Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.61 KB, 18 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định quan trọng
trong ngành luật dân sự của bất kì quốc gia nào trên thế giới. Đặc biệt trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay khi giao lưu dân sự đang diễn ra ngày càng
đa dạng và phức tạp giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài đã trở thành một vấn đề
mang tính pháp lý quốc tế, là môt trong những nội dung quan trọng của Tư pháp
quốc tế. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của cá nhân lợi ích của nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh.
“Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi về danh
dự.”1. Với các căn cứ pháp lý cao nhất được quy định tại Hiến pháp thì bất kỳ một
chủ thể nào xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy
tín, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì chủ thể đó phải có trách
nhiệm bồi thường cho những thiệt hại mà mình gây ra không phụ thuộc vào việc
chủ thể đó là ai. Điều này đã trở thành một nguyên tắc quan trọng trong các giao
lưu dấn sự hiện nay. Xuất phát từ các nguyên tắc mang tính chất nền tảng được quy
định trong Hiến pháp, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nươc ngoài nói riêng được
quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 và các điều ước quốc tế song phương và
đa phương đề cập đến tương đối chi tiết. Bài viết dưới đây xin làm rõ vấn đế:
“Phân tích vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng theo pháp luật Việt Nam” và đưa ra các ví dụ minh họa là cần thiết nhằm
nhận thức về vấn đề bồi thường thiệt ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài, góp
phần chủ động áp dụng vào giải quyết các vụ việc thực tiễn một cách hiệu quả.

1 Điều 30 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.


B. PHẦN NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI


1. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
1.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Điều 584 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 quy định:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại
thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do
lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo
quy định tại khoản 2 Điều này.”
Hiện nay, chưa có một khái niệm pháp định nào về “bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng”, pháp luật chỉ nêu những vấn đề về điều kiện pháp sinh, về xác
định thiệt hại, về mức độ bồi thường, về chủ thể bồi thường.... Tuy nhiên, có thể
hiểu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự theo đó,
người vi phạm nghĩa vụ pháp lý gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những
tổn thất do mình gây ra mà giữa người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và
người bị thiệt hại không có việc giao kết hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng hành vi
gây thiệt hại xảy ra không thuộc hành vi thực hiện hợp đồng 2.
1.2. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài

2 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2017), Giáo trình luật dân sự 2, tr 202,203.


Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế được hiểu là quan
hệ trách nhiệm có yếu tố nước ngoài theo đó vấn đề bồi thường chỉ có thể xác định
dựa trên thực tế đã xảy ra thiệt hại.

Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”
Dựa vào cơ sở trên có thể rút ra định nghĩa như sau về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài như sau: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
có yếu tố nước ngoài là trách nhiệm dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh khi có
thiệt hại xảy ra. Cụ thể là các yếu tố sau: (1) Các bên chủ thể tham gia trong trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có quốc tịch khác nhau; (2) Các bên
tham gia trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đều là công dân Việt
Nam hoặc pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm
dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài; (3) Các bên tham gia trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam nhưng đối
tượng của quan hệ bồi thường đó ở nước ngoài.
Là một trong những chế định quan trọng của Tư pháp quốc tế, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài được ghi nhận trong các
hiệp đinh đa phương, song phương hay trong các văn bản quy phạm pháp luật của
mỗi quốc gia. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc giải quyết các vụ việc bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên đặc biệt là bên bị thiệt hại, nâng cao tinh thần trách nhiệm của bên gây thiệt hại
cũng như có tác động tích cực trong việc ngăn ngừa, khắc phục thiệt hại xảy ra.


2. Xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố
nước ngoài
Theo quan niệm truyền thống thì khi có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống

pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội phát
sinh, người ta nói đến xung đột pháp luật. Vấn đề đặt ra là cơ quan tài phán nào có
thẩm quyền và sẽ phải chọn luật nào để áp dụng nhằm giải quyết tranh chấp đó? Từ
quan niệm trên có thể rút ra định nghĩa về xung đột pháp luật.
Có thể hiểu xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp
luật cùng điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể, do có sự khác nhau giữa
pháp luật của các quốc gia hoặc do tính chất đặc thù của chính đối tượng điều chỉnh
của tư pháp quốc tế.
Pháp luật về tránh nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở mỗi nước là
khác nhau, mỗi khu vực có quy định khác nhau về: điều kiện xác định trách nhiệm,
phạm vi trách nhiệm, căn cứ không phải chịu trách nhiệm và phạm vi bồi thường
thiệt hại, các phương pháp bồi thường và mức độ bồi thường, những chủ thể có
quyền được bồi thường, thời hiệu,…đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xung
đột pháp luật trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước
ngoài.3
Có thể hiểu xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng có yếu tố nước ngoài là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật của
các quốc gia khác nhau cùng có thể điều chỉnh các quan hệ bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
II. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI
HỢP ĐỒNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1. Giải quyết xung đột về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở một số
nước trên thế giới

3 Trường Đại học luật Hà Nội (2017), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Tư pháp, tr 440.


Khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố
nước ngoài, các nước thường giải quyết bằng phương pháp xung đột. Các hệ thuộc
luật thường được áp dụng đó chính là: do các bên thỏa thuận, nơi phát sinh hậu quả

thưc tế của sự kiện gây thiệt hại, luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại, luật nơi cư trú
của đương sự.
Các nước Liên mình châu Âu EU, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được
điều chỉnh theo quy định ROME II: “ Các bên có thể thỏa thuận chọn pháp luật áp
dụng đối với nghĩa vụ ngoài hợp đồng: (a) bằng một thỏa thuận sau khi sự kiện
dẫn chiếu đến gây thiệt hại xảy ra; hoặc (b) Khi các bên tham gia vào một hoạt
động thương mại, bằng một thỏa thuận thương lương tự do trước khi sự kiện dẫn
đến gây thiệt hại xảy ra. Sự lựa chọn phải phù hợp với một sự chắc chắn rằng
trong mọi trường hợp sẽ không làm phương hại đến các quyền của bên thứ ba.” 4
Theo pháp luật Trung Quốc, pháp luật để áp dụng giải quyết quan hệ bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng được điều chỉnh theo hệ thuộc luật: Luật do các
bên đương sự thỏa thuận hoặc sử dụng hệ thuộc luật khác phù hợp với từng loại vi
phạm pháp luật.
Pháp luật Hàn Quốc quy định luật tư pháp quốc tế của Hàn Quốc quy định hệ
thuộc chính điều chỉnh quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là luật nơi xảy
ra hành vi gây thiệt hại...5
Pháp luật Nhật Bản quy định: “Việc xác lập và hiệu lực của trái quyền phát
sinh do hành vi trái pháp luật tuân theo luật cả nước nơi phát sinh của hậu quả
hành vi gây thiệt hại. Tuy nhiên nếu không xác định được nơi phát sinh hậu quả
của hành vi gây thiệt hại thì xác định nơi hành vi gây thiệt hại.” 6...
Như vậy có thể thấy, nhiều quốc gia đã nhận thức sự tồn tại của xung đột
pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ đó đã đề ra những biện pháp
giải quyết của riêng quốc gia đó. Có quốc gia ưu tiên sự lựa chọn pháp luật áp dụng
4 Khoản 1 Điều 14 quy định Rome II.
5 Điều 32 Luật tư pháp quốc tế Hàn Quốc số 6465 ngày 07/04/2001.
6 Điều 17 Luật tư pháp quốc tế Nhật Bản.


theo sự thỏa thuận của các bên đương sự, có quốc gia lại lựa chọn theo nơi xảy ra
hành vi gây thiệt hại, nơi phát sinh hậu qủa của hành vi gây thiệt hại... Tuy nhiên

không hệ thuộc luật nào có thể giải quyết tuyệt đối các xung đột pháp luật về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Khi áp dụng cũng có thể có các ngoại lệ nhất
định.
2. Giải quyết xung đột về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở Việt
Nam
2.1 Theo quy định của pháp luật Việt Nam
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế
định pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong đời sống dân sự để đảm bảo lợi ích hợp
pháp của các chủ thể khi có thiệt hại xảy ra. Ở Việt Nam, bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng có yếu tố nước ngoài được quy định chủ yếu trong Bộ luật dân sự
(BLDS) năm 2015 và một số văn bản luật chuyên ngành có liên quan. Điều 687
BLDS năm 2015 quy định:
“1. Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của
sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.”
2. Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá
nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của
nước đó được áp dụng.”
Như vậy có thấy Việt Nam cũng quy định áp dụng các hệ thuộc luật khác
nhau để giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Hệ thuộc luật thứ nhất: Luật do các bên thỏa thuận lựa chọn. Theo đó các
bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.
Việc cho phép thỏa thuận lựa chọn thể hiện sự tôn trọng và mở rộng quyền tự
do định đoạt của các bên trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và


quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng, xuất phát từ tính chất của
các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là các quan hệ tư, được hình thành trên

nguyên tắc là nền tảng là sự thỏa thuận giữa các bên. Việc cho phép các bên trong
quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quyền chọn pháp luật áp dụng
không ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước, lợi ích xã hội mà còn có
ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, nhất là bên bị
thiệt hại. Ngoài ra cho phép các bên thỏa thuận lựa chọn áp dụng có thể sẽ giúp các
bên thi hành bản án của tòa án một cách tự nguyện và dễ dàng hơn. Điều này cũng
góp phần đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên trong quan hệ bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Ngoại lệ, các bên không được lựa chọn pháp luật áp dụng trong trường hợp
bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú đối với cá nhân hoặc nơi thành lập
đối với pháp nhân tại cùng một nước vì pháp luật của nước đó áp dụng (khoản 2
Điều 687). Tức là, trong trường hợp này áp dụng pháp luật của nước mà các bên có
nơi cư trú chung. Quy định này là hợp lí và thống nhất với quy định trong các
HĐTTTP Việt Nam kí kết với nước ngoài.
Hệ thuộc thứ hai: Áp dụng pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự
kiện gây thiệt hại, nếu các bên không có thỏa thuận.
Việc giải quyết xung đột pháp luật đối với nghĩa vụ ngoài hợp đồng chủ yếu
quy định các quy phạm xung đột để lựa chọn pháp luật của quốc gia này hay pháp
luật của quốc gia khác để áp dụng giải quyết vụ việc. Việc quy định theo nguyên
tắc nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại nếu các bên không có thỏa thuận là hợp lý, vừa
tôn trọng sự thỏa thuận, lựa chọn vừa có thể giải quyết nếu các bên không có thảo
thuận, lựa chọn và theo quan điểm của nhiều luật gia tư pháp quốc tế là phù hợp
hơn cả.7
Việc pháp luật quy định áp dụng pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả
của sự kiện gây thiệt hại để giải quyết các vấn đề liên quan đến trách nhiệm bồi
7PGS.TS. Hoàng Thế Liên, Bình luận khoan học bộ luật dân sự năm 2005,(2013), NXB Chính trị quốc gia,
Tr 595.


thường thiệt hại ngoài hợp đồng có những ý nghĩa nhất định như thể hiện tính

khách quan, trong trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại không cùng quốc
tịch hoặc nơi cư trú thì áp dụng nguyên tắc này là phù hợp; giúp Tòa án có thể dễ
dàng hơn trong việc điều tra, thu thập chứng cứ, xác minh về việc thu thập vụ án…
Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự
kiện gây thiệt hại cũng có điểm khó khăn, đó là trong trường hợp hậu quả của sự
kiện gây thiệt hại xảy ra ở nước ngoài thì tòa án Việt Nam sẽ phải áp dụng pháp
luật nước ngoài. Ngoài ra, để có thể giải quyết vụ việc đúng thời hạn, đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên được sự thì cần có sự hợp tác tương trợ tư
pháp quốc tế giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với cơ quan hữu quan của
nước ngoài.
Pháp luật Việt Nam cũng quy định rõ trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị
thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại
cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng. Tức nếu cá nhân, pháp
nhân đều có nơi cư trú, nơi thành lập ở Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam để
giải quyết và nếu cá nhân, pháp nhân có nơi cư trú, nơi thành lập ở cùng một nước
khác thì pháp luật nước đó được áp dụng để giải quyết.
Đối với vấn đề thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì nếu không có điều ước
quốc tế về xác định thẩm quyền xét xử quốc tế thì Tòa án Việt Nam sẽ căn cứ vào
các dấu hiệu xác định thẩm quyền trong pháp luật tố tụng Việt Nam về xác định
thẩm quyền của mình. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, việc
xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài được quy định tại Điều 469, 470. Cụ thể theo một số dấu hiệu như dấu
hiệu quốc tịch, dấu hiệu về lãnh thổ, dấu hiệu xác định thẩm quyền theo sự lựa
chọn của các bên.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một số lĩnh vực cụ thể cơ bản
không có hệ thuộc luật riêng để giải quyết xung đột mà chủ yếu áp dụng quy định
chung tại Điều 687 Bộ luật dân sự 2015 để giải quyết như lĩnh vực bồi thường thiệt


hại do xâm phạm bí mật đời tư, quyền nhân thân; lĩnh vực bồi thường thiệt hại do

sản phẩm gây ra; bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực cạnh tranh...
Đối với lĩnh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong lĩnh vực sở hữu trí
tuệ. Bộ luật dân sự năm 2015 đã thừa nhận quan điểm có xung đột pháp luật trong
quan hệ hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng và chuyển nhựng quyền sở hữu trí
tuệ. Mặc dù không có quy định riêng biệt giải quyết xung đột pháp luật về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, với quy định tại Điều
679 Bộ luật dân sự năm 2015 và các quy định pháp luật nội dung ở Luật sở hữu trí
tuệ năm 2005, có thể hiểu Việt Nam thiên về sử dụng hệ thuộc luật của nước nơi
quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ.8
Đối với lĩnh vực tai nạn giao thông cơ bản vẫn áp dụng quy định chung tại
điều 687 Bộ luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên cần chú ý Khoản 3 Điều 3 Bộ luật
hàng hải Việt Nam 2015 quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột
pháp luật như sau: (1) Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va,
tiền công cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm xảy ra tại nội thủy hoặc lãnh hải của
quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó; (2) Trường hợp quan hệ pháp
luật liên quan đến tai nạn đâm va hoặc cứu hộ xảy ra ở vùng biển quốc tế thì áp
dụng pháp luật của quốc gia mà Trọng tài hoặc Tòa án của quốc gia đầu tiên đã thụ
lý giải quyết tranh chấp. (3) Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở vùng biển quốc tế
giữa các tàu biển có cùng quốc tịch thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển
mang cờ quốc tịch.
2.2 Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài có thể được
giải quyết trên cơ sở các quy định của điều ước quốc tế. Các quy định của điều ước
quốc tế ở đây chính là các quy định được ghi trong các Hiệp định tương trợ tư pháp
(HĐTTTP) về dân sự Việt Nam ký kết với nước ngoài. Cụ thể : Hiệp định với Liên
8 Trường Đại học luật Hà Nội (2017), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Tư pháp, tr 472.


Xô (cũ) tại Điều 33, với Tiệp Khắc (cũ) tại Điều 33, với Hungari tại Điều 30, với
Bungari tại Điều 31, với Ba Lan tại Điều 38, với Lào tại Điều 23, với Liên Bang

Nga tại Điều 37, với Ucraina tại Điều 33, với Mông Cổ tại Điều 41 và với Beelarut
tại Điều 39 quy định nếu người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân
của cùng một nước kí kết thì áp dụng pháp luật của nước kí kết mà họ là công dân.
Còn lại ba Hiệp định là Hiệp đinh với CuBa, Hiệp định với Trung Quốc , và Hiệp
định với Cộng Hòa Pháp không có điều khoản về quy định về vấn đề này.
Nội dung của điều khoản quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong các Hiệp định kể trên tương đối thống nhất.
Ví dụ, Điều 37 Hiệp định tương trợ tư pháp với Liên bang Nga năm 1998 quy định:
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ( do hành vi vi phạm pháp luật)
được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi xảy ra hoàn cảnh làm căn cứ để
yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu nguyên đơn và bị đơn đều là công dân của một
Bên ký kết hoặc đều được thành lập hoặc có trụ sở, ở một Bên ký kết, thì áp dụng
pháp của Bên ký kết đó”. Điều 23 Hiệp định tương trợ tư pháp với Lào cũng có nội
dung trương tự như vậy. Tức là, nếu các bên đương sự có quốc tịch khác nhau
nhưng cùng thường trú trên lãnh thổ một nước ký kết thì áp dụng pháp luật của
nước họ có nơi thường trú chung. Điều 30 HĐTTTP với Hungari còn quy định:
“Về trách nhiệm do gây thiệt hại, sẽ áp dụng pháp luật của nước kí kết nơi đã xảy
ra hành vi gây thiệt hại. Tuy nhiên, nếu các đương sự thường trú trên lãnh thổ
nước kí kết kia thì áp dụng pháp luật của nước kí kết”. Khoản 2 điều 33 HĐTTTP
với Ucraina quy định nếu người gây thiệt hại và người bị thiệt hại cùng có quốc
tịch của nước kí kết, tức áp dụng hệ thuộc luật Tòa án. Trong trường hợp này người
bị thiệt hại cần phải gửi đơn đến tòa án có thẩm quyền là tòa án nước kí kết nơi xảy
ra hành vi gây thiệt hại để đòi bồi thường. Ngoài ra để đảm bảo quyền của người bị
thiệt hại, HĐTTTP còn quy định, người bị thiệt hại cũng có thể gửi đơn kiện đến
tòa án của nước kí kết nơi người gây thiệt hại thường trú để đòi bồi thường.


So sánh áp dụng pháp luật để giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
có yếu tố nước ngoài trong cá HĐTTTP và pháp luật Việt Nam, có thể thấy:
HĐTTTP sử dụng các hệ thuộc luật cơ bản là luật nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt

hại, còn pháp luật Việt Nam sử dụng hệ thuộc luật do các bên thỏa thuận và nếu các
bên không thỏa thuận, áp dụng pháp luật nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện
gây thiệt hại.Theo nguyên tắc chung được thừa nhận ở các nước và Việt Nam là
khi có sự khác nhau về pháp luật áp dụng của điều ước quốc tế và pháp luật trong
nước điều chỉnh về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định trong điều ước quốc tế.
Khoản 2 Điều 665 BLDS năm 2015 quy định : “ Trong trường hợp điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên có quy định khác với
các quy định của Phần này và luật khác về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng”.
Đối với vấn đề thẩm quyền của Tòa án trong vụ việc bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng các hiệp định cũng tạo nhiều khả năng lựa chọn các cơ quan tài
phán cho đương sự. Cụ thể tòa án có thẩm quyền trong việc giải quyết bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng là tòa án bên kí kết nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại và nơi
phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại, hoặc tòa án nơi bi đơn thường
trú hoặc có trụ sở, nơi có tài sản của bị đơn. Tòa án của bên ký kết nơi nguyên đơn
thường trú hoặc có trụ sở cũng có thẩm quyền giải quyết nếu trên lãnh thổ của nước
này có tài sản của bị đơn (Điều 23.3 HĐTTTP Việt Nam – Lào; Điều 39 HĐTTTP
Việt Nam – Nga; Điều 18 HĐTTTP Việt Nam – Trung Quốc) 9.
III. TÌNH HUỐNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐỒNG
Tình huống xây dựng: Nhà bà Phan Thị Mỹ Tâm ngụ tại TDP 1 Phường
Đậu Liêu, Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh có cây ổi cành lá xum xuê trước cửa.
Ngày 10/1/2017 Một hôm trời mưa, đúng lúc chị Hasara(quốc tịch Hàn Quốc) sang
Việt Nam du lịch đi ngang qua thì một cành ổi to bị gãy rơi trúng người chị, gây
9 Trường Đại học luật Hà Nội (2017), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Tư pháp, tr 174.


thương tích nặng. Chị Hasara phải nằm điều trị tại bệnh viện thành phố Hà Tĩnh
mất 4 tháng, chi phí hết 38 triệu đồng. Trong thời gian, Hansara nằm điều trị tại
bệnh viện, chị phải thuê người chăm sóc với chi phí 3,5 triệu đồng/tháng. Gia đình

Hansara yêu cầu bà Mỹ Tâm phải bồi thường nhưng bà Mỹ Tâm không đồng ý vì
cho rằng đó là do mưa gió chứ không phải lỗi của bà. Các bên không đạt được bất
kỳ thỏa thuận nào với nhau. Ngày 21/6/2017 chị Hansara đã làm đơn khởi kiện tới
tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu bà Phan Mỹ Tâm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng sức khỏe bị xâm phạm do cây cối gây ra. Được biết chị Hasara là nội trợ
trong gia đình.
Giải quyết tình huống:
Yếu tố nước ngoài trong vụ việc: Trong tình huống này có thể thấy đây tình
huống thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cây cối gây ra theo
quy định tại điều 604 Bộ luật dân sự năm 2015. Đây là quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài. Yếu tố nước ngoài thể hiện ở chỗ có một bên tham gia là cá nhân, nước
ngoài. Trong tình huống này chị Hansara quốc tịch Hàn Quốc, sang Việt Nam du
lịch, không may bị cây ổi nhà bà Mỹ Tâm rơi trúng người gây thương tích. Như
vậy quan hệ trong tình huống này là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Pháp luật được áp dụng để giải quyết và cơ sở pháp lý: Trong tình huống
này do hai bên không thỏa thuận được với nhau pháp luật áp dụng giải quyết cũng
như Việt Nam và Hàn Quốc cũng không kí kết điều ước quốc tế liên quan đến vấn
đề này. Theo quy định tại các điều 687 pháp luật nếu không có thỏa thuận thì pháp
luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng. Tức
pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng do nơi phát sinh hậu quả chị Hansara bị
thương ở Việt Nam và phải điều trị tại Việt Nam.
Bà Mỹ Tâm phải bồi thường cho Hansara, căn cứ theo Điều 604 Bộ luật dân
sự năm 2015. Trong trường hợp này bà Mỹ Tâm là chủ sở hữu cây ổi, khi có thiệt
hại xảy ra do cây cối đổ gãy thì chủ sở hữu phải bồi thường. Trừ trường hợp do lỗi


của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng. Với dữ kiện đề bài nêu ra:
Không có lỗi của Hansara, không có sự kiện bất khả kháng nào. Với tư cách là chủ
sở hữu, Bà Mỹ Tâm có trách nhiệm chặt cành khô, bảo đảm sự an toàn cho người
khác.

Việc cành cây rơi trúng người HanSara đã gây thiệt hại cho Hansara về sức
khỏe. Căn cứ theo Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 và Nghị quyết 03/ 2006 thì
những thiệt hại Hasara được bồi thường là: (1) Chi phí cho việc cứu chữa, bồi
dưỡng, phục hồi sức khỏe đã bị mất, bị giảm sút của người thiệt hại (chi phí 4 tháng
nằm viện: 38 triệu đồng); (2) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại
trong thời gian điều trị (thuê người chăm sóc= 3,5 triệu/tháng x 4 tháng= 15 triệu).
(3) Do Hansara làm nội trợ, công việc không có thu nhập nên không được nhận bồi
thường thu nhập thực tế bị mất. (4) Khoản tiền bù đắp do tổn thất tinh thần được
bồi thường cho Hansara khi sức khỏe bị xâm phạm. Mức bồi thường khoản tiền bù
đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thoả thuận. Nếu
không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần
cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa
không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết
bồi thường. Trong tình huống này do chị Hansara không yêu cầu bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng nên tòa án không giải quyết yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh
thần.
IV. ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
1. Đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam
Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 687 Bộ luật dân sự năm 2015 việc mở rộng
quyền lựa chọn pháp luật khắc phục được tâm lý của các chủ thể trong quan hệ
quốc tế. khi nghiên cứu TPQT Việt Nam trước đây về vấn đề BTTHNHĐ người


quan tâm có cảm giác việc xác định pháp luật điều chỉnh mang tính "áp đặt” vì các
chủ thể liên quan không có quyền lựa chọn, định đoạt pháp luật điều chỉnh quan hệ
liên quan đến họ. Do đó, việc mở rộng trường hợp cho phép các chủ thể liên quan
lựa chọn pháp luật cho thấy chúng ta tôn trọng sự định đoạt của họ.
Thứ hai, các quy định hiện nay về xác định pháp luật điều chỉnh quan hệ bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng tạo ra sự an toàn pháp lý cho các chủ thể. Bởi lẽ,
với quy định hiện nay, chủ thể liên quan biết rõ quan hệ của họ được điều chỉnh
bởi hệ thống pháp luật nước nào. Theo khoản 1 Điều 687 Bộ luật Dân sự năm 2015,
quy định: “Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của
sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.” Ở đây, người gây thiệt hại và người bị thiệt
hại biết được pháp luật nước nào sẽ điều chỉnh quan hệ của họ nên họ có thể biết
được quyền lợi của họ như thế nào. Với việc cho phép lựa chọn pháp luật điều
chỉnh quan hệ có yếu tố nước ngoài, các bên sẽ biết pháp luật điều chỉnh quan hệ
của họ và quyền lợi của họ. Điều này tạo cho họ sự an toàn pháp lý cao hơn so với
quy định không cho phép lựa chọn pháp luật.
Thứ ba, chúng ta đã mở cửa và hội nhập quốc tế trong khi đó xu hướng mở
rộng quyền lựa chọn pháp luật đã được ghi nhận nhiều trong tư pháp quốc tế nước
ngoài. Do đó, để không bị đơn độc, chúng ta cũng đã theo xu hướng nêu trên. Việc
mở rộng này còn tạo điều kiện, cho phép các quyết định của Tòa án nước ta dễ
được công nhận và cho thi hành ở nước ngoài khi các bên lựa chọn pháp luật của
nước mà quyết định liên quan đến họ sẽ được công nhận và cho thi hành.
2. Một số kiến nghị liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng có yếu tố nước ngoài
Vấn đề đặt ra, thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng giải quyết bồi thường
thiệt hại phát sinh có yếu tố nước ngoài, tại thời điểm nào được chấp nhận? Trước
khi thiệt hại xảy ra hay sau khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế? Nghiên cứu nội


dung quy định này trong Luật tư pháp quốc tế của Trung Quốc, mà theo đó, Điều
44 Luật này: “Nếu các bên đã lựa chọn theo thỏa thuận pháp luật điều chỉnh sau
khi có hành vi trái pháp luật, thỏa thuận này được áp dụng”. Tương tự như vậy,
Liên minh châu Âu cũng có quy định về xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng theo hướng ghi nhận quyền lựa chọn pháp luật cho các bên.

Để tạo điều kiện cho các bên trong việc xác định pháp luật điều chỉnh quan
hệ của họ và để tôn trọng quyền định đoạt của họ, thiết nghĩ cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất nhận thức và áp dụng theo
hướng, ghi nhận thời điểm lựa chọn pháp luật, chỉ chấp nhận cho các bên lựa chọn
pháp luật sau khi có sự kiện gây thiệt hại, điều này phù hợp với pháp luật các nước,
không chấp nhận thỏa thuận nói chung và thỏa thuận lựa chọn pháp luật khi chưa
có sự kiện gây thiệt hại xảy ra.
Về thời điểm lựa chọn pháp luật, nếu các bên được quyền lựa chọn pháp luật
điều chỉnh ở bất kỳ thời điểm nào đối với hợp đồng thì đối với bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, chúng ta nên theo hướng của pháp luật Trung Quốc là chỉ chấp
nhận cho các bên lựa chọn pháp luật ở thời điểm sau khi có sự kiện gây thiệt hại
(nhìn chung pháp luật các nước không chấp nhận thỏa thuận nói chung và thỏa
thuận lựa chọn pháp luật khi chưa có sự kiện gây thiệt hại).


C. KẾT LUẬN
Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại
thế giới WTO thì quá trình hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng và
mạnh mẽ. Các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đặc biệt là quan hệ bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế sẽ xảy ra thường xuyên với tần suất
nhiều hơn. Trong bối cảnh hội nhập chung ấy, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành
Bộ luật dân sự 2015 với nhiều điểm mới tiến bộ cũng như ky thuật lập pháp hiện
đại đã dần dần xóa bỏ những bất cấp của bộ luật dân sự 2005 trong nhiều vấn đề
trong đó có bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định quan trọng trong khoa hoc
luật dân sự cũng như khoa học tư pháp quốc tế. Ngày nay trong xu thế hội nhập,
mở cửa nền kinh tế, khi các quan hệ dân sự ngày càng được mở rộng và phát triển,
chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong luật dân sự ,đặc
biệt là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế ngày
càng có vai trò vô cùng to lớn.


D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
* Văn bản pháp luật:
1. Bộ luật dân sự năm 2005;
2. Bộ luật dân sự năm 2015


3. Bộ luật tố tụng dân sự 2004(2011);
4. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
5. Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006(2014);
6. Luật hàng hải 2015;
*Sách, báo, tạp chí:
7. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, NXB công an Nhân
dân, Hà Nội-2013;
8. TS.Đỗ Văn Đại-PGS.TS.Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt Nam (Quan
hệ dân sự, lao động, thương mại có yếu tố nước ngoài), NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội-2010;
9. PGS.TS Hoàng Thế Liên (Cb). Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm
2005.Tập 3. Bộ Tư pháp-Viện khoa học pháp lý,Nhà xuất bản chính trị quốc gia;
10. TS.Nguyễn Hồng Bắc, Bài viết “ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng có yếu tố nước ngoài”; ngày 7/4/2010;
9.TS Nguyễn Hồng Bắc, Ths. Lê Thị Bích Thùy, Bài viết “Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp
luật Việt Nam – Những bất cập và hướng dẫn hoàn thiện”, Tạp chí Luật học số
4/2014;
*Một số trang web:
10. />
MỤC LỤC



A.
B.

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................2
I.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.........................2
1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố
nước ngoài..........................................................................................................2
II. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐỒNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI....................................................................4
1. Giải quyết xung đột về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở một số
nước trên thế giới...............................................................................................4
2. Giải quyết xung đột về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở Việt Nam. 6
III. Tình huống thực tiễn về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước
ngoài.....................................................................................................................13
IV. Đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng có yếu tố nước ngoài và một số kiến nghị đề xuất...............................15
1. Đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam..............................................15
2. Một số kiến nghị liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
có yếu tố nước ngoài........................................................................................16
D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:............................................................18

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HĐTTTP: Hiệp định tương trợ tư pháp
BTTHNHĐ: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
BLDS: Bộ luật Dân sự
BLTTDS: Bộ luật Tố tụng dân sự
LCPL: Lựa chọn pháp luật

TPQT: Tư pháp quốc tế



×