Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

vấn đề về ngôn ngữ sự dung trên báo in nhân dân tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.47 KB, 12 trang )

A.

Mở Đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cũng như viết báo in được tạo thành từ ba yếu tố: từ vựng, ngữ pháp,
phong cách. Ba yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, bình đẳng trong việc giúp
viết thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền. Chúng đồng thời cũng là
phương tiện cơ bản nhất để nhà báo sáng tạo tác giả. Bằng cách đan dệt ngôn
từ thành câu, thành bài, bằng khả năng sử dụng giọng đọc, viết thảo....
Điều này dẫn đến tình trạng, nhiều nhà báo còn chủ yếu viết, đọc, nói
theo kinh nghiệm cá nhân. Có những cách viết, cách đọc, nói đúng, hấp dẫn.
Nhưng cũng không ít trường hợp viết sai, đọc, nói vô hồn, vô cảm vẫn không
bị phát hiện, không chỉnh sửa, thành ra, lâu dần, trở thành thói quen không tốt,
ảnh hưởng đến hiệu quả thông tin. Hơn nữa, nó còn làm phương hại đến sự
trong sáng, giàu đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt.
Báo Nhân dân rất quan trọng trong chính thể Việt Nam hiện nay. Nhiều
chính khách nổi tiếng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng làm việc tại báo
Nhân dân hoặc tham gia viết bài. Trường Chinh và Tố Hữu đã từng làm chủ
bút của báo này. Các đời Tổng biên tập đều giữ chức vụ từ Ủy viên Trung
ương Đảng trở lên, đồng thời kiêm nhiệm một số chức vụ quan trọng khác
trong Đảng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của vấn đề ngôn ngữ sử dụng

trên báo in nhân dân
2.1.

Mục đích nghiên cứu



-

Báo nhân dân cần nắm chắc các trí thức cơ bản lien quan tới việc sử
dung tiếng việt thuộc 3 phương diện chính là từ vừng, ngữ pháp và
phong cách.

-

Báo nhân dân nên hạn chế tới đa việc vay mượn từ ngữ nước ngoài.

-

Báo nhân dân cần có một trình độ ngoại ngữ nhất định

-

Ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm báo nhân dân
Nhiệm vụ nghiên cứu

2.2.

Để đạt đến mục đích nêu trên kháo sát, phân tích, đánh giá cách thức
vấn đề sử dụng ngôn ngữ trên báo nhân dân
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Vấn đề về ngôn ngữ sử dụng trên báo in nhân
B. Nội dụng

Chương 1: Khái niệm
Báo in là loại hình báo chí sử dụsng ngôn ngữ viết tổng hợp, bao gồm

phương điện chinh là ngữ âm, từ vừng, ngữ pháp và phong cách. Trong ba
thành tố của ngôn ngữ báo in, ngữ pháp vai trò viết. Viết thông tin, viết hay và
đúng.
Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dfng để thong báo tin tức thới trong nước
và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quấn chúng, nhằm thúc
đấy sự tiến bộ của xã hội.


Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiểu biểu là bản tin,
phóng sự, tiểu phẩm…
Có 3 đặc trưng cơ bản: tính thong tin thời sự, tính ngắn gọn, tính sinh
động hấp dẫn.
Chương 2: Báo nhân dân cần nắm chắc các trí thức cơ bản lien quan
tới việc sử dụng tiếng Việt thuộc 3 phương diện chính là từ vừng, ngữ pháp và
phong cách.
Để làm được điều đó, chắc chắn chúng ta phải học một cách bài bản,
nghiêm túc. Có thể học ở trường, lớp mà cũng có thể tự học. Song dù hình
thức học có thế nào đi chăng nữa thì kết quả cuối cùng đạt được phải đáp ứng
yêu cầu: nói đúng, viết đúng. Chưa nói đúng, viết đúng thì chưa thể kỳ vọng
nói hay, viết hay được. Có những điều tưởng như rất đơn giản, nhưng nếu
chúng ta không học, chúng ta vẫn có thể bị mắc lỗi. Chẳng hạn, quan hệ ngữ
đoạn trong ngôn ngữ là một vấn đề hoàn toàn không khó, nhưng do không
được trang bị kiến thức cần thiết, nhiều nhà báo thường xuyên ngắt đoạn sai
khi nói, khi đọc. Ấy là còn chưa kể đến những mảng đầy " gai góc " thuộc
phần ngữ pháp mà nếu không đầu tư thời gian và công sức để nghiên cứu và
rèn luyện, chúng ta khó có thể làm chủ được hoạt động ngôn từ của mình.
Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng Việt đúng với chuẩn mực không đồng
nghĩa với sự phủ nhận hoàn toàn những sáng tạo riêng của cá nhân. Có điều,
những sáng tạo ấy phải tuân thủ những quy luật nhất định, nghĩa là có cơ sở
khoa học. Chẳng hạn, khi tạo ra từ mới, người ta phải dựa vào những từ đã có

sẵn nào đó mà có quan hệ trực tiếp với nó về phương diện âm thanh hay ý
nghĩa.


Chương 3: Nhà báo nên hạn chế tối đa việc vay mượn từ ngữ nước
ngoài
Có thể nói, chưa bao giờ các từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài lại
xuát hiện trên báo chí tiếng Việt với mật độ dày như hiện nay. Người ta sử
dụng chúng khá tuỳ tiện, bất chấp người đọc, người nghe có hiểu được hay
không. Thật phi lý khi nhà báo là người Việt Nam, mà để hiểu được ngôn từ
của họ, nhiều lúc chúng ta phải mở từ điển song ngữ ra tra cứu. Phải chăng
tiếng Việt của chúng ta nghèo nàn tới mức phải vay mượn tràn lan như vậy?
Hoàn toàn ngược lại! Tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú, và trong
tuyệt đại đa số các trường hợp, có thể tìm thấy các từ tương đương với các từ
vay mượn từ tiếng nước ngoài (thậm chí nhiều từ tiếng Việt còn có khả năng
diễn đạt khái niệm tinh tế hơn, rõ ràng hơn). Sở dĩ một số nhà báo không dùng
từ tiếng Việt vì có lẽ họ muốn làm phong phú thêm ngôn từ của mình hoặc
muốn tăng cường tính biểu cảm. Đây là dự định tốt nhưng cách làm chưa hợp
lý. Sự phong phú của một chỉnh thể không thể được tạo bởi các thành tố mới
lạ nhưng lại phá vỡ tính thống nhất của nó. Tương tự, tính biểu cảm không thể
được tạo bởi các phương tiện cản trở quá trình nhận thức.
Các từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài càng trở nên khó chấp nhận
hơn khi bị dùng sai, do người dùng chưa hiểu thấu đáo ý nghĩa cũng như cách
đọc, cách viết chúng. Vì lúc này chúng không chỉ gây nên những hậu quả như:
làm giảm sút hiệu quả tiếp nhận tác phẩm, tuyên truyền cho cái sai; mà còn hạ
thấp uy tín của tác giả (người đọc, người nghe khó tránh khỏi có ấn tượng
rằng anh ta là người " sính chữ ngoại ") và bằng việc đó, hạ thấp uy tín của
chính cơ quan báo chí là nơi tác giả làm việc.



Vậy nên chỉ còn cách là hạn chế tối đa việc vay mượn từ ngữ nước
ngoài. Không phải tình cờ mà Bác Hồ của chúng ta đã dặn: " Những từ không
dịch được thì phải mượn tiếng của các nước. Nhưng chỉ mượn khi thật cần
thiết, và đã mượn thì phải mượn cho đúng ".
Chương 4: Nhà báo cần có một trình độ ngoại ngữ nhất định
Trình độ ngoại ngữ của nhà báo càng cao càng tốt. Nó mang đến cho
nhà báo rất nhiều lợi ích, nhất là trong thời kỳ đa phương hoá, toàn cầu hoá
như hiện nay. Tuy nhiên ở đây chúng tôi chỉ bàn đến một lợi ích trong số đó,
ấy là ngoại ngữ giúp nhà báo hiểu rõ hơn tiếng mẹ đẻ của mình, để rồi trên cơ
sở ấy, có cách ứng xử thích hợp đối với nó.
Trong thực tế, sau khi học xong một ngoại ngữ nào đó, dù muốn hay
không, chúng ta thường có sự liên hệ nhất định với tiếng Việt. Và dựa vào sự
đối chiếu ,so sánh, nhà báo có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng tiếng
Việt của chúng ta giàu đẹp chẳng kém bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới. Và từ
đây, anh ta sẽ có tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng hơn đối với tiếng mẹ
để của mình. Những tình cảm và thái độ ấy, nếu được vun đắp thường xuyên,
dần dần sẽ trở thành những phẩm chất văn hoá, thành những giá trị đạo đức
của nhà báo, giúp họ trở thành những nhân tố tích cực trong cuộc đấu tranh
chống những biểu hiện xem thường, coi khinh tiếng nói và chữ viết của dân
tộc.
Song, bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể phủ nhận các giá trị của
ngôn ngữ nước ngoài, mà ngược lại, phải biết tiếp thu chúng để hoàn thiện
thêm cho tiếng mẹ đẻ. Chẳng hạn, tính khoa học và tính chính xác cao của các
ngôn ngữ Ấn - Âu ( như Anh, Pháp, Nga,...) sẽ giúp cho nhà báo sử dụng tiếng


Việt một cách khúc chiết, mạch lạc, gãy gọn, tránh được sự dài dòng, cầu kỳ
không cần thiết.
Như vậy, rõ ràng là hiểu biết về tiếng nước ngoài cũng góp phần quan
trọng vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Từ xưa đến nay, người ta vẫn luôn quan niệm rằng trong việc sử dụng
ngôn ngữ của một dân tộc bao giờ cũng bộc lộ tầm vóc văn hoá của nó. Mà
báo chí lại là môi trường rộng lớn nhất và được xem là mẫu mực nhất để ngôn
ngữ dân tộc hành chức. Vì thế, khẳng định trách nhiệm của nhà báo chúng ta
trong công cuộc bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiéng Việt, đồng thời đề
xuất những giải pháp để họ hoàn thành trách nhiệm ấy, là việc làm cần thiết.
Hy vọng, với bài viết này, chúng tôi sẽ nhận được nhiều ý kiến quý báu liên
quan tới vấn đề trên.
Chương 5: Ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm báo
nhân dân
5.1. Ngôn ngữ tác giả
Ngôn ngữ tác giả chính là ngôn ngữ người viết,chủ thể sang tạo ra tác
phẩm. Nó bao gồm hai kiểu dưới đây:
5.1.1. Ngôn ngữ mang “cái tôi” trần thuật của tác giả
Ỏ kiểu ngôn ngữ này, tác giả xưng “tôi” khi trình báy hay bản luận về
vấn đề, sự kiện, hiện tượng… được đề cập trong tác phẩm.”Cái tôi’này thường
là “Cái tôi” nhân chứng cho nên nó có tác dụng làm tăng độ xác thực, độ tin
cậy của thong tin.


Chính việc đàm thoại trực tiếp với độc giả từ danh “Cái tôi” cá nhân
đầy cụ thể đã giúp cho tác giả thể hiện một cách tự do thái độ, tình cảm của
mình. Vì lẽ đó, ngôn ngữ mang “Cái tôi” trần thuật luôn ngập tràn cảm xúc cá
nhân.
Ngôn ngữ mang cái tôi trần thuật của tác giả thường giàu tính biểu cảm
nên rất sinh động, dễ đi vào lòng người. Nó có thể gặp trong nhiều loại, nhưng
phố biến hơn cả là phóng sự, bút ký, ghi chép…
5.1.2. Ngôn ngư không mang “Cái tôi” trần thuật của tác giả
Kiểu ngôn ngữ này, đến lượt mình, lại được thể hiện dưới hai hình thực
sau:


a. Ngôn ngữ sự kiện

Ở đây, tác giả chỉ cố gắng miêu tả, thường thuật các sự kiện một cách
khách quan như chúng vốn có trong thực tiễn, không để lộ rõ thái độ, tình cảm
của mình.
b. Ngôn ngữ bình giá

Kiểu ngôn ngữ này thường gặp trong các dạng bài như bình luận, phiếm
luận, tiểu phẩm,… Ở đó, tác giả không xưng “tôi’ khi phân tích, bình luận các
vấn đề, sự kiện, tượng… Chính hình thức vô nhân xưng như vậy đã làm cho
các suy nghĩ, cảm xúc của anh ta trở nên khách quan hơn, bời lẽ độc giá có
cảm giác rằng chủ thể của các suy nghĩ, cảm xúc ấy không chỉ thuộc về một


các nhân đơn lẻ nào đó, mà thuộc về cả một tập thể, một cộng đồng, thậm chí
cả một xã hội.
5.2. Ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ nhân vật là ngôn ngữ của những đối tượng khác ngoài tác
giả, Nosgoofm hai kiểu dưới đây:
5.2.1. Ngôn ngữ nhân vật trực tiếp
Đó là những lời nói được trích dẫn trực tiếp, xuất hiện trong những tình
huống đàm thoại, phòng vấn. Xét theo hình thức xuật hiện,có thể chia ngôn
ngữ nhân vật trực thiếp thành hai dạng:
a. Ngôn ngữ nhân vật là thành tố của cuộc đối thoại

Đây là cuộc đối thoại trực tiếp nhân vật với tác giả, nó thể hiện vai
trò của tác giả như một người trong cuộc, một nhân chứng đáng tin cậy sự
việc.
Trong trường hợp này, lời nhân vật là phản ứng đáp lại đối với phát

ngôn trước đó của tác giá, vì thế đương nhiên nó sẽ bị phát này rang buộc cả
về hình thức lẫn nội dung.
b. Ngôn ngữ nhân vật là lời độc thoại

Ở đay, nhân vật đóng vai người kể chuyện. Về mặt biểu hiện, phát
ngôn của anh ta không phải là thành tố của một cuộc đối thoại (dù rằng trong
thực tế, nó hoàn toàn có thể là phản ứng đáp lại trước một phát ngôn nào đó
của tác giả, nói cách khác, nó có thể chỉ là phần nổi của một cuộc đối thoại có


những thành tố bị lược bớt, “chìm” ). Hình thức độc thoại như vậy có tác dung
nhấn mạnh tính khách quan của lời kể và tính chủ động của nhân vật. Bên
cạnh đó, nó cùng góp phần trừu tượng hóa vai trò của cái “tôi” tác giả, gới
cảm giác là tác giả không can thiệp vào hoạt động ngôn từ nhân vật nhằm định
hướng nó đi theo những ý đồ nào đó.
5.2.2. Ngôn ngữ nhân vật gián tiếp
Đây là trường hợp tác giả đùng lới của mình để diễn đạt lại nội dung
phát ngôn của nhân vật.
Ngôn ngữ nhân vật gián tiếp gặp chủ yêu phóng sự, bút ký, ghi
chép… Nó một mặt làm cho giọng điệu của tác phẩm báo chí trở nên đa dạng,
linh hoạt hơn, mặt khác, thể hiệnv vai trò tổ chức các thành tố nội dung của
tác giả rõ nét hơn. Vì như chúng ta đều biết, nếu những bái viết thuộc các thể
loại trên có quá nhiều ngôn ngữ nhân vật trực tiếp thì chúng vừa khô cứng,
đơn điệu (giồng như diễn đàn để nhân vật làm công việc phát ngôn thuần túy)
lại vừa làm lu mở dấu ấn sang tạo của tác giả (tác giả chỉ biết chép lại lời
người khác). Bên cánh đó, ngôn ngữ nhân vật gián tiếp còn tạo điều kiện cho
tác giả bộ độ thái độ, tình cảm của mình đối với sự việc, hiện tượng được nói
tới một cách rõ ràng, công khai.
Ngôn ngữ nhân vật có mặt trong nhiều thể loại như phòng vấn , đối
thoại, phóng sự, bút ký, chi chép… Với mỗi thể loại, nó có vai trò và vị trí

riêng, và điều này thể hiện rõ nét ngay trong “liều lượng” sử dụng. Chằng hạn,
ở phóng vấn, ngôn ngữ nhân vật, do tính chất đặc thủ của thể loại, luôn giữ vai
trò chủ đạo, lấn át hoán toàn ngôn ngữ tác giả, còn trong phóng sự, ngược lại,
do ngôn ngữ nhân vật chỉ có chức năng làm tăng đọ xác thực của thông tin và


tạo sự sinh động cho văn phóng của tác giả, cho nên nó thưởng chiếm một
dung lượng nhỏ hơn nhiều so ngôn ngữ tác giả.
Nhình chung, về nguyên tắc, trong tác phẩm báo chí, giữ ngôn ngữ
tác giả và ngôn ngữ nhân vật luôn có sự tách bạch và người ta có thể nhận
diện chúng không mấy khó khăn. Song bên cánh đó, cũng có không ít trường
hợp ranh giới giữa ngôn ngữ tác giá và ngôn ngữ nhân vật bị xóa nhòa.


 Kết luận

Những vấn đề về sử dung ngôn ngữ trên báo in nhân dân nêu trên về
phueoeng diện chữ viết, chữ mượn nước ngoài… Nhưng nói về ngôn ngữ báo
chí, ngôn ngữ của một dân tộc là ngôn ngữ đa bản sắc, đặc trưng cho văn hóa
của đất nước. Báo chí lại là môi trường rộng lớn nhất và được xem là mẫu
mực nhất để ngôn ngữ dân tộc có thể phát huy nhiệm vụ cao cả nó. Vì thế,
người làm báo luôn phải ý thức được trách nhiệm của mình trong công cuộc
bảo tồn và phát triển tiếng Việt.


Tái liệu thảm khỏa
1. Nguyễn Đức Dũng, sang tạo tác phẩm báo chí, Nxb, văn hóa – thong

tin, 2001
2. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, Nxb. Đại học quốc gia, H.,2001

3. Viện Ngôn ngữ học, học tập phong cách ngôn nguwxchur tịch Hồ Chí

Minh, Nxb khoa học xã hội, H…,1980
4. Nguyễn Tri Niên, Ngôn ngữ báo chí, Nxb, tổng hợp Đồng Nai, 2003



×