nhiều vào
ý chí các bên, nếu một trong hai bên không đồng ý thì hòa giải có thể cũng
không được tiến hành. Việc không bên nào nhận mình là người có nghĩa vụ
trong tranh chấp tạo nên một rào cản tâm lý cho việc giải quyết tranh chấp
bằng hòa giải.
- Thứ hai, do phương thức này không bị rằng buộc bởi một hiệu lực pháp lý,
hay biện pháp cưỡng chế nào nên dù hòa giải thành công nhưng việc thực
hiện các cam kết, nghĩa vụ sau hòa giải vẫn phụ thuộc rất nhiều vào sự thiện
chí của các bên.
- Thứ ba, như đã đề cập ở trên thì hào giải viên là người vô tư, không thiên vị
am hiểu các lĩnh vực thương mại, luật pháp, có khả năng đưa ra những lời
khuyên xác đáng về nội dung vụ việc nên để tìm kiếm một hòa giải viên đáp
8


ứng các yêu cầu trên và ngoài ra được các bên tin tưởng để “chọn mặt gửi
vàng” là một việc tương đối khó khăn.
- Thứ tư, khác với thương lượng chỉ có các bên trực tiếp tham gia giải quyết
tranh chấp thì hòa giải có thêm sự xuất hiện của bên thứ ba nên việc uy tín

các bên cũng có thể bị ảnh hưởng, các bí mật kinh doanh thương mại có thể
bị rò rỉ ra ngoài.
Ví dụ về hòa giải: tranh chấp giữa Công ty cồ phẩn Vật tư Nông sản (Apromaco)
với Swiss Singapore overseas Enterpises Pte Ltd và Trung tâm Trọng Tài Quốc tế
Việt Nam (VIAC) đứng ra hòa giải.
Vụ việc giữa Công ty cồ phẩn Vật tư Nông sản (Apromaco) với Swiss Singapore
trong Hợp đồng xuất khẩu 15.000 tấn Urea Trung Quốc xảy ra từ cuối năm 2011,
tại thời điểm mà giá Urea trên thị trường thế giới đột ngột lao dốc, Swiss Singapore
đã không điều tàu đến nhận hàng mặc dù Apromaco đã chuẩn bị hàng đầy đủ đầy
đủ. Trong thư gửi Apromaco, Swiss Singapore nói rằng việc Swiss Singapore
không điều tàu đến nhận hàng là do sự kiện bất khả kháng, ngoài tầm kiểm soát
của Swiss Singapore. Việc thương lượng và giải quyết tranh chấp cũng rất phức
tạp, kéo dài vì tổn thất của bên bán là rất lớn do phải giải quyết hậu quả là buộc
phải tìm thị trường, khách hàng khác để bán lại một lượng hàng hoá lớn trong khi
thị trường bị đình trệ, giá giảm mạnh và sức cầu rất yếu.
Sau gần hai năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp, ngày 19/9/2013 tại Hà Nội,
Trung tâm Trọng Tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã phán quyết công nhận hoà giải
thành giữa Apromaco và Swiss Singapore, chính thức khép lại vụ việc kéo dài để
nhường chỗ cho các cơ hội kinh doanh trong quan hệ hợp tác giữa hai bên. Theo
đó, Swiss Singapore sẽ bồi thường cho Apromaco một khoản tiền hợp lý để bù đắp
lại những tổn thất mà Swiss Singapore đã gây ra cho Apromaco. Buổi thương thảo
với đầy tinh thần trách nhiệm của 2 bên, và với tinh thần cầu thị, hai bên đã thông
9


cảm và hiểu biết thêm về nhau, cùng nhau thống nhất về số liệu bồi thường, bỏ qua
cản trở này để hướng tới một niềm tin mới trong quan hệ hợp tác ở tương lai.
Hội đồng trọng tài đánh giá cao tinh thần thiện chí hoà giải của 2 bên và tin tưởng
rằng hai bên sẽ thực hiện nghiêm nội dung trong Biên bản hoà giải, khép lại tồn tại
cũ, để tái lập quan hệ trong hợp tác kinh doanh mới.1

Qua vụ tranh chấp này ta thấy rõ việc hòa giải thành công phải dựa trên 02
yếu tố, đó là: Thiện chí - hợp tác - ý thức của bên tranh chấp và uy tin - kinh
nghiệm - kỹ nghiệm của người hòa giải
3. Phương thức trung gian
Tuy phương thức trung gian không phổ biến như thương lượng hay hòa giải nhưng
phương thực này cũng có những hiệu quả nhất định trong việc giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế. Như vậy trung gian thương mại là gì?
Có thể hiểu đơn giản trung gian là hình thức can thiệp của bên thứ ba, với sự chấp
thuận của các bên liên quan trong tranh chấp. Chức năng của người trung gian là
đưa ra lời khuyên cho tranh chấp với mong muốn được các bên chấp thuận. Người
đóng vai trò trung gian sẽ là một cá nhân trung lập, với kiến thức chuyên sâu, có
kinh nghiệm về lĩnh vực tranh chấp.
Có quan điểm cho rằng, phương thức trung gian và hoà giải thực chất là một, đều
có sự tham gia của người thứ ba, với vị trí trung lập. Tuy nhiên, lại có quan điểm
khác nhau và tác giải dồng tình với quan điểm trung gian và hòa giải là khác nhau.
Bảng so sánh trung gian và hòa giải:
1 Bài viết “Trung tâm trọng Tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phán quyết công nhận hoà giải thành giữa Apromaco và
Swiss Singapore về tranh chấp thương mại. Trung tâm trọng Tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phán quyết công nhận
hoà giải thành giữa Apromaco và Swiss Singapore về tranh chấp thương mại.” tại địa chỉ:
/>
10


Giống

Trung gian
Hòa giải
- Đều có sự tham gia của bên thứ ba trong việc giải

Khác


quyết tranh chấp quốc tế.
Bên thứ ba sẽ chỉ lăng

Bên đóng vai trò hòa

nghe và hiểu được quan

ngoài việc lắng nghe hai

điểm của các bên, ý chí

bên, thì còn có thể đưa ra

của các bên, từ đó thu

những định hướng của

hẹp những tranh cãi giữa

mình để giải quyết vấn

các bên.

đề tranh chấp giữa các
bên.

Tuy nhiên theo Pháp luật Việt Nam, hoà giải, trung gian chỉ là một phương pháp –
phương pháp trung gian hoà giải, chứ không có sự phân biệt như đề cập ở trên vì
vậy lựa chọn hòa giải hay trung gian trong giải quyết tranh chấp nói chung và trong

tranh chấp thương mại nói riêng thì các bên cần phải cân nhắc đến các yếu tố pháp
luật nội địa, cũng như điều kiện, khả năng giải quyết mâu thuẫn giữa các bên nữa,
nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trong những hoàn cảnh cụ thể.
Vì trung gian cả hòa giải có tính chất gần giống nhau do đó ưu điểm và nhược
điểm cũng sẽ tương tự nhau. Chỉ khác là ở chỗ là ưu điểm, trong khi giải quyết
tranh chấp bằng phương thức trung gian thì bên thứ ba chỉ lắng nghe để từ đó thu
hẹp những tranh cãi giữa các bên thì bên thứ ba trong hòa giải còn đưa ra những
giải pháp những định hướng chung cho các bên lựa chọn.
Ví dụ:
Công ty giày thượng đình của Việt Nam và công ty Adidas của Mỹ có ký với nhau
một hợp đồng mua bán 5000 đôi giày. Tuy nhiên, khi nhận được hàng thì Adidas
chỉ nhận được 4900 đôi, thất thoát mất 100 đôi, Adidas đã thông báo cho công ty
11


giày thượng đình về vấn đề này nhưng công ty giày thượng định khẳng định là đã
chuyển đủ số hàng. Từ đó mẫu thuẫn đã phát sinh giữa 2 công ty, mặc dù 2 công ty
đã cử đại diện thương lượng mới nhau những vẫn không thể tìm được tiếng nói
chung và phải nhờ đến bên thứ 3 để làm chung gian giải quyết mâu thuẫn. 2 công
ty đã nhờ một giám đốc của công ty vận chuyển đó là DHL để làm chung gian giải
quyết tranh chấp. Do có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực vân chuyển nên giám
đốc của DHL đã lắng nghe các bên trình bày và sâu chuỗi các sự kiện và đã tìm ra
nguyên nhân của việc thất thoát 100 đôi giày đó là trong quán trình vận chuyển
công ty thượng đình đã có sai sót trong khâu thủ tục chuyển giày lên máy bay để
đưa sang Mỹ và làm 100 đôi giày bị cảng hàng không giữ lại.
Như vậy có thể thấy vai trò của bên trung gian chỉ là lắng nghe các bên và tìm ra
nguyên nhân và tháo ngỡ nó chứ không có các định hướng hay góp ý cho các bên
tham khả như hòa giải

12



III.

Kết luận

Yêu cầu cần thiết trong việc giải quyết một tranh chấp hợp đồng thương mại quốc
tế là tính linh hoạt mềm dẻo, do đó không thể cứng nhắc sử dụng một phương thức
duy nhất để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bất kì, nếu không
sẽ rất khó để các bên tham gia có thể thỏa mãn nguyện vọng của các bên. Thương
lượng, trung gian và hòa giải là những phương thức quan trọng trong việc giải
quyết tranh chấp thương mại quốc tế, đây là nhóm biện pháp giải quyết tranh
chấp hay được áp dụng hiện nay và có nhiều ưu điểm như tính: tạo cho các bên
một môi trường tự do không bị rằng buộc bới các quy định cũng như các biện pháp
cưỡng chế, qua đó tạo tiền đề cho các bên hiểu nhau hơn và từ đó hợp tác lâu dài,
tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên những phương thức nêu trên vẫn có các
nhược điểm nhất định. Vì vậy trong giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế
cần phải lựa chọn phương thức hợp lý để có thể đạt được kết quả tốt trong việc giải
quyết tranh chấp.

13


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình: “Luật thương mại quốc tế” của trường đại học luật Hà Nội, 2013,
NXB Công an nhân dân
2. Giáo trình: “Luật thương mại” của trường đại học luật Hà Nội, 2014, NXB
3.

Công an nhân dân

Bài viết “GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ” tại địa
chỉ: />
cd83.html
4. Luận văn tốt nghiệp đề tài “Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam” của Trần Nguyên Huy
5. Bài viết “Trung tâm trọng Tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phán quyết công
nhận hoà giải thành giữa Apromaco và Swiss Singapore về tranh chấp
thương mại. Trung tâm trọng Tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phán quyết công
nhận hoà giải thành giữa Apromaco và Swiss Singapore về tranh chấp
thương mại.” tại địa chỉ:
/>6. Luận văn thạc sĩ “Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại tại
Việt Nam”của Phạm Lê Mai Ly
/>
14



×