Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ do chän ®Ò tµi
Mục tiêu gi¸o dục hiện nay của chóng ta là đào tạo những con người
ph¸t triển toàn diện, những con người cã ®ñ năng lực cần thiÕt, đ¸p ứng sự
đỏi hỏi của cuộc sống hiện đại. Việc gi¸o dục một con người toàn diện kh«ng
chỉ gi¸o dục đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiÕn thức khoa
học và xã hội. Có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo
dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp
cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. V× vậy, có thể nói rằng
giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được.
Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là
giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó Âm nhạc có vị trí rất quan
trọng. Trong những năm gần đây, nắm b¾t tình hình thực tế những đòi hỏi của
sự phát triển xã hội, Bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục
nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương
tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ. Trong nhà trường phổ thông, đặc biêt
là ở bậc tiểu học, Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sĩ, nhạc sĩ,
nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban
đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp
các em phát triển hiền hoà, toàn diện hơn, từ đó gíup các em học tốt các môn học
khác.
Ở các lớp 1, 2 và 3 các em được học Âm nhạc trong môn nghệ thuật. Việc
học Âm nhạc ở các lớp đó chủ yếu là học các bài hát, kết hợp với các hoạt động
phụ hoạ, thông qua học hát các em được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ, phát triển
nhạc cảm và làm quen với việc thể hiện chính xác cao độ, trường độ của âm
1
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
thanh trên cơ sở giai điệu bài hát. Cuối lớp 3 các em mới bắt đầu được làm quen
tiếp cận với các ký hiệu đọc và ghi chép nhạc.
Sang lớp 4, Âm nhạc được tách riêng thành một môn học, có sách giáo
khoa và hướng dẫn riêng. Từ đây ngoài việc học các bài hát, các em còn được
học các kiến thức ban đầu về âm nhạc, được làm quen với các nốt nhạc, được
đọc được ghép lời ca và được làm bài tập nhạc.
Như vậy, lên lớp 4 việc học âm nhạc của học sinh Tiểu học đã chuyển
sang một giai đoạn mới. Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo và được phân
công trực tiếp giảng dạy bộ môn, tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích bộ môn
này. Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây, đặc biệt là năm học 2002 –
2006- năm mà các em được học chương trình sách giáo khoa Âm nhạc mới. Tôi
nhận thấy rằng trước một bài hát, một bài tập đọc hoặc ghi chép nhạc, để các em
hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài học người giáo viên cần có một
phương pháp truyền đạt tốt nhất, đơn giản nhất nhưng lại hiệu quả nhất, đơn giản
nhất để giúp các em nắm bắt nhanh nhất kiến thức bài học.
Trong thực tại, việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộ
môn Âm nhạc ở Tiểu học đang còn rất nhiều vấn đề phải bàn. Những năm trước
đây việc giảng dạy bộ môn này giao cho giáo viên đứng lớp giảng dạy, không có
giáo viên chuyên ngành. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt các phương tiện dạy học,
đặc biệt là nhạc cụ, cùng với những phương pháp giảng dạy cũ kỹ, chủ yếu là
dạy hát và dạy đọc nhạc theo phương pháp truyền miệng khô cứng. Do đó kết
quả đạt được là chưa cao, ít gây hứng thú cho các em trong việc học tập và tiếp
thu kiến thức của bộ môn. Từ thực tế đó, qua kinh nghiÖm gi¶ng d¹y tôi
mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học
sinh khối 4”.
2
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
Sỏng kin Mt s phng phỏp ging dy m nhc cho hc sinh khi 4
PHN II: GiảI quyết vấn đề
1. Cơ sở lí luận
Xut phỏt t thc trng ging dy m nhc cho hc sinh la tui Tiu
hc. Vn hc v kt qu hc tp ca cỏc em l rt quan trng, iu ú khụng
ch ph thuc vo chng trỡnh ging dy phự hp mang tớnh va sc m cũn
ph thuc vo phng phỏp truyn th ca ngi thy. Hn na cũn ph thuc
vo ý thc hc tp ca cỏc em cựng vi s quan tõm chm súc, to iu kin ca
gia ỡnh v ton xó hi.
Nh chỳng ta ó bit m nhc l mt mụn hc mang tớnh ngh thut cao,
nú khỏc rt nhiu so vi mụn hc khỏc, tuy nú khụng ũi hi s chớnh xỏc mt
cỏch tuyt i nhng li ũi hi ngi hc phi cú s yờu thớch, s am mờ thm
chớ l mt chỳt cỏi gi l nng khiu, iu ny khụng phi hc sinh no cng
cú c. Hc m nhc mang n cho hc sinh nhng phỳt giõy th gión, thoi
mỏi, hc m chi, chi m hc. Thụng qua nhng cõu hỏt, nhng li ca, nhng
c ch, nhng iu b, m nhc giỳp cỏc em nhn thc nhng hỡnh tng õm
thanh, giai iu, kớch thớch cm xỳc ca cỏc em, giỳp cỏc em cm th nhng giai
iu qua tng bi hỏt, tng cõu nhc.
Vy lm th no cỏc em hỏt ỳng giai iu, ỳng tớnh cht cỏc bi hỏt,
c ỳng cao, trng , tit tu ca cỏc nt nhc trong mt bi tp c nhc?
Trc tiờn phi xỏc nh ỳng tm c ging phự hp la tui ca cỏc em, giỳp
cỏc em hiu v phõn bit c nhng õm thanh cao, thp, di, ngn vi lc
khỏc nhau, tc th hin khỏc nhau phỏt trin nng lc nghe nhc v cm
th m nhc. Ngoi vic xỏc nh tm c ging phự hp cho hc sinh, cỏc em
cú hng thỳ trong hc tp, ngi giỏo viờn cn truyn ti chớnh xỏc giai iu cỏc
bi hỏt, bi tp c nhc. Phi giỳp cỏc em hiu c ý ngha li ca, cm nhn
3
Lờ Mai Hng- Trng tiu hc Sụng Lụ Vit Trỡ Phỳ Th
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
được những tình cảm tươi vui, đằm thắm, nhí nhảnh hay trầm lắng trong giai
điệu từng bài hát, từng bài tập đọc nhạc.
Là giáo viên được đào tạo chuyên ngành sư phạm Âm nhạc, qua thời gian
trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nỗ lực học hỏi của
mình, bản thân ít nhiều đã đúc rút được những kinh nghiệm trong công tác, tôi
nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là
kiến thức đọc và ghi chép nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng
túng. Đứng trước những hạn chế thực tại, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh
nghiệm hướng dẫn các em học hát, tập đọc nhạc khá hiệu quả mà tôi đã thực
hiện tại trường.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.1. Thuận lợi:
Trường Tiểu học S«ng L« là một trường có phong trào văn hoá văn nghệ.
Các hoạt động văn hoá văn nghệ diễn ra rất sôi nổi trong suốt năm học qua các
đợt thi đua.
Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo nhà trường, các đồng chí
Đoàn viên thanh niên.
Giáo viên giảng dạy âm nhạc là giáo viên chuyên nghành.
Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học trương đối đầy đủ.
Các em học sinh chăm ngoan, hào hứng với môn học Âm nhạc.
2.2. Khó khăn
Là học sinh vùng nông thôn nên phụ huynh không có điều kiện quan tâm
đến con em.
Các em học sinh còn hát theo thói quen cũ, hát tự do, không tự tin.
Phòng dạy nghẹ thuật chưa có
4
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
Trang thiết bị dạy học không được bổ xung thường xuyên nên có nhiều
hỏng hóc, mất mát…
Những năm trước đây, do nền kinh tế chưa đáp ứng nên việc đầu tư trang
thiết bị cho môn học còn hạn chế. Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu
kiến thức Âm nhạc là hết sức khó khăn, thậm chí những kiến thức đó đến với các
em hết sức trừu tượng. Việc truyền thụ các bài hát chỉ qua phương pháp truyền
khẩu thuần tuý, ít phát triển khả năng tư duy của các em. Do đó không tạo được
sự thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em.
2.3 Điều tra động cơ học tập bộ môn của học sinh.
Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường Tiểu
học S«ng L«, tôi đã tìm hiểu khả năng học tập bộ môn Âm nhạc của học sinh 2
lớp 4A và 4B. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu
các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi
là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học lên ít có sự
sáng tạo trong vận dụng kiến thức.
Trên cơ sở đặt câu hỏi qua phiếu điều tra trắc nghiệm:
Kết qu¶ thu đîc như sau:
STT
Kết quả
Nguyên nhân
Lớp 4A
Lớp 4B
1
Môn Âm nhạc dễ học
12/26 HS = 46,2%
14/27HS = 51,9%
2
Môn Âm nhạc khó học
4/26 HS = 15,4%
10/27 HS = 37.0%
3
Môn Âm nhạc b×nh th- 10/26 HS = 38,4%
3/27 HS = 18,1%
êng
2.4 Khảo sát trình độ học sinh.
5
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
a) Nội dung: Kiểm tra chất lượng đầu năm qua việc trình bày một bài hát
mà em ưa thích.
b) Kết quả:
Lớp
Số HS
Hoàn thành tốt (A+)
4A
26
3 HS = 11,5%
17 HS = 65,4%
6 = 23,1%
4B
27
5 HS = 18,5%
20 HS = 74,1%
2 = 7,4%
Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành (B)
Qua kiểm tra chất lượng cho thấy các em rất thích học bộ môn, nhưng để
học tốt thì số lượng còn rất khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em thực hiện bài hát,
bên cạnh những em có phong cách trình bày tự nhiên và khá thoải mái vẫn còn
một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ hát thuộc bài hoặc gần đúng giai
điệu. Việc thể hiện tính chất của bài hát là rất hạn chế.
3. BIỆN PHÁP MỚI
Để có một tiết học Âm nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước
tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ
thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Các kỹ thuật cơ
bản như tư thế ngồi hát, kỹ năng phát âm, nhả tiếng, quan sát, nghe và cảm nhận
tầm cữ giọng, âm sắc, giai điệu... Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương
pháp và các bước tiến hành để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài
học một cách dễ hiểu nhất.
3.1) Xây dựng phương pháp dạy hát.
a. Phương pháp dạy hát bài mới.
Có rất nhiều phương pháp để hướng dẫn học sinh tập một bài hát. ở đây
chỉ đưa ra phương pháp mà theo tôi là giúp học sinh dễ tiếp thu bài học nhất, đó
là phương pháp kết hợp giữa nghe giai điệu tập hát và hướng dẫn sửa lỗi thông
6
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
qua giai điệu đàn từng câu. Để làm được điều này trước tiên người giáo viên phải
giới thiệu và dẫn dắt bài hát một cách sinh động, gây sự chú ý, tò mò cho học
sinh, làm cho các em cảm nhận được giai điệu của bài thông qua nghe hát mẫu.
Các em còn nhỏ, khả năng nhận thức chủ yếu theo bản năng và cảm tính. Do đó,
cho các em nghe hát mẫu và đọc lời ca của bài hát là việc đầu tiên phải làm, ở
giai đoạn này việc giải nghĩa những từ khó sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa của
lời ca. Việc đọc lời ca theo tiết tấu sẽ giúp các em phần nào cảm nhận được tính
chất nhịp điệu của bài, người giáo viên chỉ cần hướng dẫn rõ thêm một chút là
các em có thể hình dung được những chỗ ngân hay nghỉ sau mỗi câu của bài hát.
VD: Trong bài “Khăn quàng thắm mãi vai em” (Nhạc và lời của Ngô
Ngọc Báu). Khi hướng dẫn đọc lời ca phải giúp các em đọc theo tiết tấu và ngắt
ở cuối câu như sau:
Khi trông phương đông vừa
Khăn quàng trên
vai
chúng
hé
ánh
dương
em
tới
trường
Để các em đọc ®óng tiết tấu và ngắt cuối câu, giáo viên chỉ bảng phụ và
hướng dẫn các em đọc câu theo mẫu.
Công việc kế tiếp sau khi giúp học sinh đọc đúng lời ca là tập lần lượt các
câu hát theo lối móc xích. Do cao độ, trường độ của các câu hát thường xuyên
thay đổi tác động rất lớn đến thanh quản của các em, để bảo vệ thanh đới, bảo vệ
giọng và giúp cho giọng của các em phát triển bình thường giáo viên phải hướng
dẫn các em qua bước khởi động, đây là giai đoạn chuẩn bị còn gọi là luyện
thanh. Tuy nhiên chỉ cần hướng dẫn các em thực hiện bài tập thay đổi cao độ, tiết
tấu đơn giản dễ thực hiện.
7
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
Khi tập hát cần tới sự đồng đều hoà giọng chính xác và diễn cảm với
những trạng thái khác nhau và đặc biệt là hát rõ lời giáo viên luôn phải đặt ra kế
hoạch hướng dẫn các em thực hiện tốt.
Việc lấy giọng một bài hát cụ thể, phù hợp đúng tầm cữ chung cho cả lớp
là hết sức quan trọng, điều đó giúp các em dễ dàng điều khiển giọng hát của
mình đúng cao độ của bài.
Để các em cảm nhận giai điệu của từng câu hát, giáo viên nªn ®Öm
®µn giai ®iÖu chËm cho hs ghi nhí, việc hát mẫu tốt nhất là chỉ dùng
để trình bày toàn bài hát vào đầu tiết học giúp các em cảm nhận giai điệu, tiết tấu
của bài hoặc dùng để sửa lỗi từng câu hát cho các em, việc dùng tiếng đàn
(Piano) để đàn lên giai điệu của câu hát đó, các em nghe cảm nhận giai điệu sau
đó tự hát lời ca theo giai điệu đó là tốt nhất. Việc các em thực hiện tự vỡ bài sẽ
giúp cho tai nghe của các em phát triển nhanh hơn. Hơn nữa sự cảm nhân giai
điệu và thể hiện giai điệu đó thành câu hát của chính các em sẽ dễ dàng chuẩn
xác hơn. Sau mỗi câu hoặc mỗi đoạn, giáo viên nên tấu đàn lại cho các em nghe
và kiểm tra so sánh giai điệu của bài. Việc tập hát từng câu và kết nối theo lối
móc xích sẽ giúp các em mau nhớ lời ca và hát chuẩn xác giai điệu hơn. Việc
củng cố luyện tập từng đoạn của bài hát ngoài việc giúp các em cảm nhận giai
điệu và lời ca ra còn giúp cho các em tự tin hát đúng cao độ, câu hát không rời
rạc, không ê a, phát âm nhả tiếng rõ lời. Đặc biệt là giúp các em loại bỏ sự chán
nản khi chưa thực hiện được bài tập.
Khi các em hát được lời ca và giai điệu của bài, để giúp cho việc luyện tập
củng cố, khắc sâu bài học giáo viên phải giúp các em vừa hát ,vừa gõ đệm nhạc
cụ để tạo sự sinh động của bài hát và giúp các em giữ được nhịp độ của bài mà
không bị cuốn nhanh. Việc sử dụng các nhạc cụ để gõ đệm theo khi hát làm cho
bài hát sinh động, gây hứng thú và tránh được sự nhàm chán đơn điệu của tiết
8
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
học. Thông thường, có 3 cách gõ đệm để luyện tập củng cố bài hát đó là: Hát gõ
đệm theo nhịp, hát gõ đệm theo phách và gõ đệm theo tiết tấu. Tuy nhiên tuỳ
theo từng bài hát cụ thể mà vận dụng cho phù hợp.
Để khích lệ các em trong học tập và tạo điều kiện cho các em chứng minh
khả năng cảm nhận của mình, sau khi nắm được cơ bản giai điệu của bài hát giáo
viên phải tổ chức cho các em thể hiện theo các hình thức đơn ca, song ca hoặc
tốp ca, vận động theo nhịp, múa phụ hoạ theo bài hát… ở giai đoạn này việc
động viên, khuyến khích các em là hết sức quan trọng cho dù các em có thể chưa
thực hiện được bài hát một cách chính xác và tốt nhất.
b. Phương pháp luyện tập, củng cố bài cũ.
Thông thường, trong chương trình học hát ở Tiểu học, việc dạy một bài hát
từ đầu đến khi hoàn chỉnh phải thông qua 2 tiết học. Trong đó tiết đầu dạy lời ca
mới, tiết 2 củng cố, sửa chữa lời của tiết trước, dạy tiếp lời ca còn lại (lời 2 nếu
có). Luyện tập củng cố cách gõ đệm theo tiết tấu, theo phách nhạc, theo nhịp (tuỳ
theo từng bài), tiết thứ 2 là ôn luyện, tập vận động phụ hoạ và trình bày bài hát.
Bắt đầu ở tiết thứ 2, việc chỉnh sửa cao độ, tiết tấu của từng câu hát phải
được giáo viên hướng dẫn các em thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản. Thông
thường sau tiết 1 các em được học tiết 2 tiếp theo là sau khoảng thời gian 1 tuần.
Việc nhớ lại hoàn toàn giai điệu của bài hát không phải học sinh nào cũng làm
được. Tiết học này người giáo viên phải lấy giọng cho các em, lại phải thực hiện
quy trình cho các em nghe bài hát qua băng để các em nhớ lại giai điệu của bài .
Giáo viên dạo đàn, học sinh hát lại bài hát. Việc đầu tiên là phát hiện những câu,
những từ trong bài các em hát chưa đúng để sửa chữa cho các em. Khi các em
thực hiện đúng cao độ của các câu hát trong bài, việc tiếp theo là giúp các em
luyện tập, củng cố. Giáo viên cần đưa ra những yêu cầu, phải nêu rõ những
nhiệm vụ mà các em phải thực hiện khi luyện tập. Việc luyện tập bắt đầu từ từng
9
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
nhóm rồi từng bàn thậm chí từng cá nhân. Giáo viên lắng nghe, chữa từng lỗi sai
sót nhỏ của các em, cũng có thể dùng đàn tấu các câu các em hát chưa đúng đó
để các em nghe và tự sửa lỗi cho mình. Việc luyện tập hay sửa lỗi cho học sinh
phải thực hiện một cách tổng quát, mặc dù ở thời điểm đó có thể chỉ sửa lỗi cho
1 em.
Việc củng cố lại bài hát không chỉ ở việc hát lại lời hát mà còn thực hiện
theo một số phương pháp khác, như gõ đệm nhạc cụ theo tiết tấu, nhắc lại tính
chất nhạc điệu của bài. Các hình thức luyện tập này vừa hiệu quả lại vừa thu hút
học sinh tham gia. Yêu cầu là giáo viên phải nêu và giao rõ nhiệm vụ cho các
em.
VD: Giáo viên đàn lại bài hát, yêu cầu học sinh gõ đệm theo nhịp, theo
phách hoặc tiết tấu. Giáo viên yêu cầu học sinh hát câu 1, nhẩm và gõ theo phách
câu 2 rồi lại hát câu 3, gõ đệm câu 4... cũng có thể chỉ cho các em gõ theo tiết tấu
của bài.
Tóm lại, phương pháp luyện tập củng cố 1 bài hát là hết sức đa dạng, tuỳ
theo từng thời điểm, từng bài mà người giáo viên sử dụng, lựa chọn 1 phương
pháp thích hợp, duy chỉ có 1 điều dù có thực hiện phương pháp nào thì người
giáo viên vẫn phải luôn sử dụng nhạc cụ để thực hiện, có như vậy các em mới
cảm nhận thực sự những âm thanh và đặc biệt là gây sự hứng thú cho các em.
3.2) Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc.
Ở lớp 4, do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn tập đọc nhạc đặt
ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn đầu tiếp cận với phân
môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu, người giáo
viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các
nốt nhạc trên khuông trong phạm vi 1 quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận với
10
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
thang 5 âm: Đô - Rê - Mi – Son – La và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi – Pha
– Son La – Si.
Thang âm 5 âm:
Đô
Rê
Mi
Son
La
Mi
Pha
Son
Thang âm 7 âm:
Đô
Rê
La
Si.
Cách dạy thực hành các hình nốt có thể thực hiện gõ theo tiết tấu, cũng có
thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi các hình nốt: đơn, đen, trắng. Đôi khi để đỡ
nhàm chán có thể thay bằng tiếng trống: Tùng, rinh...
đơn đơn
đen
đơn đơn
đen
đơn đơn đơn đơn trắng.
rinh rinh
tùng rinh rinh tùng rinh rinh
rinh rinh tùng.
Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài nhạc cũng phải được thực hiện theo đúng
các bước nhất định. Nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở tập đọc
nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc
không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt
trên khuông và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Muốn các em thực hiện tốt
bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, về
cao độ gồm những nốt gì? Về trường độ gồm những hình nốt gì? Trong bài có
sử dụng các ký hiệu âm nhạc nào? Sau khi đã tìm hiểu, nhận xét xong bài nhạc,
11
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
giáo viên đàn để các em nghe và cảm nhận giai điệu. Trước khi tập đọc từng câu,
từng nhịp nên cho học sinh thực hiện trước tiết tấu rút ngọn của bài bằng cách gõ
nhạc cụ hoặc đọc tên nốt. Tập đọc từng câu theo đàn, giáo viên sửa lỗi truyền
miệng. Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao
độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Công việc này đòi hỏi sự kết
hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là
việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải thường
xuyên động viên học sinh, việc động viên có thể bằng lời hoặc bằng điểm ngay
cả khi các em thực hiện bài đọc chưa thật tốt.
3.3 Xây dựng phương pháp dạy âm nhạc thường thức
- Phân môn âm nhạc thường thức nhằm cung cấp cho học sinh những kiến
thức về tác dụng của nghệ thuật âm nhạc đối với đời sống con người, về lịch sử
phát triển của nghệ thuật âm nhạc thông qua kể chuyện âm nhạc, giới thiệu nhạc
cụ dân tộc, giới thiệu nhạc cụ nước ngoài, nghe nhạc.
3.3.1. Phương pháp kể chuyện âm nhạc.
Để giờ kể chuyện đạt kết quả tốt, trước hết giáo viên phải nắm vững cốt
chuyện, tình tiết, ý nghĩa, mục đích câu chuyện nhằm cung cấp truyền tải nội
dung kiến thức nội dung kể chuyện âm nhạc.
Để dạy tốt phân môn này giáo viên phải tiến hành các bứôc như sau:
Giới thiệu câu chuyện
- Giáo viên kể chuyện ( trong quá trình kể chuyện giáo viên nên kết hợp với
tranh minh hoạ để câu chuyện thêm hấp dẫn, sinh động kết hợp với giọng kể
truyền cảm)
- Sau khi kể chuyện xong giáo viên đặt câu hỏi khai thác nội dung câu chuyện.
- Tiếp theo cho học sinh tập kể chuyện
- Cuối cùng cho hs tìm ra ý nghĩa giáo dục của câu chuyện
12
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
- Giáo viên tổng kết nhận xét.
3.3.2.Phương pháp giới thiệu nhạc cụ.
Trước hết giáo viên phải có kiến thức, hiểu biết về nhạc cụ nước ngoài cũng
như nhạc cụ dân tộc. trong quá trình dạy giáo viên phải sưu tầm hình ảnh các
nhạc cụ và băng nhạc minh hoạ cho các loại nhạc cụ mà mình giới thiệu.
Các bước dạy giới thiệu nhạc cụ như sau:
- Giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của nhạc cụ ( sử dụng tranh, ảnh minh hoạ
hoặc cho hs quan sát nhạc cụ thật). giới thiệu tư thế, hình thức biểu diễn từng
loaị nhạc cụ.
- Nghe âm sắc của nhạc cụ ( nên dùng băng đĩa có đọc tấu loai nhạc cụ định giới
thiệu)
- Cuối cùng cho hs nghe và đoán tên nhạc cụ.
3.3.3 Phương pháp tổ chức trò chơi.
Giáo viên nắm đựợc các trò chơi áp dụng vào các bài phù hợp với các đối
tượng lớp. Thông qua một số trò chơi như:
- Trò chơi: nói theo tiết tấu
- Hát theo nguyên âm: O. A. U.
- Trò chơi theo các bài đồng dao như: Ngụa ông đã về, Rồng rắn lên mây,
Tập tầm vông...
- Trò chơi: tên bạn tên tôi
- Trò chơi: Hát và gõ đối đáp
- Trò chơi: khuông nhạc bàn tay
- Trò chơi: nghe giai điệu, tiết tấu, đoán tên bài hát câu hát
- Trò chơi: nghe tiếng hát tìm đồ vật
- Thi hát kể tên các con vật, đồ vật, hiện tượng
13
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
3.3.4 Phương pháp nghe nhạc
- Cho hs nghe bản nhac, bài hát qua băng đĩa.
- Giới thiệu tên bản nhạc (Tên bài hát) tên tác giả. Nếu bài hát là bài dân
ca nên giới thiệu vùng miền, xuất sứ.
- Đặt câu hỏi để giúp học sinh cảm thụ tác phẩm( về nhịp điệu, giai điệu,
nội dung của bản nhạc, bài hát)
- Cuối cùng cho hs nghe lại tác phẩm.
GIÁO ÁN THỰC HÀNH
TUẦN 22:
Thứ
ngày
tháng
năm 2011
Âm nhạc
Tiết 22: ÔN TẬP BÀI HÁT: BÀN TAY MẸ
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 6
I. Mục tiêu:
14
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
- Học sinh biết hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, biết đọc bài TĐN số 6
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát, gõ đệm và ghép lời bài
tập đọc nhạc số 6 “ Múa vui”.
- Giáo dục học sinh luôn yêu thương và kính trọng người mẹ.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Đàn + Băng đĩa + SGK + Bảng phụ
HS: SGK + Nhạc cụ gõ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
1.Ổn định
Hoạt động giáo viên
2.Kiểm tra
Em hãy hát bài hát bàn tay mẹ?
Hoạt động học sinh
- Hát
TL
1p
- 1 em lên bảng hát
2p
- H: nghe
12p
- GV: nhận xét đánh giá, cho điểm
3. Bài mới
Giới thiệu bài – Ghi bảng
a.Nội dung 1
- G: cho học sinh nghe đĩa bài hát.
Ôn tập bài - G: đàn cho hs ôn lại giai điệu bài hát
- Hs: ôn bài hát nhiều lần
hát: Bàn tay - GV: hướng dẫn hs hát kết hợp gõ đệm - H: tập hát kết hợp gõ
mẹ
theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca.
đệm theo nhịp, phách,
tiết tấu lời ca.
Ôn theo nhóm
- G: cho hs hát kết hợp sử dụng bộ gõ
- H: hát kết hợp sử dụng
song loan, thanh phách.
- Hát theo dãy, theo
nhóm.,cá nhân hát
- G: hướng dẫn hs hát kết hợp vận phụ
hoạ theo bài hát
Em hãy tìm động tác múa phụ hợp phụ - H: đua ra động tác múa
15
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
hoạ cho bài hát?
phụ hoạ cho bài.
- G: gọi hs biểu diễn
-H; hát kết hợp động tác
phụ hoạ
b.Nội dung 2 -G: treo bảng phụ bài TĐN số 6.
M úa vui
Tập
đọc
Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước
nhạc: TĐN số
6 Múa vui
18p
Nắm tay nhau bắt tay nhau
vui cùng vui
múa
Nắm tay nhau
vui cùng vui
ca.
bắt tay nhau
múa
đều.
- G: đặt câu hỏi khai thác nội dung bài
Bài TĐN viết ở nhịp gi?
Bài TĐN có những nốt gì?
- H: trả lời: 2/4
- G: Rút ra trục âm của bài
- H: Đồ, Rê. Mi, Son
- G: hướng dẫn hs đọc trục âm
Bài TĐN có những hình nốt gì?
- H: đọc trục âm đi lên đi
xuống nhiều lần
- H: trả lời: Đen, đơn,
-G: rút ra mẫu tiết tấu của bài
trắng
16
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
- G: hướng dẫn hs đọc tiết tấu
- G: Dạy từng câu
- H: thực hiện
-H: đọc từng câu đến hết
- G: sửa sai
bài
- G: Luyện đọc
- Lớp đọc
- Nhóm đọc
- G: Hướng dẫn ghép lời và gõ đệm
- G: sửa sai, nhận xét
- Cá nhân đọc
- H: tự ghép lời + kết
hợp gõ đệm
IV. Hoạt động nối tiếp ( 2 p )
- Củng cố: Em hãy nêu lại nội dung bài học?
- 1 hs đọc lại bài TĐN. Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Về nhà hát ôn lại bài hát và đọc bài tập đọc nhạc số 6.
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Nh÷ng nhËn ®Þnh chung
Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật, việc giảng dạy cho HS
cấp tiểu học đòi hỏi phải có những phương pháp đặc thù riêng. Hơn nữa người
giáo viên còn phải biết lưa chän và áp dụng các phương pháp sao cho phù hợp
với từng đối tượng học sinh. Về phía bản thân, với một số phương pháp nêu trên,
qua thực tế giảng d¹y tại trường tiểu học S«ng L«, tôi nhận thấy hiệu quả của
các phương pháp này là khá cao. Điều đó được thể hiÖn rõ qua thực tế kiểm tra
17
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
chất lượng bộ môn cuối năm. Tuy nhiên, khi vận dụng những phương pháp này,
các đồng chí có thể tuỳ cơ ứng biến sao cho phù hợp vói từng hoàn cảnh, từng
đối tượng cụ thể để thu được kết quả tốt nhất. Và điều quan trọng là chúng ta
cùng nhau xây dựng nên những phương pháp giảng dạy hay nhất, phù hợp nhất
đối với bộ môn Âm nhạc.
2. KÕt qu¶ ®¹t ®îc
Trên cơ sở từ thực tiễn giảng dạy Âm nhạc trong trường Tiểu học nói
chung và cho học sinh lớp 4 nói riêng. Xuất phát từ thực trạng khả năng nhận
thức tiếp thu những kiến thức đặc thù của bộ môn, tôi đã lựa chọn và đưa vào
thực tế những phương pháp giảng dạy của mình trên cơ sở bám sát chương trình
hướng dẫn của Bộ giáo dục - Đào tạo tôi đã thu được những kết quả đáng kể.
Qua quan sát thực tế nhận thấy các em yêu thích bộ môn hơn, hào hứng học tập
hơn. Đặc biệt là kết quả học tập cũng như chất lượng của công tác phong trào
văn hoá văn nghệ đã nâng lên rõ rệt, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong khi
thực hiện.
Qua kiểm tra chất lượng cuối năm kết quả thu được như sau:
Lớp
HS
Hoàn thành tốt (A+)
Hoàn thành (A)
Chưa hoàn thành(B)
4A
26
10 = 38,5 %
16 = 61,5%
0 = 0%
4B
27
10 = 37 %
17 = 93%
0 = 0%
18
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
Khả năng nhận thức của con người nói chung, của học sinh Tiểu học nói
riêng là rất lớn và sẵn có. Điều cơ bản là người giáo viên giảng dạy phải nắm
được đối tượng, tìm hiểu cụ thể những sở thích của các em để tìm ra phương
pháp giáo dục, giảng dạy thích hợp nhất giúp các em tiếp thu kiến thức một cách
dễ dàng và tạo sự say mê trong việc vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế
cuộc sống.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất khả
quan. Tuy nhiên để đạt được những kết quả này không phải trong một vài tiết
học là rèn cho học sinh có thói quen và cách thức xác định được. Giáo viên phải
có sự kiên trì bền bỉ nhận xét, động viên, luyện tập. Có những em cần phải cầm
tay hướng dẫn cụ thể từng từ, tiếng cho đến câu.
Như vậy để đạt được hiệu quả cao trong một giờ học người giáo viên phải
hoà mình với học sinh, hiểu được đặc điểm tâm lí của từng học sinh, cũng như
đặc điểm của từng lớp mà áp dụng những hình thức và phương pháp hướng dẫn
khác nhau. Vì trong các phương pháp dạy học không có phương pháp nào là vạn
năng mà giáo viên phải biết kết hợp hài hoà sáng tạo thì khả năng phát huy được
năng khiếu cũng như tinh thần say mê học tập của học sinh.
19
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
Với những cách thức hướng dẫn như trên mà tiết học nào cũng vậy, học
sinh trong lớp đều tham gia ca hát rất tích cực. Rất ít học sinh còn rụt rè do sợ
hát và gõ đệm hay trả lời sai . Học sinh trong lớp đều biết cách phân biệt và
nhận biết từng phân môn trong bộ môn âm nhạc
Trên đây là vài ý nhỏ của cá nhân tôi rất mong quý cấp lãnh đạo và quý
đồng nghiệp có ý kiến đóng góp để những năm sau tôi thực hiện tốt hơn.
2. Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Âm nhạc cho học sinh Tiểu học
tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau:
- Tiếp tục bổ xung đồ dùng học tập, đồ dùng giảng dạy của bộ môn đáp
ứng nhu cầu học tập và phát triển của xã hội.
- Nªn cã phßng nghÖ thuËt riªng ®Ó t¹o ®iÒu kiÖn cho giê
häc ®¹t chÊt lîng
- Tăng cường chỉ đạo công tác phong trào văn hoá văn nghệ hơn nữa, tạo
cơ hội để các em có thêm điều kiện giao lưu, học hỏi thể hiện mình trong lĩnh
vực nghệ thuật.
- Thường xuyên động viên, khích lệ các em trong học tập, trong công tác
văn hoá văn nghệ, đặc biệt là các em có năng khiếu nổi trội.
- Tất cả những điều trên sẽ góp phần giúp các em học tập tốt hơn.
Việt Trì, tháng 3 năm 2012
Người viết
20
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
Lê Mai Hương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tài liệu
Tác gả
1
Sách giáo khoa lớp 4
Bộ Gáo dục và đào tạo
2
Sách giáo viên lớp 4
Bộ Gáo dục và đào tạo
3
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ Bộ Gáo dục và đào tạo
năng các môn học ở tiểu học lớp 4
4
Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung Bộ Gáo dục và đào tạo
dạy học các môn học ở cấp tiểu học
21
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
MỤC LỤC
STT
Phần I
I.
Phần II
1.
2.
2.1
2.2
2.3
2.4
3.
3.1
a.
b.
3.2
3.3
3.3.1
3.3.2
3.3.3
TÊN ĐỀ MỤC
Đặt vấn đề
Lí do chọn đề tài
Giải quyết vấn đề
Cơ sở lí luận
Thực trạng vấn đề
Thuận lợi
Khó khăn
Điều tra động cơ học tập bộ môn của học sinh
Khảo sát trình độ học sinh
Biện pháp mới
Xây dựng phương pháp dạy hát
Phương pháp dạy hát bài mới
Phương pháp luyện tập, củng cố bài cũ
Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc
Xây dựng phương pháp dạy âm nhạc thường thức
Phương pháp kể chuyện âm nhạc
Phương pháp giới thiệu nhạc cụ
Phương pháp tổ chức trò chơi
22
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
TRANG
1
1
3
3
4
4
4
5
6
6
7
7
9
10
12
12
13
13
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
3.3.4
4.
1
2.
Phần III.
1.
2.
Phương pháp nghe nhạc
Giáo án thực hành
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Những nhận định chung
Kết quả đạt được
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Mục lục
14
15
18
18
18
20
20
20
22
23
NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1. Đánh giá - Nhận xét của hội đồng khoa học nhà trường
………………………………………………………………………………………....................
........................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………....................
.......................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………....................
........................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………....................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………....................
2. Đánh giá – Nhận xét của hội đồng khoa học thành phố
........................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………....................
.......................................................................................................................................................
23
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ
Sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh khối 4”
………………………………………………………………………………………....................
........................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………....................
........................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………....................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
24
Lê Mai Hương- Trường tiểu học Sông Lô Việt Trì Phú Thọ