Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Thị trường bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.15 KB, 3 trang )

Các cam kết WTO ảnh hưởng thế nào đến
bảo hiểm?
Thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thị trường
bảo hiểm Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh cả về quy mô, chất lượng và cả sự ổn
định trong thị trường tài chính nói chung.
Theo Bộ Tài chính, tác động của các cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm trong
việc Việt Nam cam kết gia nhập WTO có thể được nhìn nhận từ hai khía cạnh,
tác động tích cực và tiêu cực.
Quá trình hội nhập sẽ làm giảm chi phí dịch vụ, chất lượng dịch vụ được nâng
cao, năng lực thị trường được mở rộng, công nghệ quản lý mới được chuyển
giao, trình độ đội ngũ cán bộ được nâng cao...
Nhưng, việc thực hiện các cam kết cũng dẫn đến các khả năng gây bất ổn định
nói chung của thị trường tài chính, mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế
nhà nước, hệ thống quy định quản lý chưa theo kịp được với mức độ mở cửa thị
trường...
1. Về cam kết cung cấp dịch vụ qua biên giới
Ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, các doanh
nghiệp bảo hiểm nước ngoài sẽ được phép cung cấp các dịch vụ bảo hiểm như
bảo hiểm vận tải quốc tế, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, dịch vụ đánh giá rủi
ro, giải quyết khiếu nại và tư vấn bảo hiểm và đặc biệt là được phép cung cấp
dịch vụ bảo hiểm cho các dự án, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam mà không cần thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
Trong thời gian đầu, các cam kết này có thể sẽ ảnh hưởng mạnh tới một số loại
hình bảo hiểm phi nhân thọ và giới hạn trong nhóm đối tượng người nước ngoài
và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tuy nhiên, trong thời gian trung hạn thì với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ trong nước (xét về mặt uy tín và năng lực tài chính) thì
các cam kết này không có ảnh hưởng nhiều, một phần do tâm lý khách hàng
thường có thiên hướng lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm có trụ sở tại Việt Nam,
là những doanh nghiệp nắm thông tin về rủi ro tốt nhất do đó có khả năng bảo
hiểm tốt nhất, mặt khác các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thông thường


cũng muốn thành lập pháp nhân để cung cấp dịch vụ tốt hơn.
Hơn nữa, theo xu thế chung và triển vọng phát triển của ngành bảo hiểm Việt
Nam, tỷ trọng phí bảo hiểm phi nhân thọ trong tổng doanh thu phí bảo hiểm của
cả thị trường sẽ giảm dần so với nhân thọ, do đó những tác động của cam kết
này đối với ngành bảo hiểm sẽ giảm dần theo thời gian.
2. Về các cam kết hiện diện thương mại
Có thể nói, các cam kết cho phép thành lập pháp nhân thực hiện kinh doanh dịch
vụ bảo hiểm là những cam kết mang tính chất tự do hoá thị trường bảo hiểm và
có ảnh hưởng lớn nhất đối với các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đã hoạt động
trên thị trường cũng như tới tình hình chung của thị trường.
Việc cho phép thêm các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài tham
gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại thị trường Việt Nam sẽ tăng thêm năng lực
khai thác bảo hiểm của thị trường bảo hiểm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo
hiểm nước ngoài với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên phạm vi quốc tế sẽ
giúp chuyển giao công nghệ khai thác bảo hiểm và đào tạo đội ngũ cán bộ làm
công tác bảo hiểm tại Việt Nam.
Với năng lực tài chính mạnh, các doanh nghiệp bảo hiểm mới tham gia thị
trường này cũng sẽ cho ra đời các sản phẩm bảo hiểm mới, đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của khách hàng. Trong điều kiện cung cấp dịch vụ tốt hơn, khách hàng
sẽ là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất. Đặc biệt, chi phí bảo hiểm là một cấu phần
ngày càng quan trọng trong chi phí sản xuất và kinh doanh của các đơn vị kinh
tế khi nền kinh tế ngày càng phát triển, vì vậy giảm giá thành đầu vào đối với chi
phí bảo hiểm sẽ giúp giảm một cách tương đối giá thành sản xuất sản phẩm và
dịch vụ đầu ra của các doanh nghiệp Việt Nam và là cơ sở để tăng sức cạnh
tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung trong điều kiện toàn cầu hoá ngày
càng được đẩy mạnh.
Có thể nói, việc cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tham gia vào
thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ đem lại những lợi ích tổng thể cho thị trường.
Tuy nhiên, song song với các khía cạnh tích cực như vậy, điều kiện thị trường
bảo hiểm với sự có mặt của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cũng sẽ

đặt ra một số vấn đề như cạnh tranh không lành mạnh, hệ thống pháp lý chưa
đủ mạnh để kiểm soát hoạt động đa dạng của các doanh nghiệp này, song các
vấn đề này có thể được kiểm soát tốt nếu có những bước đi phù hợp trong công
tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của thị trường.
3. Cam kết liên quan đến kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc
Hiện nay, bảo hiểm bắt buộc theo luật định gồm: bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng
không đối với hành khách; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động
tư vấn pháp luật; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm; Bảo hiểm cháy, nổ; và các loại bảo hiểm khác được quy định theo
điều kiện phát triển của nền kinh tế.
Trong những năm gần đây, tỷ trọng phí bảo hiểm thu từ bảo hiểm bắt buộc khá
lớn trong tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ. Tuy nhiên, tỷ trọng phí bảo hiểm từ
loại hình bảo hiểm bắt buộc này sẽ giảm tương đối qua thời gian khi các nhu cầu
bảo hiểm tiềm năng trên thị trường được khai thác tốt hơn do các doanh nghiệp
ngày càng trưởng thành về năng lực vốn cũng như về trình độ chuyên môn. Do
đó, việc cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài cung
cấp các dịch vụ này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường bảo hiểm mà chỉ
ảnh hưởng đến thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị
trường và chỉ trong lĩnh vực phi nhân thọ.
4. Cam kết xoả bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc sau 1 năm
Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm khi thực hiện tái bảo hiểm ra nước ngoài
đều phải thực hiện tái bảo hiểm bắt buộc tối thiểu 20% với Tổng công ty cổ phần
tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE). Vì vậy thực hiện cam kết xoá bỏ tỷ lệ
tái bảo hiểm bắt buộc này sẽ có tác động kép, trước tiên là ảnh hưởng tới hoạt
động của VINARE, đồng thời ảnh hưởng đến tổng mức phí giữ lại của thị trường
bảo hiểm phi nhân thọ.
Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm khác trên thị trường, cam kết này nếu được
áp dụng chung sẽ tạo điều kiện cho họ linh hoạt hơn trong công tác tái bảo hiểm
và tạo điều kiện tái bảo hiểm có lợi hơn xét về mặt kinh tế.

×