Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.5 KB, 17 trang )

Phân tích các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về quan hệ kết
hôn có yếu tố nước ngoài. Tìm một vụ việc thực tế hoặc xây dựng một tình
huống về kết hôn có yếu tố nước ngoài. Phân tích vụ việc đó và nêu cách giải
quyết vụ việc (tình huống) đó.
A. Mở đầu.
Cùng với sự phát triển của quá trình giao lưu quốc tế, các quan hệ về hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phát sinh ngày càng nhiều, việc giải quyết
xung đột pháp luật trong các mối quan hệ đó trở thành một yêu cầu quan trọng
đối với mỗi quốc gia trong cộng đồng quồc tế. Theo lí luận về tư pháp quốc tế,
quan hệ hôn nhân và gia đình thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng, bảo vệ phù hợp với pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên, Nhà nước ta đã từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý về lĩnh vực này.
B. Nội dung.
I.
Khái quát về quan hệ kết hôn trong tư pháp quốc tế.
1. Khái niệm quan hệ kết hôn trong tư pháp quốc tế.
Kết hôn là một hiện tượng xã hội đặc biệt, trong đó các bên chủ thể gắn kết
với nhau với mục đích tạo dựng một tế bào của xã hội là gia đình. Theo quy định
tại Khoản 5 Điều 3 LHNVGĐ 2014: Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ
vợ chồng với nhau theo quy định của LHNVGĐ 2014 về điều kiện kết hôn và
đăng ký kết hôn.
Quan hệ kết hôn trong tư pháp quốc tế là quan hệ kết hôn có “yếu tố nước
ngoài”. Các nước trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về “yếu tố nước
ngoài” trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
Ở Việt Nam “yếu tố nước ngoài” trong quan hệ này được quy định tại
Khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Trong Luật nêu rõ: “Quan hệ



hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà
ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt
Nam những căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật
nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở
nước ngoài”
2. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ kết hôn trong tư pháp quốc
tế.
Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, pháp luật của các nước quy định rất
khác nhau. Ngay trong những nước có cùng chế độ kinh tế, chính trị - xã hội,
nhưng do sự khác nhau về phong tục, tập quán, lối sống văn hoá, sự phát triển
không đồng đều của mỗi nước... mà pháp luật của các nước có quy định cụ thể
khác nhau: Nghi thức kết hôn, điều kiện kết hôn, quan hệ vợ chồng, quan hệ
giữa cha mẹ và con... Việc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực này được
thực hiện bằng cách xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột bao gồm các
quy phạm xung đột do từng nước xây dựng và quy phạm xung đột thống nhất
trong các điều ước quốc tế do các nước thoả thuận kí kết.
I.1.

Điều kiện kết hôn.

Điều kiện kêt hôn là quy định cụ thể của pháp luật để cho kết hôn có giá trị
về nội dung. Điều kiện kết hôn thường quy định một số vấn đề như độ tuổi kết
hôn, điều kiện cấm kết hôn và một số điều kiện khác. Hiện nay, pháp luật các
nước quy định rất khác nhau về vấn đề này. Chính vì có sự khác nhau như vậy,
cho nên khi có một quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thì tất yếu sẽ dẫn đến
xung đột pháp luật. Để giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn có yếu tố nước
ngoài, lí luận cũng như thực tiễn pháp luật của đa số các nước thường áp dụng
hệ thuộc luật nhân thân của các bên đương sự để giải quyết. Song có nước áp
dụng hệ thuộc luật quốc tịch có nước lại áp dụng hệ thuộc luật nơi cư trú của

đương sự để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn. Nhưng cơ bản


pháp luật các nước thường nghiêng về áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của
đương sự.
Ví dụ: Điều 170 Bộ luật dân sự Pháp 1804 quy định: Điều kiện kết hôn do
pháp luật của nước đương sự mang quốc tịch quyết định. Tương tự, hệ thuộc
luật quốc tịch của đương sự cũng được ghi nhận trong tư pháp quốc tế một số
nước như Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Khác với pháp luật của các nước trên, pháp luật cùa Trung Quốc kết hợp
nhiều hệ thuộc luật và theo thứ bậc để xác định điều kiện kết hôn. Tuy nhiên về
cơ bản để hệ thuộc luật được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về điều
kiện kết hôn là luật cư trú chung của các bên đương sự.
Để thống nhất hoá các quy phạm giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện
kết hôn các nước đã kí kết với nhau hàng loạt các điều ước quốc tế đa phương và
song phương, trong đó có Công ước La Haye 1902 về giải quyết xung đột pháp
luật liên quan tới hôn. Khoản 1 Điều 15 Công ước La Haye 1902 quy định: điều
kiện kết hôn sẽ do luật quốc tịch của các bên tham gia kết hôn điều chỉnh. Như
vậy, theo Công ước: Nơi thường trú cũng như nơi đăng kí kết hôn của đương sự
không ảnh hưởng gì đến việc kết hôn của đương sự và xuất phát từ trật tự công
cộng Công ước quy định: Nếu luật quốc tịch của đương sự có quy định những
điều kiện nào trái với trật tự công cộng của nước sở tại (nơi đăng kí kết hôn) thì
nước sở tại này có quyền không chấp nhận điều kiện ấy. Trong các điều ước
song phương mà các nước kí kết với nhau để giải quyết vấn đề kết hôn giữa
công dân các nước hữu quan cũng áp dụng nguyên tắc: Điều kiện kết hôn do luật
quốc tịch của các bên điều chỉnh.
I.2.

Nghi thức kết hôn


Xuất phát từ bản chất nhà nước, từ phong tục tập quán mà pháp luật các
nước quy định nghi thức kết hôn khác nhau: Nghi thức kết hôn dân sự, nghi thức
tôn giáo, hoặc kết hợp giữa nghi thức dân sự và nghi thức tôn giáo. Chẳng hạn
nghi thức tôn giáo được áp dụng ở những nước theo thiên chúa giáo, hồi giáo,


một số bang của Hoa Kỳ, một số tỉnh của Canada. Còn nghi thức dân sự hoặc
kết hợp cả hai nghi thức dân sự và tôn giáo thì được áp dụng phổ biến ở Đức,
Pháp, …
Thực tiễn tư pháp quốc tế cho thấy luật nơi tiến hành kết hôn được sử dụng
như một nguyên tắc chủ đạo. Tuy nhiên, ở một số nước việc áp dụng nguyên tắc
này có kèm theo một số điều bảo lưu hoặc cùng với việc áp dụng nguyên tắc cơ
bản này còn áp dụng bổ sung các nguyên tắc khác để giải quyết xung đột pháp
luật về nghi thức kết hôn.
Ví dụ: Ở Pháp, theo Điều 170 BLDS Pháp 1804: Nghi thức kết hôn phải
tuân theo luật nơi tiến hành kết hôn (trừ trường hợp kết hôn tại cơ quan lãnh sự),
nhưng khi công dân Pháp kết hôn ở ngoài lãnh thổ Pháp thì phải thông báo trước
việc kết hôn này về Pháp thì cuộc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp.
Riêng pháp luật Trung Quốc áp dụng nhiều hệ thuộc để giải quyết xung đột
pháp luật về nghi thức kết hôn. Điều 22 Đạo luật 2010 của Trung Quốc quy
định: Nghi thức kết hôn phải tuân theo pháp luật của nước nơi tiến hành kết hôn
hoặc pháp luật của nước mà một trong các bên có quốc tịch hoặc có nơi cư trú.
Khi áp dụng hệ thuộc luật nơi tiến hành kết hôn để giải quyết xung đột
pháp luật về nghi thức kết hôn, pháp luật một số nước còn áp dụng điều khoản
bổ sung, chẳng hạn, khoản 2 Điều 24 Luật tư pháp quốc tế Nhật Bản 2006 còn
quy định: Hệ thuộc luật quốc tịch của các bên đương sự không được áp dụng
trong trường hợp kết hôn được tiến hành ở trên lãnh thổ Nhật Bản, khi có một
bên đương sự là công dân Nhật Bản; khoản 2 Điều 36 Luật tư pháp quốc tế Hàn
Quốc 2006, ngoài việc quy định áp dụng hệ thuộc luật nơi tiến hành kết hôn còn
áp dụng luật quốc tịch của các bên. Đồng thời, còn quy định: “Nêu lễ kết hôn

được thực hiện tại Hàn Quốc và một trong các bên là công dân của Hàn Quốc thì
hình thức kết hôn sẽ được điều chỉnh bởi phấp luật của Hàn Quốc”.
Ngoài những nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn
được ghi nhận trong các bộ luật trong nước, các nước còn kí kết điều ước quốc


tế để điều chỉnh vấn đề này. Nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong điều ước
quốc tế đó là luật nơi tiến hành kết hôn, như Điều 15 Công ước La Haye 1902
quy định: “Nghi thức kết hôn được công nhận là hợp pháp nếu nó tuân theo luật
nơi tiến hành kết hôn”.
II.

Quy định về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật

Việt Nam.
1. Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài ở Việt Nam.
Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài, ngoài các nguyên tắc được quy định tại Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình
2014 còn bao gồm các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài ở Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên.
- Nguyên tắc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở
nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, pháp luật và
tập quán quốc tế. Đồng thời, không phân biệt đổi xừ với người nước ngoài trong
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ờ Việt Nam.
- Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài đối với quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

- Nguyên tắc áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình của Việt Nam đối
với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
2. Thẩm quyền đăng ký kết hôn.
Theo khoản 1 Điều 123 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì ‘Thẩm quyền
đăng kí hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình cố yếu tổ nước
ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch“. Như vậy, các việc


về hôn nhân và gia đình có 1 yếu tố nước ngoài phải được đăng kí, ghi vào sồ hộ
tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Theo khoản 2 Điều 7 Luật hộ tịch 2014 thẩm quyền đăng kí sự kiện hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thuộc uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Thẩm quyền đăng kí kết hôn: ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của
công dân Việt Nam thực hiện đăng kí kết hôn:
+ Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
+ Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định
cư ở nước ngoài;
+ Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
+ Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân
Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng kí kết
hôn tại Việt Nam thì uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai
bên thực hiện đăng kí kết hôn (Điều 37 Luật hộ tịch 2014);
3. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn.
Thủ tục, trình tự đăng kí kết hôn thực hiện theo Điều 38 Luật hộ tịch 2014
và Điều 30,31 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.
Điều 38 Luật hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký kết hôn như sau:
“1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của
tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó
không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức,

làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm
giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá
trị thay hộ chiếu.


2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại
khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu
thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo
cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
3. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban
nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các
bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ
ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho
hai bên nam, nữ.
4. Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc
phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn;
thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết
hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước
ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên”.
4. Từ chối đăng ký kết hôn.
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 126/2014/ NĐ-CP có quy định
về các trường hợp từ chối đăng ký kết hôn cụ thể như sau:
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn từ chối đăng ký kết hôn
trong các trường hợp sau đây:
- Một hoặc cả hai bên không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam;
- Bên công dân nước ngoài không đủ điều kiện kết hôn theo pháp
luật của nước mà người đó là công dân;

- Bên nam, bên nữ không cung cấp đủ hồ sơ theo quy định tại Điều
20 của Nghị định này.
Việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh
cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời; kết hôn giả
tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc, bền vững; lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột
sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc vì mục đích trục lợi khác


5. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước
ngoài.
5.1. Điều kiện kết hôn.
Cùng với sự tăng cường và mở rộng các quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với
các nước, số lượng các cuộc kết hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng. Để
điều chỉnh kịp thời vấn đề này, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật
có các quy phạm xác định điều kiện kết hôn, cũng như nghi thức kết hôn có yếu
tố nước ngoài. Ngoài ra, vấn đề kết hôn còn được giải quyết trên cơ sở các
HĐTTTP mà Việt Nam kí với nước ngoài.
Về điều kiện kết hôn, theo Điều 126 LHNVGĐ 2014thì “việc kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của
nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo
các quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về điều kiện kết hôn”.
Như vậy, nguyên tắc cơ bản để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết
hôn là nguyên tắc luật quốc tịch của các bên đương sự.
Khi kết hôn với công dân Việt Nam, người nước ngoài phải tuân theo các
quy định về điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân.
Nếu người đó có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài thì giấy tờ xác định điều
kiện kết hôn của họ sẽ theo pháp luật cùa nước mà người đó có quốc tịch đồng
thời thường trú vào thời điểm đăng kí kết hôn, nếu người đó không thường trú

tại một trong các nước có quốc tịch thì giấy tờ đó do cơ quan có thấm quyền của
nước mà người đó mang hộ chiếu cấp. Đối với người nước ngoài không quốc
tịch muốn kết hôn với công dân Việt Nam và đăng kí kết hôn tại cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam, thì giấy tờ sử dụng trong việc đăng kí kết hôn là giấy
tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp. Đối với
công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, giấy tờ sử dụng trong việc đăng kí kết


hôn là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó định cư hoặc cơ
quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước đó cấp.
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với ngưòi nước ngoài
đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được
công nhận tại Việt Nam, nếu đáp ứng các điều kiện:
-Việc kết hôn phù hợp với pháp luật của nước ngoài;
-Vào thời điểm kết hôn, các bên tuân theo quy định về điều kiện kết hôn
cùa Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Cụ thể:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau đây:
(i)

Kêt hôn giả tạo, li hôn giả tạo;

(ii)

Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

(iii) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung

sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
(iv) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng
máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời giữa cha, mẹ nuôi
với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với
con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng
của chồng.
Tuy nhiên, “nếu vào thời điểm đăng kí tại cơ quan có thẩm quyền nước
ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điểu
cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu
ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chứ


kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi cùa công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết
hôn cũng được ghi vào sổ hộ tịch” (khoản 2 Điều 34 Nghị định số
123/2015/NĐ-CP). Như vậy, nếu công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài mà
không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định
cùa Luật hôn nhân và gia đình thì việc kết hôn đó vẫn được công nhận tại Việt
Nam nếu tuân thủ theo một trong hai điều kiện:
- Hoặc vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn hậu quả của sự vi
phạm đó đã được khắc phục;
- Hoặc việc công nhận kết hôn đó là có lợi để bảo vệ quyền lợi của công
dân Việt Nam và trẻ em. Quy định này nhằm để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và
trẻ em là công dân Việt Nam.
Thẩm quyền và hình thức công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam
đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài là
trưởng phòng tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện kí cấp
bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu (Điều 34,35 Nghị định số
123/2015/NĐ-CP).
Điều kiện kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân cùa các nước đã kí
HĐTTTP với Việt Nam, sẽ căn cứ theo các quy định của hiệp định. Nguyên tắc

chung, các hiệp định trên đều áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch của các bên
đương sự để điều chỉnh các vấn đề về điều kiện kết hôn. Ví dụ, khoản 1 Điều 20
HĐT1TP Việt Nam – Bungari quy định: "Các điều kiện kết hôn giữa công dân
cùa hai nước kí kết xác định theo pháp luật của nước kí kết mà người kết hôn là
công dân”. Tuy nhiên, trong một số hiệp định cũng có quy định bổ sung, chẳng
hạn, theo khoản 1 Điều 23 HĐTTTP Việt Nam - Liên bang Nga, khoản 1 Điều
18 Hiệp định Việt Nam - Cộng hoà Séc: “công dân các nước hữu quan muốn
kết hôn ngoài việc tuân thủ pháp luật nước mình họ còn phải tuân theo các quy
định của pháp luật nước nơi tiến hành kết hôn về cấm kết hôn”.
5.2.

Nghi thức kết hôn.


Theo Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình 2014, việc kết hôn phải được đăng
kí và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức quy định của
pháp luật Việt Nam. Đây chính là nghi thức dân sự. Do đó, việc kết hôn không
được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không có giá trị pháp lí.
Trong các HĐTTTP giữa Việt Nam với nước ngoài ghi nhận nguyên tắc
chung là nghi thức kết hôn được xác định theo pháp luật của nước kí kết nơi tiến
hành kết hôn. Tuy nhiên, cũng có những bổ sung, chẳng hạn, khoản 1 Điều 18
Hiệp định giữa Việt Nam I Séc quy định: Việc kết hôn giữa công dân hai nước kí
kết với nhau nhất thiết phải theo hình thức nhà nước mới có giá trị.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết đăng kí kết hôn được quy định
từ Điều 30 đến Điều 32, Điều 18 (nếu ở vùng biên giới) Nghị định số
123/2015/NĐ-CP.
III.

Tình huống về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.


Chị Nguyễn Phương Thảo, sinh năm 1997 là nữ công dân Việt Nam, cư trú
tại Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Anh Devid Tom sinh năm 1993 là công dân
nam ở Paris, Pháp. Cả hai đều đang độc thân vui vẻ.
Năm 2016, chị Thảo đi du học ở Pháp, gặp anh Tom. Hai người yêu nhau
và dự định kết hôn.
Ngày 12/3/2017, chị Thảo và anh Tom đến kết hôn tại cơ quan đại diện
ngoại giao và lãnh sự Việt Nam tại Pháp.
Phân tích tình huống:
Theo lý luận về tư pháp quốc tế, quan hệ hôn nhân và gia đình thuộc đối
tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài. Yếu tố nước ngoài trong quan hệ tư pháp quốc tế theo Khoản 25
Điều 3 LHNVGĐ 2014, dựa vào ít nhất một trong ba dấu hiệu chính sau đây:
Thứ nhất, có ít nhất một bên chủ thể tham gia quan hệ là người nước ngoài.


Thứ hai, căn cứ xác lập, thay đổi chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước
ngoài, phát sinh tại nước ngoài.
Thứ ba, tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Cụ thể trong tình huống này, anh Tom là công dân của Pháp, cho nên đây là
quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.
1. Xác định điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn giữa A và Tom.
Như đã phân tích ở trên, đây là quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Căn
cứ vào Điều 126 LHN&GĐ 2014: việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện
kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật
hôn nhân và gia đình Việt Nam về điều kiện kết hôn. Như vậy, nguyên tắc cơ bản
để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn là nguyên tắc luật quốc
tịch của các bên đương sự.
Như vậy, khi kết hôn, chị Thảo phải tuân theo quy định về điều kiện kết

hôn theo pháp luật Việt Nam, anh Tom phải tuân theo quy định về điều kiện kết
hôn theo pháp luật nước Pháp đồng thời phải tuân theo quy định về điều kiện kết
hôn theo pháp luật Việt Nam vì việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam (cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự Việt
Nam tại Pháp). Cụ thể như sau:
Theo pháp luật Pháp, độ tuổi kết hôn đối với nam là 18 (Điều 144 BLDS
Pháp), tính đến năm 2017, anh Tom đã 24 tuổi. Như vậy đã đủ tuổi kết hôn.
Theo Điều 8 LHN&GĐ 2014: độ tuổi kết hôn đối với nam là từ đủ 20 tuổi
trở lên, đối với nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, hai
anh chị đều đủ tuổi kết hôn.
Việc kết hôn do cả hai tự nguyện quyết định, và đều không bị mất năng lực
hành vi dân sự và không thuộc vào trong các trường hợp cấm kết hôn.


 Chị Thảo và anh Tom đủ điều kiện kết hôn tại cơ quan đại diện ngoại
giao và lãnh sự Việt Nam tại Pháp.
Về nghi thức kết hôn, theo Điều 9 Luật HN&GD 2014, việc kết hôn phải
được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức
quy định của pháp luật Việt Nam. Đây chính là nghi thức dân sự. Như vây, chị
Thảo và anh Tom cần phải tiến hành đăng ký kết hôn thì mới được công nhận là
hôn nhân hợp pháp.
2. Nếu A và Tom kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền ở Pháp, hãy xác
định điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn giữa họ?
Căn cứ Điều 170 Bộ luật dân sự Pháp 1804 quy định: Điều kiện kết hôn do
pháp luật của nước đương sự mang quốc tịch quyết định. Tuy nhiên, khi tiến
hành kết hôn ở Pháp, ngoài việc tuân thụ luật của nước mà họ mang quốc tịch,
người nước ngoài còn phải tuân theo một số điều kiện do pháp luật của Pháp
quy định như: Tuổi kết hôn, sự đồng ý của cha mẹ, của người giám hộ nếu
người kết hôn chưa đến tuổi thành niên.
Như vậy, khi kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền tại Pháp chị Thảo phải

tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn của Pháp và của Việt Nam. Theo
phân tích ở trên, chị Thảo và anh Tom đều đủ điều kiện kết hôn tại Pháp.
Theo Điều 170 Bộ luật dân sự Pháp 1804: Nghi thức kết hôn phải tuân theo
luật nơi tiến hành kết hôn. Như vậy, thì khi anh Tom và chị Thảo kết hôn ở Pháp
thì sẽ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Pháp về nghi thức kết hôn. Mà ở
pháp thì nghi thức kết hôn là kết hợp giữa dân sự và tôn giáo.
3. Sau khi kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền tại Pháp, tháng 2 năm
2018 chị A và anh Tom quay về Việt Nam sinh sống và làm việc. Họ
muốn được công nhận là vợ chồng tại Việt Nam. Hãy xác định cơ
quan có thẩm quyền và hình thức để A và Tom được công nhận là
vợ chồng tại Việt Nam?


Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài
đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được
công nhận tại Việt Nam, nếu đáp ứng các điều kiện: Thứ nhất, việc kết hôn phù
hợp với pháp luật của nước ngoài. Thứ hai, vào thời điểm kết hôn, các bên tuân
theo quy định về điều kiện kết hôn của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Mà
trong tình huống trên, vào thời điểm đăng ký kết hôn tại Pháp thì chị Thảo và
anh Tom đều đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam và quy định
của pháp luật nước Pháp về điều kiện kết hôn.
Theo Điều 34, 35 Nghị định số 123/2015/NĐ- CP thì thẩm quyền và hình
thức công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài là trưởng phòng tư pháp ghi
vào sổ và báo cáo chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản trích lục hộ
tịch cho người yêu cầu.
IV.

Thực trạng về việc kết hôn với người nước ngoài ở Việt Nam và


hướng hoàn thiện các quy phạm của pháp luật.
1. Thực trang kết hôn có yếu tố nước ngoài của công dân Việt Nam
Theo Bộ Công an, từ năm 2008 đến nay, cả nước có 115.675 công dân Việt
Nam kết hôn với người nước ngoài, trong đó phụ nữ chiếm hơn 72%, nhiều nhất
là kết hôn với công dân Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ… Trung bình
mỗi năm có khoảng 18.000 người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Con
số này đã tăng đột biến cho đến thời điểm hiện nay.
Bảng Số lượng việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ở một số tỉnh năm 2005 –
2006 và năm 2009 – 2010.
STT
1
2
3
4
5
6
7

Tỉnh/ thành phố
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Hải Phòng
Quảng Ninh
Đồng Tháp
Cần Thơ
Bạc Liêu

Năm

Năm


Năm

Năm

2005
400
3.754
978
296
87
1.431
790

2006
345
3742
776
248
317
760
333

2009
696
3.825
606
188
303
1875

196

2010
796
3509
421
381
284
475
160


8

Sóc Trăng
641
314
279
214
Nguồn: Số liệu thống kê của phòng hành chính, tổng hợp, Vụ hành chính

tư pháp – Bộ Tư pháp.
Căn cứ số liệu thống kê như trên, năm 2009 so với 2006, một số tỉnh như
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ có số việc kết hôn có yếu tố nước ngoài
tăng đột biến: Hà Nội tăng từ 345 việc lên đến 696 việc, trong 3 năm từ 2006 –
2009 tăng gấp đôi só việc kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Năm 2010, các tỉnh trọng điểm về việc kết hôn có yếu tố nước ngoài như
Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ có giảm nhẹ. Tuy nhiên, các tỉnh thành phía Bắc
lại có xu hướng tăng lên: Quảng Ninh tăng từ 188 lên 381 trường hợp…
Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, trong 4 năm từ 2007 – 2010 đã có

khoảng 47.567 phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, chủ yếu là người Trung
Quốc, Đài Loạn, Hà Quốc, Úc, Đức, Pháp, Canada…
Theo số liệu của văn phòng Kiểm soát xuất nhập cảnh Seoul 2006, tổng số
vụ việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và công dân Hà Quốc là 13.987 trường
hợp.
Tình hình số lượng các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài đang ngày
càng tăng lên và tăng một cách đột biến. Có rất nhiều trường hợp kết hôn không
đáp ứng đúng yêu cầu của pháp luật về hôn nhân, không đảm bảo tính tự nguyện
và trở thành trào lưu ở một số vùng.
*Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những cuộc hôn nhân đúng pháp luật, đúng đạo đức. Có rất nhiều
cuộc hôn nhân xuất phát từ việc họ muốn “đổi đời”, nên tìm đến việc kết hôn
với người nước ngoài để nhằm thoát nghèo cho chính bản thân và giai đình họ.
*Nguyên nhân khách quan:
Chủ yếu là do gia cảnh khó khăn, nghèo nàn, lạc hậu. Các cô gái lấy chồng
nước ngoài thường xuất thân từ các gia đình nghèo khó, tập trung ở khu vực
điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện địa ký không thuận lợi. Ví dụ: Đồng bằng
song Cửu Long là khu vực có tỷ lệ kết hôn với người nước ngoài cao nhất là nơi
có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, mưa lũ thường xuyên nên đời sống sản
xuất, kinh tế khó khăn, thêm vào đó, ở đây các gia đình thường sinh đông con,
trình độ học vấn của con cái còn hạn hẹp…
Phải kể đến một nguyên nhân quan trọng là nguồn thông tin và dư luận.
Các nguồn thông tin về vấn đề kết hôn ở các khu vực này trở nên phổ biến,


thông qua bạn bè, hàng xóm, quan hệ gia đình..Đồng thời dư luận xã hội tai các
địa phương này họ chấp nhận việc lấy chồng nước ngoài để “đổi đời”. Tuy
nhiên, các nguồn thông tin pháp luật lại không được phổ cập rộng rãi và họ tiếp
cận sai lệch hoặc không chủ động tiếp cận nguồn tin chính thống mà tìm hiểu về
hôn nhân có yếu tố nước ngoài qua chính hàng xóm, bạn bè và công ty mô giới.

2. Đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật về việc kết hôn có yếu tố
nước ngoài.
- Hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam về chủ thể trong quan hệ
tư pháp giữa Bộ luật dân sự Luật HN&GĐ vẫn chưa thống nhất. Cụ thể, tại điều
633, BLDS 2015 quy định chủ thể không có “người Việt Nam định cư ở nước
ngoài” nhưng tại khoản 25 Điều 3, Luật HN&GĐ ghi nhận chủ thể trong quan
hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài có “người Việt Nam định cư ở nước ngoài”.
Sở dĩ BLDS 2015 đã loại bỏ đi chủ thể là người Việt Nam định cư ở nước ngoài
bởi vì. Thứ nhất, có thể thấy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể là
người còn quốc tịch Việt Nam hoặc có quốc tịch nước ngoài. Nếu cá nhân đó có
quốc tịch nước ngoài thì sẽ chịu sự điều chỉnh cuả luật quốc tế. Còn nếu cá nhân
đó vẫn còn quốc tịch Việt Nam thì sẽ có tài sản ở nước ngoài hoặc căn cứ làm
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó ở nước ngoài như vậy cũng sẽ chịu sự
điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Như vậy không quy định người Việt Nam định
cư ở nước ngoài là chủ thể của tư pháp quốc tế nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh
của tư pháp quốc tế. Thứ hai, theo quy định của pháp luật hiện nay thì vẫn chưa
có hướng dẫn cụ thể về người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay là người gốc
Việt Nam.
Cho nên cần phải xây dựng đồng bộ lại các quy định về chủ thể trong quan
hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài trong BLDS 2015 và Luật HN&GĐ.
- Về thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài giữa Luật quốc tịch
và LHN&GĐ 2014 cũng có sự không thống nhất. Cụ thể, thẩm quyền đăng ký
kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của LHN&GĐ 2014 thì thuộc về Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện


đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân
Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên là người nước ngoài; còn theo Luật hộ
tịch 2014 thì thẩm quyền đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng kí kết

hôn. Như vậy thì cần phải sửa đổi cho có sự đồng nhất trong hệ thống pháp luật.
C. Kết luận.

D.

Tài liệu tham khảo.



×