Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN một vài KINH NGHIỆM GIÚP học SINH lớp 3 học tốt các bài TOÁN có nội DUNG HÌNH học”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.38 KB, 24 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

“MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC
TỐT CÁC BÀI TOÁN CÓ NỘI DUNG HÌNH HỌC”

Người thực hiện: Phùng Thị Minh Lan
Chức vụ
: Giáo viên
Chuyên môn
: Giảng dạy các môn lớp 3

Năm học: 2012-2013
MỤC LỤC


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................

1

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...........................................................

3

1. Cơ sở lí luận ..........................................................................................

3

2. Thực trạng của vấn đề………………………………………................

4


3. Các biện pháp đã tiến hành……………………………………………

6

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ………………………………… 19
PHÀN III: KẾT LUẬN …………………………………………………. 21
Tài liệu tham khảo ……………………………………………………….


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo định hướng của bộ Giáo dục và Đào tạo, việc đổi mới giáo dục
phổ thông phải được đặt đúng vị trí và quan tâm thường xuyên để tạo ra
một chuyển biến mới trong hệ thống giáo dục phổ thông.
Ngày 9 - 11 - 2001, Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định
số 43/2001/QĐ BGD và ĐT ban hành chương trình tiểu học mới. Văn bản
chương trình gồm bốn phần thì yêu cầu về mục tiêu, nội dung và phương
pháp đưa ngay lên phần đầu. Điều này cho thấy đổi mới phương pháp dạy
học là một trọng tâm khi thực hiện chương trình tiểu học mới.
Việc đổi mới phương pháp dạy toán 3 thể hiện trong hướng dẫn giảng
dạy Toán 3. Tuy nhiên, sách chỉ là gợi mở còn giáo viên phải tự lập được kế
hoạch dạy học cho từng năm, từng học kỳ, từng tuần lễ, từng bài học.
Tuy hiện nay, các lớp chọn trong trường không còn nhưng nhu cầu học
giỏi toàn diện và cố gắng học giỏi vẫn còn tiềm tàng trong yêu cầu của xã
hội, ngành Giáo dục, phụ huynh, học sinh và cả chính bản thân mỗi giáo viên.
Để mỗi học sinh có thể học giỏi, cố gắng để học giỏi trong quá trình
học tập thì bản thân các em phải nắm vững các kiến thức cơ bản. Trong kho
tàng kiến thức cơ bản ấy có các bài toán có nội dung hình học.
Các bài toán có nội dung hình học trong chương trình toán 3 chiếm tỷ
lệ không nhiều nhưng các kiến thức cung cấp cho học sinh đều rất cơ bản,
quan trọng, mang ý nghĩa chuẩn bị cho việc học hình một cách có hệ thống ở

các lớp trên.
Hơn thế nữa, nếu nắm chắc các nội dung hình học, các em sẽ có cơ hội
học tốt các kiến thức về số học, đại lượng, phép đo đại lượng và học tốt các
môn học khác như kỹ thuật, thủ công … và cả tập viết nữa.

1


Khi đã nắm chắc các bài toán có nội dung hình học, các em sẽ tự tin
hơn khi lµm bài ở lớp đang học, từ đó tạo nền tảng vững chắc để các em có
thể học tốt hơn môn hình học ở các lớp trên.
Hiện nay, cơ sở vật chất của Trường Tiểu học Trưng Vương còn nhiều
hạn chế, thiết bị đồ dùng cho môn Toán còn nghèo nàn. Nhiều học sinh còn
sợ học môn Toán nhất là các bài toán có nội dung hình học vì các kiến thức
này trừu tượng, khó hiểu, đòi hỏi các em có độ chính xác cao. Khi thực hiện
đề tài này, tôi mong muốn giúp các em dễ hiểu bài, ghi nhớ sâu và nhất là
thay đổi nhận thức về môn học này ở các em.
Tôi muốn giúp các em nắm chắc kiến thức để cả thầy và trò thực hiện
tốt chủ trương của Bộ Giáo dục: Nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục.
Tôi còn mong muốn bản thân mình phải tìm tòi phương pháp dạy sao
cho có thể khai thác hết ý tưởng của chương trình, mục tiêu của bài dạy và
kiến thức đến với các em một cách chính xác, sâu sắc, nhẹ nhàng, hiệu quả,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho các em. Đó chính là lý do tôi chọn đề
tài: “Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 học tốt các bài toán có nội
dung hình học”
Đề tài được tôi nghiên cứu và thực hiện với đối tượng thực tế là 26 học
sinh lớp 3 Trường Tiểu học Trưng Vương trong thời gian tháng 9 năm 2012
đến tháng 4 năm 2013.


2


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận:
Các nội dung hình học được đưa vào môn Toán ở tiểu học, đặc biệt là
môn toán lớp 3 đều rất cơ bản, cần thiết, gần gũi với đời sống hằng ngày của
học sinh (Ví dụ: điểm, đoạn thẳng, hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình
chữ nhật…)
Nếu học sinh học tốt các yếu tố hình học sẽ gúp phần củng cố, nâng
cao kiến thức về số học, đại lượng và phép đo đại lượng. Học tốt các bài toán
có nội dung hình học cũng phát triển năng lực tư duy, học sinh tự tin hơn khi
áp dụng vào thực tế và khi học môn học khác.
Mặc dù vậy, các yếu tố hình học của tiểu học không được dạy liền
mạch, thành chương riêng mà sắp xếp xen kẽ với các kiến thức khác, thậm
chí nhiều nội dung hình học được đưa vào dưới dạng bài tập liên quan đến
kiến thức khác. Điều này gây khó khăn cho việc tiếp thu và ghi nhớ vào hệ
thống tri thức của học sinh. Nếu không có biện pháp hợp lý để khắc sâu kiến
thức mới và tái tạo kiến thức cũ, học sinh sẽ không hiểu bài từ đó dễ gây ra
chán nản.
Mỗi bài dạy hình học ở Tiểu học, ngoài ý nghĩa củng cố kiến thức của
bài trước còn mang ý nghĩa lớn hơn là chuẩn bị cho việc học hình một cách
có hệ thống ở những lớp học trên. Chính vì vậy, giáo viên không được coi
nhẹ mà phải có trách nhiệm cung cấp kiến thức chính xác, giúp các em ghi
nhớ lâu để có nền tảng vững chắc cho các em tiếp tục xây dựng ngôi nhà kiến
thức trong những năm sau.
Với học sinh Tiểu học, nhất là đối với các lớp đầu cấp, năng lực phân
tích, tổng hợp cũng chưa phát triển. Các em chủ yếu tiếp thu các kiến thức
hình học dựa trên những hình ảnh quan sát trực tiếp, dựa trên các hoạt động
thực hành như: đo, tô màu, vẽ, cắt ghép, gấp, xếp, kẻ, … hình. Chính vì lẽ đó,


3


người ta vẫn gọi hình học ở tiểu học là hình học trực quan. Xuất phát từ điều
này, nếu giáo viên nắm bắt được đặc điểm của học sinh lớp mình, đưa ra
những phương pháp hay, có những trò chơi hấp dẫn, hình vẽ lôi cuốn, sự giải
đáp thoả mãn trí tò mò, … sẽ giúp các em tiếp cận với tri thức dễ dàng hơn.
Điều đó đồng nghĩa với việc giáo viên phải luôn vận dụng một cách linh hoạt
các phương pháp giảng dạy phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh tiểu
học.
Vì vậy, liên tục đổi mới phương pháp dạy học là chìa khoá mở ra thành
công cho việc dạy học nói chung và các bài toán có yếu tố hình học cho học
sinh Tiểu học nói riêng.
2. Thực trạng của vấn đề
Hiện nay, chương trình môn Toán cấp tiểu học nói chung và môn Toán
lớp 3 nói riêng, số lượng các tiết học có nội dung hình học chiếm tỉ lệ ít hơn
số học rất nhiều. Có rất ít các tiết học chỉ dành riêng cho hình học mà chủ yếu
phần hình học được lồng ghép vào các tiết học số học. Chính vì lẽ đó, phần
hình học đôi khi bị giáo viên coi nhẹ hơn số học, mức độ đầu tư cho tiết dạy
chưa cao. Từ đó dẫn đến kỹ năng vẽ hình và vận dụng giải các bài tập hình
học còn hạn chế.
Để đánh giá cụ thể chất lượng học tập phần hình học của học sinh, tôi
đã tiến hành khảo sát bằng 1 bài kiểm tra theo hình thức tự luận với 1 bài tập
vẽ hình, 1 bài tính độ dài đường gấp khúc và 1 bài tập tính chu vi hình vuông.
Kết quả thu được như sau:
Biểu 1: Bảng thống kê chất lượng khảo sát phần hình học lớp 3
Thời gian đánh giá: tháng 10/2012
Số lượng học sinh tham gia khảo sát: 26


4


Xếp loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu

Kết quả
Tỉ lệ %
15.4
23.0
46.2
15.4

Số lượng
4
6
12
4

Ghi chú

+ Nhận xét:
Nhìn vào bảng thống kê cho thấy, số lượng học sinh đạt kết quả khá
giỏi không nhiều, chỉ chiếm 38.4%. Đây là những học sinh có bài làm khá tốt,
vẽ hình tương đối chính xác; tính được độ dài của đường gấp khúc và chu vi
hình vuông. Tuy nhiên, kỹ năng trình bày bài của một số học sinh còn hạn
chế.

Số học sinh xếp loại trung bình, yếu còn nhiều. Lỗi chủ yếu các em
mắc phải là vẽ hình chưa chính xác, đặt phép tính và câu trả lời sai, trình bày
bài chưa khoa học.
+ Nguyên nhân:
- Học sinh thụ động trong tư duy, khả năng gọi tên hình, quan sát nhận
diện hình còn hạn chế.
- Nhiều học sinh chưa nắm được phương pháp học hình học nên khả
năng ghi nhớ và vận dụng thực hành chưa tốt. Một số học sinh chưa thực sự
yêu thích học hình.
- Một số tiết dạy giáo viên chưa thực sự đầu tư nghiên cứu, chưa linh
hoạt trong việc vận dụng các phương pháp giảng dạy để thu hút học sinh vào
bài giảng.
Từ thực tế trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để giúp học
sinh lớp 3 học tốt các bài toán có nội dung hình học.
3. Các biện pháp đã tiến hành
- Phương pháp nghiên cứu:

5


+ Phương pháp nghiên cứu lí luận.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp trao đổi
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
3.1. Sử dụng hợp lý, triệt để, có sáng tạo đồ dùng trực quan
3.1.1 Đối với giáo viên:
Dạy toán, nhất là dạy các bài toán có yếu tố hình học, giáo viên cần
chú trọng, quan tâm đặc biệt tới việc sử dụng đồ dùng trực quan hỗ trợ cho

bài dạy. Trong các tiết dạy, tôi đã sử dụng triệt để các đồ dùng giảng dạy sẵn
có ở nhà trường, đồng thời tích cực làm đồ dùng dạy học với phương châm:
có hiệu quả, dễ hiểu và dễ sử dụng như: Tranh ảnh, vật thật, mô hình, bảng từ,
bảng thảo luận, …
Tôi đã chú trọng đến việc phân loại đồ dùng theo mục đích sử dụng
như dùng để giới thiệu bài, dùng để phân tích bài hoặc dùng để củng cố bài.
Ví dụ: Bài 1 trang 11:
a. Tính độ dài đường gấp khúc ABCD:

B

D

C

A

b. Tính chu vi hình tam giác MNP:
N

6


M

40 cm

P

Giáo viên sử dụng hai hình ảnh trong đề bài để phân tích, tìm hiểu đề

bài, sau đó dùng khung gỗ (hoặc khung tre, dây thép, …) có đánh dấu các
đoạn thẳng như đường gấp khúc để chập hai đầu A, D vào với nhau để củng
cố cho học sinh thấy: chu vi hình tam giác MNP chính là độ dài đường gấp
khúc ABCD có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau.
3.1.2 Đối với học sinh:
Khai thác triệt để hiệu quả sử dụng của “bộ đồ dùng thực hành toán 3”.
Đây là công cụ đắc lực giúp các em học tốt môn toán nói chung và học tốt
các bài toán có yếu tố hình học nói riêng. Đơn cử trong chương trình toán 3
có tới 16 bài toán yêu cầu xếp hình từ 4 (hay 8) hình tam giác vuông cân cho
trước. Nếu học sinh nào không có đồ dùng học tập thì thực hiện dạng bài này
rất khó khăn.
Ví dụ: Bài 4 (trang 175):
Cho 8 hình tam giác, mỗi hình như

Hãy xếp thành hình dưới đây:

hình sau:

- Với bài này, tôi chuẩn bị và thực hiện như sau:
* Chuẩn bị:
- Học sinh: 8 hình tam giác vuông cân.
- Giáo viên: 16 hình tam giác vuông cân có gắn nam châm mỏng phía sau.
* Các bước thực hiện:

7


- Bước 1: Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi (hoặc làm việc cá
nhân) để tìm ra cách sắp xếp từ đồ dùng cá nhân.
- Bước 2: Phổ biến cách chơi, luật chơi.

- Bước 3: Tổ chức cho học sinh chơi: Thi xếp hình trên bảng lớp từ các
hình tam giác vuông cân giáo viên đã chuẩn bị.
Tóm lại: Mục đích của biện pháp này là:
Cho học sinh quan sát từ trực quan qua sử dụng đồ dùng dạy học. Xây
dựng cho học sinh thói quen quan sát thực tiễn, tìm ra được những vấn đề cụ
thể của cuộc sống có liên quan đến nội dung bài giảng. Từ đó các em có thể
tự mình (có sự định hướng, gợi ý của giáo viên) rút ra được nội dung của bài
học. Tôi luôn bám sát phương pháp cơ bản để dạy hình học cho học sinh là
kết hợp chặt chẽ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng theo con đường: “Từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu trượng rồi từ tư duy trừu trượng đến thực
tiễn”.
3.2. Tích cực hoá các hoạt động của học sinh
3.2.1 Tổ chức trò chơi:
Trong quá trình dạy-học, tôi đã kết hợp thực hiện một số thao tác vào
bài dạy dưới dạng “học mà chơi”, “chơi mà học”. Sau đây, tôi xin đưa ra một
vài hình thức đã tổ chức cho học sinh chơi qua bài dạy cụ thể:
a. Trò chơi 1: Tiếp sức
Mục đích: Luyện tập, củng cố kỹ năng tính, rèn luyện tính đoàn kết,
làm việc theo tập thể.
Phạm vi sử dụng: Các bài yêu cầu điền vào chỗ trống theo mẫu, các bài
có nhiều nội dung nhưng yêu cầu giống nhau.
Ví dụ: Bài 1 (trang 153): Viết vào ô trống (theo mẫu):
Cạnh hình vuông
3 cm
Chu vi hình vuông
3  4 = 12(cm)
Diện tích hình vuông 3  3 = 9 (cm2)

8


5 cm

10 cm


* Chuẩn bị:
- Giáo viên: Phóng to đề bài.
- Học sinh: Bút viết bảng.
* Cách chơi và luật chơi:
- Có 2 đội tham gia chơi, mỗi đội có 4 em, mỗi em chỉ viết vào 1 ô trống.
- Mỗi ô trống điền đúng được 2 điểm. Đội nào làm nhanh, viết đẹp
được cộng thêm 2 điểm.
* Lưu ý: Trước khi chơi, tôi cho học sinh nhắc lại cách tính chu vi và
diện tích hình vuông. Khi chơi xong, tôi cho học sinh so sánh cách tính chu vi
hình vuông; cách tính diện tích hình vuông. Từ đó học sinh nhớ được cách
viết đơn vị đo cho chu vi và đơn vị đo cho diện tích.
b. Trò chơi 2: Bày tỏ ý kiến
Mục đích: Giúp học sinh nhanh chóng nhận diện hình, mạnh dạn đưa ra
ý kiến của mình.
Phạm vi sử dụng: Áp dụng cho các bài nhận diện hình như: (bài tập
4 - trang 25) đã tô màu 1/6 hình nào?; Đưa ra một loạt hình yêu cầu tìm đâu
là hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, …
Ví dụ: Bài 1 (trang 84): Trong các hình dưới đây, hình nào là hình chữ nhật:
A

D

M

B


C

Q

N

E

I

P

G

- Giáo viên: + Chia lớp theo các nhóm đôi.
+ Vẽ sẵn các hình đã cho lên bảng lớp.
+ Giấy nháp, bút.

9

S

U

T

H

* Chuẩn bị:


- Học sinh: + 1 thẻ ghi chữ Đ, 1 thẻ ghi chữ S.

R


* Cách chơi và luật chơi:
- Giáo viên đọc tên hình và nói: “Đúng hay Sai?”
Ví dụ: Hình ABCD là là hình chữ nhật. Đúng hay Sai?
- Học sinh bày tỏ ý kiến bằng giơ thẻ.
- Giáo viên công bố đáp án.
- Học sinh chấm bài bạn bên cạnh bằng cách đánh dấu sau mỗi lần làm
đúng.
Ví dụ:

Đúng 1 lần:
Đúng 2 lần:
Đúng 3 lần:
Đúng 4 lần:

Kết thúc trò chơi, bạn nào đúng cả 4 lần được quyền đứng lên, các bạn
khác hô to: “Học tập các bạn! Chúng ta cùng học tập các bạn!”.
c. Trò chơi 3: Ai nhanh? Ai đúng?
Mục đích: Phát triển tư duy, óc phân tích, sự khéo léo, rèn kỹ năng tô
màu cho học sinh.
Phạm vi sử dụng: Áp dụng cho dạng bài: tìm

1
số ô vuông của 1 hình
x


có trong chương trình toán 3.
- Ví dụ: Bài 4 (trang 69): Tìm

1
số ô vuông của mỗi hình :
9

Hình a.

Hình b.

* Chuẩn bị: - Giáo viên: Vẽ sẵn 2 bộ gồm hình a và hình b.
- Học sinh: Bút màu.
* Cách chơi và luật chơi:

10


- Giáo viên đưa ra yêu cầu: Tô màu

1
số ô vuông của mỗi hình.
9

- Lớp chia làm 2 đội, mỗi đội cử 2 học sinh, mỗi học sinh có nhiệm vụ


1
số ô vuông của 1 hình.

9

* Lưu ý: Để khắc sâu kiến thức, khi học sinh chơi xong, tôi hỏi:
- Làm thế nào con tìm được

1
số ô vuông của mỗi hình?
9

Học sinh sẽ nêu: “Con đếm xem mỗi hình có bao nhiêu ô vuông rồi lấy số ô
vuông đó chia cho 9”.
d. Trò chơi 4: Xếp nhanh, gắn đúng
Mục đích: Phát triển tư duy, rèn tính nhanh nhẹn, tự tin, giáo dục tinh
thần đoàn kết.
Phạm vi sử dụng: Áp dụng cho 16 bài tập dùng 4 (hoặc 8) hình tam
giác vuông cân để xếp thành 1 hình cho trước trong chương trình toán 3.
Ví dụ: Bài 4 (trang 82):
Cho 8 hình tam giác, mỗi hình như hình bên:

Hãy xếp thành hình cái nhà?

* Chuẩn bị:
- Giáo viên: 16 hình tam giác vuông cân cỡ lớn có dán nam châm phía sau.
- Học sinh: Sách giáo khoa, 8 hình tam giác vuông cân (đã có trong bộ
đồ dùng học toán 3).
* Cách chơi và luật chơi:
- Giáo viên: Cho 2 đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi, mỗi em xếp 1
tam giác rồi lại tiếp đến em sau cho tới khi hoàn thành.

11



- Tuỳ theo mức độ đúng sai của hình, giáo viên cho từ 1 đến 8 điểm.
Đội nào làm đúng, thực hiện nhanh, đoàn kết được cộng thêm 2 điểm nữa.
* Lưu ý: Trước khi tiến hành chơi, giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân
(hoặc thảo luận nhóm đôi với đồ dùng cá nhân của mình).
e. Trò chơi 5: Vui tạo dáng, vui tạo hình
Mục đích: Phát triển trí nhớ, tư duy, phân tích, tổng hợp, sự nhanh
nhẹn, thật thà.
Phạm vi sử dụng: Trong các tiết sinh hoạt lớp có trò chơi “Trạng
nguyên nhỏ tuổi”, các bài luyện tập chung, ôn tập học kỳ, ôn tập cuối năm.
Ví dụ: Trong giờ sinh hoạt tuần 29, tôi cho học sinh thi “Trạng nguyên
nhỏ tuổi”. Trong phần thi này, có bài toán dùng 4 (hoặc 8) hình tam giác
vuông cân để xếp thành 1 hình xuất hiện trên màn hình.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Các hình vẽ yêu cầu học sinh xếp theo.
+ Mô hình giống 1 màn hình máy vi tính (có 1 bóng đèn để chiếu).
+ Mũ trạng nguyên, các bông hoa đỏ, bông hoa xanh, bông hoa vàng.
- Học sinh: 8 hình tam giác vuông cân, 1 lá cờ.
* Cách chơi và luật chơi:
- Giáo viên lần lượt chiếu từng hình để học sinh xếp lên màn hình.
- Học sinh làm việc cá nhân: xếp lên bảng cá nhân, khi nào xong giơ cờ
báo hiệu.
- Giáo viên kiểm tra, nếu xếp đúng được thưởng một bông hoa. Mỗi
lần chơi, có 3 học sinh được thưởng hoa, quy ước là:
Giải nhất : Hoa đỏ (tương đương với 10 điểm).
Giải nhì : Hoa xanh (tương đương với 9 điểm).
Giải ba


: Hoa vàng (tương đương với 8 điểm).

12


- Khi kết thúc trò chơi, học sinh nào được nhiều điểm nhất là
“Trạng nguyên nhỏ tuổi” được đội mũ trạng nguyên và bốc thăm chọn
phần thưởng.
g. Trò chơi 6: Cùng trổ tài
Mục đích: Học sinh làm được bài toán Kẻ thêm 1 đoạn thẳng vào
hình đã cho để thoả mãn yêu cầu của bài toán với nhiều cách khác nhau.
Khi được tham gia trò chơi này, học sinh cần phải động não, phải sáng
tạo. Trò chơi còn giúp các em phát triển tư duy, củng cố tính đoàn kết.
Phạm vi sử dụng: Áp dụng cho dạng bài “từ 1 hình cho trước hãy kẻ
thêm 1 (2) đoạn thẳng để thoả mãn yêu cầu của bài toán.
Ví dụ: Bài 4 (trang 12): Kẻ thêm 1 đoạn thẳng vào mỗi hình sau để được:
a. Ba hình tam giác:

b. Hai hình tứ giác:

* Chuẩn bị:
- Giáo viên: 1 tờ giấy khổ lớn trình bày đáp án:
+ Phần a: 3 hình tam giác ứng với 3 cách kẻ. Đoạn thẳng kẻ thêm (biểu
diễn bằng gạch nối), tôi dán bằng băng dính 2 mặt cắt nhỏ như một đường kẻ
thẳng:

Băng dính 2 mặt.

+ Phần b: 2 hình tứ giác ứng với 8 cách kẻ:


13


. Cát màu: Có bán nhiều trên thị trường.
- Học sinh: Mỗi nhóm 5 học sinh có 1 tờ giấy khổ lớn có kẻ sẵn các
hình tam giác, tứ giác; bút viết bảng.
* Cách chơi và luật chơi:
- Học sinh làm việc theo nhóm, kẻ thêm đoạn thẳng theo các cách khác nhau.
- Sau 2 đến 3 phút, giáo viên ra hiệu trò chơi kết thúc.
- Giáo viên treo bảng hình vẽ đã chuẩn bị và hỏi:
+ Theo con, phần a có mấy cách kẻ? (cho 3 học sinh đoán).
- Giáo viên mở phần a, lấy cát màu thổi vào tấm bìa, cát sẽ bám lên
đường dán băng dính 2 mặt tạo nên 3 cách kẻ với màu sắc rất đẹp mắt.
- Chỉ từng cách kẻ cho học sinh so sánh, đối chiếu và yêu cầu học sinh
chỉ 3 tam giác tạo nên với mỗi cách kẻ.
Thực hiện tương tự với phần b.
* Cách tính điểm:
+ Phần a: Kẻ đúng 1 hình, chỉ ra được 3 tam giác được 8 điểm; làm
đúng cả 3 hình 10 điểm.
+ Phần b: Kẻ đúng 1 hình, chỉ ra được 2 tứ giác được 8 điểm; mỗi hình
kẻ thêm đúng cộng thêm 1 điểm.
- Kết thúc trò chơi, nhóm nào giành được nhiều điểm nhất sẽ thắng.
3.2.2:Vận dụng vào thực hành

14


Để học sinh nắm được bài, khắc sâu kiến thức và nhớ lâu, tôi luôn chú
ý cho mọi học sinh được luyện tập, thực hành. Việc thực hành của học sinh
phải được diễn ra đều đặn, tự nhiên mọi lúc, mọi nơi.

a. Thực hành khi hình thành khái niệm mới
Ví dụ: Khi hình thành biểu tượng về hình chữ nhật, tôi cho học sinh
quan sát hình, dùng êke kiểm tra để thấy : hình chữ nhật có 4 góc vuông.
- Học sinh dùng thước đo, so sánh để thấy: hình chữ nhật có 2 cạnh
dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
- Khi được thực hành để tìm ra kiến thức mới, học sinh sẽ nhớ lâu hơn.
Sau khi học sinh đã thực hành xong bằng thước đo, tôi cho các em thi
tìm những vật và đồ vật có dạng hình chữ nhật ở xung quanh các em như: cái
bảng, quyển vở, thửa ruộng, màn hình máy vi tính….để các em được khắc
sâu khái niệm về hình chữ nhật.
b. Thực hành khi làm bài luyện tập:
- Khi làm bài luyện tập, tôi luôn tạo cơ hội cho học sinh được làm việc
nhiều, được mở rộng khắc sâu để củng cố thêm kiến thức thức đã học.
Ví dụ: Bài 2 (trang 86): Đo rồi cho biết độ dài cạnh của mỗi hình vuông
sau:

A

D

B

C

M

N

Q


P

Khi thực hành bài này, tôi yêu cầu học sinh tự làm việc, học sinh nào
cũng được thực hành. Tôi đã thực hiện theo các bước như sau: Học sinh đo
- ghi kết quả vào vở bằng bút chì - giơ tay báo hiệu đã xong - giáo viên
kiểm tra. Khi lớp đã hoàn thành, giáo viên công bố đáp án, học sinh ghi kết
quả vào vở bằng bút mực. Học sinh nào làm sai, giáo viên đến tận nơi
hướng dẫn đo lại. Sau đó, tôi cho học sinh vận dụng thực hành đo các vật

15


thật ở gần các em như: quyển sách, cái thước kẻ, cặp sách, quyển vở, cái
bút chì...để các em được rèn luyện kỹ năng đo đạc.
c. Thực hành ngay trong thực tế:
Bất cứ khi nào có thể thực hiện, tôi đều cho học sinh luyện tập thực
hành như trong giờ học, giờ ra chơi…
Ví dụ: trong khi hướng dẫn chơi trò chơi, tôi ra đề cho các em: Có 4
người, hãy xếp sao cho tạo thành 1 hình vuông (hình chữ nhật…); có 6 người,
hãy xếp sao cho tạo thành 1 hình vuông và 1 hình chữ nhật?...
Tóm lại: Tích cực hoá các hoạt động của học sinh sẽ xây dựng cho học
sinh tính chủ động, năng lực phân tích, tổng hợp những vấn đề nêu ra trong
bài học; khả năng phối hợp trong công việc và rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn
trong học tập.
3.3. Sửa chữa kịp thời sai lầm học sinh mắc phải
Do tính trừu tượng của các yếu tố hình học và khả năng tư duy còn hạn
chế của lứa tuổi học sinh tiểu học nên việc tiếp thu các kiến thức hình học của
các em gặp nhiều khó khăn. Khi giải các bài toán mang nội dung hình học,
học sinh mắc sai lầm là điều không tránh khỏi. Vì vậy, giáo viên cần kịp thời
sửa chữa những sai lầm đó của học sinh tránh để tạo cho các em thói quen

không tốt. Trong quá trính giảng dạy, tôi thấy học sinh lớp 3 thường mắc phải
các lỗi sau :
3.3.1. Sai lầm khi gọi tên hình:
Ví dụ: Học sinh nhầm tên gọi: đoạn thẳng và đường thẳng, hình tròn và
đường tròn, …
Nguyên nhân: Vì khả năng ghi nhớ của học sinh còn hạn chế. Khi quan
sát để hình thành biểu tượng về hình đó, học sinh chưa chú ý tới dấu hiệu đặc
trưng của hình. Đôi khi học sinh quên cả thuật ngữ mô tả hình. Vì vậy các em
gọi tên các hình theo cảm tính.

16


Cách khắc phục:
+ Cho học sinh quan sát, thao tác trên đồ vật, hướng dẫn để học sinh chủ
động thu thập thông tin và hình thành một số kỹ năng vẽ hình, cắt ghép hình.
+ Đưa ra các mô hình (hay vật thật) của hai loại hình học sinh hay
nhầm để học sinh được quan sát, phân biệt, thao tác để phát hiên ra đặc trưng
của từng loại hình.
3.3.2. Sai lầm khi thay đổi vị trí các hình:
Ví dụ: Khi quan sát góc vuông, hình vuông ở vị trí không ngay ngắn:

Nguyên nhân: Nhận thức của học sinh còn dựa vào trực giác cảm tính.
Cách khắc phục: Để khắc phục sai lầm trên, tôi đã làm như sau:
Giúp học sinh nhận ra góc vuông tương ứng với hai kim trên mặt đồng hồ
(hình vẽ sau):
12

A


3
O

B

Hay hình vuông nằm ở vị trí các cạnh trùng với các cạnh của ô ly vở:

17


+ Khi xác định 1 góc vuông (hay góc không vuông), ngoài việc dự đoán
bằng trực giác cần phải sử dụng đúng cách đồ vật kiểm tra góc vuông - đó là êke.
+ Khi giới thiệu hình vuông: Tôi cho học sinh quan sát tấm bìa hình
vuông để giới thiệu khái niệm về hình vuông: Có 4 góc đều là góc vuông và 4
cạnh có độ dài bằng nhau. Sau đó, tôi xoay tấm bìa ở nhiều vị trí khác nhau
cho học sinh quan sát. Như vậy, học sinh sẽ thấy: 1 hình vuông không hề biến
dạng khi đặt ở nhiều vị trí khác nhau.
3.3.3. Sai lầm khi đọc tên hình:
Ví dụ 1: Khi đọc tên hình, nhiều học sinh không đọc là ABCD mà đọc
A
B
là ABDC.

D

C

Nguyên nhân: Học sinh chỉ chú ý đến đặc điểm của hình tứ giác có 4
đỉnh. Nhiều khi đọc theo cách đã vẽ hình (vẽ bất kì cạnh nào trước).
Cách khắc phục: Cho học sinh dùng bút màu vẽ đoạn thẳng theo các

điểm học sinh đọc để học sinh nhận ra ABDC chỉ là 1 đường gấp khúc. Đưa
ra cách đọc đúng: đọc tên chữ cái theo thứ tự từ trái sang phải, theo chiều
kim đồng hồ.
Ví dụ 2: Học sinh đọc tên hình bằng tất cả
các ký hiệu xuất hiện trên hình. Chẳng hạn đọc

E

A

B

hình tứ giác ABCD lại đọc là AEBCGD.
Nguyên nhân: Chưa hiểu cách đọc hình
theo ký hiệu, sợ đọc sót.
Cách khắc phục: Tôi đã chỉ rõ cho học sinh
cách đọc, thực hành luôn bằng các hình vẽ khác
nhau

18

D

G

C


Ví dụ 3: Học sinh kể hình hay bị sót, không
đủ hình, thứ tự lộn xộn. Chẳng hạn khi làm bài 3

(trang 14- vở bài tập Toán 3):
Trong hình bên có:
- … hình tam giác.
- … hình tứ giác.
Nguyên nhân: Học sinh kể không theo một thứ tự nào cả, nhìn thấy
hình nào kể luôn hình đó.
Cách khắc phục: Đưa ra quy định: Khi kể tên hình ta kể các hình
không ghép trước, hình được ghép từ 2, 3, 4, … hình sau.
Để dạy tốt các bài toán có nội dung hình học của lớp 3, tôi đã sử dụng
hài hoà các biện pháp nêu trên.
Trong quá trình giảng dạy với từng bài, từng nội dung tôi có những
cách dạy phù hợp, song, tôi luôn lấy nhận thức luận về quá trình nhận thức,
đó là “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi trở về thực tế” làm
sợi chỉ đỏ cho hoạt động giảng dạy của mình.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào quá trình giảng dạy, tôi nhận
thấy chất lượng học tập phần hình học của học sinh có nhiều biến chuyển tích
cực. Các trò chơi được thực hiện trong tiết dạy làm cho học sinh hứng thú
hơn, các em đã chủ động tham gia vào các hoạt động do giáo viên tổ chức;
mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và cách làm của mình để trao đổi cùng các
bạn. Từ đó chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt.
Cùng với việc khảo sát chất lượng giữa kỳ II, tôi đã tiến hành một bài
khảo sát chất lượng để đánh giá hiệu quả của sáng kiến. Kết quả thu được
như sau:
Biểu 2: Bảng thống kê chất lượng khảo sát phần hình học lớp 3
Thời gian đánh giá: tháng 4/2013

19



Số lượng học sinh tham gia khảo sát: 26
Xếp loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu

Số lượng
7
9
10
0

Kết quả
Tỉ lệ %
26.9
34.6
38.5
0

Ghi chú

Nhận xét:
Tỉ lệ học sinh xếp loại khá giỏi tăng 23.1%
Tỉ lệ học sinh xếp loại trung bình giảm 7.7 %
Không có học sinh xếp loại yếu.
Học sinh đã vẽ được hình đảm bảo yêu cầu của đề bài. Song còn một
số em thực hiện phép tính sai và ghi sai tên đơn vị đo dẫn đến bài kiểm tra
xếp loại trung bình.


PHẦN III: KẾT LUẬN
Để áp dụng và phát huy tốt hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm này
cần một số điều kiện sau:
- GV giảng dạy phải nắm vững kiến thức của chương trình môn học.
- GV cần biết lựa chọn và vận dụng các phương pháp giảng dạy hợp lý,
linh hoạt tùy thuộc vào mục đích và nội dung bài học.
- Khai thác và cho học sinh sử dụng tối đa bộ đồ dùng học toán.

20


- Luôn luôn tạo ra niềm vui, sự hấp dẫn trong học tập để cuốn hút các
em vào hoạt động dạy của thầy.
- GV cần đặc biệt chú ý đến khâu thực hành của HS. Tôn trọng và phát
huy năng lực của các em. Luôn động viên khích lệ để HS hào hứng, nhiệt tình
tham gia vào bài học.
Tóm lại, khi dạy các bài toán có nội dung hình học giáo viên biết vận
dụng các phương pháp dạy học hợp lý, biết sử dụng thiết bị dạy học, chịu khó
học hỏi, tìm tòi các phương pháp giảng dạy mới kết hợp với năng lực và lòng
nhiệt tình, thương yêu học sinh sẽ giúp cho người giáo viên hoàn thành giờ
dạy với kết quả cao.
Mặc dù sáng kiến “Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 học tốt
các bài toán có nội dung hình học” bước đầu có kết quả đáng mừng đối với
lớp tôi phụ trách nhưng chắc chắn không tránh khỏi bỡ ngỡ, sai sót. Rất mong
hội đồng khoa học góp ý, giúp đỡ thêm để từ năm sau tôi có kinh nghiệm tốt
hơn trong quá trình dạy- học.
Ngày 22 tháng 4 năm 2013
Người viết

Phùng Thị Minh Lan


21


Tµi liÖu tham kh¶o
1/ Đỗ Đình Hoan, Sách giáo khoa Toán lớp 3, NXBGD, năm 2008
2/ Đỗ Đình Hoan, Sách giáo viên Toán lớp 3, NXBGD, năm 2008
3/ Đỗ Đình Hoan, Vở bài tập Toán lớp 3 tập 1, NXBGD, năm 2011
4/ Đỗ Đình Hoan, Vở bài tập Toán lớp 3 tập 2, NXBGD, năm 2011



×