BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ TRI THỨC
Ở VIỆT NAM
Nhóm thực hiện: Nhóm tiểu luận 1
Hà Nội, 9/2015
Lời mở đầu
Thế kỷ XX đã chứng kiến những bước nhảy vọt về khoa học cơng
nghệ của lồi người. Khoa học cơng nghệ đã có những bước phát triển kỳ
diệu đặc biệt là sự xuất hiện của Cách mạng thông tin, Cách mạng tri thức và
sự bùng nổ công nghệ cao.Điều này đã làm biến đổi sâu sắc các quá trình
sản xuất, cách thức sản xuất kinh doanh và mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế
xã hội. Nó khơng chỉ là cuộc Cách mạng trong kinh tế, kỹ thuật mà còn là
cách mạng trong các khái niệm, trong tư duy, trong cách sống, cách làm việc
và trong các quan hệ xã hội. Điều này đã dẫn đến quá trình biến đổi lực
lượng sản xuất, biến đổi từ nền kinh tế công nghiệp chuyển sang nền kinh tế
tri thức. Đây là xu thế phát triển tất yếu khách quan, lôi cuốn tất cả các quốc
gia cùng tham gia
Trong kinh tế tri thức, thông tin, tri thức trở thành yếu tố quyết định
nhất của việc tạo ra của cải vật chất, việc làm và nâng cao sức cạnh tranh.
Tri thức trở thành hình thức cơ bản của vốn, quan trọng hơn cả tài nguyên,
sức lao động.
Gần đây, kinh tế tri thức được bàn luận sôi nổi khắp nơi. Nhiều người
rất hăng hái xem đây là cơ hội nghìn vàng cho đất nước ta nhanh chóng bứt
ra khỏi nghèo nàn lạc hậu. Nhưng cũng có ý kiến cảnh báo rằng đặt cược
quá cao vào kinh tế tri thức có thể làm chúng ta xao lãng những vấn đề cấp
bách nhất của nền kinh tế đang cịn q thấp kém. Có lẽ mỗi ý kiến đều có
phần đúng. Cái khó đầu tiên trong là nhận thức vấn đề sao cho khách quan,
đúng mức và thực tế.
2
Chuyên đề của chúng tôi là tập hợp những kiến thức tham khảo được
về nền kinh tế tri thức qua quá trình tìm đọc các tài liệu trên sách vở và trên
internet.Chúng tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cơ và các
bạn.Chúng tơi xin chân thành cảm ơn.
Nhóm tiểu luận 1
3
I) TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC
1)
Khái niệm
Từ đầu những năm 70 đến nay đã có nhiều cách nói về nền kinh tế
tương lai.Đầu tiên là theo Kbedinxki ( nguyên cố vấn an ninh quốc gia Mỹ ),
ông khẳng định: “ Chúng ta đang đứng trước một thời đại kinh tế điện tử”
Năm 1973, nhà xã hội học người Mỹ Daniel Bell gọi thời đại này là: “
xã hội hậu Công nghiệp”.
Ngày 8/10/1996, trong bản báo cáo về khoa học kỹ thuật và triển vọng
công nghệ của tổ chứ Hợp tác và phát triển kinh tế OECD, lần đầu tiên trong
văn kiện của tổ chức quốc tế chính thức sử dụng khái niệm kinh tế tri thức
và từ đó thuật ngữ kinh tế tri thức được sử dụng rộng rãi: "Nền kinh tế tri
thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức trở
thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, không ngừng nâng
cao chất lượng cuộc sống".
Sau đó, năm 2003 chương trình "Tri thức vì sự phát triển" đã đưa ra
một khái niệm rộng hơn: "Là nền kinh tế sử dụng một cách hiệu quả tri thức
cho sự phát triển KT-XH
Theo Giáo sư, Viện sĩ Đặng Hữu - Trưởng ban Cơng nghệ thơng tin
thì "Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử
dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của
cải, nâng cao chất lượng cuộc sống".
Như vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về nền kinh tế tri thức
nhưng đều có một điểm chung thống nhất: “Kinh tế tri thức là nền kinh tế
được dẫn dắt bởi tri thức, tri thức đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra
của cải vật chất của xã hội”
2) Nguồn gốc hình thành nền kinh tế tri thức
4
Trong nền kinh tế tri thức, họat động chủ yếu nhất là tạo ra tri thức,
quảng bá tri thức, sử dụng tri thức và biến tri thức thành giá trị.Sức sáng tạo
trở thành động lực trực tiếp nhất của nền kinh tế này
Trong kinh tế công nghiệp, việc tạo ra giá trị, nâng cao năng lực cạnh
tranh chủ yếu là dựa vào sự tối ưu hóa, hồn thiện cái đã có.Cịn trong kinh
tế tri thức để tìm ra giá trị và tạo ra năng lực cạnh tranh chủ yếu là do tìm ra
cái chưa biết, cái chưa biết là cái giá trị nhất, cái đã biết sẽ dần mất giá trị
Nền kinh tế tri thức hình thành và phát triển là nhờ năng lực sáng tạo
của con người, năng lực tạo ra tri thức mới và vận dụng tri thức tri thức, biến
tri thức thành của cải.
Sáng tạo là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Ngồi sáng tạo thì năng lức
vận dụng tri thức vào thực tiễn cũng rất quan trọng. Sáng tạo và đổi mới là
động lực của sự phát triển, là nguồn gốc của nền kinh tế tri thức
Tài nguyên là có hạn, năng lực sáng tạo của con người là vô hạn. một
khi nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức vào năng lực sáng tạo của con người
thì khả năng phát triển của nền kinh tế đó là hết sức to lớn
3) Đặc điểm
Nền kinh tế tri thức hiện nay bao gồm 12 đặc điểm
1.
Tri thức: trở thành một yếu tố quan trọng
của sản phẩm, tạo nên giá trị sản phẩm
2.
Số hóa: nền kinh tế dựa vào nền tảng số hố
mọi thơng tin để lưu trữ và trao đổi
3.
Phân tử hóa: việc thay thế phương tiện
truyền thơng đại chúng, sản xuất đại trà, chính phủ nguyên khối bằng
phương thức phân tử, sản xuất phân tử và quản lý phân tử
5
4.
Hội tụ: trong nền kinh tế tri thức có sự hội tụ
của 3 ngành công nghiệp là công nghiệp máy tính, cơng nghiệp truyền thơng
và cơng nghiệp nội dung
5.
Phi mơi giới: loại bỏ các khâu trung gian
trong hoạt động kinh tế như đại lý, người môi giới, bán buôn, bán lẻ,…hay
bất kỳ những gì đứng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng
6.
Vai trò của người tiêu dùng được nâng
cao.Người tiêu dùng có thể đóng góp ý kiến vào quá trình sản xuất tạo ra sản
phẩm
7.
Sáng tạo và đổi mới là yêu cầu của nền kinh
tế tri thức, là nguồn gốc, sự hình thành phát triển của nền kinh tế tri thức
8.
Thời gian thực: nền kinh tế tri thức tri thức
là nền kinh tế thời gian thực, tính tức thời trở thành một tay lái chủ chốt
trong thành công của họat động kinh doanh
9.
Tồn cầu hóa: tri thức trong biết tới biên
giới. Khi tri thức trở thành nguồn tài nguyên chủ chốt thì chỉ có duy nhất
một nền kinh tế thế giới
10.
Mạng và nhất thể hóa
11.
Ảo hóa
12.
Thách thức: các vấn đề mang tính tồn cầu
như ơ nhiễm mơi trường, cạn kiệt tài nguyên…
Đặc trưng của nền kinh tế tri thức
-
Đặc trưng của nền kinh tế tri thức là thị trường chất xám. Trong
đó, con người là vốn quý nhất. Tri thức là yếu tố quyết định của sản xuất,
sáng tạo đổi mới là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Công nghệ mới trở
thành nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao năng suất, chất
lượng, công nghệ thông tin được ứng dụng một cách rộng rãi.
6
-
Vai trò đặc biệt quan trọng của kiến thức ngầm ( bí quyết và tay
-
Cơng cụ để lựa chọn và khai thác thơng tin dễ có và rẻ hơn nhờ
nghề)
sự phát triển của Công nghệ thông tin, truyền thông
-
Giữa các tổ chức được nối với nhau thành mạng lưới, mạng
kiến thức
-
Kinh tế tri thức không phải là sân chơi riêng biệt của các nước
phát triển mà các nước đang phát triển cũng có cơ hộithuận lợi để rút ngắn
khoảng cách với các nước phát triển
3) Những biểu hiện của nền kinh tế tri thức
- Việc đưa kiến thức vào sản phẩm đã làm tăng tầm quan trọng của
phần mềm so với phần cứng
- Sự di chuyển của lực lượng lao động sang các họat động nhiều tri
thức của khu vực dịch vụ
- Sự phát triển nhanh của các tài sản vơ hình so với tài sản vật chất
- Cá nhân có kiến thức sẽ có khả năng tìm được việc và được trả cơng
cao hơn
- Xu thế tồn cầu hóa như một tất yếu trong nền kinh tế tri thức
Các nước phát triển đang có nhiều lợi thế về nắm bắt tri thức, từ đó
chi phối nền kinh tế thế giới. Khoảng cách về thông tin tri thức, sự chênh
lệch giàu nghèo và bất bình đẳng giữa các nước, thậm chí giữa các nhóm
người trong cùng một nước đang gia tăng nhanh chóng.
Nhưng chính kinh tế tri thức là chiếc chìa khố vàng để các nước đang
phát triển vươn lên bằng trí tuệ của mình để tránh tụt hậu và bắt kịp xu
hướng phát triển chung của toàn cầu
7
II) BỐI CẢNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT
NAM
Qua 20 năm đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường và mở cửa
hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lơn, tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao, kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã
hội.Việt Nam là nước giảm nghèo được thế giới khen ngợi, đời sống nhân
dân nâng cao rõ rệt
Tuy vậy chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và tính cạnh tranh của nền
kinh tế cịn thấp, chứa đựng những yếu tố phát triển không bền vững và đặc
biệt là có nguy cơ tụt hậu xa so với nước khác
Biểu hiện những tồn tại của nền kinh tế xã hội Việt Nam:
1)
Cơ chế quản lý lạc hậu đặc biệt là quản lý tài chính, tiền tệ và
quản lý hành chính. Tài chính tiền tệ là lĩnh vực nhạy cảm nhất trong kinh tế
thời nay, cịn hành chính là bộ máy trực tiếp hàng ngày với người dân. Có
hai căn bệnh kinh niên trầm trọng là thạm nhũng và quan liêu lãng phí
2)
Giáo dục ở các bậc học cịn tồn tại tình trạng tiêu cực trong thi
cử, coi trọng bằng cấp, học giả bằng giả, nội dung chương trình học chưa
cập nhật, chưa phù hợp với yêu cầu công việc, phương pháp dạy và học lỗi
thời, trang thiết bị học tập thiếu thốn
3)
Ở nước ta hiện nay tỷ lệ lao động nơng nghiệp cịn chiếm tỷ lệ
trên 70%, tỷ lệ nguồn nhân lực lao động có trình độ cao còn rất thấp. Trên
90% doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ có 5% lao động có trình độ đại học. Trong
lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp chỉ có 1,5% lực lượng lao động được qua đào
tạo
4)
Hạn chế về CNTT và truyền thông. Hạ tầng thông tin là một
trong những yếu tố cơ bản của nền kinh tế tri thức. Cơ sở hạ tầng này giúp
8
giảm các chi phí giao dịch và khắc phục những rào cản về khoảng cách. Tuy
nhiên, ở Việt Nam đây là lĩnh vực cịn mới mẻ và có nhiều hạn chế
III)
GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở
VIỆT NAM
1)
Thay đổi tư duy, đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý ( thể chế,
pháp luật, chính sách, bộ máy), dân chủ hóa trong sử dụng nhân tài để xây
dựng một môi trường kinh tế xã hội lành mạnh và thống đãng, khuyến
khích mọi sáng kiến chủ động,phát huy mọi tài năng sáng tạo.
Khoảng cách công nghệ giữa Tây Âu và Mỹ những năm 60 không
phải do người Mỹ tài giỏi gì hơn mà chủ yếu do cách quản lý của Mỹ thuận
lợi hơn cho tài năng nảy nở và phát triển.
Kinh tế tri thức là kinh tế mạng, để nhấn mạnh rằng chưa bao giờ thế
giới tràn ngập những tổ chức mạng như bây giờ, cho nên cách nghĩ, cách
quản lý, cách làm việc theo một hệ thống có trên có dưới, tơn ti trật tự theo
kiểu phong kiến hay tư bản thời công nghiệp hiện đại cũng đã lỗi thờI
Không gian mở rộng, thời gian rút ngắn, thơng tin dồn dập, sự vật
biến hóa theo những quy luật phi tuyến (cấp số nhân hay hàm mũ: chẳng hạn
cứ 18 tháng, tính năng máy tính tăng gấp đơi nhưng giá thành còn bằng
nửa), với độ ngẫu nhiên và phức tạp không ngừng tăng lên. Nhiều vấn đề
quản lý kinh tế xã hội đều khơng thể nhìn nhận theo tầm mắt và quan niệm
cũ.
Hơn bao giờ hết, thành công trên các lĩnh vực kinh doanh hay khoa
học, công nghệ thường bắt nguồn ở những ý tưởng mới, ngược lại thất bại
thường do tư duy xơ cứng, không chuyển kịp tình hình. Sự thành bại được
quyết định trước hết bởi khả năng nhận thức được kịp thời những thay đổi
và thích ứng mau lẹ với những thay đổi
9
2)
Tích cực phịng chống tham nhũng, chống quan liêu, lãng phí
Điện tử hố guồng máy hành chính càng sớm càng tốt, để nêu cao tính
minh bạch, giảm tối thiểu nạn nhũng nhiễu, tiêu cực. Chống tham nhũng tất
nhiên phải trừng trị nghiêm, song điều quan trọng hơn là phải phòng tham
nhũng, và muốn vậy phải có phương thức quản lý tài chính và chế độ phân
phối thu nhập hợp lý. Trong khi tiền lương khơng đủ sống thì chống tham
nhũng rất khó.Do đó, cần khẩn trương cải cách quản lý tài chính tiền tệ
3)
Cần tiến hành lồng ghép hai quá trình: q trình chuyển từ nền
kinh tế nơng nghiệp lên nền kinh tế cơng nghiệp và q trình chuyển từ nền
kinh tế công nghiệp lên nền kinh tế tri thức. Vì vậy nền kinh tế Việt Nam
cần theo mơ hình 2 tốc độ, kết hợp các bước đi tuần tự với các bước phát
triển nhảy vọt
Một mặt tận dụng lao động, cơ sở vật chất hiện có, sử dụng tri thức
mới, công nghệ mới để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập.Mặt
khác đi thẳng vào hiện đại những khâu, những lĩnh vực, những ngành có lợi
thế ,phát triển các ngành, các vùng kinh tế mũi nhọn tạo thành đầu tàu sức
kéo cho toàn bộ nền kinh tế
4)
Đẩy mạnh CNH- HĐH nông thôn.Ưu tiên phát triển công ng hệ
thông tin, đưa tri thức sản xuất kinh doanh, tri thức khoa học công nghệ về
tận người dân ở nông thơn.
Nâng cao kiến thức và trình độ nguồn nhân lực, chú trọng vai trị của
thơng tin tri thức thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng và công
nghệ thông tin (máy vi tính, Internet...). Đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực
có chất lượng với cơ cấu ngành nghề và trình độ phù hợp để tạo lợi thế cạnh
tranh, thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài; Đặt mục tiêu mở rộng xuất khẩu
lao động được chuẩn bị tốt về nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, phong tục tập
quán của nước tiếp nhận lao động, để vừa tăng nguồn thu ngoại tệ, vừa rèn
10
tay nghề, thay cho việc duy trì quá lâu tình trạng xuất khẩu lao động phổ
thông trong khi công nhân kỹ thuật, sinh viên ra trường khơng có khả năng
tìm việc trong nước.
5)
Đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp và dịch
vụ.Phát triển những sản phẩm chủ bài có tính cạnh tranh cao, giảm tối thiểu
bán tài nguyên
Các ngành dịch vụ thương mại, du lịch, bưu chính viễn thơng…là
những ngành có giá trị gia tăng cao, dựa nhiều vào tri thức cần được phát
triển, hiện đại hóa
6)
Ưu tiên hàng đầu phải đặt vào việc chấn hưng, cải cách, hiện
đại hóa giáo dục.
Sử dụng hợp lý hơn đội ngũ trí thức và thầy giáo các cấp, sửa đổi cách
thi cử, tránh được những lãng phí cực kỳ to lớn trong quản lý giáo dục hiện
nay, đồng thời tận dụng các thành tựu công nghệ thông tin thời đại Internet.
Cần thiết tiến hành một cuộc cách mạng trong giáo dục: từ mục tiêu
giáo dục đến nội dung, phương pháp và cả hệ thống giáo dục. Đặc biệt, tạo
điều kiện để người học ra trường vừa lao động vừa học tập suốt đời''.
Nhà nước ta đang có chương trình phổ cập Internet trong các trường
học. Hiện tại Việt Nam có khoảng 20 triệu học sinh, sinh viên. Nếu lực
lượng này được truy cập Internet thì đây là một cuộc cách mạng trong giáo
dục và đào tạo, mang lại lợi ích to lớn trong việc tiếp cận, phổ biến thông tin
và tri thức, nâng cao chất lượng học tập.
Cần có chương trình gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu với Doanh
nghiệp nhằm tạo ra lực lượng lao động mà thị trường đòi hỏi
7)
Nâng cao trình độ và nhận thức của người dân về vai trò của
hội nhập.Coi hội nhập là xu thế tất yếu trong bối cảnh tồn cầu hóa.Xu thế
tồn cầu hóa là bước tất yếu, có những mặt tiêu cực cần đấu tranh chống lại,
11
nhưng vẫn phải chấp nhận nó, chịu chơi với nó. Không thể phát triển kinh tế
tri thức mà từ chối tồn cầu hóa.
Xu thế tồn cầu hóa là chiếc chìa khóa vàng để các nước nghèo có thể
được chuyển giao những thành tựu khoa học tiên tiến của các nước phát
triển, thu hẹp khoảng cách về khoa học công nghệ .
Tuy nhiên xu thế toàn cầu cũng giúp các nước giàu độc quyền phát
triển các ngành công nghiệp cao, vừa sạch sẽ vừa thu lời nhiều, sử dụng tồn
cầu hóa và khoảng cách số để chuyển tất cả các ngành công nghiệp năng
lượng và chế biến ô nhiễm sang cho các nước nghèo hứng chịu hậu quả.Vì
thế nhận thức được vai trị của tồn cầu hóa cũng như tác động tiêu cực của
nó, các nghèo khơng thể khoanh tay ngồi đợi thảm họa đến để rồi kêu gọi sự
giúp đỡ nhân đạo của thế giới mà phải nhanh chóng chủ động thu hẹp
khoảng cách trí tuệ với các nước giàu bằng tri thức, bằng chất xám.
8)
Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện tồn
cầu hóa và kinh tế tri thức phải bắt đầu từ việc nâng cao sức cạnh tranh ở các
lĩnh vực công nghiệp thấp và vừa của nông, công nghiệp truyền thống,
những ngành mà chúng ta đã có những lợi thế sẵn có
9)
Cần đi tắt đón đầu khoa học cơng nghệ. Nếu khơng đi tắt, mà
cứ theo trình tự nấc thang của người đi trước thì vĩnh viễn tụt lại sau với
khoảng cách ngày càng xa.
Trung Quốc vươn lên hàng thứ ba đi vào vũ trụ, chính vì biết cách và
dám đi tắt đón đầu, bỏ xa nhiều nước có trình độ phát triển kinh tế, công
nghệ cao hơn". Nếu phương Tây luôn coi trọng đẩy mạnh công tác nghiên
cứu tạo ra những công nghệ mới, thì các con rồng châu Á lại đi ngược: bắt
đầu bằng học hỏi, mô phỏng, bắt chước công nghệ, cải tiến cơng nghệ sẵn có
của nước ngồi, chứ không dựa vào năng lực tự nghiên cứu.
12
Chú trọng nghiên cứu cơ bản, coi đó là cơ sở để tiếp thu, làm chủ và
sáng tạo công nghệ mới và đề cao việc ứng dụng. Cần ban hành hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật gồm: luật CNTT, các quy định về chứng thực
điện tử, giao dịch điện tử, thanh toán qua mạng. Thực thi nghiêm chỉnh luật
sở hữu trí tuệ, có chính sách bảo hộ thương hiệu các sản phẩm công nghệ
thông tin Việt Nam".
10)
Phát triển kinh tế tri thức hiển nhiên đòi hỏi phải xây dựng kết
cấu hạ tầng thích hợp đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin và truyền
thông.Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là động lực
mạnh mẽ thúc đẩy mọi lĩnh vực đi nhanh vào KTTT. Mở rộng cửa internet,
trợ giúp các đối tượng cần ưu tiên mà chi trả khó khăn như giáo viên, sinh
viên...
Kết luận
Quá trình các nền kinh tế tiến tới kinh tế tri thức là một quá trình tự
nhiên, hợp quy luật phát triển lịch sử xã hội loài người.Trước xu thế phát
triển của nền kinh tế tri thức toàn cầu, các nước đang phát triển cũng đang ý
thức được ưu thế vượt trội của kinh tế tri thức so với kinh tế công
nghiệp.Các nước này đã chủ động triển khai các chiến lược, các chương
trình, kế hoạch hành động xây dựng nền kinh tế tri thức.Hội nhập quốc tế,
khai thác những ưu thế của nền kinh tế tri thức toàn cầu để phát triển đất
nước là sự lựa chọn khả dĩ nhất đối với các nước đang phát triển nói chung
và Việt Nam nói riêng.
13
14