Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn phương pháp tổ chức hoạt động nghe trong việc giảng dạy tiếng anh ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.76 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề

Trang số 2-5

II. Giải quyết vấn đề

Trang số 6

1. Cơ sở lí luận của vấn đề

Trang số 6 + 7

2. Thực trạng của vấn đề

Trang số 7

3. Các biện pháp để tiến hành giải quyết

Trang số 7

a,Một vài nét chung

Trang số 7

b,Các giai đoạn dạy bài nghe

Trang số 8 -20

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm


Trang số 20

III. Kết luận

Trang số 23

1. Kết luận
2.Một số đề xuất
IV. Tài liệu tham khảo

Trang cuối

I. Đặt vấn đề

1


Trong những năm gần đây, học Tiếng Anh đã và đang trở thành một
nhu cầu cấp thiết trong mọi lãnh vực của xã hội. Tiếng Anh dường như đã
trở thành một trong những ngôn ngữ quốc tế được sử dụng rộng rãi, làm
phương tiện giao tiếp ,trao đổi giữa cộng đồng loài người trên thế giới. Qua
ngôn ngữ này, con người không chỉ hiểu nhau mà còn trao đổi kỹ thuật, văn
hoá thể thao, nghệ thuật và những văn minh tiến bộ của loài người
Đất nước Việt Nam với những con người cần cù thông minh, sáng
tạo luôn mong muốn thể hiện theo đúng tâm nguyện của Bác là đưa đát
nước Việt Nam ‘sánh vai cùng các cường quốc năm châu’, xây dựng đất
nước Việt Nam có khoa học kỹ thuật phát triển, tiến tới công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy Việt Nam luôn mở rộng cánh cửa, làm
bạn với tất cả các nước trên thế giới để học hỏi tri thức khoa học hiện đại.
Để làm được điều đó thì việc học Tiếng Anh trở thành một nhu cầu cấp
bách quan trọng.

Tuy nhiên, trước đây việc dạy Tiếng Anh chưa được chú trọng, thậm
chí có người còn nói rằng nói Tiếng Việt chưa thạo thì nói gì tới Tiếng Anh
và học trò cũng chỉ cần học cho đủ môn. Vì vậy học sinh chưa được chú
trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản khi học ngoại ngữ. Học sinh thường thụ
động, không biết học làm sao cho có hiệu quả và kết quả chắc chắn không
cao như mong muốn. Đó là thời gian chúng ta chưa thực hiện việc đổi mới
phương pháp dạy học, tức là vẫn dạy học theo phương pháp truyền thống
thiên về diễn giải, bình luận các sự kiện ngôn ngữ, giáo viên luôn làm thay
học sinh.
Trong những năm gần đây, nhận thức được vai trò quan trọng của
tiếng anh, Bộ giáo dục đào tạo đã không ngừng đổi mới phương pháp giảng
dạy và học cho đến sách giáo khoa với mục tiêu cuối cùng là “khuyến khích
tự học”, bồi dưỡng cho học sinh những năng lực tư duy sáng tạo, năng lực

2


tự giải quyết vấn đề. Theo phương pháp mới này, giáo viên phải là người
hướng dẫn còn học sinh phải luôn năng động sáng tạo, tích cực trong hoạt
động học tập của mình. Bên cạnh đó theo yêu cầu thực tế và mục tiêu cấp
học, số lượng giáo viên dạy tiếng anh ngày càng tăng lên về cả số lượng và
chất lượng.
Trong bốn kĩ năng Nghe – Nói - Đọc - Viết của môn Tiếng Anh thi
kỹ năng nghe có lẽ là một trong những kỹ năng quan trọng đầu tiên và khó
nhất. Có nghe thì mới hiểu được nội dung và khi đó mới nói và viết lại
được. Do đó việc rèn luyện kỹ năng nghe cho học sinh là mấu chốt vấn đề.
Với mong muốn của các nhà biên soạn sách là học sinh có thể giao tiếp
được, mà muốn giao tiếp được thì phải nghe và hiểu được người nói đề cập
tới vấn đề gì. Chúng ta cứ thử đặt câu hỏi tại sao khi đề cập tới việc rèn
luyện bốn kỹ năng cho học sinh học ngoại ngữ thì người ta lại sắp sếp kỹ

năng theo trình tự: NGHE - NÓI - ĐỌC - VIẾT, trật tự này có xáo trộn
được không? Thì chúng ta sẽ thấy ngay Kĩ năng nghe có vai trò quan trọng
như thế nào.
Thời gian qua tôi đã được phân công giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 5
tại trường TH Đinh Tiên Hoàng. Qua kiểm tra trên lớp đầu năm, tôi nhận
thấy khả năng nghe của các em rất yếu. Các em rất ngại khi học thực hành
nghe, có em đã phàn nàn rằng không hiểu và không nghe rõ họ nói gì.
Chính vì vậy mà các em ngại nói ngại giao tiếp. Nói chung, các em đều
nhận thấy luyện nghe lầ khó nhất cho dù bài nghe có rất nhiều từ đã biết.
Trước tình trạng đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra đây một vài trao đổi về
“Phương pháp tổ chức hoạt động nghe trong việc giảng dạy Tiếng Anh ở
trường tiểu học”.
Qua nghiên cứu, xây dựng nên một số kỹ thuật luyện nghe cho học
sinh tiểu học với mục đích:

3


- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Giúp học sinh mạnh dạn hơn, tự tin
hơn trong giao tiếp.
- Truyền thụ những hiểu biết về việc sử dụng ngôn ngữ tiếng nước ngoài.
- Nắm được kiến thức cơ bản, tối thiểu, tương đối hệ thống về Tiếng
Anh thực hành hiện đại, phù hợp với lứa tuổi.
- Có sự hiểu biết khái quát bước đầu về văn háo một số nước nói
Tiếng Anh, nhất là nước Anh.
- Có kỹ năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ
đơn giản. Cụ thể học sinh có thể thực hiện yêu cầu giao tiếp hàng
ngày bằng Tiếng Anh trong lớp và ngoài lớp học. Diễn đạt nội dung
giao tiếp đơn giản hàng ngày liên quan tới chủ đề và nội dung ngôn
ngữ đã học trong chương trình.

- Sáng kiến kinh nghiệm có nhiệm vụ đưa ra hình thức phù hợp
nhất cho từng đối tượng học sinh, từng tình huống để áp dụng cho
học sinh lớp 5 năm nay và các năm sau đó theo chương trình sách
giáo khoa mới.
- Có khả năng kỹ năng nghe của học sinh chưa tốt, giáo viên có thể
lựa chọn phương pháp phù hợp hơn để 80% các em nghe và hiểu
được nội dung của bài nghe để phát triển kỹ năng khác tiếp theo.
- Phát huy trí lực của học sinh trong mỗi đơn vị bài học. Trên cơ sở
đó đi sâu tìm hiểu nội dung bài, nắm được mục đích giao tiếp của
bài. Giúp các em phát huy được khả năng vận dụng ngôn ngữ của
mình vào thực tế. Giáo viên cần đưa ra những hình thức thiết thực,
đơn giản với những học sinh còn nhận thức chậm đồng thời nâng
đần kiến thức cho học sinh khá giỏi để giúp các em nắm được mục
đích giao tiếp của bài và vận dụng một các linh hoạt vào thực tế.
Các em nắm được từ, cấu trúc câu qua quá trình luyện tập một các

4


dễ dành hơn, việc học trở nên hào hứng và dễ hiểu. Các hình thức
đưa ra trong quá trình học phải dễ hiểu, gắn với thực tế và đáp ứng
được yêu cầu môn học.
- Sử dụng Tiếng Anh gia tiếp trên lớp một cách tối đa có thể giữa học
sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh thông qua hình htức
luyện tập theo cặp theo nhóm. Bài giảng phải được chuẩn bị công
phu, chu đáo có tính thuyết phục, tính chính xác, tính thực tế, ngôn
ngữ sinh động.
- Giáo viên sử dụng linh hoạt đồ đùng thiết bị dạy học và đưa ra
nhiều hình thức giải trí, tình huống cụ thể, đa dạng để học sinh có
cơ hội rèn luyện nhiều, pháy huy tính tích cực, chủ động sáng tạo

của học sinh.
- Học sinh phải biết áp dụng những kiến thức đã học trong bài vào
tình huống giao tiếp cụ thể trong trường và ngoài xã hội.

5


II. Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Từ xưa đến nay, khi học tiếng nước ngoài người học bao giờ cũng
được rèn luyện 4 kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết và kỹ năng nghe có thể
nói là kỹ năng khó nhất và từ kỹ năng này sẽ phát triển thúc đẩy phát triển
các kỹ năng khác. Điều này đã dược bà Nguyễn Hạnh Dung nhấn mạnh:
“Giống như kỹ năng đọc kỹ năng nghe cũng là một kỹ năng tiếp thụ,
song nghe thường khó hơn đọc vì ngôn bản tiếp thụ qua nghe là lời nói có
những bản khác với văn bản viết. Khi người ta nói, các ý thường không được
sắp sếp chặt chẽ như văn bản viết, ý nói hay nói tắt, nói lắy nói ngập ngừng.
Khi nghe người ta nói, ta chỉ được nghe có một lần, còn đọc ta có thể đọc đi
đọc lại nhiều lần văn bản…’’
Điều này cũng được các nhà nghiên cứu khác như Adrian Doff Bron,
Ga Inarmstrong, Nguyễn Hạnh Dung, Đào Ngọc Lộc …đề cập đến. Bên
cạnh đó để nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng nhiều cuộc hội thảo,
chuyên đề đã được thảo luận hang năm.
Bà Nguyễn Hạnh Dung đã chỉ rõ trong cuộc sống hàng ngày có hai
loại nghe chính: nghe tập trung và nghe không tập trung. Nghe không tập
trung là các hoạt động nghe mang tính chất giải trí như nghe đài, truyền hình,
trong khi nghe người nghe vẫn có thể tiến hành đồng thời các hoạt động
khác. Nghe tập chung là các hoạt động nghe mang tính chủ đạo có mục đích
muốn nắm bắt một nội dung hay thông tin cụ thể nào đấy. Ví dụ như nghe tin
trên đài, truyền hình, nghe các chỉ dẫn, hướng dẫn, giải thích, nghe bài

giảng…Trong trường hợp này, người nghe chủ yếu tập chung vào những
điểm quan trọng cần thiết cho mục đích yêu cầu của mình. Người nghe
thường biết rõ mình muốn nghe gì. Điều này giúp họ hướng được sự chú ý
voà đúng nội dung cần thiết, do vậy sẽ nắm được vấn đề một cách hiệu quả.

6


2. Thực trạng của vấn đề
Đối tượng nghiên cứu là các em học sinh lớp 5 trường TH Đinh Tiên
Hoàng . Đặc điểm của các học sinh này là hầu hết các em là con em cán bộ
được nuông chiều. Nhiều em còn lười học và thiếu tự giác. Thêm vào đó,
học sinh lớp 5 mà tôi trực tiếp giảng dạy có trình độ nhận thức khác nhau
bao gồm giỏi, khá, trung bình, yếu. Đó là khó khăn lớn đối với người dạy khi
tìm ra phương pháp phù hợp cho tất cả đối tượng học sinh.
3. Các biện pháp để tiến hành giải quyết
a,Một vài nét chung
Trong môi trường học tiếng, các hoạt động nghe chủ yếu là có tập
trung và nhằm phát triển các kĩ năng nghe khác nhau. Trong việc học ngoại
ngữ có những loại nghe chính sau:
- Nghe ý chính.
- Nghe để tìm ra những thong tin cần thiết.
- Nghe để khẳng định những điều đã phỏng đoán trước đó.
- Nghe để thực hiện những nhiệm vụ giao tiếp được đặt ra.
- Nghe chi tiết (cả nội dung lẫn cấu trúc ngôn ngữ).
Các hoạt động nghe khác nhau để giúp học sinh nghe có hiệu quả bao gồm:
- Đoán trước điều gì sắp nghe (Predicting).
- Nghe để khẳng định những phỏng đoán của mình về nội dung bài
nghe.
- Nghe để lấy thông tin cần thiết.

- Nghe để nắm bắt ý chính ( Listen for gist / for main ideas ).
- Nghe để thực hiện các hoạt động giao tiếp.

7


b,Các giai đoạn dạy bài nghe
Phương pháp nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này được dựa
theo phương pháp của NGUYỄN HẠNH DUNG được trình bày trong cuốn
“Phương pháp dạy Tiếng anh trong trường phổ thông... Một bài nghe được
thực hiện qua 3 giai đoạn Pre-listening, While listening và Post-listening. Để
giảng dạy một bài nghe thành công và có hiệu quả thì giáo viên phải sử dụng
các phương pháp, thủ thuật trong 3 giai đoạn của quá trình dạy nghe một
cách linh hoạt, nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó việc sử dụng giáo cụ và đảm bảo
chất lượng nghe cũng cần được chú trọng. Nguyên tắc “giáo viên là người
hướng dẫn, học sinh tích cực chủ động sáng tạo trong việc lĩnh vực hội tri
thức và biết vận dụng vào thực tế cuộc sống, cũng được áp dụng triệt để.
Cụ thể về 3 giai đoạn của một bài dạy nghe:
1.1.1 Giai đoạn 1 : Pre- listening
Khi nghe có tập trung, người nghe thường đã có chủ định hướng sự
tập trung vào phần muốn nghe sẽ biết phải chú ý vào một nội dung nào khi
nghe. Vì vậy khi giáo viên cũng cần tạo ra những “chủ định” để học sinh có
sự chuẩn bị cho phần nghe sắp tới qua các hoạt động:
- Trao đổi những quan điểm, hiểu biết của học sinh về chủ điểm của
bài trước khi nghe (có thể sử dụng các thủ thuật: discustion, networds
or brainstorming…) hoặc giới thiệu ngữ cảnh, tình huống, từ mới và
ngữ pháp (nếu có) (sử dụng tranh ảnh).
- Những câu hỏi gợi ý đoán về nội dung sắp nghe.
- Những câu hỏi gợi trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung sắp nghe.
- Những câu hỏi hướng dẫn, yêu cầu đối với nội dung cần thiết phải

nghe hiểu. Để cụ thể hơn, dẫn dắt cho học sinh trước khi nghe giao
viên cần ra nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể cho các dạng bài tập:
- Defining true - false questions.

8


- checking the correct answer / information.
- Maching – Filling in the gap.
- Answering comprehensive questions.
Trong phần pre-listening giáo viên có thể lựa chọn một trong sáu dạng
bài tập chủ yếu vừa nêu trên giúp học sinh nghe tập trung hơn. Giáo viên
không nên lạm dụng các dạng bài tập trên vì nếu đưa ra quá nhiều dạng bài
tập (yêu cầu) cùng một lúc, học sinh nghe loãng không tập trung, có khi còn
làm học sinh rối. Có thể nói những giai đoạn còn lại có hiệu quả hay không
phụ thuộc vào phần pre-listening. Đây là phần tạo cho học sinh hứng thú
nghe tiếp hay không vì vậy giáo viên thành công ngay ở giai đoạn này thì
chắc chắn hai giai đoạn còn lại sẽ trôi chảy và đơn giản hơn rất nhiều. Việc
dùng tranh ảnh minh hoạ kèm theo sẽ có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong việc
làm rõ ngữ cảnh, gợi ý nội dung sắp nghe. Ngoài ra tranh ảnh còn là phương
tiện để kiểm tra mức độ nghe hiểu của học sinh.
1.1.2 Giai đoạn 2 : While—listening
Ở giai đoạn này học sinh thực hiện hoạt động nghe và làm bài tập đã
được giao ở giai đoạn trước pre-listening. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh
nghe những thong tin, nội dung chính bỏ qua những thông tin không cần
thiết và không cần phải nghe đầy đủ từng câu từng chữ. Một số hình thức thể
hiện các hoạt động này có thể là:
- Chọn tranh theo yêu cầu.
- Vẽ tranh.
- Đánh dấu các mục trong tranh hay trong một danh sách.

- Sắp sếp lại trật tự từ vựng, nội dung.
- Nối từ, ngữ, câu với tranh…

9


1.1.3 Giai đoạn 3 : Post –listening
Sau khi học sinh nghe và làm bài tập theo các yêu cầu của bài tập
nghe, giáo viên có thể tiến hành các hoạt động khác để luyện tập đòi hỏi sự
tổng quát của toàn bài, liên hệ thực tế, chuyển hoá kiến thức, nhận thức hoạt
động thông tin, dữ liệu vừa nhận được qua bài nghe thành một dạng khác.
Các hình thức ở giai đoạn này có thể là:
- Recall the story.
- Write it up.
- Role play.
- Further practice.
Khi dạy kỹ năng bài nghe giáo viên cần chú ý đảm bảo chất lượng
băng đài tốt. Nếu giáo viên đọc cần đọc to với tốc độ trung bình, đúng ngữ
điệu tránh làm hỏng đến nội dung ngôn ngữ của bài.
1.2 Một số thủ thuật luyện nghe cơ bản
1.2.1 Nhóm kỹ thuật luyện tập cơ bản

Đây là thủ thuật có ý nghĩa tiền đề trong việc hình thành cho học sinh
khá năng nghe tiếng anh.
1.2.1.1 Luyện nề nếp tập trung chú ý khi nghe
Giáo viên cho học sinh nghe từng câu hay đoạn, bài và giáo viên gọi cá
nhân học sinh lặp lại (hạn chế việc nghe và lặp lại đồng thanh). Giáo viên có
thể dùng một số ngữ liệu từ các băng dạy phát âm hay luyện nói hoặc do chính
giáo viên đọc (lưu ý giáo viên đọc thì nên đọc với tốc độ nói bình thường).
Tập cho học sinh có ý thức và thói quen lắng nghe bạn trong lúc họ

nói. Trên thực tế dạy học, chúng ta có thể dễ dàng thấy nhiều học sinh ít chú
ý nghe bạn nói. Hành vi này vừa biểu lộ thái độ thiếu tôn trọng người khác,

10


vừa góp phần tạo nên một thói quen xấu trong việc học ngoại ngữ, đặc biệt là
trong quá trình luyện kỹ năng nghe, nói. Một cách giúp học sinh chú ý nghe
bạn nói đó là giáo viên thường xuyên đặt ra những câu hỏi yêu cầu học sinh
phải sử dụng lại các thông tin mà bạn mình đã nói để trả lời.
Vi dụ: Học sinh A nói: “My house is on Tran Nhat Duat street. It’s not big
but very nice…”
Sau khi học sinh A nói xong thì giáo viên có thể gọi bất kỳ một học sinh
nào đó trả lời câu hỏi: “Where does A live? Or How is his (her) house?”
Mỗi tuần một lần cho học sinh chơi một trò chơi tập trung nghe.
Dưới đây là một vài trò chơi gợi ý.
Trò chơi thứ nhất: Truyền tin
Lớp có 10 bàn, giáo viên làm 10 phiếu mỗi phiếu ghi một câu hay một
đoạn ngắn, sau đó trao phiếu cho một học sinh ở đầu bàn. Học sinh có nhiệm
vụ đọc thầm và nói vào tai người kế bên mình điều mình đọc được. Cứ thế,
người này nối tiếp người kia cho đến cuối dãy. người cuối dãy có nhiệm vụ
nói to câu hay đoạn mình vừa nghe được. Bạn học sinh đầu dãy sẽ xác định
xem đúng hay sai.
Trò chơi thứ hai: Trúc xinh
Giáo viên chuẩn bị số câu hỏi và câu trả lời lên giấy, ghép câu trả lời
và câu hỏi bằng cách cho chúng những con số. Ví dụ: Câu hỏi 1 tương ứng
với câu trả lời 5 và vẽ một bảng gồm 36 hay 40 ô. Chia lớp thành 2 đến 4
nhóm, mỗi nhóm chọn được một cặp thể hiện đúng câu hỏi và câu trả lời thì
nhận được điểm.
Trò chơi thứ ba: Giúp bạn học tốt

Mỗi học sinh trong lớp sưu tầm hoặc tự đặt ra câu sai, các thành viên
khác của lớp lắng nghe bạn đọc câu sai rồi tìm cách sửa sai. Giáo viên nên

11


bốc thăm, học sinh có nhiệm vụ sửa để mọi thành viên trong lớp đều phải
lắng nghe bạn đọc. Ai chữa được nhiều lỗi nhất là người chiến thắng.
1.2.1.2 Luyện nghe trọng âm của từ và trọng âm của câu
Trong khi nghe một từ có nhiều âm tiết thì họ chỉ nghe được trọng âm
của từ đó. Ví dụ như từ alligater thì ta chỉ nghe được trọng âm chủ yếu là từ
gat chứ không nghe được cả ba âm tiết. Khi nghe một câu, họ chỉ nghe được
trọng âm của câu rồi phối hợp các trọng âm ấy lại để đoán nghĩa của cả câu.
Ví dụ: They’re books.. Học sinh chỉ nge được những từ trọng âm (từ in đậm)
rồi đoán ý nghĩa của câu nói ấy. Như vậy, với kỹ thuật này giáo viên luyện
cho học sinh vừa nghe vừa đoán nghĩa bằng cách nắm bắt trọng âm.
Việc luyện nghe trọng âm của từ hay câu cần phải được thực hiện
không chỉ trong các bài tập nghe mà còn trong nhiều hoạt động khác nhau
của việc học tiếng anh như:
- Lúc luyện tập từ mới: giáo viên đọc từ mới lên đề nghị học sinh
lắng nghe và cho biết từ có mấy âm tiết, âm tiết nào được nhấn
mạnh.
- Lúc giới thiệu các cấu trúc ngữ pháp mới: Ví dụ giới thiệu mẫu
câu hỏi và câu trả lời:
Where do you live?
I live in Viet Tri.
Giáo viên đọc câu hỏi và câu trả lời ấy hoặc cho một học sinh khá
giỏi hội thoại cùng với mình với ngữ điệu và trọng âm phù hợp, đề
nghị học sinh phát hiện các trọng âm.
- Lúc thực hiện hoạt động: Listen and Read, hoặc Read ở mỗi Unit,

giáo viên có thể cho học sinh nghe và chú ý phát hiện trọng âm của
một số câu trong bài.

12


1.2.1.3 Luyện nghe và nhận diện các cặp âm dễ nhầm lẫn, các âm khó
phát âm chuẩn và cách nối âm trong lúc nói của người bản xứ
Trên thực tế nhiều học sinh tiếp nhận một giọng nói tiếng anh thường
không chuẩn hoặc chứa nhiều âm không thực giống với cách phát âm của
người bản xứ. Đây cũng là một trở ngại đối với học sinh khi nghe người bản
xứ nói. Do vậy cần rèn luyện cho học sinh có ý thức nhận diện các âm khó
phát âm chuẩn hay âm dễ nhầm lẫn cũng như cách nối âm trong chác nói của
người bản xứ. Tương tự như vậy việc rèn luyện trọng âm của từ và trọng âm
của câu cần được thực hiện lồng ghép và thường xuyên trong lúc luyện đọc
từ mới. Hoặc thực hiện hoạt động Listen and Read hay Read ở mỗi Unit.
Ngoài ra, giáo viên có thể thực hiện một số trò chơi để giúp các em vừa thư
giãn vừa củng cố kỹ năng nhận diện âm và cách nối âm. Dưới đây là một số
trò chơi gợi ý:
JUSTTALIKE
Mục đích: Phát triển kỹ năng phân tích từ bằng cách ghép âm thanh được
nghe với các thành phần chữ viết được xem.
Hình thức tổ chức chơi: Nhóm 4 học sinh.
Vật liệu: Bộ gồm 40 thẻ từ cho mỗi nhóm.
Cách tiến hành: Chuẩn bị 40 thẻ từ, mỗi thẻ chứa một từ với một nguyên
âm đơn. Cần đảm bảo phát hết 5 nguyên âm. Mỗi người chơi trong nhóm giữ
4 thẻ từ, phần thẻ còn lại được đặt vào chiếc hộp hay nón. Người chơi thứ
nhất đọc bất kỳ từ nào trong các thẻ mà anh ta đang có, nếu người chơi khác
đang giữ thẻ từ có âm giống với từ vừa được đọc thì có thể đưa thẻ từ ấy cho
người đọc đó. Nếu người đọc phát âm không đúng thì anh ta phải huỷ bỏ thẻ

của mình bằng cách đặt nó vào trong hộp hay nón, rồi rút một thẻ từ khác từ
phía trên hộp hay nón. Trong trường hợp này, anh ta phải chờ cho đến lượt

13


kế tiếp của mình trước khi đọc thẻ từ. Khi hết thời gian chơi, người chơi nào
trong tay có ít thẻ nhất thì người đó chiến thắng.
1.2.2 Nhóm kỹ thuật luyện tập trọng âm
Đây là những biện pháp giúp học sinh luyện tập các kỹ năng nghe hiểu
một bài hội thoại hay một bài đọc trong sách giáo khoa. Đây là phương pháp
kết hợp với phần Listen and Read hoặc phần Read hay Listen and Repeat.
Giáo viên tạo thêm cơ hội luyện nghe cho học sinh bằng cách tận dụng khai
thác ngữ liệu trong các phần này và thiết kế nhiều hình thức bài tập luyện
nghe. Phần Listen and Read là một bài hội thoại nhằm giới thiệu nội dung
chủ điểm từ vựng, cấu trúc ngữ pháp mới.
Mặc dù giới thiệu ngữ liệu mới, phần Listen and Read bao giờ cũng
bao hàm những ngữ liệu học sinh đã học. Vì vậy, có thể khai thác phần nào
đó trong khâu này để rèn luyện kỹ năng nghe cho học sinh.
Trước khi cho học sinh nghe, giáo viên không cho học sinh dung sách giáo
khoa. Giáo viên tạo tình huống ngữ cảnh bằng cách sử dụng môi trường vật
chất xung quanh, hoặc những tình huống thật trên lớp,hoặc những thực tế đời
sống gia đình, bạn bè của học sinh, hoặc các chuyện có thật, các hiện tượng
thực tế, phổ biến hoặc bản đồ, bản tin trên báo chí. Ngoài ra giáo viên có thể
lập tình huống và ngữ cảnh với sự hỗ trợ của các dụng cụ trực quan và ngữ
liệu đã học có liên quan nội dung bài sẽ nghe. Bước này giúp học sinh có
hứng thú và nhận ra hướng chủ đề bài nghe. Đối với những bài có nhiều từ
mới, giáo viên ghi bảng số từ ấy và giải thích. Đồng thời đưa ra một hoặc hai
câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời ngắn gọn hay một bài tập dạng trắc nghiệm
lựa chọn và đề nghị học sinh nghe để tìm thong tin trả lời. Giáo viên tổ chức

cho học sinh thi đua và tuyên dương kết quả học sinh đạt được theo nhóm/tổ.
Đưa tình huống hay câu hỏi gợi ý hay một dụng cụ trực quan nào đó để lien
kết các điều mà học sinh vừa nghe được với việc giới thiệu ngữ liệu mới.

14


Sau đó cho học sinh mở sách giáo khoa rồi nghe đọc lại bài hội thoại, chú ý
phát hiện từ vựng mới cũng như cấu trúc mới và trọng âm của nó.
Đối với phần Read hay phần Before you Read (ở lớp 5), giáo viên có
thể tổ chức cho học sinh thực hiện những “quick listening test” để giúp học
sinh chú ý hơn vào một vài ý trong j tâm hay mục đích giao tiếp nào đó.
1.3 Nhóm kỹ thuật luyện tập mở rộng
1.3.1 Cung cấp thêm một số bài luyện tập mở rộng
Bằng cách cho một số ngữ liệu cùng trình độ từ các tài liệu như:
Language in Focus, New Interchange… làm bài kiểm tra ngắn hàng tuần
hay hàng tháng. Sửa và đánh giá ngay tại lớp. Kết quả các bài này cần cho
học sinh lưu vào bìa lưu chữ kết quả học tập của mình theo thứ tự thời gian
để giúp học sinh dễ dàng nhận ra sự tiến bộ của bản thân, cũng như để giáo
viên trao đổi với phụ huynh học sinh về việc học tập của con em họ.
1.3.2 Nên có phần nghe trong các bài kiểm tra một tiết hay cuối kỳ
Ngữ liệu nghe không nên lấy lại nguyện bản trong sách giáo khoa.
Biện pháp này có thể nằm ngoài phạm vi quyền hạn của giáo viên đứng lớp
vì phần lớn các bài kiểm tra định kỳ hiện nay do cấp quản lý ngoài trường
biên soạn. Qua thực tế, tôi thấy tình hình kiểm tra kỹ năng nghe không đồng
bộ giữa địa phương này (quận, huyện/tỉnh – thành phố) với địa phương khác.
Có nơi không thực hiện việc kiểm tra nghe, có nơi thực hiện bằng cách cố
gắng chọn và đưa vào một bài tập nghe mới phù hợp với trình độ khối lớp
của học sinh đang học.
Thực tiễn việc kiểm tra, đánh giá khả năng nghe tiếng anh – một trong

những kỹ năng khó rèn luyện - thiếu nhất quán và nhiều nơi không thực sự
đáp ứng được mục tiêu dạy học mà bộ môn đã đề ra như trên, ảnh hưởng rất
lớn và theo hướng lệch lạc đến quá trình giáo viên triển khai nội dung dạy

15


học đến học sinh. Hậu quả là học sinh sẽ ít được giáo viên tạo cơ hội luyện
kỹ năng nghe. Vì vậy, xin hãy xem xét lại cách kiểm tra và đánh giá các kỹ
năng, đặc biệt và kỹ năng nghe một cách tổng thể.

2 Áp dụng các phương pháp trên vào việc giảng dạy một bài cụ thể
Unit 1: Let’s listen
I/ Aim and requirements:
- After the lesson students will be able to use : this/that, these/those
- Structures:
What are these ?/ What are those?
They are cars. (dolls)
What’s this ? / What’s that?
It’s a book. ( pencil)
- Teaching aids needed: some toys , shool things or pictures.
- To develop student’s listening and speaking skills.
II/ Class activities
A. Warm up
Teacher asks Son to answer the questions:
Teacher:

Is that your pencil case?

Son:


No, it isn’t

Teacher:

Are these cars?

Son:

Yes, They are.

Teacher:

What are these/those?

Son:

They are ..................

Teacher:

Các em dùng this / that và these/those khi nào.

Students:

ở xa, ở gần.

16



Teacher:

Leads students to make question and answer about things, using

: this/that, these/those
Students:

Discuss in group (can speak in Vietnamese)

Teacher:

Control students

B. Presentation
1. Pre-listening
a. New words
Teacher:
- I have something (some toys) to show you. Please tell me what are
they? What are they used for?
- Show “a car/dolls/pen/flowers/puzzle/...” and ask the question “What
is it / What are these ? For each thing (toy)”
Students:
- bộ lắp ghép, hoa, ....
- Teacher:
Students:

Asks students to repeat after and write on the board.

Repeat.


2. While-listening
Teacher:

Let students listen to the record for the first time.

Students:

Listen and put ticks as much as possible

Teacher:

Asks students: “How many sentences do you finish?”

Students:

Answer (May be 2 or 3 sentences)

Teacher:

Asks students to listen for the record the second times.

Students:

Listen and complete the rest sentences

Teacher:

Do you finish all?

Students:


Yes, we do/ No, we don’t

Teacher:

Let’s students listen to the tape for the last time and check their

answer. Some students repeat sentences

17


Listen and write answer
Teacher:

Asks students to listen to the record for the first time and write

short answer as much as possible.
Students:

Listen and write (May be students write only 2 or 3 answer).

Teacher:

Asks students to listen for the second time and write the

answers for the rest uncompleted answers.
Students:

Listen and try to write the answer for the rest.


Teacher:

Call eight students to come to the board and write the answers:

S1:

sentence 1: What is this ? It’s a car

S2:

sentence 2: Is this a flower ? Yes. It is

S3:

sentence 3: What’s that? It’s a doll.

S4:

sentence 4: Is that a eraser? No. It isn’t.

S5:

sentence 5: What are these? They are puzzles

S6:

sentence 6: Are these cars ? Yes. They are

S7:


sentence 7: What are those ? They are flowers.

S8:

sentence 8: Are those trees ? No. They aren’t.

(While 8 students come to the board and write the answer, others can repeat
the whole sentences).
3. Post listening
Teacher:

Shows pictures , toy and asks students to work in pair: ask and

answer about things
Students:

Work in pair, ask and answer

S1:

What is that? What are those?

S2:

It’s a doll. / They are dolls.

4. Consolidation
Students work in pair, ask and answer using “this/that, these/those”
S1:


(Cuong) What are these?

18


S2:

(Thanh) They are flowers

S3:

(Son) What’s that ?

S4:

(Kien) It’s a tree.
that

these

this

What’s (are)

those

these
that


4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình sử dụng một số kỹ thuật rèn luyện nghe như đã trình
bày trên, kết quả học tập của học sinh đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Các em hào
hứng với môn học hơn, khả năng nghe cũng như khả năng giao tiếp của các
em được nâng lên. Các em đã tự tin hơn trong giờ học tiếng anh. Một số em
còn hào hứng và thích mỗi khi được nghe đài.
Trong phương pháp này, học sinh đã phát huy được khả năng chủ
động, tích cực trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới. Người thầy giữ vai trò
chủ đạo hướng dẫn, học sinh là người thực hiện nội dung bài. Giờ học tiếng
anh trở nên sôi nổi hơn, sinh động hơn và có sức lôi cuốn học sinh hơn. Điều
này đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới về phương pháp giảng dạy của Bộ
giáo dục và Đào tạo.

19


Cụ thể: Kết quả trước khi áp dụng phương pháp mới.

Lớp

Sĩ số

5A
5B
5E

44
38
36


Giỏi
TS
5
6
4

Khá
%
11
16
11

TS
15
15
12

%
34
39
33

Trung bình
TS
%
12
27
10
26
12

33

Yếu
TS
16
7
8

%
36
19
20

Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo các em trở thành
những công dân có ích, tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi và áp dụng
phương pháp mới vào giảng dạy. Chính vì vậy, sau thời gian giảng dạy ba
tuần kết quả trắc nghiệm có thể nói chưa đạt yêu cầu (Kết quả như trên bảng
trên). Tôi đã áp dụng phương pháp tổ chức hoạt động nghe theo ba giai đoạn
(như trình bày ở phần phương pháp) và thu được kết quả khả quan hơn.
Kết quả sau khi áp dụng phương pháp mới như sau:

Lớp

Sĩ số

5A
5B
5E

44

38
36

Giỏi
TS
10
9
10

Khá
%
23
24
28

TS
20
21
17

%
45
55
47

20

Trung bình
TS
%

14
42
8
21
9
35

Yếu
TS
0
0
0

%


III. KẾT LUẬN
3

Kết luận
Kỹ năng nghe – một kỹ năng khó trong việc học tiếng anh – đã được

nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe cho
học sinh theo phương pháp trình bày ở trên đã hu được những kết quả nhất
định. Qua thực tế giảng dạy, qua dự giờ thăm lớp, tôi thấy: Phương pháp dạy
nghe theo trình tự trên có ưu điểm đó là:
- Gây hứng thú học tập cho học sinh, làm cho học sinh tự tin hơn trong
khi giao tiếp.
- Tạo sự mới mẻ trong bài giảng và giúp học sinh rèn luyện kỹ năng
nghe có hiệu quả. Khai thác triệt để vốn kiến thức của các em.

- Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị giáo án
tốt, dụng cụ trực quan và trang thiết bị giảng dạy tốt. Nếu không sẽ
làm cho học sinh chán nản.
- Phương pháp này có tác dụng kích thích, gây hứng thú trong việc học
tiếng anh vốn được coi là môn học khó.
4

Một số đề xuất
- Để phục vụ cho việc giảng dạy tiếng anh tiểu học tốt hơn, đồng thời
nâng cao chất lượng đào tạo, nên có bộ tranh ảnh cho giáo viên giảng
dạy để bài giảng phong phú, hấp dẫn hơn.
- Đề nghị biên soạn thêm các sách tham khảo, các sách bài tập và bổ
trợ nâng cao.
- Đề nghị Phòng Giáo Dục và các ban ngành có liên quan tổ chức các
hội nghị chuyên đề để rút kinh nghiệm sao thời gian giảng dạy sách
giáo khoa mới để giảng dạy được tốt hơn

21


Trên đây là một số trao đổi của tôi về phương pháp tổ chức hoạt động
nghe trong việc giảng dạy tiếng anh ở tiểu học. Mặc dù có rất nhiều cố gắng
song không thể tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong những đóng góp
của các nhà chuyên môn, các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của
tôi được hoàn chỉnh và phong phú hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Việt trì, ngày 09 tháng 04 năm 2013

Ngô Thị Đức Hạnh


22


IV. Tài liệu tham khảo
1.

Nguyễn Hạnh Dung – “Phương pháp giảng dạy”

2.

Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Hạnh Dung, Trần Trọng Liên Nhân –

“Hướng dẫn giảng dạy Tiếng Anh ”.
3.

Brown, G.A.Ianstrong – “Classroom Teacher Skill”.

4.

Brown, H.D. – “Principle of language learning and teaching”.

5.

Sự đóng góp xây dựng ý kiến của nhóm ngoại ngữ trường TH

Đinh Tiên Hoàng và các bạn đồng nghiệp khác.

23




×