Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SKKN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy học LUYỆN từ và câu lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.58 KB, 31 trang )

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm :
Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển
nhân cách con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông và các cấp học
trên. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, đòi hỏi học sinh phải có vốn
kiến thức cần thiết.
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học là :
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc,
viết, nghe, nói) và cung cấp những kiến thức cơ bản, gắn trực tiếp với việc
học tiếng Việt nhằm tạo ra ở học sinh năng lực dùng tiếng Việt để học tập,
giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi.
- Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh
các thao tác tư duy cơ bản ( phân tích, tổng hợp, phán đoán…)
- Cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về
văn hóa và văn học của Việt Nam và nước ngoài để từ đó:
+ Góp phần bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lòng
tốt, lẽ phải và sự công bằng xã hội; góp phần hình thành lòng yêu mến và
thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.
+ Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại: Có tri
thức, biết tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết rèn luyện lối sống
lành mạnh, ham thích làm việc và có khả năng thích ứng với cuộc sống xã
hội sau này.
Với mục tiêu dạy học Tiếng Việt như trên, ta thấy môn Tiếng Việt đóng
vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục làm cơ sở ban đầu cho trẻ chiếm
lĩnh tri thức mới, có được năng lực sử dụng ngôn ngữ, biết sử dụng thành

=============================================================


1


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

thạo Tiếng Việt, khơi dậy trong tiềm thức tâm hồn học sinh lòng yêu quý sự
phong phú của tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp
phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
SGK mới, phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp được giọi bằng tên mới là
Luyện từ và câu. Đây là môn học đóng vai trò quan trọng hàng đầu bởi nó
cung cấp cho các em vốn tri thức Tiếng Việt ban đầu nhằm phục vụ cho việc
tiếp thu các môn học khác một cách dễ dàng hơn. Vì vậy học Luyện từ và
câu sẽ giúp cho các em hình thành, phát triển vốn ngôn ngữ của mình. Hằng
ngày việc tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, cha mẹ cũng như với mọi người đòi
hỏi các em phải có vốn ngôn ngữ đồng thời qua việc tiếp xúc đó các em cũng
bổ sung thêm cho mình những gì bị thiếu hụt. Hay khi tiếp xúc với một số
tác phẩm văn học ta phải biết những từ ngữ tác giả sử dụng trong đó với
dụng ý gì, cấu trúc câu trong đó như thế nào hay từ láy từ ghép đó được dùng
để làm gì,…
Khi dạy phân môn Luyện từ và câu giáo viên còn gặp rất nhiều khó
khăn. Những hiện tượng ra đề Luyện từ và câu sai hoặc sai đáp án không
phải là không có trong các kì thi. Nhiều vấn đề cụ thể của phân môn vẫn còn
là điều băn khoăn, thắc mắc chưa được giải quyết ở mỗi giáo viên. Không
những thế giáo viên còn chưa có sự sáng tạo về đối mới phương pháp dạy
Luyện từ và câu. Về phía học sinh, một số em chưa chăm chỉ học tập, còn
lười học bài và làm bài tập. Khả năng phân tích cấu trúc và vận dụng bài học
vào thực tiễn còn hạn chế.
Mặt khác xuất phát từ nhu cầu của bản thân, xác định tốt mục tiêu, đúng

phương pháp giảng dạy phân môn Luyện từ và câu người giáo viên sẽ tìm ra
những giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng giáo dục.

=============================================================
2


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

Với vai trò, vị trí và nhu cầu trên, tôi nghĩ rằng: Đổi mới phương pháp
dạy học Tiếng Việt nói chung và nâng cao hiệu quả giảng dạy Luyện từ và
câu nói riêng là một vấn đề cần diễn ra thường xuyên liên tục. Xuất phát từ
những lí do trên, tôi chọn nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “ Nâng cao
chất lượng dạy học Luyện từ và câu lớp 4”.
II. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 4 năm học 2011- 2012 của Trường Tiểu học Dữu Lâu.
III. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài cần phải vận dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu, mỗi phương pháp đều có những ưu- nhược điểm khác nhau, vậy tôi phải
kết hợp các phương pháp nhằm phát huy những mặt tích cực của từng
phương pháp đồng thời để các phương pháp bổ sung hỗ trợ cho nhau.
1. Phương pháp điều tra khảo sát:
- Tiến hành điều tra, khảo sát học sinh bằng cách xây dựng hệ thống câu hỏi
theo phiếu, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi ghi trong phiếu.
2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
- Tổng kết kinh nghiệm là phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, đem lý
luận phân tích thực tiễn, từ phân tích thực tiễn rút ra kết luận.
3. Phương pháp đối chiếu so sánh kết quả:

- Từ những cơ sở lý luận, những giải thuyết ban đầu sử dụng phương pháp
này tức là kiểm tra khảo sát, bằng cách cho bài kiểm tra để nắm được trình
độ của học sinh lớp 4. Cùng với kết quả trong việc học tập để so sánh kết
quả ban đầu của học sinh.
4. Phương pháp phân tích, tổng hợp:
- Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích phân tích các số liệu, các kết quả
thu được qua thực tiễn, từ đó thống kê kết quả một cách chính xác, đòi hỏi

=============================================================
3


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

phải thông qua việc thu nhập thông tin, số liệu sau đó phải phân tích tìm ra
dấu hiệu bản chất và gạt bỏ những yếu tố không cần thiết, trong quá trình đó
ta phải sắp xếp tổng hợp lại thành một chỉnh thể thống nhất. Đây là một
phương pháp rất quan trọng.

=============================================================
4


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lý luận:
Là người Việt Nam, ai cũng tự nhận thấy rằng ngôn ngữ chúng ta hết
sức phong phú và đa dạng. Mỗi con người ngay từ khi sinh ra đến tuổi đi học
đều hình thành cho mình vốn ngôn từ Tiếng Việt, quy tắc giao tiếp nhất định.
Bởi vậy, để tăng nhanh được vốn từ, để chính xác hóa nội dung ngữ nghĩa
của từ cũng như thúc đẩy việc hình thành kĩ xảo ngữ pháp diễn ra một cách
nhanh chóng, thuận lợi không thể không chú ý đến việc rèn luyện, trau dồi
cho các em vốn kiến thức về Tiếng Việt qua phân môn Luyện từ và câu. Kế
thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình cũ đồng thời cũng tạo ra
phong thái mới trong dạy và học hiện nay, chương trình SGK mới ra đời với
mong muốn sẽ giúp cho học sinh tiếp cận một cách dễ dàng hơn với môn tri
thức mới. Với phân môn Luyện từ và câu sẽ giúp học sinh:
a. Mở rộng hệ thông hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ
giản về từ và câu.
b. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.
c. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; rèn
luyện ý thức sử dụng Tiếng Việt có văn hóa trong giao tiếp.
Với mục đích như vậy, việc dạy học Luyện từ và câu chiếm vị trí hết
sức to lớn trong nhà trường cũng như cung cấp cho các em những tri thức
cần thiết để đi sâu vào tìm hiểu các lĩnh vực khác.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK
lần này là đổi mới phương pháp dạy và học: Chuyển từ phương pháp truyền
thụ sang phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học trong đó người

=============================================================
5


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================

=

dạy đóng vai trò tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt
động, bộc lộ mình và được phát triển. Đó cũng chính là bản chất của phương
pháp dạy học mới. Theo phương pháp tích cực hóa hoạt động học tập của
học sinh. SGK Tiếng Việt 4 nói chung, phân môn Luyện từ và câu nói riêng
không trình bày kiến thức như là những kết quả có sẵn mà xây dựng hệ
thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh tự học, tự thực hiện các hoạt động
nhằm chiếm lĩnh tri thức và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt.
II. Thực trạng của việc dạy Luyện từ và câu ở lớp 4
Giáo viên khi giảng dạy chỉ chú ý đến kiến thức đã được ổn định trong
chương trình và sách giáo khoa mà chưa chú ý đến việc phát triển tư duy cho
học sinh khi học phân môn Luyện từ và câu.
Học sinh mới chỉ nắm được các kiến thức, cách sử dụng nhưng chưa
theo một hệ thống logic nhất định nên chất lượng về phân môn Luyện từ và
câu chưa cao dẫn đến các kết quả học tập của nhiều phân môn khác cũng bị
hạn chế. Nguyên nhân:
- Giáo viên nhiều khi chưa nghiên cứu tài liệu trước khi soạn bài, giảng bài.
Chỉ giảng đủ nội dung bài chưa khắc sâu được kiến thức, chưa liên hệ thực tế
gần gũi với cuộc sống của các em, chưa chú ý đến phát triển tư duy. Chưa
đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trong một giờ dạy để gây
hứng thú cho các em trong học tập. Chưa kết hợp hài hòa giữa các phân môn
khác để hỗ trợ cho việc dạy Luyện từ và câu gắn với việc phát triển tư duy.
- Học sinh: Nhiều em còn lười học chưa có ý thức học bài, làm bài tập. Do
vậy các em còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hình thành khái niệm
mới cũng như vận dụng các kiến thức vào bài tập.

=============================================================
6



NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

- Phụ huynh: Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của
con em mình. Chưa chú ý đến cách sử dụng câu, từ hàng ngày khi giao tiếp
sao cho hay và sáng tạo.
Từ nguyên nhân chính đã nêu trên dẫn đến việc học Luyện từ và câu
gắn với việc phát triển tư duy cho học sinh lớp 4 còn nhiều hạn chế, sự thành
công của giáo viên trong giảng dạy đòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo giữa
gia đình, nhà trường và xã hội.
- Trường Tiểu học Dữu Lâu có 17 lớp với tổng số học sinh 446 em. Tổng
số cán bộ giáo viên công nhân viên: 34 đ/c. Nhà trường luôn tạo điều kiện
cho công tác thay sách đạt kết quả tốt, được học chương trình mới, trang bị
đầy đủ SGK, sách hướng dẫn và được học về sử dụng các phương tiện dạy
học hiện đại. Trình độ nhận thức của các em tương đồng nhau. Các em học
sinh đều được học 2 buổi/ngày. Buổi sáng học lý thuyết và buổi chiều được
luyện tập củng cố để khắc sâu kiến thức.
- Tuy nhiên do đặc điểm của học sinh nhiều em còn nhút nhát, chưa chăm
học nên việc luyện tập thực hành của học sinh còn hạn chế, việc phân chia
thời lượng lên lớp ở mỗi môn dạy đôi khi cũng dàn trải, hoạt động của côtrò có lúc thiếu nhịp nhàng. Việc soạn bài, chuẩn bị của giáo viên đôi lúc còn
mang tính hình thức. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em
mình còn có quan điểm'' trăm sự nhờ nhà trường, nhờ cô'' cũng làm ảnh
hưởng đến chất lượng học tập bộ môn.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi không khỏi băn khoăn nếu không tìm
được biện pháp để nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu cho học
sinh lớp 4.
III. Biện pháp thực hiện dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4:


=============================================================
7


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

- Nội dung chương trình: Gồm 70 tiết( 36 tiết ở học kỳ I và 34 tiết ở học kỳ
II ) nội dung phù hợp với chủ điểm của từng đơn vị học. Phân môn Luyện từ
và câu của lớp 4 nhìn chung ngắn gọn, cụ thể đã được bớt nhiều so với
chương trình Từ ngữ - Ngữ pháp của lớp 4 cũ, phân môn chỉ rõ 2 dạng bài:
Bài lý thuyết và bài tập thực hành với định hướng rõ ràng.
- Yêu cầu kiến thức:
+ Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ: Môn Tiếng Việt có 10 đơn vị học thì
môn Luyện từ và câu mở rộng và hệ thống hoá 10 chủ điểm đó.
+ Các kiến thức về từ và câu: Biết được cấu tạo tiếng, từ( từ đơn, từ ghép, từ
láy), từ loại( danh từ, động từ, tính từ): các kiểu câu và cách dùng. Hiểu
trạng ngữ là gì? biết sử dụng các dấu câu đúng.
- Yêu cầu kỹ năng: Nhận biết được cấu tạo của tiếng, từ, các kiểu câu, các
kiểu cấu tạo của từ loại. Đặt câu với từ cho sẵn hoặc đặt câu theo mẫu. Giải
các câu đố, giải nghĩa thành ngữ, tục ngữ. Thêm được trạng ngữ cho câu và
điền được dấu câu trong đoạn văn. Biết chữa lỗi dùng từ, dấu câu.
- Dạy Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp: Thông qua nội dung dạy Luyện từ
và câu lớp 4, bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen dùng từ đúng, nói
viết thành câu và ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các
chuẩn mực văn hoá.
Để có thể thực hiện các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của phân môn
Luyện từ và câu. Tôi có đề xuất một số biện pháp sau:
1. Lập kế hoạch bài học

Việc lập kế hoạch bài học tức là tạo ra cho mình một cẩm nang cho việc
dạy học. Vì vậy, việc lập kế hoạch bài học của giáo viên phải logic, tích hợp
đầy đủ các nội dung dạy học ở trong đó, phải có đầy đủ mục đích, yêu cầu

=============================================================
8


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

cũng như quy trình một bài dạy sao cho phù hợp, có hoạt động người dạy,
người học. Khi lập kế hoạch bài học, giáo viên phải đặt ra những tình huống
trong giờ dạy ngoài dự kiến của mình để có thể kịp thời xử lý, đồng thời tạo
cho giờ học sinh động, hấp dẫn.
2. Chuẩn bị đồ dùng
Việc dạy học theo phương pháp mới hiện nay đòi hỏi giáo viên phải năng
động, sáng tạo, tìm tòi học hỏi để làm tăng hiệu quả giờ dạy đồng thời nâng
cao chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học
cho mỗi bài dạy là khâu quan trọng, mỗi bài yêu cầu mỗi loại đồ dùng riêng
như: Phiếu học tập, bảng phụ, hình ảnh trực quan,… Đồ dùng dạy học sẽ
đóng góp phần lớn cho hiệu quả cũng như thành công của tiết dạy.
Ví dụ: Khi dạy bài "câu kể Ai là gì?" với yêu cầu dùng câu kể Ai là
gì? viết đoạn văn giới thiệu về gia đình mình hoặc tập thể lớp mình. Chắc
chắn rằng, giờ học này sẽ sinh động hơn khi học sinh có tấm ảnh chụp cả gia
đình, các em sẽ nhìn vào đó để giới thiệu thành viên của gia đình cho cả lớp
nghe qua tấm ảnh đó.
3. Hướng dẫn chuẩn bị bài
Đây cũng là biện pháp góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả dạy

học. Sau mỗi tiết học, giáo viên cần dành chút ít thời gian để hướng dẫn cho
các em xem trước bài học sắp tới và những phần cần chuẩn bị, có như vậy
khi học bài các em mới các em đã được làm quen, xem qua những kiến thức
mình sắp học đồng thời cũng bổ sung những kiến thức đã học liên quan đến
bài mới.
4. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong cùng một tiết dạy.

=============================================================
9


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

Đây là điều kiện cần cho một giờ Tiếng Việt nói chung và luyện tập về
câu nói riêng. Có thể có nhiều hình thức tổ chức khác nhau để thực hiện bài
tập:
+ Làm việc độc lập.
+ Làm việc theo cặp, theo nhóm.
+ Làm việc theo lớp.
- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả làm việc bằng nhiều hình thức khác
nhau và phải luân phiên, có khi là phiếu học tập, có khi là bằng bảng, giấy
hay bảng lớp, có khi trình bày bằng miệng. Ngoài ra còn có thể cho thi đua
giữa các nhóm.
- Trao đổi với học sinh, hoặc tổ chức cho các em góp ý đánh giá cho nhau
trong quá trình làm bài.
- Tổng kết ý kiến, ghi bảng nếu cần thiết.
5. Phối hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Ngoài việc dạy học ở trên lớp nên tổ chức cho học sinh những giờ học

ngoại khóa thật bổ ích như tổ chức các trò chơi đố vui để họ, các hội thi tìm
từ nhanh, đặt câu đúng…để các em tăng thêm vốn hiểu biết tạo ra sự thi
đua, hứng khởi trong học tập Tiếng Việt và phân môn Luyện từ và câu nói
riêng.
Giáo viên cũng nên tổ chức cho các em đi tham quan thực tế học tập
để các em mở rộng vốn kiến thức về quê hương, đất nước để giúp đỡ các em
hiểu hơn về cuộc sống, từ đó làm giàu thêm vốn từ. Hay từ trong cuộc sống
hằng ngày của các em thường giao tiếp với thầy cô, bạn bè, cha, mẹ…..học
sinh phải nắm bắt được điều đó để điều chỉnh trong hoạt động giao tiếp.
6. Linh hoạt phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học

=============================================================
10


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

a. Phương pháp vấn đáp: Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp
dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức đã hoàn chỉnh mà hướng dẫn
cho học sinh tư duy từng bước để các em tự tìm ra kiến thức mới.
Phương pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cường kĩ năng suy nghĩ sáng tạo
trong quá trình lĩnh hội tri thức và xác định mức độ hiểu bài cũng như kinh
nghiệm đã có của học sinh. Giúp các em hình thành khả năng tự lực tìm tòi
kiến thức. Qua đó học sinh ghi nhớ tốt hơn sâu, sắc hơn.
Yêu cầu khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng nội
dung bài học, câu hỏi đưa ra phải rõ ràng phù hợp với mọi đối tượng học
sinh trong lớp. Giáo viên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ. Sau đó cho
học sinh trả lời các em khác nhận xét bổ sung. Phương pháp này phù hợp với

cả 2 loại bài lý thuyết và thực hành.
VD: Khi dạy bài danh từ (Tuần 5) mục đích của bài là học sinh phải nắm
được danh từ gì? Biết tìm danh từ trong đoạn văn và đặt câu với danh từ đó.
- Đưa VD:
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
+ H: Em tìm những TN chỉ sự vật trong đoạn thơ?

=============================================================
11


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

Dòng 1: Truyện cổ

Dòng 5: Đời, cha ông

Dòng 2: Cuộc sống, tiếng xưa

Dòng 6: Con sông chân trời


Dòng 3: Cơn nắng, cơn mưa

Dòng 7: Truyện cổ

Dòng 4: Con sông, rặng dừa.

Dòng 8: Ông cha

+ H: Sắp xếp các từ vừa được theo nhóm
- Từ chỉ người: Ông cha , cha ông
- Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời
- Từ chỉ hiện tượng: mưa, nắng
- Từ chỉ đơn vị: Cơn, con, rặng.
+ GV: Những từ đó thuộc loại từ: danh từ
+ H: Vậy danh từ là gì? (Danh từ là những từ chỉ sự vật: người, vật, hiện
tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
Vậy qua 4 câu hỏi gợi mở cho các em đã kết thúc một khái niệm ngữ
pháp mà nội dung của bài đề ra.
* Tóm lại phương pháp gợi mở vấn đáp được sử dụng trong tất cả tiết học và
phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh.
b. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề: Phương pháp nêu và giải quyết
vấn đề là giáo viên đưa ra những tình huống gợi vấn đề, điều khiển học sinh
phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác tích cực chủ động và sáng tạo để giải
quyết vấn đề thông qua đó mà tái tạo tri thức rèn luyện kỹ năng.
Tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp dụng lý thuyết vào giải quyết
vấn đề của thực tiễn. Nâng cao kỹ năng phân tích và khái quát từ tình huống
cụ thể và khả năng độc lập cũng như khả năng hợp tác trong quá trình giải
quyết vấn đề.

=============================================================

12


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần chuẩn bị trước câu hỏi sao
cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và nội dung của bài đảm bảo tính sư
phạm, đáp ứng với các đối tượng học sinh, giáo viên cần chuẩn bị tốt kiến
thức để giải quyết vấn đề mà học sinh đưa ra.
VD: Khi dạy bài mở rộng vốn từ ''Đồ chơi - trò chơi'' Giáo viên đưa ra
một số thành ngữ - tục ngữ sau: ''Chơi với lửa'', ''ở chọn nơi, chơi chọn bạn'',
H: Em hãy chọn câu thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyên bạn:
a. Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi.
b. Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ
ra mình gan dạ.
Với tình huống (a) các em có thể chọn thành ngữ tục ngữ ''ở chọn nơi,
chơi chọn bạn''. Những với tình huống (b) các em có thể chọn 1 hoặc 2 thành
ngữ tục ngữ đều được.
* Tóm lại: Với phương pháp này giáo viên nên hiểu rằng trong từng
tình huống sẽ có thể có nhiều cách giải quyết hay nhất để ứng dụng trong
học tập, trong cuộc sống.
c. Phương pháp trực quan: Phương pháp trực quan là phương pháp dạy
học trong đó giáo viên sử dụng đồ dùng, tranh, ảnh, vật thật,…nhằm giúp
học sinh có biểu tượng đúng về sự vật và thu nhận được kiến thức, rèn luyện
kỹ năng theo nội dung bài học một cách thuận lợi.
Thu hút sự chú ý và giúp học sinh bài ghi nhớ bài tốt hơn, học sinh có
thể khái quát nội dung bài và phát hiện liên hệ của các đơn vị kiến thức. Giáo
viên hướng dẫn học sinh quan sát theo nội dung cần truyền đạt.


=============================================================
13


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

VD: Khi dạy bài ''Đồ chơi - trò chơi'' giáo viên đưa ra 6 bức tranh trong
SGK để tìm ra các từ ngữ chỉ tên đồ chơi - trò chơi mà các em được mở
rộng trong bài học.
Bức tranh 1: học sinh tìm từ đồ chơi: diều -Trò chơi : thả diều
Bức tranh 2: từ chỉ đồ chơi: dây, nồi xoong, búp bê- Trò chơi: nấu ăn, cho
bé ăn bột, nhảy dây.…
*Tóm lại: Sử dụng phương pháp trực quan giảng dạy phân môn Luyện từ
và câu là rất quan trọng vì sẽ khai thác triệt để các kênh hình của bài học nhờ
đó mà giáo viên giúp học sinh nắm bài tốt hơn.
d. Phương pháp rèn luyện theo mẫu: Phương pháp rèn luyện theo mẫu là
phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra các mẫu cụ thể qua đó hướng dẫn
học sinh tìm hiểu các điểm của mẫu, cơ chế tạo mẫu và thực hiện theo mẫu.
Giúp học sinh có điểm tựa để làm bài. Đặc biệt là với học sinh trung bình
và yếu còn đối với học sinh khá giỏi không bắt buộc phải theo mẫu để học
sinh phát huy tính tích cực chủ động.
e. Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp dạy học trong đó học
sinh dưới sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên tiến hành tìm hiểu các dấu
hiệu theo định hướng bài học từ đó rút ra bài học. Giúp học sinh tìm tòi huy
động vốn kiến thức cũ của mình để tìm ra kiến thức mới. Tạo điều kiện cho
học sinh tự phát hiện kiến thức (về nội dung và hình thức thể hiện)
VD: Khi dạy bài: Câu hỏi và dấu chấm hỏi

B1: Cho học sinh tìm các câu hỏi trong bài tập đọc ''Người tìm đường tới các
vì sao''. Các em sẽ tìm được 2 câu:
- Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?
- Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?

=============================================================
14


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

Phân tích:
H: Câu hỏi (1) là của ai? (Xi- ôn- cốp- xki tự hỏi mình)
H: Câu hỏi (2) là của ai? (Bạn của Xi- ôn- cốp- xki hỏi)
H: Dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi (cuối câu có dấu chấm hỏi)
giáo viên: Khi đọc câu hỏi phải nhấn mạnh vào ý cần để hỏi.
Qua phân tích của giáo viên, học sinh rút ra đựơc bài học:
1. Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.
VD: - Bạn đã đọc bài chưa?
- Có phải Trái đất quay xung quanh Mặt Trời không?
2. Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác những cũng có những câu để tự hỏi
mình.
VD: - Chiếc bút này mình đã mua ở đâu nhỉ?
- Thứ mấy là sinh nhật của mình nhỉ?
3. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (có phải, không; phải không, à,....).
Khi viết cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?)
VD: - Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung phải không?
- Bạn đã ăn cơm chưa?

g. Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Yêu cầu phân tích ngôn ngữ đối với
học sinh Tiểu học chỉ ở mức độ đơn giản, với sự giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn tỉ
mỉ của giáo viên. Bởi vậy phương pháp này được áp dụng để dạy học dấu
câu nhằm giúp học sinh làm rõ cấu trúc các kiểu đơn vị được học trong
chương trình.
Ví dụ: Chép đoạn văn dưới đây vào vở sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích
hợp và viết hoa những chữ đầu câu:

=============================================================
15


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi có lần, chính mắt tôi đã nhìn
thấy ông tán đinh đồng chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát
thẳng, nhanh đến mức tôi không thể thấy được, mặt ông phất phơ những sợi
tơ mỏng ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.
Với bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lướt, tìm các câu
được viết theo các mẫu đã học (ai là gì? ai làm gì? ai thế nào?) rồi tách riêng
các câu đó ra.
Ông tôi vốn là thợ hàn loại giỏi. Có lần, chính mắt tôi đã nhìn thấy
ông tán đinh đồng.Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát
thẳng, nhanh đến mức tôi không thể thấy được, mặt ông phất phơ những sợi
tơ mỏng. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.
Khi đã xác định được các câu đã viết theo các mẫu đã học, các em có
thể tìm cách ngắt câu, bằng cách đọc lên sau khi xác định nghỉ hơi hoặc giáo
viên có thể chuyển thành bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn để học sinh lựa

chọn.
h. Phương pháp thực hành giao tiếp: Với phương pháp này không chỉ
hướng học sinh vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của
quá trình giao tiếp mà còn là phương pháp cung cấp lí thuyết cho học sinh
trong quá trình giao tiếp. Chẳng hạn, khi dạy xong bài Câu kể Ai làm gì?
giáo viên có thể cho học sinh làm việc theo nhóm 4- 8 để các em tự giới
thiệu về gia đình mình.
Sau khi thảo luận các em trong nhóm có thể tự giới thiệu về công việc
của bố mẹ, anh chị, ông, bà mình. Như thế sẽ tạo ra không khí sôi nổi trong
giờ học và giúp các em hiểu nhau hơn.

=============================================================
16


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

Khi vận dụng phương pháp này thì chúng ta đã kiểm tra được kĩ năng
sử dụng từ đặt câu và giúp học sinh rèn được kĩ năng học tập mới.
* Tóm lại: Trên đây là một số phương pháp dạy học mà tôi áp dụng trong
giảng dạy phân môn Luyện từ và câu. Những phương pháp trên cũng không
phải là mới và tôi cũng nhận thấy rằng không có một phương pháp dạy học
nào là tối ưu. Mỗi phương pháp thường có mặt mạnh- mặt yếu của nó. Mặt
mạnh của phương pháp này sẽ hỗ trợ cho mặt yếu của phương pháp kia. Cho
nên để tránh nhàm chán cần phối kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy phù
hợp với nhiều đối tượng học sinh. Có như vậy tiết học mới đạt kết quả cao.
7. Đưa giáo dục kĩ năng sống tích hợp trong các tiết Luyện từ và câu
Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng

đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản.
Phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã
hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết.
8. Một điều quan trọng nữa để nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn
Luyện từ và câu là giáo viên phải giúp học sinh nắm vững được vị trí,
nhiệm vụ, tác dụng của việc học phân môn này
Ngôn ngữ là phương tiện kỳ diệu của con người, nhờ nó mà xã hội tồn
tại và phát triển được. Vì vậy, dạy Tiếng Việt giáo viên dần dần từng bước
dẫn dắt học sinh đi vào chiều sâu của ngôn ngữ Tiếng Việt, hiểu được những
điều bí ẩn đằng sau những hiện tượng và giải thích được cơ chế vận hành của
ngôn ngữ. Việc dạy Luyện từ và câu trong trường Tiểu học là vấn đề không
thể thiếu được. Bởi đây là nền tảng giúp học sinh hiểu được bản chất của
tiếng mẹ đẻ và góp phần bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng nơi
và viết thành câu và ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với
các chuẩn mực văn hóa.

=============================================================
17


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

9. Tổ chức các hoạt động phát triển năng lực tự học của học sinh
Tổ chức hướng dẫn học sinh tự học, đọc sách, cách lấy thông tin, cách
phân tích và hiểu thông tin, cách quan sát hiện tượng xung quanh.
10. Tổ chức hoạt động khám phá bằng cách đưa ra một hệ thống các câu
hỏi hướng dẫn học sinh tìm ra được kết quả
Giáo viên phải biết kĩ năng đặt câu hỏi. Sau đây là một số kĩ năng:

1. Đặt những câu hỏi mà học sinh có thể trả lời được.
2. Có thể để cho học sinh có thời gian trả lời.
3. Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ (ánh mắt, nụ cười…) để khuyến khích học
sinh trả lời.
4. Khen ngợi hay ghi nhận câu trả lời đúng của học sinh.
5. Tránh cho học sinh ngại ngùng với câu trả lời của mình.
6. Nếu không có ai trả lời, có thể đặt câu hỏi khác đơn giản nhằm gợi
mở cách trả lời.
7. Câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu.
8. Tránh được các câu hỏi chuyên sử dụng các câu ghi nhớ.
9. Phân phối câu hỏi đều cả lớp .
11. Luôn kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng đạt được ở học sinh
Đánh giá vừa nhằm mục đích xác định mức độ năng lực và kiến thức
hình thành ở người học vừa giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy của
mình. Sự đánh giá của thầy về kết quả học của trò dần phải chuyển thành kĩ
năng tự đánh giá của trò. Sự tự đánh giá giúp cho sự phát triển khả năng tự
học của học sinh.

=============================================================
18


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

12. Giáo viên cần nắm vững nội dung, mức độ yêu cầu của từng bài tập
để hướng dẫn học sinh thực hành cho sát hợp. Củng cố phát triển những
kiến thức kĩ năng đã dạy học ở lớp1, 2, 3.
Có nhiều biện pháp, hình thức tổ chức nhằm phát huy tính tích cực của

học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa sưu tầm hoặc tự
làm đồ dùng dạy học đơn giản nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức và
tích cực tham gia vào hoạt động luyện tập thực hành, luyện tập về các kĩ
năng: Mở rộng vốn từ, phân tích cấu tạo tiếng, từ, nhận biết danh từ chung,
danh từ riêng, cách viết hoa, dùng các dấu câu, các kiểu câu.
Sau đây tôi xin trình bày một giáo án minh hoạ cho một số biện pháp mà
tôi vừa nêu ở trên:
Bài: CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN
I) MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được cách đặt câu khiến. Biết đặt câu trong các tình huống
khác nhau.
- Học sinh đặt được các câu khiến trong bài .
- Thái độ học tập nghiêm túc, sử dụng các câu khiến phù hợp trong đời sống
hàng ngày.
II) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bút màu đỏ, ba băng giấy, mỗi băng đều viết câu văn ( Nhà vua hoàn
gương lại cho Long Vương ) bằng mực xanh đặt trong khung khác nhau để
học sinh làm phần nhận xét, chuyển câu kể thành câu khiến theo ba cách
khác nhau. Một băng giấy viết sẵn phần ghi nhớ .
HS: Bút màu.
III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt dộng của giáo viên.

Hoạt động của học sinh

=============================================================
19


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4

===========================================================================
=

1. Ổn định lớp.
- Khởi động

- Hát vui

2. Kiểm tra bài cũ.
- Câu khiến dùng để làm gì? Cuối câu

- Câu khiến ( câu cầu khiến ) dùng

khiến có dấu gì?

để yêu cầu, đề nghị , mong muốn,..
của người nói , người viết đối với
người khác .
-Khi viết , cuối câu có dấu chấm
than (!) hoặc dấu chấm.

-Một học sinh đọc ba cấu khiến tìm

-Dự kiến học sinh trả lời:

được trong SGK

+ Dù sao trái đất vẫn quay !
+ Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi !
+ Em nhặt cho đầy giỏ đây !


-Giáo viên KL và ghi điểm.

- HS nhận xét

3. Dạy bài mới.
a) Giới thiệu bài.
-Bài học trước đã giúp các em hiểu tác
dụng của câu khiến. Bài học hôm nay
sẽ giúp cho các em biết cách tạo ra câu
khiến trong các tình huống khác nhau.
b) Nhận xét .
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần

2 Học sinh đọc nhận xét.

nhận xét trong SGK
Cho câu kể sau đây:
Nhà vua hoàn gươm lại cho Long
Vương.

- 3 HS làm trên các băng giấy

Hãy chuyển câu kể thành câu khiến một Dự kiến học sinh trả lời :

=============================================================
20


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4

===========================================================================
=

trong những cách sau:

Cách 1:

- Thêm hãy, đừng, chớ, nên, phải,…

Nhà vua / hãy / hoàn gươm lại

vào trước một động từ.

choLong Vương !
Cách 2:

- Thêm đi, thôi ,nào,… vào cuối câu.

Nhà vua hoàn …Long Vương / đi !
Cách 3:

- Thêm đề nghị , xin ,mong,… vào cuối

Xin / nhà vua …Long Vương !

câu.

Cách 4:

- Thay đổi giọng điệu.


Giáo viên mời 1-2 học sinh đọc lại
nguyên văn câu kể “Nhà vua…Long

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách

Vương “ . Chuyển câu kể thành câu

chuyển câu kể ( Nhà vua… Long

khiến với giọng điệu phù hợp với

Vương) thành câu khiến theo bốn cách

câu khiến.

đã nêu trong SGK.
+ Có thể dùng phối hợp các cách mà
SGK đã gợi ý:
 Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại
cho Long Vương !
 Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho
Long Vương đi !
 Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại
cho Long Vương đi !
c) Phần ghi nhớ.
- Có mấy cách để đặt câu khiến? đó là

- Muốn đặt câu khiến, có thể dùng


những cách nào?

một trong những cách sau :

=> Giáo viên kết luận

1. Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ,
nên, phải,… vào trước động từ.

=============================================================
21


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

2. Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,…
vào cuối câu.
3. Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong,
… vào đầu câu.
4. Dùng giọng điệu phù hợp với câu
khiến.
d) Phần luyện tập.
Bài tập 1: Giáo viên yêu cầu học sinh

2 học sinh đọc.

đọc nội dung bài tập.


- HS làm việc cá nhân- nối tiếp

Chuyển các câu kể sau thành câu

nhiều em trình bày

khiến:

Dự kiến học sinh trả lời:

- Nam đi học.

-

Thanh đi lao động đi !

-Thanh đi lao động.

- Thanh hãy đi lao động đi !

- Ngân chăm chỉ.

- Đề nghị Thanh hãy đi lao động đi !

- Giang phấn đấu học giỏi.

- Thanh phải đi lao động!

M : - Nam đi học đi !


- Thanh phải đi lao động đi !

- Nam phải đi học !

- Đề nghị Thanh phải đi lao động đi !

-Nam hãy đi học đi !

- Giang hãy phấn đấu học giỏi !
- Giang hãy phấn đấu học giỏi đi!
- Mong Giang hãy phấn đấu học giỏi

=> Giáo viên nhận xét- sửa sai( nếu có)
Bài tập 2: Giáo viên yêu cầu học sinh
đọc nội dung bài tập .
Đặt câu cầu khiến phù hợp với các
tình huống sau :
a) Vào giờ kiểm tra…để mượn bút.

đi!
- 2 học sinh đọc
Thảo luận nhóm đôi
Đại diện trình bày
Dự kiến học sinh trả lời:
- An cho tớ mượn cây bút của cậu
với !

=============================================================
22



NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

b) Em gọi điện thoại …với bạn em.

- Xin phép bác cho cháu gặp bạn
Linh ạ !

c) Em đang tìm…nhờ chú ấy chỉ
đường.

- Chú làm ơn chỉ giúp cháu nhà bạn
Oanh ở đâu !

=> Giáo viên nhận xét và chốt lại câu
trả lời đúng.
Bài tập 3: Yêu cầu học sinh đọc nội
dung bài tập:
Đặt câu khiến theo những yêu cầu

Dự kiến học sinh trả lời:

dưới đây :
a) Câu khiến có hãy ở trước động từ.

- Hãy giúp mình giải bài toán này
với !


b) Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động

- Chúng ta cùng học nào !

từ.
c) Câu khiến có xin hoặc mong ở trước

- Xin thầy cho em vào lớp ạ !

chủ ngữ.
Bài tập 4: Dành cho học sinh khá giỏi.

- 2 học sinh đọc.

Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập.

- Làm bài cá nhân

Nêu tình huống có thể dùng các câu

- Nối tiếp nêu tình huống

khiến nói trên.
- Nhận xét- sửa sai
4. Hoạt động nối tiếp.
- Giáo viên nhận xét tiết học, yêu cầu

- HS nêu nội dung cần ghi nhớ

học sinh nêu nội dung bài học.

- Nhắc nhở các em về nhà học bài .
III. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

=============================================================
23


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

Trước khi vận dụng sáng kiến vào quá trình giảng dạy, chúng tôi cho
học sinh làm bài khảo sát vào giữa HK I kết quả thu được như sau:
Lớp

Sĩ số

4A

Xếp loại
Giỏi

Khá

TB

Yếu

31


5

11

12

3

4B

34

9

12

11

2

4C

30

8

11

9


2

Sau khi khảo sát chất lượng học sinh TB và yếu còn nhiều, số học sinh
giỏi chưa cao. Sau khi nghiên cứu sáng kiến tôi mạnh dạn đưa ra tổ thảo luận
vào những buổi sinh hoạt chuyên môn để tìm ra cách giảng dạy phù hợp với
nhận thức của học sinh nhằm giúp học sinh nắm bắt bài tốt hơn, nâng cao
chất lượng hiệu quả bộ môn. Sau khi áp dụng cách đổi mới theo sáng kiến
kinh nghiệm. Chúng tôi đã khảo sát lần 2 vào giữa học kì II. Kết quả:
Lớp

Sĩ số

4A

Xếp loại
Giỏi

Khá

TB

Yếu

31

11

14

5


1

4B

34

15

13

5

1

4C

30

13

10

7

0

* Kết quả khảo sát cho thấy chất lượng của học sinh đã được nâng lên rõ rệt.
Cụ thể trong bài làm của học sinh các em đã hiểu, xác định được từ, câu,
phân biệt được từ loại, biết sử dụng từ loại trong đặt câu và viết văn.

Số lượng học sinh hiểu nghĩa của từ, dùng từ chính xác tương đối tăng
do các em đã nắm bắt được cách học. Học sinh đã biết sử dụng từ điển Tiếng
Việt một cách thành thạo. Các em đã mạnh dạn hơn trong các hoạt động giao
tiếp hằng ngày, ứng dụng thực tế một cách linh hoạt. Hơn nữa, phương pháp

=============================================================
24


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
===========================================================================
=

dạy của giáo viên cùng với phương pháp học của học sinh đổi mới rõ rệt theo
hướng tích cực hóa hoạt động của người học, tạo cho các em hứng thú trong
học tập. Khả năng nhận diện và sử dụng dấu câu, loại câu tốt hơn.
* Kết quả trên đã chứng minh được chuyên đề của tôi đã có hiệu quả đi
đúng theo sự chỉ đạo của nhà trường và của ngành đề ra. Cho đến nay tôi vẫn
tiếp tục thực hiện và phát huy những mặt đã đạt được, khắc phục những mặt
còn tồn đọng để nâng cao chất lượng dạy học hơn nữa.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
1. Kết quả đạt được:
Thực hiện sáng kiến này, học sinh đã được củng cố, khắc sâu, mở rộng và
rèn kĩ năng luyện tập thực hành về các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 4 tôi
thấy kết quả của việc làm đó như sau:
- Học sinh được tổ chức hoạt động một cách độc lập, tìm tòi kiến thức,
tầm nhận thức đối với mọi đối tượng học sinh là phù hợp, nên học sinh tiếp
thu một cách có hiệu quả.

- Các em biết dựa vào kiến thức lí thuyết để vận dụng làm các bài tập
một cách chủ động.
- Với phương pháp tổ chức này học sinh nắm kiến thức một cách sâu
sắc có cơ sở, được đối chứng qua nhận xét của bạn, của giáo viên.
- Các em đã hình thành được thói quen đọc kĩ bài, xác định yêu cầu
của bài. Không còn tình trạng bỏ sót yêu cầu của đề bài.

=============================================================
25


×